Quyết định 349/QĐ-UBND năm 2019 ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2019-2025
Số hiệu: 349/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Lê Văn Bình
Ngày ban hành: 12/09/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 349/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 12 tháng 9 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 35/NQ-CP NGÀY 04/6/2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC CỦA XÃ HỘI ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2019-2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 8, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2025;

Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 2848/TTr-SGDĐT ngày 19/8/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2019-2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (b/c);
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh (b/c);
- Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Ninh Thuận (b/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- VPUB: LĐ, KTTH;
- Lưu: VT, VXNV.NAM.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Bình

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 35/NQ-CP NGÀY 04/6/2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC CỦA XÃ HỘI ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2019-2025
(Kèm theo Quyết định số 349/QĐ-UBND ngày 12/9/2019 của UBND tỉnh)

Thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2025 gồm những nội dung cụ thể sau đây:

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội, tạo bước chuyển biến rõ rệt, thực chất trong thu hút, sử dụng và quản lý các nguồn lực của các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

Đẩy mạnh huy động các nguồn lực của xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở giáo dục ngoài công lập đạt tỷ lệ 8,57% số cơ sở và 10% người học vào năm 2020 và lần lượt là 8,9% và 10,4% vào năm 2025; trong đó:

- Đối với giáo dục mầm non, đặc biệt là ở các trung tâm huyện, thành phố, các khu vực đông dân cư có số trẻ em trong độ tuổi đi học mầm non, mẫu giáo tăng nhanh do di dân cơ học, phấn đấu đến năm 2020, số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đạt tỷ lệ ít nhất là 26,4%, tương ứng với số trẻ em theo học đạt khoảng 39,2%; đến năm 2025, số cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đạt 28,1% với số trẻ em theo học đạt 38,9%.

- Đối với giáo dục phổ thông, phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ cơ sở và số học sinh theo học tại các trường phổ thông ngoài công lập đạt lần lượt là 0,91% và 1,14%; đến năm 2025, tỷ lệ cơ sở và số học sinh theo học tại các cơ sở ngoài công lập là 1% và 1,6%.

- Đối với giáo dục nghề nghiệp, phấn đấu đến năm 2020, số cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập đạt 22,2%; đến năm 2025, đạt tỷ lệ 33,3%.

II. Nội dung và giải pháp thực hiện

1. Hoàn thiện cơ chế chính sách

- Rà soát hệ thống các văn bản, chính sách về xã hội hóa đã ban hành, hệ thống hóa các quy định về huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục theo từng lĩnh vực và nhóm vấn đề cụ thể, phát hiện những quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn và còn thiếu, đề xuất hướng chỉnh sửa, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ cho phù hợp; kịp thời cập nhật những chủ trương, định hướng mới về xã hội hóa và có liên quan;

- Hoàn thiện khung pháp lý về địa vị pháp lý, quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức đầu tư cho giáo dục và các cơ sở giáo dục ngoài công lập; về sử dụng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước;

- Đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực, quản lý, cấp phát ngân sách nhà nước theo hướng Nhà nước bảo đảm đầu tư cho các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông); chuyển từ hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách, chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng;

- Xây dựng, ban hành chính sách về quyền lợi của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được tuyển dụng, làm việc tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập (bao gồm cả các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập), bảo đảm ít nhất ngang bằng với quyền lợi của đội ngũ nhà giáo làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập.

2. Cải thiện môi trường đầu tư

- Rà soát các điều kiện đầu tư, các chính sách thuế, chính sách đất đai trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các thủ tục không cần thiết, đơn giản hóa quy trình thủ tục cho nhà đầu tư; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm bảo đảm thông tin thông suốt, minh bạch; giải quyết kịp thời những thắc mắc của nhà đầu tư trong quá trình thành lập, hoạt động của các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

- Bảo đảm đối xử bình đẳng và tạo môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch; không phân biệt cơ sở giáo dục công lập và cơ sở giáo dục ngoài công lập, người học đều được tiếp cận cơ hội giáo dục và hưởng lợi từ các chính sách phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước; đối với vốn viện trợ ODA: Các cơ sở giáo dục ngoài công lập được tiếp cận, thụ hưởng vốn viện trợ ODA theo quy định của pháp luật liên quan; đối với vốn vay nước ngoài (vay ODA, vay ưu đãi): các cơ sở giáo dục ngoài công lập không thuộc đối tượng được cấp phát từ nguồn vốn vay; đối với vốn vay tín dụng trong nước: các cơ sở giáo dục ngoài công lập được tiếp cận, thụ hưởng nguồn vốn tín dụng trong nước ưu đãi (nếu có);

- Tạo điều kiện thuận lợi về thị thực, giấy phép lao động để khuyến khích các nhà trí thức, doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài đóng góp công sức, trí tuệ và tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo.

3. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục công lập

Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công cả về tổ chức - nhân sự, tài chính - tài sản, phân phối thu nhập, hợp tác, liên doanh, liên kết... theo Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản pháp luật liên quan nhằm thu hút sự đóng góp, tài trợ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước dưới các hình thức khác nhau, giúp chia sẻ trách nhiệm cung cấp dịch vụ công của nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, tạo nguồn lực bổ sung để đầu tư, đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, tiếp cận trình độ những nền giáo dục tiên tiến của khu vực và quốc tế; trong đó, chú trọng các giải pháp sau:

- Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục theo cơ chế thị trường, trong đó xác định rõ các đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục không sử dụng ngân sách nhà nước, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu bảo đảm bù đắp chi phí hợp lý, có tích lũy để thu hút nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia cung ứng dịch vụ;

- Đổi mới cơ cấu sử dụng nguồn ngân sách nhà nước theo hướng tăng đầu tư để bảo đảm cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục, tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục để từng bước tăng nguồn thu đảm bảo chi thường xuyên. Thúc đẩy áp dụng cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục công lập, trước hết đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Khuyến khích các cơ sở giáo dục công lập tự chủ tài chính;

- Từng bước thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) trong giáo dục, trước mắt là các dự án phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục.

4. Tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục

- Rà soát, bổ sung, ban hành các quy định về bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục, trong đó có cơ chế, chính sách bắt buộc các cơ sở đào tạo thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục và kiểm định các chương trình đào tạo của đơn vị mình;

- Thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo, đặc biệt đối với lĩnh vực giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục;

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề xã hội hóa đối với các cơ sở giáo dục công lập cũng như ngoài công lập nhằm sớm phát hiện các bất cập, khó khăn, vướng mắc để kịp thời có biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền tháo gỡ, xử lý; có chế tài với các cơ sở giáo dục không tuân thủ theo quy định.

5. Tiếp tục đẩy mạnh thông tin, truyền thông

- Tuyên truyền sâu rộng về các chủ trương, chính sách về xã hội hóa để tất cả các đối tượng liên quan (các cơ quan quản lý, nhà đầu tư, đơn vị công lập, ngoài công lập và toàn xã hội) nhận thức đúng đắn, đầy đủ và thực hiện có hiệu quả chủ trương huy động các nguồn lực của xã hội cho giáo dục, khắc phục và tiến tới xóa bỏ những định kiến, phân biệt đối xử giữa khối công lập và khối ngoài công lập;

- Phổ biến, tuyên truyền và tập huấn cho các nhà đầu tư, người quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập về các chính sách của nhà nước, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tài trợ, đầu tư cho các cơ sở giáo dục;

- Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước; lồng ghép các nội dung tuyên truyền, động viên, khuyến khích người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư, đóng góp cho giáo dục trong các chương trình, hội nghị, sự kiện, hoạt động đối ngoại chính thức và ngoại giao nhân dân;

- Chú trọng thực hiện các hình thức ghi nhận, tôn vinh những cá nhân, tổ chức có đóng góp, tài trợ cho giáo dục, tuyên dương và phát động nhân rộng những gương điển hình đóng góp cho sự nghiệp giáo dục;

- Tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp lý và chuyên môn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục trong việc thu hút và quản lý các nguồn lực huy động.

