Quyết định 386/QĐ-UBND năm 2011 công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang
Số hiệu: 386/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang Người ký: Chẩu Văn Lâm
Ngày ban hành: 20/10/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 386/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 20 tháng 10 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH TUYÊN QUANG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 197/TTr- SGDĐT ngày 22/9/2011 về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo; Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang.

Điều 2. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm công khai Bộ thủ tục hành chính đã công bố và thường xuyên thống kê, cập nhật trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố thủ tục hành chính mới phát sinh, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ thuộc lĩnh vực Ngành quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 308/QĐ-UBND ngày 10/9/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thành phố và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Cục KSTTHC-VPCP;
- Thường trực Tỉnh ủy; (Báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Cục KSTTHC-VPCP;
- Như Điều 4 (thực hiện);
- Các Phó Chánh VP UBND tỉnh;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
- Báo Tuyên Quang;
- Lưu VT, KSTTHC (H.45).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Chẩu Văn Lâm

 

DANH MỤC VÀ NỘI DUNG CỤ THỂ

CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, TỈNH TUYÊN QUANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 386/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)

PHẦN I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

STT

Tên thủ tục hành chính

I

LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1

Thủ tục Cho phép thành lập trường trung học phổ thông tư thục

2

Thủ tục Cho phép sáp nhập, chia, tách trường trung học phổ thông tư thục

3

Thủ tục Đình chỉ hoạt động giáo dục của trường trung học phổ thông tư thục

4

Thủ tục Giải thể trường trung học phổ thông tư thục

5

Thủ tục Cho phép thành lập trường trung cấp chuyên nghiệp

6

Thủ tục Cho phép sáp nhập, chia, tách trường trung cấp chuyên nghiệp

7

Thủ tục Đình chỉ hoạt động trường trung cấp chuyên nghiệp

8

Thủ tục Giải thể trường trung cấp chuyên nghiệp

9

Thủ tục Thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục

10

Thủ tục Sáp nhập, chia, tách trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục

11

Thủ tục Đình chỉ trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục

12

Thủ tục Giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục

13

Thủ tục Đăng ký tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên

14

Thủ tục Đăng ký dự kiểm tra cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên

15

Thủ tục Xin học lại tại trường khác đối với học sinh trung học

16

Thủ tục Chuyển học sinh chuyên sang trường khác

17

Thủ tục Cấp giấy phép mở lớp dạy thêm

18

Thủ tục Gia hạn giấy phép mở lớp dạy thêm

19

Thủ tục Thu hồi giấy phép mở lớp dạy thêm

II

LĨNH VỰC QUY CHẾ THI, TUYỂN SINH

1

Thủ tục Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông đối với giáo dục trung học phổ thông

2

Thủ tục Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông đối với thí sinh tự do

3

Thủ tục Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông đối với giáo dục thường xuyên

4

Thủ tục Phúc khảo bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông

5

Thủ tục Đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông (đối với trường hợp người học bị ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt, không quá 10 ngày trước ngày thi hoặc ngay trong buổi thi đầu tiên, không thể dự thi)

6

Thủ tục Đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông (đối với trường hợp người học bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất một môn và không thể tiếp tục dự thi hoặc sau khi bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt tự nguyện dự thi số môn thi còn lại)

7

Thủ tục Chuyển trường đối với học sinh trung học phổ thông

8

Thủ tục Tiếp nhận học sinh Việt Nam về nước cấp trung học phổ thông

9

Thủ tục Tiếp nhận học sinh người nước ngoài cấp trung học phổ thông

III

LĨNH VỰC HỆ THỐNG VĂN BẰNG CHỨNG CHỈ

1

Thủ tục Công nhận văn bằng tốt nghiệp các cấp học phổ thông do cơ sở nước ngoài cấp

2

Thủ tục Cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

 

PHẦN II

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

I. LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1. Thủ tục Cho phép thành lập trường trung học phổ thông tư thục:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân (đối với các trường trung học tư thục) lập hồ sơ.

- Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định. Nếu thấy đủ điều kiện, có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường đến Ủy ban nhân dân cấp cấp tỉnh.

- Bước 3: Ủy ban nhân dân tỉnh nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định, ra quyết định cho phép thành lập đối với Trường Trung học phổ thông.

Trường hợp chưa cho phép thành lập trường, Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản thông báo cho Sở Giáo dục và Đào tạo biết rõ lý do và hướng giải quyết.

* Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Thông qua hệ thống bưu chính.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đề án thành lập trường.

+ Tờ trình về Đề án thành lập trường, dự thảo Quy chế hoạt động của trường.

+ Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến bố trí làm Hiệu trưởng.

+ Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường.

+ Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện, Sở Giáo dục và Đào tạo có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Không.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và phổ thông có nhiều cấp học.

2. Thủ tục Cho phép sáp nhập, chia, tách trường trung học phổ thông tư thục:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân (đối với các trường trung học tư thục) lập hồ sơ.

- Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, xem xét điều kiện sáp nhập, chia, tách theo quy định. Nếu thấy đủ điều kiện, có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị cho phép sáp nhập, chia, tách trường đến Ủy ban nhân dân cấp cấp tỉnh.

- Bước 3: Ủy ban nhân dân tỉnh nhận hồ sơ, xem xét điều kiện sáp nhập, chia, tách trường theo quy định, ra quyết định cho phép sáp nhập, chia, tách đối với Trường Trung học phổ thông.

Trường hợp chưa cho phép sáp nhập, chia, tách trường, Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản thông báo cho Sở Giáo dục và Đào tạo biết rõ lý do và hướng giải quyết.

* Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Thông qua hệ thống bưu chính.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đề án sáp nhập, chia, tách trường.

+ Tờ trình về Đề án sáp nhập, chia, tách trường, dự thảo Quy chế hoạt động của trường.

+ Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến bố trí làm hiệu trưởng.

+ Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường.

+ Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện, Sở Giáo dục và Đào tạo có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị cho phép sáp nhập, chia, tách trường đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định cho phép sáp nhập, chia, tách trường.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Không.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Việc sáp nhập, chia, tách trường phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới giáo dục và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Bảo đảm quyền lợi của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.

- Bảo đảm an toàn và quyền lợi của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và phổ thông có nhiều cấp học.

3. Thủ tục Đình chỉ hoạt động giáo dục của trường trung học phổ thông tư thục:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Khi trường trung học vi phạm một trong các quy định về yêu cầu, điều kiện đình chỉ hoạt động giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm.

- Bước 2: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ mức độ vi phạm, ra quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

(Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục và đơn vị bị đình chỉ có hồ sơ đề nghị được hoạt động giáo dục trở lại thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép nhà trường hoạt động giáo dục trở lại. Trong trường hợp chưa cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo có văn bản thông báo cho trường biết rõ lý do và hướng giải quyết).

* Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Thông qua hệ thống bưu chính.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Quyết định thành lập đoàn kiểm tra.

+ Biên bản kiểm tra.

+ Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục.

