Quyết định 3168/QĐ-UBND năm 2015 Quy định về trình tự, thủ tục công nhận sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Số hiệu: 3168/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Lê Thanh Dũng
Ngày ban hành: 25/12/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Khoa học, công nghệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
BÀ RỊA - VŨNG TÀU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3168/QĐ-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 25 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN, KẾT QUẢ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ THI ĐUA KHEN THƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tchức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013;

Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng số 47/2005/QH11 ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng số 39/2013/QH13 ngày 16/11/2013;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bsung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

Căn cứ Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 ca Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

Căn cứ Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013;

Căn cứ Chỉ thsố 07/CT-TTg ngày 19/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực trong công tác quản lý công chức, viên chức và thi đua, khen thưởng;

Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị đnh s42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy đnh chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bsung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ và Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013;

Căn cứ Công văn số 567/HĐND-VP ngày 01/10/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc quy định mức chi bồi dưỡng cho các Hột đồng chấm sáng kiến cấp tỉnh và cấp toàn quốc;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 107/TTr-SKHCN ngày 07/12/2015 về việc ban hành Quy định trình tự, thủ tục công nhận sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,

QUYT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định trình tự, thủ tục công nhận sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Nội Vụ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Y tế, Trưởng ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Website Chính ph;
- Bộ KH&CN (Vụ Pháp chế);
- Bộ Nội vụ;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra văn bản);
- S Tư pháp;
- Đoàn ĐB Quốc hội tnh;
- T.Tr Tỉnh ủy, T.Tr HĐND tỉnh;
- Chtịch, các PCT UBND tỉnh và các UV UBND tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam và các tổ chức đoàn thể cấp tỉnh;
-
Thành viên Hội đồng thi đua, Khen thưng tỉnh;
- Đài PTTH tỉnh, Báo BRVT;
- Trung tâm Công báo tin học tỉnh;
- Lưu VP-TH.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Lê Thanh Dũng

 

QUY ĐỊNH

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN, KẾT QUẢ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ THI ĐUA KHEN THƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
(Ban hành theo Quyết định số 3168/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 ca Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định chi tiết về đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện, thẩm quyền công nhận, hồ sơ, quy trình và thời gian công nhận sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ làm cơ sở xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các tập thể, cá nhân trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị); người lao động; các tập thể, cá nhân ngoài tỉnh, người nước ngoài làm việc thường xuyên và cư trú trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Sáng kiến: là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (gọi chung là giải pháp) được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đánh giá, công nhận nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định.

2. Nhiệm vkhoa học và công nghệ: là những vấn đề khoa học và công nghệ cần được giải quyết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển khoa học và công nghệ.

3. Kết qunhiệm vụ khoa học và công nghệ: là kết quả của đề tài khoa học và công nghệ; đề án khoa học; dự án sản xut thử nghiệm; dự án khoa học và công nghệ; chương trình khoa học và công nghệ. Kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ có thể là các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, kiểu dáng công nghiệp, giống cây trồng, chương trình máy tính, ...; hoặc các đối tượng khác chưa được hoặc không được bảo hộ quyền shữu trí tuệ theo quy định vpháp luật sở hữu trí tuệ.

4. Tác gi sáng kiến, tác giả nhiệm vụ khoa học và công nghệ: là người trực tiếp to ra sáng kiến, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ bằng chính lao động sáng tạo của mình. Đồng tác giả là những tác giả cùng nhau tạo ra sáng kiến, kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ bằng lao động sáng tạo.

Tác giả sáng kiến, tác giả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được công nhận theo Quy định này là người có tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt từ 30% trở lên. Người hỗ trợ, giúp tác giả trong việc tính toán, làm thí nghiệm, mô hình, mẫu thử, vẽ kỹ thuật gia công, chế tạo chi tiết, tìm thông tin tư liệu trong quá trình tạo ra sáng kiến, thc hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ mà không có đóng góp bằng lao động sáng tạo thì không được xem là tác giả sáng kiến, tác giả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Chương II

ĐIỀU KIỆN CÔNG NHẬN, PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA SÁNG KIẾN VÀ KẾT QUẢ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điều 4. Giải pháp được công nhận là sáng kiến

Giải pháp được công nhận là sáng kiến bao gồm giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp và giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đáp ứng các điu kiện tại khoản 1 Điều 6 của Quy định này. Cụ thể:

1. Giải pháp kỹ thuật là cách thức kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định, bao gồm:

- Sản phẩm, dưới các dạng: Vật thể (ví dụ: Dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện); chất (ví dụ: Vật liu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm); vật liệu sinh học (ví dụ: Chủng vi sinh, chế phẩm sinh học, gen, thực vật, động vật biến đổi gen); hoặc giống cây trồng, giống vật nuôi;

- Quy trình (ví dụ: Quy trình công nghệ; quy trình chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; quy trình chẩn đoán, chữa bệnh cho người, động vật và thực vật).

