Quyết định 371/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
Số hiệu: 371/QĐ-VKSTC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người ký: Nguyễn Duy Giảng
Ngày ban hành: 15/10/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tố tụng và các phương thức giải quyết tranh chấp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 371/QĐ-VKSTC

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN THAM GIA PHIÊN TÒA XÉT XỬ GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;

Căn cứ Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Lãnh đạo VKSND tối cao;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, Vụ 9.

KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG




Nguyễn Duy Giảng

 

QUY ĐỊNH

VỀ HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN THAM GIA PHIÊN TÒA XÉT XỬ GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 371/QĐ-VKSTC ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động (sau đây viết tắt là vụ án dân sự), gồm các giai đoạn trước, trong và sau phiên tòa, kể từ khi Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa đến khi kết thúc kiểm sát quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.

2. Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên cao cấp được phân công tham gia phiên tòa xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự (gọi chung là Kiểm sát viên).

3. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức được phân công nghiên cứu hồ sơ vụ án giám đốc thẩm, tái thẩm, giúp việc cho Kiểm sát viên tham gia phiên tòa (gọi chung là người nghiên cứu hồ sơ).

Điều 3. Nguyên tắc hoạt động

1. Tuân thủ pháp luật về tố tụng dân sự và quy định pháp luật khác có liên quan; các quy định, hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Bảo đảm tuân thủ quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Điều 4. Phân công, thay đổi Kiểm sát viên, người nghiên cứu hồ sơ vụ án

Việc phân công, thay đổi Kiểm sát viên, người nghiên cứu hồ sơ vụ án ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm thực hiện theo Điều 4 Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự sơ thẩm (ban hành kèm theo Quyết định số 458/QĐ-VKSTC ngày 04/10/2019 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) (sau đây gọi tắt là Quy định số 458/2019). Đồng thời, chú ý những nội dung sau:

1. Viện trưởng Viện kiểm sát phân công Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ vụ án để tham gia phiên tòa xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm và có thể phân công người nghiên cứu hồ sơ giúp việc cho Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.

2. Phân công Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham gia phiên tòa xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Phân công Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tham gia phiên tòa xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao.

3. Trường hợp Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao không thể tham gia phiên tòa xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và trường hợp Kiểm sát viên cao cấp Viện kiểm sát nhân dân cấp cao không thể tham gia phiên tòa xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao và không có Kiểm sát viên dự khuyết được phân công tham gia ngay từ đầu thì Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa phải báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát cùng cấp thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.

Chương II

HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRƯỚC KHI THAM GIA PHIÊN TÒA XÉT XỬ GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ

Điều 5. Các hoạt động của Kiểm sát viên trước phiên tòa

1. Nghiên cứu hồ sơ; báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án;

2. Lập hồ sơ kiểm sát;

3. Dự kiến diễn biến phiên tòa;

4. Dự kiến câu hỏi tại phiên tòa;

5. Dự thảo văn bản phát biểu;

6. Chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.

Điều 6. Nghiên cứu hồ sơ vụ án

1. Việc nghiên cứu hồ sơ tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 43 Quy chế công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự (ban hành kèm theo Quyết định số 364/QĐ-VKSTC ngày 02/10/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) (sau đây gọi tắt là Quy chế số 364/2017); Điều 7 Quy định số 458/2019Điều 7 Quy định về hướng dẫn hoạt động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự phúc thẩm (ban hanh kèm theo Quyết định số 363/QĐ-VKSTC ngày 12/10/2020 của Viện trường Viện kiểm sát nhân dân tối cao) (sau đây gọi tắt là Quy định số 363/2020).

2. Kiểm sát viên nghiên cứu các loại hồ sơ sau:

a) Nghiên cứu hồ sơ kiểm sát trong trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị;

b) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trong trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị đưa vụ án ra xét xử tại Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm Tòa án nhân dân cấp cao;

c) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trong trường hợp Chánh án Tòa án có thẩm quyền kháng nghị.

3. Nghiên cứu đơn đề nghị của đương sự, thông báo phát hiện vi phạm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân: Kiểm sát viên kiểm tra thời hạn gửi đơn theo quy định tại Điều 327 Bộ luật Tố tụng dân năm 2015 (BLTTDS); nghiên cứu nội dung đơn đề nghị theo quy định tại Điều 328 BLTTDS, nghiên cứu thông báo phát hiện vi phạm để xác định yêu cầu đề nghị kháng nghị (pháp luật nội dung hoặc pháp luật tố tụng).

4. Nghiên cứu tài liệu, chứng cứ đã được xác minh, thu thập trong hồ sơ vụ án; các tài liệu, chứng cứ gửi kèm theo đơn đề nghị, thông báo phát hiện vi phạm; các tài liệu, chứng cứ được thu thập, xác minh bổ sung ở giai đoạn giám đốc thẩm theo quy định tại Điều 330 BLTTDS. Đối với kháng nghị tái thẩm phải chú ý kiểm tra những tài liệu, chứng cứ được coi là tình tiết mới được phát hiện, những tình tiết mới này có thể làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ban hành bản án, quyết định đó theo quy định tại Điều 351 BLTTDS.

5. Kiểm sát việc chấp hành pháp luật của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng từ khi thụ lý vụ án sơ thẩm đến khi có quyết định kháng nghị.

6. Nghiên cứu quyết định kháng nghị:

a) Về hình thức: Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm thực hiện theo Mẫu số 31/DS, Quyết định kháng nghị tái thẩm thực hiện theo Mẫu số 33/DS, được ban hành kèm theo Quyết định số 204/QĐ-VKSTC ngày 01/6/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành mẫu văn bản tố tụng, nghiệp vụ tạm thời trong lĩnh vực kiểm sát hoạt động tư pháp (sau đây gọi tắt là Quyết định số 204/2017).

Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện theo Mẫu số 88-DS, Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao được thực hiện theo Mẫu số 89-DS, được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự (Nghị quyết số 01/2017).

b) Về nội dung: Người nghiên cứu hồ sơ vụ án nghiên cứu từng vấn đề cụ thể mà đương sự đề nghị, thông báo phát hiện vi phạm đề cập; các tài liệu, chứng cứ mà người có thẩm quyền sử dụng làm căn cứ khi quyết định kháng nghị (về thủ tục tố tụng, về áp dụng pháp luật).

Căn cứ, điều kiện kháng nghị phải bảo đảm đúng quy định tại Điều 326 và Điều 352 BLTTDS. Trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần phải có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 2 Điều 326 BLTTDS.

Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được quy định tại Điều 334, Điều 355 BLTTDS. Lưu ý trường hợp đã hết thời hạn 03 năm nhưng có các điều kiện theo quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều 334 BLTTDS thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị.

Thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm bảo đảm quy định tại Điều 331, Điều 354 BLTTDS.

Quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm phải nêu rõ căn cứ, điều kiện và bảo đảm đầy đủ nội dung theo quy định tại các điều 326, 333 và 352 BLTTDS. Quyết định kháng nghị ngoài phần nêu căn cứ pháp luật, quan hệ tranh chấp, tên đương sự phải có kết cấu gồm ba phần:

Phần nhận thấy: Ghi đầy đủ tên; phần quyết định của bản án, quyết định của Tòa án bị kháng nghị; căn cứ để kháng nghị.

Phần xét thấy: Phân tích, đánh giá các tài liệu, chứng cứ, những vi phạm của bản án, quyết định để kháng nghị phải phù hợp với các chứng cứ trong hồ sơ vụ án.

Phần Quyết định: Ghi rõ kháng nghị một phần hay toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; đề nghị theo một trong các quy định tại các khoản 2,3,4 hoặc 5 Điều 343; khoản 2 và 3 Điều 356 BLTTDS; tên của Tòa án có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án; việc thực hiện thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị của người đã ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của pháp luật.

7. Kiểm sát việc gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định tại Điều 336 và Điều 357 BLTTDS.

8. Kiểm sát thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định tại Điều 339 và Điều 357 BLTTDS.

9. Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 335 và Điều 357 BLTTDS.

10. Việc gửi quyết định thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 336, Điều 357 BLTTDSĐiều 17 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016 của viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 02/2016).

