Quyết định 330/2005/QĐ-TTg về Quy chế bán đấu giá công ty nhà nước
Số hiệu: | 330/2005/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 13/12/2005 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 21/12/2005 | Số công báo: | Từ số 26 đến số 27 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, hợp tác xã, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 330/2005/QĐ-TTG |
Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2005 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ BÁN ĐẤU GIÁ CÔNG TY NHÀ NƯỚC
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 80/2005/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế bán đấu giá công ty nhà nước.
|
THỦ TƯỚNG |
BÁN ĐẤU GIÁ CÔNG TY NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 330/2005/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Quy chế này quy định việc bán đấu giá toàn bộ một công ty nhà nước độc lập, công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty nhà nước, bộ phận công ty nhà nước (gọi chung là doanh nghiệp), được cơ quan có thẩm quyền quyết định đưa ra bán đấu giá.
2. Quy chế này không áp dụng đối với các doanh nghiệp là nông trường, lâm trường quốc daonh; việc bán tài sản riêng lẻ của doanh nghiệp.
Điều 2. Các từ ngữ trong Quy chế này được hiểu như sau
1. Bán đấu giá doanh nghiệp là việc chuyển đổi sở hữu có thu tiền toàn bộ doanh nghiệp sang sở hữu tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân khác bằng phương pháp bán cạnh tranh, công khai.
2. Cơ quan quyết định bán đấu giá doanh nghiệp (người bán) là người đại diện cho chủ sở hữu hoặc người được uỷ quyền, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc bán đấu giá doanh nghiệp như quy định tại Điều 54 Nghị định số 80/2005/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước.
3. Ban Chỉ đạo bán đấu giá do cơ quan quyết định bán doanh nghiệp thành lập để thực hiện việc bán đấu giá theo quy định của Quy chế này.
4. Người làm chứng là một công chứng viên tham gia chứng kiến phiên bán đấu giá.
5. Nhà đầu tư là những tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá thuộc đối tượng được quy định tại Điều 3 của Quy chế này.
6. Người trả giá là người mua hoặc người đại diện hợp pháp cho người mua tham gia trả giá tại phiên bán đấu giá và ký biên bản bán đấu giá (nếu thắng trong phiên đấu giá).
7. Giá khởi điểm để bán đấu giá là mức giá tối thiểu do cơ quan quyết định bán doanh nghiệp công bố để làm cơ sở cho việc đấu giá.
8. Giá bán doanh nghiệp là mức giá cao nhất mà người mua trả tại phiên bán đấu giá.
9. Số tiền mua doanh nghiệp là khoản tiền mà người mua phải trả trên cơ sở giá bán doanh nghiệp sao khi đã áp dụng các chế độ ưu đãi giảm giá (nếu có).
10. Biên bản bán đấu giá là văn bản ghi nhận các chi tiết về phiên đấu giá (kết quả phiên đấu giá, người mua, người bán, giá bán hoặc lý do phiên đấu giá không thành).
Điều 3. Nhà đầu tư tham gia đấu giá
Nhà đầu tư tham gia đấu giá là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, bao gồm:
1. Các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế đang hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự, trừ những người không được thành lập và quản lý doanh nghiệp quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 9 của Luật Doanh nghiệp.
4. Người Việt Nam có quốc tịch nước ngoài được phép đầu tư tại Việt Nam
Điều 4. Tổ chức bán đấu giá, địa điểm bán đấu giá
1. Tổ chức bán đấu giá là các Công ty tư vấn tài chính, Công ty chứng khoán do cơ quan quyết định bán doanh nghiệp lựa chọn theo hình thức chỉ định để ký hợp đồng thuê.
2. Địa điểm bán đấu giá
a) Đấu giá công khai tại các tổ chức có chức năng và năng lực bán đấu giá như: Công ty tư vấn hành chính, Công ty chứng khoán đối với các doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản sau khi xác định lại dưới 30 tỷ đồng;
b) Đấu giá công khai tại các Trung tâm giao dịch chứng khoán đối với các doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản sau khi xác định lại từ 30 tỷ đồng trở lên.