2. Giải pháp quản lý là cách thức tổ chức, điều hành công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, trong đó có:

- Phương pháp tchức công việc (ví dụ: Bố trí nhân lực, máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu, vật liệu);

- Phương pháp điều hành, kiểm tra, giám sát công việc;

- Những giải pháp sáng tạo trong việc cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, ngành, địa phương;

- Những cơ chế, chính sách, quy trình, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, đơn vị trình cấp có thẩm quyền ban hành và được áp dụng trong thực tiễn;

- Những đề xuất, chủ trương, biện pháp thực hiện mới so với chủ trương, biện pháp đã có chỉ đạo ca cấp trên;

- Những gii pháp về cải cách hành chính nhà nước như: đơn giản hóa thủ tục hành chính, hợp lý hóa quy trình thẩm định, giám định..

3. Giải pháp tác nghiệp bao gồm các phương pháp thực hiện các thao tác kỹ thuật, nghiệp vụ trong công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, trong đó có:

- Phương pháp thực hiện các thủ tục hành chính (ví dụ: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ, đơn thư, tài liệu);

- Phương pháp thẩm định, giám định, tư vấn, đánh giá;

- Phương pháp tuyên truyền, đào tạo, giảng dạy, huấn luyện;

- Phương pháp huấn luyện động vật.

4. Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật là phương pháp, cách thức hoặc biện pháp áp dụng một giải pháp kỹ thuật đã biết vào thực tiễn.

Điều 5. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Nhiệm vụ khoa học và công nghệ bao gồm các đề tài khoa học và công nghệ, đề án khoa học, dự án sản xuất thử nghiệm; dự án khoa học và công nghệ, chương trình khoa học và công nghệ đáp ứng các điều kiện tại khoản 2 Điều 6 của Quy định này. Trong đó:

1. Đề tài khoa học và công nghệ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ có nội dung chủ yếu là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn, bao gồm đề tài nghiên cứu cơ bản, đề tài nghiên cứu ứng dụng, đề tài triển khai thực nghiệm hoặc kết hợp nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai thực nghiệm.

2. Đề án khoa học là nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu xác định cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật.

3. Dự án sản xuất thử nghiệm là nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm để thử nghiệm các giải pháp, phương pháp, mô hình quản lý kinh tế - xã hội hoặc sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống.

4. Dự án khoa học và công nghệ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ chủ yếu phục vụ việc sản xuất một sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm trọng điểm, chủ lực có tác động nâng cao trình độ công nghệ của một ngành, một lĩnh vực và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được triển khai dưới hình thức đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm và dự án đầu tư khoa học và công nghệ có mục tiêu, nội dung gắn kết hữu cơ, đồng bộ và được tiến hành trong một thời gian nhất định.

5. Chương trình khoa học và công nghệ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ có mục tiêu chung giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ phục vụ phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ trung hạn hoặc dài hạn được triển khai dưới hình thức tập hợp các đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án khoa học và công nghệ.

Điều 6. Điều kiện đối với giải pháp được công nhận sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Một giải pháp được công nhận là sáng kiến nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Đã được áp dụng hoặc áp dụng thử;

c) Có khả năng mang lại lợi ích thiết thực, bền vững;

d) Có tầm ảnh hưởng trong phạm vi công nhận.

2. Kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ được công nhận nếu đáp ứng điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Đã được nghiệm thu và được đánh giá đạt yêu cầu trở lên;

c) Đã được áp dụng hoặc áp dụng thử;

d) Có khả năng mang lại lợi ích thiết thực, bền vững;

đ) Có tầm ảnh hưởng trong phạm vi công nhận.

