Quyết định 37/2013/QĐ-UBND về Đề án thí điểm tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về công tác tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Long An
Số hiệu: | 37/2013/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Long An | Người ký: | Đỗ Hữu Lâm |
Ngày ban hành: | 12/08/2013 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Cán bộ, công chức, viên chức, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2013/QĐ-UBND |
Long An, ngày 12 tháng 08 năm 2013 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 105/2013/NQ-HĐND ngày 05/7/2013 của HĐND tỉnh khóa VIII kỳ họp thứ 8 về việc thông qua Đề án thí điểm tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về công tác tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Long An;
Theo đề nghị tại tờ trình số 552/TTr-SNV ngày 24/7/2013 của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TUYỂN CHỌN SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHÍNH QUY VỀ CÔNG TÁC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 37/2013/QĐ-UBND ngày 12/8/2013 của UBND tỉnh)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ ÁN
Đề án công tác cán bộ của tỉnh giai đoạn 2011-2020 và những năm tiếp theo đã xác định việc chủ động tạo nguồn quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với nền kinh tế tri thức.
Với mục tiêu sử dụng có hiệu quả đội ngũ tri thức trẻ của tỉnh đã qua đào tạo phục vụ công tác ổn định, lâu dài trong hệ thống chính trị các cấp; qua đó tạo môi trường làm việc giúp sinh viên mới tốt nghiệp rèn luyện thực tiễn, tạo nguồn cán bộ trẻ để bổ sung vào các chức danh lãnh đạo, quản lý, chuyên môn trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước và các Đoàn thể trong tỉnh. Việc tuyển chọn những sinh viên trẻ, phẩm chất đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng, có trình độ đại học trở lên để bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ sau đó bố trí về làm Phó Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nhằm góp phần tăng cường cán bộ cho cấp ủy, chính quyền cơ sở hoạt động ngày hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà.
Do vậy, việc xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án thí điểm tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về công tác tại cấp xã trên địa bàn tỉnh là một yêu cầu cần thiết, phù hợp với xu thế từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
1. Luật Cán bộ, công chức và các văn bản quy định có liên quan.
2. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010 - 2015).
3. Quyết định 279-QĐ/TU ngày 27/9/2011 của Tỉnh ủy ban hành Đề án công tác cán bộ của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020 và những năm tiếp theo.
4. Nghị quyết số 105/2013/NQ-HĐND ngày 05/7/2013 của HĐND tỉnh khóa VIII kỳ họp thứ 8 thông qua Đề án thí điểm tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về công tác tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Long An.
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP XÃ
I. Đánh giá thực trạng chung của đội ngũ cán bộ cấp xã
1. Mặt được
Đội ngũ cán bộ nói chung thuộc hệ thống chính trị cấp xã trong toàn tỉnh về cơ bản đã được đào tạo, rèn luyện, trưởng thành từ thực tiễn; có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng; có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống giản dị, lành mạnh, tận tụy đối với công việc, gắn bó mật thiết với nhân dân; năng động, sáng tạo, có kiến thức và năng lực thực hiện hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đội ngũ cán bộ cơ sở ngày càng được củng cố, kiện toàn và chất lượng hoạt động ngày càng được nâng cao. Đến nay cán bộ chủ chốt cấp xã có 58,17% đạt chuẩn về chuyên môn và 81,22% đạt chuẩn về lý luận chính trị.
Đối với đội ngũ cán bộ bố trí chức danh Phó Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn trưởng thành từ nhiều nguồn, có điều kiện tiếp cận với thực tiễn công tác; thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong thực thi nhiệm vụ, có ý chí phấn đấu, rèn luyện vươn lên; có chú trọng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị. Hiện có 361 Phó Chủ tịch UBND cấp xã, trung bình mỗi xã, phường, thị trấn bố trí 2 Phó Chủ tịch UBND, so với năm 2011 tăng 38 người. Về cơ cấu chủ yếu là đảng viên chiếm tỷ lệ 99,4%, tỷ lệ nữ chiếm 21,1% (tăng 3,4% so với năm 2011); về độ tuổi dưới 45 tuổi chiếm 88,5%. Về trình độ học vấn chủ yếu đã tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm 99,7%; trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên chiếm 81,7% (tăng 5,6% so với năm 2011).