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết: Không quy định.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Việc đình chỉ hoạt động giáo dục của trường trung học được thực hiện khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

- Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục.

- Không bảo đảm một trong các điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục (Không có quyết định thành lập hoặc không có quyết định cho phép thành lập trường; đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị không đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục; Địa điểm của trường chưa bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên; chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập chưa phù hợp với mỗi cấp học; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý chưa đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học; chưa đủ về số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục; chưa có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động giáo dục; chưa có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường).

- Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền.

- Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục.

- Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt phạm vi hành chính ở mức độ phải đình chỉ.

- Vi phạm nghiêm trọng các quy định về mục tiêu, kế hoạch, chất lượng giáo dục, quy chế chuyên môn, quy chế thi cử.

- Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường trung học cơ sở, phổ thông và phổ thông có nhiều cấp học.

4. Thủ tục Giải thể trường trung học phổ thông tư thục:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm (đối với các trường hợp: Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của nhà trường; Hết thời hạn đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ; Mục tiêu, nội dung hoạt động trong quyết định thành lập không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương) hoặc xem xét đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường; báo cáo bằng văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định giải thể nhà trường.

- Bước 2: Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định giải thể.

* Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Thông qua hệ thống bưu chính.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

Đối với trường hợp: Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của nhà trường; theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường, bao gồm:

+ Tờ trình xin giải thể của tổ chức, cá nhân hoặc chứng cứ vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của nhà trường.

+ Quyết định thành lập đoàn kiểm tra.

+ Biên bản kiểm tra.

+ Tờ trình đề nghị giải thể của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Đối với trường hợp: Hết thời hạn đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ; mục tiêu, nội dung hoạt động trong quyết định thành lập không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, bao gồm:

+ Hồ sơ đình chỉ hoạt động giáo dục.

+ Các văn bản về việc không khắc phục được nguyên nhân bị đình chỉ hoạt động giáo dục.

+ Tờ trình đề nghị giải thể của Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Không.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Trường trung học bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

- Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của nhà trường.

- Hết thời hạn đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ.

- Mục tiêu, nội dung hoạt động trong quyết định thành lập không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của điạ phương.

- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường trung học cơ sở, phổ thông và phổ thông có nhiều cấp học.

5. Thủ tục Cho phép thành lập trường trung cấp chuyên nghiệp:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường lập hồ sơ theo quy định.

- Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định.

- Bước 3: Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thẩm tra và gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Bước 4: Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định cho phép thành lập (sau khi có văn bản trả lời của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

* Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Thông qua hệ thống bưu chính.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ trình về việc thành lập trường.

+ Đề án thành lập trường.

+ Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết:

- 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan hoàn tất văn bản thẩm định.

- 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm định: Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn tất văn bản thẩm tra và gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản trả lời để Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập.

- 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định cho phép thành lập.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan.

* Kết quả của thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới Trường Trung cấp chuyên nghiệp.

- Có đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đủ số lượng, đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện chương trình theo quy định.

- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị và điều kiện tài chính bảo đảm các yêu cầu của Điều lệ Trường Trung cấp chuyên nghiệp.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Quyết định số 43/2008/QĐ-BGDĐT ngày 29/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp.

6. Thủ tục Cho phép sáp nhập, chia, tách trường trung cấp chuyên nghiệp:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cho phép sáp nhập, chia, tách trường lập hồ sơ theo quy định.

- Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định.

- Bước 3: Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thẩm tra và gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Bước 4: Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định cho phép sáp nhập, chia, tách (sau khi có văn bản trả lời của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

* Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Thông qua hệ thống bưu chính.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ trình về việc sáp nhập, chia, tách trường.

+ Đề án sáp nhập, chia, tách trường.

+ Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường.

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết:

- 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan hoàn tất văn bản thẩm định.

- 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm định: Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn tất văn bản thẩm tra và gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản trả lời để Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định cho phép sáp nhập, chia, tách.

- 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định cho phép sáp nhập, chia, tách.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

* Yêu cầu; điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Việc sáp nhập, chia, tách trường TCCN phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới Trường Trung cấp chuyên nghiệp.

- Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.

- Đảm bảo quyền lợi của nhà giáo và người học.

- Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Quyết định số 43/2008/QĐ-BGDĐT ngày 29/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ Trường Trung cấp chuyên nghiệp.

7. Thủ tục Đình chỉ hoạt động trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN):

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Ủy ban nhân dân tỉnh thanh tra tình trạng thực tế của trường, gửi văn bản bản báo cáo kết quả thanh tra và phương án xử lý về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Bước 2: Căn cứ kết quả thanh tra và ý kiến bằng văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định đình chỉ hoạt động của Trường TCCN.

(Sau thời gian đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến đình chỉ được khắc phục thì Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép Trường TCCN hoạt động trở lại và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo).

* Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Thông qua hệ thống bưu chính.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Biên bản kiểm tra vi phạm các quy định của pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ hoặc vì lý do khách quan, không đảm bảo hoạt động bình thường của cơ sở giáo dục.

+ Biên bản kiểm tra tình trạng thực tế của trường.

+ Báo cáo kết quả thanh tra và phương án xử lý.

+ Văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết: Không quy định.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Việc đình chỉ hoạt động của trường TCCN được thực hiện khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

- Vi phạm các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ.

- Vì lý do khách quan, không đảm bảo hoạt động bình thường của cơ sở giáo dục.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Quyết định số 43/2008/QĐ-BGDĐT ngày 29/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường TCCN.

8. Thủ tục Giải thể trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN):

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Ủy ban nhân dân tỉnh thanh tra tình trạng thực tế của trường, gửi văn bản bản báo cáo kết quả thanh tra và phương án xử lý về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Bước 2: Căn cứ kết quả thanh tra và ý kiến bằng văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định giải thể hoạt động của Trường TCCN.

* Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Thông qua hệ thống bưu chính.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ trình xin giải thể hoặc xảy ra một trong các trường hợp: Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của trường trung cấp chuyên nghiệp; Hết thời gian đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ; Mục tiêu và nội dung của hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung cấp chuyên nghiệp không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội; Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân.

+ Biên bản kiểm tra tình trạng thực tế của trường.

+ Tờ trình đề nghị giải thể của Sở giáo dục và Đào tạo.

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết: Không quy định.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Trường TCCN bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

- Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của trường trung cấp chuyên nghiệp.

- Hết thời gian đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ.

- Mục tiêu và nội dung của hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung cấp chuyên nghiệp không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.

- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Quyết định số 43/2008/QĐ-BGDĐT ngày 29/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trường trung cấp chuyên nghiệp.

9. Thủ tục Thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ.

- Bước 3: Quyết định thành lập trung tâm.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ trình xin thành lập trung tâm.

+ Đề án thành lập trung tâm.

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Không.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Đề án thành lập trung tâm xác định rõ: mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển trung tâm.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT ngày 28/01/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.

10. Thủ tục Sáp nhập, chia, tách trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ.

- Bước 3: Quyết định sáp nhập, chia, tách trung tâm.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ trình xin sáp nhập, chia, tách trung tâm.

