Quyết định 305/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025
Số hiệu: 305/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Cao Khoa
Ngày ban hành: 30/12/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Lao động, Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 305/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 30 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Luật Giáo dục ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009;

Luật Dạy nghề ngày 29/11/2006;

Căn cứ Nghị định số 139/2006/NĐ-CP ngày 20/11/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ Luật Lao động về dạy nghề;

Căn cứ Quyết định số 2052/QĐ-TTg ngày 10/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 39/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khóa XI - kỳ họp thứ 4 về Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 2014/TTr-GDĐT ngày 22/12/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 với các nội dung chính như sau:

I. Mục tiêu phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025:

1. Mục tiêu chung:

- Trong vòng 15 năm tới, hệ thống mạng lưới giáo dục, đào tạo và dạy nghề của tỉnh Quảng Ngãi được đổi mới cơ bản và toàn diện và trở thành một trong những tỉnh, thành xếp hạng khá của cả nước về giáo dục, đào tạo và dạy nghề; đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới một xã hội học tập, có khả năng hội nhập quốc tế.

- Tạo bước đột phá trong phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục các cấp học, nhất là mầm non và phổ thông ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc sinh sống, nhằm giảm sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục giữa các nhóm dân cư và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân; phấn đấu trong 5-10 năm tới, hoàn thành việc mở rộng, nâng cấp các trường phổ thông dân tộc nội trú từ cấp Trung học cơ sở (THCS) lên cấp Trung học phổ thông (THPT). Tập trung xây dựng trường Phổ thông dân tộc bán trú, ký túc xá cho các trường THPT ở các huyện miền núi. Hoàn thiện hệ thống trung tâm Giáo dục Thường xuyên - Hướng nghiệp và Dạy nghề (GDTX-HN&DN), trung tâm học tập cộng đồng.

- Phát triển quy mô, cơ cấu hệ thống mạng lưới giáo dục hợp lý: Tăng tỷ lệ số phòng học kiên cố các cấp học đạt 100% vào năm 2020 và 95% các trường có phòng học bộ môn vào năm 2020 và đạt 100% vào năm 2025. Đến 2025, 100% các trường ở miền núi, vùng khó khăn có đủ nhà công vụ cho giáo viên.

- Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ và hiện đại. Củng cố và mở rộng quy mô trường lớp hợp lý, hoàn thiện mạng lưới các trung tâm GDTX-HN&DN cấp tỉnh và cấp huyện, 100% các xã, phường có trung tâm học tập cộng đồng. Hoàn thiện mạng lưới các trường phổ thông, dạy nghề, Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), cao đẳng và đại học.

- Tiếp tục phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề ở 3 cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên nhằm đáp ứng khả năng đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật có chất lượng cho tỉnh. Ưu tiên đầu tư các trường, trung tâm được lựa chọn dạy nghề trọng điểm. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng dạy nghề, một số nghề đào tạo đạt trình độ tiên tiến của khu vực và quốc tế; bảo đảm quy mô cơ cấu và trình độ nghề phù hợp, đáp ứng cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Giáo dục mầm non:

Mục tiêu phát triển giáo dục:

- Triển khai đại trà chương trình giáo dục Mầm non (GDMN) mới; thực hiện phổ cập giáo dục một năm cho trẻ 5 tuổi. Có 96-98% trẻ em dân tộc thiểu số được chuẩn bị tốt tiếng Việt trước khi vào lớp 1.

- Phấn đấu đến năm 2015, hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; huy động trên 20% và năm 2020 trên 30% trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ. Số trẻ 3 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt tỷ lệ 80-85% vào năm 2015 và 90- 95% vào năm 2020. Nâng tỷ lệ HS nhà trẻ, mẫu giáo học bán trú hiện nay từ 50% lên 60% vào năm 2015 và phấn đấu đạt 70 % vào năm 2020. 95% trẻ 5 tuổi được học mẫu giáo 2 buổi/ngày, đến năm 2020 tỷ lệ này là 99%.

Mục tiêu quy hoạch mạng lưới cần đạt được:

- Đến năm 2015, 100% xã, phường, thị trấn có trường, lớp mầm non; trong đó, có 10% trường ngoài công lập. Có 25% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Thành lập mới 21 trường, trong đó có 07 trường ngoài công lập. Xóa hết các phòng học mẫu giáo tạm bằng tranh tre hoặc xuống cấp; 70-80% số trường mầm non có công trình vệ sinh, nước sạch, có đủ đồ dùng đồ chơi, sân chơi, cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

- Đến năm 2020, phấn đấu có 50% trường đạt chuẩn, trong đó, miền núi có ít nhất 20%. Thành lập mới 22 trường, trong đó có 05 trường ngoài công lập; số trường ngoài công lập chiếm 15%; 80-90% số trường mầm non có công trình vệ sinh, nước sạch, có đủ đồ dùng đồ chơi, sân chơi, cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

- Định hướng đến năm 2025, phấn đấu có 60% trường đạt chuẩn, trong đó, miền núi có ít nhất 25%. Thành lập mới 19 trường, trong đó có 04 trường ngoài công lập; số trường ngoài công lập chiếm 20%; đạt từ 90% trở lên số trường mầm non có công trình vệ sinh, nước sạch, có đủ đồ đùng đồ chơi, sân chơi, cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

- Ưu tiên dành đủ quỹ đất theo chuẩn xây dựng trường học cho trường đã có và những trường thành lập mới.

b) Giáo dục tiểu học:

Mục tiêu phát triển giáo dục:

- Đến năm 2015: Duy trì 100% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi.

- Đến năm 2020: Cải thiện cơ hội, điều kiện nhập học nhất là học sinh (HS) dân tộc thiểu số; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; huy động trẻ em 6 - 11 tuổi học các lớp Tiểu học đạt tỷ lệ 99%, trong đó tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Tỷ lệ HS được học 2 buổi/ngày đạt 60-70% (9-10 buổi/tuần). Tổ chức học 2 buổi/ngày và học bán trú đối với những nơi có điều kiện và nhu cầu. 100% HS học trên 5 buổi/tuần, trong đó trên 90% HS học 2 buổi/ngày, số trẻ 11 tuổi được công nhận hết bậc Tiểu học đạt tỷ lệ 99%.

