Quyết định 3468/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2012-2015, tỉnh Hà Tĩnh
Số hiệu: | 3468/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Tĩnh | Người ký: | Nguyễn Thiện |
Ngày ban hành: | 23/11/2012 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Lao động, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3468/QĐ-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 23 tháng 11 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 2281/QĐ-TTg ngày 10/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015;
Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 918/SLĐTBXH-ATLĐ ngày 14/11/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) giai đoạn 2012-2015, tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015, TỈNH HÀ TĨNH
(Ban hành theo Quyết định số 3468/QĐ-UBND ngày 23/11/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
1. Mục tiêu tổng quát
Cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; chăm sóc sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), bảo đảm an toàn thân thể và tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh Hà Tĩnh.
Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về pháp luật lao động trên địa bàn tỉnh nói chung và công tác ATVSLĐ nói riêng.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Trung bình hàng năm giảm 6,5% tần suất tai nạn lao động chết người trong các ngành, lĩnh vực khai thác khoáng sản, sản xuất gia công cơ khí, xây dựng, sử dụng điện, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng v.v,..
b) Trung bình hàng năm tăng 7% số doanh nghiệp, cơ sở tổ chức thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, tăng 10% số người lao động được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, tăng 5% số doanh nghiệp, cơ sở được giám sát môi trường lao động.
c) Trung bình hàng năm tăng thêm 2,5% doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý công tác ATVSLĐ.
d) Hàng năm có 1.500 người làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; 1.800 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại; 150 cán bộ làm công tác đảm bảo ATVSLĐ được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động; 50 lượt hợp tác xã, 200 doanh nghiệp vừa và nhỏ được cung cấp thông tin cơ bản (gồm tư vấn, cung cấp sổ tay hướng dẫn, phát tờ rơi) về ATVSLĐ.
đ) Đến năm 2015 có 10 làng nghề, 200 lượt hợp tác xã, 1.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ được được cung cấp thông tin về ATVSLĐ; 5.000 lượt người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ và 7.000 lượt người lao động làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại được huấn luyện ATVSLĐ.
e) 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng lao động.
g) 100% vụ tai nạn lao động chết người được điều tra, xử lý.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG (phụ lục kèm theo)
1. Dự án 1: Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động (do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì)
1.1. Rà soát, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ.
1.2. Huấn luyện nâng cao năng lực quản lý nhà nước về ATVSLĐ.
a) Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý nhà nước về ATVSLĐ.
- Đối tượng: Lãnh đạo và cán bộ theo dõi công tác ATVSLĐ tại các Sở, ngành, huyện, thành phố, thị xã và xã, phường, thị trấn.
- Số lượng mỗi năm khoảng 4 lớp, mỗi lớp khoảng 100 học viên.
- Thời gian 2 ngày/lớp.
b) Tham gia các lớp tập huấn, hội thảo do Trung ương tổ chức.
1.3. Hỗ trợ mua các thiết bị phục vụ nâng cao năng lực quản lý nhà nước về ATVSLĐ.
1.4. Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý ATVSLĐ.
- Tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động.
- Hỗ trợ cán bộ tư vấn cho doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ; Hỗ trợ công tác phí và thù lao cán bộ tư vấn theo mức chuyên gia tư vấn.
- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng nội quy ATVSLĐ, tiêu lệnh PCCC, mua sắm phương tiện bảo vệ cá nhân. Mức tối đa 8 triệu đồng/1 doanh nghiệp (áp dụng theo Văn bản hướng dẫn số 1370/LĐTBXH-ATVSLĐ ngày 27/4/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
1.5. Khảo sát, thống kê các thông tin cơ bản để xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu phục vụ công tác quản lý về ATVSLĐ.
1.6. Xây dựng cơ chế chính sách nhằm đẩy mạnh xã hội hóa công tác ATVSLĐ.
1.7. Hoàn thiện và triển khai các mô hình quản lý ATVSLĐ trong các doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
1.8. Xây dựng và triển khai Đề án Quỹ bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của tỉnh.
1.9. Các hỗ trợ khác
a) Hỗ trợ các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát về ATVSLĐ.
b) Hỗ trợ tham quan, học tập kinh nghiệm về quản lý nhà nước về ATVSLĐ của các địa phương khác.
2. Dự án 2: Phòng, chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động (do Sở Y tế chủ trì).
2.1. Triển khai các mô hình phòng, chống các bệnh nghề nghiệp thường gặp.
2.2. Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp và giám sát môi trường lao động.
2.3. Tập huấn nghiệp vụ chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
2.4. Hỗ trợ khám bệnh định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp những người lao động làm việc tại các doanh nghiệp có nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh lao động.
3. Dự án 3: Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ áp dụng các biện pháp kỹ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động (do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì).
3.1. Hoạt động thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về ATVSLĐ, tư vấn cải thiện điều kiện lao động.
- In ấn tờ rơi, tranh, băng đĩa về ATVSLĐ phát cho người lao động và các doanh nghiệp.