3. Công nhận sáng kiến, nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Sáng kiến, nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đánh giá, công nhận phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 của điều này và phù hợp với việc yêu cầu công nhận danh hiệu thi đua, khen thưởng được được quy định trong Luật thi đua, khen thưởng. Gồm có:

a) Sáng kiến, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở: do Hội đồng khoa học cấp cơ sở được quy định tại Điều 13 đánh giá, công nhận;

b) Sáng kiến, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh: do Hội đồng khoa học cấp tỉnh được quy định tại Điều 14 đánh giá, công nhận;

c) Sáng kiến, nhiệm vụ khoa học và công nghệ có phạm vi ảnh hưởng cấp toàn quốc: do Hội đồng khoa học đánh giá sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ có phạm vi ảnh hưởng cấp toàn quốc được quy định tại Điều 15 đánh giá, công nhận.

Điều 7. Tính mới của sáng kiến và kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Một sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ được coi là có tính mới trong phạm vi cơ sở, cấp tỉnh hoặc toàn quốc nếu tính đến ngày nộp đơn yêu cầu công nhận, hoặc ngày bắt đầu áp dụng thử hoặc áp dụng lần đầu (tính theo ngày nào sớm hơn), trong phạm vi cơ sở, cấp tỉnh hoặc cả nước, giải pháp không trùng với nội dung của sáng kiến, nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong đơn đăng ký cùng cấp nộp trước đó.

Điều 8. Việc áp dụng của sáng kiến và kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Một sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ được coi là đã được áp dụng hoặc áp dụng thử trong phạm vi cơ sở, cấp tỉnh hoặc toàn quốc thể hiện một trong các mặt sau:

1. Đã được thử nghiệm, sản xuất thử hoặc được cơ quan có thẩm quyền ban hành đưa vào triển khai áp dụng;

2. Đã được áp dụng có hiệu quả;

3. Được công bố trên các tạp chí, tài liệu hội thảo, tài liệu giảng dạy, học tập hoặc phương tiện thông tin đại chúng trong nước hoặc quốc tế.

Điều 9. Khả năng mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến và kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Một sáng kiến, kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được coi là có khả năng mang lại lợi ích thiết thực, bền vững nếu việc áp dụng hoặc áp dụng thử giải pháp đó thể hiện đồng thời các mặt sau:

1. Hiệu quả kinh tế: Tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và các lợi ích kinh tế khác;

2. Lợi ích xã hội: Nâng cao điều kiện an toàn lao động, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, cung cấp thông tin khoa học và công nghệ, góp phần đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ và các lợi ích xã hội khác;

3. Hiệu quả về môi trường: Cải thiện điều kiện sống, làm việc, bảo vệ môi trường sinh thái, sức khỏe con người và các hiệu quả về môi trường khác.

Điều 10. Một số trường hợp công nhận sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tương đương

1. Những giải pháp đoạt giải thưởng từ giải khuyến khích đến giải nhất trong các Hội thi sáng tạo kỹ thuật, Hội thi sáng chế trong nước, quốc tế được Hội đồng khoa học công nhận sáng kiến ở cấp tương đương. Trường hợp sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt giải thưởng quốc tế, sẽ được công nhận sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ có phạm vi ảnh hưởng toàn quốc.

2. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được cấp có thẩm quyền tổ chức nghiệm thu kết quả đạt trở lên và được áp dụng thì được Hội đồng khoa học xem xét công nhận kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ ở cấp tương đương. Trong đó, Chủ nhiệm đề tài, đồng chủ nhiệm đề tài được xem là tác giả, đồng tác giả.

Điều 11. Tiêu chí xác định phạm vi ảnh hưởng

Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ được xác định căn cứ vào tính mới, khả năng áp dụng và hiệu quả trong phạm vi đánh giá, công nhận.

Chương III

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN, KẾT QUẢ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Điều 12. Hội đồng khoa học

1. Hội đồng khoa học trong Quy định này được thành lập để xét, đánh giá giải pháp sáng kiến, kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ thi đua, khen thưởng.

2, Tùy theo phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đề nghị công nhận, Hội đồng khoa học sáng kiến có 03 cấp: Hội đồng khoa học cấp cơ sở, Hội đồng khoa học cấp tỉnh, Hội đồng khoa học đánh giá sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ có phạm vi ảnh hưởng cấp toàn quốc.

