Quyết định 3137/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế cấp và thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm thuộc “Chuỗi thực phẩm an toàn” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Số hiệu: | 3137/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu | Người ký: | Lê Thanh Dũng |
Ngày ban hành: | 24/12/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Y tế - dược, Doanh nghiệp, hợp tác xã, Tổ chức bộ máy nhà nước, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3137/QĐ-UBND |
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 24 tháng 12 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12;
Căn cứ Quyết định 2989/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND tỉnh, v/v thành lập Ban Quản lý Đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo “Chuỗi thực phẩm an toàn” tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, giai đoạn 2013-2015;
Căn cứ Quyết định số 1886/QĐ-UBND ngày 08/9/2014 của UBND tỉnh, v/v ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chức năng trong công tác quản lý Đề án xây dựng mô hình thí điểm quản lý thực phẩm theo “Chuỗi thực phẩm an toàn” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giai đoạn 2013-2015;
Xét tờ trình số 3414/TTr-SYT ngày 15/12/2015 của Giám đốc sở Y tế về việc Ban hành Quy chế cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm thuộc “Chuỗi thực phẩm an toàn” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế cấp và thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm thuộc “Chuỗi thực phẩm an toàn” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học - Công nghệ, Tài chính, Thủ trưởng các Sở, ngành liên quan, các tổ chức và cá nhân tham gia “Chuỗi thực phẩm an toàn” chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
QUY ĐỊNH CẤP, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM VÀ SẢN PHẨM THỰC PHẨM THUỘC “CHUỖI THỰC PHẨM AN TOÀN” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3137/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Quy chế này quy định về hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm thuộc “Chuỗi thực phẩm an toàn” (gồm 16 chuỗi sản phẩm sau: 08 chuỗi sản phẩm rau, quả gồm: Cải ngọt, cải thìa, mồng tơi, rau muống, rau dền, hành lá, xà lách, mướp; 04 chuỗi sản phẩm thịt gồm: Chuỗi thịt gà, chuỗi thịt bò và 02 chuỗi thịt heo; 04 chuỗi sản phẩm thủy sản gồm: Cá chỉ vàng khô tẩm gia vị, chả cá, cá biển sinh histamine, tôm nuôi) trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận).
1. Cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc “Chuỗi thực phẩm an toàn” bao gồm: Cơ sở chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng, đánh bắt, giết mổ, thu mua, sơ chế, chế biến thực phẩm có sản phẩm liên quan đến rau, củ, quả; thịt gia súc, gia cầm; thủy hải sản (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất thực phẩm).
2. Cơ sở kinh doanh thực phẩm, sản phẩm thực phẩm thuộc “Chuỗi thực phẩm an toàn” bao gồm: Siêu thị, cửa hàng, quầy hàng buôn bán thực phẩm, sản phẩm thực phẩm của cơ sở thuộc chuỗi tại các chợ, siêu thị (sau đây gọi chung là cơ sở kinh doanh thực phẩm).
1. Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.
2. An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
3. Chuỗi thực phẩm an toàn là các thực phẩm được chăn nuôi, trồng trọt, sơ chế, chế biến theo mô hình khép kín từ khâu nuôi trồng cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng (sau đây gọi tắt là mô hình khép kín), đảm bảo truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm.
4. Cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc “Chuỗi thực phẩm an toàn” là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản theo mô hình khép kín để tạo ra thực phẩm, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm.
5. Cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc “Chuỗi thực phẩm an toàn” là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm được chăn nuôi, trồng trọt, sơ chế, chế biến theo mô hình khép kín, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm.
1. Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
2. Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
3. Đối với cơ sở sơ chế, chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm; cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản: Nguồn nguyên liệu đầu vào phải là sản phẩm thuộc chuỗi.
Điều 5. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất rau quả; cơ sở sơ chế, chế biến rau quả:
1. Quyết định 379/2008/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn.
2. Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
3. Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
4. Thông tư 07/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau, quả chè búp tươi đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế.