- Xây dựng các tin bài, phóng sự, chuyên đề về ATVSLĐ đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Hỗ trợ tổ chức Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ-PCCN hàng năm.
- Hỗ trợ tổ chức các Hội thi về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp.
3.2. Hoạt động tập huấn, huấn luyện ATVSLĐ.
a) Tổ chức tập huấn, huấn luyện ATVSLĐ.
- Đối tượng: Người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; người làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; các cán bộ làm công tác ATVSLĐ trong doanh nghiệp.
- Số lượng mỗi năm khoảng 25 lớp, mỗi lớp từ 40 đến 70 học viên.
- Thời gian 2 ngày/lớp.
b) Tham gia các lớp tập huấn, hội thảo do Trung ương tổ chức.
c) Hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức tập huấn, huấn luyện ATVSLĐ.
4. Kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết đánh giá
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hiện Chương trình.
- Tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết Chương trình.
1. Về cơ chế, chính sách
a) Khuyến khích các doanh nghiệp đóng góp nguồn lực và triển khai các hoạt động cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;
b) Hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia thí điểm và áp dụng hệ thống quản lý về ATVSLĐ tiên tiến, xây dựng văn hóa an toàn lao động.
c) Khuyến khích phát triển và xã hội hóa các dịch vụ tư vấn kiểm định, đào tạo, huấn luyện về ATVSLĐ.
d) Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ và các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình.
đ) Lồng ghép Chương trình an toàn lao động, vệ sinh lao động với các chương trình, dự án như: Chương trình MTQG về dạy nghề, giải quyết việc làm; Chương trình MTQG giảm nghèo; các hoạt động khác có liên quan.
g) Khuyến khích các tổ chức, đoàn thể và người dân tham gia các hoạt động của Chương trình.
e) Phát huy đồng bộ các hệ thống giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình.
2. Về thông tin, tuyên truyền
a) Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, giáo dục, huấn luyện về ATVSLĐ cho người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng với các hình thức đa dạng, phù hợp;
b) Đổi mới và nâng cao hiệu quả của Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ - PCCN hàng năm.
3. Nguồn kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí Chương trình dự kiến: 7.800.000.000 đồng (Bảy tỷ tám trăm triệu đồng), trong đó:
a) Ngân sách Trưng ương
Kinh phí hỗ trợ từ Chương trình MTQG về an toàn lao động, vệ sinh lao động do Trung ương hỗ trợ dự kiến trong 4 năm (2012 - 2015) là 7.000.000.000 đồng.
b) Ngân sách địa phương: 800.000.000 đồng
Kinh phí địa phương để hỗ trợ công tác tuyên truyền, tổ chức Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ - PCCN hàng năm; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành công tác ATVSLĐ - PCCN tại các doanh nghiệp; giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.
4. Quản lý, điều hành
a) Thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 3983/QĐ-UBND ngày 16/12/2011 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban quản lý Chương trình quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2011 - 2015.
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giúp UBND tỉnh điều hành, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các Sở, ngành và các huyện, thành phố, thị xã, các doanh nghiệp triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình.
c) Các doanh nghiệp xây dựng chương trình, kế hoạch bảo hộ lao động, ATVSLĐ trong kế hoạch hàng năm phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình và báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm Dự án 1 và Dự án 3.
b) Xây dựng dự toán kinh phí, phân bổ kinh phí cho các Dự án và đề xuất bổ sung hàng năm của tỉnh chuyển Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định; trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
c) Điều phối hoạt động chung của Chương trình;
d) Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và định kỳ hàng năm hoặc đột xuất tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định; tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá thực hiện Chương trình.
2. Sở Y tế
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch hàng năm Dự án 2; tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá, báo cáo theo quy định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
a) Thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt dự toán kinh phí, phân bổ kinh phí cho các Dự án và đề xuất bổ sung kinh phí hàng năm của tỉnh do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình.
b) Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình; phối hợp với với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, giám sát, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.
4. Các Sở: Công Thương, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh, các doanh nghiệp, các Hợp tác xã căn cứ chức năng, nhiệm của được giao và nội dung Chương trình phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động của Chương trình; tăng cường công tác giám sát, đánh giá, báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Chương trình.
5. Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phản ánh tình hình và kết quả thực hiện Chương trình ATVSLĐ.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
Căn cứ mục tiêu, nội dung Chương trình ATVSLĐ giai đoạn 2012 - 2015 của tỉnh và tình hình thực tế của địa phương xây dựng kế hoạch cu thể của đơn vị mình; chủ động phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác ATVSLĐ trên địa bàn.
7. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp chủ động phối hợp tham gia các hoạt động của Chương trình, nhất là công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn người lao động, người sử dụng lao động thực hiện an toàn, vệ sinh lao động góp phần thực hiện mục tiêu đề ra.