Mục tiêu quy hoạch mạng lưới cần đạt được:

- Đến năm 2015, có 65% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Thành lập mới 4 trường tiểu học, trong đó có 01 trường ngoài công lập. Xóa hết các phòng học tạm bằng tranh tre hoặc xuống cấp bằng phòng học kiên cố và bán kiên cố; 70-80% số trường tiểu học có công trình vệ sinh, nước sạch, cảnh quan xanh, sạch, đẹp; tối thiểu có 80% số trường được trang bị đủ đồ dùng và thiết bị dạy học.

- Đến năm 2020, có 70% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Thành lập mới 05 trường tiểu học công lập. 80-90% số trường tiểu học có công trình vệ sinh, nước sạch, cảnh quan xanh, sạch, đẹp; phấn đấu 100% số trường được trang bị đủ đồ dùng và thiết bị dạy học.

- Định hướng đến năm 2025, có từ 75-80% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. Thành lập mới 5 trường tiểu học, trong đó có 02 trường ngoài công lập; trên 90% số trường tiểu học có công trình vệ sinh, nước sạch, cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

- Ưu tiên dành đủ quỹ đất theo chuẩn xây dựng trường học cho trường đã có và những trường thành lập mới.

c) Giáo dục trung học cơ sở:

Mục tiêu phát triển giáo dục:

- Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS.

- Đến năm 2015, tỷ lệ huy động HS trong độ tuổi từ 11 đến 14 vào học THCS đạt 94%; đối với những xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đạt tỷ lệ từ 70% trở lên. Tỷ lệ HS được học 2 buổi/ngày hoặc học trên 6 buổi/tuần đạt 30%. Số HS được công nhận hết bậc tiểu học hàng năm vào học các lớp THCS đạt tỷ lệ 99%; đối với những xã có điền kiện kinh tế - xã hội khó khăn đạt tỷ lệ từ 97% trở lên.

Mục tiêu quy hoạch mạng lưới cần đạt được;

- Đến 2015, xây dựng bổ sung các hạng mục còn thiếu, cải tạo chống xuống cấp cơ sở vật chất các trường hiện có giảm tỷ lệ phòng học bán kiên cố xuống còn 20%; thành lập mới 8 trường trung học cơ sở công lập; có 55% số trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia, 100% số huyện miền núi đều có trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú.

- Đến 2020, xây dựng bổ sung các hạng mục còn thiếu, cải tạo chống xuống cấp cơ sở vật chất các trường trung học cơ sở hiện có giảm tỷ lệ phòng học bán kiên cố xuống còn 10%; thành lập mới 17 trường trung học cơ sở công lập, trong đó có 01 trường ngoài công lập; có 70% số trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia. 100% số trường được trang bị phòng máy vi tính để tất cả học sinh được học chương trình tin học và truy cập internet.

- Định hướng đến năm 2025, xây dựng bổ sung các hạng mục còn thiếu, cải tạo chống xuống cấp cơ sở vật chất các trường trung học cơ sở hiện có, xóa hết phòng học bán kiên cố; thành lập mới 08 trường trung học cơ sở, trong đó có 02 trường ngoài công lập; có 75% số trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.

- Ưu tiên dành đủ quỹ đất theo chuẩn xây dựng trường học cho trường đã có và những trường thành lập mới.

d) Giáo dục trung học phổ thông:

Mục tiêu phát triển giáo dục:

- Đến năm 2015, tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS vào học THPT đạt 65-70%. Có 60% HS học 2 buổi/ngày hoặc học trên 6 buổi/tuần.

- Đến năm 2020, 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn THPT và tương đương. Tỷ lệ huy động HS tốt nghiệp THCS vào học THPT đạt từ 75 % trở lên. Tăng số lượng trường thực hiện học 2 buổi/ngày hoặc học trên 6 buổi/tuần.

Mục tiêu quy hoạch mạng lưới cần đạt được:

- Phân bố, sắp xếp lại địa điểm đặt trụ sở trường THPT để tạo điều kiện thuận lợi cho người học.

- Đến năm 2015, mở rộng quy mô và nâng cấp cơ sở vật chất các trường phổ thông đã có; có 48% số trường đạt chuẩn quốc gia. Thành lập mới 02 trường, trong đó có 01 trường ngoài công lập. Có cơ chế chính sách thuận lợi để các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng trường phổ thông nhiều cấp học hoặc trường trung học phổ thông có chất lượng cao. 70-80% số trường có đủ phòng học kiên cố, phòng bộ môn, nhà tập đa năng, thư viện, phòng thí nghiệm, thực hành.

- Đến năm 2020, mở rộng quy mô và nâng cấp cơ sở vật chất các trường phổ thông đã có; có 70% số trường đạt chuẩn quốc gia. Thành lập mới 03 trường công lập. Trên 80% số trường có đủ phòng học kiên cố, phòng bộ môn, nhà tập đa năng, thư viện, phòng thí nghiệm, thực hành.

- Định hướng đến năm 2025, mở rộng quy mô và nâng cấp cơ sở vật chất các trường phổ thông đã có; trên 70% số trường đạt chuẩn quốc gia. Thành lập mới 06 trường, trong đó có 03 trường ngoài công lập. Trên 90% số trường có đủ phòng học kiên cố, phòng bộ môn, nhà tập đa năng, thư viện, phòng thí nghiệm, thực hành.

- Ưu tiên dành đủ quỹ đất theo chuẩn xây dựng trường học cho trường đã có và những trường thành lập mới.

đ) Giáo dục thường xuyên:

Mục tiêu phát triển giáo dục:

- Tạo cơ hội cho mọi người có thể học tập suốt đời phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình. Đội ngũ người lao động được đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng ngắn hạn định kỳ và thường xuyên theo các chương trình giáo dục, đáp ứng nhu cầu của các đơn vị sử dụng lao động và nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp, góp phần tăng thu nhập hoặc chuyển đổi nghề nghiệp của cá nhân người lao động.

- Đến năm 2015, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ GDTX, kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và dạy nghề theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020 có 80% người lao động được tham gia học tập, cập nhật kiến thức dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo nhu cầu xã hội, toàn tỉnh sẽ thành lập thêm 30 trung tâm và cơ sở dạy ngoại ngữ, tin học ứng dụng; tập trung tại thành phố Quảng Ngãi và các khu công nghiệp lớn.