5. Đối với cơ sở sơ chế, chế biến rau quả: Nguồn nguyên liệu đầu vào phải là sản phẩm thuộc chuỗi.
Điều 6. Điều kiện kinh doanh sản phẩm thuộc chuỗi
1. Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
2. Thông tư 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế, quy định điều kiện chung đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
3. Nguồn nguyên liệu đầu vào phải là sản phẩm thuộc chuỗi.
Điều 7. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận
1. Hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thực phẩm thuộc “Chuỗi thực phẩm an toàn”
a) Hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thực phẩm thuộc chuỗi sản phẩm thịt được đóng thành 01 quyển, gồm các giấy tờ sau:
- Đơn xin đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thực phẩm thuộc chuỗi sản phẩm thịt (theo mẫu 01, mẫu 02, mẫu 03 ban hành kèm theo Quy chế này);
- Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có xác nhận của cơ sở;
- Bản sao Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và các giấy chứng nhận khác liên quan có xác nhận của cơ sở (nếu có);
- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
- Giấy chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (nếu có);
- Hồ sơ quản lý chất lượng của cơ sở có liên quan;
- Đối với cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm: Bản thuyết minh quy trình chăn nuôi từ lúc nhập gia súc, gia cầm vào trại đến khi xuất bán;
- Đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm:
+ Bản sao giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia vào hoạt động giết mổ có xác nhận của cơ sở;
+ Bản sao giấy xác nhận sức khỏe/sổ khám sức khỏe định kỳ của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia vào hoạt động giết mổ có xác nhận của cơ sở;
+ Bản thuyết minh quy trình giết mổ;
- Đối với cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm thịt gia súc, gia cầm:
+ Bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sơ chế, chế biến;
+ Bản sao Giấy công bố hợp quy hoặc Giấy công bố phù hợp quy định hoặc Giấy công bố tiêu chuẩn sản phẩm (còn thời hạn) đối với sản phẩm là thành phẩm (nếu có);
+ Hồ sơ chứng minh nguồn nguyên liệu đầu vào là sản phẩm thuộc chuỗi;
+ Bản sao giấy xác nhận kiến thức ATTP của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp sơ chế, chế biến có xác nhận của cơ sở;
+ Bản sao giấy xác nhận sức khỏe/sổ khám sức khỏe định kỳ của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp sơ chế, chế biến có xác nhận của cơ sở.
b) Hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thực phẩm thuộc chuỗi sản phẩm rau, quả được đóng thành 01 quyển, gồm các giấy tờ sau:
- Đơn xin đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thực phẩm thuộc chuỗi sản phẩm rau, quả (theo mẫu 04, mẫu 05 ban hành kèm theo Quy chế này);
- Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có xác nhận của cơ sở;
- Đối với cơ sở sản xuất rau quả:
+ Bản sao Giấy chứng nhận VietGAP hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định có xác nhận của cơ sở;
+ Bản sao biên bản kiểm tra, đánh giá định kỳ của Tổ chức chứng nhận VietGAP hoặc của các cơ quan chức năng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) có xác nhận của cơ sở;
+ Bản vẽ và bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản;
+ Hồ sơ quản lý chất lượng của cơ sở có liên quan.
- Đối với cơ sở sơ chế, chế biến rau quả:
+ Bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong sơ chế có xác nhận của cơ sở;
+ Bản sao Giấy công bố hợp quy hoặc Giấy công bố phù hợp quy định hoặc Giấy công bố tiêu chuẩn sản phẩm (còn thời hạn) đối với sản phẩm là thành phẩm có xác nhận của cơ sở (nếu có);
+ Bản sao giấy xác nhận kiến thức ATTP của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp sơ chế, chế biến có xác nhận của cơ sở;
+ Bản sao giấy xác nhận sức khỏe/sổ khám sức khỏe định kỳ của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp sơ chế, chế biến có xác nhận của cơ sở;
+ Hồ sơ chứng minh nguồn nguyên liệu đầu vào là sản phẩm thuộc chuỗi;
+ Bản vẽ sơ đồ khu vực sơ chế; bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sơ chế, chế biến, bảo quản;
+ Bản sao Giấy chứng nhận GMP, HACCP ... (nếu có);
+ Hồ sơ quản lý chất lượng của cơ sở có liên quan.
c) Hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thực phẩm thuộc chuỗi sản phẩm thủy sản được đóng thành 01 quyển, gồm các giấy tờ sau:
- Đơn xin đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thực phẩm thuộc chuỗi sản phẩm thủy sản (theo mẫu 06 ban hành kèm theo Quy chế này);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập có xác nhận của cơ sở;
- Đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản:
+ Bản vẽ sơ đồ và thuyết minh khu vực nuôi trồng thủy sản;
+ Bản sao biên bản kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở nuôi trồng thủy sản do cơ quan có thẩm quyền thực hiện hoặc Giấy chứng nhận VietGAP,... có xác nhận của chủ cơ sở.
- Đối với cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến thủy sản:
+ Bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định có xác nhận của cơ sở;
+ Bản sao Giấy công bố hợp quy; hoặc Giấy công bố phù hợp quy định; hoặc Giấy công bố tiêu chuẩn sản phẩm (còn thời hạn) đối với sản phẩm là thành phẩm có xác nhận của cơ sở (nếu có);
+ Hồ sơ chứng minh nguồn nguyên liệu đầu vào là sản phẩm thuộc chuỗi.
2. Hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm thuộc “Chuỗi thực phẩm an toàn”
- Đơn xin đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm thuộc “Chuỗi thực phẩm an toàn” (theo mẫu 07 ban hành kèm theo Quy chế này);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có xác nhận của cơ sở;
- Bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định có xác nhận của cơ sở;
- Bản sao giấy xác nhận kiến thức ATTP của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp kinh doanh có xác nhận của cơ sở;
- Bản sao giấy xác nhận sức khỏe/sổ khám sức khỏe định kỳ của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp kinh doanh có xác nhận của cơ sở.
- Sơ đồ và bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo quản, kinh doanh riêng cho sản phẩm chuỗi;
- Bản sao Giấy chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (nếu có);
- Bản sao hợp đồng mua bán sản phẩm từ chuỗi.
Điều 8. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm xét hồ sơ, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận như sau:
1. Thẩm xét hồ sơ:
a) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ;
b) Nếu quá 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hồ sơ không hợp lệ nếu cơ sở không có phản hồi hay bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận sẽ hủy hồ sơ.
2. Thẩm định cơ sở:
a) Sau khi có kết quả thẩm xét hồ sơ hợp lệ, Đoàn thẩm định sẽ tiến hành thẩm định cơ sở trong vòng 20 ngày làm việc.
b) Thành lập Đoàn thẩm định cơ sở:
- Đoàn thẩm định cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ra quyết định thành lập;
- Đoàn thẩm định điều kiện cơ sở tham gia chuỗi bao gồm cơ quan thường trực, cơ quan quản lý chuyên ngành. Cơ quan quản lý chuyên ngành làm Trưởng đoàn;
- Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định cơ sở.
c) Nội dung thẩm định cơ sở:
- Đối chiếu thông tin và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở;
- Thẩm định điều kiện thực tế tại cơ sở về nhà xưởng, trang thiết bị, quy trình sản xuất, kinh doanh.
3. Cấp Giấy chứng nhận
a) Đối với trường hợp thẩm định đạt, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận trong vòng 10 ngày làm việc. Giấy chứng nhận có hiệu lực 03 năm kể từ ngày ký.
b) Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện về sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các sản phẩm thực phẩm thuộc chuỗi và phải chờ hoàn thiện phải ghi rõ nội dung và thời gian hoàn thiện nhưng không quá 60 ngày. Đoàn thẩm định tổ chức thẩm định lại khi cơ sở có văn bản xác nhận đã hoàn thiện đầy đủ các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm của Đoàn thẩm định lần trước.