Cơ quan quyết định bán doanh nghiệp lựa chọn và quyết định địa điểm bán đấu giá.
Điều 5. Điều kiện để bán đấu giá doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp được đưa ra bán đấu giá là doanh nghiệp đã được xử lý các tồn tại về tài chính theo quy định hiện hành của nhà nước; được hỗ trợ tài chính để giải quyết hết số lao động theo quy định của pháp luật về lao động và chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước như quy định tại Điều 17 Nghị định số 80/2005/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ.
2. Người mua doanh nghiệp tiếp tục tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp; kế thừa các khoản nợ, thực hiện quyền chủ nợ đối với các khoản nợ phải thu và nghĩa vụ khách nợ đối với các khoản nợ phải trả (trường hợp bán có kế thừa nợ) của doanh nghiệp.
3. Quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia mua doanh nghiệp phụ thuộc vào hình thức doanh nghiệp được chuyển đổi sau khi mua theo quy định của pháp luật Việt Nam và quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Nhà nước đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người mua doanh nghiệp.
Ban Chỉ đạo bán đấu giá có tối đa 5 người. Cơ quan quyết định bán đấu giá doanh nghiệp quyết định số lượng, cơ cấu thành viên Ban Chỉ đạo bán đấu giá.
2. Xác định giá trị doanh nghiệp
a) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày có Quyết định bán đấu giá doanh nghiệp, trên cơ sở báo cáo quyết toán quý tại thời điểm gần nhất, Giám đốc doanh nghiệp phải hoàn thành các công việc sau đây:
- Kiểm kê, phân loại, đáwnh giá lại tài sản, công nợ.
- Lập danh sách lao động.
- Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ giấy tờ pháp lý, hợp đồng chưa thanh lý, các giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản và đất đai của doanh nghiệp.
- Lập hồ sơ bán đấu giá doanh nghiệp, mô tả khái quát hiện trạng thực tế công nghệ, tài sản, tình hình tài chính, công nợ, trình độ và cơ cấu lao động.
Gửi các tài liệu trên cho Ban Chỉ đạo bán doanh nghiệp và cơ quan tài chính cùng cấp. Giám đốc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của các thông tin trên.
b) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo bán đấu giá lựa chọn để chỉ định và ký hợp đồng thuê tổ chức định giá trị doanh nghiệp theo quy định sau:
- Đối với các doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản theo sổ kế toán trên 30 tỷ đồng, Ban Chỉ đạo bán đấu giá doanh nghiệp lựa chọn để chỉ định và ký hợp đồng thuê tổ chức định giá trong danh sách do Bộ Tài chính công bố hàng năm. Thời gian xác định giá trị doanh nghiệp tối đa là 30 ngày.
- Đối với các doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản theo sổ kế toán dưới 30 tỷ đồng, Ban Chỉ đạo bán đấu giá doanh nghiệp lựa chọn để chỉ định tổ chức định giá hoặc giao cho doanh nghiệp tự xác định giá trị doanh nghiệp.
Giá trị doanh nghiệp, giá khởi điểm để bán đấu giá không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất, kể cả trường hợp doanh nghiệp đã được Nhà nước giao đất (doanh nghiệp đã nộp tiền sử dụng đất).
c) Sau khi mua doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước được lựa chọn hình thức giao đất hay thuê đất; nhà đầu tư nước ngoài được thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Mức giá thuê đất, giao đất do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định.
3. Căn cứ kết quả định giá doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo bán đấu giá xem xét trình cơ quan quyết định bán doanh nghiệp công bố giá khởi điểm để thực hiện bán đấu giá doanh nghiệp.
