Quyết định 3468/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cải cách hành chính tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030
Số hiệu: | 3468/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thái Bình | Người ký: | Nguyễn Hoàng Giang |
Ngày ban hành: | 30/11/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Khoa học, công nghệ, Tổ chức bộ máy nhà nước, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3468/QĐ-UBND |
Thái Bình, ngày 30 tháng 11 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHỤC VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 3307/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch công tác cải cách hành chính tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 67/TTr-STTTT ngày 18/11/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ cải cách hành chính (CCHC) tỉnh Thái Bình giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030, với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát:
Cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp. Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống, các ứng dụng công nghệ thông tin tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước, hướng tới nâng cao hiệu quả, giảm chi phí.
b) Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2016-2020:
- 100% văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh;
- 100% Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn sử dụng phần mềm hành chính công điện tử để giải quyết công khai, minh bạch các thủ tục hành chính liên thông với các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện. Các thủ tục hành chính cần giải quyết với tần suất cao đều được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3 trở lên;
- 100% cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh và cấp huyện và cán bộ, công chức cấp xã thường xuyên sử dụng các hệ thống ứng dụng CNTT dùng chung của tỉnh trong trao đổi công việc, quản lý, điều hành và tác nghiệp trên môi trường mạng;
- 100% cơ quan nhà nước các cấp sử dụng chứng thư số chuyên dùng để ký số, xác thực văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của tỉnh;
- Hoàn thành cơ sở nền tảng Chính quyền điện tử tỉnh.
c) Mục tiêu định hướng đến năm 2030
- Xây dựng Trung tâm Tích hợp dữ liệu mới hiện đại, đồng bộ về công nghệ, chuyển Trung tâm Tích hợp dữ liệu đang sử dụng thành Trung tâm Dữ liệu dự phòng của tỉnh;
- 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến từ mức độ 3 trở lên;
- 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp thực hiện trên môi trường mạng, không sử dụng văn bản giấy (Trừ văn bản mật);
- Phấn đấu để tỉnh Thái Bình đứng trong tốp 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về ứng dụng CNTT.
2. Nhiệm vụ
a) Cải cách thể chế
- Xây dựng và đưa vào vận hành ổn định và có hiệu quả Công báo điện tử của tỉnh. Công khai trên mạng Internet các thông tin quy hoạch kinh tế - xã hội; thông tin đấu thầu mua sắm tài sản công; các dự án đầu tư, dự án kêu gọi đầu tư; cơ sở dữ liệu đất đai, quy hoạch xây dựng và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành quan trọng; các kế hoạch hàng năm của cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện;
- Cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh để đảm bảo tính công khai, minh bạch thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
- Định hướng đến năm 2030: Cổng thông tin điện tử là kênh đối thoại của lãnh đạo tỉnh, cơ quan nhà nước các cấp với tổ chức, người dân và doanh nghiệp.
b) Cải cách thủ tục hành chính
- Triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên thuộc 53 nhóm dịch vụ công trực tuyến tỉnh, huyện, xã theo Quyết định 1819/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, đặc biệt các thủ tục thuộc các lĩnh vực: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đầu tư, Xây dựng, Đất đai, Y tế, Văn hóa, Du lịch, Tài nguyên - Môi trường, Thông tin và Truyền thông...
- Tăng cường ứng dụng CNTT vào Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để công khai, minh bạch toàn bộ tiến trình xử lý thủ tục hành chính liên thông 3 cấp; tạo tiện ích để người dân có thể sử dụng ứng dụng CNTT, nộp hồ sơ, tra cứu tiến trình, nhận kết quả qua mạng Internet;
- Tăng cường chất lượng hoạt động của các Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện: nâng cao chất lượng dịch vụ công, lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp làm trung tâm trong việc giải quyết các thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước các cấp.
c) Cải cách tổ chức bộ máy
- Thường xuyên phản ánh thông tin chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và 27 cổng thành phần của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện;
- Công khai trên Cổng thông tin điện tử về: Thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành chính; quy trình giải quyết công việc, thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc; ngân sách, tài chính; tuyển dụng cán bộ, công chức;
- Thực hiện giảm các cuộc họp, giảm giấy tờ hành chính không cần thiết trong hoạt động của cơ quan nhà nước các cấp.
d) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
- Mở rộng hình thức đào tạo tin học tại chỗ, đào tạo trực tuyến qua mạng Internet để nâng cao trình độ sử dụng các hệ thống ứng dụng CNTT dùng chung của tỉnh và khai thác cơ sở dữ liệu phục vụ chuyên môn và điều hành tác nghiệp trên môi trường mạng cho cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nước các cấp;
- Tiếp tục xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn để quản lý, sử dụng hiệu quả các thiết bị, hệ thống đã được đầu tư;
- Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quản lý cán bộ, công chức, viên chức để có cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, tuyển dụng, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức phù hợp với giai đoạn mới;
- Tổ chức điều tra, đánh giá đúng thực trạng năng lực ứng dụng CNTT trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; trên cơ sở đó có kế hoạch cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu vận hành, khai thác và sử dụng Chính quyền điện tử của tỉnh.
đ) Trong cải cách tài chính công
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý ngân sách; hoàn thiện các chế độ, định mức chi tiêu bằng phần mềm chuyên ngành.
e) Tiếp tục hiện đại hóa nền hành chính
- Rà soát, điều chỉnh và nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh giai đoạn 2016-2020, Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh giai đoạn 2016-2020;
- Tăng cường đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng dùng chung của tỉnh như: Mạng diện rộng, Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh, các hệ thống thành phần của Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh...
- Đầu tư hệ thống nền tảng, tích hợp, chia sẻ (LGSP) của tỉnh để làm nền tảng tích hợp và phát triển các ứng dụng CNTT dùng chung của tỉnh; xây dựng các dịch vụ nền tảng dùng chung toàn tỉnh nhằm hoàn thiện Chính quyền điện tử tỉnh;
- Nâng cao chất lượng Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các cổng thành phần của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện; đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên trên toàn bộ các lĩnh vực có liên quan nhiều tới người dân và doanh nghiệp;
- Tăng cường sử dụng văn bản điện tử có ký số tiến tới thay thế hoàn toàn văn bản giấy trong quản lý, chỉ đạo, điều hành và phối kết hợp giải quyết công việc; sử dụng triệt để các hệ thống ứng dụng CNTT dùng chung của tỉnh để khai thác thông tin phục vụ hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp thông suốt từ tỉnh đến các cấp trong tỉnh;
- Xây dựng và hoàn thiện các cơ sở dữ liệu điện tử tập trung phục vụ cho việc phát triển các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trở lên;
- Tổ chức đối thoại trực tuyến giữa lãnh đạo tỉnh với tổ chức và người dân trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh; tăng cường việc hỏi đáp trực tuyến giữa cơ quan nhà nước với người dân và doanh nghiệp trên các cổng thành phần của cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện nhằm kịp thời giải đáp, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, tiết kiệm kinh phí và thời gian, nâng cao hiệu lực điều hành, cải thiện mối quan hệ giữa các cấp chính quyền, người dân và doanh nghiệp;
- Tiếp tục nâng cấp, trang bị đầy đủ máy vi tính và thiết bị CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước các cấp của tỉnh.
3. Giải pháp thực hiện
a) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục bảo đảm sự nhận thức sâu sắc và thống nhất hành động trong các tổ chức đảng, trong cán bộ, đảng viên về nhiệm vụ ứng dụng CNTT phục vụ CCHC;
- Tăng cường lãnh đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật, đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan nhà nước trước cấp ủy Đảng trong triển khai thực hiện.
b) Xây dựng các cơ chế, chính sách, quy định của tỉnh
- Quy định việc ứng dụng CNTT liên thông giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước từ tỉnh đến huyện, xã; đánh giá việc thực hiện ứng dụng CNTT hàng năm của các cơ quan, đơn vị làm cơ sở đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị, địa phương;
- Xây dựng các chính sách thu hút nguồn nhân lực cao để phát triển các ứng dụng CNTT.
c) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cơ quan nhà nước các cấp, của cán bộ, công chức, viên chức: Tổ chức quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh có liên quan đến việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ CCHC đối với cơ quan nhà nước các cấp và cán bộ, công chức, viên chức. Nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT bằng nhiều hình thức.
d) Công tác thanh tra, kiểm tra: Tăng cường công tác kiểm tra thực hiện việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT của cơ quan cấp trên đối với cơ quan, đơn vị cấp dưới. Đưa nội dung ứng dụng CNTT vào tiêu chí xét thi đua, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của cơ quan, đơn vị gắn với khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
đ) Hạ tầng công nghệ: Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại; các giải pháp công nghệ mới, tiên tiến, tốc độ và chất lượng cao; cung cấp chất lượng dịch vụ dùng chung và ứng dụng đồng bộ CNTT vào toàn bộ các quá trình quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh.
