Quyết định 36/2015/QĐ-UBND về Đề án dạy và học tiếng Anh tại huyện Côn Đảo giai đoạn 2015 - 2018
Số hiệu: 36/2015/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Lê Thanh Dũng
Ngày ban hành: 09/09/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

-------
--

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/2015/QĐ-UBND

Bà Rịa, ngày 09 tháng 09 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH TẠI HUYỆN CÔN ĐẢO GIAI ĐOẠN 2015 - 2018

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Quyết định s 264/2005/QĐ-TTg ngày 25/10/2005 của Thủ tướng Chính Phủ Phê duyệt Đán phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tới năm 2020;

Thực hiện Quyết định số 870/QĐ-TTg ngày 17/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2030;

Thực hiện Quyết định số 1742/QĐ-BKHĐT ngày 15/11/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc phê duyệt Quy hoạch tng thphát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030;

Thực hiện Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính Phủ về việc Phê duyệt Đán “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 12/2015/NQ-HĐND ngày 16/7/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học tiếng Anh tại huyện Côn Đảo” giai đoạn 2015 - 2018;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại tờ trình số 925a/TTr-SGDĐT ngày 20 tháng 7 năm 2015 về việc phê duyệt Đán “Dạy và học tiếng Anh tại huyện Côn Đảo” giai đoạn 2015 - 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Đề án dạy và học tiếng Anh tại huyện Côn Đảo giai đoạn 2015 - 2018.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và bãi bỏ Quyết định số: 2438/QĐ/UBND ngày 07/11/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án dạy và học ngoại ngữ ở huyện Côn Đảo giai đoạn 2012-2015.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Nội vụ, Kế hoạch đầu tư, Sở Xây dựng; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND huyện Côn Đảo, Cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 


Nơi nhận:
- Như điều 3 (để th/h);
- Văn phòng chính phủ;
- Bộ tư pháp (Cục kiểm tra văn bn);
- Bộ tài chính (vụ pháp chế);
- TTr.TU, TTr.HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu quốc hội;
- Chủ tịch và các PCT.UBND tỉnh;
- UBMTTQVN và các đoàn thể cấp tnh;
- S tư pháp (theo dõi);
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố;
- Trung tâm công báo - Tin học tỉnh;
- Lưu: VT, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thanh Dũng

 

ĐỀ ÁN

DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH TẠI HUYỆN CÔN ĐẢO GIAI ĐOẠN 2015 - 2018

(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2015/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)

I. SỰ CẦN THIẾT LẬP ĐỀ ÁN

- Thực hiện Quyết định số 1742/QĐ-BKHĐT ngày 15/11/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030), tổng dân số đến năm 2020, huyện Côn Đảo có khoảng 15 - 20 ngàn người, tỷ lệ dân số đô thị là 70%; trong vòng 20 năm tới, Côn Đảo được định hướng là:

Một đô thị phát triển bền vững với quy mô dân số vào khoảng 30.000 người, trong đó có khoảng 10.000 người quy đổi từ khách du lịch, phát triển hài hòa giữa kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa, bảo vệ hệ sinh thái rừng - biển, bảo đảm an ninh quốc phòng.

- Thực hiện Quyết định số 870/QĐ-TTg ngày 17/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ (phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2030; theo đó:

Phấn đấu đến năm 2030, Côn Đảo trở thành khu du lịch sinh thái biển đảo và văn hóa - lịch sử - tâm linh chất lượng cao, đặc sắc tầm cỡ khu vực và quốc tế với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có thương hiệu, sức cạnh tranh cao, mang đậm đặc trưng văn hóa truyền thống gắn liền với phát huy các giá trị của Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Côn Đảo; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trở thành đô thị du lịch;

Chỉ tiêu khách du lịch: Đến năm 2020 đón được trên 180.000 lượt khách du lịch. Phấn đấu đến năm 2030 đón được khoảng 300.000 lượt khách du lịch; trong đó, khoảng 120.000 lượt khách quốc tế, chiếm 40%

Trên cơ sở định hướng xây dựng, phát triển Côn Đảo nêu trên, việc nâng cao chất lượng hệ thng cơ sở vật chất, dịch vụ du lịch, trong đó, nâng cao chất lượng các dịch vụ bổ trợ như dịch vụ hỗ trợ thông tin phục vụ khách du lịch và các tiện ích bảo đảm chất lượng môi trường, an ninh và an toàn cho khách du lịch trong và ngoài nước là cần thiết;

Để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế đã cho thấy ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng không chỉ là một công cụ hữu hiệu, mà còn là một phương tiện đắc lực để hội nhập và phát triển; theo đó giải pháp phát triển nguồn nhân lực như: tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân lực, đặc biệt tập trung vào đội ngũ quản lý, lao động nghiệp vụ bậc cao; đồng thời htrợ đào tạo chuyển đổi từ lao động nông nghiệp sang làm dịch vụ du lịch, trong đó, việc phổ cập tiếng Anh giao tiếp cho người dân Côn Đảo là nhu cu cần và cấp thiết để nâng cao kỹ năng sống và đời sống kinh tế của người dân, góp phần hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng cơ bản các tiêu chí của Khu du lịch quốc gia.