+ Đề án sáp nhập, chia, tách trung tâm.

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Không.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của địa phương.

- Đảm bảo quyền lợi của giáo viên và người học.

- Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT ngày 28/01/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.

11. Thủ tục Đình chỉ trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu được ủy quyền) thành lập đoàn thanh tra.

- Bước 2: Đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm, đề xuất phương án xử lý.

- Bước 3: Quyết định đình chỉ hoạt động trung tâm.

(Sau thời gian đình chỉ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì quyết định cho phép trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động trở lại. Trong trường hợp chưa cho phép hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trở lại, cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo cho trung tâm biết rõ lý do và hướng giải quyết).

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Báo cáo kết quả thanh tra.

+ Văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết: Không quy định.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Không.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Việc đình chỉ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của trung tâm ngoại ngữ, tin học được thực hiện khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

- Vi phạm các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ.

- Vì lý do khách quan không bảo đảm hoạt động bình thường của trung tâm.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT ngày 28/01/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.

12. Thủ tục Giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu được ủy quyền) tổ chức đoàn thanh tra.

- Bước 2: Đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm, đề xuất phương án xử lý hoặc xem xét phương án xử lý do tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm kiến nghị, đề xuất, lập báo cáo kết quả thanh tra.

- Bước 3: Quyết định giải thể trung tâm.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Báo cáo kết quả thanh tra.

+ Văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết: Không quy định.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Không.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Trung tâm ngoại ngữ, tin học bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

- Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.

- Hết thời gian đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ.

- Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT ngày 28/01/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học.

13. Thủ tục Đăng ký tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Các trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc quyền quản lý của Sở giáo dục và Đào tạo: Lập hồ sơ theo quy định cho Sở giáo dục và Đào tạo.

- Bước 2: Sở giáo dục và Đào tạo thẩm định các điều kiện theo quy định và ra quyết định công nhận tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học của các trung tâm.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ trình về việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên, bao gồm các nội dung: tên, địa chỉ, điện thoại của cơ sở đào tạo; tên chương trình và cấp độ đăng ký đào tạo; nhu cầu xã hội, đối tượng đào tạo và địa bàn hoạt động; công tác tổ chức, quản lý quá trình đào tạo; các nội dung (Có đủ phòng học đảm bảo về ánh sáng, bàn ghế, bảng và trang thiết bị dạy và học theo yêu cầu của chương trình; diện tích phòng học đảm bảo không thấp hơn bình quân 1,5m2/ học viên tính theo số học viên có trong một ca học; Có văn phòng của Ban giám đốc trung tâm, phòng giáo viên, thư viện; Có phòng máy tính, phòng học tiếng, phòng thực hành, thư viện phù hợp với chương trình đào tạo, bồi dưỡng đã đăng ký; Có đủ các thiết bị phục vụ cho công tác quản lý).

+ Danh sách đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên.

+ Bản thống kê, giải trình về chủng loại, số lượng và cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, học liệu (giáo trình, tài liệu, sách ôn tập, hướng dẫn, thực hành) phục vụ cho chương trình đào tạo.

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Không.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Danh sách đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên (Phụ lục I).

- Mẫu thống kê cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, học liệu phục vụ cho chương trình đào tào (Phụ lục II).

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Thực hiện đầy đủ yêu cầu về nội dung, thời lượng và cấu trúc kiến thức quy định trong từng chương trình đào tạo, bồi dưỡng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Có đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm về quản lý giáo dục; đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm; đảm bảo tỷ lệ không quá 40 học viên/giáo viên.

- Có đủ giáo trình, tài liệu học tập cho mỗi học viên.

- Đảm bảo quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy, học đáp ứng được yêu cầu của chương trình (Có đủ phòng học đảm bảo về ánh sáng, bàn ghế, bảng và trang thiết bị dạy và học theo yêu cầu của chương trình; diện tích phòng học đảm bảo không thấp hơn bình quân 1,5m2/học viên tính theo số học viên có trong một ca học; Có văn phòng của Ban giám đốc trung tâm, phòng giáo viên, thư viện; Có phòng máy tính, phòng học tiếng, phòng thực hành, thư viện phù hợp với chương trình đào tạo, bồi dưỡng đã đăng ký; Có đủ các thiết bị phục vụ cho công tác quản lý).

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 06/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ, ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên.

 

PHỤ LỤC I

MẪU DANH SÁCH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN
(Kèm theo Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Đơn vị .............................. (Tỉnh, TP) .........................., ngày ........ tháng ....... năm ......

DANH SÁCH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN

Số TT

Họ và tên

Ngày sinh

Quê quán

Chuyên môn đào tạo

Trình độ

Đơn vị công tác

Chức vụ

Thâm niên giảng dạy/môn

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC II

MẪU THỐNG KÊ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU PHỤC VỤ CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
(Kèm theo Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2008 của Bộ tr­ưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Đơn vị .................................. (Tỉnh, TP) ........................., ngày ....... tháng ...... năm ......

THỐNG KÊ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU PHỤC VỤ CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TT

Tên cơ sở vật chất, thiết bị, học liệu

Mã ký hiệu

Đơn vị

Số lượng

Tình trạng

Ghi chú

1

2

3

...

 

 

 

 

 

 

 

 

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên,đóng dấu)

 

14. Thủ tục Đăng ký dự kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên:

* Trình tự thực hiện:

a, Đối với học viên của trung tâm:

Trung tâm lập danh sách thí sinh dự kiểm tra cấp chứng chỉ.

b, Đối với thí sinh tự do:

- Bước 1: Nộp hồ sơ tại trung tâm.

- Bước 2: Trung tâm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

- Bước 3: Trung tâm xét duyệt, đưa vào danh sách thí sinh dự kiểm tra và cấp chứng chỉ theo quy định.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trung tâm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

a, Đối với học viên của trung tâm:

Hồ sơ của học viên đã hoàn thành khóa học và đủ điều kiện dự kiểm tra, cấp chứng chỉ theo quy định.

b, Đối với thí sinh tự do:

+ Đơn đăng ký dự kiểm tra cấp chứng chỉ (Phụ lục III).

+ 02 ảnh 4cm x 6cm.

+ Bản sao chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân khác có dán ảnh.

Hồ sơ đăng ký dự kiểm tra phải được đựng trong một bao bì, bên ngoài ghi rõ họ tên, địa chỉ, điện thoại (nếu có) của người đăng ký dự kiểm tra, danh mục giấy tờ trong hồ sơ.

- Số lượng hồ sơ:

+ Đơn đăng ký dự kiểm tra cấp chứng chỉ: Không quy định số lượng.

+ Ảnh 4cm x 6cm: 02 ảnh.

+ Bản sao chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân khác có dán ảnh: Không quy định số lượng.

* Thời hạn giải quyết: Không quy định.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Học viên của trung tâm.

- Thí sinh tự do.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Trung tâm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Trung tâm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên.

- Cơ quan phối hợp: Không.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Danh sách thí sinh dự kiểm tra và cấp chứng chỉ.

