Quyết định 37/2010/QĐ-UBND quy định chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ấp, khu phố thuộc tỉnh Tây Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành
Số hiệu: 37/2010/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh Người ký: Nguyễn Văn Nên
Ngày ban hành: 05/08/2010 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Cán bộ, công chức, viên chức, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 37/2010/QĐ-UBND

Tây Ninh, ngày 5 tháng 8 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC DANH, SỐ LƯỢNG, MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH  ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ ẤP, KHU PHỐ THUỘC TỈNH TÂY NINH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức đã được Quốc Hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP , ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về Chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Nghị định số 73/2009/NĐ-CP , ngày 07 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã;
Căn cứ Nghị định số 58/2010/NĐ-CP , ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH, ngày 27 tháng 5 năm 2010 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP , ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số 17/2010/NQ-HĐND , ngày 09/7/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh về Chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và ấp, khu phố thuộc tỉnh Tây Ninh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 248/TTr-SNV, ngày 30 tháng 7 năm 2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và ấp, khu phố

1. Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, gồm 18 chức danh:

a) Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng;

b) Trưởng Ban Tổ chức Đảng;

c) Trưởng Ban Tuyên giáo;

d) Văn phòng Đảng ủy;

đ) Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng (đối với cấp xã loại 1);

e) Phó Trưởng Công an (nơi chưa bố trí lực lượng Công an chính quy);

g) Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự;

h) Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

i) Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

k) Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam;

l) Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam;

m) Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

n) Chủ tịch Hội Người cao tuổi;

o) Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ;

p) Kế hoạch - giao thông - thủy lợi, nông, lâm;

q) Quản lý Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Học tập cộng đồng;

r) Đài truyền thanh;

s) Thủ quỹ - văn thư - lưu trữ.

2. Những người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khu phố, gồm 03 chức danh:

a) Bí thư Chi bộ ấp, khu phố;

b) Trưởng ấp, khu phố;

c) Trưởng Ban công tác Mặt trận ấp, khu phố.

Điều 2. Quy định chức danh Công an, Quân sự ở cấp xã và ấp, khu phố

1. Chức danh công an viên, gồm 02 chức danh:

a) Công an viên ở cấp xã;

b) Công an viên ở ấp, khu phố.

2. Chức danh Quân sự, gồm 02 chức danh:

a) Dân quân thường trực ở cấp xã;

b) Ấp, khu đội trưởng.

Điều 3. Quy định số lượng và bố trí những người hoạt động không chuyên trách, Công an, Quân sự ở cấp xã và ấp, khu phố

1. Số lượng

a) Số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã:

- Cấp xã loại 1: 22 người;

- Cấp xã loại 2: 20 người;

- Cấp xã loại 3: 19 người.

b) Số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khu phố: Mỗi ấp, khu phố được quy định số lượng bố trí là 03 người.

c) Số lượng Công an viên ở cấp xã và ấp, khu phố:

- Công an viên ở cấp xã: Mỗi xã bố trí 03 Công an viên thường trực 24/24 giờ hàng ngày.

- Công an viên ở ấp, khu phố:

+ Ấp, khu phố thuộc xã loại 1, loại 2, xã trọng điểm, an ninh phức tạp bố trí: 02 người;

+ Ấp, khu phố thuộc xã loại 3 bố trí: 01 người.

d) Số lượng Dân quân thường trực ở cấp xã và ấp, khu đội trưởng:

- Dân quân thường trực ở cấp xã:

+ Xã biên giới: Tổ chức mỗi xã bố trí 30 dân quân;

+ Xã, phường, thị trấn trọng điểm về quốc phòng - an ninh: Tổ chức mỗi xã bố trí 15 dân quân;

+ Xã nội địa còn lại không trọng điểm: Tổ chức mỗi xã bố trí 10 dân quân.

- Ấp, khu đội trưởng: Mỗi ấp, khu phố bố trí 01 ấp, khu đội trưởng.