4. Cơ quan quyết định bán doanh nghiệp chỉ định tổ chức bán doanh nghiệp theo quy định tại khản 1 Điều 4 Quy chế này.
Điều 8. Thông báo bán đấu giá doanh nghiệp
2. Nội dung thông báo bao gồm:
a) Tên, địa chỉ và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp được bán đấu giá;
b) Các thông tin khái quát vè tài sản, lao động, tài chính, đất đai;
c) Giá khởi điểm;
d) Mức tiền đặt cọc;
đ) Các điều kiện bán;
e) Thời gian và địa điểm mua hồ sơ, đăng ký mua;
g) Thời gian và địa điểm nộp đơn, tiền đặt cọc
h) Thời gian và địa điểm tổ chức phiên bán đấu giá.
Điều 9. Đăng ký tham gia đấu giá
1. Nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký mua doanh nghiệp với tổ chức bán đấu giá. Khi đăng ký, phải xuất trình các căn cứ chứng minh tính hợp pháp theo quy định tại Điều 3 Quy chế này như: chứng minh nhân dân, giấy ủy quyền (đối với tổ chức) hoặc hộ chiếwu (đối với người nước ngoài) và ký cam kết thực hiện nội quy bán đấu giá.
Điều 10. Khảo sát thực trạng doanh nghiệp
Trước khi thực hiện bán đấu giá doanh nghiệp, tổ chức bán đấu giá bố trí cho các nhà đầu tư đã đăng ký tham gia đấu giá khảo sát thực trạng doanh nghiệp, nghiên cứu hồ sơ, báo cáo tài chính, bảng kê tài sản, các giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, đất đai; các hợp đồng liên quan đến doanh nghiệp.
Điều 11. Nộp đơn đăng ký mua doanh nghiệp và tiền đặt cọc
Nhà đầu tư nộp đơn đăng ký mua doanh nghiệp và tiền đặt cọc cho tổ chức bán đấu gia1 chậm nhất 5 ngày làm việc trước ngày thực hiện bán đấu giá.
1. Đơn đăng ký mua doanh nghiệp ghi rõ giá đặt mua doanh nghiệp của nhà đầu tư, giá đặt mua không thấp hơn giá khởi điểm.
2. Mức tiền đặt cọc bằng 10% giá khởi điểm nhưng không thấp hơn 50 triệu đồng.
3. Khi nhận đơn và tiền đặt cọc, tổ chức bán đấu giá cấp cho nhà đầu tư giấy chứng nhận đã nộp đơn và biên lai thu tiền đặt cọc. Tổ chức bán đấu giá doanh nghiệp có trách nhiệm giữ bí mật giá đặt mua doanh nghiệp của nhà đầu tư.
4. Trong thời hạn nhận đơn đăng ký, người đã đăng ký có thể rút lại đơn đăng ký mua doanh nghiệp và được hoàn trả ngay khoản tiền đặt cọc.
1. Phiên bán đấu giá được thực hiện khi có ít nhất hai người nộp đơn đăng ký mua doanh nghiệp hợp lệ.
2. Nhà đầu tư đã nộp đơn đăng ký mua doanh nghiệp và nộp tiền đặt cọc có quyền tham dự phiên đấu giá.
3. Trường hợp chỉ có 01 đơn xin mua doanh nghiệp được chấp thuận, cơ quan quyết định bán doanh nghiệp áp dụng hình thức bán thỏa thuận trực tiếp như quy định tại Nghị định số 80/2005/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước.
4. Trường hợp không có đơn xin mua doanh nghiệp hợp lệ, tổ chức bán đấu giá doanh nghiệp báo cáo Ban Chỉ đạo bán đấu giá doanh nghiệp để giảm mức giá khởi điểm hoặc áp dụng các hình thức chuyển đổi khác.