II. CĂN CỨ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Việc xây dựng Đán dạy và học tiếng Anh trên địa bàn huyện Côn Đảo giai đoạn 2015 - 2018 và định hướng đến 2020 dựa trên các cơ sở sau:

Căn cứ Quyết định số 264/2005/QĐ-TTg ngày 25/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đán phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đán “Dạy và học ngoại ngtrong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”;

Căn cứ Quyết định số 870/QĐ-TTg ngày 17/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2030”;

Căn cứ Quyết định số 1742/QĐ-BKHĐT ngày 15/11/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 98/2012/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 18/6/2012 của liên Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn nội dung và mức chi thực hiện Quyết định s1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 40/2013/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 10/4/2013 của liên Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2012-2015;

Căn cứ Thông tư s97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức đi với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Thông tư s139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

III. MỤC TIÊU ĐỀ ÁN

Nâng cao trình độ dạy học tiếng Anh đối với đội ngũ giáo viên tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện;

Giúp một bộ phận người dân trên địa bàn huyện Côn Đảo, có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh nhm đáp ứng được nhu cầu đã đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo đến năm 2020;

Trang bị cho người học các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ở từng cấp độ theo từng đi tượng thông qua các chủ đề về lịch sử cách mạng, du lịch, vị trí địa lý, kinh tế, sản xuất, đời sống gia đình và văn hóa xã hội ... để người học có khả năng tiếp thu thuận lợi và dễ dàng tiếp cận nhanh chóng với ngôn ngữ nhằm đáp ứng yêu cầu công việc khi cần thiết;

Từng bước thực hiện xã hội hóa việc dạy học tiếng Anh trên địa bàn huyện, góp phần xây dựng huyện du lịch với hình ảnh thân thiện trong giao tiếp và hội nhập, đảm bảo sau khi kết thúc đề án, bồi dưỡng được một đội ngũ giáo viên có khả năng dạy các lớp Anh văn giao tiếp căn bản và nâng cao; đào tạo được một bộ phận người dân có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh tại các điểm tiếp đón du khách trong và ngoài nước, phù hợp với nhu cầu ngành nghề của mình hàng ngày;

Đáp ứng được nhu cầu lao động tại chỗ có trình độ giao tiếp tiếng Anh cho các doanh nghiệp sử dụng lao động, chủ đầu tư ở Côn Đảo;

Hàng năm đào tạo được khoảng 80% học viên theo lộ trình mở lớp.

IV. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH VÀ TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CÔN ĐẢO

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 07 giáo viên tiếng Anh thực hiện công tác giảng dạy tại các trường tiểu học, THCS và THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp. Tuy nhiên, kỹ năng dạy Tiếng Anh giao tiếp vẫn còn nhiều hạn chế.

Các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện đều thực hiện chương trình giảng dạy tiếng Anh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đội ngũ giáo viên được đào tạo đạt chuẩn theo từng cấp học và được bồi dưỡng luân phiên hàng năm về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên vẫn chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng theo yêu cầu của chương trình giảng dạy tiếng Anh giao tiếp. Nội dung và phương pháp dạy và học chưa tập trung đúng mức vào việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Do đó, kỹ năng giao tiếp với người nước ngoài của hầu hết các em học sinh đều tương đối kém. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học ngoại ngữ còn nghèo nàn, đơn giản, thiếu thiết bị nghe nhìn, tranh ảnh, tư liệu, băng đĩa ghi hình.

Trong những năm gần đây, Côn Đảo đã trở thành một điểm đến du lịch cho nhiều khách trong và ngoài nước. Yêu cầu về giao tiếp với người nước ngoài bằng tiếng Anh đang là vấn đề đặt ra hàng đầu cho người dân hiện đang sinh sống và làm ăn tại huyện Côn Đảo. Việc dạy và học tiếng Anh trên địa bàn huyện chủ yếu tập trung vào đi tượng học sinh. Mặc dù các em được đào tạo theo chương trình chính quy nhưng theo tình trạng chung của cả nước, kỹ năng nghe - nói của các em còn yếu.