Điều 7. Nghiên cứu hồ sơ trong trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát kháng nghị

Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ trong trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát kháng nghị để tham gia phiên tòa xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Quy định này. Đồng thời chú ý những nội dung sau: 1. Đối với hồ sơ do Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền đã quyết định kháng nghị.

a) Thời hạn nghiên cứu hồ sơ: Từ khi Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa đến khi có lịch xét xử của Tòa án có thẩm quyền. Do đó, Kiểm sát viên chủ động nghiên cứu hồ sơ để tham gia phiên tòa.

b) Nội dung: Trên cơ sở hồ sơ kiểm sát, Kiểm sát viên đọc hồ sơ, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã sử dụng làm căn cứ khi quyết định kháng nghị để bảo vệ quan điểm kháng nghị. Trường hợp Kiểm sát viên tham gia phiên tòa không trực tiếp nghiên cứu hồ sơ mà thấy căn cứ kháng nghị chưa vững chắc thì Kiểm sát viên có thể yêu cầu người nghiên cứu hồ sơ vụ án báo cáo lại những vấn đề chưa rõ. Trường hợp cần thiết, báo cáo đề xuất Viện trưởng Viện kiểm sát xem xét, quyết định, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để làm căn cứ bảo vệ kháng nghị hoặc đề xuất thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.

2. Đối với hồ sơ vụ án do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị đưa ra xét xử tại Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm Tòa án nhân dân cấp cao:

a) Thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án: 15 ngày (hồ sơ do Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm chuyển cho Viện kiểm sát) theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 02/2016.

b) Nội dung: Trên cơ sở tài liệu, chứng cứ đã được sử dụng làm căn cứ quyết định kháng nghị nếu phát hiện tài liệu, chứng cứ, căn cứ khác dẫn đến phải thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị thì trước khi mở phiên tòa, Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được phân công tham gia phiên tòa phải báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao bằng văn bản, để Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Quyết định của Viện trường Viện kiểm sát nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng (điểm a khoản 3 Điều 49 Quy chế số 364/2017).

3. Báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án.

Người nghiên cứu hồ sơ xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án với người có thẩm quyền, đề xuất quan điểm giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 44 Quy chế số 364/2017.

Người nghiên cứu hồ sơ xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án phải phản ánh đầy đủ, trung thực, khách quan nội dung vụ án. Báo cáo được lập theo Mẫu số 30/DS Quyết định số 204/2017 và được lưu vào hồ sơ kiểm sát. Người nghiên cứu hồ sơ vụ án phải ký, ghi rõ họ tên vào cuối báo cáo.

Điều 8. Nghiên cứu hồ sơ vụ án trong trường hợp Chánh án Tòa án kháng nghị

Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ vụ án trong trường hợp Chánh án Tòa án có thẩm quyền kháng nghị để tham gia phiên tòa xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm theo Điều 6 của Quy định này. Đồng thời, cần chú ý những nội dung sau:

1. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án là 15 ngày theo quy định tại khoản 2 Điều 336, Điều 357 BLTTDS.

2. Nghiên cứu căn cứ, điều kiện kháng nghị.

3. Báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Quy định này. Nội dung báo cáo ngoài phần mở đầu, phải thể hiện rõ các nội dung sau:

a) Thể hiện rõ phần nội dung đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; thông báo đề nghị giải quyết vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; tài liệu, chứng cứ do người khởi kiện, người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) xuất trình;

b) Nội dung các quyết định giải quyết vụ án của Tòa án ở từng giai đoạn tố tụng;

c) Tài liệu, chứng cứ do Tòa án hoặc Viện kiểm sát xác minh, thu thập trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm;

d) Nhận xét, đánh giá, ý kiến đề xuất của người nghiên cứu đối với vụ án về tố tụng, nội dung, đường lối giải quyết vụ án: Chấp nhận kháng nghị; chấp nhận một phần kháng nghị; không chấp nhận kháng nghị.

đ) Ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Vụ (Viện nghiệp vụ), Lãnh đạo Viện kiểm sát.

4. Kiểm sát việc thay đổi, bổ sung, rút quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Chánh án Tòa án:

a) Kiểm sát về thẩm quyền, hình thức, nội dung, căn cứ quyết định thay đổi, bổ sung kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại các điều 334, 335,357 BLTTDS.

b) Kiểm sát về thẩm quyền, hình thức, nội dung, căn cứ quyết định rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị trước khi mở phiên tòa giám đốc thẩm hoặc tái thẩm theo quy định tại các điều 334, 335 và 357 BLTTDS. Việc rút quyết định kháng nghị phải được thực hiện bằng quyết định.

5. Kiểm sát việc gửi quyết định thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa Tòa án bảo đảm thực hiện đúng quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 336, Điều 357 BLTTDS.

Điều 9. Lập hồ sơ kiểm sát

Việc lập hồ sơ kiểm sát ờ giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 42 Quy chế số 364/2017 và theo hướng dẫn về lập hồ sơ kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

1. Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm kháng nghị: Hồ sơ kiểm sát đã được lập khi có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; sau khi ban hành kháng nghị nếu có thêm tài liệu, chứng cứ thì bổ sung vào hồ sơ để làm căn cứ bảo vệ kháng nghị hoặc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.

2. Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị đưa vụ án ra xét xử tại Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm Tòa án nhân dân cấp cao và trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân có thẩm quyền kháng nghị hồ sơ kiểm sát được lập gồm các nội dung:

a) Hồ sơ kiểm sát phải trích cứu đầy đủ, trung thực lời trình bày của đương sự, sao chụp đầy đủ tài liệu, chứng cứ và thể hiện rõ nguồn của tài liệu, chứng cứ được thu thập ở các giai đoạn tố tụng;

b) Hồ sơ phải có đơn, thông báo, kiến nghị đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân;

c) Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiêm sát nhân dân hoặc Chánh án Tòa án nhân dân;

d) Tài liệu chứng cứ do Tòa án, Viện kiểm sát xác minh, thu thập, do đương sự giao nộp cho Tòa án ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm;

đ) Hồ sơ kiểm sát thể hiện báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ của người nghiên cứu hồ sơ, quan điểm của Lãnh đạo Vụ (Viện nghiệp vụ) Về vụ án, ý kiến chỉ đạo, đường lối giải quyết vụ án của Lãnh đạo Viện;

e) Tài liệu có trong hồ sơ phải được sắp xếp thứ tự theo đúng các tiêu mục trên bìa hồ sơ, được đánh số bút lục từ 1 đến số cuối cùng;

g) Người lập hồ sơ phải ký tên vào phần cuối của mục lục tài liệu. Hồ sơ kiểm sát phải được quản lý chặt chẽ theo đúng quy định của Nhà nước, của ngành Kiểm sát về quản lý, lưu trữ tài liệu.

Điều 10. Dự kiến diễn biến phiên tòa; dự kiến câu hỏi tại phiên tòa

1. Trước khi tham gia phiên tòa, Kiểm sát viên phải dự kiến diễn biến phiên tòa trên cơ sở nội dung đơn đề nghị của đương sự, thông báo phát hiện vi phạm đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; nội dung kháng nghị và tài liệu trong hồ sơ vụ án; những tình huống có thể phát sinh tại phiên tòa như: Xuất hiện chứng cứ mới, đương sự thỏa thuận tại phiên tòa (trong trường hợp họ được triệu tập tham dự phiên tòa). Để chủ động xử lý tình huống tại phiên tòa, Kiểm sát viên phải nắm chắc các nội dung, căn cứ của quyết định kháng nghị để bảo vệ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kết luận đối với kháng nghị của Chánh án Tòa án tại phiên tòa xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.

2. Kiểm sát viên dự kiến câu hỏi để làm sáng tỏ những vấn đề còn chưa rõ, còn mâu thuẫn giữa các tài liệu, chứng cứ để có quan điểm giải quyết vụ án của Viện kiểm sát trong trường hợp đương sự được Tòa án triệu tập.

Điều 11. Xây dựng dự thảo văn bản phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm

Kiểm sát viên duyệt dự thảo văn bản phát biểu tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm do người nghiên cứu hồ sơ vụ án xây dựng, báo cáo.

1. Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát kháng nghị: Văn bản dự thảo phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát được thực hiện theo Mẫu số 39/DS Quyết định số 204/2017. Bản dự thảo văn bản phát biểu kết cấu gồm hai phần:

a) Về tố tụng: Nhận xét về thành phần Hội đồng xét xử (HĐXX), nhận xét thủ tục xét xử tại phiên tòa.

b) Về nội dung: Dự thảo văn bản phát biểu phải nêu và phân tích được các vấn đề quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư liên tịch số 02/2016.

Nội dung của Dự thảo văn bản phát biểu phải nêu được kháng nghị đối với bản án, quyết định nào; kháng nghị đối với toàn bộ hay một phần của bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; nội dung quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị; những nhận xét, phân tích về vi phạm của bản án, quyết định bị kháng nghị; phân tích, đánh giá chứng cứ xác minh, thu thập được trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm (nếu có), so sánh với những tài liệu chứng cứ đã được thu thập ở cấp sơ thẩm, phúc thẩm (trong trường hợp có mâu thuẫn), nêu căn cứ pháp luật để kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; đề nghị của người kháng nghị.