Điều 13. Điều hành phiên bán đấu giá
1. Các tổ chức bán đấu giá doanh nghiệp quyết định cử người đại diện có thẩm quyền để điều hành phiên đấu giá và mời một công chứng viên tham gia chứng kiến phiên đấu giá.
Việc điều hành trả giá và các quy tắc ứng xử trong phiên bán đấu giá được thực hiện theo nội quy phiên bán đấu giá.
2. Đấu giá bằng hhình thức bỏ phiếu kính trực tiếp theo từng vòng, liên tục. Người điều hành phiên đấu giá công bố giá cao nhất ghi trong phiếu bỏ giá của nhà đầu tư, đây cũng là giá khởi điểm của vòng đấu tiếp theo, căn cứ giá này các nhà đầu tư được yêu cầu đấu giá tiếp cho đến khi không còn người yêu cầu đấu giá tiếp thì người có mức giá trả cao nhất là người trúng đấu giá và là người được quyền mua doanh nghiệp.
3. Trường hợp người trúng đấu giá từ chối (không ký biên bản đấu giá hoặc ký biên bản đấu giá nhưng không ký hợp đồng mua bán doanh nghiệp) thì tổ chức bán đấu giá lựa chọn và thông báo cho người có giá thấp hơn liền kề là người trúng giá bổ sung nếu giá trả của người này không thấp hơn giá khởi điểm của vòng đấu giá cuối cùng. Nếu người trúng giá bổ sung từ chối thì tổ chức bán đấu giá ra văn bản hủy bỏ kết quả trúng đấu giá và báo cáo cơ quan quyết định bán doanh nghiệp tổ chức đấu giá lại vào một thời điểm khác.
1. Khi kết thúc phiên bán đấu giá, người điều hành phiên bán đấu giá lập biên bản bán đấu giá gửi cho Ban Chỉ đạo bán đấu giá. Biên bản bán đấu giá phải có chữ ký của người điều hành bán đấu giá, người làm chứng và người mua.
2. Trường hợp phiên bán đấu giá không thành thì người điều hành phiên bán đấu giá phải lập biên bản bán đấu giá không thành. Biên bản này phải có chữ ký của người điều hành phiên bán đấu giá và người làm chứng.
Điều 15. Thủ tục sau phiên bán đấu giá
1. Ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp.
Chậm nhất trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi kết thúc phiên bán đấu giá thành công, người mua và người bán phải ký hợp đồng mua bán doanh nghiệp.
2. Hoàn trả tiền đặt cọc.
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi phiên bán đấu giá kết thúc, tổ chức bán đấu giá hoàn trả tiền đặt cọc cho những nhà đầu tư đã tuân thủ các quy định, quy tắc, trình tự bán đấu giá nhưng không được mua doanh nghiệp.
b) Tiền đặt cọc không được hoàn trả cho nhà đầu tư trong trường hợp người mua trả giá thấp hơn giá khởi điểm, bỏ giá vòng sau thấp hơn giá cao nhất của vòng trước hoặc vi phạm nội quy phiên bán đấu giá, người trúng đấu giá nhưng không thực hiện ký hợp đồng theo quy định.
II. THANH TOÁN, BÀN GIAO VÀ THÔNG BÁO CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NHÀ NƯỚC
1. Người mua doanh nghiệp phải thực hiện cam kết thanh toán theo đúng quy định trong hợp đồng mua bán. Khoản tiền đặt cọc được trừ vào tiền mua doanh nghiệp, nếu còn được thanh toán lại. Trường hợp người mua vi phạm cam kết thanh toán thì bị phạt theo quy định trong hoạt động mua bán.
2. Thời hạn thanh toán được quy định tại hợp đồng mua bán, nhưng tối đa không quá 6 tháng kể từ ngày ký hợp đồng và không quá hai năm kể từ thời điểm quyết định bán doanh nghiệp, người mua doanh nghiệp được thanh toán nhiều lần nhưng lần đầu ít nhất là 70% giá trị hợp đồng. Trường hợp người mua thanh toán toàn bộ tiền mua doanh nghiệp trong vòng 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng thì được giảm 10% giá trị hợp đồng không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất và không vượt quá phần vốn nhà nước có tại doanh nghiệp.