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người dân không có điều kiện để học và đến nay ngành giáo dục đào tạo cũng như huyện Côn Đảo chưa có một định hướng cụ th. Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang mặc dù một số đã được đào tạo trình độ tiếng Anh theo chương trình cấp chứng chỉ A, B, C và tiếng Anh chuyên ngành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nhưng hầu như không có khả năng giao tiếp. Phần lớn người dân trên địa bàn huyện chưa giao tiếp được bằng tiếng Anh, ngại ngùng khi gặp người nước ngoài, không đủ điều kiện để đầu tư cho việc học tiếng Anh,... nên hầu hết đều không biết gì về tiếng Anh.

V. TÌNH HÌNH DÂN CƯ, ĐỐI TƯỢNG HỌC, HÌNH THỨC TỔ CHỨC LỚP HỌC

1. Tình hình dân cư

- Hiện nay, tại huyện Côn Đảo, số lượng người đang sinh sống khoảng 6.900 người, trong đó:

+ Số cán bộ, công nhân, viên chức, bao gồm cả các đơn vị trực thuộc tỉnh và Trung ương đóng trên địa bàn: khoảng 1.100 người;

+ Số tiểu thương: khoảng 164 người;

+ Sngười đăng ký làm việc tại các khách sạn, nhà nghỉ: khoảng 410 người;

+ Sngười đăng ký làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn ung (nhà hàng, quán ăn): khoảng 260 người;

+ Sngười lái xe du lịch, xe ôm, xe taxi: khoảng 70 người;

+ Sngười dân đang sinh sng tại 10 khu dân cư trên địa bàn huyện, khoảng: khoảng 3.000 người;

+ Đối với lực lượng vũ trang, ước tính khi đào tạo, chỉ tập trung vào đi tượng là sỹ quan, hạ squan, ước khoảng 300 người.

+ Đi tượng là học sinh trường Tiểu học, THCS, THPT, GDTX: khoảng 1.300 người.

2. Đối tưng tham gia học tập

+ Số cán bộ, công nhân, viên chức, bao gồm cả các đơn vị trực thuộc tỉnh và Trung ương đóng trên địa bàn: khoảng 405 người;

+ Số tiểu thương: khoảng 160 người;

+ Số người đăng ký làm việc tại các khách sạn, nhà nghỉ: khoảng 400 người;

+ Số người đăng ký làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (nhà hàng, quán ăn): khoảng 240 người;

+ Sngười lái xe du lịch, xe ôm, xe taxi: khoảng 60 người;

+ Số người dân đang sinh sống tại 10 khu dân cư trên địa bàn huyện, khoảng: khoảng 420 người;

+ Đối với lực lượng vũ trang: khoảng 235 người.

Tổng cộng các đối tượng được hưởng thụ đề án là: khoảng 1920 người.

3. Đối tưng thụ hưng theo Đ án

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc trong các cơ quan nhà nước và lực lượng vũ trang được miễn học phí 100%;

- Các đối tượng còn lại (làm nghề tự do như: Tiểu thương, lái xe, kinh doanh các dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, quán ăn; nhân dân ở các Khu dân cư, trên địa bàn huyện Côn Đảo,...) được nhà nước hỗ trợ 70% học phí, đóng và nộp 30% học phí còn lại vào ngân sách cho nhà nước.

4. Hình thức tổ chức các lp học

- Tổ chức học tập trung do giáo viên Việt Nam đã được đào tạo chuyên môn theo chương trình tiếng Anh giao tiếp phù hợp với đặc điểm riêng của huyện Côn Đảo đảm nhiệm. Bên cạnh đó, học viên còn được làm quen với người nước ngoài thông qua một số hoạt động giao lưu trong lớp và ngoại khóa.

- Thời gian mở lớp: Học vào các buổi phù hợp trong tuần, mỗi tuần học 3 buổi, mỗi buổi 2 giờ liên tục, thời lượng mi lp khoảng 06 tháng

- Nội dung giảng dạy mỗi lớp được chia thành 02 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Đào tạo căn bản về tiếng Anh cùng các chuyên đề về giao tiếp căn bản trong vòng 03 tháng (72 giờ).

+ Giai đoạn 2: Củng cố và đào tạo chuyên sâu về một số lĩnh vực liên quan đến công việc của người dân, đồng thời lồng ghép các nội dung giới thiệu về huyện đảo trong vòng 03 tháng (72 giờ).