Mục tiêu quy hoạch mạng lưới cần đạt được:

- Đến năm 2015, 100% huyện, thành phố có trung tâm GDTX-HN và DN. Thành lập mới 30 trung tâm và cơ sở dạy ngoại ngữ, tin học ứng dụng tập trung tại thành phố Quảng Ngãi và các khu công nghiệp lớn. Đầu tư xây dựng bổ sung hạng mục còn thiếu, cải tạo chống xuống cấp cơ sở vật chất hiện có.

- Đến năm 2020, thành lập mới 20 trung tâm và cơ sở dạy ngoại ngữ, tin học ứng dụng tập trung tại thành phố Quảng Ngãi và các khu công nghiệp lớn. 100 các xã (phường, thị trấn) có trung tâm học tập cộng đồng. 100% trung tâm Đầu tư xây dựng bổ sung hạng mục còn thiếu, cải tạo chống xuống cấp cơ sở vật chất hiện có. 100% trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp và dạy nghề có đủ phòng học kiên cố, phòng bộ môn, thư viện, phòng thí nghiệm, thực hành.

- Định hướng đến năm 2025, 100% trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp và dạy nghề đạt chuẩn quốc gia.

- Ưu tiên dành đủ quỹ đất theo chuẩn xây dựng trường học cho trung tâm đã có và trung tâm thành lập mới.

e) Giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học:

Mục tiêu phát triển giáo dục:

- Đến năm 2015, tạo bước đột phá về giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học để tăng mạnh tỷ lệ lao động qua đào tạo 45%. Đạt tỷ lệ 400 sinh viên trên một vạn dân. Phấn đấu đến 2020 đạt tỷ lệ 450 sinh viên trên một vạn dân; tỷ lệ sinh viên (SV) học trong các cơ sở giáo dục Đại học của tỉnh chiếm 30%-40% tổng số SV của tỉnh, trong đó tỷ lệ sinh viên người dân tộc thiểu số chiếm 18-20%.

Xây dựng và củng cố hệ thống các trường hiện có theo hướng đa ngành, đa nghề, đa hệ đào tạo nhằm thu hút ngày càng nhiều các đối tượng HS, người lao động tham gia vào quá trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực lân cận.

Tổng số HS tuyển mới vào TCCN đạt 6-8% dân số trong độ tuổi từ (16-20) vào 2015 và đạt 10% vào năm 2020.

- Đến năm 2020, có trên 85% số HS, SV tốt nghiệp được các doanh nghiệp và cơ quan sử dụng lao động đánh giá đáp ứng được các yêu cầu của công việc. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

- Ưu tiên tuyển chọn học sinh dân tộc thiểu số vào các trường chuyên nghiệp, mở rộng các đối tượng cử tuyển, dự bị vào các bậc đào tạo. Kết hợp đào tạo trong nước với chọn HS giỏi, đạo đức tốt của tỉnh để gửi đi đào tạo nước ngoài thuộc một số ngành tiên tiến.

Mục tiêu quy hoạch mạng lưới cần đạt được:

- Đến năm 2015, có 03 trường, chi nhánh và phân hiệu đại học, 05 trường cao đẳng chuyên nghiệp, 03 đến 05 trường trung cấp chuyên nghiệp. Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và đại học sẽ được tái cấu trúc, đảm bảo phân luồng sau THCS và liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo. Hoàn thiện mạng lưới trường, lớp theo quy hoạch phát triển ngành và của tỉnh. Năng cấp Trường Trung học Y tế Quảng Ngãi thành Trường Cao đẳng Y tế Đặng Thuỳ Trâm. Nâng cao chất lượng Trường Đại học Phạm Văn Đồng và tăng cường sự liên kết với các cơ sở đào tạo đại học trên địa bàn tỉnh, khu vực, quốc gia và quốc tế.

- Đến năm 2020, có 04 trường, chi nhánh và phân hiệu đại học, 06 trường cao đẳng chuyên nghiệp, có từ 03 đến 05 trường trung cấp chuyên nghiệp. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị đào tạo, nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo, phần đấu có 01 trường cao đẳng nằm trong tốp khá của cả nước, 01 ngành nghề đào tạo của trường đại học của tỉnh trở thành một trong những ngành nghề đào tạo đạt trình độ quốc gia.

- Định hướng đến năm 2025, mạng lưới các cơ sở đào tạo có 05 trường, chi nhánh và phân hiệu đại học, 06 trường cao đẳng chuyên nghiệp, 05 trường trung cấp chuyên nghiệp. Hệ thống cơ sở đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học của tỉnh có khả năng đào tạo nhân lực trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

g) Dạy nghề:

Mục tiêu phát triển dạy nghề:

- Đào tạo nghề chính quy:

+ Phấn đấu mỗi trường cao đẳng nghề có từ 02 - 05 nghề đào tạo đạt chuẩn khu vực (Đông Nam Á), mỗi trường trung cấp nghề có từ 02 - 03 nghề đào tạo đạt chuẩn Quốc gia; xây dựng được 01 - 02 Trung tâm dạy nghề kiểu mẫu.

+ Giai đoạn 2011 - 2015: dạy nghề cho 128.152 lao động, trong đó trung cấp nghề 36.250 người, cao đẳng nghề là 7.600 người; có 30% số HS tốt nghiệp THCS vào học nghề và tiếp tục học các trình độ cao hơn khi có nhu cầu. Đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 45%.

+ Giai đoạn 2016 - 2020; dạy nghề cho 149.937 lao động; trong đó trung cấp nghề 42.413 người, cao đẳng nghề là 8.892 người. Đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt trên mức bình quân chung của cả nước. Quy mô tuyển sinh ở các cấp trình độ đào tạo nghề bình quân hàng năm khoảng là 22.000 - 25.000 học viên ở các trình độ khác nhau (cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, thường xuyên và dưới 03 tháng), tăng bình quân năm hàng năm từ 3,0% - 3,4%/năm.

- Đào tạo, bồi dưỡng nghề cho công chức xã, phường, thị trấn và lao động nông thôn:

+ Giai đoạn 2011 - 2015: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực quản lý theo chức danh, vị trí làm việc nhằm đáp ứng yêu cầu công tác và thực thi công vụ cho khoảng 6.000 lượt cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Trong đó tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 70 - 75%.