Điều 9. Công tác kiểm tra, giám sát
1. Cơ quan kiểm tra, giám sát: Cơ quan quản lý chuỗi thực phẩm an toàn, các đoàn kiểm tra chuyên ngành cấp tỉnh.
2. Hình thức kiểm tra: Định kỳ không quá 02 lần/năm hoặc đột xuất khi có sự cố đối với các sản phẩm thuộc chuỗi.
Điều 10. Thu hồi Giấy chứng nhận
1. Cơ quan cấp giấy chứng nhận có quyền thu hồi giấy chứng nhận đã cấp.
2. Giấy chứng nhận sẽ bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không hoạt động ngành nghề kinh doanh thực phẩm đã đăng ký;
b) Có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyển đổi ngành nghề kinh doanh tại cơ sở cũ;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
d) Vi phạm các quy định của chuỗi khi Ban quản lý Đề án đề nghị khắc phục mà không khắc phục trong thời gian quy định.
e) Sử dụng logo chuỗi cho những sản phẩm không thuộc chuỗi.
f) Cơ sở không tiếp tục tham gia chuỗi (ngay khi cơ sở có thông báo tạm ngưng hoặc ngưng không tham gia chuỗi).
g) Khi có kiến nghị hợp pháp của các cơ quan quản lý có liên quan.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Y tế:
1. Là Trưởng Ban Quản lý Đề án, cấp Giấy chứng nhận đối với các cơ sở đáp ứng đúng quy định của Quy chế này và thu hồi Giấy chứng nhận khi cơ sở vi phạm các quy định về chuỗi.
2. Giao Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm là cơ quan thường trực Ban Quản lý Đề án, là đầu mối trong việc tiếp nhận hồ sơ, dự thảo văn bản cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm thuộc “Chuỗi thực phẩm an toàn” trình Ban Quản lý Đề án phê duyệt; lưu giữ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
3. Xây dựng kế hoạch, ban hành quyết định thành lập đoàn thẩm định, tổ chức thẩm định.
4. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để sản phẩm thuộc chuỗi vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
5. Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các cơ sở bị thu hồi Giấy chứng nhận. Không cho phép tiếp tục sử dụng logo chuỗi để quảng bá sản phẩm.
6. Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm thuộc “Chuỗi thực phẩm an toàn”, tổ chức kiểm tra khi có đơn khiếu nại, tố cáo hoặc có dấu hiệu vi phạm.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
1. Chủ trì công tác thẩm định và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm thuộc “Chuỗi thực phẩm an toàn”.
2. Giao cho các Chi cục trực thuộc làm Trưởng đoàn và thư ký Đoàn thẩm định nhóm chuỗi sản phẩm do đơn vị quản lý; hướng dẫn cơ sở về thủ tục hồ sơ cấp giấy chứng nhận; chuẩn bị các mẫu biên bản, tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ liên quan phục vụ công tác thẩm định và kiểm tra, giám sát.
3. Giới thiệu cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm thuộc “Chuỗi thực phẩm an toàn” trên các trang Web của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Công thương, Cổng thông tin của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Công thương
Phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khảo sát và tham gia công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm thuộc “Chuỗi thực phẩm an toàn”.
1. Thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quy định tại Thông tư này.
2. Lưu giữ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
3. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý trong công tác thanh tra, kiểm tra.
4. Định kỳ 06 tháng/lần, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm thuộc “Chuỗi thực phẩm an toàn” có báo cáo, cung cấp các kết quả kiểm tra của các cơ quan chuyên ngành liên quan cho cơ quan quản lý chuỗi.
5. Có chế độ tự kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm và đảm bảo khắc phục đúng tiến độ các tồn tại mà Đoàn kiểm tra kiến nghị nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm chuỗi.
6. Chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng, cơ quan quản lý chuỗi đối với chất lượng sản phẩm của cơ sở mình.