 (kèm theo Phụ lục: Bảng tổng hợp quy định số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ấp, khu phố của toàn tỉnh; bảng quy định số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ấp, khu phố của 09 huyện, thị xã)

2. Bố trí những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ấp, khu phố

a) Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã: Mỗi chức danh bố trí 01 người. Riêng các chức danh thuộc các cấp xã sau đây bố trí 02 người, gồm:

- Cấp xã loại 1: Chức danh Phó trưởng Công an (nơi chưa bố trí lực lượng Công an chính quy); Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

- Cấp xã loại 2: Chức danh Phó Trưởng Công an (nơi chưa bố trí lực lượng Công an chính quy); Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cấp xã loại 3 trọng điểm: Chức danh Phó Trưởng Công an (nơi chưa bố trí lực lượng Công an chính quy); Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự;

- Cấp xã loại 3 không trọng điểm: Chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

b) Những người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khu phố: Ấp, khu phố được giao 03 người quy định bố trí như sau: 01 Bí thư Chi bộ ấp, khu phố; 01 Trưởng ấp, khu phố; 01 Trưởng Ban công tác Mặt trận ấp, khu phố.

- Riêng Công an viên ở cấp xã; Công an viên ở ấp, khu phố: Số lượng bố trí theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 của Quyết định này;

- Riêng Dân quân thường trực ở cấp xã; ấp, khu đội trưởng: Số lượng bố trí theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 của Quyết định này.

Việc bố trí những người hoạt động không chuyên trách, Công an, Quân sự ở cấp xã và ấp, khu phố kể cả bố trí kiêm nhiệm ở cấp xã phải trong số lượng quy định đối với từng loại cấp xã và phải đảm bảo các lĩnh vực, nhiệm vụ công tác ở địa phương đều có người phụ trách, chịu trách nhiệm;

Hàng năm, nếu có phát sinh tăng hoặc giảm số đơn vị xã, phường, thị trấn và ấp, khu phố do điều chỉnh, chia tách, sáp nhập, thành lập mới … thì trước mắt địa phương bố trí đủ số lượng, cơ cấu chức danh theo quy định của cấp xã loại 3. Sau đó, giao Sở Nội vụ căn cứ các quy định hiện hành của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ấp, khu phố theo quy định.

Điều 4. Quy định mức phụ cấp và mức hỗ trợ

1. Mức hệ số phụ cấp và mức tỉnh hỗ trợ thêm hàng tháng

a) Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã:

- Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng; Trưởng Ban Tổ chức Đảng; Trưởng Ban Tuyên giáo; Văn phòng Đảng ủy; Phó Trưởng Công an; Chỉ huy phó Ban Chỉ huy Quân sự:

+ Mức hệ số phụ cấp hàng tháng: 1,0 mức lương tối thiểu;

+ Tỉnh hỗ trợ thêm: 511.000 đ/người/tháng.

- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; Chủ tịch Hội Người cao tuổi; kế hoạch - giao thông - thủy lợi, nông, lâm; Quản lý Trung tâm - Văn hóa - Thể thao - Học tập cộng đồng; Đài Truyền thanh; thủ quỹ - văn thư - lưu trữ:

+ Mức hệ số phụ cấp hàng tháng: 0,9 mức lương tối thiểu;

+ Tỉnh hỗ trợ thêm: 438.000 đ/người/tháng.

b) Những người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khu phố:

- Bí thư Chi bộ ấp, khu phố; Trưởng ấp, khu phố:

+ Mức hệ số phụ cấp hàng tháng: 0,8 mức lương tối thiểu;

+ Tỉnh hỗ trợ thêm: 292.000 đ/người/tháng.

- Trưởng Ban công tác Mặt trận ấp, khu phố:

+ Mức hệ số phụ cấp hàng tháng: 0,7 mức lương tối thiểu;

+ Tỉnh hỗ trợ thêm: 219.000 đ/người/tháng.

c) Công an viên ở cấp xã, ấp, khu phố; Dân quân thường trực ở cấp xã; ấp, khu đội trưởng:

+ Mức hệ số phụ cấp hàng tháng: 0,7 mức lương tối thiểu;

+ Tỉnh hỗ trợ thêm: 219.000 đ/người/tháng.