2. Mặt hạn chế
Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã nói chung vẫn còn tình trạng vừa thừa vừa thiếu, chưa ổn định do công tác quy hoạch thiếu khoa học, công tác đào tạo bồi dưỡng còn dàn trải, chưa bố trí theo vị trí việc làm; tỷ lệ cán bộ đạt chuẩn trình độ chuyên môn còn thấp so với quy định; nhiều nơi nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới còn thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn; nguồn cán bộ xã hụt hẫng, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ mới; chính sách cán bộ xã vẫn còn nhiều bất cập.
Riêng đội ngũ Phó Chủ tịch UBND cấp xã hiện nay chỉ đạt tỷ lệ 81,7% có bằng trung cấp chuyên môn trở lên, còn thiếu chuẩn so với quy định, nhất là thiếu bồi dưỡng về quản lý nhà nước và lý luận chính trị; hiệu quả hoạt động có mặt chưa đáp ứng yêu cầu do trình độ, năng lực của một số cán bộ còn hạn chế….
Nguyên nhân của hạn chế:
- Có một thời gian dài thiếu sự quan tâm đào tạo nguồn cán bộ có chất lượng đối với cấp xã; trong khi đó tâm lý sinh viên tốt nghiệp đại học có trình độ chuyên môn không muốn về công tác tại xã.
- Việc đào tạo cán bộ cấp xã gặp nhiều khó khăn, do không có quy định bố trí biên chế dự phòng nên công tác đạo tạo chuẩn hóa cán bộ gặp bất cập.
- Cán bộ cấp xã đã xếp lương theo bằng chính trị, khi chuyển sang làm công tác chuyên môn lại phải tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ theo quy định.
1. Thu hút nguồn nhân lực có trình độ để tăng cường giúp cấp ủy, chính quyền cấp xã lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
2. Tạo nguồn cán bộ trẻ, có trình độ, có triển vọng bổ sung vào các chức danh lãnh đạo, quản lý, chuyên môn cho các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Đoàn thể trong tỉnh thông qua thực tiễn lãnh đạo, điều hành ở cơ sở.
3. Tăng cường năng lực chỉ đạo, quản lý, điều hành và góp phần hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở. Giảm chi phí đào tạo nguồn nhân lực, đẩy nhanh quá trình chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cấp xã.
II. Phạm vi, đối tượng, điều kiện tuyển chọn và thứ tự ưu tiên trong tuyển chọn
1. Phạm vi
- Đề án thí điểm được triển khai thực hiện tại 50 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
- Mỗi nơi được tăng thêm 01 chức danh Phó Chủ tịch UBND. Nhiệm vụ cụ thể theo yêu cầu của địa phương và do cấp ủy, UBND cấp xã phân công theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng
Sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy các trường đại học trong nước (ứng viên) thuộc các nhóm ngành: kinh tế, tài chính, kế toán; nông nghiệp; tài nguyên, môi trường; xây dựng; xã hội; luật; hành chính.
3. Điều kiện, tiêu chuẩn
- Có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh Long An trên 6 tháng.
- Độ tuổi dưới 25 (nếu là bộ đội xuất ngũ dưới 30 tuổi).
- Phẩm chất đạo đức, lối sống tốt.
- Bản lĩnh chính trị vững vàng.
- Lý lịch rõ ràng.
- Sức khỏe tốt.
- Cam kết công tác tại xã, phường, thị trấn ít nhất 5 năm.
4. Thứ tự ưu tiên trong tuyển chọn
- Tốt nghiệp đúng chuyên ngành mà địa phương có nhu cầu.
- Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá trở lên (hoặc tốt nghiệp sau đại học).
- Người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự đáp ứng được điều kiện, tiêu chuẩn đã nêu.
- Con thương binh, liệt sĩ, người có công.
- Con của cán bộ, công chức, viên chức.