Điều 13. Hội đồng khoa học cấp cơ sở

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân được người đứng đầu cơ quan, đơn vị ủy quyền có thẩm quyền tổ chức xét và công nhận sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở.

2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân được người đứng đầu cơ quan, đơn vị ủy quyền quyết định thành lập Hội đồng khoa học cấp cơ sở.

3. Bộ phận phụ trách công tác khoa học và công nghệ của cơ quan, tổ chức, đơn vị (do người đứng đầu đơn vị quản lý cấp cơ sở phân công) là Thường trực Hội đồng khoa học cấp cơ sở.

4. Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện là Thường trực Hội đồng khoa học cấp cơ sở của các huyện, thành phố.

Điều 14. Hội đồng khoa học cấp tỉnh

1. Các sáng kiến, nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực Y tế (liên quan đến chuyên môn khám chữa bệnh, dược học):

- Giám đốc Sở Y tế hoặc cá nhân được Giám đốc Sở Y tế ủy quyền có thẩm quyền tổ chức xét và công nhận sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ có phạm vi ảnh hưởng cấp tỉnh;

- Giám đốc Sở Y tế hoặc cá nhân được Giám đốc Sở Y tế ủy quyền, quyết định thành lập Hội đồng khoa học cấp tỉnh;

- Bộ phận phụ trách công tác khoa học và công nghệ của Sở Y tế (do Giám đốc Sở Y tế phân công) là Thường trực Hội đồng khoa học cấp tỉnh.

2. Các sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo (liên quan đến công tác giáo trình, bài giảng, đổi mới phương pháp dạy và học):

- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc cá nhân được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ủy quyền có thẩm quyền tổ chức xét và công nhận sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ có phạm vi ảnh hưởng cấp tỉnh;

- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc cá nhân được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ủy quyền quyết định thành lập Hội đồng khoa học cấp tỉnh;

- Bộ phận phụ trách công tác khoa học và công nghệ của Sở Giáo dục và Đào tạo (do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phân công) là Thường trực Hội đồng khoa học cấp tỉnh.

3. Các sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực khác;

- Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ hoặc cá nhân được Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ủy quyền có thẩm quyền tổ chức xét và công nhận sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ có phạm vi ảnh hưởng cấp tỉnh;

- Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ hoặc cá nhân được Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ủy quyền quyết định thành lập Hội đồng khoa học cấp tỉnh;

- Phòng Quản lý khoa học và công nghệ cơ sở của Sở Khoa học và Công nghệ là Thường trực Hội đồng khoa học cấp tỉnh.

Điều 15. Hội đồng khoa học đánh giá sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ có phạm vi ảnh hưởng cấp toàn quốc

1. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ hoặc cá nhân được Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ủy quyền, có thẩm quyền tổ chức xét và công nhận sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ có phạm vi ảnh hưởng cấp toàn quốc.

2. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ hoặc cá nhân được Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ủy quyền, quyết định thành lập Hội đồng khoa học đánh giá sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ có phạm vi ảnh hưởng cấp toàn quốc.

3. Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ cơ sở của Sở Khoa học và Công nghệ là Thường trực Hội đồng khoa học đánh giá sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ có phạm vi ảnh hưởng cấp toàn quốc.

Điều 16. Thành phần và nhiệm vụ Hội đồng khoa học

1. Hội đồng khoa học thành lập theo quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15 của Quy định này gồm có 01 Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch và các Ủy viên.

2. Thành phần Hội đồng là các nhà quản lý, các chuyên gia hoặc những người có trình độ chuyên môn về lĩnh vực có liên quan đến nội dung sáng kiến, nhiệm vụ khoa học và công nghệ và các thành phần khác theo quyết định của người có thẩm quyền xét và công nhận sáng kiến, kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong Quy định này.

3. Tùy theo số lượng và lĩnh vực sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đề nghị công nhận, người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng khoa học phù hợp. Cá nhân có sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đề nghị công nhận, không được là thành viên của Hội đồng.

4. Hội đồng khoa học có nhiệm vụ tổ chức đánh giá một cách khách quan, trung thực giải pháp được yêu cầu công nhận sáng kiến theo các điều kiện quy định tại Điều 6 Quy định này.

5. Hội đồng khoa học có trách nhiệm lập biên bản họp đánh giá sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ, làm cơ sở cho người có thẩm quyền ký quyết định công nhận và cấp giấy chứng nhận sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo phạm vi công nhận.