2. Trường hợp Chánh án Tòa án kháng nghị: Bản dự thảo phát biểu thể hiện ý kiến của Viện kiểm sát đối với kháng nghị của Chánh án Tòa án được thực hiện theo Mẫu số 40/DS Quyết định số 204/2017. Bản dự thảo phát biểu kết cấu gồm hai phần:

a) Về tố tụng: Nhận xét về thành phần Hội đồng xét xử, thủ tục xét xử tại phiên tòa; nhận xét, đánh giá về hình thức và tính hợp pháp của kháng nghị về căn cứ, thẩm quyền, thời hạn kháng nghị;

b) Về nội dung: Dự thảo văn bản phát biểu phải nêu và phân tích được các vấn đề quy định tại khoản 2 Điều 31 Thông tư liên tịch số 02/2016.

Điều 12. Chuyển trả hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm

Trong trường hợp Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị thì Viện kiểm sát chuyển trả hồ sơ cho Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 336 BLTTDSkhoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 02/2016. Phương thức chuyển trả hồ sơ được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 02/2016.

Chương III

HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ

Điều 13. Các hoạt động của Kiểm sát viên tại phiên tòa

1. Theo dõi và ghi chép diễn biến tại phiên tòa; kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự; thời hạn mở phiên tòa;

2. Trình bày kháng nghị của Viện kiểm sát trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị;

3. Kiểm sát việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị (nếu có);

4. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án tại phiên tòa;

5. Kiểm sát thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.

Điều 14. Theo dõi và ghi chép diễn biến tại phiên tòa; kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự

1. Việc theo dõi và ghi chép diễn biến tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm thực hiện theo khoản 1 Điều 25 Quy định số 458/2019.

2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự:

a) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện như tại phiên tòa phúc thẩm và theo quy định tại Điều 50 Quy chế số 364/2017.

b) Kiểm sát thời hạn mở phiên tòa theo quy định tại các điều 339 và 357 BLTTDS. Theo BLTTDS, không có quy định về gia hạn thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm.

c) Tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm, Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa và đương sự, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có).

d) Kiểm sát thành phần Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 337, Điều 357 BLTTDS, Kiểm sát viên xem xét thành phần Ủy ban Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp cao gồm 03 Thẩm phán hay toàn thể và Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm 05 Thẩm phán hay toàn thể; kiểm sát người tiến hành tố tụng có thuộc những trường hợp phải từ chối hoặc bị thay đổi theo quy định tại các điều 52, 53 và 54 BLTTDS.

đ) Kiểm sát việc thực hiện đúng và đầy đủ trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên tòa và phạm vi giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định tại các điều 341, 342 và 357 BLTTDS.

e) Kiểm sát việc cung cấp, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa. Trường hợp tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm, đương sự được Tòa án triệu tập cung cấp tài liệu, chứng cứ, nếu tài liệu, chứng cứ đó đã được Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm yêu cầu đương sự giao nộp, nhưng đương sự không giao nộp được vì lý do chính đáng hoặc tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không yêu cầu giao nộp và đương sự cũng không biết được trong quá trình giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm, thì được Hội đồng giám đốc, tái thẩm xem xét, quyết định việc chấp nhận.

g) Kiểm sát việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị: Trường hợp tại phiên tòa có tài liệu, chứng cứ phải thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị, Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa để ban hành quyết định thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị. Kiểm sát viên trên cơ sở tài liệu, chứng cứ, diễn biến tại phiên tòa để xác định việc Tòa án thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị của Tòa án có phù hợp, đúng pháp luật (tổng hợp để đề xuất báo cáo lãnh đạo Viện nếu việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị không có căn cứ).

Điều 15. Trình bày kháng nghị; Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án tại phiên tòa

1. Trình bày kháng nghị:

a) Một thành viên Hội đồng xét xử trình bày nội dung kháng nghị của Chánh án Tòa án trong trường hợp Tòa án kháng nghị;

b) Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị.

2. Kiểm sát viên phát biểu tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm:

a) Kiểm sát viên phát biểu tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo khoản 1 Điều 31 Thông tư liên tịch số 02/2016Điều 51 Quy chế số 364/2017 đối với trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát kháng nghị.

b) Kiểm sát viên phát biểu tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm đối với trường hợp Chánh án Tòa án kháng nghị theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Thông tư liên tịch số 02/2016Điều 51 Quy chế số 364/2017.

B1) Nếu kháng nghị của Chánh án Tòa án có căn cứ, Kiểm sát viên căn cứ khoản 2, 3 và 4 Điều 343 và các điều 344,345,346 và 347 BLTTDS phát biểu đề nghị Hội đồng xét xử giải quyết vụ án theo hướng nhất trí kháng nghị;

b2) Nếu kháng nghị của Chánh án Tòa án không có căn cứ thì Kiểm sát viên căn cứ khoản 1 Điều 343 BLTTDS phát biểu đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

b3) Nếu Chánh án Tòa án có quyết định rút một phần hoặc toàn bộ quyết định kháng nghị thì Kiểm sát viên căn cứ vào quy định của pháp luật, nội dung rút một phần hoặc toàn bộ quyết định kháng nghị để phát biểu.

Điều 16. Thực hiện thẩm quyền rút kháng nghị của Viện kiểm sát và kiểm sát việc rút kháng nghị của Chánh án Tòa án

1. Viện kiểm sát rút kháng nghị:

Việc rút kháng nghị tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 49 Quy chế số 364/2017; trường hợp phát sinh tài liệu, tình tiết mới có thể dẫn tới việc rút kháng nghị thì Kiểm sát viên xử lý như quy định tại khoản 3 Điều 49 Quy chế số 364/2017.

Nếu có tài liệu, chứng cứ hoặc căn cứ khác làm thay đổi kháng nghị của Viện kiểm sát thì Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa để báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét, quyết định việc thay đổi, bổ sung hoặc rút kháng nghị; nếu Hội đồng xét xử không chấp nhận và vẫn tiến hành xét xử thì Kiểm sát viên tiếp tục tham gia phiên tòa và thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Sau phiên tòa, Kiểm sát viên phải báo cáo ngay Viện trưởng Viện kiểm sát.

Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị đưa vụ án ra xét xử tại Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm Tòa án nhân dân cấp cao, nếu phát hiện tài liệu, chứng cứ khác dẫn đến phải thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị thì Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được phân công tham gia phiên tòa đề nghị Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên toà để báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát có thẩm quyền. Nếu Hội đồng xét xử không chấp nhận và vẫn tiến hành xét xử thì Kiểm sát viên tiếp tục tham gia phiên toà và thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; nhưng sau phiên tòa phải báo cáo ngay Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao để báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.

2. Kiểm sát việc rút kháng nghị của Chánh án Tòa án

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm trường hợp Chánh án Tòa án rút kháng nghị, Kiểm sát viên trình bày ý kiến về tính có căn cứ và hợp pháp của việc rút kháng nghị của Chánh án Tòa án.

Điều 17. Kiểm sát thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm

Khi tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm, Kiểm sát viên căn cứ quy định tại các điều 343, 344, 345, 346, 347 và 356 BLTTDS để kiểm sát thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.

1. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, kiểm sát việc thực hiện thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm được quy định tại Điều 343 BLTTDS:

a) Hội đồng xét xử giám đốc thẩm quyết định giao xét xử phúc thẩm lại thì chỉ tuyên bố hủy một phần hay toàn bộ bản án, quyết định phúc thẩm bị kháng nghị; nếu giao xét xử sơ thẩm lại thì phải hủy cả bản án, quyết định phúc thẩm bị kháng nghị và cả bản án, quyết định sơ thẩm. Đồng thời, cần tuyên rõ tên Tòa án được giao xét xử sơ thẩm hay phúc thẩm lại.

c) Trường hợp hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án được quy định cụ thể tại Điều 346 BLTTDS;

d) Đối với những trường hợp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc sửa; hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án; sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nếu bản án, quyết định đó đã được thi hành thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án.

2. Kiểm sát việc thực hiện thẩm quyền của Hội đông xét xử tái thẩm

a) Thẩm quyền của Hội đồng xét xử tái thẩm được quy định tại Điều 356 BLT1ĐS.

b) Kiểm sát viên tham gia phiên tòa kiểm sát thẩm quyền của HĐXX tái thẩm có đúng theo quy định tại Điều 356 BLTTDS. Hội đồng xét xử tái thẩm không được sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Chương IV

HOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN SAU PHIÊN TÒA XÉT XỬ GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ

Điều 18. Các hoạt động của Kiểm sát viên sau phiên tòa

1. Gửi văn bản phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên, báo cáo kết quả xét xử;

2. Kiểm sát quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm;

3. Kiểm sát việc giải thích, sửa chữa quyết định; gửi quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm;

4. Hoàn thiện, lưu hồ sơ kiểm sát.

Điều 19. Gửi văn bản phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên, báo cáo kết quả xét xử

1. Kiểm sát viên gửi văn bản phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định tại khoản 3 Điều 341 BLTTDS, ngay sau khi kết thúc phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án. Văn bản phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm theo Mẫu số 39 Quyết định số 204/2017 (trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát kháng nghị), Mẫu số 40 Quyết định số 204/2017 (trường hợp Chánh án Tòa án kháng nghị).