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đăng ký dự kiểm tra cấp chứng chỉ (Phụ lục III).

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a) Yêu cầu, điều kiện dự kiểm tra:

- Đối với học viên của các trung tâm:

+ Đã hoàn thành khoá học về ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên mà thí sinh đăng ký dự kiểm tra.

+ Đạt yêu cầu trong các kỳ kiểm tra định kỳ.

+ Đóng đầy đủ học phí, lệ phí.

- Đối với thí sinh tự do:

+ Có hồ sơ đăng ký dự kiểm tra hợp lệ.

+ Đóng đầy đủ lệ phí kiểm tra, lệ phí cấp chứng chỉ theo quy định.

b) Yêu cầu, điều kiện cấp chứng chỉ:

Những thí sinh có điểm trung bình cộng của tất cả các bài kiểm tra đạt từ 5 điểm trở lên, không có bài kiểm tra nào bị điểm liệt (dưới 3,00 điểm) thì được công nhận đạt kết quả kiểm tra và được cấp chứng chỉ.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 06/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ, ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên.

 

PHỤ LỤC III

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ DỰ KIỂM TRA CẤP CHỨNG CHỈ
(Kèm theo Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------

(Tỉnh, Thành phố)…, ngày      tháng      năm 20...

Kính gửi : Ông (Bà) Chủ tich Hội đồng kiểm tra

...........................................................

Căn cứ Quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên ban hành theo Quyết định số …/2008/QĐ-BGDĐT ngày tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

Tên tôi là....................................................................................................

Ngày sinh...................................................................................................

Quê quán....................................................................................................

Số CMND........................ ngày cấp................................nơi cấp..................

Tôi đã hoàn thành chương trình giáo dục thường xuyên về..........................

Khoá học................................................ tại..................................................

Tôi xin đăng ký dự kiểm tra cấp chứng chỉ...................................................

Tại Hội đồng kiểm tra...................................................................................

Tôi cam kết thực hiện đúng Quy định kiểm tra.

 

 

Tỉnh (thành phố).., ngày.....tháng....năm......
Người đăng ký dự kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

15. Thủ tục Xin học lại tại trường khác đối với học sinh trung học:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Nộp hồ sơ tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Bước 2: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

- Bước 3: Trả kết quả.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn xin học lại do học sinh ký.

+ Đơn xin chuyển trường do cha mẹ hoặc người giám hộ ký.

+ Học bạ của lớp hoặc cấp học đã học (bản chính).

+ Bằng tốt nghiệp cấp học dưới (bản công chứng).

+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú về việc chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước.

+ Học bạ (bản chính).

+ Bản sao giấy khai sinh.

+ Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp trung học phổ thông quy định cụ thể loại hình trường được tuyển.

+ Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp.

+ Giấy giới thiệu chuyển trường do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đi cấp (trường hợp xin chuyển đến từ tỉnh, thành phố khác).

+ Các giấy tờ hợp lệ được hưởng chế độ ưu tiên.

+ Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình.

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết: Trong ngày.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan phối hợp: Không.

* Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Giấy giới thiệu.

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Quyết định số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/12/2002 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành “Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông”.

16. Thủ tục Chuyển học sinh chuyên sang trường khác:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Nộp hồ sơ tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Bước 2: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

- Bước 3: Trả kết quả.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn xin chuyển trường do cha mẹ hoặc người giám hộ ký.

+ Bằng tốt nghiệp cấp học dưới (bản công chứng hoặc chứng thực).

+ Học bạ (bản chính).

+ Bản sao giấy khai sinh.

+ Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp trung học phổ thông quy định cụ thể loại hình trường được tuyển.

+ Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp.

+ Giấy giới thiệu chuyển trường do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đi cấp (trường hợp xin chuyển đến từ tỉnh, thành phố khác).

+ Các giấy tờ hợp lệ được hưởng chế độ ưu tiên.

+ Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình.

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết: Trong ngày.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Không.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy giới thiệu.

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Quyết định số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/12/2002 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành “Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông”.

17. Thủ tục Cấp giấy phép mở lớp dạy thêm:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Nộp hồ sơ tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ.

- Bước 3: Trả kết quả.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

a) Đối với cá nhân xin mở lớp dạy thêm gồm có:

+ Đơn xin cấp giấy phép mở lớp dạy thêm gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép mở lớp dạy thêm theo quy định tại Điều 11, Chương III của Quy định này. Đơn có xác nhận của cơ quan (đối với những người đang làm việc tại cơ quan nhà nước) hoặc xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú (đối với những người không làm việc tại các cơ quan nhà nước).

+ Bản sao hợp lệ giấy tờ xác định trình độ đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của người tham gia dạy thêm.

+ Giấy khám sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp cho cá nhân xin mở lớp dạy thêm và người tham gia dạy thêm.

+ Bản kế hoạch, nội dung dạy thêm.

b) Đối với các tổ chức xin mở lớp dạy thêm gồm có:

+ Tờ trình xin mở lớp dạy thêm.

+ Danh sách người tham gia dạy thêm và bản sao hợp lệ giấy tờ xác định trình độ đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của người tham gia dạy thêm.

+ Bản kế hoạch, nội dung dạy thêm.

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết: 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Không.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép.

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đơn xin cấp giấy phép mở lớp dạy thêm (mẫu số 01).

- Kế hoạch dạy thêm, nội dung dạy thêm (mẫu số 02).

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

a, Người tham gia dạy thêm phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đạt từ trình độ chuẩn trở lên về chuyên môn đối với từng cấp học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật.

- Không còn trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc và không còn trong thời gian 1 năm bị kỷ luật (tính từ khi có quyết định kỷ luật) với một trong các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức theo quy định tại Điều 8, Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức.

- Có đủ sức khoẻ để dạy thêm.

b, Kế hoạch, nội dung dạy thêm:

Kế hoạch, nội dung dạy thêm do tổ chức, cá nhân mở lớp dạy thêm tự xây dựng; đảm bảo nguyên tắc quy định tại Khoản 1, Điều 5 Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ban hành kèm theo Quyết định số 36/2007/QĐ-UBND ngày 02/11/2007.

c, Thời gian dạy thêm:

Thời gian dạy thêm mỗi buổi học là 3 tiết (đối với dạy trong nhà trường); từ 1 tiết đến 3 tiết (đối với dạy ngoài nhà trường). Thời gian mỗi tiết học là 45 phút, sau mỗi tiết học có thời gian giải lao, mỗi tiết học chỉ học 1 môn và do 1 giáo viên trực tiếp giảng dạy.

d, Số học sinh lớp học thêm:

Mỗi lớp học có không quá 35 học sinh (đối với cấp tiểu học), không quá 45 học sinh (đối với cấp trung học).

đ, Cơ sở vật chất và lớp học:

- Phòng học:

+ Phòng học được bố trí riêng, đảm bảo diện tích trung bình từ 1,10m2 đến 1,25m2 cho một học sinh.