6. Thành viên Hội đồng thực hiện đúng các quy định của pháp luật về giữ bí mật, công bố thông tin liên quan đến sáng kiến, kết quả nhiệm vụ trong quá trình xem xét, đánh giá.

Điều 17. Chế độ làm việc

1. Các thành viên Hội đồng khoa học không được vắng mặt trong các kỳ họp, trừ trường hợp đặc biệt mà vắng mặt thì phải được sự đng ý của Chủ tịch Hội đng khoa học. Các kỳ họp của Hội đồng khoa học phải có ít nht 2/3 sthành viên có mặt mới được coi là hợp lệ.

2. Hội đng khoa học làm việc theo chế độ tập thể, áp dụng nguyên tắc biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín với trên 50% ý kiến đồng ý của các thành viên Hội đng.

Chương IV

HỒ SƠ THỦ TỤC, TRÌNH TỰ XÉT, CÔNG NHẬN

Điều 18. Hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đánh máy, trình bày rõ ràng, không tẩy xóa trên khổ giấy A4, theo mẫu, được coi là hợp lệ theo quy định gồm:

a) Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến/ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ thi đua khen thưởng;

b) Báo cáo kết quả sáng kiến/ Báo cáo kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

c) Các tài liệu, giấy tờ, hình ảnh liên quan (nếu thấy cần thiết);

d) Đối với hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ có phạm vi ảnh hưởng cấp tỉnh, toàn quốc phải bổ sung văn bản đề nghị của cơ quan, đơn vị.

2. Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến/ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Phụ lục I), bao gồm các nội dung sau đây:

a) Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến/ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

b) Tác giả hoặc các đồng tác giả và tỷ lệ đóng góp của từng đồng tác giả;

c) Tên sáng kiến/ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ được yêu cầu công nhận; lĩnh vực áp dụng;

d) Hồ sơ công nhận sáng kiến/ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

3. Báo cáo kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

4. Báo cáo kết quả sáng kiến (Phụ lục II), bao gồm các nội dung sau đây:

a) Cơ sở đề xuất giải pháp;

b) Quá trình hình thành và nội dung giải pháp;

c) Hiệu quả giải pháp;

d) Kết luận và đề xuất, khuyến nghị.

5. Hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ lập thành 02 bộ gửi về Thường trực Hội đồng khoa học.

Điều 19. Tiếp nhận, xem xét hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ được xem xét, đánh giá, công nhận trước thời điểm bình xét thi đua khen thưởng.

2. Tác giả sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoàn thiện hồ sơ gửi về cơ quan thường trực tổ chức xét, đánh giá sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định.

Điều 20. Trình tự xét và công nhận sáng kiến, kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ

1. Thường trực Hội đồng khoa học tổng hợp, phân loại các sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

2. Thường trực Hội đồng khoa học tham mưu người có thm quyn tại Điều 13, Điu 14, Điu 15 của Quy định này ra quyết định thành lập Hội đồng khoa học.

3. Thường trực Hội đồng khoa học gửi hồ sơ sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ của các cá nhân đđiều kiện để các thành viên Hội đồng khoa học xem xét, nghiên cứu trước khi họp.

4. Hội đồng khoa học họp xét, đánh giá các sáng kiến, kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Thư ký Hội đồng tổng hợp kết quả bỏ phiếu, chấm điểm, lập biên bản họp.

5. Thường trực Hội đồng khoa học căn cứ kết quả xét sáng kiến và hoàn chỉnh hsơ trình người có thẩm quyền ra quyết định công nhận và cấp giấy chứng nhận sáng kiến, kết qunhiệm v khoa học và công nghệ phc vụ thi đua khen thưởng (Phụ lục III).

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 21. Kinh phí cho hoạt động đánh giá, công nhận sáng kiến, nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp

1. Kinh phí hoạt động của Hội đồng khoa học cấp cơ sở sử dụng từ Quỹ Thi đua Khen thưởng của cơ quan, đơn vị.

2. Kinh phí hoạt động của Hội đồng khoa học cấp tỉnh, Hội đồng khoa học đánh giá sáng kiến, kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ có phạm vi ảnh hưởng cấp toàn quốc được đảm bảo từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh. Hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm lập dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng khoa học trong dự toán của ngành mình trình cấp có thẩm quyền xét duyệt.

b) Nội dung và mức chi: chi cho công tác tổ chức đánh giá hồ sơ, cấp giấy chứng nhận được thực hiện theo quy định hiện hành. Trong đó, mức chi cho thành viên Hội đồng khoa học tham gia đánh giá sáng kiến là 150.000 đồng/người/buổi.

c) Việc lập dự toán, quản lý, cấp phát thanh toán và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Điều 22. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị

1. Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức, đánh giá và công nhận các sáng kiến, kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo thẩm quyền.

2. Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh thuộc Sở Nội vụ phối hợp triển khai, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị của tỉnh thực hiện tốt Quy định này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung Quy định này, các cơ quan, đơn vị, cá nhân gửi phản ánh bằng văn bản về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết.

4. Căn cứ vào Quy định này, các cơ quan, đơn vị của tỉnh triển khai thực hiện./.

 

PHỤ LỤC I

MẪU ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN/KẾT QUẢ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3168/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN

Sáng kiến/kết quả nhiệm v khoa hc và công nghcấp…………2 phục vụ thi đua khen thưởng năm............ 3

Kính gửi1: ……………………………………………………………

Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác (hoặc nơi thường trú)

 

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến/kết quả nhiệm vụ KH&CN
(ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)

Ký tên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến/kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp..........2 phục vụ thi đua khen thưởng năm…………………..3:

………………………………………………………………………………………………..4;

Lĩnh vực áp dụng: ……………………………………………………………………………

Hồ sơ công nhận sáng kiến/kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ:

1. Đơn yêu cầu công nhận;

2. Báo cáo kết quả sáng kiến/kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

3. Văn bản đề nghị của cơ quan, đơn vị (Đối với hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến, kết quả nhiệm vụ KH&CN có phạm vi ảnh hưởng cấp tỉnh, toàn quốc);

4. Các tài liệu khác (nếu có).

Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong hồ sơ đính kèm là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

…………., ngày ….. tháng ….. năm …..
Tác giả/Đại diện nhóm tác giả
(Ký và ghi rõ họ tên)

_______________

1 n cơ sđược yêu cầu công nhận sáng kiến/ kết qunhiệm vụ khoa học và công nghệ.

2 Phạm vi nh hưng ca sáng kiến/kết qunhiệm vụ KH&CN: cấp cơ sở/có phạm vi ảnh hưng cấp tỉnh/có phạm vi ảnh hưởng cấp toàn quốc.

3 Năm xét thi đua khen thưởng.

4 Tên của sáng kiến/kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

 

PHỤ LỤC II

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3168/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chủ tịch y ban nhân dân tnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN

A. Bố cục

- Trang bìa (theo mẫu 1)

- Mục lục (tách trang riêng)

- Danh mục các chữ viết tắt (nếu có )

- Danh mục các bảng biểu (nếu có)

1. Cơ sở đề xuất giải pháp

Nếu sự cần thiết hình thành giải pháp (nhu cầu phải có giải pháp); tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp (các giải pháp đã có của các tác giả khác); mục tiêu của giải pháp; các căn cứ đ xut giải pháp; phương pháp thực hiện, đi tượng và phạm vi áp dụng.

2. Quá trình hình thành và nội dung giải pháp

- Nêu rõ quá trình nh thành nên giải pháp đề xuất, đã nghiên cứu hay áp dụng thử nghiệm như thế nào; từ đó đã có những cải tiến gì cho phù hp với thực tin phát sinh.

- Nội dung của giải pháp mới hiện nay như thế nào (nếu rõ cấu trúc, các thành phần của giải pháp; với các chỉ dẫn cụ thể, mô tả rõ từng giải pháp trong cấu trúc tng thể để khắc phục những hạn chế của các giải pháp đã biết).

3. Hiệu quả giải pháp

- Thời gian áp dụng hoặc áp dụng thử của giải pháp.

- Hiệu quả đạt được hoặc dự kiến đạt được (lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường: cần nêu con số so sánh trước và sau áp dụng giải pháp; chỉ rõ số tiền làm lợi - nếu tính được và chỉ rõ cách tính cụ thể).

- Khả năng triển khai, áp dụng giải pháp (có thể áp dụng những đâu, điều kiện áp dụng như thế nào, chỉ rõ các đơn vị bộ phận có thể áp dụng giải pháp).

- Kinh nghiệm thực tiễn khi áp dụng gii pháp.