2. Kiểm sát viên phải báo cáo ngay kết quả xét xử vụ án theo quy định tại Điều 52 Quy chế số 364/2017. Đề xuất, báo cáo Lãnh đạo đơn vị, báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong trường hợp phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc phát hiện quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao có vi phạm pháp luật cần tiếp tục kháng nghị giám đốc thẩm.

Trường hợp phát hiện quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mà Tòa án và đương sự đã không thể biết được khi ra quyết định đó thì Kiểm sát viên báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định đó theo thủ tục đặc biệt. Thông báo bằng văn bản kết quả xét xử cho Viện kiểm sát địa phương nơi Tòa án đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm biết.

3. Tập hợp vi phạm pháp luật của Tòa án nhân dân và các cơ quan liên quan trong quá trình giải quyết vụ án dân sự để báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân và các cơ quan liên quan kịp thời khắc phục vi phạm và có biện pháp phòng ngừa.

Trường hợp phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì phải thông báo cho Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Kiểm sát quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm

Kiểm sát viên kiểm sát quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Quy định về quy trình, kỹ năng kiểm sát bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự của Tòa án (ban hành kèm theo Quyết định số 399/QĐ-VKSTC ngày 06/9/2019 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao).

Điều 21. Kiểm sát việc giải thích, sửa chữa quyết định; kiểm sát việc gửi quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm

1. Kiểm sát viên kiểm sát việc giải thích, sửa chữa quyết định của Tòa án phải căn cứ vào biên bản phiên tòa, biên bản nghị án. Việc giải thích, sửa chữa quyết định được thực hiện theo quy định tại Điều 268 và Điều 486 BLTTDS.

2. Kiểm sát việc gửi quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo Điều 350 và Điều 357 BLTTDS.

Trường hợp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm không gửi cho Viện kiểm sát theo đúng quy định thì Viện kiểm sát thực hiện quyền kiến nghị việc chậm gửi quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án đó đối với Hội đồng xét xử hoặc tổng hợp vi phạm để ban hành kiến nghị chung.

Điều 22. Hoàn thiện, lưu hồ sơ kiểm sát

Khi hoàn thành kiểm sát Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm thực hiện lưu hồ sơ kiểm sát theo quy định tại Điều 35 Quy định số 363/2020.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 23. Hiệu lực thi hành

Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký Quyết định ban hành.

Những nội dung đã được quy định tại Quy chế số 364/2017 và được quy định cụ thể và chi tiết hơn tại Quy định này thì thực hiện theo Quy định này.

Những nội dung đã được quy định tại Quy chế số 364/2017 mà không có trong Quy định này thì thực hiện theo Quy chế số 364/2017.

Điều 24. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Quy định này.

2. Vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình (Vụ 9); Vụ kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Vụ 10) có trách nhiệm tham mưu, giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy định này trong toàn ngành Kiểm sát.

Điều 25. Sửa đổi, bổ sung Quy định

Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu phát sinh vướng mắc hoặc những vấn đề mới cần sửa đổi, bổ sung thì các đơn vị liên quan thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao (thông qua Vụ 9) để hướng dẫn, đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Việc sửa đổi, bổ sung Quy định này do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định./.

Điều 4. Phân công, thay đổi Kiểm sát viên, người nghiên cứu hồ sơ

1. Phân công nghiên cứu hồ sơ vụ án

Viện trưởng Viện kiểm sát phân công Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ vụ án. Viện trưởng Viện kiểm sát có thể phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác nghiên cứu hồ sơ giúp việc cho Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.

2. Phân công Kiểm sát viên tham gia phiên tòa; phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức giúp việc cho Kiểm sát viên tại phiên tòa.

a. Viện trưởng Viện kiểm sát phải phân công Kiểm sát viên, Kiểm sát viên dự khuyết tham gia phiên tòa theo quy định tại Điều 24 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (viết tắt là TTLT số 02/2016). Đối với những vụ án phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, dự kiến thời gian xét xử kéo dài thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thể phân công nhiều Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, trong trường hợp này phải phân công một Kiểm sát viên có trách nhiệm điều hành các Kiểm sát viên khác khi thực hiện nhiệm vụ tại phiên tòa. Kiểm sát viên, Kiểm sát viên dự khuyết được phân công phải tham gia phiên tòa theo quy định tại Điều 232 Bộ luật tố tụng dân sự (viết tắt là BLTTDS).

Trường hợp Kiểm sát viên không thể tham gia phiên tòa mà không có Kiểm sát viên dự khuyết tham gia phiên tòa ngay từ đầu thì Kiểm sát viên báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.

b. Viện trưởng Viện kiểm sát có thể phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức giúp Kiểm sát viên tại phiên tòa

3. Việc thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên được thực hiện theo các điều 60, 61 và 62 BLTTDS. Việc thay đổi công chức được thực hiện như thay đổi Kiểm tra viên.

4. Quyết định phân công, thay đổi Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, Kiểm tra viên giúp việc cho Kiểm sát viên tham gia phiên tòa theo mẫu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành.

Xem nội dung VB
Điều 43. Nghiên cứu hồ sơ vụ án

1. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án để tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 19 và Điều 30 của Quy chế này.

Kiểm sát viên, Kiểm tra viên tập trung nghiên cứu kỹ đơn, thông báo đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; kháng nghị của Chánh án Tòa án có thẩm quyền; tài liệu, chứng cứ đã được thu thập ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm và nội dung của bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

2. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 336 BLTTDS và hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 TTLT số 02/2016.

Xem nội dung VB
Điều 7. Nghiên cứu hồ sơ vụ án

1. Người nghiên cứu hồ sơ vụ án phải nghiên cứu toàn bộ tài liệu có trong hồ sơ vụ án, nắm chắc nội dung các tài liệu đó; kiểm tra các tài liệu trong hồ sơ vụ án, qua đó xác định tài liệu nào là chứng cứ, tài liệu nào không phải là chứng cứ; cần phải thu thập thêm tài liệu, chứng cứ không; nhận dạng các vi phạm của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để đưa ra các yêu cầu, kiến nghị kịp thời; các tài liệu cần trích cứu, những tài liệu, chứng cứ phải sao chụp để xây dựng hồ sơ kiểm sát.

Người nghiên cứu hồ sơ vụ án nghiên cứu theo từng vấn đề cụ thể, như nghiên cứu yêu cầu của nguyên đơn, hệ thống tài liệu, chứng cứ mà nguyên đơn xuất trình; nghiên cứu nội dung trình bày hoặc yêu cầu phản tố của bị đơn, hệ thống tài liệu, chứng cứ mà bị đơn xuất trình; nghiên cứu yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, hệ thống tài liệu, chứng cứ mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan xuất trình; nghiên cứu lời khai người làm chứng, hệ thống tài liệu, chứng cứ mà người làm chứng xuất trình (nếu có)…

2. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều 220 BLTTDS.

Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quy định thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án của người được phân công nghiên cứu hồ sơ vụ án, thời gian Lãnh đạo đơn vị, Lãnh đạo Viện kiểm sát duyệt án cho phù hợp.

3. Trường hợp người nghiên cứu hồ sơ không phải là Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, quá trình nghiên cứu hồ sơ có vướng mắc hoặc đề xuất liên quan đến nội dung vụ án phải báo cáo Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa cho ý kiến giải quyết hoặc báo cáo Lãnh đạo đơn vị, Lãnh đạo Viện xem xét, quyết định. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa là người thẩm định kết quả nghiên cứu hồ sơ của người nghiên cứu hồ sơ và trực tiếp báo cáo Lãnh đạo đơn vị, Lãnh đạo Viện kiểm sát kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án hoặc ủy quyền cho người nghiên cứu hồ sơ báo cáo khi được Lãnh đạo đơn vị, Lãnh đạo Viện kiểm sát đồng ý. Trường hợp không có sự thống nhất giữa người nghiên cứu hồ sơ và Kiểm sát viên tham gia phiên tòa thì trước khi báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát, Lãnh đạo đơn vị tổ chức thảo luận và báo cáo kết quả thảo luận của đơn vị để Lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét, quyết định.