4. Nguồn kinh phí: Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
5. Tổ chức thực hiện:
a) Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chủ trì, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ CCHC của tỉnh;
- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Đề án; định kỳ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả triển khai ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện.
b) Sở Nội vụ:
- Đôn đốc, kiểm tra việc ứng dụng CNTT giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức của tỉnh; lập kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan nhà nước các cấp.
c) Sở Tài chính: Tham mưu bố trí nguồn kinh phí hàng năm để triển khai thực hiện Đề án; hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định.
d) Các sở, ban, ngành có liên quan: Xây dựng kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT để phục vụ CCHC của đơn vị; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông để thống kê, tổng hợp kết quả ứng dụng CNTT của đơn vị, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
đ) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:
- Xây dựng và ban hành quy định sử dụng, khai thác các ứng dụng CNTT giải quyết thủ tục hành chính liên thông. Đưa các ứng dụng CNTT dùng chung của tỉnh triển khai trong các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Chú trọng vận hành và cập nhật các thông tin, dữ liệu điện tử trên Cổng thông tin điện tử đã được đầu tư xây dựng của đơn vị mình;
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tăng cường tuyên truyền để người dân biết, khai thác và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, các dịch vụ hỏi đáp, các cuộc giao tiếp trực tuyến với chính quyền các cấp trên Cổng thông tin điện tử.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các Giám đốc Sở: Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Nội vụ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Nghị quyết 26/NQ-CP năm 2020 về Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Ban hành: 05/03/2020 | Cập nhật: 06/03/2020
Nghị quyết 26/NQ-CP năm 2019 về xác định địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng tại hai khu vực do lịch sử để lại Ban hành: 25/04/2019 | Cập nhật: 07/05/2019
Quyết định 1819/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020 Ban hành: 16/11/2017 | Cập nhật: 21/11/2017
Quyết định 1819/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 Ban hành: 26/10/2015 | Cập nhật: 31/10/2015
Nghị quyết 26/NQ-CP năm 2015 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế Ban hành: 15/04/2015 | Cập nhật: 16/04/2015
Nghị quyết 26/NQ-CP năm 2014 phê duyệt Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư giữa Việt Nam và Đông U-ru-goay Ban hành: 22/04/2014 | Cập nhật: 25/04/2014
Quyết định 1819/QĐ-TTg năm 2013 đàm phán với Ngân hàng Phát triển Châu á Khoản vay Chương trình Phát triển chuyên sâu lĩnh vực Ngân hàng - Tài chính, Tiểu chương trình 1 Ban hành: 07/10/2013 | Cập nhật: 09/10/2013
Nghị quyết 26/NQ-CP năm 2013 phê duyệt Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực năng lượng giữa Việt Nam và Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la Ban hành: 22/02/2013 | Cập nhật: 28/02/2013
Nghị quyết 26/NQ-CP năm 2012 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 Ban hành: 09/07/2012 | Cập nhật: 10/07/2012
Nghị quyết 26/NQ-CP năm 2011 phê chuẩn đơn vị bầu cử, danh sách đơn vị bầu cử và đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhiệm kỳ 2011-2016 Ban hành: 28/03/2011 | Cập nhật: 30/03/2011
Nghị quyết 26/NQ-CP năm 2010 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 Ban hành: 04/06/2010 | Cập nhật: 08/06/2010
Quyết định 1819/QĐ-TTg năm 2009 về việc bổ nhiệm ông Trần Quang Quý giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành: 05/11/2009 | Cập nhật: 10/11/2009
Nghị quyết số 26/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã để thành lập xã thuộc huyện Ninh Phước; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Ninh Phước để thành lập huyện Thuận Nam thuộc tỉnh Ninh Thuận Ban hành: 10/06/2009 | Cập nhật: 13/06/2009
Nghị quyết 26/NQ-CP năm 2021 triển khai Nghị quyết 1213/NQ-UBTVQH14 về chuyển đổi phương thức đầu tư 02 dự án thành phần Quốc lộ 45-Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 Ban hành: 01/03/2021 | Cập nhật: 02/03/2021