+ Giai đoạn 2016 - 2020: Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho khoảng 6.000 lượt cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 80%-85%.

Mục tiêu quy hoạch mạng lưới cần đạt được:

- Đến năm 2015: đầu tư, củng cố, mở rộng bảo đảm có 40 cơ sở dạy nghề, trong đó công lập 34 cơ sở; bao gồm: 05 trường cao đẳng nghề, 05 trường trung cấp nghề, 06 trung tâm dạy nghề, 12 Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp và Dạy nghề và 5 cơ sở dạy nghề khác; ngoài công lập có 06 cơ sở (bao gồm: 02 trường cao đẳng và 2 cơ sở khác có dạy nghề, 01 trường trung cấp nghề, 01 trung tâm dạy nghề); nâng cấp về năng lực đào tạo của Trường Trung cấp nghề Đức Phổ và Trung tâm đào tạo nghề kỹ thuật cao Dung Quất.

- Đến năm 2020: nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị ở các cơ sở dạy nghề đã có; đầu tư xây dựng một số cơ sở dạy nghề mới, đảm bảo có 45 cơ sở dạy nghề, trong đó CSDN công lập 35 (bao gồm 05 trường cao đẳng nghề, 04 trường trung cấp nghề, 6 trung tâm dạy nghề, 12 Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp và Dạy nghề, 08 cơ sở đào tạo và cơ sở khác có dạy nghề); cơ sở dạy nghề ngoài công lập: 10 (bao gồm: 02 trường cao đẳng và 03 cơ sở khác có dạy nghề, 01 trường trung cấp nghề, 04 trung tâm dạy nghề);

- Định hướng đến năm 2025: Kiện toàn và nâng cấp các cơ sở đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường trang thiết bị dạy nghề, nâng cao năng lực dạy nghề; phấn đấu có 01 trường cao đẳng nghề đào tạo hệ cao đẳng nghề đạt chuẩn quốc tế, 01 trường trung cấp nghề đào tạo hệ trung cấp nghề đạt chuẩn khu vực và 01 trung tâm dạy nghề kiểu mẫu đào tạo sơ cấp nghề đạt chuẩn quốc gia.

II. Phân kỳ Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025:

1. Mạng lưới cơ sở giáo dục;

- Giai đoạn 2011 - 2015;

Thành lập mới 40 trường; diện tích đất cần bổ sung cho trường đã có là 687.877 m2 và các trường thành lập mới là 166.155 m2; xây dựng phòng học, phòng chức năng là 1.142 phòng; cải tạo, nâng cấp phòng học, phòng chức năng là 825 phòng.

Tổng dự toán kinh phí là: 903.396 triệu đồng, trong đó:

+ Kinh phí đầu tư xây dựng, cải tạo sửa chữa: 723.590 triệu đồng;

+ Kinh phí mở rộng diện tích đất: 170.806 triệu đồng.

- Giai đoạn 2016 - 2020:

Thành lập mới 47 trường; diện tích đất cần cấp cho các trường thành lập mới là 247.230m2; xây dựng phòng học, phòng chức năng là 2.107 phòng; cải tạo, nâng cấp phòng học, phòng chức năng là 1.296 phòng.

Tổng dự toán kinh phí là: 1.080.762 triệu đồng, trong đó:

+ Kinh phí đầu tư xây dựng, cải tạo sửa chữa; 1.031.316 triệu đồng;

+ Kinh phí mở rộng diện tích đất: 49.446 triệu đồng.

- Giai đoạn 2021 - 2025:

Thành lập mới 38 trường; diện tích đất cần cấp cho các trường thành lập mới là 179.145 m2; xây dựng phòng học, phòng chức năng là 2.056 phòng; cải tạo, nâng cấp phòng học, phòng chức năng là 1.123 phòng.

Tổng dự toán kinh phí là 977.762 triệu đồng, trong đó:

+ Kinh phí đầu tư xây dựng, cải tạo sửa chữa: 941.933 triệu đồng;

+ Kinh phí mở rộng diện tích đất: 35.829 triệu đồng.

2. Mạng lưới cơ sở đào tạo:

- Giai đoạn 2011 - 2015:

+ Về mạng lưới cơ sở đào tạo: Có 03 trường, chi nhánh và phân hiệu đại học, có 05 trường cao đẳng chuyên nghiệp; bậc trung cấp chuyên nghiệp được đào tạo trong các trường đại học và cao đẳng.

+ Về cơ sở vật chất: Để đáp ứng nhu cầu đào tạo cần được đầu tư xây dựng, bổ sung phòng học, phòng chức năng, ký túc xá, công trình vệ sinh, trang bị thiết bị dạy học hiện đại và tài liệu, giáo trình.

- Giai đoạn 2016 - 2020:

+ Về mạng lưới cơ sở đào tạo: Có 04 trường, chi nhánh và phân hiệu đại học, có 06 trường cao đẳng chuyên nghiệp; bậc trung cấp chuyên nghiệp được đào tạo trong các trường đại học và cao đẳng.

+ Về cơ sở vật chất: Để đáp ứng nhu cầu đào tạo cần được đầu tư xây dựng, bổ sung phòng học, phòng chức năng, ký túc xá, công trình vệ sinh, trang bị thiết bị dạy học hiện đại và tài liệu, giáo trình.

- Giai đoạn 2021 - 2025:

+ Về mạng lưới cơ sở đào tạo; Có 04 trường, chi nhánh và phân hiệu đại học, có 06 trường cao đẳng chuyên nghiệp; bậc trung cấp chuyên nghiệp được đào tạo trong các trường đại học và cao đẳng.

+ Về cơ sở vật chất: Để đáp ứng nhu cầu đào tạo cần được đầu tư xây dựng, bổ sung phòng học, phòng chức năng, ký túc xá, công trình vệ sinh, trang bị thiết bị dạy học hiện đại và tài liệu, giáo trình.