4. Kiểm sát viên dự khuyết được phân công tham gia phiên tòa theo dõi quá trình nghiên cứu hồ sơ của người nghiên cứu hồ sơ; được nghiên cứu Báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án sau khi đã có ý kiến của Lãnh đạo Viện kiểm sát hoặc được tham dự duyệt án khi Lãnh đạo đơn vị, Lãnh đạo Viện kiểm sát yêu cầu báo cáo trực tiếp.

Xem nội dung VB
Điều 7. Nghiên cứu hồ sơ vụ án

1. Người nghiên cứu hồ sơ vụ án phải nghiên cứu, kiểm tra toàn bộ tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, nắm chắc nội dung các tài liệu, chứng cứ đó; kiểm tra tính hợp pháp của việc Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; xác định tài liệu nào là chứng cứ, tài liệu nào không phải là chứng cứ; có cần phải thu thập thêm tài liệu, chứng cứ không; nhận dạng các vi phạm của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để đưa ra yêu cầu, kiến nghị kịp thời; xác định các tài liệu cần trích cứu, tài liệu, chứng cứ phải sao chụp để xây dựng hồ sơ kiểm sát.

Người nghiên cứu hồ sơ vụ án nghiên cứu theo từng vấn đề cụ thể mà đương sự kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị; các tài liệu, chứng cứ mà đương sự, Viện kiểm sát làm căn cứ để kháng cáo, kháng nghị; các tài liệu, chứng cứ hoặc quy định của pháp luật mà Tòa án cấp sơ thẩm căn cứ để giải quyết vụ án,...

2. Thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án bảo đảm đúng quy định tại khoản 2 Điều 292 BLTTDS hoặc khoản 2 Điều 323 BLTTDS đối với vụ án theo thủ tục rút gọn.

Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương và tính chất của vụ án, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân phân chia thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án của người được phân công nghiên cứu hồ sơ vụ án, thời gian Lãnh đạo đơn vị, Lãnh đạo Viện kiểm sát duyệt án cho phù hợp.

3. Trường hợp người nghiên cứu hồ sơ không phải là Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, quá trình nghiên cứu hồ sơ có vướng mắc hoặc đề xuất liên quan đến nội dung vụ án thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Quy định số 458/2019.

4. Kiểm sát viên dự khuyết được phân công tham gia phiên tòa thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Quy định số 458/2019.

5. Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, nếu phát hiện vi phạm của Tòa án, người tham gia tố tụng, người nghiên cứu hồ sơ tổng hợp để báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét, quyết định đường lối giải quyết vụ án hoặc kiến nghị Tòa án, người tham gia tố tụng khắc phục vi phạm theo quy định.

Xem nội dung VB
Điều 327. Phát hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

2. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này.

3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật này.

Xem nội dung VB
Điều 328. Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;

b) Tên, địa chỉ của người đề nghị;

c) Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;

d) Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;

đ) Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức đề nghị là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

2. Kèm theo đơn đề nghị, người đề nghị phải gửi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

3. Đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ được gửi cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này.

Xem nội dung VB
Điều 330. Bổ sung, xác minh tài liệu, chứng cứ trong thủ tục giám đốc thẩm

1. Đương sự có quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu tài liệu, chứng cứ đó chưa được Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án.

2. Trong quá trình giải quyết đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền yêu cầu người có đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc tự mình kiểm tra, xác minh tài liệu, chứng cứ cần thiết.

Xem nội dung VB
Điều 351. Tính chất của tái thẩm

Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.

Xem nội dung VB
Điều 326. Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;

b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;

c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

2. Người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và có đơn đề nghị theo quy định tại Điều 328 của Bộ luật này hoặc có thông báo, kiến nghị theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 327 của Bộ luật này; trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần phải có đơn đề nghị.
...

Điều 352. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;

2. Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;

3. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;

4. Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.

Xem nội dung VB
Điều 326. Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
...

2. Người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và có đơn đề nghị theo quy định tại Điều 328 của Bộ luật này hoặc có thông báo, kiến nghị theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 327 của Bộ luật này; trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần phải có đơn đề nghị.

Xem nội dung VB
Điều 334. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị:

a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 328 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;

b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.
...

Điều 355. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 352 của Bộ luật này.

Xem nội dung VB
Điều 334. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
...

2. Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị:

a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 328 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;

b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.

Xem nội dung VB
Điều 331. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
...

Điều 354. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

3. Người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm.

Xem nội dung VB
Điều 326. Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;

b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;

c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

2. Người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và có đơn đề nghị theo quy định tại Điều 328 của Bộ luật này hoặc có thông báo, kiến nghị theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 327 của Bộ luật này; trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần phải có đơn đề nghị.
...

Điều 333. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm

Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải có các nội dung chính sau đây:

1. Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;

2. Chức vụ của người ra quyết định kháng nghị;

3. Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;

4. Quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;

5. Nhận xét, phân tích những vi phạm, sai lầm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;

6. Căn cứ pháp luật để quyết định kháng nghị;

7. Kháng nghị toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

8. Tên của Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm vụ án;

9. Đề nghị của người kháng nghị.
...

Điều 352. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;

2. Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;

3. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;

4. Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.

Xem nội dung VB
Điều 343. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm

Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thẩm quyền sau đây:
...

2. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;

3. Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm;

4. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án;

5. Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
...

Điều 356. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử tái thẩm

Hội đồng xét xử tái thẩm có thẩm quyền sau đây:
...

2. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Bộ luật này quy định.

3. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.

Xem nội dung VB
Điều 336. Gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm

1. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải được gửi ngay cho Tòa án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các đương sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị.

2. Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị cùng hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp. Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.

3. Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.
...

Điều 357. Áp dụng các quy định về thủ tục giám đốc thẩm

Các quy định khác về thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định của Bộ luật này về thủ tục giám đốc thẩm.

Xem nội dung VB
Điều 339. Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm

Trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa để xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.
...

Điều 357. Áp dụng các quy định về thủ tục giám đốc thẩm

Các quy định khác về thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định của Bộ luật này về thủ tục giám đốc thẩm.

Xem nội dung VB
Điều 335. Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm

1. Người đã kháng nghị giám đốc thẩm có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị quy định tại Điều 334 của Bộ luật này. Việc thay đổi, bổ sung phải được thực hiện bằng quyết định. Quyết định thay đổi, bổ sung kháng nghị phải được gửi theo quy định tại Điều 336 của Bộ luật này.

2. Người đã kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm. Việc rút kháng nghị phải được thực hiện bằng quyết định.

3. Khi nhận được quyết định rút toàn bộ kháng nghị, Tòa án giám đốc thẩm ra quyết định đình chỉ việc xét xử giám đốc thẩm.
...

Điều 357. Áp dụng các quy định về thủ tục giám đốc thẩm

Các quy định khác về thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định của Bộ luật này về thủ tục giám đốc thẩm.

Xem nội dung VB
Điều 336. Gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm

1. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải được gửi ngay cho Tòa án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các đương sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị.
...

3. Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.
...

Điều 357. Áp dụng các quy định về thủ tục giám đốc thẩm

Các quy định khác về thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định của Bộ luật này về thủ tục giám đốc thẩm.

Xem nội dung VB
Điều 17. Gửi quyết định rút kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, văn bản thông báo về thời gian mở phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm

1. Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp quyết định rút kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Chánh án Tòa án quy định tại khoản 2 Điều 335 BLTTDS.

Quyết định rút kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát quy định tại khoản 2 Điều 335 BLTTDS được gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm.

2. Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm gửi văn bản thông báo cho Viện kiểm sát về thời gian mở phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm; trường hợp hoãn phiên tòa thì thông báo thời gian mở lại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm sau khi hoãn. Việc thông báo được thực hiện chậm nhất là 07 ngày trước ngày mở phiên tòa.

Xem nội dung VB
Điều 4. Tòa án chuyển hồ sơ vụ việc dân sự để Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp

1. Đối với phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, việc chuyển hồ sơ vụ án dân sự cho Viện kiểm sát được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 220, Điều 292, khoản 3 Điều 318, khoản 2 Điều 323, khoản 2 Điều 336, Điều 357 BLTTDS.

Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện thì quyết định kháng nghị cùng hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Tòa án nhân dân cấp cao. Sau khi thụ lý vụ án để xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm, Tòa án nhân dân cấp cao chuyển ngay hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân cấp cao để nghiên cứu, tham gia phiên tòa. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phải trả lại hồ sơ cho Tòa án.

Xem nội dung VB
Điều 49. Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
...