7. Được phép dùng logo chuỗi trong việc quảng bá các sản phẩm thuộc chuỗi.
8. Được quyền từ chối không sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm thuộc chuỗi nếu thấy không phù hợp.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký.
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn, thực hiện nghiêm túc Quy chế này. Trong quá trình thực hiện có vướng mắc cần phải bổ sung, điều chỉnh phản ánh về BQLĐA (qua Sở Y tế) để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh quyết định.
2. Sở Y tế có trách nhiệm giúp UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này; hằng năm có báo cáo đánh giá kết quả thực hiện, tập hợp tiếp thu các ý kiến đề xuất của các đơn vị nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao./.
BẢNG LIỆT KÊ SẢN PHẨM THUỘC “CHUỖI THỰC PHẨM AN TOÀN”
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
STT |
NHÓM SẢN PHẨM CHUỖI |
SẢN PHẨM CHUỖI |
1 |
Rau, quả |
Cải ngọt |
2 |
Cải thìa |
|
3 |
Mồng tơi |
|
4 |
Rau muống |
|
5 |
Rau dền |
|
6 |
Hành lá |
|
7 |
Xà lách |
|
8 |
Mướp |
|
9 |
Thịt |
Thịt gà |
10 |
Thịt bò |
|
11 |
Thịt heo (02 chuỗi thực hiện tại 02 cơ sở/địa phương khác nhau) |
|
12 |
||
13 |
Thủy sản |
Cá chỉ vàng khô tẩm gia vị |
14 |
Cá biển sinh histamine |
|
15 |
Chả cá |
|
16 |
Tôm nuôi |
DANH MỤC CÁC MẪU ĐƠN
Đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm thuộc “Chuỗi thực phẩm an toàn”
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2015
của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
STT |
Tên mẫu đơn |
Ký hiệu |
I. Đơn xin đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thực phẩm thuộc chuỗi sản phẩm thịt |
||
1 |
Đối với cơ sở chăn nuôi |
Mẫu 01 |
2 |
Đối với cơ sở giết mổ |
Mẫu 02 |
3 |
Đối với cơ sở sơ chế, chế biến |
Mẫu 03 |
II. Đơn xin đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thực phẩm thuộc chuỗi sản phẩm rau, quả |
||
1 |
Đối với cơ sở sản xuất |
Mẫu 04 |
2 |
Đối với cơ sở sơ chế, chế biến |
Mẫu 05 |
III. Đơn xin đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thực phẩm thuộc chuỗi sản phẩm thủy sản |
||
|
Đối với cơ sở nuôi trồng, khai thác, thu mua, sơ chế, chế biến |
Mẫu 06 |
IV. Đơn xin đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm thuộc chuỗi |
||
|
Đối với cơ sở kinh doanh |
Mẫu 07 |
Mẫu 01 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
……………., ngày……tháng……năm 2015
ĐƠN ĐĂNG KÝ
Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thực phẩm thuộc chuỗi sản phẩm thịt (Đối với cơ sở chăn nuôi)
Kính gửi: Ban Quản lý Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn”
Họ và tên chủ cơ sở:....................................................................................................
Tên cơ sở:...................................................................................................................
Địa chỉ:........................................................................................................................
Số điện thoại: ……………………………………………….Fax:………………………………...
Sản phẩm đăng ký tham gia chuỗi:...............................................................................
Địa điểm đăng ký cấp giấy chứng nhận:........................................................................
Chúng tôi tự nguyện xin đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc chuỗi sản phẩm thịt và cam kết thực hiện đúng các yêu cầu:
1. Đảm bảo thực hành đúng và đầy đủ các điều kiện vệ sinh, an toàn trong chăn nuôi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Không sử dụng các hóa chất cấm theo quy định của pháp luật.
3. Chỉ nhập gia súc, gia cầm để chăn nuôi từ các cơ sở chăn nuôi đạt an toàn dịch bệnh hoặc cơ sở đã được công nhận tham gia chuỗi.
