Quyết định 3310/QĐ-UBND năm 2014 về phê duyệt quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
Số hiệu: | 3310/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Vĩnh Phúc | Người ký: | Phùng Quang Hùng |
Ngày ban hành: | 11/11/2014 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3310/QĐ-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 11 tháng 11 năm 2014 |
V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM TẬP TRUNG TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ luật tổ chức HĐND & UBND ngày 26 – 11 – 2003;
Căn cứ Luật an toàn thực phẩm năm 2010;
Căn cứ Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ kế hoạch và đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ;
Căn cứ Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc - tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 588/QĐ-UBND ngày 03 tháng 03 năm 2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp&PTNT tại Tờ trình số 144/TTr-SNN&PTNT ngày 24/10/2014, kèm Biên bản họp và Tổng hợp ý kiến của Hội đồng thẩm định Quy hoạch của tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tên dự án: Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.
2. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Phúc.
3. Tổ chức tư vấn lập dự án: Viện Qui hoạch & thiết kế nông nghiêp (Bộ Nông nghiệp & PTNT).
Từng bước hình thành cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung hợp lý và đồng bộ, gắn phát triển chăn nuôi với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; tăng cường kiểm soát hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh động vật và các bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người; cung cấp sản phẩm động vật qua giết mổ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho tiêu dùng nội tỉnh và xuất ra ngoài tỉnh; bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng; bảo vệ sinh môi trường sinh thái; góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững có hiệu quả.
5. Phạm vi: Quy hoạch được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh. Đối với các xã bố trí qui hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung có các khu vực, vị trí đã được qui hoạch trong Qui hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì không thuộc phạm vi Qui hoạch này.
6. Nội dung qui hoạch cơ sở giết mổ tập trung đến năm 2020
6.1. Đến năm 2015
Xây dựng 02 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung loại II:
a) Thị xã Phúc Yên: Xây dựng 01 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm bán công nghiệp tập trung loại II, tại khu Gò Già, thôn Cao Quang – xã Cao Minh; công suất dự kiến 19 tấn sản phẩm/ngày.
b) Huyện Vĩnh Tường: Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm bán công nghiệp tập trung loại II, tại khu Đồng Ve, thôn Trúc Lâm, TT. Thổ Tang; công suất dự kiến 16 tấn/ngày.
a) Thị xã Phúc Yên: Đầu tư dây truyền công nghệ nâng cấp cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại khu Gò Già, thôn Cao Quang xã Cao Minh lên loại I ; công suất dự kiến 23 tấn/ngày.
b) Huyện Lập Thạch
- Xây dựng mới 01 cơ sở loại II, địa điểm tại thôn Sa Sơn, xã Văn Quán; công suất dự kiến 23,2 tấn /ngày.
- Xây dựng mới 01 cơ sở loại III, địa điểm tại vạt Bình Di, thôn Bình Di, xã Hợp Lý; công suất dự kiến 6 tấn /ngày.
c) Huyện Sông Lô: Xây dựng mới 01 cơ sở loại III, địa điểm tại khu đồng Đạng xã Lãng Công; công suất dự kiến 9,1 tấn /ngày.
d) Huyện Tam Dương
- Xây dựng mới 01 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm bán công nghiệp tập trung loại II, Địa điểm xây dựng tại đồng Sào, thôn 12, xã Hoàng Hoa; công suất dự kiến 20 tấn /ngày.
- Xây dựng mới 01 cơ sở loại III, địa điểm tại đồng Cổ Ngựa, thôn Lá, xã Hoàng Lâu; công suất dự kiến 8 tấn/ngày.
e) Huyện Tam Đảo
- Ổn định và phát huy công suất của cơ sở giết mổ gia cầm của công ty Japfacomfeed tại xã Hợp Châu.
- Xây dựng mới 01 cơ sở loại II ở xã Minh Quang; công suất dự kiến là 20 tấn/ngày.
g) Huyện Bình Xuyên
- Xây dựng mới 01 cơ sở loại II, điaạ điểm tại khu đồng Đại Tân, xã Sơn Lôi; công suất dự kiến 20 tấn /ngày.