3. Trường hợp Viện trưởng VKSND tối cao kháng nghị đưa vụ án ra xét xử tại Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm TAND cấp cao, nếu phát hiện tài liệu, chứng cứ hoặc căn cứ khác dẫn đến phải thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị thì xử lý như sau:

a) Trước khi mở phiên tòa, Kiểm sát viên của VKSND cấp cao được phân công kiểm sát tại phiên tòa phải báo cáo Viện trưởng VKSND cấp cao để báo cáo Viện trưởng VKSND tối cao. Quyết định của Viện trưởng VKSND tối cao là quyết định cuối cùng.

Xem nội dung VB
Điều 44. Báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án

Việc báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án được thực hiện theo quy định tại Điều 20 và Điều 31 của Quy chế này.

Báo cáo phải thể hiện rõ nội dung đơn, thông báo đề nghị giải quyết vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; kháng nghị của Chánh án Tòa án; nội dung các quyết định giải quyết vụ án của Tòa án ở từng giai đoạn tố tụng; tài liệu, chứng cứ được thu thập trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm.

Xem nội dung VB
Điều 336. Gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm
...

2. Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị cùng hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp. Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.
...

Điều 357. Áp dụng các quy định về thủ tục giám đốc thẩm

Các quy định khác về thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định của Bộ luật này về thủ tục giám đốc thẩm.

Xem nội dung VB
Điều 334. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị:

a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 328 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;

b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.

Điều 335. Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm

1. Người đã kháng nghị giám đốc thẩm có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị quy định tại Điều 334 của Bộ luật này. Việc thay đổi, bổ sung phải được thực hiện bằng quyết định. Quyết định thay đổi, bổ sung kháng nghị phải được gửi theo quy định tại Điều 336 của Bộ luật này.

2. Người đã kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm. Việc rút kháng nghị phải được thực hiện bằng quyết định.

3. Khi nhận được quyết định rút toàn bộ kháng nghị, Tòa án giám đốc thẩm ra quyết định đình chỉ việc xét xử giám đốc thẩm.
...

Điều 357. Áp dụng các quy định về thủ tục giám đốc thẩm

Các quy định khác về thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định của Bộ luật này về thủ tục giám đốc thẩm.

Xem nội dung VB
Điều 334. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị:

a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 328 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;

b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.

Điều 335. Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm

1. Người đã kháng nghị giám đốc thẩm có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị quy định tại Điều 334 của Bộ luật này. Việc thay đổi, bổ sung phải được thực hiện bằng quyết định. Quyết định thay đổi, bổ sung kháng nghị phải được gửi theo quy định tại Điều 336 của Bộ luật này.

2. Người đã kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm. Việc rút kháng nghị phải được thực hiện bằng quyết định.

3. Khi nhận được quyết định rút toàn bộ kháng nghị, Tòa án giám đốc thẩm ra quyết định đình chỉ việc xét xử giám đốc thẩm.
...

Điều 357. Áp dụng các quy định về thủ tục giám đốc thẩm

Các quy định khác về thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định của Bộ luật này về thủ tục giám đốc thẩm.

Xem nội dung VB
Điều 336. Gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm

1. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải được gửi ngay cho Tòa án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các đương sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị.

2. Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị cùng hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp. Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.
...

Điều 357. Áp dụng các quy định về thủ tục giám đốc thẩm

Các quy định khác về thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định của Bộ luật này về thủ tục giám đốc thẩm.

Xem nội dung VB
Điều 42. Lập hồ sơ kiểm sát

Việc lập hồ sơ kiểm sát được thực hiện theo quy định tại Điều 12 và Điều 29 của Quy chế này; bổ sung đơn, thông báo đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân; kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát hoặc Chánh án Tòa án; tài liệu, chứng cứ do Tòa án, Viện kiểm sát xác minh, thu thập, do đương sự giao nộp cho Tòa án ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm.

Xem nội dung VB
Điều 31. Trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm

1. Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát kháng nghị thì tại phiên tòa, Kiểm sát viên trình bày, phát biểu về những vấn đề sau đây:

a) Nội dung kháng nghị và căn cứ của việc kháng nghị; xuất trình bổ sung tài liệu, chứng cứ (nếu có); phân tích để làm rõ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

b) Trường hợp đương sự, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người tham gia tố tụng khác được Tòa án triệu tập đến phiên tòa trình bày ý kiến về kháng nghị thì Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về những vấn đề mà đương sự, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người tham gia tố tụng khác đã nêu;

c) Quan điểm về việc giải quyết vụ việc dân sự.

Xem nội dung VB
Điều 31. Trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm
...

2. Trường hợp Chánh án Tòa án kháng nghị thì tại phiên tòa, Kiểm sát viên trình bày, phát biểu về những vấn đề sau đây:

a) Tính có căn cứ và hợp pháp của kháng nghị, nêu rõ lý do nhất trí hoặc không nhất trí với quan điểm kháng nghị của Chánh án Tòa án;

b) Quan điểm về việc giải quyết vụ việc dân sự.

Xem nội dung VB
Điều 336. Gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm
...

2. Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị cùng hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp. Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.

Xem nội dung VB
Điều 4. Tòa án chuyển hồ sơ vụ việc dân sự để Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp

1. Đối với phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, việc chuyển hồ sơ vụ án dân sự cho Viện kiểm sát được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 220, Điều 292, khoản 3 Điều 318, khoản 2 Điều 323, khoản 2 Điều 336, Điều 357 BLTTDS.

Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện thì quyết định kháng nghị cùng hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Tòa án nhân dân cấp cao. Sau khi thụ lý vụ án để xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm, Tòa án nhân dân cấp cao chuyển ngay hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân cấp cao để nghiên cứu, tham gia phiên tòa. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao phải trả lại hồ sơ cho Tòa án.

Xem nội dung VB
Điều 7. Phương thức chuyển hồ sơ

Việc chuyển hồ sơ vụ việc dân sự có thể được thực hiện bằng đường bưu chính hoặc chuyển trực tiếp.

Tất cả tài liệu có trong hồ sơ vụ việc dân sự (bao gồm tài liệu cũ và tài liệu mới bổ sung, nếu có) đều phải được đánh số, sắp xếp theo quy định tại khoản 2 Điều 204 BLTTDS và có bản kê danh mục tài liệu. Trước khi chuyển hồ sơ vụ việc dân sự từ Tòa án sang Viện kiểm sát hoặc ngược lại, cơ quan chuyển hồ sơ phải kiểm tra đầy đủ tài liệu trong hồ sơ vụ việc dân sự.

Trường hợp gửi hồ sơ theo đường bưu chính thì người trực tiếp nhận hồ sơ đầu tiên của Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải kiểm tra niêm phong; nếu niêm phong không còn nguyên vẹn thì phải lập biên bản ngay xác nhận tình trạng hồ sơ, có xác nhận của nhân viên bưu chính và báo cáo lãnh đạo đơn vị trực tiếp phụ trách, đồng thời thông báo ngay cho cơ quan chuyển hồ sơ để phối hợp giải quyết. Trường hợp niêm phong còn nguyên vẹn nhưng tài liệu có trong hồ sơ bị thiếu so với bản kê danh mục tài liệu thì phải báo cáo lãnh đạo đơn vị trực tiếp phụ trách để lập biên bản ngay và thông báo cho cơ quan chuyển hồ sơ biết để phối hợp giải quyết. Ngày nhận hồ sơ là ngày cơ quan nhận hồ sơ tiếp nhận hồ sơ tại trụ sở của mình.

Trường hợp hồ sơ vụ việc dân sự được chuyển trực tiếp thì thủ tục giao nhận hồ sơ do Tòa án chuyển cho Viện kiểm sát được thực hiện tại trụ sở Viện kiểm sát; thủ tục giao nhận hồ sơ do Viện kiểm sát chuyển trả cho Tòa án được thực hiện tại trụ sở Tòa án. Người nhận hồ sơ phải đối chiếu bản kê danh mục tài liệu với tài liệu đã được đánh số trong hồ sơ. Việc giao nhận phải được lập biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm giao nhận hồ sơ, tình trạng hồ sơ, có chữ ký và họ tên của những người tiến hành giao nhận hồ sơ.

Xem nội dung VB
Điều 25. Theo dõi và ghi chép diễn biến phiên toà

1. Tại phiên toà, Kiểm sát viên cần chú ý theo dõi và ghi chép những câu hỏi của đương sự, của người tham gia tố tụng khác, của Hội đồng xét xử cũng như những câu trả lời, đối chiếu với đề cương hỏi và so sánh với các tài liệu, chứng cứ cũng như lời khai, lời trình bày của đương sự có trong hồ sơ vụ án để tham gia hỏi, tránh trùng lắp nội dung hỏi hoặc hỏi không đúng trọng tâm….Tập trung ghi đầy đủ những vấn đề mới, tài liệu, chứng cứ mới, những vấn đề đương sự khai khác với lời khai trong hồ sơ vụ án, những vấn đề có tính chất quyết định đến quan điểm, đường lối giải quyết vụ án.

