Quyết định 372/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông từ năm học 2012 - 2013 đến năm học 2015 - 2016
Số hiệu: 372/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông Người ký: Nguyễn Bốn
Ngày ban hành: 14/03/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Dân tộc, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 372/QĐ-UBND

Đắk Nông, ngày 14 tháng 03 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH ĐẮK NÔNG TỪ NĂM HỌC 2012 - 2013 ĐẾN NĂM HỌC 2015 - 2016

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 41/2012/NQ-HĐND ngày 20/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh, về việc thông qua Đế án nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông từ năm học 2012 - 2013 đến năm học 2015 - 2016;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số: 215/TTr-SGDĐT ngày 27/02/2013

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Kế hoạch nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông từ năm học 2012 - 2013 đến năm học 2015 - 2016".

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở; Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Gia Nghĩa chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy (B/cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (nt);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Như Điều 3;
- PCVP: Đ/c Nguyễn Việt Thuật;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KSTTHC, VHXH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Bốn

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH ĐẮK NÔNG TỪ NĂM HỌC 2012 - 2013 ĐẾN NĂM HỌC 2015 – 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 372/QĐ-UBND ngày 14/03/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

- Làm chuyển biến về nhận thức trong các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; các sở, ban, ngành; các tổ chức đoàn thể, toàn xã hội, nhất là ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT); trên cơ sở đó, huy động sức mạnh tổng hợp của nhà trường, gia đình và xã hội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số (DTTS).

- Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục học sinh DTTS, đáp ứng được mục tiêu giáo dục phổ thông, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đặc biệt là từng bước nâng dần chất lượng giáo dục học sinh thuộc các dân tộc M'Nông, Mạ, Ê đê (DTTS tại chỗ), dân tộc Mông và đây là đối tượng được ưu tiên trong Kế hoạch này.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Về chất lượng giáo dục học sinh DTTS tại chỗ và học sinh dân tộc Mông:

- Đối với giáo dục Mầm non: Thực hiện tốt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) cho trẻ 5 tuổi; đối với trẻ là người DTTS tại chỗ và dân tộc Mông, huy động 90% trở lên số trẻ em 5 tuổi ra lớp; trong đó có ít nhất 80% số trẻ em trong độ tuổi được học 2 buổi/ngày theo Chương trình giáo dục mầm non mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; tỷ lệ chuyên cần của trẻ đạt từ 85% trở lên; ở vùng đặc biệt khó khăn và vùng dân tộc thiểu số, trẻ em được chuẩn bị tiếng Việt để vào học lớp 1.

- Đối với giáo dục phổ thông:

+ Cấp tiểu học: phấn đấu đạt tỷ lệ từ trung bình trở lên đối với hai môn tiếng Việt và Toán là trên 90%, hạnh kiểm là trên 95%.

+ Cấp THCS: tỷ lệ học lực từ trung bình trở lên đạt trên 85%; trong đó, tỷ lệ khá, giỏi đạt trên 2%; tỷ lệ hạnh kiểm từ trung bình trở lên đạt trên 95%.

+ Cấp THPT: tỷ lệ học lực từ trung bình trở lên đạt 75%; trong đó, tỷ lệ khá, giỏi đạt trên 1%; tỷ lệ hạnh kiểm từ trung bình trở lên đạt 95%.

+ Thi tốt nghiệp lớp 12, phấn đấu tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trên 70%.

b) Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên:

Tiếp tục phát triển đội ngũ giáo viên là người DTTS, phấn đấu nâng tỷ lệ cán bộ, giáo viên và nhân viên là người DTTS từ 8,9% (năm 2012) lên 10% (vào năm 2016). Riêng giáo dục mầm non từ 16,2% (năm 2012) lên 20% (vào năm 2016); Tiểu học từ 9,2% (năm 2012) lên 12% (vào năm 2016). Phấn đấu đến hết năm 2016 100% giáo viên dạy ở các trường Tiểu học có học sinh là người DTTS M'Nông, Ê đê và các trường Phổ thông dân tộc bản trú (PTDTBT), Phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) được đào tạo tiếng M'Nông, Ê đê, Phấn đấu 100% giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo các quy định hiện hành.

c) Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:

Lồng ghép các Chương trình, Đề án, Kế hoạch đã được phê duyệt, các Chương trình mục tiêu quốc gia, ngân sách địa phương và công tác xã hội hóa giáo dục để đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào DTTS. Trong phạm vi của Kế hoạch này, không xây dựng mục tiêu mà tận dụng mọi cơ sở vật chất có thể có để đạt các mục tiêu nêu ở trên.

II. Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số tại chỗ và học sinh dân tộc Mông

1. Chuyển biến nhận thức trong nhân dân, cán bộ, giáo viên:

- Làm cho đồng bào các DTTS và xã hội có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS nói chung và chất lượng học sinh DTTS tại chỗ, dân tộc Mông nói riêng. Để từ đó thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và học sinh DTTS.

- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của ngành giáo dục trước hết phải coi đây là trách nhiệm của mình; từ đó, nêu có ý thức trách nhiệm trong tất cả mọi hoạt động dạy và học. Chú trọng trong công tác phân loại học sinh, nhận thức đầy đủ xu hướng cá biệt hóa người học trong quá trình dạy học để có phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá năng lực đối tượng học sinh DTTS.

2. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên:

- Tăng cường đổi mới công tác quản lý giáo dục, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý phù hợp; kết hợp bồi dưỡng năng lực quản lý với bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý. Quy hoạch cán bộ quản lý giáo dục phù hợp với tình hình phát triển giáo dục trong các năm tới; tăng cường công tác bồi dưỡng lý luận chính trị kết hợp với việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng giáo viên theo quy định, tăng cường bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá. Đối với giáo viên giảng dạy ở vùng đồng bào DTTS và các trường PTDTNT, ngoài công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cần phải bồi dưỡng, thêm tiếng đồng bào DTTS, trước mắt tập trung bồi dưỡng tiếng M'Nông và Ê đê, các giáo viên dạy ở các trường PTDTNT, PTDTBT và vùng đồng bào dân tộc M'Nông phải nói thành thạo tiếng M'Nông.

3. Tăng cường tiếng Việt và phụ đạo học sinh yếu kém:

a) Tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1 và lớp 2:

Triển khai chương trình chuẩn bị tiếng Việt cho học sinh DTTS ở lớp mẫu giáo 5 tuổi để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Các trường tiểu học triển khai tốt các chuyên đề "Tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS ở tiểu học" thể hiện qua: xây dựng môi trường tiếng Việt ở lớp học, trường học; phương pháp sử dụng tiếng mẹ để để dạy tiếng Việt cho học sinh DTTS; phương pháp dạy tiếng Việt qua các môn học khác, môn tiếng Việt của chương trình tiêu chọc; tăng cường đồ dùng dạy học, phương tiện nghe nhìn để dạy tiếng Việt. Một tuần tăng thêm 4 tiết/lớp, bố trí học, phương tiện nghe nhìn để dạy tiếng Việt. Một tuần tăng thêm 4 tiết/lớp, bố trí vào một buổi thứ bảy hoặc chủ nhật, áp dụng cho các lớp khối 1 và 2 để giáo viên dạy tăng cường tiếng Việt cho các em học sinh DTTS M'Nông, Mạ, Ê đê, Mông.

b) Phụ đạo học sinh yếu, kém các lớp 3, lớp 4, lớp 6, lớp 7 và lớp 8:

- Vào đầu năm học, nhà trường tổ chức kiểm tra, đánh giá phân loại học sinh. Sau khi đã phân loại, đối với học sinh DTTS yếu, kém tổ chức thành các lớp học để từ đó xây dựng kế hoạch và bố trí giáo viên giảng dạy phụ đạo theo đúng quy định và phù hợp với tình hình của nhà trường. Một tuần tăng thêm 4 tiết/lớp, bố trí vào một buổi thứ bảy hoặc chủ nhật cho hai môn tiếng Việt và Toán, áp dụng cho các lớp khối 3,4 (cấp Tiểu học) và các lớp khối 6, 7, 8 (cấp THCS) để giáo viên dạy phụ đạo học sinh yếu, kém cho các em học sinh DTTS tại chỗ M'Nông, Mạ, Ê đê và dân tộc Mông.