+ Phòng học được thông gió tự nhiên hoặc nhân tạo như quạt trần, quạt thông gió; được chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo đầy đủ.

- Bàn, ghế học sinh:

+ Kích thước bàn ghế học sinh (chiều cao, bề rộng, chiều sâu) phải phù hợp với tầm vóc của học sinh từng cấp học.

+ Trong phòng học bàn đầu cách bảng từ 1,7m đến 2m, bàn cuối cùng cách bảng không quá 8m.

- Bảng học:

+ Đảm bảo chiều dài từ 1,8m đến 2m, chiều rộng từ 1,2m đến 1,5m; có mầu xanh lá cây, mầu đen hoặc mầu trắng.

+ Bảng học được bố trí cách nền phòng học từ 0,8m đến 1m.

- Có đủ nước sạch đã được đun sôi hoặc nước lọc để cho học sinh uống trong thời gian học.

- Các công trình vệ sinh:

+ Đảm bảo đủ số lượng hố tiêu, hố tiểu bình quân trong một ca học: nhiều nhất 200 học sinh có 1 hố tiêu và nhiều nhất 50 học sinh có 1m chiều dài hố tiểu.

+ Có nơi chứa rác thải trong khu vực tổ chức dạy thêm học thêm; lớp học phải được vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo cảnh quan môi trường.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giáo dục năm 2005.

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.

- Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về vệ sinh trường học.

- Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm học thêm.

- Quyết định số 36/2007/QĐ-UBND ngày 02/11/2007 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

 

 

Mẫu số 01

 

(Ban hành theo QĐ số 36/2007/QĐ-UBND ngày 02/11/2007 của UBND tỉnh)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP MỞ LỚP DẠY THÊM

Kính gửi:............................................................................

Tên tổ chức, cá nhân:....................................................................................

Địa chỉ:..........................................................................................................

Số điện thoại liên lạc:......................................DĐ........................................

Sau khi nghiên cứu Quy định về dạy thêm học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của UBND tỉnh; các yêu cầu tại Quy định về vệ sinh trường học ban hành kèm theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế, chúng tôi đề nghị được cấp giấy phép mở lớp dạy thêm

1. Tên cơ sở dạy thêm:..................................................................................

2. Địa điểm:...................................................................................................

3. Người chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức lớp dạy thêm (tên, trình độ chuyên môn, chức vụ, địa chỉ):…………………..............................……………..

4. Số phòng học dạy thêm:........................................... trong đó:

- Loại .....m2 có ...........phòng.

- Loại .....m2 có ...........phòng.

- Loại .....m2 có ...........phòng.

5. Số lớp, số học sinh:

Stt

Lớp

Môn

Số lớp học thêm

Số HS học thêm

Số GV dạy thêm

Số tiết học/buổi

Tiền học thêm 1 buổi học (đồng)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Danh sách giáo viên dạy thêm:

Stt

Họ và tên

Địa chỉ

thường trú

Đơn vị công tác

Trình độ đào tạo

Chuyên ngành

Dạy môn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xác nhận của cơ quan

(hoặc UBND xã, phường, thị trấn)

....................., ngày......tháng......năm ...........

Đại diện tổ chức hoặc cá nhân

xin cấp giấy phép mở lớp dạy thêm

(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

 

Mẫu số 02

 

(Ban hành theo QĐ số 36/2007/QĐ-UBND ngày 02/11/2007 của UBND tỉnh)

 

KẾ HOẠCH DẠY THÊM, NỘI DUNG DẠY THÊM

(Kèm theo đơn xin cấp giấy phép mở lớp dạy thêm)

1. Kế hoạch dạy thêm:

STT

Môn dạy thêm

Số tiết dạy thêm

Mục tiêu cần đạt

Tài liệu dạy thêm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nội dung, chương trình dạy thêm (lần lượt lập theo từng môn dạy thêm theo mẫu sau):

Môn dạy thêm

Thứ tự buổi dạy

Tiết

Nội dung

(Đầu bài của mỗi buổi dạy)

Toán

1

1

 

2

 

3

 

2

1

 

2

 

3

 

3

1

 

2

 

3

 

4

1

 

2

 

3

 

5

1

 

2

 

3

 

6

1

 

2

 

3

 

7

1

 

2

 

3

 

8

1

 

2

 

3

 

 

18. Thủ tục Gia hạn giấy phép mở lớp dạy thêm:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Nộp hồ sơ tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Bước 2: Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

- Bước 3: Trả kết quả.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

* Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Không.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Gia hạn giấy phép.

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Giấy phép mở lớp dạy thêm, khi hết thời hạn một năm có thể xin gia hạn giấy phép mở lớp dạy thêm đối với các trường hợp không thay đổi về người tham gia dạy thêm và đảm bảo về cơ sở vật chất theo quy định. Tổ chức, cá nhân có nguyện vọng gia hạn phải nộp giấy phép mở lớp dạy thêm kèm theo đơn xin gia hạn tại nơi cấp giấy phép lần đầu.

- Giấy phép mở lớp dạy thêm được gia hạn không quá 03 lần, mỗi lần gia hạn không quá một năm.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giáo dục năm 2005.

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.

- Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về vệ sinh trường học.

- Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm học thêm.

- Quyết định số 36/2007/QĐ-UBND ngày 02/11/2007 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

19. Thủ tục Thu hồi giấy phép mở lớp dạy thêm:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: UBND cấp huyện tiến hành kiểm tra hoạt động dạy thêm.

- Bước 2: Kiến nghị Sở Giáo dục và Đào tạo xử lý đối với các trường hợp phải thu hồi giấy phép mở lớp dạy thêm.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

* Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết: Không quy định.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Không.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Không đảm bảo các điều kiện mở lớp dạy thêm theo quy định tại Chương II của Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ban hành kèm theo Quyết định số 36/2007/QĐ-UBND ngày 02/11/2007.

- Giấy phép mở lớp dạy thêm hết thời hạn quy định.

- Tổ chức dạy thêm học thêm không đúng theo quy định tại Chương IV của Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ban hành kèm theo Quyết định số 36/2007/QĐ-UBND ngày 02/11/2007.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Giáo dục năm 2005.

- Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.

- Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về vệ sinh trường học.

- Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm học thêm.

- Quyết định số 36/2007/QĐ-UBND ngày 02/11/2007 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

II. LĨNH VỰC QUY CHẾ THI, TUYỂN SINH

1. Thủ tục Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông đối với giáo dục trung học phổ thông (THPT):

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người học nộp hồ sơ dự thi tại nơi đã học trung học phổ thông.

- Bước 2: Nhà trường kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả lời về điều kiện dự thi của người học.

- Bước 3: Nhà trường, Ban công tác cụm trường (nếu tổ chức thi theo cụm) tổng hợp danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi nộp cho Sở Giáo dục và Đào tạo.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại các trường THPT.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trong Công văn hướng dẫn tổ chức thi hằng năm.

+ Học bạ trung học phổ thông (bản chính).

+ Giấy khai sinh (bản sao).

+ Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (bản chứng thực).

+ Giấy chứng minh nhân dân (bản chứng thực).