- Xây dựng mới 01 cơ sở loại III, địa điểm tại khu đồng Muổi, thôn Thịnh Đức, xã Tân Phong; công suất dự kiến là 7,3 tấn/ngày.
- Xây dựng mới 01 cơ sở loại III, địa điểm tại khu đồng Cống Trắng, thôn My Kỳ, xã Bá Hiến; công suất dự kiến là 7,8 tấn/ngày.
h) Huyện Yên Lạc
- Xây dựng mới 01 cơ sở loại III, địa điểm tại khu đồng Bờ Sông, thôn Nghinh Tiên, xã Nguyệt Đức; công suất dự kiến 11,4 tấn/ngày.
- Xây dựng mới 01 cơ sở loại III, địa điểm tại khu đồng Cầu Dương, xã Trung Nguyên; công suất dự kiến 7,5 tấn/ngày.
i) Huyện Vĩnh Tường
- Đầu tư nâng cấp cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Thổ Tang lên loại I; công suất dự kiến 23 tấn/ngày.
- Xây dựng mới 01 cơ sở loại III, địa điểm tại khu Bờ Đắp, thôn Chợ, xã Nghĩa Hưng; công suất dự kiến 7,5 tấn /ngày.
*Như vậy: Đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 15 cơ sở giết mổ tập trung, trong đó:
- Có 03 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm loại I (phương thức giết mổ công nghiệp tập trung) gồm: (1) cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung Cao Minh – thị xã Phúc Yên, (2) cơ sở giết mổ gia cầm của công ty Japfacomfeed và (3) cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm TT. Thổ Tang – Vĩnh Tường.
- Có 04 cở sở loại II (phương thức giết mổ bán công nghiệp tập trung) gồm: Hoàng Hoa – Tam Dương, Sơn Lôi - Bình Xuyên, Văn Quán – Lập Thạch, Minh Quang – Tam Đảo và 8 cơ sở thủ công tập trung.
- Có 8 cơ sở loại III (phương thức giết mổ thủ công và bán công nghiệp nhưng đảm bảo VSATTP), gồm: Hợp Lý (Lập Thạch); Lãng Công (Sông Lô); Hoàng Lâu (Tam Dương); Tân Phong, Bá Hiến (Bình Xuyên); Nguyệt Đức, Trung Nguyên (Yên Lạc) và Nghĩa Hưng (Vĩnh Tường).
Tổng công suất giết mổ của 14 cơ sở dự kiến và 01 cơ sở đã có là 199,7 tấn /ngày, tương đương 69.895 tấn thịt hơi các loại/năm. Như vậy phương án quy hoạch đảm bảo mục tiêu cụ thể đề ra.
7. Lộ trình và các chương trình, dự án ưu tiên
7.1. Lộ trình thực hiện
a) Đến năm 2015:
(1) Dự án đầu tư cơ sở giết mổ loại II trên địa bàn thị xã Phúc Yên:
- Nội dung: Xây mới tại xã Cao Minh;
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2015;
- Nguồn vốn đầu tư: vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ theo chính sách, vốn của doanh nghiệp và vốn vay tín dụng.
(2) Dự án đầu tư cơ sở giết mổ loại II trên địa bàn huyện Vĩnh Tường:
- Nội dung: Xây mới tại thị trấn Thổ Tang;
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2015;
- Nguồn vốn đầu tư: vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ theo chính sách, vốn của doanh nghiệp và vốn vay tín dụng.
b) Giai đoạn 2016-2020
Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, hoàn thiện quy chế quản lý các cơ sở giết mổ đã quy hoạch và xây dựng. Triển khai các dự án đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm theo quy hoạch.
Ưu tiên các vùng trung tâm, có kinh tế phát triển, mật độ dân số đông và các điều kiện thuận lợi khác tại các cơ sở đã quy hoạch như: xã Hoàng Hoa - huyện Tam Dương, xã Sơn Lôi - huyện Bình Xuyên, xã Văn Quán - huyện Lập Thạch, xã Minh Quang - huyện Tam Đảo, xã Trung Nguyên - huyện Yên Lạc… Sau đó nhân rộng mô hình ra các điểm đã được quy hoạch tại các xã, huyện còn lại.