Điều 17. Bàn giao doanh nghiệp
1. Trong thời gian quy định tại hợp đồng mua bán doanh nghiệp, người mua đã thanh toán được 70% giá trị hợp đồng và có đủ tài sản thế chấp cho phần còn lại hoặc có bảo lãnh theo đúng quy định của pháp luật thì cơ quan quyết định bán doanh nghiệp tổ chức bàn giao doanh nghiệp cho người mua theo đúng quy định trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp và hai bên cùng ký vào biên bản bàn giao.
2. Hợp đồng mua bán và biên bản bàn giao đã được ký kết là căn cứ pháp lý chứng minh quyền sở hữu của người mua đối với doanh nghiệp. Hồ sơ này được gửi về cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi, giám sát.
Điều 18. Thông báo chấm dứt hoạt động của công ty nhà nước
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kề từ ngày ký biên bản bàn giao, cơ quan quyết định bán doanh nghiệp thông báo về việc đã bán doanh nghiệp và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đó trên các phương tiện thông tin đại chúng
Điều 19. Tiền thu về bán doanh nghiệp
1. Số tiền thu được từ bán doanh nghiệp theo hình thức đấu giá đối với trường hợp người mua kế thừa các khoản nợ phải trả, các khoản tiền đặt cọc không hoàn lại do vi phạm quy chế bán đấu giá, sau khi trừ chi phí cho quá trình tổ chức bán đấu giá được xử lý như sau:
a) Nộp về công ty nhà nước đối với trường hợp bán bộ phận công ty;
b) Nộp Tổng công ty nhà nước đối với trường hợp bán công ty thành viên;
c) Nộp Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Bộ Tài chính đối với trường hợp bán cty nhà nước độc lập.
2. Trường hợp bán doanh nghiệp mà người mua không kế thừa các khoản nợ phải trả thì số tiền thu được phải chi trả cho chủ nợ, số còn lại sau khi trừ chi phí cho quá trình tổ chức bán đấu giá thì được xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này. Cơ quan quyết định bán doanh nghiệp chịu trách nhiệm việc thanh toán các khoản nợ phải trả.
3. Trường hợp số tiền còn lại không đủ thanh toán các chi phí phục vụ cho việc bán doanh nghiệp thì được hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Bộ Tài chính.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÁC ĐỐI TƯỢNG CÓ LIÊN QUAN TRONG QUÁ TRÌNH BÁN ĐẤU GIÁ
Điều 20. Cơ quan quyết định bán doanh nghiệp
1. Tổ chức chỉ đạo toàn bộ hoạt động bán đấu giá doanh nghiệp, bao gồm:
a) Thành lập Ban Chỉ đạo bán đấu giá
b) Lựa chọn và ký hợp đồng thuê tổ chức định giá, bán đấu giá;
c) Công bố giá khởi điểm báo doanh nghiệp;
d) Tổ chức việc bàn giao tài sản, nợ khó đòi không tính vào giá trị doanh nghiệp cho công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp ngay sau khi bàn giao doanh nghiệp cho người mua;
đ) Ký kết hoặc ủy quyền ký kết hợp đồng bán doanh nghiệp;
e) Thanh toán các khoản nợ phải trả tiếp nhận hoặc thu hồi các khoản nợ phải thu trong trường hợp người mua không kế thừa các khoản nợ;
g) Tổ chức việc bàn giao doanh nghiệp;
h) Thông báo chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp
2. Yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp bán đấu giá lập hồ sơ để xử lý lao động dôi dư theo quy định sau khi loại trừ những lao động mà người mua doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng.