Trường hợp có Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức tham gia giúp việc cho Kiểm sát viên tại phiên tòa, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức phải ghi chép đầy đủ diễn biến tại phiên tòa để phục vụ cho Kiểm sát viên khi cần thiết.

Xem nội dung VB
Điều 50. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm

Việc kiểm sát tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 22 và Điều 35 của Quy chế này; đồng thời, kiểm sát việc cung cấp, thu thập tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa; việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị của Chánh án Tòa án.

Xem nội dung VB
Điều 339. Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm

Trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa để xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.
...

Điều 357. Áp dụng các quy định về thủ tục giám đốc thẩm

Các quy định khác về thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định của Bộ luật này về thủ tục giám đốc thẩm.

Xem nội dung VB
Điều 337. Thẩm quyền giám đốc thẩm

1. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị như sau:

a) Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm;

b) Toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật quy định tại điểm a khoản này nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.

2. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị như sau:

a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm;

b) Toàn thể Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật quy định tại điểm a khoản này nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.
...

Điều 357. Áp dụng các quy định về thủ tục giám đốc thẩm

Các quy định khác về thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định của Bộ luật này về thủ tục giám đốc thẩm.

Xem nội dung VB
Điều 52. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng

Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.

2. Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.

3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Điều 53. Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân

Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 của Bộ luật này.

2. Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trong trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng.

3. Họ đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ việc dân sự đó và đã ra bản án sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

4. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

Điều 54. Thay đổi Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên

Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 của Bộ luật này.

2. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

3. Là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc đó.

Xem nội dung VB
Điều 341. Thủ tục xét xử tại phiên tòa giám đốc thẩm

1. Sau khi chủ tọa khai mạc phiên tòa, một thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quá trình xét xử vụ án, quyết định của bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các căn cứ, nhận định của kháng nghị và đề nghị của người kháng nghị. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì đại diện Viện kiểm sát trình bày nội dung kháng nghị.

2. Đương sự, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác được Tòa án triệu tập đến phiên tòa giám đốc thẩm trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu. Trường hợp họ vắng mặt nhưng có văn bản trình bày ý kiến thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm công bố ý kiến của họ.

3. Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án.

Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.

4. Các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phát biểu ý kiến và thảo luận. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm nghị án và biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố nội dung quyết định về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa. Việc nghị án phải được thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Điều 264 của Bộ luật này.

5. Trường hợp Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 337 của Bộ luật này thì quyết định của Hội đồng xét xử phải được tất cả thành viên tham gia Hội đồng biểu quyết tán thành.

Trường hợp xét xử theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 337 của Bộ luật này thì phiên tòa xét xử của toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

6. Trường hợp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 337 của Bộ luật này thì quyết định của Hội đồng xét xử phải được tất cả thành viên tham gia Hội đồng biểu quyết tán thành.

Trường hợp xét xử theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 337 của Bộ luật này thì phiên tòa xét xử của toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

Điều 342. Phạm vi giám đốc thẩm

1. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị.

2. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án.
...

Điều 357. Áp dụng các quy định về thủ tục giám đốc thẩm

Các quy định khác về thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định của Bộ luật này về thủ tục giám đốc thẩm.

Xem nội dung VB
Điều 31. Trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm

1. Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát kháng nghị thì tại phiên tòa, Kiểm sát viên trình bày, phát biểu về những vấn đề sau đây:

a) Nội dung kháng nghị và căn cứ của việc kháng nghị; xuất trình bổ sung tài liệu, chứng cứ (nếu có); phân tích để làm rõ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

b) Trường hợp đương sự, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người tham gia tố tụng khác được Tòa án triệu tập đến phiên tòa trình bày ý kiến về kháng nghị thì Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về những vấn đề mà đương sự, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người tham gia tố tụng khác đã nêu;

c) Quan điểm về việc giải quyết vụ việc dân sự.

Xem nội dung VB
Điều 51. Trình bày, phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát, yêu cầu, đề nghị, kiến nghị tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm

Việc Kiểm sát viên trình bày, phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát, yêu cầu, đề nghị, kiến nghị tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm thực hiện theo quy định tại các điều 21, 58, 341 và 357 BLTTDS, hướng dẫn tại Điều 31 TTLT số 02/2016 và Điều 23 của Quy chế này.

Xem nội dung VB
Điều 31. Trình bày, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm
...

2. Trường hợp Chánh án Tòa án kháng nghị thì tại phiên tòa, Kiểm sát viên trình bày, phát biểu về những vấn đề sau đây:

a) Tính có căn cứ và hợp pháp của kháng nghị, nêu rõ lý do nhất trí hoặc không nhất trí với quan điểm kháng nghị của Chánh án Tòa án;

b) Quan điểm về việc giải quyết vụ việc dân sự.

Xem nội dung VB
Điều 51. Trình bày, phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát, yêu cầu, đề nghị, kiến nghị tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm

Việc Kiểm sát viên trình bày, phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát, yêu cầu, đề nghị, kiến nghị tại phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm thực hiện theo quy định tại các điều 21, 58, 341 và 357 BLTTDS, hướng dẫn tại Điều 31 TTLT số 02/2016 và Điều 23 của Quy chế này.

Xem nội dung VB
Điều 343. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm

Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thẩm quyền sau đây:
...

2. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;

3. Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm;

4. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án;
...

Điều 344. Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa

Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới xét xử đúng pháp luật nhưng đã bị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hủy bỏ hoặc sửa đổi một phần hay toàn bộ.

Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án.

Điều 345. Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm

Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm trong trường hợp sau đây:

1. Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa được thực hiện đầy đủ hoặc không theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này;

2. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật;

3. Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm không đúng quy định của Bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Điều 346. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án

Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án, nếu vụ án đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 217 của Bộ luật này.

Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án.

Điều 347. Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật

1. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ, rõ ràng; có đủ căn cứ để làm rõ các tình tiết trong vụ án;

b) Việc sửa bản án, quyết định bị kháng nghị không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

2. Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án.

Xem nội dung VB
Điều 343. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm

Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thẩm quyền sau đây:

1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

Xem nội dung VB
Điều 49. Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm

1. Việc thay đổi, bổ sung, rút quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 335 và Điều 357 BLTTDS.

Việc gửi quyết định thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa thực hiện theo quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 336, Điều 357 BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 17 TTLT số 02/2016.

2. Tại phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm, nếu có tài liệu, chứng cứ hoặc căn cứ khác làm thay đổi kháng nghị của Viện kiểm sát thì Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên toà để báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét, quyết định việc thay đổi, bổ sung hoặc rút kháng nghị; nếu Hội đồng xét xử không chấp nhận và vẫn tiến hành xét xử thì Kiểm sát viên tiếp tục tham gia phiên toà và thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp Viện trưởng VKSND tối cao kháng nghị đưa vụ án ra xét xử tại Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm TAND cấp cao, nếu phát hiện tài liệu, chứng cứ hoặc căn cứ khác dẫn đến phải thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị thì xử lý như sau:

a) Trước khi mở phiên tòa, Kiểm sát viên của VKSND cấp cao được phân công kiểm sát tại phiên tòa phải báo cáo Viện trưởng VKSND cấp cao để báo cáo Viện trưởng VKSND tối cao. Quyết định của Viện trưởng VKSND tối cao là quyết định cuối cùng.

b) Tại phiên tòa, Kiểm sát viên của VKSND cấp cao được phân công kiểm sát tại phiên tòa đề nghị Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên toà để báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát có thẩm quyền. Nếu Hội đồng xét xử không chấp nhận và vẫn tiến hành xét xử thì Kiểm sát viên tiếp tục tham gia phiên toà và thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; nhưng sau phiên tòa phải báo cáo ngay Viện trưởng VKSND cấp cao để báo cáo Viện trưởng VKSND tối cao.

Xem nội dung VB
Điều 49. Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
...

3. Trường hợp Viện trưởng VKSND tối cao kháng nghị đưa vụ án ra xét xử tại Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm TAND cấp cao, nếu phát hiện tài liệu, chứng cứ hoặc căn cứ khác dẫn đến phải thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị thì xử lý như sau:

a) Trước khi mở phiên tòa, Kiểm sát viên của VKSND cấp cao được phân công kiểm sát tại phiên tòa phải báo cáo Viện trưởng VKSND cấp cao để báo cáo Viện trưởng VKSND tối cao. Quyết định của Viện trưởng VKSND tối cao là quyết định cuối cùng.

b) Tại phiên tòa, Kiểm sát viên của VKSND cấp cao được phân công kiểm sát tại phiên tòa đề nghị Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên toà để báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát có thẩm quyền. Nếu Hội đồng xét xử không chấp nhận và vẫn tiến hành xét xử thì Kiểm sát viên tiếp tục tham gia phiên toà và thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; nhưng sau phiên tòa phải báo cáo ngay Viện trưởng VKSND cấp cao để báo cáo Viện trưởng VKSND tối cao.