7.2. Các chương trình dự án ưu tiên
a) Hoàn thiện khung pháp lý, chính sách, tổ chức thông tin tuyên truyền
- Nội dung: xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư, chuyển đổi nghề, triển khai tuyên truyền, quảng bá sản phẩm;
- Thời gian thực hiện: 2014-2015;
- Nguồn vốn đầu tư: vốn ngân sách Nhà nước.
b) Nhóm dự án tăng cường năng lực hệ thống quản lý nhà nước
- Nội dung: Đầu tư trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực để chủ động thực hiện viêc kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y các cơ sở giết mổ trên địa bàn toàn tỉnh;
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2015;
- Nguồn vốn đầu tư: vốn ngân sách Nhà nước.
c) Nhóm dự án xây dựng mô hình các chuỗi liên kết sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Thời gian thực hiện: 2014 - 2015;
- Nguồn vốn đầu tư: vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ theo chính sách, vốn của doanh nghiệp và vốn vay tín dụng.
8.1. Giải pháp về thông tin tuyên truyền và thị trường
- Khuyến khích vận động các hộ giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, phân tán vào các cơ sở giết mổ tập trung.
- Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của đội ngũ cán bộ quản lý, người kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm và người tiêu dùng về an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Hình thành các kênh tiêu thụ chủ lực, cấp độ lớn với sự tham gia của những doanh nghiệp, thương nhân nòng cốt tại địa phương và các tỉnh lân cận.
- Tổ chức hệ thống phân phối, mạng lưới tiêu thụ.
- Gắn quy hoạch các cơ sở giết mổ với quy hoạch xây dựng, nâng cấp khu bán sản phẩm gia súc, gia cầm tại các chợ truyền thống, siêu thị, trung tâm thương mại trong và ngoài tỉnh.
8.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Chính sách đất đai: Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân được giao đất, cho thuê đất để đầu tư sản xuất, xây dựng cơ sở giết mổ tập trung.
- Chính sách về vốn đầu tư: có chính sách thu hút vốn, tạo điều kiện đối với các tổ chức cá nhân đầu tư vào lĩnh vực này theo phương châm “xã hội hóa, nhà nước hỗ trợ”.
- Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động tham gia hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm.
- Hỗ trợ chi phí vận hành công trình xử lý chất thải trong hàng rào cơ sở giết tập trung.
- Nghiên cứu áp dụng các chính sách hỗ trợ sau đầu tư cho các cơ sở giết mổ, chế biến tập trung, công nghiệp.
- Vốn tín dụng: thông qua các chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, các chương trình và dự án phát triển chăn nuôi,…
- Cơ chế, chính sách liên kết trong hệ thống sản xuất - giết mổ - tiêu thụ; cấp giấy chứng nhận sản xuất theo VietGAP; xây dựng thương hiệu của sản phẩm.
- Hỗ trợ đối với cơ sở giết mổ, chế biến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi, có thương hiệu.
- Chính sách về nhân lực và quản lý hoạt động của các cơ sở giết mổ theo hướng nâng cao chất lượng và bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường.
- Đào tạo nghề, tập huấn nâng cao chuyên môn cho đội ngũ cán bộ Thú y, các chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý và công nhân làm việc tại cơ sở giết mổ.
- Các cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư cho xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo qui hoạch thực hiện theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và các chính sách ưu đãi theo quy định hiện hành và Nghị quyết số 88/2013/NQ-HĐND ngày 16/7/2013 của HĐND tỉnh.
8.3. Giải pháp về phân vùng nguyên liệu cho cơ sở giết mổ để bảo đảm đủ nguyên liệu đầu vào và công suất giết mổ theo dự kiến.
- Hình thành các chuỗi sản xuất, chế biến và cung cấp thực phẩm an toàn theo liên kết dọc, đảm bảo lợi ích giữa các nhà.