- Nhu cầu quỹ đất các cơ sở đào tạo đến 2025:

Cơ sở đào tạo

Diện tích đất hiện có (m2)

Nhu cầu đến năm 2015

Nhu cầu đến năm 2020

Nhu cầu đến năm 2025

Tổng diện tích đất cần bổ sung (m2)

Cơ sở đào tạo đại học

ĐH Phạm Văn Đồng

63.700m2

 

238.000m2

350.000m2

286.300m2

ĐHCN TP. Hồ Chí Minh

23.500 m2

 

300.000m2

 

276.500m2

Đại học TC-KT

60.100m2

 

266.146 m2

 

203.046m2

Cơ sở đào tạo cao đẳng

Cao đẳng KTCN Quảng Ngãi

5.000m2

 

160.000 m2

 

155.000m2

Cơ sở đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp

Trung học Y tế

1.645m2

50.000m2

 

 

48.355m2

Chính trị Quảng Ngãi

8.910m2

 

 

 

 

1 cơ sở đào tạo ĐH, 3 CĐ dự kiến thành lập

 

 

 

 

400.000m2

 

Cộng

162.855m2

 

 

 

1.369.201 m2

Nguồn: Các đề án và chiến lược phát triển nhà trường

3. Mạng lưới cơ sở dạy nghề:

- Giai đoạn 2011 - 2015:

Đến năm 2015, có 40 cơ sở dạy nghề (06 cơ sở dạy nghề ngoài công lập). Trong đó, có 04 trường cao đẳng nghề (01 trường ngoài công lập); 05 trường trung cấp nghề (01 trường ngoài công lập), 07 trung tâm dạy nghề (01 trung tâm ngoài công lập), 12 trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp và dạy nghề, 5 cơ sở đào tạo và 7 cơ sở khác tham gia dạy nghề (có 3 cơ sở ngoài công lập).

- Giai đoạn 2016 - 2020:

Đến năm 2020, có 45 cơ sở dạy nghề (10 cơ sở dạy nghề ngoài công lập), trong đó có 05 trường cao đẳng nghề (01 trường ngoài công lập), 05 trường trung cấp nghề (01 trường ngoài công lập), 10 trung tâm dạy nghề (04 trung tâm ngoài công lập), 12 trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp và dạy nghề, 8 cơ sở khác có dạy nghề và 05 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có tham gia dạy nghề.

- Giai đoạn 2021 - 2025:

Định hướng đến năm 2025, tỉnh có một hệ thống dạy nghề tương đối đồng bộ, đủ năng lực đào tạo, đội ngũ lao động kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh. Giai đoạn này cần tập trung đầu tư chiều sâu về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và học tập nghề nghiệp của nhân dân.

4. Nhu cầu quỹ đất thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 là 2.935.871 m2, trong đó:

- Cơ sở giáo dục; 1.280.407 m2;

- Cơ sở đào tạo: 1.369.201 m2;

- Cơ sở dạy nghề: 286.263 m2.

III. Các giải pháp và chương trình hành động triển khai Quy hoạch:

1. Các giải pháp:

a) Đổi mới tổ chức, quản lý thực hiện:

- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề; nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của tỉnh.

- Trên cơ sở Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề của tỉnh, các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các cơ quan chức năng chủ động phối hợp một cách chặt chẽ, đồng bộ trong quá trình xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình, đề án phục vụ Quy hoạch theo ngành, lĩnh vực, địa phương; đảm bảo sự chỉ đạo và nhận thức thống nhất, đồng bộ của cả hệ thống chính trị trong tỉnh.

- Có cơ chế giám sát việc thực hiện đúng định hướng đã đề ra trong Quy hoạch sau khi được phê duyệt. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, chú ý sắp xếp quy mô trường lớp từng loại hình trên cơ sở đã quy hoạch phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; tạo những bước chuyển vững chắc về số lượng, chất lượng cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Các huyện, thành phố trong nội dung Quy hoạch nhất thiết phải ưu tiên quỹ đất cho phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

b) Tiếp tục xây dựng, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách:

- Triển khai thực hiện đúng và đầy đủ các chính sách của Trung ương; đồng thời nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành và thực hiện kịp thời các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo điều kiện của từng vùng, miền, địa phương.

- Hàng năm, tiến hành rà soát, thống kê việc thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo từng ngành, địa phương để kịp thời có giải pháp khắc phục, bổ sung cho năm kế tiếp.

c) Tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất:

- Xây dựng, chỉnh trang, mở rộng cơ sở vật chất trường, lớp học nhằm bảo đảm đáp ứng yêu cầu Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề của tỉnh.

- Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Đảm bảo đủ phòng học kiên cố, thư viện, thiết bị dạy học, nhà vệ sinh đạt chuẩn cho các bậc học mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên. Chú trọng xây dựng mạng lưới trường nội trú, bán trú ở các huyện miền núi và hỗ trợ kinh phí để các em trong độ tuổi đều được đi học theo đúng độ tuổi. Đầu tư hệ thống phòng thực hành, trang thiết bị hiện đại và ký túc xá cho các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo nghề, kỹ thuật chất lượng cao; trong đó, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất trường lớp và phương tiện phục vụ đào tạo cho Trường Đại học Phạm Văn Đồng, Trường Trung học Y tế Quảng Ngãi cùng các cơ sở đào tạo, dạy nghề công lập.

- Xây dựng, đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật các cơ sở đào tạo để tạo điều kiện môi trường làm việc thuận lợi cho công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật.

d) Mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế:

- Trên cơ sở bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề, có chính sách và biện pháp huy động sự đóng góp theo định hướng xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đóng góp và trực tiếp tham gia việc xây dựng trường, lớp học, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

- Bằng nhiều hình thức khác nhau, tăng cường hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, tổ chức xã hội hợp pháp trong và ngoài nước để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm phục vụ, tiếp cận xu thế hiện đại cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

e) Nguồn kinh phí thực hiện:

- Hàng năm, bố trí ưu tiên và đầy đủ ngân sách để thực hiện đúng, đủ theo mục tiêu Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề đã được phê duyệt.

- Thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ về đất đai và ưu đãi tín dụng,...để tranh thủ tối đa các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề của tỉnh.

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề của tỉnh, bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, vốn FDI, NGO, liên kết hợp tác quốc tế, vốn tín dụng, vốn các thành phần kinh tế, vốn trong nhân dân để tham gia vào Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

2. Các chương trình hành động:

Để những giải pháp trên có tính khả thi, trong mỗi giai đoạn phát triển cần cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch cho các đề án phát triển mạng lưới GD, ĐT&DN sau:

Danh mục các đề án, dự án để triển khai thực hiện Quy hoạch

TT

Tên đề án, dự án

Mục tiêu cuối cung cần đạt vào năm 2025

1

Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên

Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường trong Tỉnh được xây dựng và trang bị đầy đủ, đồng bộ theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, đáp ứng mọi nhu cầu của tổ chức dạy và học.