- Dự kiến lộ trình mở lớp: Thực hiện trong 04 năm, mở 96 lớp, đào tạo khoảng 1.920 học viên, cụ thể:

Năm

Số lớp

SHV

Số giờ học/lp

Số GV điều động

Số giờ học/năm

Ghi chú

2015

6

120

72

2

432

Dự kiến tháng 9/2015 dạy giai đoạn 1 cho 6 lớp (72 giờ/lớp).

120 học viên, trong đó: Hướng dẫn viên (Tại BQL di tích lịch sử, bảo tàng, các nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn): 20; đang phục vụ tại các nhà hàng, KS (lễ tân, buồng, bàn): 40; Tiểu thương: 30; CB, CC, lực lượng vũ trang: 30. Ưu tiên cho người học có hộ khẩu thưng trú hoặc tạm trú dài hạn tại Côn Đảo.

2016

72

2

432

6 lớp của 2015 chuyn qua dạy tiếp giai đoạn 2 (72 giờ/lớp)

20

400

144

5

2.880

02 khóa mi khóa 06 tháng (10 lớp), 144 giờ/lớp.

400 học viên, trong đó: CB, CC, VC: 70, LLVT: 60, khách sạn, nhà nghỉ: 100, nhà hàng, quán ăn: 60, tiểu thương: 30, lái xe: 20, người dân: 60.

2017

30

600

144

7

4.320

02 khóa mi khóa 06 tháng (15 lớp), 144 giờ/lớp.

600 học viên, trong đó: CB, CC, VC: 120, LLVT: 80, khách sạn, nhà nghỉ: 120, nhà hàng, quán ăn: 80, tiểu thương: 40, lái xe: 20, người dân: 140

2018

40

800

144

9

5.760

02 khóa mi khóa 06 tháng (20 lớp), 144 giờ/lớp

800 học viên, trong đó: CB, CC, VC: 200, LLVT: 80, khách sạn, nhà nghỉ: 160, nhà hàng, quán ăn: 80, tiểu thương: 60, người dân: 220

Tng cộng

96

1.920

576

25

13.824

 

5. Địa điểm học

Dự kiến tổ chức tại 03 địa điểm:

- Trường tiểu học Cao Văn Ngọc;

- Trường THCS & THPT Võ Thị Sáu;

- Trung tâm Giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp.

6. Nội dung học tập

- Thực hiện từng bước theo chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng Anh thực hành theo Quyết định số 66/2008/QĐ-BGD-ĐT ngày 02/12/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bên cạnh đó tăng cường kỹ năng giao tiếp tiếng Anh theo từng đối tượng. Chương trình giảng dạy được tổng hợp dựa trên giáo trình: First Choice. Headway. New Interchange. Smart Choice. Speaking Naturally, tài liệu luyện thi TOEIC, TOEFL, IELTS...; kết hợp với các tư liệu được cung cấp bởi Ban Quản lý di tích lịch sử Côn Đảo, Ban Quản lý vườn quốc gia Côn Đảo...

- Nội dung chủ yếu được biên soạn trên tinh thần giao tiếp hàng ngày, đảm bảo được hình thức tập trung linh hoạt, hướng dẫn và tự học, phục vụ nhu cầu thực tế tại địa phương như: Tự giới thiệu về mình, giới thiệu về người khác, giới thiệu về các sản phẩm mua bán, giá cả, hỏi và chỉ đường, hỏi thăm sức khỏe, mời mọc, tư vấn ... Sau mỗi khóa học sẽ có đội ngũ cộng tác viên htrợ kỹ năng giao tiếp thực tế theo phương thức thường xuyên tiếp cận từng cá nhân để phục vụ nhu cầu công việc hàng ngày của người dân.

7. Đội ngũ giáo viên

Thực hiện lựa chọn Trung tâm, giáo viên của trung tâm phải được đào tạo tiếng Anh có uy tín, năng lực, kinh nghiệm để triển khai Đán theo đúng quy định hiện hành của pháp luật; cụ thể:

- Giáo viên tại chthường xuyên: 02 người (được bồi dưỡng theo chương trình riêng và chịu trách nhiệm giảng dạy trực tiếp);

- Cộng tác viên nước ngoài tại chỗ: 03 người (chịu trách nhiệm thực hiện công tác htrợ người dân nâng cao kỹ năng giao tiếp và công việc hàng ngày);

- Giáo viên cần điều động: 20 người (thực hiện điều động luân phiên, chịu trách nhiệm hướng dẫn và bồi dưỡng thêm cho các giáo viên tại chỗ trong thời gian đầu hoặc khi có yêu cầu bồi dưỡng thêm).