- Các cơ sở giết mổ đã được quy hoạch gắn với vùng nguyên liệu, cần có các hình thức ký kết, bao tiêu sản phẩm giữa người chăn nuôi và cơ sở giết mổ.
8.4. Giải pháp khoa học kỹ thuật và môi trường
- Đối với cơ sở giết mổ loại I: Đầu tư công nghệ tiên tiến, đồng bộ theo tiêu chuẩn; sử dụng dây truyền giết mổ hiện đại tiên tiến theo tiêu chuẩn khu vực;
- Đối với cơ sở giết mổ loại II: Áp dụng công nghệ, dây truyền bán tự động; hiện đại hóa, cơ giới hóa từng công đoạn giết mổ; áp dụng công nghệ sinh học vào xử lý môi trường;
- Đối với cơ sở giết mổ loại III: Khuyến khích áp dụng công nghệ, dây truyền bán công nghiệp, hiên đại từng phần công việc; áp dụng công nghệ sinh học vào xử lý môi trường;
- Các cơ sở giết mổ phải có cam kết tự xử lý môi trường đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường theo quy định của cơ quan chức năng về môi trường.
- Ứng dụng các mô hình có hiệu quả và thiết thực để xử lý môi trường.
8.5. Giải pháp về chế tài thực hiện
Để xây dựng, duy trì và phát triển các cơ sở giết mổ tập trung, ngoài những chính sách tuyên truyền vận động, khuyến khích đầu tư… cần có những chế tài đủ mạnh của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở
- Ban hành quy định cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Đóng cửa các cơ sở giết mổ không bảo đảm an toàn và từng bước xóa điểm giết mổ nhỏ lẻ ở các thôn, xóm không thực hiện đúng theo quy hoạch.
- Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong vận chuyển, giết mổ, chế biến, buôn bán gia súc, gia cầm; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định của pháp luật.
8.6. Giải pháp về phân kỳ đầu tư.
8.6.1. Các nội dung trọng tâm thực hiện trong giai đoạn 2014-2020
a) Giai đoạn 2014 - 2015: tập trung các nội dung chủ yếu sau:
+ Xây dựng mô hình thí điểm các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên cơ sở quy hoạch được duyệt.
+ Thực hiện hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu cho các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung.
+ Xây dựng quy chế quản lý các cơ sở giết mổ.
+ Triển khai tuyên truyền, xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư, quảng bá sản phẩm.
b) Giai đoạn 2016-2020:
+ Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, hoàn thiện quy chế quản lý các cơ sở giết mổ đã quy hoạch và xây dựng.
+ Triển khai các dự án đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm theo quy hoạch.
8.6.2. Giải pháp huy động vốn đầu tư
a) Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước: Đầu tư hỗ trợ từ ngân sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, hỗ trợ lãi suất vốn tín dụng để xây dựng cơ sở giết mổ, dây truyền thiết bị, hệ thống xử lý chất thải...
b) Vốn đầu tư từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân: Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo qui hoạch.
9.1. Tổng vốn đầu tư
Khái toán kinh phí đầu tư, xây dựng các cơ sở giết mổ GSGC trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2020 là 100.268 triệu đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách: 33.030 triệu đồng.
- Vốn doanh nghiệp: 67.238 triệu đồng.
Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ GSGC
Đơn vị tính: triệu đồng
Hạng mục chính |
Tổng vốn |
Ngân sách |
Doanh nghiệp, TC, CN |
Vốn xây dựng trực tiếp |
72.800 |
16.540 |
56.260 |
Khu điều hành và sản xuất |
42.000 |
8.100 |
33.900 |
Dây chuyền giết mổ |
23.000 |
6.100 |
16.900 |
Xây dựng công trình xử lý chất thải |
7.800 |
2.340 |
5.460 |
Vốn xây dựng gián tiếp |
27.468 |
16.490 |
10.978 |
Cho thuê đất |
18.000 |
9.000 |
9.000 |
Hỗ trợ lãi suất tiền vay 50% |
2.548 |
2.548 |
- |
Xây dựng CSHT bên ngoài |
5.860 |
3.882 |
1.978 |
Chi phí khác (hỗ trợ chính sách phát triển, đào tạo…) |
1.060 |
1.060 |
- |
Tổng |
100.268 |
33.030 |
67.238 |
* Phần vốn ngân sách hỗ trợ cho các cơ sở giết mổ tập trung căn cứ vào Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ; Nghị quyết số 88/2013/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.