4. Kết luận và đề xuất, khuyến nghị

- Kết luận: Tóm tắt những vấn đề cốt lõi giải pháp đã đạt được (tính mới, tính khả thi, lợi ích giải pháp đạt được và dự kiến đạt được); những nội dung cần bảo mật (nếu có).

- Đề xuất khuyến nghị; Đnghị cơ quan, tổ chức triển khai áp dụng giải pháp ở quy mô phù hợp và những khuyến nghị để đảm bảo áp dụng thành công gii pháp.

● Tài liệu tham khảo (tách một trang riêng)

● Phụ lục kèm theo (nếu có)

- Các bản vẽ, phần mềm máy tính, phim, mô hình,... để minh họa giải pháp.

- Hình ảnh trước và sau khi áp dụng giải pháp;

- Các kết quả khảo sát chứng minh hiệu quả giải pháp.

B. Soạn thảo văn bản

- Giấy A4, dung lượng từ 15 trang trở lên (nếu số trang từ 35 trang trở lên nên chia thành các chương);

- Chữ Times New Roman, cỡ 13 hoặc 14, dãn dòng 1,5 lines; mật độ chữ bình thường;

- Lề trên: 3,5 cm; lề dưới: 3,0 cm; lề trái; 3,5 cm; lề phải: 2 cm;

- Số trang đánh ở giữa, bên dưới, bắt đầu từ mục lục;

- Nếu có hình hoặc bảng nằm ngang, đầu bảng/hình nằm về phía lề trái.

C. Viết tắt

- Chỉ viết tắt những từ hoặc cụm từ là danh từ, không dài quá và được sử dụng nhiều lần trong báo cáo;

- Viết tắt các từ nước ngoài phải theo quy định quốc tế;

- Nếu ít từ viết tắt, có thể viết toàn bộ cụm từ lần đầu với chữ viết tắt trong ngoặc đơn;

- Nếu nhiều tviết/tắt, lập bảng các chữ viết tắt ở đầu báo cáo, xếp theo thứ tự ABC của chữ viết tắt.

Mu bảng chữ viết tắt

AFTA: ASEAN Free Trade Area

            Khu vực thương mại tự do ASEAN

D. Tài liệu tham khảo

- Xếp theo từng ngôn ngữ, tiếng Việt đầu tiên, rồi đến các ngôn ngữ khác (Anh, Nga...);

- Xếp tài liệu tham khảo theo thứ tự ABC:

+ Tác giả người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ;

+ Tác giả người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên;

+ Tài liệu không có tác giả, coi tên cơ quan ban hành như tác giả và xếp theo chữ đầu của cơ quan đó (VD: Đảng Cộng sản Việt Nam xếp theo chữ Đ).

- Đánh số thứ tự liên tục cho toàn bộ tài liệu tham khảo mọi thứ tiếng.

- Trật tự trình bày tài liu tham khảo là sách:

STT, Tên tác giả (năm công bố), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bn.

Mẫu:

5. Lưu Văn Lợi (1996), Năm mươi năm ngoại giao Việt Nam 1945-1995, Tập I, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

- Trật tự trình bày tài liệu tham khảo là bài viết trong tạp chí hay sách:

Tên tác giả (năm công bố), tên bài viết, tên tạp chí, tập, (số), các số trang đầu và cuối của bài viết

Mẫu:

8. Nguyễn Xuân Thắng (2001), 25 năm quan hệ kinh tế Việt Nam-Thái Lan và triển vọng, Những vấn đề kinh tế thế giới, tập 72 (số 4), tr. 26-31

(Tài liệu tiếng Anh s trang ghi là pg.)

- Đối vi tài liệu Online, ghi tên tác giả, tên bài, website và đường link, ngày cập nhật.

Đ. Trích dẫn tài liệu

Trích dẫn tài liệu dựa vào số thứ tự của tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo. Ghi số thứ tự đó cùng với số trang và đặt trong ngoặc vuông.

Mu: [24, tr. 59] (tức là tài liệu số thứ tự 24, trang 59)

E. Đánh số thứ tự bảng biểu

- Đánh số thứ tự của bảng (nếu báo cáo phân chia thành các chương thì đánh số schương và thứ tự của bảng trong chương, ví dụ: Bng 2.3 là bảng thứ ba trong chương 2). Sau số bảng là tên của bảng;

- Chú ý ghi đầy đủ đơn vị tính (nếu có);

- Phải ghi nguồn của thông tin trong bảng. Cách ghi giống như trích dẫn tài liệu tham khảo và ghi ở bên dưới bảng.