- Số học sinh học tăng cường tiếng Việt và phụ đạo yếu, kém được bố trí thành từng lớp học; đối với Tiểu học bố trí 25 học sinh thành một lớp; THCS bố trí 30 học sinh thành một lớp. Trong trường hợp số học sinh/lớp chưa đủ theo quy định thì có thể bổ sung học sinh yếu kém thuộc các DTTS khác để phụ đạo mà không phải là học sinh thuộc 4 dân tộc M'Nông, Mạ, Ê đê và dân tộc Mông như quy định.

4. Chính sách hỗ trợ cho học sinh và giáo viên:

a) Đối tượng: Học sinh tiểu học thuộc hộ nghèo và cận nghèo người DTTS tại chỗ M'Nông, Mạ, Ê đê và dân tộc Mông; các giáo viên giảng dạy tăng cường tiếng Việt, phụ đạo học sinh yếu, kém tại các trường có học sinh là người DTTS tại chỗ và dân tộc Mông được quy định tại điểm a và b khoảng 3 mục II của Kế hoạch này.

b) Mức hỗ trợ:

a) Đối với học sinh tiểu học là người DTTS quy định tại điểm a khoản 4 mục II của Kế hoạch này: Mức hỗ trợ 100.000 đồng/người/tháng, cấp 09 tháng/năm (mục đích là tạo điều kiện để khuyến khích các em tới trường như: mua thêm quần áo, giày dép, tăng thêm phần ăn uống, thuốc men khi ốm đau,…); thời gian cấp hỗ trợ kinh phí theo từng tháng trong năm học (học sinh theo học tại các trường PTDTNT và học sinh bán trú không thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ này).

Kinh phí ước tính: (Phụ lục 1 kèm theo), trong đó:

- Kinh phí một năm: 5.880.600.000 đồng

- Kinh phí 4 năm: 23.522.400.000 đồng

b) Đối với giáo viên dạy tăng cường tiếng Việt và phụ đạo học sinh yếu kém của các trường Tiểu học và THCS có học sinh là người DTTS tại chỗ và dân tộc Mông, quy định tại điểm a khoản 4 mục II của Kế hoạch này: Mức hỗ trợ bằng 4% mức lương tối thiểu chung/một tiết dạy, tính theo số tiết thực dạy tăng cường tiếng Việt hay phụ đạo học sinh yếu, kém; thời gian hỗ trợ kinh phí theo từng học kỳ trong năm học.

Kinh phí ước tính: (Phụ lục 2 và 3 kèm theo), trong đó:

- Kinh phí một năm: 1.714.440.000 đồng

- Kinh phí 4 năm: 6.857.760.000 đồng

* Tổng kinh phí ước tính thực hiện Kế hoạch: (Phụ lục 4 kèm theo), trong đó:

- Kinh phí một năm: 7.595.040.000 đồng;

- Kinh phí 4 năm: 30.380.160.000 đồng (Ba mươi tỷ ba trăm tám mươi triệu một trăm sáu mươi ngàn đồng).

III. Tổ chức thực hiện

1. Sở Giáo dục và Đào tạo:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã hướng dẫn triển khai thực hiện Kế hoạch này; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp kết quả, định kỳ báo cáo Thường trực HĐND tỉnh và UBND tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã tham mưu UBND tỉnh cân đối, phân bổ ngân sách đầu tư xây dựng, đảm bảo thực hiện Kế hoạch này.

3. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã tham mưu UBND tỉnh cân đối ngân sách để thực hiện Kế hoạch này.

4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội:

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong các Hội viên và nhân dân đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng đồng bào DTTS.

- Vận động, kêu gọi sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm, các đơn vị kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài tỉnh nhằm tạo nguồn lực hỗ trợ giáo dục vùng đồng bào DTTS.

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá để phong trào, danh hiệu của tổ chức mình liên quan đến công tác nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào DTTS.