9.2. Phân kỳ đầu tư
* Giai đoạn 2014 - 2015: 20.578 triệu đồng, gồm: Vốn ngân sách: 7.574 triệu đồng; Vốn doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân: 13.004 triệu đồng.
* Giai đoạn 2016 - 2020: 79.690 triệu đồng, gồm: Vốn ngân sách: 25.456 triệu đồng; vốn doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân: 54.234 triệu đồng.
10.1. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp các ban, ngành tỉnh và ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố công bố quy hoạch để mọi người dân hiểu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung và tích cực ủng hộ trong quá trình thực hiện quy hoạch.
Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm phù hợp quy hoạch, bảo đảm vệ sinh thú y, VSATTP và môi trường;
Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý.
Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y cơ sở chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn.
Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện hiện quy hoạch, quản lý hoạt động giết mổ, chế biến vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định các dự án đầu tư các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung và bố trí vốn hỗ trợ theo quy định.
- Sở Tài chính: Phối hợp với sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, xây dựng kế hoạch kinh phí để hỗ trợ các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm từ vốn ngân sách và vốn tín dụng; hướng dẫn chủ đầu tư các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm trình tự thủ tục hỗ trợ, thanh quyết toán.
- Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ, hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, HACCP, xây dựng thương hiệu, triển khai đề tài, dự án... liên quan đến giết mổ gia súc gia cầm và các sản phẩm sau giết mổ.
- Sở Công thương: Phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các Sở, ngành có liên quan quản lý chặt chẽ hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm theo quy hoạch đã được phê duyệt, tổ chức sắp xếp hệ thống bán buôn, bán lẻ sản phẩm gia súc, gia cầm sau giết mổ, chế biến đảm bảo thuận tiện và về sinh an toàn thực phẩm;
Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư dây chuyền công nghệ trong các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung;
Phối hợp với ngành chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động giết mổ, chế biến, vận chuyển, buôn bán GSGC trên địa bàn tỉnh.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn chủ đầu tư các dự án giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm trong việc làm thủ tục giao đất, cho thuê đất, quản lý tài nguyên nước,… theo quy hoạch đã được phê duyệt; Hướng dẫn, kiểm tra quy định và tiêu chuẩn môi trường trong xây dựng hệ thống xử lý chất thải, nước thải cho các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, công nghiệp trình tỉnh phê duyệt theo phân cấp của luật bảo vệ môi trường.
- Công an tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan kiểm tra các cơ sở giết mổ tập trung về pháp luật môi trường; tham gia đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm lưu thông qua địa bàn nhằm phòng chống nhập lậu, vật nuôi và sản phẩm gia súc, gia cầm không rõ xuất sứ nguồn gốc, xuất sứ ra vào trên địa bàn.
10.3. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành, thị
Triển khai quy hoạch xây dựng các điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đến các xã, phường, thị trấn trên địa bàn; tập trung ưu tiên các địa phương có nhiều hộ giết mổ nhỏ lẻ, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư trong quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật của dự án theo quy định hiện hành và nhiệm vụ tỉnh giao, đảm bảo sự khớp nối đồng bộ về tiến độ thực hiện giữa hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào và các hạng mục công trình trong hàng rào.
Phối hợp với các sở, ngành chức năng của tỉnh kiểm tra hoạt động giết mổ, chế biến vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm trên địa bàn và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Cấp giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường cho các dự án giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của tỉnh.