III. Tổ chức thực hiện

1. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo

- Thường xuyên rà soát các điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo để cắt giảm các điều kiện không cần thiết, đơn giản hóa thủ tục hành chính;

- Chủ trì, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tiêu chí xác định và cơ chế, chính sách áp dụng đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân ban hành các văn bản hướng dẫn các địa phương chú trọng phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập trong quy hoạch mạng lưới và các chiến lược, kế hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn;

- Ban hành quy định cho phép các cơ sở giáo dục ngoài công lập chủ động thực hiện chương trình dạy - học trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu về thời lượng và chuẩn đầu ra do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các cam kết đã công bố; thực hiện kiểm tra, đánh giá và kiểm định dựa trên kết quả đầu ra; được tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý; được hỗ trợ trang thiết bị, đồ dùng dạy học như các cơ sở giáo dục công lập;

- Khuyến khích các trường thu hút chuyên gia trong và ngoài nước tham gia hợp tác, cộng tác, làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập của tỉnh;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư trong lĩnh vực giáo dục; đề xuất việc chuyển đổi một số cơ sở giáo dục công lập sang ngoài công lập ở những nơi có điều kiện phù hợp;

- Hàng năm rà soát, cung cấp danh mục các cơ sở giáo dục công lập cũng như ngoài công lập gửi các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố;

- Chủ trì theo dõi, thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện Kế hoạch này, hằng năm tổng hợp báo cáo công tác huy động các nguồn lực của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho giáo dục và đào tạo gửi Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Giao Sở Kế hoạch và đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát các điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối với phần vốn đầu tư công tham gia thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; tổng hợp kế hoạch đầu tư công để thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm;

- Tăng cường hoạt động thông tin đối ngoại, hỗ trợ xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực giáo dục;

- Đề xuất ban hành chính sách tạo điều kiện cho người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư, hỗ trợ phát triển giáo dục trong tỉnh.

3. Giao Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Cục Thuế tỉnh kiểm soát, đề xuất sửa đổi các quy định về thuế nhằm khuyến khích các cơ sở giáo dục và đào tạo tự chủ tài chính và có tích lũy cho đầu tư;

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành về sử dụng các nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước, đặc biệt là về nguồn vốn tài trợ, viện trợ, đóng góp thiện nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

- Rà soát, hoàn thiện chính sách xã hội hóa đối với các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ở các địa bàn có khả năng xã hội hóa cao;

- Rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi tạo điều kiện đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường và thúc đẩy xã hội hóa trong việc cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công.

4. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn phát triển cơ sở sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập trong quy hoạch mạng lưới giáo dục nghề nghiệp và chiến lược, kế hoạch phát triển giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn;

- Chủ trì, xây dựng chính sách về trách nhiệm của các doanh nghiệp trong đầu tư phát triển đào tạo nhân lực giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, nhân lực ngành nghề mũi nhọn; trách nhiệm của các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng và gia đình trong việc đóng góp nguồn lực và tham gia các hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

- Thường xuyên rà soát các điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp để điều chỉnh, cắt giảm các điều kiện không cần thiết; Nghiên cứu đơn giản hóa quy trình, thủ tục cấp, gia hn giấy phép lao động cho người nước ngoài tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại Việt Nam;

- Tổ chức đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định cho các cơ sở sự nghiệp giáo dục nghề nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu;

- Đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật trong đào tạo để làm cơ sở xác định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra giám sát, hướng dẫn về xã hội hóa đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

5. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi về đất đai tạo điều kiện đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường và thúc đẩy xã hội hóa trong việc cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công;

- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, cập nhật nhu cầu sử dụng đất của các cơ sở giáo dục công lập cũng như ngoài công lập vào danh mục dự án trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, thành phố trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định; đôn đốc, hướng dẫn các nhà đầu tư, đơn vị quản lý các cơ sở giáo dục hoàn thiện hồ sơ về đất đai, môi trường theo quy định.

6. Giao Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp xã hội về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về huy động các nguồn lực của xã hội cho giáo dục, về quyền lợi và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia tài trợ, đầu tư cho giáo dục; chú trọng phát hiện, tôn vinh và nhân rộng những gương điển hình về tài trợ, đóng góp cho giáo dục;

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho mọi tầng lớp trong xã hội về quyền bình đẳng và công bằng trong việc tiếp cận cơ hội giáo dục và hưởng lợi từ các chính sách phát triển giáo dục giữa các cơ sở giáo dục công lập và các cơ sở giáo dục ngoài công lập, giữa người theo học tại cơ sở giáo dục công lập và cơ sở giáo dục ngoài công lập;

- Định hướng các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường tuyên truyền về huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2019-2025 đạt hiệu quả thiết thực.