+ Các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên (nếu có) gồm: Giấy chứng nhận con của liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và những người được hưởng chính sách như thương binh; con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động do phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) cấp; Bản sao sổ đăng ký hộ khẩu thường trú thuộc vùng cao, vùng sâu, khu kinh tế mới, xã đặc biệt khó khăn do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

+ Các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ cộng điểm khuyến khích (nếu có) gồm: Chứng nhận nghề phổ thông; Chứng nhận đoạt giải trong các kỳ thi do ngành giáo dục và đào tạo tổ chức hoặc phối hợp với các ngành chuyên môn khác từ cấp tỉnh trở lên tổ chức, gồm: thi học sinh giỏi các môn văn hoá, thi thí nghiệm thực hành (Vật lí, Hoá học, Sinh học), thi văn nghệ, thể dục thể thao, hội thao giáo dục quốc phòng, vẽ, viết thư quốc tế, thi giải toán trên máy tính bỏ túi.

+ Các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên, hưởng cộng điểm khuyến khích nếu nộp sau ngày thi sẽ không có giá trị để xét hưởng cộng điểm khuyến khích.

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn nhận hồ sơ đăng ký dự thi: chậm nhất trước ngày thi 30 ngày.

- Trước ngày thi 10 ngày hiệu trưởng trường THPT công bố học sinh có đủ điều kiện dự thi không.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo (ra quyết định thành lập Ban công tác cụm trường), Trường trung học phổ thông (trả lời điều kiện dự thi).

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Trường trung học phổ thông;

- Cơ quan phối hợp: không.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công bố điều kiện dự thi.

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trong Công văn hướng dẫn tổ chức thi hằng năm.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Đã tốt nghiệp trung học cơ sở;

- Đã học xong chương trình trung học phổ thông; được đánh giá, xếp loại về hạnh kiểm và học lực ở từng lớp học;

- Đánh giá, xếp loại ở lớp 12: hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên, học lực không bị xếp loại kém;

- Tổng số buổi nghỉ học trong năm học lớp 12 không quá 45 buổi (nghỉ một lần hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại);

- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT ngày 12/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.

- Thông tư số 05/2010/TT-BGDĐT ngày 24/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT ngày 12/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Thủ tục Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông đối với thí sinh tự do:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người học nộp hồ sơ dự thi.

- Bước 2: Nhà trường kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả lời về điều kiện dự thi của người học.

- Bước 3: Nhà trường, Ban công tác cụm trường (nếu tổ chức thi theo cụm) tổng hợp danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi nộp cho Sở Giáo dục và Đào tạo.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại các trường THPT.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trong Công văn hướng dẫn tổ chức thi hằng năm.

+ Học bạ trung học phổ thông (bản chính).

+ Giấy khai sinh (bản sao).

+ Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (bản chứng thực).

+ Giấy chứng minh nhân dân (bản chứng thực).

+ Các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên (nếu có) gồm: Giấy chứng nhận con của liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và những người được hưởng chính sách như thương binh; con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động do phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) cấp; Bản sao sổ đăng ký hộ khẩu thường trú thuộc vùng cao, vùng sâu, khu kinh tế mới, xã đặc biệt khó khăn do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

+ Các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ cộng điểm khuyến khích (nếu có) gồm: Chứng nhận nghề phổ thông; Chứng nhận đoạt giải trong các kỳ thi do ngành giáo dục và đào tạo tổ chức hoặc phối hợp với các ngành chuyên môn khác từ cấp tỉnh trở lên tổ chức, gồm: thi học sinh giỏi các môn văn hoá, thi thí nghiệm thực hành (Vật lí, Hoá học, Sinh học), thi văn nghệ, thể dục thể thao, hội thao giáo dục quốc phòng, vẽ, viết thư quốc tế, thi giải toán trên máy tính bỏ túi.

+ Các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên, hưởng cộng điểm khuyến khích nếu nộp sau ngày thi sẽ không có giá trị để xét hưởng cộng điểm khuyến khích.

+ Giấy xác nhận không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi của trường phổ thông nơi dự thi năm trước.

+ Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi về xếp loại học lực (đối với những học sinh xếp loại kém về học lực phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0, đảm bảo khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm).

+ Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về tư cách, phẩm chất đạo đức và việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương (đối với những học sinh xếp loại yếu về hạnh kiểm.

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn nhận hồ sơ đăng ký dự thi: chậm nhất trước ngày thi 30 ngày.

- Trước ngày thi 10 ngày Hiệu trưởng trường THPT công bố học sinh có đủ điều kiện dự thi không.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo (ra quyết định thành lập Ban công tác cụm trường); Trường trung học phổ thông (trả lời điều kiện dự thi).

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Trường trung học phổ thông.

- Cơ quan phối hợp: không.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công bố điều kiện dự thi.

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trong Công văn hướng dẫn tổ chức thi hằng năm.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Đã tốt nghiệp trung học cơ sở.

- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi.

- Trường hợp không đủ điều kiện dự thi do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0, đảm bảo khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện về học lực theo quy định.

- Trường hợp không đủ điều kiện dự thi do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú xác nhận có đủ tư cách, phẩm chất đạo đức và nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT ngày 12/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.

- Thông tư số 05/2010/TT-BGDĐT ngày 24/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT ngày 12/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Thủ tục Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông đối với giáo dục thường xuyên:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người học nộp hồ sơ dự thi.

- Bước 2: Nhà trường kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả lời về điều kiện dự thi của người học.

- Bước 3: Nhà trường, Ban công tác cụm trường (nếu tổ chức thi theo cụm) tổng hợp danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi nộp cho Sở Giáo dục và Đào tạo.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại các trường THPT, các TTGDTX.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trong Công văn hướng dẫn tổ chức thi hằng năm.

+ Học bạ hoặc phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học có hướng dẫn (bản chính).

+ Giấy chứng minh nhân dân (bản chứng thực).

+ Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc Bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp (bản chứng thực).

+ Các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên (nếu có) gồm: Giấy chứng nhận con của liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và những người được hưởng chính sách như thương binh; con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động do phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) cấp; Bản sao sổ đăng ký hộ khẩu thường trú thuộc vùng cao, vùng sâu, khu kinh tế mới, xã đặc biệt khó khăn do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

+ Các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ cộng điểm khuyến khích (nếu có) theo quy định tại Điều 34 của Quy chế này.

+ Các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên, hưởng cộng điểm khuyến khích nếu nộp sau ngày thi sẽ không có giá trị để xét hưởng cộng điểm khuyến khích.

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết:

- Thời hạn nhận hồ sơ đăng ký dự thi: chậm nhất trước ngày thi 30 ngày.

- Trước ngày thi 10 ngày Hiệu trưởng THPT hoặc Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên công bố học sinh có đủ điều kiện dự thi không.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo (ra quyết định thành lập Ban công tác cụm trường); Trường trung học phổ thông hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Trường trung học phổ thông hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên.

- Cơ quan phối hợp: Không.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công bố điều kiện dự thi.