Định kỳ báo cáo kết quả quản lý hoạt động giết mổ, chế biến vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm trên địa bàn gửi Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyên, thành, thị và Thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 124/QĐ-TTg năm 2019 về danh mục đập, hồ chứa thủy lợi thuộc loại đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt Ban hành: 24/01/2019 | Cập nhật: 30/01/2019
Quyết định 1883/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Dự thảo Nghị định thư về Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Tuyên Quang giữa Việt Nam - Luxembourg Ban hành: 20/10/2014 | Cập nhật: 22/10/2014
Quyết định 124/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án “Tiếp tục củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2020” Ban hành: 16/01/2014 | Cập nhật: 18/01/2014
Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Ban hành: 19/12/2013 | Cập nhật: 20/12/2013
Nghị quyết 88/2013/NQ-HĐND phê chuẩn giá đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh Lai Châu Ban hành: 06/12/2013 | Cập nhật: 20/01/2014
Nghị quyết 88/2013/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2014 Ban hành: 12/12/2013 | Cập nhật: 17/11/2014
Nghị quyết 88/2013/NQ-HĐND về mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 05/12/2013 | Cập nhật: 22/05/2015
Nghị quyết 88/2013/NQ-HĐND điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 Ban hành: 18/09/2013 | Cập nhật: 10/10/2013
Nghị quyết 88/2013/NQ-HĐND quy định mức thu Phí tham quan danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long Ban hành: 19/07/2013 | Cập nhật: 09/09/2013
Nghị quyết 88/2013/NQ-HĐND về mức chi hỗ trợ ngân sách cho địa phương sản xuất lúa theo Nghị định 42/2012/NĐ-CP Ban hành: 17/07/2013 | Cập nhật: 05/12/2014
Nghị quyết 88/2013/NQ-HĐND bổ sung nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh 6 tháng cuối năm 2013 Ban hành: 04/07/2013 | Cập nhật: 23/07/2013
Nghị quyết 88/2013/NQ-HĐND về phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2020 Ban hành: 16/07/2013 | Cập nhật: 23/09/2013
Nghị quyết 88/2013/NQ-HĐND bãi bỏ một phần đối tượng được hưởng chính sách quy định tại Nghị quyết 22/2011/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ học sinh bán trú, học sinh nghèo không thuộc đối tượng hưởng theo Quyết định 2123/QĐ-TTg và 85/2010/QĐ-TTg; chính sách hỗ trợ đối với cán bộ quản lý, người phục vụ học sinh bán trú tại trường phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Hà Giang Ban hành: 26/04/2013 | Cập nhật: 20/05/2013
Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm Ban hành: 25/04/2012 | Cập nhật: 27/04/2012
Quyết định 124/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 Ban hành: 02/02/2012 | Cập nhật: 04/02/2012
Quyết định 1883/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 Ban hành: 26/10/2011 | Cập nhật: 27/10/2011
Quyết định 124/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 Ban hành: 20/01/2011 | Cập nhật: 22/01/2011
Quyết định 124/QĐ-TTg năm 2010 về giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ Ban hành: 18/01/2010 | Cập nhật: 30/01/2010
Quyết định 1883/QĐ-TTg năm 2009 về việc thành lập công ty mẹ - Tổng công ty đường sắt Việt Nam Ban hành: 13/11/2009 | Cập nhật: 18/11/2009
Quyết định 124/QĐ-TTg năm 2008 thăng quân hàm từ Thiếu tướng lên Trung tướng đối với đồng chí Nguyễn Chiến, Trưởng ban ban cơ yếu Chính phủ Ban hành: 28/01/2008 | Cập nhật: 14/02/2008
Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 11/01/2008 | Cập nhật: 17/01/2008
Quyết định 1883/QĐ-TTg năm 2007 về việc tặng thưởng cờ thi đua của Chính phủ cho Trường Trung học Kỹ thuật Công-Nông nghiệp, tỉnh Quảng Bình Ban hành: 31/12/2007 | Cập nhật: 04/01/2008
Quyết định 10/2008/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 Ban hành: 16/01/2008 | Cập nhật: 23/01/2008
Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 07/09/2006 | Cập nhật: 16/09/2006
Quyết định 124/QĐ-TTg năm 2003 về việc đầu tư xây dựng Nhà Trung tâm đào tạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ban hành: 28/01/2003 | Cập nhật: 14/08/2007