III. Trình tự tổ chức thực hiện
1. Bước 1: Thành lập Hội đồng tuyển chọn (do UBND tỉnh quyết định).
2. Bước 2: Thông báo đăng ký nguồn và tiếp nhận hồ sơ dự tuyển.
3. Bước 3: Tiến hành thẩm định sơ bộ hồ sơ.
4. Bước 4: Tổ chức phỏng vấn trực tiếp và xét tuyển.
5. Bước 5: Quyết định danh sách trúng tuyển và thông báo kết quả tuyển chọn.
6. Bước 6: Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng trước khi phân công (thời gian dự lớp bồi dưỡng được hưởng chế độ như cán bộ, công thức cấp xã):
- Sau khi được tuyển chọn, ứng viên sẽ được tham gia lớp bồi dưỡng theo chương trình bồi dưỡng chức danh Phó Chủ tịch UBND cấp xã do Bộ Nội vụ ban hành trong thời gian 3 tháng (bao gồm cả thời gian đi thực tế) tại Trường Chính trị tỉnh, nội dung gồm 02 phần:
+ Phần bồi dưỡng về lý luận: nhằm trang bị cho ứng viên những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, những kỹ năng cần thiết đối với chức danh Phó Chủ tịch UBND cấp xã.
+ Phần đi thực tế ở cơ sở: sau khi hoàn thành chương trình đào tạo lý luận chung, Sở Nội vụ phối hợp với Trường Chính trị tỉnh và các đơn vị có liên quan tổ chức cho các ứng viên đi thực tế tại một số xã, phường, thị trấn trong tỉnh nhằm giúp cho ứng viên tìm hiểu, tiếp cận công việc, nắm rõ hơn về đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương.
- Trường Chính trị tỉnh kết hợp nhận xét, đánh giá kết quả học tập, khả năng đáp ứng yêu cầu của các ứng viên trong thời gian tham gia học tập tại trường.
- Khi đảm bảo yêu cầu công tác bồi dưỡng, ứng viên được Trường Chính trị tỉnh cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học theo quy định.
7. Bước 7: Phân công về làm Phó Chủ tịch UBND cấp xã:
- Đối với các ứng viên đạt yêu cầu sau khi dự lớp bồi dưỡng, Hội đồng tuyển chọn đối chiếu với nhu cầu thực tế của xã, phường, thị trấn do các huyện, thị xã, thành phố đề nghị tiếp nhận phân công ứng viên về làm Phó Chủ tịch UBND cấp xã. UBND tỉnh sẽ quy định cụ thể việc phân công về cấp huyện.
- Theo phân cấp quản lý cán bộ, cấp huyện quyết định chỉ định có thời hạn đối với ứng viên giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND cấp xã.
- Ứng viên thực hiện việc tập sự làm Phó Chủ tịch UBND cấp xã trong thời gian 6 tháng, được ghi rõ trong quyết định chỉ định của cấp huyện.
- Chủ tịch UBND cấp xã là người được giao trách nhiệm trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ ứng viên trong suốt thời gian được chỉ định tập sự làm Phó Chủ tịch UBND cấp xã.
- Khi hết thời gian tập sự 6 tháng, sau khi báo cáo thống nhất với cấp ủy, Chủ tịch UBND cấp xã giới thiệu để HĐND cùng cấp bầu ứng viên vào chức danh Phó Chủ tịch UBND theo quy định.
- Trường hợp ứng viên không trúng cử thì cấp ủy, UBND cấp xã xem xét đề xuất một trong các phương án sau:
+ Tạo điều kiện thuận lợi để phân công công tác khác tại cấp xã.
+ Đề xuất điều động về cấp huyện xem xét bố trí, sử dụng làm nhiệm vụ chuyên môn.
+ Nếu ứng viên không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được phân công thì xem xét giải quyết chế độ, chính sách theo quy định.
8. Bước 8: Nhận xét, đánh giá hiệu quả công tác:
- Sau 6 tháng được phân công công tác, cấp ủy và UBND cấp xã tiến hành nhận xét, đánh giá ứng viên lần đầu. Ứng viên phải viết bản kiểm điểm tự nhận xét đánh giá về bản thân đảm bảo các nội dung, yêu cầu sau:
+ Về tư tưởng chính trị, lập trường quan điểm.
+ Về đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
+ Về mức độ hoàn thành nhiệm vụ được phân công.
+ Về ý thức tổ chức kỷ luật.
+ Kiến nghị, đề xuất, đề đạt nguyện vọng (nếu có).