Xem nội dung VB
Điều 343. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm

Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thẩm quyền sau đây:

1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

2. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;

3. Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm;

4. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án;

5. Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Điều 344. Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa

Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới xét xử đúng pháp luật nhưng đã bị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hủy bỏ hoặc sửa đổi một phần hay toàn bộ.

Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án.

Điều 345. Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm

Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm trong trường hợp sau đây:

1. Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa được thực hiện đầy đủ hoặc không theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này;

2. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật;

3. Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm không đúng quy định của Bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Điều 346. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án

Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án, nếu vụ án đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 217 của Bộ luật này.

Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án.

Điều 347. Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật

1. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ, rõ ràng; có đủ căn cứ để làm rõ các tình tiết trong vụ án;

b) Việc sửa bản án, quyết định bị kháng nghị không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

2. Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án.
...

Điều 356. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử tái thẩm

Hội đồng xét xử tái thẩm có thẩm quyền sau đây:

1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

2. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Bộ luật này quy định.

3. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.

Xem nội dung VB
Điều 343. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm

Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thẩm quyền sau đây:

1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

2. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;

3. Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm;

4. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án;

5. Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Xem nội dung VB
Điều 346. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án

Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án, nếu vụ án đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 217 của Bộ luật này.

Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án.

Xem nội dung VB
Điều 356. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử tái thẩm

Hội đồng xét xử tái thẩm có thẩm quyền sau đây:

1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

2. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Bộ luật này quy định.

3. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.

Xem nội dung VB
Điều 356. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử tái thẩm

Hội đồng xét xử tái thẩm có thẩm quyền sau đây:

1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

2. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Bộ luật này quy định.

3. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án.

Xem nội dung VB
Điều 341. Thủ tục xét xử tại phiên tòa giám đốc thẩm
...

3. Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án.

Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.

Xem nội dung VB
Điều 52. Báo cáo kết quả xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm

Việc báo cáo kết quả phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 25 và Điều 39 của Quy chế này.

Xem nội dung VB
Điều 15. Quy trình, kỹ năng kiểm sát Quyết định giám đốc thẩm

Khi kiểm sát quyết định giám đốc thẩm, công chức thực hiện theo quy trình, kỹ năng tại Điều 4 và Điều 5 Quy định này và lưu ý kiểm sát các nội dung cụ thể sau đây:

1. Kiểm sát thời hạn gửi quyết định: Theo khoản 1 Điều 350 BLTTDS, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm gửi quyết định giám đốc thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định. Vì vậy, công chức căn cứ ngày ban hành, ngày gửi văn bản theo dấu bưu điện trên bì thư và ngày Viện kiểm sát nhận được quyết định để xác định Tòa án có vi phạm không.

2. Kiểm sát hình thức quyết định: Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được lập theo Mẫu số 90 Nghị quyết số 01/2017; Quyết định giám đốc thẩm của Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao được lập theo Mẫu số 91 Nghị quyết số 01/2017.

3. Kiểm sát thẩm quyền giám đốc thẩm của Uỷ ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao và Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 337 BLTTDS.

4. Kiểm sát nội dung của quyết định

a) Phần mở đầu:

Về thành phần Hội đồng xét xử: Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 337 BLTTDS hoặc toàn thể Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 337 BLTTDS.

Đối với quyết định giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị, Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 337 BLTTDS hoặc toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 337 BLTTDS.

Về thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm: Kiểm sát việc phiên tòa giám đốc thẩm có được Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm mở trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm hồ sơ vụ án theo Điều 339 BLTTDS.

Về những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm: Phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp cần thiết, Tòa án triệu tập đương sự, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác có liên quan đến việc kháng nghị giám đốc thẩm tham gia phiên tòa; tuy nhiên, việc có mặt của họ không phải bắt buộc, nếu họ vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên tòa, theo khoản 2 Điều 338 BLTTDS.

b) Phần nội dung vụ án: Công chức cần kiểm sát trong phần này có tóm tắt đầy đủ, khách quan nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị.

c) Phần nhận định của Tòa án: Công chức kiểm sát việc Hội đồng xét xử phân tích quan điểm giải quyết vụ án và những căn cứ pháp lý để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị (điểm, khoản, điều của BLTTDS, các văn bản quy phạm pháp luật khác). Chú ý kiểm sát việc Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên nhân, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng (nếu có) phù hợp hay không.

d) Phần quyết định: Kiểm sát về thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm: Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị. Trường hợp phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba không phải là đương sự thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không liên quan đến nội dung kháng nghị.

5. Trường hợp phát hiện căn cứ xác định quyết định giám đốc thẩm của Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng và có đơn đề nghị xem xét lại quyết định đó theo thủ tục giám đốc thẩm của đương sự hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định giám đốc thẩm theo quy định tại Điều 353 BLTTDS thì công chức thuộc VKSND cấp cao báo cáo Viện trưởng cấp mình ban hành Thông báo phát hiện vi phạm pháp luật gửi Viện trưởng VKSND tối cao; công chức thuộc Vụ nghiệp vụ VKSND tối cao báo cáo Viện trưởng VKSND tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm quyết định đó; trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần đơn.

Trường hợp phát hiện căn cứ xác định quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, đương sự đã không thể biết được khi ra quyết định đó thì công chức báo cáo Viện trưởng VKSND tối cao kiến nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định đó theo thủ tục đặc biệt.

Điều 16. Quy trình, kỹ năng kiểm sát Quyết định tái thẩm

Công chức kiểm sát Quyết định tái thẩm theo quy định tại Điều 15 Quy định này; lưu ý kiểm sát về thẩm quyền của Hội đồng xét xử tái thẩm theo quy định tại Điều 356 BLTTDS, đối chiếu căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm với quyết định của Hội đồng xét xử tái thẩm để đánh giá sự phù hợp hoặc không phù hợp với quy định của BLTTDS.

Xem nội dung VB
Điều 268. Sửa chữa, bổ sung bản án

1. Sau khi tuyên án xong thì không được sửa chữa, bổ sung bản án, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai.

2. Trường hợp cần sửa chữa, bổ sung bản án theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Thẩm phán phối hợp với các Hội thẩm nhân dân là thành viên Hội đồng xét xử đã tuyên bản án đó phải ra quyết định sửa chữa, bổ sung bản án và gửi ngay cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự nếu bản án đã được gửi cho cơ quan thi hành án dân sự.

Trường hợp Thẩm phán đã xét xử vụ án đó không còn đảm nhiệm chức vụ Thẩm phán tại Tòa án đã ra bản án đó thì Chánh án Tòa án thực hiện việc sửa chữa, bổ sung bản án.
...

Điều 486. Giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án

1. Người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án và cơ quan thi hành án có quyền yêu cầu bằng văn bản Tòa án đã ra bản án, quyết định, giải thích, sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định để thi hành.

2. Thẩm phán đã ra quyết định hoặc Thẩm phán là chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm giải thích, sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định của Tòa án. Trường hợp họ không còn là Thẩm phán của Tòa án thì Chánh án Tòa án đó có trách nhiệm giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án.

3. Việc giải thích bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào biên bản phiên tòa, biên bản phiên họp, biên bản nghị án. Việc sửa chữa bản án, quyết định được thực hiện theo quy định tại Điều 268 của Bộ luật này.

Xem nội dung VB
Điều 350. Gửi quyết định giám đốc thẩm

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải gửi quyết định giám đốc thẩm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây:

a) Đương sự, người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quyết định giám đốc thẩm;

b) Tòa án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;

c) Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.

2. Quyết định giám đốc thẩm được Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), trừ quyết định có chứa thông tin quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.
...

Điều 357. Áp dụng các quy định về thủ tục giám đốc thẩm

Các quy định khác về thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định của Bộ luật này về thủ tục giám đốc thẩm.

Xem nội dung VB
Điều 35. Hoàn thiện, lưu hồ sơ kiểm sát

1. Sau khi hoàn thành việc kiểm sát bản án, quyết định phúc thẩm, Kiểm sát viên kiểm tra lại tài liệu trong hồ sơ kiểm sát, bổ sung bút lục đối với tài liệu mới, bổ sung mục lục hồ sơ kiểm sát, hoàn thiện hồ sơ kiểm sát ở giai đoạn phúc thẩm theo quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Việc lưu hồ sơ kiểm sát thực hiện theo quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Xem nội dung VB