5. UBND các huyện, thị xã:

- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức thực hiện Kế hoạch này đối với các trường thuộc quyền thẩm quyền quản lý.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh để nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương và tích cực huy động từ các nguồn lực khác để hỗ trợ cho sự nghiệp giáo dục tại địa phương.

- Chủ động cân đối từ ngân sách địa phương, huy động kinh phí từ các nguồn hợp lý khác để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về chất lượng giáo dục mầm non, tiểu học, THCS và việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đối với các trường theo phân cấp quản lý.

- Chỉ đạo chính quyền xã, phường, thị trấn trên địa bàn tổ chức tốt việc huy động học sinh ra lớp và duy trì sỹ số học sinh./.

 

Phụ lục 1

KINH PHÍ HỖ TRỢ CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ CẤP TIỂU HỌC

(Số liệu tổng hợp năm học 2011 - 2012)

Đối tượng học sinh tiểu học thuộc hộ nghèo và cận nghèo các dân tộc M'Nông, Mạ, Ê đê, Mông

Cấp học

Học sinh con hộ nghèo và cận nghèo

Thời gian

Mức hỗ trợ

Tiền trong 1 năm học

Tổng cộng

Tiểu học

6534

9

100.000

5.880.600.000

23.522.400.000

Tổng cộng

6534

9

100.000

5.880.600.000

23.522.400.000

 

BẢNG TỔNG HỢP SỐ HỌC SINH TIỂU HỌC NĂM HỌC 2011 - 2012 CỦA 4 DTTS

Học sinh tiểu học

Số học sinh của các dân tộc thiểu số

Tổng cộng

M'Nông

Mạ

Ê đê

Mông

Số học sinh lớp 1

2148

329

219

1355

4051

Số học sinh lớp 2

1584

192

139

891

2806

Số học sinh lớp 3

1391

158

119

756

2424

Số học sinh lớp 4

1281

208

124

615

2228

Số học sinh lớp 5

1166

159

122

381

1828

Tổng cộng

7570

1046

723

3998

13337

Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của đồng bào DTTS M'Nông, Mạ, Ê đê, Mông tạm tính bình quân 4 năm là 49%

 

Phụ lục 2

KINH PHÍ HỖ TRỢ CHI TRẢ CHO GIÁO VIÊN DẠY TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT

(Số liệu tổng hợp năm học 2011 - 2012)

Đối tượng học sinh tiểu học thuộc hộ nghèo và cận nghèo các dân tộc M'Nông, Mạ, Ê đê, Mông

Cấp học

Tổng số lớp

TS tiết / tuần

TS tiết / năm
(30 tuần)

Số tiền mỗi tiết

Năm 2012

Tổng cộng

Tiểu học

274

4

30

42.000

1.380.960.000

5.523.840.000

Tổng cộng

274

4

30

42.000

1.380.960.000

5.523.840.000

 

BẢNG TỔNG HỢP SỐ HỌC SINH TIỂU HỌC NĂM HỌC 2011 - 2012 CỦA 4 DTTS

Học sinh tiểu học

Số học sinh của các dân tộc thiểu số

Tổng cộng

Số lớp

M'nông

Mạ

Ê đê

Mông

Số học sinh lớp 1

2148

329

219

1355

4051

162

Số học sinh lớp 2

1584

192

139

891

2806

112

Tổng cộng

3732

521

358

2246

6857

274

 

Phụ lục 3

KINH PHÍ HỖ TRỢ CHI TRẢ CHO GIÁO VIÊN PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM

(Số liệu tổng hợp năm học 2011 - 2012)

Đối tượng học phụ đạo là HS yếu, kém lớp 3, 4 và lớp 6, 7, 8 của 4 đối tượng trong Đề án

Đơn vị tính: đồng

Cấp học

Số HS yếu, kém học kỳ I năm học 2011 - 2012

TS Lớp

TS tiết / tuần

TS tiết / năm
(30 tuần)

Số tiền

Năm 2012

Tổng cộng

Tiểu học

744

37

4

4440

42.000

186.480.000

745.920.000

THCS

764

25

4

3500

42.000

147.000.000

558.000.000

Tổng cộng

1508

62

8

7940

42.000

333.480.000

1.333.920.000

 

Số HS yếu, kém năm học 2011 - 2012 được tổng hợp từ số liệu của bảng sau:

Thống kê học sinh DTTS lớp 3, 4 bậc tiểu học năm học 2011 - 2012

 

Mông

Ê đê

M'Nông

Mạ

Tổng

Số HS lớp 3 năm học 2011 - 2012

1391

158

119

756

2424

Số HS lớp 4 năm học 2011 - 2012

615

124

1281

208

2228

Số HS lớp 3,4 yếu, kém năm học 2011 - 2012

401

56

280

193

744

 

Thống kê học sinh DTTS lớp 6, 7, 8 cấp THCS năm học 2011 - 2012

 

Mông

Ê đê

M'Nông

Mạ

Tổng

Số HS lớp 6 năm học 2011 - 2012

367

114

1061

152

1694

Số HS lớp 7 năm học 2011 - 2012

232

80

686

155

1153

Số HS lớp 8 năm học 2011 - 2012

172

93

586

122

973

Số HS lớp 6,7,8 yếu, kém năm học 2011 - 2012

193

72

583

107

764

Tỷ lệ học sinh DTTS của 4 đối tượng trong Đề án yếu, kém bình quân trong 4 năm học của lớp 6, 7, 8 là 20%

Tỷ lệ học sinh DTTS của 4 đối tượng trong Đề án yếu, kém bình quân trong 4 năm học của lớp 3, 4 là 16%

 

Phụ lục 4

KINH PHÍ HỖ TRỢ CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ CẤP TIỂU HỌC

(Số liệu tổng hợp năm học 2011 - 2012)

Đối tượng học sinh tiểu học thuộc hộ nghèo và cận nghèo các dân tộc M'Nông, Mạ, Ê đê, Mông

Stt

Nội dung hỗ trợ kinh phí

Kinh phí ước năm 2013

Kinh phí 4 năm ước tính

1

Kinh phí hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số bậc tiểu học

5.880.600.000

23.522.400.000

2

Kinh phí hỗ trợ chi trả giáo viên dạy tăng cường Tiếng việt

1.380.960.000

5.523.840.000

3

Kinh phí hỗ trợ chi trả giáo viên dạy học sinh yếu, kém

333.480.000

1.333.920.000

 

Tổng kinh phí

7.595.040.000

30.380.160.000

 

Phụ lục 5

LỘ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 4 NĂM HỌC

(Từ năm học 2012 - 2013 đến năm học 2015 - 2016)

Stt

Nội dung thực hiện

Thời gian

Năm học 2012 - 2013

Năm học 2013 - 2014

Năm học 2014 - 2015

Năm học 2015 - 2016

1

Nâng cao chất lượng học sinh DTTS tại chỗ và học sinh dân tộc Mông

Cấp tiểu học

Học lực: tỷ lệ trung bình trở lên đạt 73%

Học lực: tỷ lệ trung bình trở lên đạt 78%

Học lực: tỷ lệ trung bình trở lên đạt 84%

Học lực: tỷ lệ trung bình trở lên đạt 90%

Cấp THCS

Học lực: tỷ lệ trung bình trở lên đạt 70%

Học lực: tỷ lệ trung bình trở lên đạt 75%

Học lực: tỷ lệ trung bình trở lên đạt 80%

Học lực: tỷ lệ trung bình trở lên đạt 85%

Cấp THPT

Học lực: tỷ lệ trung bình trở lên đạt 60%

Học lực: tỷ lệ trung bình trở lên đạt 67%

Học lực: tỷ lệ trung bình trở lên đạt 73%

Học lực: tỷ lệ trung bình trở lên đạt 75%

2

Bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên

GV các trường tiểu học

40% giáo viên được bồi dưỡng

60% giáo viên được bồi dưỡng

80% giáo viên được bồi dưỡng

100% giáo viên được bồi dưỡng

GV trường PTDTNT, PTDTBT

50% giáo viên được bồi dưỡng

70% giáo viên được bồi dưỡng

100% giáo viên được bồi dưỡng

100% giáo viên được bồi dưỡng

3

Kinh phí thực hiện

30.380.160.000

7.595.040.000

7.595.040.000

7.595.040.000

7.595.040.000