2

Xã hội hóa Giáo dục, Đào tạo và Dạy nghề

Huy động và phát huy mọi tiềm năng về nhân lực, trí lực, tài lực của toàn xã hội vào việc xây dựng, phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề; làm cho tất cả mọi người có nhu cầu đều được hưởng thụ thành quả giáo dục trong những điều kiện tốt nhất.

3

Nâng cao năng lực các cơ sở GDTX

Tiếp tục triển khai có hiệu quả việc nâng cao nhận thức cho mọi người về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; thực hiện có hiệu quả việc xây dựng xã hội học tập từ cơ sở; tập trung củng cố mô hình hoạt động của các trung tâm GDTX, trung tâm học tập cộng đồng theo hướng một cơ sở thực hiện nhiều nhiệm vụ; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các cơ sở GDTX...

4

Đề án phát triển Giáo dục mầm non

Phát triển hệ thống Giáo dục mầm non. Bảo đảm hầu hết trẻ em 5 tuổi trong tỉnh được đến lớp để thực hiện chăm sóc, giáo dục 02 buổi/ngày, đủ 1 năm học, nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, làm quen với chữ viết, chữ số và tâm lý sẵn sàng đi học, bảo đảm chất lượng để trẻ em vào học lớp 1.

5

Xây dựng trường chuẩn quốc gia

Hầu hết các trường trong hệ thống Giáo dục của Tỉnh đạt chuẩn quốc gia.

6

Hỗ trợ Giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng có nhiều khó khăn.

- Sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở vật chất của các trường PTDTNT tỉnh, huyện. Tập trung hoàn thiện các hạng mục phục vụ thiết yếu của các trường PTDTNT.

- Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất cho các trường PTDTBT, các cơ sở giáo dục ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng có nhiều khó khăn nhằm tạo điều kiện phổ cập vững chắc tiểu học và trung học cơ sở.

- Hỗ trợ học bổng, học phẩm tối thiểu cho HS dân tộc ở các trường PTDTBT, HS dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn

7

Nâng cao chất lượng Giáo dục phổ thông

Nâng cao chất lượng giáo dục bậc tiểu học, cấp THCS để thực hiện các chương trình giảm tải, đầu tư một số môn học bắt buộc và tự chọn, khuyến khích... hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông

8

Dạy ngoại ngữ bậc Tiểu học theo chương trình 10 năm

Triển khai thực hiện chương trình giáo dục 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 môn ngoại ngữ bắt buộc ở các cấp học phổ thông, Từ năm 2010 - 2011 triển khai dạy ngoại ngữ theo chương trình mới cho khoảng 20% số lượng học sinh lớp 3 và mở rộng dần quy mô để đạt khoảng 70% vào năm học 2015 - 2016; đạt 100% vào năm 2018 - 2019.

9

Phát triển trường THPT chuyên Lê Khiết

Xây dựng và phát triển Trường trung học phổ thông chuyên Lê Khiết thành một cơ sở giáo dục có chất lượng giáo dục cao, đạt chuẩn quốc gia ở mức độ cao, có trang thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại...

10

Đề án đổi mới và Phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 - 2020

Dạy nghề cho 24,58 triệu người, trong đó đào tạo trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề và kỹ sư thực hành là 5,815 triệu người để bảo đảm vào năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 55%.

11

Đề án phát triển nghề trọng điểm quốc gia và khu vực của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh

- Xác định danh mục nghề trọng điểm quốc gia và khu vực của các các cơ sở đào tạo nghề thuộc tỉnh.

- Xây dựng dự án đầu tư tập trung đồng bộ theo nghề (cơ sở vật chất, thiết bị, giáo viên, cán bộ quản lý, chương trình, giáo trình, kinh phí hoạt động,..) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tổ chức huy động các nguồn vốn để đầu tư đạt chuẩn theo cấp độ của từng nghề đã được phê duyệt.

- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chủ dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc đưa dự án vào sử dụng có hiệu quả.

12

Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020 trên địa bàn tỉnh

- Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 10.000 lao động nông thôn. Trong đó đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn cho tất cả cán bộ công chức xã, thôn, bản, làng

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.

IV. Dự toán kinh phí thực hiện Quy hoạch

1. Các nguyên tắc dự toán kinh phí cho xây dựng và thực hiện Quy hoạch:

- Nguồn kinh phí cho kế hoạch phát triển mạng lưới GD, ĐT&DN phải đảm bảo đạt các yêu cầu sau:

- Phải đạt được tất cả các mục tiêu đã đề ra; tất cả các chương trình hành động sẽ được thực hiện.

- Tiếp tục khuyến khích các trường, các cơ sở GD, ĐT&DN huy động sự hỗ trợ của cộng đồng và xã hội (phụ huynh HS, các đơn vị kinh tế - xã hội, các tổ chức phi chính phủ...) để thực hiện các mục tiêu quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở GD, ĐT&DN.

2. Chi phí thực hiện quy hoạch:

Để thực hiện được các mục tiêu quy hoạch phát triển mạng lưới GD, ĐT&DN cần có những nguồn kinh phí sau:

- Kính phí bồi thường đất đai và giải phóng mặt bằng;

- Kinh phí đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa trường học;

- Kinh phí đầu tư xây dựng mới trường học;

- Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy học.

3. Dự kiến nguồn vốn thực hiện Quy hoạch:

a) Cơ cấu nguồn vốn quy hoạch:

Nguồn vốn để thực hiện quy hoạch sẽ được huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau, cụ thể:

- Từ Ngân sách nhà nước: Bao gồm ngân sách trung ương (Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, trái phiếu Chính phủ, vốn các dự án tài trợ đặc biệt,...), ngân sách tỉnh, ngân sách huyện. Đây là nguồn kinh phí chủ yếu để bảo đảm cho việc thực hiện đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu và triển khai tốt các chương trình hành động của các nhóm mục tiêu nêu trên. Dự kiến nguồn vốn này chiếm khoảng 65-70% tổng nguồn vốn đầu tư cho GD, ĐT&DN.