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trong Công văn hướng dẫn tổ chức thi hằng năm.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Đã tốt nghiệp trung học cơ sở.

- Học hết chương trình trung học phổ thông.

- Đối với người học trong các trung tâm giáo dục thường xuyên: không bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12; nếu là người học trong diện xếp loại hạnh kiểm thì phải có thêm điều kiện hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên; không nghỉ quá 45 buổi học trong năm học lớp 12 (nghỉ một lần hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).

- Đối với những người học theo hình thức tự học có hướng dẫn: không bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12.

- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi.

- Đăng ký dự thi và có đầy đủ hồ sơ dự thi hợp lệ theo quy định.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT ngày 12/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.

- Thông tư số 05/2010/TT-BGDĐT ngày 24/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT ngày 12/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Thủ tục Phúc khảo bài thi tốt nghiệp trung học phổ thông:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Thí sinh nộp đơn xin phúc khảo bài thi cho trường phổ thông nơi nộp hồ sơ dự thi tốt nghiệp.

- Bước 2: Trường phổ thông căn cứ vào điều kiện phúc khảo bài thi lập thành danh sách đề nghị phúc khảo trong đó ghi rõ điểm bài thi và điểm trung bình cả năm của môn xin phúc khảo.

- Bước 3: Trường phổ thông phải nộp sở giáo dục và đào tạo sở tại danh sách đề nghị phúc khảo và đơn xin phúc khảo bài thi của thí sinh.

- Bước 4: Sở giáo dục và đào tạo sở tại có trách nhiệm tiếp nhận và chuyển đến Hội đồng phúc khảo của tỉnh mình toàn bộ danh sách và đơn xin phúc khảo bài thi trắc nghiệm, chuyển đến Hội đồng phúc khảo của tỉnh đã chấm bài tự luận, toàn bộ danh sách và đơn xin phúc khảo bài thi tự luận.

- Bước 5: Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo kết quả phúc khảo.

* Cách thức thực hiện: Tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm: Đơn xin phúc khảo bài thi.

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết:

- Hội đồng phúc khảo bắt đầu làm việc chậm nhất 15 ngày kể từ ngày niêm yết kết quả của kỳ thi.

- Thời gian làm việc của Hội đồng phúc khảo không kéo dài quá 10 ngày.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Trường trung học phổ thông hoặc Trung tâm Gáo dục thường xuyên.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo kết quả phúc khảo.

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Mọi thí sinh đều có quyền xin phúc khảo bài thi nếu điểm bài thi thấp hơn điểm trung bình cả năm của môn học đó ở lớp 12 từ 1,0 điểm trở lên.

- Đơn xin phúc khảo bài thi của thí sinh trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày niêm yết kết quả của kỳ thi.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT ngày 12/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.

- Thông tư số 05/2010/TT-BGDĐT ngày 24/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT ngày 12/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Thủ tục Đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông (đối với trường hợp người học bị ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt, không quá 10 ngày trước ngày thi hoặc ngay trong buổi thi đầu tiên, không thể dự thi):

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Học sinh nộp hồ sơ đề nghị xét đặc cách cho Hội đồng coi thi.

- Bước 2: Hội đồng coi thi họp xét đề nghị đặc cách tốt nghiệp theo điều kiện xếp loại về học lực và hạnh kiểm cả năm ở lớp 12 đều từ khá trở lên.

- Bước 3: Hội đồng coi thi nộp hồ sơ đặc cách cho Hội đồng chấm thi.

- Bước 4: Hội đồng chấm thi (do Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập) xem xét, quyết định đặc cách cho thí sinh căn cứ hồ sơ và các quy định.

- Bước 5: Quyết định đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Hội đồng chấm thi tốt nghiệp.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Hồ sơ nhập viện, ra viện do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp (nếu bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt).

+ Biên bản đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp của trường phổ thông nơi đăng ký dự thi.

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết: Ngay sau khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Trường trung học phổ thông hoặc Trung tâm giáo dục thường xuyên.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công bố kết quả đặc cách tốt nghiệp.

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Xếp loại về học lực và hạnh kiểm cả năm ở lớp 12 đều từ khá trở lên.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT ngày 12/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.

6. Thủ tục Đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông (đối với trường hợp người học bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất một môn và không thể tiếp tục dự thi hoặc sau khi bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt tự nguyện dự thi số môn thi còn lại):

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Học sinh nộp hồ sơ đề nghị xét đặc cách cho Hội đồng coi thi.

- Bước 2: Hội đồng coi thi họp xét đề nghị đặc cách tốt nghiệp theo điều kiện xếp loại về học lực và hạnh kiểm cả năm ở lớp 12 đều từ khá trở lên.

- Bước 3: Hội đồng coi thi nộp hồ sơ đặc cách cho Hội đồng chấm thi.

- Bước 4: Hội đồng chấm thi (do Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập) xem xét, quyết định đặc cách cho thí sinh căn cứ hồ sơ và các quy định.

- Bước 5: Quyết định đặc cách tốt nghiệp trung học phổ thông.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Hội đồng chấm thi tốt nghiệp.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Biên bản xác nhận của Hội đồng coi thi;

+ Hồ sơ nhập viện, ra viện do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp (nếu bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt).

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết: Ngay sau khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Trường trung học phổ thông hoặc Trung tâm giáo dục thường xuyên.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công bố kết quả đặc cách tốt nghiệp.

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Điểm bài thi của những môn đã thi đều đạt từ 5,0 trở lên.

- Xếp loại ở lớp 12: học lực từ trung bình trở lên, hạnh kiểm từ khá trở lên.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Thông tư số 04/2009/TT-BGDĐT ngày 12/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.

7. Thủ tục Chuyển trường đối với học sinh trung học phổ thông:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Nộp hồ sơ tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Bước 2: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

- Bước 3: Trả kết quả.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn xin chuyển trường do cha mẹ hoặc người giám hộ ký.

+ Bằng tốt nghiệp cấp học dưới (bản công chứng hoặc chứng thực).

+ Học bạ (bản chính).

+ Bản sao giấy khai sinh.

+ Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp trung học phổ thông quy định cụ thể loại hình trường được tuyển.

+ Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp.

+ Giấy giới thiệu chuyển trường do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đi cấp (trường hợp xin chuyển đến từ tỉnh, thành phố khác).

+ Các giấy tờ hợp lệ được hưởng chế độ ưu tiên.

+ Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi học sinh cư trú với những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về gia đình.

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết: Trong ngày.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính.

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Không.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy giới thiệu

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT , ngày 25/12/2002 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành “Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông”.

8. Thủ tục Tiếp nhận học sinh Việt Nam về nước cấp trung học phổ thông:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Nộp hồ sơ tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Bước 2: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

- Bước 3: Trả kết quả.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn xin học do cha mẹ hoặc người giám hộ ký.

+ Học bạ (bản gốc và bản dịch tiếng việt).

+ Giấy chứng nhận tốt nghiệp của lớp hoặc bậc học dưới tại nước ngoài (bản gốc và bản dịch sang Tiếng Việt).