- Trên cơ sở bản kiểm điểm tự nhận xét đánh giá của ứng viên, UBND cấp xã, cấp huyện tổ chức việc nhận xét, đánh giá và báo cáo kết quả về Sở Nội vụ để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
- Sau đó, hàng năm tiến hành việc nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của ứng viên theo định kỳ như cán bộ, công chức cấp xã theo quy định. Đồng thời báo cáo kết quả về Sở Nội vụ để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về tình hình, số lượng, chất lượng các ứng viên được tuyển chọn về làm Phó Chủ tịch UBND cấp xã công tác hàng năm và sau khi kết thúc nhiệm kỳ HĐND cùng cấp.
9. Bước 9: Bố trí sau khi hết nhiệm kỳ UBND:
- Trường hợp ứng viên dự kiến tiếp tục bố trí tái cử: cơ quan làm công tác nhân sự xem xét tiếp tục giới thiệu ứng cử chức danh Phó Chủ tịch hoặc chức danh cao hơn tại địa phương.
- Trường hợp ứng viên dự kiến không tiếp tục bố trí tái cử thì cấp ủy, UBND cấp xã xem xét đề xuất 01 trong các phương án sau:
+ Nếu xã, phường, thị trấn còn chỉ tiêu biên chế cán bộ, công chức theo quy định thì được bổ sung nguồn tại chỗ, xem như biên chế của xã, phường, thị trấn.
+ Nếu xã, phường, thị trấn không còn chỉ tiêu biên chế cán bộ, công chức thì UBND huyện, thị xã, thành phố xem xét điều động về bổ sung nguồn cán bộ, công chức, viên chức cho cấp mình.
+ Nếu xã, phường, thị trấn và huyện, thị xã, thành phố không còn chỉ tiêu biên chế cán bộ, công chức, viên chức thì Sở Nội vụ xem xét đề xuất điều động về bổ sung nguồn cán bộ, công chức, viên chức cho các cơ quan Đảng, Nhà nước, các Đoàn thể cấp tỉnh.
- Trường hợp ứng viên có nguyện vọng xin không tiếp tục công tác hoặc hoàn thành nhiệm vụ không cao và không còn phương án nào khác để bố trí thì lập thủ tục đề nghị giải quyết nghỉ việc hưởng chế độ, chính sách theo quy định.
IV. Quyền lợi của ứng viên khi tham gia Đề án
1. Được xếp lương theo văn bằng chuyên môn, ngạch chuyên viên.
2. Được xét nâng lương thường xuyên hoặc nâng lương trước thời hạn theo quy định.
3. Được hưởng các khoản phụ cấp theo quy định.
4. Được tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
5. Được hưởng chế độ nghỉ phép hằng năm theo quy định của pháp luật về lao động và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
6. Được đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
7. Được xem xét để quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo, quản lý của xã, phường, thị trấn hoặc tiếp nhận về cấp huyện, tỉnh công tác khi có yêu cầu.
8. Được giải quyết chế độ thôi việc theo nguyện vọng và quy định của pháp luật (nếu không tiếp tục công tác sau khi hết nhiệm kỳ).
9. Được nhận trợ cấp 01 lần bằng 3 tháng lương cơ bản (hệ số lương khởi điểm bậc đại học 2,34 x mức lương tối thiểu tại thời điểm x 3 tháng).
10. Được hưởng các chế độ khác (nếu có) theo quy định.
V. Trách nhiệm của ứng viên khi tham gia Đề án
1. Cam kết và chấp hành nghiêm quyết định bố trí công tác của cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh, cấp huyện và phân công nhiệm vụ cụ thể của Chủ tịch UBND cấp xã.
2. Cùng các thành viên UBND cấp xã tổ chức thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết của cấp ủy, HĐND cùng cấp và sự chỉ đạo của UBND cấp trên theo quy định.
3. Nếu tự ý bỏ việc khi chưa đủ thời gian công tác theo cam kết thì phải bồi thường kinh phí đào tạo và khoản trợ cấp 1 lần cho Nhà nước theo quy định của pháp luật (được ghi cụ thể trong bản cam kết về công tác tại xã, phường, thị trấn và giao Sở Nội vụ quyết định thu hồi).
VI. Phân cấp quản lý, khen thưởng và xử lý kỷ luật
Việc quản lý, khen thưởng, kỷ luật đối với các ứng viên được tuyển chọn về làm Phó Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý cán bộ, công chức cấp xã.