4. Thực hiện ghi chép nhật ký chăn nuôi theo quy định của chuỗi.
5. Chịu sự giám sát thường xuyên của Ban Quản lý Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn”
6. Chi trả phí kiểm nghiệm, thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng/lần cho Ban Quản lý Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn”.
7. Hoàn toàn chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước, Ban Quản lý Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn” về gia súc, gia cầm của cơ sở. Nếu vi phạm các quy định của chuỗi sẽ bị đưa ra khỏi chuỗi và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hồ sơ gửi kèm gồm: |
CHỦ CƠ SỞ |
Mẫu 02 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
……………., ngày……tháng……năm 2015
ĐƠN ĐĂNG KÝ
Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thực phẩm thuộc chuỗi sản phẩm thịt (Đối với cơ sở giết mổ)
Kính gửi: Ban Quản lý Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn”
Họ và tên chủ cơ sở: ...................................................................................................
Tên cơ sở: ..................................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Số điện thoại: ………………………………………………. Fax: ………………………………...
Sản phẩm đăng ký tham gia chuỗi: ..............................................................................
Địa điểm đăng ký cấp giấy chứng nhận: .......................................................................
Chúng tôi tự nguyện xin đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc chuỗi sản phẩm thịt và cam kết thực hiện đúng các yêu cầu:
1. Đảm bảo thực hành đúng và đầy đủ các quy định về vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Không sử dụng các hóa chất cấm theo quy định của pháp luật.
3. Chỉ nhập gia súc, gia cầm từ các cơ sở chăn nuôi thuộc chuỗi.
4. Thực hiện ghi chép nhật ký chăn nuôi theo quy định của chuỗi.
5. Chịu sự giám sát thường xuyên của Ban Quản lý Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn”
6. Chi trả phí kiểm nghiệm, thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng/lần cho Ban Quản lý Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn”.
7. Hoàn toàn chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước, Ban Quản lý Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn” về sản phẩm của cơ sở. Nếu vi phạm các quy định của chuỗi sẽ bị đưa ra khỏi chuỗi và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hồ sơ gửi kèm gồm: |
CHỦ CƠ SỞ |
Mẫu 03 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
……………., ngày……tháng……năm 2015
ĐƠN ĐĂNG KÝ
Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thực phẩm thuộc chuỗi sản phẩm thịt (Đối với cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm thịt gia súc, gia cầm)
Kính gửi: Ban Quản lý Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn”
Họ và tên chủ cơ sở:....................................................................................................
Tên cơ sở:...................................................................................................................
Địa chỉ:........................................................................................................................
Số điện thoại: ………………………………………………. Fax:………………………………...
Sản phẩm đăng ký tham gia chuỗi:...............................................................................
Địa điểm đăng ký cấp giấy chứng nhận:........................................................................
Chúng tôi tự nguyện xin đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc chuỗi sản phẩm thịt và cam kết thực hiện đúng các yêu cầu:
1. Đảm bảo thực hiện đúng quy trình về sơ chế, chế biến các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm.
2. Chỉ nhập gia súc, gia cầm; sản phẩm thịt gia súc, gia cầm từ các cơ sở được chứng nhận chuỗi.
3. Lưu giữ hồ sơ chứng minh nguồn gốc của sản phẩm.
4. Chịu sự giám sát thường xuyên của Ban Quản lý Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn”
5. Thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng/lần cho Ban Quản lý Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn”.
6. Hoàn toàn chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước, Ban Quản lý Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn” về sản phẩm của cơ sở. Nếu vi phạm các quy định của chuỗi sẽ bị đưa ra khỏi chuỗi và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hồ sơ gửi kèm gồm: |
CHỦ CƠ SỞ |
Mẫu 04 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
……………., ngày……tháng……năm 2015
ĐƠN ĐĂNG KÝ
Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thực phẩm thuộc chuỗi sản phẩm rau, quả (Đối với cơ sở sản xuất)
Kính gửi: Ban Quản lý Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn”
Họ và tên chủ cơ sở:....................................................................................................
