Quyết định 34/2006/QĐ-UBND giao dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2007
Số hiệu: 34/2006/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu Người ký: Nguyễn Thanh Bế
Ngày ban hành: 22/12/2006 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/2006/QĐ-UBND

Bạc liêu, ngày 22 tháng 12 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC GIAO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2007

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND-UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN) ngày 16/12/2002;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 1506/QĐ-TTg ngày 14/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán NSNN năm 2007;

Căn cứ Quyết định số 3771/QĐ-BTC ngày 16/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi NSNN năm 2007;

Căn cứ Thông tư số 107/2006/TT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số điểm về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2007;

Căn cứ Nghị quyết số 49/2006/NQ-HĐND ngày 14/12/2006 của HĐND tỉnh khóa VII, kỳ họp thứ 9 về việc thông qua phương án phân bổ dự toán thu, chi NSNN năm 2007 tỉnh Bạc liêu;

Xét Tờ trình số 398/TTr-TCNS ngày 21/12/2006 của Sở Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Giao dự toán thu, chi ngân sách năm 2007 cho các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân (UBND) các huyện, thị xã theo biểu đính kèm.

Điều 2. Căn cứ dự toán ngân sách Nhà nước được giao:

1.Thủ trưởng các cơ quan cấp tỉnh (đơn vị dự toán cấp I) giao dự toán thu, chi cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc ( chi tiết theo từng lĩnh vực và nhóm mục chi) hoàn thành trước ngày 31/12/2006.

2. UBND huyện, thị xã trình Hội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp quyết định dự toán thu, chi ngân sách và phương án phân bổ dự toán ngân sách huyện, thị xã theo Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành. Căn cứ Nghị quyết của HĐND, UBND huyện, thị xã quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc, mức bổ sung từ ngân sách huyện, thị xã cho từng xã, phường, thị trấn.

Các huyện, thị xã phân bổ dự toán chi NSNN năm 2007 cho các lĩnh vực: đầu tư xây dựng cơ bản, sự nghiệp kinh tế, giáo dục-đào tạo, y tế và ngân sách xã không thấp hơn mức dự toán UBND tỉnh giao (do Sở tài chính hướng dẫn).

Đối với các lĩnh vực khác, UBND huyện, thị xã căn cứ chế độ chính sách chi ngân sách, khối lượng nhiệm vụ của từng lĩnh vực, yêu cầu thực tế của địa phương và chỉ tiêu hướng dẫn của Sở Tài chính, trình HĐND cùng cấp quyết định, phân bổ và giao dự toán cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

3. Trong phân bổ dự toán chi năm 2007, các cơ quan đơn vị, địa phương (kể cả các đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị quyết số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ và cơ quan Nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005của Chính phủ) phải cân đối nguồn để thực hiện cải cách tiền lương, bao gồm:

- 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương).

- 40% số thu của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp được để lại theo chế độ (riêng ngành y tế 35%, sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất).

Riêng đối với ngân sách huyện, thị xã (kể cả ngân sách xã, thị trấn, phường) còn phải cân đối thêm 50% tăng thu ngân sách thực hiện năm 2007 so với dự toán năm 2007 được UBND tỉnh giao.

Sau khi thực hiện các biện pháp nêu trên mà không đủ nguồn thì ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ để đảm bảo nguồn thực hiện cải cách tiền lương. Trường

hợp nguồn cải cách tiền lương xác định theo các quy định trên của các đơn vị và các cấp ngân sách lớn hơn nhu cầu chi thực hiện cải cách tiền lương theo Quy định thì tiếp tục sử dụng nguồn này chuyển sang năm sau để tạo nguồn cải cách tiền lương, không được sử dụng cho các mục tiêu khác.

4. Khi phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc, các cơ quan cấp tỉnh (đơn vị dự toán cấp I) và UBND huyện, thị xã phải xác định và giao nhiệm vụ thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất tiền lương,…) Các cấp ngân sách tỉnh, huyện quản lý tập trung nguồn 10% tiết kiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc ngân sách cấp mình ( không kể các đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ và các cơ quan Nhà nước thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ) để thực hiện điều hòa chung giữa các đơn vị khi xác định nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương của từng cơ quan, đơn vị thuộc ngân sách cấp mình.

5. Giám đốc Sở Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn nội dung chi tiết các chỉ tiêu dự toán thu, chi NSNN năm 2007 cho các cơ quan, đơn vị địa phương nhằm thực hiện dự toán NSNN như đã nêu tại Điều 1.

Chậm nhất 05 ngày sau khi dự toán ngân sách huyện, thị xã được HĐND quyết định, UBND các huyện, thị xã báo cáo về UBND tỉnh và Sở Tài chính.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 25/12/2006./.

 

 

TM. UBND TỈNH
KT CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Bế

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

 

 





Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước Ban hành: 06/06/2003 | Cập nhật: 06/12/2012