3. Phê duyệt dự toán, quyết toán chi phí bán doanh nghiệp
Điều 21. Ban Chỉ đạo bán đấu giá
1. Lập phương án bán đấu giá doanh nghiệp, tính toán và xác định giá khởi điểm để báo cáo cơ quan quyết định bán doanh nghiệp phê duyệt.
2. Phối hợp với tổ chức bán đấu giá để công bố công khai các thông tin liên quan đến doanh nghiệp và tổ chức khảo sát thực trạng doanh nghiệp cho các nhà đầu tư.
3. Giám sát quá trình thực hiện bán đấu giá do tổ chức bán doanh nghiệp thực hiện.
4. Ký kết (nếu được ủy quyền) và tổ chức thực hiện hợp đồng, chuẩn bị thủ tục để cơ quan quyết định bán doanh nghiệp thực hiện việc bàn giao doanh nghiệp.
5. Đôn đốc quá trình thanh toán, đảm bảo việc thanh toán đúng hạn, quản lý hồ sơ thế chấp và làm các thủ tục phát mại khi người mua vi phạm cam kết thanh toán.
1. Tổ chức bán đấu giá có trách nhiệm:
a) Xây dựng mẫu đơn đăng ký mua doanh nghiệp, quy trình nhận và xét đơn. Nội quy phiên bản đấu giá, mẫu giấy ủy quyền, sổ đăng ký người tham gia trả giá, biên bản bán đấu giá, dự thảo hợp đồng mua bán doanh nghiệp;
b) Thông báo việc bán đấu giá trên phương tiện thông tin đại chúng;
c) Tổ chức cho người mua khảo sát thực tế doanh nghiệp;
d) Cử hoặc thuê người điều hành hiên bản đấu giá thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Ban Chỉ đạo bán đấu giá và nội quy phiên đấu giá;
đ) Thực hiện việc bán đấu giá để xác định người trả giá cao nhất;
e) Báo cáo Ban Chỉ đạo bán đấu giá doanh nghiệp về kết quả phiên bán đấu giá doanh nghiệp.
2. Tổ chức bán đấu giá được cơ quan quyết định bán doanh nghiệp thanh toán kinh phí dịch vụ thực hiện bán đấu giá doanh nghiệp.
Điều 23. Giám đốc doanh nghiệp được đưa ra bán đấu giá
1. Chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung công việc theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Quy chế này.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc khảo sát doanh nghiệp theo yêu cầu của tổ chức bán đấu giá.
3. Báo cáo cơ quan quyết định bán doanh nghiệp mọi vấn đề liên quan đến việc tăng, giảm giá trị tài sản là hiện vật hoặc đầu tư dài hạn trong giai đoạn chuyển đổi để xem xét quyết định bằng văn bản.
4. Tiếp tục điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, có trách nhiệm bảo quản tài sản của doanh nghiệp và lập báo cáo quyết toán chính thức cho đến thời điểm bàn giao doanh nghiệp.
1. Chủ động sử dụng tài sản mua để tiếp tục sản xuất kinh doanh, tổ chức lại sản xuất, đầu tư mới, thay đổi bộ máy quản lý, quyết định loại hình doanh nghiệp.
2. Kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo thỏa thuận trong hoạt động mua, bán doanh nghiệp và các hoạt động kinh tế đã ký kết.
3. Có nghĩa vụ thanh toán tiền mua doanh nghiệp theo thời hạn và các điều kiện ghi trong hợp đồng, thực hiện đúng các điều kiện và cam kết với người bán doanh nghiệp.
4. Chịu phạt tiền đặt cọc trong các trường hợp quy định tại Điều 15 của Quy chế này.
Điều 25. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát thực hiện Quy chế này./.
Quyết định 330/2005/QĐ-TTg về Quy chế bán đấu giá công ty nhà nước Ban hành: 13/12/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Nghị định 80/2005/NĐ-CP về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước Ban hành: 22/06/2005 | Cập nhật: 20/05/2006