Tên cơ sở:...................................................................................................................
Địa chỉ:........................................................................................................................
Số điện thoại: ………………………………………………. Fax:………………………………...
Sản phẩm đăng ký tham gia chuỗi:...............................................................................
Địa điểm đăng ký cấp giấy chứng nhận:........................................................................
Diện tích sản xuất:………..m2 hoặc ha, sản lượng dự kiến:………….tấn/ngày
Chúng tôi tự nguyện xin đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc chuỗi sản phẩm rau, quả và cam kết thực hiện đúng các yêu cầu:
1. Đảm bảo thực hiện đúng các Quy định theo giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Không sử dụng các hóa chất cấm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong sản xuất.
3. Lưu giữ hồ sơ, sổ sách quản lý trong sản xuất, lưu thông.
4. Chịu sự giám sát thường xuyên của Ban Quản lý Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn”, chịu toàn bộ chi phí kiểm nghiệm khi có kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ của cơ quan quản lý chuỗi.
5. Thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng/lần cho Ban Quản lý Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn”.
6. Hoàn toàn chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước, Ban Quản lý Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn” về sản phẩm của cơ sở. Nếu vi phạm các quy định của chuỗi sẽ bị đưa ra khỏi chuỗi và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hồ sơ gửi kèm gồm: |
CHỦ CƠ SỞ |
Mẫu 05 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
……………., ngày……tháng……năm 2015
ĐƠN ĐĂNG KÝ
Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thực phẩm thuộc chuỗi sản phẩm rau, quả (Đối với cơ sở sơ chế, chế biến)
Kính gửi: Ban Quản lý Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn”
Họ và tên chủ cơ sở:....................................................................................................
Tên cơ sở:...................................................................................................................
Địa chỉ:........................................................................................................................
Số điện thoại: ………………………………………………. Fax:………………………………...
Sản phẩm đăng ký tham gia chuỗi:...............................................................................
Địa điểm đăng ký cấp giấy chứng nhận:........................................................................
Sản lượng dự kiến: ………………../ngày
Chúng tôi tự nguyện xin đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc chuỗi sản phẩm rau, quả và cam kết thực hiện đúng các yêu cầu:
1. Chỉ nhập sản phẩm từ các cơ sở sản xuất đã được chứng nhận chuỗi.
2. Không sử dụng các hóa chất cấm theo quy định của pháp luật.
3. Lưu giữ hồ sơ, sổ sách quản lý trong sơ chế, chế biến và lưu thông.
4. Có giấy công bố hợp quy; hoặc giấy công bố phù hợp quy định; hoặc giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm (còn thời hạn) đối với sản phẩm là thành phẩm.
5. Chịu sự giám sát thường xuyên của Ban Quản lý Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn”, chịu toàn bộ chi phí kiểm nghiệm khi có kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ của cơ quan quản lý chuỗi.
6. Thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng/lần cho Ban Quản lý Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn”.
7. Hoàn toàn chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước, Ban Quản lý Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn” về sản phẩm của cơ sở. Nếu vi phạm các quy định của chuỗi sẽ bị đưa ra khỏi chuỗi và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hồ sơ gửi kèm gồm: |
CHỦ CƠ SỞ |
Mẫu 06 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
……………., ngày……tháng……năm 2015
ĐƠN ĐĂNG KÝ
Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thực phẩm thuộc chuỗi sản phẩm thủy sản
Kính gửi: Ban Quản lý Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn”
Họ và tên chủ cơ sở:....................................................................................................
Tên cơ sở:...................................................................................................................
Địa chỉ:........................................................................................................................
Số điện thoại: ………………………………………………. Fax:………………………………...
Loại hình:
+ Nuôi trồng |
|
+ Thu mua |
|
+ Sơ chế, chế biến |
|
Sản phẩm đăng ký tham gia chuỗi: ..............................................................................