G. Đánh số các chương, mục và tiểu mục

- Sử dụng số Arab, không dùng chữ số La Mã;

- Không nên chia tiểu mục quá 4 chữ số;

- Cn có tiêu đề cho các chương, mục và tiểu mục.

 

Mẫu:

Chương 1

CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

1.1. Sự cần thiết hình thành giải pháp

1.1.1.

1.1.2.

1.2. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Chương 2

2.1.       ...

2.2.       ...

 

PHỤ LỤC III

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN SÁNG KIẾN/KẾT QUẢ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3168/QĐ-UBND ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tnh Bà Rịa - Vũng Tàu)

TÊN TỔ CHỨC (1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

Sáng kiến/kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ ….. (2)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (3)

CHỨNG NHẬN

Tên tác giả (đồng tác giả): ……………………………………………………………………

Đơn vị: ……………………………………………………………………………………………

Có giải pháp: ………………………………………………………………………..………. (4)

Được công nhận là sáng kiến/kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ

…………………………………………………………...........(5) năm ………… (6)

 

Số: ………………. (7)

………….., ngày ….. tháng ….. năm …..
Thủ trưởng
(Chữ ký, họ tên; ghi rõ chức vụ và đóng dấu nếu có)

_______________

1 Tên tổ chức công nhận sáng kiến/ kết qunhiệm vụ KH&CN.

2 Phạm vi ảnh hưng ca sáng kiến/ kết qunhiệm vụ KH&CN: cấp cơ sở/có phạm vi ảnh hưởng cấp tỉnh/có phạm vi ảnh hưởng cấp toàn quốc

3 Chức danh của Thủ trưởng tổ chức công nhận sáng kiến/ kết quả nhiệm vụ KH&CN.

4 Nêu tên sáng kiến/kết qunhiệm vụ khoa học và công nghệ được công nhận.

5 Phạm vi ảnh hưởng ca sáng kiến/ kết quả nhiệm vụ KH&CN: cấp cơ sở/có phạm vi ảnh hưởng cấp tỉnh/có phạm vi ảnh hưởng cấp toàn quốc.

6 Năm xét công nhận sáng kiến/ kết qunhiệm vụ khoa học và công nghệ.

7 Số Quyết định, ngày, tháng, năm.

 

MẪU 1: TRANG BÌA BÁO CÁO

ĐƠN VỊ CHỦ QUN CA TCHỨC1

TÊN CƠ SỞ CỦA TÁC GIẢ YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN2
----------------------------------

 

 

BÁO CÁO KT QUẢ SÁNG KIN3

cấp…………………..4 phục vụ thi đua khen thưởng năm……………………5

 

Giải pháp: ……………………………………………………………………..6

 

 

 

 

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN7:

1. Họ và tên: ……………………………… - Học vị, chức vụ: …………………………8

2. Họ và tên: ……………………………… - Học vị, chức vụ: …………………………8

 

 

 

 

 

Địa danh, năm9

 

________________

[1] Chữ in hoa, cỡ chữ 13, ví dụ: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

2 Chữ in. hoa, đậm, cỡ chữ 13, ví dụ: SỞ KHOA HC VA CÔNG NGH

3 Chữ in hoa, đậm, cỡ chữ 16

4 Chữ in hoa, đậm, cỡ chữ 14: Phạm vi ảnh hưởng ca sáng kiến. Ví dụ: Cấp cơ sở/ phm vi ảnh hưởng cấp tỉnh/Có phạm vi ảnh hưởng cấp toàn quốc

5 Chữ in hoa, đậm, cỡ chữ 14: Năm xét thi đua khen thưởng

6 Chữ in hoa, đm, cỡ chữ 14, ví dụ: Thiết kế băng chuyền dùng trong chế biến thủy sản tại Công ty…..

7 Chữ in hoa, cỡ chữ 14

8 Chữ in thường, đậm, cỡ chữ 14, ví dụ: Nguyễn Văn A - Cử nhân, Phó Giám đốc

9 Chữ in hoa, đậm, cỡ chữ 14, ví dụ: Vũng Tàu, 2015