- Từ các nguồn tài trợ của nước ngoài và vốn vay và đầu tư có yếu tố nước ngoài. Nguồn vốn này được thông qua các dự án ODA, vốn vay của các tổ chức tín dụng quốc tế và nguồn của từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Dự kiến nguồn này sẽ chiếm 10-15% tổng nguồn vốn đầu tư cho GD, ĐT&DN.

- Nguồn vốn huy động trong nhân dân, các tổ chức kinh tế - xã hội và đóng góp của người học. Dự kiến nguồn này sẽ nâng dần tỷ trọng đến 25-30% tổng nguồn vốn đầu tư cho GD, ĐT&DN.

b) Nhu cầu nguồn vốn:

- Nguồn, vốn quy hoạch các cơ sở giáo dục:

Đơn vị tính: triệu đồng

Giai đoạn

Tổng số

MN

TH

THCS

THPT

GDTX-HN

2011-2015

903.396

306.028

175.041

232.186

90.723

99.418

2016-2020

1.080.762

350.180

253.608

397.359

64.895

14.720

2021-2025

977.762

335.533

221.935

286.098

113.795

20.400

Tổng

2.961.920

991.741

650.584

915.643

269.413

134.538

Cơ cấu nguồn vốn:

Đơn vị tính: triệu đồng

Giai đoạn

Tổng số

Ngân sách

Xã hội hóa

2011-2015

903.396

689.402

213.994

2016-2020

1.080.762

925.507

155.255

2021-2025

977.762

716.985

260.777

Tổng cộng

2.961.920

2.331.894

630.026

- Nguồn vốn quy hoạch cơ sở đào tạo:

Nguồn vốn để thực hiện quy hoạch giáo dục TCCN, CĐ&ĐH sẽ căn cứ vào từng đề án, dự án cụ thể sẽ được UBND tỉnh phê duyệt.

- Nguồn vốn quy hoạch dạy nghề:

+ Nguồn vốn quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề:

Kinh phí thực hiện quy hoạch được chi tiết theo từng loại hình cơ sở dạy nghề cụ thể và được cấp thẩm quyền phê duyệt theo kế hoạch hàng năm; trong đó kinh phí nâng cấp, sửa chữa, cải tạo chiếm khoảng 10% của kinh phí xây mới, kinh phí đầu tư trang thiết bị dạy nghề chiếm khoảng 30% kinh phí xây mới.

Nhu cầu kinh phí để thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề

Đơn vị tính: triệu đồng

Giai đoạn

Tổng số

Ngân sách

Xã hội hoá

2011-2015

378.000

227.000

151.000

2016-2020

492.000

246.000

246.000

2021-2025

630.000

252.000

378.000

Tổng cộng

1.500.000

725.000

775.000

+ Nguồn vốn thực hiện Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 377/QĐ-UBND ngày 14/3/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

(Có các Phụ lục kèm theo Quy hoạch)

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội:

- Phối hợp với các cơ quan chức năng, UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh, các Bộ, ngành Trung ương tăng cường nguồn lực hàng năm và từng giai đoạn để xây dựng cơ sở vật chất trường học, đặc biệt các trường mới thành lập theo tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia.

- Đồng chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ trong việc xây dựng cơ chế chọn, đào tạo cán bộ làm công tác quản lý giáo dục, đào tạo và dạy nghề trên địa bàn toàn tỉnh và các chính sách hỗ trợ trong quá trình bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại.

- Có chính sách ưu tiên hỗ trợ đưa đi đào tạo để nâng cao chất lượng giảng dạy đối với giáo viên các ngành học, bậc học (kể cả đào tạo ở nước ngoài để đáp ứng yêu cầu giáo dục, đào tạo và dạy nghề hiện nay).

- Có chính sách tuyển chọn cán bộ, giáo viên là những SV tốt nghiệp loại khá giỏi về giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề trong tỉnh và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong việc ăn, ở, đi lại và chế độ tiền lương cho cán bộ, giáo viên của các đơn vị.

- Thực hiện việc điều động, bổ nhiệm đối với cán bộ làm công tác quản lý giáo dục, đào tạo và dạy nghề trong thẩm quyền được giao.

2. Sở Nội vụ:

- Chủ trì và phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc chọn, xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ chủ chốt làm công tác quản lý và giảng dạy; thẩm định và trình cấp có thẩm quyền đề nghị cử cán bộ đi đào tạo bồi dưỡng nâng cao kỹ năng trong công tác quản lý và giảng dạy (trong lĩnh vực được phân công).

- Nghiên cứu xây dựng chính sách trong việc cử cán bộ quản lý, giáo viên giáo dục, đào tạo và dạy nghề đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước và nước ngoài; trong đó có chế độ ưu tiên cho cán bộ quản lý, giáo viên ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người; số cán bộ trẻ, có năng lực.

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp của tỉnh tổng hợp nhu cầu đào tạo cán bộ làm công tác quản lý, giáo viên, xác định nhu cầu đào tạo gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để bố trí và cân đối nguồn kinh phí, trình UBND tỉnh để làm cơ sở thực hiện từng năm và từng giai đoạn 2011 - 2015, 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Xây dựng chương trình phối hợp thực hiện Quy hoạch; lồng ghép các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển của Quy hoạch này vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh; phối hợp với Sở Tài chính để cân đối và huy động nguồn lực cho phát triển giáo dục, dạy nghề.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan cân đối các nguồn vốn đầu tư của tỉnh và trung ương hàng năm cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề trình cấp thẩm quyền quyết định để làm cơ sở thực hiện.

- Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc huy động nguồn lực đầu tư từ các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức kinh tế trong khu vực; đồng thời cân đối nguồn đầu tư của ngân sách tỉnh đối ứng trong quá trình thực hiện quy hoạch.

4. Sở Tài chính:

- Trên cơ sở Quy hoạch mạng lưới trường lớp đã được phê duyệt, Sở Tài chính phối hợp vơi Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối ngân sách và phối hợp với các sở, ban, ngành phân bố cho các đơn vị đảm bảo thực hiện hoàn thành mục tiêu, nội dung đề ra.