Địa điểm đăng ký cấp giấy chứng nhận: .......................................................................
Sản lượng dự kiến: ………………./ngày
Chúng tôi tự nguyện xin đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc chuỗi sản phẩm thủy sản và cam kết thực hiện đúng các yêu cầu:
Chúng tôi cam kết tuân thủ các quy định của chuỗi và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước, Ban Quản lý Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn” về sản phẩm của cơ sở. Nếu vi phạm các quy định của chuỗi sẽ bị đưa ra khỏi chuỗi và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hồ sơ gửi kèm gồm: |
CHỦ CƠ SỞ |
Mẫu 07 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
……………., ngày……tháng……năm 2015
ĐƠN ĐĂNG KÝ
Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm thuộc chuỗi
Kính gửi: Ban Quản lý Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn”
Họ và tên chủ cơ sở:....................................................................................................
Tên cơ sở:...................................................................................................................
Địa chỉ:........................................................................................................................
Số điện thoại: ………………………………………………. Fax:………………………………...
Giấy phép kinh doanh số:…………… Ngày cấp:…………… Nơi cấp:…………………
Sản phẩm kinh doanh tham gia chuỗi:...........................................................................
Địa điểm đăng ký cấp giấy chứng nhận:........................................................................
Năng lực kinh doanh: ……………/ngày
Chúng tôi tự nguyện xin đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc chuỗi và cam kết thực hiện đúng các yêu cầu:
1. Chỉ nhập sản phẩm từ các cơ sở đã được chứng nhận chuỗi.
2. Bố trí khu vực riêng để kinh doanh các sản phẩm thuộc chuỗi.
3. Có hồ sơ, sổ sách quản lý trong kinh doanh. Thực hiện ghi chép về quản lý chất lượng sản phẩm của cơ sở để dễ dàng truy xuất nguồn gốc.
4. Có lưu giữ bản sao giấy công bố hợp quy; hoặc giấy công bố phù hợp quy định; hoặc giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm của sản phẩm thuộc chuỗi.
5. Chịu sự giám sát thường xuyên của Ban Quản lý Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn”, chịu toàn bộ chi phí kiểm nghiệm khi có kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ của cơ quan quản lý chuỗi.
6. Thực hiện báo cáo định kỳ 6 tháng/lần hoạt động của cơ sở cho Ban Quản lý Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn”.
7. Hoàn toàn chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước, Ban Quản lý Đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn” về sản phẩm của cơ sở.
Nếu vi phạm các quy định của chuỗi sẽ bị đưa ra khỏi chuỗi và thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hồ sơ gửi kèm gồm: |
CHỦ CƠ SỞ |
PHỤ LỤC III.
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN
Cơ sở đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm thuộc “Chuỗi thực phẩm an toàn”
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
------------------
GIẤY CHỨNG NHẬN
CERTIFICATE
Số (No.): / /CTPAT-BRVT
Tên cơ sở (Name of food establishment):.....................................................................
Chủ cơ sở (Owner):......................................................................................................
Địa chỉ (Address):.........................................................................................................
Số điện thoại (Tel.): …………………………………………. Fax:………………………………...
ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM THUỘC “CHUỖI THỰC PHẨM AN TOÀN”
Has had enough conditions to produce and sale of food in
the “Safe food chain”
Cho sản phẩm (For the product):...................................................................................
Giấy chứng nhận có giá trị 03 năm kể từ ngày ký.
The Certificate is valid in three (03) years from the date of its signing.
|
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày tháng năm |
Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm Ban hành: 03/12/2014 | Cập nhật: 29/12/2014
Thông tư 07/2013/TT-BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, sơ chế Ban hành: 22/01/2013 | Cập nhật: 29/01/2013
Thông tư 15/2012/TT-BYT quy định điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm Ban hành: 12/09/2012 | Cập nhật: 19/09/2012
Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt Ban hành: 26/09/2012 | Cập nhật: 25/10/2012