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Dự kiến kinh phí triển khai thực đề án giai đoạn 2015 - 2018 là 5.592,444 triệu đồng (Năm tỷ, năm trăm chín mươi hai triệu bn trăm bn mươi bn ngàn đồng chẵn)

- Năm 2015: 282,348 triệu đồng;

- Năm 2016: 1.321,320 triệu đồng;

- Năm 2017: 1.737,032 triệu đồng;

- Năm 2018: 2.251,744 triệu đồng.

Chi tiết phân kỳ kinh phí thực hiện:

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Nội dung

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Tổng cộng

Ghi chú

1

Xây dựng chương trình, tài liệu dạy và học cụ thể phù hợp với từng đối tượng

10,000

 

 

 

10,00

Phụ lục 01

2

Chi phí giảng dạy tại Côn Đảo

214,280

1.075,200

1.444,120

1.899,440

4.633,040

Phụ lục 02

3

Chi phí tài liệu cho người học

5,400

18,000

27,000

39,600

90,000

Phụ lục 03

4

Chi phí quản lý các lớp học

27,000

108,000

108,000

108,000

351,000

Phụ lục 04

5

Chi phí dự phòng

25,668

120,120

157,912

204,704

508,404

 

TNG CNG

282,348

1.321,320

1.737,032

2.251,744

5.592,444

 

(Năm tỷ, năm trăm chín mươi hai triệu, bn trăm bn mươi bn ngàn đng)

- Ngun kinh phí: Ngân sách tỉnh và xã hội hóa.

- Tổng kinh phí thực hiện đề án: 5.592,444 triệu đồng (Năm tỷ, năm trăm chín mươi hai triệu bn trăm bốn mươi bốn ngàn đồng chẵn). Trong đó:

+ Ngân sách tỉnh: 4.576,124 triệu đồng (Bốn tỷ, năm trăm bảy mươi sáu triệu, một trăm hai mươi bốn ngàn đồng chẵn)

+ Kinh phí người dân phải nộp: 1.016,320 triệu đồng (1.280 người x 0,794 triệu đồng/người) (Một tỷ, không trăm mười sáu triệu ba trăm hai mươi ngàn đồng)

- Mức thu học phí người dân: 0,794 triệu đồng.

Đơn vị thực hiện: UBND huyện Côn Đảo

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm

- Phối hợp với UBND huyện Côn Đảo tổ chức triển khai Đán theo đúng quy định;

- Tổ chức thẩm định, kiểm tra, đánh giá chương trình giảng dạy trước khi triển khai lớp theo đúng quy định, trên nguyên tắc chương trình giảng dạy phải phù hp đối tượng, thiết thực, hiệu quả;

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện Đán tại huyện Côn Đảo.

2. Sở Tài chính có trách nhiệm

- Chủ trì, phối hợp với UBND huyện Côn Đảo, Sở Giáo dục và Đào tạo phân bổ kinh phí để triển khai thực hiện Đề án đúng tiến độ;

- Thẩm định, kiểm tra, hướng dẫn, đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí và thanh quyết toán nguồn kinh phí thực hiện Đán theo đúng quy định hiện hành.

3. Các S, ban, ngành liên quan

Có trách nhiệm căn cứ nội dung của Đán, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện Côn Đảo, Sở Tài chính tổ chức triển khai thực hiện trong phạm vi thẩm quyền quản lý.

4. UBND huyện Côn Đảo có trách nhiệm

- Tổ chức công bố, công khai Đán đến đối tượng thụ hưởng của Đ án;

- Khảo sát, lập danh sách đối tượng học cụ thể và lập kế hoạch tổ chức lp;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện lựa chọn Trung tâm đào tạo tiếng Anh có uy tín, năng lực, kinh nghiệm để triển khai Đề án theo đúng quy định hiện hành của pháp luật;

- Thành lập Ban tổ chức lp học và ban hành quy chế, nội quy lớp học;

- Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí (nếu có), trang thiết bị để đảm bảo chất lượng dạy và học;

- Tổ chức, triển khai thực hiện Đề án thiết thực, hiệu quả và đạt yêu cầu, mục tiêu Đề án;

- Nghiệm thu, thanh quyết toán nguồn kinh phí thực hiện Đán theo đúng quy định hiện hành;

- Kết thúc lớp học, báo cáo, đề xuất trình UBND tỉnh, thông qua Sở Giáo dục và Đào tạo về chất lượng và kết quả tổ chức lp;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan hàng năm, sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về hiệu quả triển khai Đề án; báo cáo, đề xuất trình UBND tỉnh làm cơ sở triển khai cho năm tiếp theo.