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng của cấp xã loại 2, loại 3 trọng điểm, loại 3 không trọng điểm do Bí thư hoặc Phó Bí thư Đảng ủy kiêm nhiệm thì Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng chuyên trách được hưởng mức phụ cấp hàng tháng của Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng với mức hệ số phụ cấp hàng tháng (kể cả mức tỉnh hỗ trợ thêm) bằng mức hiện hưởng của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng của cấp xã loại 1;

Trường hợp Chính phủ có tăng mức lương tối thiểu chung, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét quyết nghị mức hỗ trợ phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương;

* Riêng chức danh Phó Trưởng Công an; Công an viên ở cấp xã; Công an viên ở ấp; Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự; Dân quân thường trực ở cấp xã; ấp, khu đội trưởng: Trước mắt thực hiện hưởng mức phụ cấp hàng tháng, mức tỉnh hỗ trợ thêm theo quy định tại Quyết định này, sau đó nếu Bộ Công an, Bộ Quốc phòng ban hành quy định mức phụ cấp mới theo Nghị định số 73/2009/NĐ-CP , Nghị định số 58/2010/NĐ-CP của Chính phủ thì thực hiện theo quy định mới của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

2. Mức phụ cấp kiêm nhiệm, xã biên giới, mức hỗ trợ theo trình độ đào tạo và Bảo hiểm y tế tự nguyện

a) Mức phụ cấp kiêm nhiệm:

Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã kiêm nhiệm chức danh những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã mà giảm được một người trong số lượng quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 3 của Quyết định này thì người kiêm nhiệm được hưởng mức phụ cấp kiêm nhiệm hàng tháng bằng 20% mức hệ số phụ cấp hàng tháng và mức của tỉnh hỗ trợ thêm đối với chức danh đang đảm nhiệm. Trường hợp nếu đã bố trí Dự nguồn cán bộ, công chức ở cấp xã đảm nhiệm chức danh này thì không thực hiện phụ cấp kiêm nhiệm đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Trường hợp một người kiêm nhiệm nhiều chức danh cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20%;

Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

b) Mức phụ cấp xã biên giới:

Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và ấp, khu phố thuộc các chức danh quy định tại Điều 1, Điều 2 và trong số lượng quy định tại Điều 3 của Quyết định này, đang làm việc tại 20 xã biên giới được hưởng mức phụ cấp hàng tháng với hệ số 0,2 mức lương tối thiểu;

Phụ cấp xã biên giới được chi trả cùng kỳ với mức hệ số phụ cấp hàng tháng.

c) Mức hỗ trợ theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo:

Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc các chức danh quy định tại khoản 1, Điều 1 và trong số lượng quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 3 của Quyết định này đã được đào tạo và có bằng tốt nghiệp chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp hoặc tương ứng với công việc được phân công thì được hỗ trợ như sau:

- Đại học: 500.000 đ/người/tháng;

- Cao đẳng: 300.000 đ/người/tháng.

d) Mức hỗ trợ Bảo hiểm y tế tự nguyện:

Ngân sách địa phương hỗ trợ 2/3 mức đóng Bảo hiểm y tế tự nguyện theo quy định đối với các chức danh, số lượng quy định tại Quyết định này chưa được hưởng chế độ hỗ trợ đóng Bảo hiểm y tế và chỉ hỗ trợ đối với những người có tham gia bảo hiểm y tế.

Điều 5. Chức danh, số lượng, chế độ, chính sách quy định tại Quyết định này được áp dụng thực hiện, kể từ ngày 01/07/2010. Giao Sở Nội vụ và Sở Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quyết định này.

Nguồn kinh phí để thực hiện Quyết định này do ngân sách địa phương đảm bảo cân đối theo phân cấp ngân sách.

Điều 6. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký;

2. Thay thế các quyết định sau:

a) Quyết định số 88/2004/QĐ-UB, ngày 03 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh Về việc Ban hành quy định số lượng cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP , ngày 21/10/2003 của Chính phủ;

b) Quyết định số 35/2009/QĐ-UBND , ngày 02 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh Về việc điều chỉnh mức phụ cấp hàng tháng đối với cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn;

c) Quyết định số 10/QĐ-UBND, ngày 16 tháng 01 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh Về việc tăng thêm một suất phụ cấp đối với chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn;

d) Quyết định số 26/2008/QĐ-UBND, ngày 08 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh Về việc Quy định mức phụ cấp hàng tháng đối với chức danh Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy chuyên trách xã, phường, thị trấn;

đ) Các quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh trước đây trái với Quyết định này.

Điều 7. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Sở Tài chính, thủ trưởng cơ quan, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Nguyễn Văn Nên

 

 

 





Nghị định 58/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Dân quân tự vệ Ban hành: 01/06/2010 | Cập nhật: 04/06/2010

Nghị định 73/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Công an xã Ban hành: 07/09/2009 | Cập nhật: 10/09/2009