7. Giao Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh biên chế hàng năm của những cơ sở giáo dục sau khi chuyển sang ngoài công lập.

8. Giao Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Xây dựng kế hoạch, lộ trình để thu hút các nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục tại địa phương; ưu tiên lồng ghép các vấn đề xã hội hóa, phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập trong các chương trình, kế hoạch phát triển phù hợp điều kiện, mức độ phát triển kinh tế - xã hội và khả năng chi trả của người dân tại địa phương;

- Thực hiện và rà soát quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục theo hướng không tiếp tục phát triển mở rộng các cơ sở giáo dục công lập mà cần đầu tư có trọng điểm, dành ngân sách nhà nước cho các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc một số cơ sở giáo dục trọng điểm; tạo điều kiện chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non, trung học phổ thông từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa cao; đẩy mạnh tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục công lập với lộ trình phù hợp cho từng cấp học; chủ động phân luồng và định hướng cho phụ huynh và người học lựa chọn các mô hình trường không phân biệt công lập hay ngoài công lập;

- Thực hiện việc bố trí quỹ đất dành cho giáo dục, chú trọng bảo đảm giao đất hoặc cho thuê đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng cho chủ đầu tư; thực hiện bồi hoàn thỏa đáng cho những nhà đầu tư đã ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án xã hội hóa theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kịp thời xác nhận ưu đãi thuế (kể cả trong và sau thời gian xây dựng); xử lý kịp thời các kiến nghị của nhà đầu tư;

- Có giải pháp cụ thể hỗ trợ lãi suất tín dụng, hỗ trợ vốn đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, hỗ trợ tài chính, tổ chức bồi dưỡng quản lý, chuyên môn cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đặc biệt là các cơ sở giáo dục mầm non tại các địa phương đông dân, khu công nghiệp) từ nguồn ngân sách địa phương, phù hợp với khả năng huy động của ngân sách và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương đối với công tác xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục;

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn, trong đó đặc biệt chú trọng các yêu cầu về công khai mức học phí, công khai tài chính và cam kết chất lượng.

9. Đề nghị Báo Ninh Thuận và Đài Phát thanh và Truyền trình

Chủ động phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố mở chuyên trang, chuyên mục định kỳ hàng tháng về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2019-2025 nhằm tạo sự lan tỏa, đồng thuận của xã hội phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển.

Giao Sở Giáo dục và Đào tạo - Cơ quan thường trực - theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện, định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện và đề xuất tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch./.

 

THỐNG KÊ SỐ CƠ SỞ, HỌC SINH CÔNG LẬP VÀ NGOÀI CÔNG LẬP
(Năm học 2017-2018 và Năm học 2018-2019)

(Kèm theo Quyết định số 349/QĐ-UBND ngày 12/9/2019 của UBND tỉnh)

TT

Loại hình đào tạo/địa phương

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Cơ sở

Học sinh/trẻ

Cơ sở

Học sinh/trẻ

Tng

CL

NCL

% NCL

Tng

CL

NCL

% NCL

Tng

CL

NCL

% NCL

Tng

CL

NCL

% NCL

I

Mầm non

94

72

22

23,4

27.882

17.645

10.237

36,7

88

65

23

26,1

27.920

17.050

10.870

38,9

 

TP PR-TC

30

15

15

50,0

9.302

3.247

6.055

65,1

28

12

16

57,1

9.423

3.247

6.176

65,5

 

Huyện Ninh Phước

12

11

1

8,3

4.124

3.146

978

23,7

12

11

1

8,3

4.316

2.932

1.384

32,1

 

Huyện Ninh Hải

14

12

2

14,3

4.242

3.089

1.153

27,2

13

11

2

15,4

4.344

2.932

1.412

32,5

 

Huyện Ninh Sơn

13

9

4

30,8

3.768

2.129

1.639

43,5

13

9

4

30,8

3.367

1.979

1.388

41,2

 