VII. Thời gian, tiến độ và nguồn kinh phí thực hiện Đề án
1. Từ năm 2013 - 2016: triển khai thực hiện thí điểm ở 50 xã, phường, thị trấn, trong đó có 20 xã đặc biệt khó khăn, 30 đơn vị còn lại do UBND tỉnh phân bổ số lượng phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng huyện, thị xã, thành phố và đảm bảo đa dạng các loại hình xã, phường, thị trấn thực hiện Đề án.
Đầu năm 2016 tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, căn cứ vào hiệu quả thực tế, UBND tỉnh đề xuất thực hiện tiếp hoặc ngưng.
2. Nguồn kinh phí: ngân sách địa phương đảm bảo theo Luật Ngân sách nhà nước.
- Tổ chức khảo sát theo nhu cầu đăng ký của huyện, thị xã, thành phố; tổng hợp danh sách, số lượng, vị trí, lĩnh vực dự kiến phân công chức danh Phó Chủ tịch UBND cấp xã.
- Tham mưu thành lập Hội đồng tuyển chọn; thiết lập các biểu mẫu; thông báo nguồn; phát hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ đăng ký.
- Tham mưu UBND tỉnh quyết định danh sách trúng tuyển.
- Ban hành quyết định tuyển dụng và điều động ứng viên về UBND cấp huyện.
- Chủ trì theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Đề án; tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo UBND tỉnh.
- Đề xuất tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án.
- Bố trí kinh phí cho các địa phương để thực hiện chính sách đối với ứng viên về công tác ở cấp xã.
- Chủ trì hướng dẫn việc xây dựng dự toán, thanh quyết toán kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách theo Đề án.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm tuyên truyền, triển khai, phối hợp tổ chức thực hiện các nội dung, công việc có liên quan, bảo đảm các chế độ, chính sách tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học về công tác ở cấp xã được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật, đạt hiệu quả thiết thực.
IV. UBND huyện, thị xã, thành phố
- Báo cáo với cấp ủy cùng cấp có sự lãnh đạo thống nhất, chặt chẽ về triển khai, tổ chức thực hiện Đề án; tạo điều kiện thuận lợi để ứng viên về xã công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã triển khai thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách, đảm bảo đúng quy trình, quy định đối với ứng viên được tuyển chọn về làm Phó Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
- Tiếp nhận ứng viên và ban hành quyết định chỉ định, tập sự chức vụ Phó Chủ tịch UBND cấp xã.
- Thực hiện chế độ thanh tra, kiểm tra bảo đảm thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng mục tiêu, yêu cầu, quy trình, quy định của Đề án.
- Chỉ đạo các phòng chức năng theo dõi, nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của ứng viên khi phân công về cấp xã; báo cáo kịp thời tình hình, kết quả theo quy định.
- Xây dựng dự toán, thanh quyết toán kinh phí thực hiện chế độ, chính sách cho đối tượng này theo quy định hiện hành.
- Tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện định kỳ báo cáo về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
- Phòng Nội vụ các huyện, thị xã, thành phố tham mưu, đề xuất giúp Chủ tịch UBND cấp huyện tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phân công nói trên.
V. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn
- Báo cáo với cấp ủy cùng cấp để có sự lãnh đạo thống nhất, chặt chẽ về triển khai, tổ chức thực hiện Đề án, tạo điều kiện thuận lợi đưa ứng viên về xã công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Phân công nhiệm vụ Phó Chủ tịch UBND cấp xã phù hợp với trình độ chuyên môn và khả năng quản lý điều hành của ứng viên.
- Xây dựng bộ máy hành chính cấp xã đoàn kết, thống nhất, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để giúp ứng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Trong thời gian không quá 6 tháng công tác, báo cáo với cấp ủy lãnh đạo giới thiệu để HĐND cùng cấp bầu ứng viên vào chức danh Phó Chủ tịch UBND.
- Theo dõi, nhận xét, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của ứng viên khi phân công về cấp xã; báo cáo kịp thời tình hình, kết quả theo quy định./.
Nghị quyết 105/2013/NQ-HĐND về cộng tác viên kiêm nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại thôn, buôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 20/12/2013 | Cập nhật: 21/05/2015
Nghị quyết 105/2013/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014 -2020 Ban hành: 06/12/2013 | Cập nhật: 29/03/2014
Nghị quyết 105/2013/NQ-HĐND Đề án thí điểm tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về công tác tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Long An Ban hành: 05/07/2013 | Cập nhật: 29/04/2015