Chế độ thông tin, báo cáo: Định kỳ 6 tháng, hàng năm và đột xuất khi có yêu cầu, các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo tình hình và kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao. Báo cáo gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội./.
CÁC DỰ ÁN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3468/QĐ-UBND ngày 23/11/2012 của UBND tỉnh)
TT |
Các dự án và hoạt động |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Tổng kinh phí giai đoạn 2012 - 2015 (triệu đồng) |
||||
Tổng |
NSTƯ |
NS tỉnh |
||||||
1 |
Dự án 1. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về ATVSLĐ |
Sở Lao động - TBXH |
|
2.190 |
1.800 |
390 |
||
1.1 |
Huấn luyện nâng cao năng lực quản lý nhà nước về ATVSLĐ. |
|
Các Sở: Y tế, Công Thương, Xây dựng; UBND cấp huyện |
560 |
400 |
160 |
||
1.2 |
Hỗ trợ mua các trang thiết bị phục vụ nâng cao năng lực quản lý nhà nước về ATVSLĐ. |
|
Sở Tài chính, Kho bạc NN |
300 |
300 |
|
||
1.3 |
Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý công tác ATVSLĐ. |
|
Sở Y tế, Liên đoàn lao động tỉnh. |
200 |
200 |
|
||
1.4 |
Hỗ trợ thanh tra, kiểm tra công tác ATVSLĐ. |
|
|
600 |
400 |
200 |
||
1.5 |
Mua, in ấn tài liệu liên quan |
|
|
230 |
200 |
30 |
||
1.6 |
Công tác phí |
|
|
300 |
300 |
|
||
2 |
Dự án 2. Phòng chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động. |
Sở Y tế |
|
1.960 |
1.900 |
60 |
||
2.1 |
Triển khai các mô hình phòng chống các bệnh nghề nghiệp thường gặp. |
|
Các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Lao động - TBXH, Công Thương, XD, LĐLĐ tỉnh, UBND cấp huyện. |
200 |
200 |
|
||
2.2 |
Mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp và giám sát môi trường lao động. |
|
Sở Tài chính, KBNN |
300 |
300 |
|
||
2.3 |
Tập huấn nghiệp vụ chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. |
|
Sở Lao động -TBXH, Liên đoàn LĐ tỉnh, UBND cấp huyện. |
460 |
400 |
60 |
||
2.4 |
Hỗ trợ khám bệnh định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp những người lao động làm việc tại các doanh nghiệp có nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh lao động. |
|
Sở Lao động -TBXH, LĐLĐ tỉnh. |
1.000 |
1.000 |
|
||
3 |
Dự án 3. Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ áp dụng các biện pháp kỹ thuật về ATVSLĐ. |
Sở Lao động -TBXH |
|
3.350 |
3.100 |
250 |
||
3.1 |
Tổ chức tập huấn, huấn luyện ATVSLĐ tại các doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. |
|
Các Sở: Y tế, Công Thương, Xây dựng; LĐLĐ tỉnh. |
2.400 |
2.400 |
|
||
3.2 |
In ấn tờ rơi, tranh tuyên truyền về ATVSLĐ |
|
Sở Thông tin và Truyền thông |
450 |
450 |
|
||
3.3 |
Xây dựng tin, bài, phóng sự về ATVSLĐ |
|
Báo Hà Tĩnh, Đài PTTH tỉnh |
100 |
100 |
|
||
3.4 |
Hỗ trợ tổ chức Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ - PCCC |
|
Công an tỉnh, UBND cấp huyện, LĐLĐ tỉnh. |
400 |
150 |
250 |
||
4 |
Hoạt động kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết Chương trình. |
Sở Lao động -TBXH |
Các Sở ngành, UBND cấp huyện |
300 |
200 |
100 |
||
|
Tổng kinh phí |
7.800 |
7.000 |
800 |
||||
Quyết định 2281/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Sân golf quốc tế, khu dịch vụ phụ trợ, khu biệt thự nghỉ dưỡng tại xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 31/12/2020 | Cập nhật: 06/01/2021
Quyết định 3983/QĐ-UBND năm 2016 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình Định Ban hành: 04/11/2016 | Cập nhật: 06/12/2016
Quyết định 3983/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt dự toán kinh phí lập Điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Ban hành: 13/10/2016 | Cập nhật: 31/10/2016
Quyết định 3983/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Thanh Hóa Ban hành: 09/10/2015 | Cập nhật: 26/07/2019
Quyết định 3983/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt kết quả thực hiện Đề án “Thành phố Hồ Chí Minh phát triển hướng về phía biển thích ứng với biến đổi khí hậu”(Giai đoạn 1) Ban hành: 13/08/2014 | Cập nhật: 21/07/2015
Quyết định 3983/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án quản lý chất thải rắn vùng nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 Ban hành: 06/12/2012 | Cập nhật: 03/01/2013
Quyết định 2281/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015 Ban hành: 10/12/2010 | Cập nhật: 15/12/2010