Huyện Thuận Bắc

6

6

 

0,0

2.040

1.982

58

2,8

6

6

 

0,0

2.041

1.987

54

2,6

 

Huyện Thuận Nam

8

8

 

0,0

2.449

2.095

354

14,5

8

8

 

0,0

2.551

2.095

456

17,9

 

Huyện Bác Ái

11

11

 

0,0

1.957

1.957

 

0,0

8

8

 

0,0

1.878

1.878

 

0,00

II

Phổ thông

237

235

2

0,8

109.474

108.942

532

0,5

232

230

2

0,9

112.256

111.536

720

0,6

 

TH

152

152

0

0,0

55.611

55.360

251

0,5

149

149

0

0,0

57.660

57.297

363

0,6

 

THCS

65

65

0

0,0

37.514

37.429

85

0,2

63

63

0

0,0

37.816

37.665

151

0,4

 

THPT

20

18

2

10,0

16.349

16.153

196

1,2

20

18

2

10,0

16.780

16.574

206

1,2

III

GD Nghề nghiệp

10

8

2

20,0

5.700

4.750

950

16,67

10

8

2

20,0

5.650

4.750

900

15,9

Toàn tỉnh

341

315

26

7,62

143.056

131.337

11.719

8,2

330

303

27

8,2

145.826

133.336

12.490

8,57

 

DỰ KIẾN SỐ CƠ SỞ, HỌC SINH CÔNG LẬP VÀ NGOÀI CÔNG LẬP
(Năm học 2020-2021 và Năm học 2025-2026)

(Kèm theo Quyết định số 349/QĐ-UBND ngày 12/9/2019 của UBND tỉnh)

TT

Loại hình đào tạo/địa phương

Dự kiến năm học 2020-2021

Dự kiến năm học 2025-2026

Cơ sở

Học sinh/trẻ

Cơ sở

Học sinh/trẻ

Tng

CL

NCL

% NCL

Tng

CL

NCL

% NCL

Tng

CL

NCL

% NCL

Tng

CL

NCL

% NCL

I

Mầm non

87

64

23

26,4

28.400

17.300

11.100

39,1

89

64

25

28,1

31.030

18.950

12.080

38,9

 

TP PR-TC

27

11

16

59,3

9.600

3.500

6.100

63,5

28

11

17

60,7

10.500

4.000

6.500

61,9

 

Huyện Ninh Phước

12

11

1

8,3

4.500

3.000

1.500

33,3

13

11

2

15,4

4.800

3.200

1.600

33,3

 

Huyện Ninh Hải

13

11

2

15,4

4.400

2.900

1.500

34,1

13

11

2

15,4

4.600

3.000

1.600

34,8

 

Huyện Ninh Sơn

13

9

4

30,8

3.400

2.000

1.400

41,2

13

9

4

30,8

3.600

2.100

1.500

41,7

 

Huyện Thuận Bắc

6

6

 

0,0

2.000

1.900

100

5,0

6

6

 

0,0

2.180

2.000

180

8,3

 

Huyện Thuận Nam

8

8

 

0,0

2.600

2.100

500

19,2

8

8

 

0,0

3.400

2.700

700

20,6

 

Huyện Bác Ái

8

8

 

0,0

1.900

1.900

 

0,0

8

8

 

0,0

1.950

1.950

 

0,0

II

Phổ thông

219

217

2

0,91

114.814

113.504

1.310

1,14

202

200

2

1,0

117.050

115.200

1.850

1,6

 

TH

135

135

0

0,00

57.614

57.114

500

0,87

119

119

0

0,0

58.350

57.600

750

1,3

 

THCS

62

62

0

0,00

39.500

39.020

480

1,22

61

61

0

0,0

40.450

39.850

600

1,5

 

THPT

22

20

2

9,09

17.700

17.370

330

1,86

22

20

2

9,1

18.250

17.750

500

2,7

III

GD Nghề nghiệp

9

7

2

22,2

8.000

7.000

1.000

12,5

9

6

3

33,3

10.500

8.000

2.500

23,8

Toàn tỉnh

315

288

27

8,57

151.214

137.804

13.410

8,9

300

270

30

10,0

158.580

142.150

16.430

10,4