+ Bằng tốt nghiệp bậc học dưới của Việt Nam trước khi ra nước ngoài (nếu có).

+ Bản sao giấy khai sinh (kể cả được sinh ra ở nước ngoài).

+ Hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết: Không quy định.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Không.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy giới thiệu.

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Quy định tại Điều 8, Điều 9 Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT ngày 25/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT , ngày 25/12/2002 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

9. Thủ tục Tiếp nhận học sinh người nước ngoài cấp trung học phổ thông:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Nộp hồ sơ tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Bước 2: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

- Bước 3: Trả kết quả.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ (phải có đầy đủ hồ sơ bằng tiếng việt), bao gồm:

+ Đơn xin học do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký.

+ Bản tóm tắt lý lịch.

+ Bản sao và bản dịch sang tiếng Việt các giấy chứng nhận cần thiết theo quy định tại Điều 13 của Quy định này (có công chứng hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước gửi đào tạo).

+ Học bạ.

+ Giấy chứng nhận sức khỏe (do cơ quan y tế có thẩm quyền của nước gửi đào tạo cấp trước khi đến Việt Nam không quá 6 tháng).

+ Ảnh cỡ 4 x 6 cm (chụp không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ).

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết: Không quy định.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Không.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy giới thiệu.

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Quy định tại Điều 13, Điều 14 Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường THCS và THPT ban hành kèm theo Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT , ngày 25/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT , ngày 25/12/2002 của bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành “Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông”.

III. LĨNH VỰC HỆ THỐNG VĂN BẰNG CHỨNG CHỈ

1. Thủ tục Công nhận văn bằng tốt nghiệp các cấp học phổ thông do cơ sở nước ngoài cấp:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người có văn bằng, người đại diện theo pháp luật của người có văn bằng hoặc người được ủy quyền, có nguyện vọng đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp nộp hồ sơ tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ. Nếu hồ sơ được gửi qua đường bưu điện thì căn cứ vào dấu bưu điện để xác định ngày nhận hồ sơ.

- Bước 3: Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận văn bằng tốt nghiệp.

Trường hợp văn bằng không được công nhận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản.

* Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Thông qua hệ thống bưu chính.

* Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.

+ Bản sao văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.

+ Bản sao kết quả quá trình học tập tại cơ sở giáo dục nước ngoài kèm theo bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan có thẩm quyền chứng thực.

Ngoài các giấy tờ quy định trên, người có văn bằng gửi kèm theo hồ sơ các tài liệu liên quan (nếu có) như: Xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước sở tại; Xác nhận của cơ sở giáo dục nước ngoài nơi đã học tập; Luận án và giấy xác nhận đã nộp luận án vào Thư viện quốc gia Việt Nam (đối với người có bằng tiến sĩ); Bản sao hộ chiếu có đóng dấu ngày xuất, nhập cảnh; Văn bản công nhận chương trình giáo dục hoặc cơ sở giáo dục nơi cấp văn bằng đã được kiểm định chất lượng.

- Số lượng hồ sơ: 02 (bộ).

* Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Không.

* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công nhận.

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đơn đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp (Mẫu 1).

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận trong các trường hợp sau đây:

+ Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định trong giấy phép và được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam hoặc nước ngoài công nhận về chất lượng.

+ Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên.

+ Văn bằng được cấp bởi các cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài mà các chương trình giáo dục đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục của nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp bằng.

Về thành phần hồ sơ: Phải còn nguyên vẹn, không bị tẩy xóa, không bị hủy hoại bởi các yếu tố thời tiết, khí hậu hoặc bất kỳ một lý do nào khác.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.

 

MẪU 1

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN VĂN BẰNG
(Kèm theo Quyết định số 77/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

------------------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN VĂN BẰNG

DO CƠ SỞ GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI CẤP

Kính gửi: (tên cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 4)

Họ và tên người làm đơn (*): .................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh:………..................…...………nam, nữ ..........................

Nơi sinh: ................................................................................................................

Nơi ở hiện nay: ......................................................................................................

................................................................................................................................

Hộ khẩu thường trú................................................................................................

................................................................................................................................

Địa chỉ liên lạc khi cần thiết: ..................................................................................

Số điện thoại:…………………Email.....................................................................

Trân trọng đề nghị các cơ quan chức năng xem xét công nhận văn bằng do nước ngoài cấp gửi kèm theo

Họ và tên người có văn bằng:.................................................................................

Trình độ đào tạo .....................................................................................................

Nơi cấp ...................................................................................................................

Ngày cấp .................................................................................................................

Tên cơ sở giáo dục nước ngoài ...............................................................................

Thuộc nước/Tổ chức quốc tế ..................................................................................

Hình thức sử dụng kinh phí (nhà nước, hiệp định, tự túc)......................................

.................................................................................................................................

Quyết định cử đi học (nếu có): Số QĐ …………., ngày ký QĐ ............................

Cấp ra quyết định:...................................................................................................

Hình thức đào tạo (chính quy, học từ xa)................................................................

Thời gian đào tạo ....................................................................................................

Chuyên ngành đào tạo ............................................................................................

Có đăng ký công dân với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại hay không?

 

Có đăng ký

 

Không đăng ký

Nếu không đăng ký, nêu rõ lý do............................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trên là đúng sự thực, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật.

 

 

...., ngày     tháng     năm 200…

 

Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)

 

Chú thích (*): Người làm đơn có thể là người có văn bằng hoặc người đại diện theo pháp luật của người có văn bằng hoặc là người được ủy quyền. Nếu là người được ủy quyền thì phải có giấy ủy quyền của người có văn bằng có xác nhận của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan nơi công tác.

 

2. Thủ tục Cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc:

* Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc nộp hồ sơ tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Bước 2: Sở giáo dục và đào tạo xem xét, kiểm tra tính hợp pháp của việc yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ, đối chiếu với sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu. Nội dung bản sao văn bằng, chứng chỉ phải đúng với nội dung đã ghi trong sổ gốc.

- Bước 3: Sở Giáo dục và Đào tạo cấp bản sao văn bằng chứng chỉ từ sổ gốc.

* Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Thông qua hệ thống bưu chính.

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc.

+ Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác (xuất trình).

Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc qua bưu điện thì người yêu cầu phải gửi kèm bản chính hoặc bản sao có chứng thực.

- Số lượng hồ sơ: Không quy định.

* Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu.

Trường hợp yêu cầu được gửi qua bưu điện thì chậm nhất là trong 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu (theo dấu ngày đến của bưu điện).

* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giáo dục và đào tạo.

- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giáo dục và đào tạo.

- Cơ quan phối hợp: Không.

* Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc.

* Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: 8.500đ/bằng.

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

* Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Công văn số 2315/UBND-TC ngày 24/10/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc mức thu tiền bằng tốt nghiệp.

- Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế văn bằng chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ./.

 

 





Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010

Quyết định 36/2007/QĐ-UBND đình chỉ lưu hành xe công nông Ban hành: 22/08/2007 | Cập nhật: 11/07/2015

Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục Ban hành: 02/08/2006 | Cập nhật: 12/08/2006