- Hướng dẫn các địa phương, đơn vị được thụ hưởng kinh phí giáo dục, đào tạo và dạy nghề sử dụng và quyết toán nguồn vốn đúng mục đích, đúng định mức chi theo chế độ tài chính hiện hành, đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh trong việc phân cấp quản lý, cấp phát nguồn vốn thực hiện quy hoạch có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi và chủ động cho các địa phương, các cơ sở giáo dục và đào tạo thụ hưởng ngân sách Nhà nước.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện và thành phố tiến hành rà soát, thẩm định nhu cầu sử dụng đất của các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo đúng quy định của Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về đất đai xây dựng trường học; tổng hợp nhu cầu quỹ đất tại Quy hoạch này, đề xuất UBND tỉnh bổ sung vào quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015, giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức phát triển quỹ đất, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo bố trí và quản lý quỹ đất dành cho các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề phù hợp theo từng giai đoạn 2011 - 2015, 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025; trong đó ưu tiên một phần diện tích đất phù hợp để thực hiện xã hội hóa lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

6. Sở Xây dựng:

Thực hiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng các công trình tại các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề trong quy hoạch theo chức năng nhiệm vụ được giao, đúng quy định pháp luật hiện hành.

7. UBND các huyện và thành phố Quảng Ngãi:

- Tiến hành rà soát Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện, thành phố; lồng ghép các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển của Quy hoạch này vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tiến hành lập Quy hoạch tổng thể phát triển giáo dục, dạy nghề địa phương phù hợp với Quy hoạch của tỉnh,

- Lồng ghép Quy hoạch vào các kế hoạch 5 năm và hàng năm của các ngành, các cấp với các chỉ tiêu và nhiệm vụ bám sát nội dung của Quy hoạch này.

- Hàng năm, trên cơ sở đánh giá thực hiện quy hoạch, tiến hành điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế kế hoạch phát triển giáo dục, dạy nghề của địa phương.

- Việc xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển giáo dục, dạy nghề hàng năm của các huyện (thành phố) phải phối hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình duy trì phổ cập, chương trình thay sách giáo khoa phổ thông, chương trình kiên cố hóa trường, lớp học...thực hiện tốt chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, cho HS đặc biệt là HS vùng dân tộc miền núi, vùng khó khăn.

- Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục để huy động mọi nguồn lực hỗ trợ cho giáo dục, dạy nghề của địa phương.

- Thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo với UBND tỉnh, các sở, ban, ngành nói chung và Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nói riêng để có đầy đủ thông tin, tham mưu chế độ chính sách cho sự nghiệp giáo dục, dạy nghề ngày càng đạt hiệu quả hơn.

8. Các cơ quan, đơn vị, các hội, đoàn thể và các cơ quan thông tin đại chúng:

- Thủ trưởng các tổ chức, đoàn thể tỉnh phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện Quy hoạch đạt được kết quả tốt nhất.

- Các cơ quan thông tin, báo chí có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong cán bộ và toàn thể các tầng lớp nhân dân để có được nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của lĩnh vực giáo dục, dạy nghề trong đời sống xã hội.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Bộ Lao động - TB và Xã hội;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các Hội, đoàn thể;
- VPUB: C,PVP, P.KTTH, VHXH, CBTH;
- Lưu: VT, VX(HQ497).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Cao Khoa

 


PHỤ LỤC 01

QUY MÔ MẠNG LƯỚI TRƯỜNG LỚP TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 305/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Quảng Ngãi).

Đến năm 2015:

TT

Đơn vị

Mầm non

Tiểu học

THCS

THPT

Loại hình khác

Số trường

Diện tích

Số lớp

Số HS

Số trường

Diện tích

Số lớp

Số HS

Số trường

Diện tích

Số lớp

Số HS

Số trường

Diện tích

Số lớp

Số HS

Số trường

Diện tích

Số lớp

Số HS

1

Bình Sơn

30

76.735

341

8.343

35

342.439

504

12.620

24

208.829

275

9.950

4

89.389

158

7.326

1

4.925

20

2.000

2

Sơn Tịnh

27

107.430

337

8.656

28

304.781

489

12.779

21

215.233

265

9,792

5

51.559

145

6.955

1

3.500

40

1.200

3

Thành Phố

24

75.414

186

5.713

12

106.520

243

8.765

10

73.617

167

6.251

7

120.929

89

3.806

1

1.366

41

1800

4

Nghĩa Hành

13

55.338

161

4.139

17

120.406

227

6.046

12

96.786

134

4.893

3

27.759

78

3.623

1

2.950

19

800

5

Tư Nghĩa

23

97.141

346

8.239

28

233.586

388

12.221

16

157.486

253

9.344

4

62.709

151

6.817

1

8.757

40

1.200

6

Mộ Đức

18

83.548

242

5.262

20

211.797

319

8.247

15

177.897

258

6.967

4

76.719

106

4.910

2

26.450

52

1.990

7

Đức Phổ

16

95.044

246

6.282

21

251.989

371

10.303

15

146.343

283

8.214

3

35.244

116

5.553

2

49.289

126

4.100

8

Minh Long

5

6.574

33

683

7

60.761

89

1.409

6

39.008

46

969

1

10.000

15

597

1

7.440

9

300

9

Ba Tơ

20

54.505

115

2.749

18

118.453

301

5.216

21

120.179

125

3.174

2

20.281

52

1.960

1

7.300

15

600

10

Sơn Hà

19

52.192

128

3351

14

125.004

365

7.103

17

148.955

135

4.682

3

38.669

70

2.683

2

15.284

23

850

11

Sơn Tây

15

27.867

62

1.298

9

51.409

186

2.506

10

31.779

57

1.395

1

7.616

25

885

1

3.571

10

400

12

Trà Bồng

10

29.287

63

1.522

11

74.908

137

2.815

6

53.912

78

1.779

2

27.192

27

1.148

2

13.108

21

850

13

Tây Trà

10

23.945

57

1.252

5

48.536

129

2.587

14

52.424

93

1.689

1

16.000

30

1.012

1

5500

15

450

14

Lý Sơn

3

11.854

32

905

4

29.501

64

1.792

2

22.599

55

1.278

1

13.820

18

762

1

4500

10

300

Cộng

233

796.874

2.351

58392

229

2.080.090

3.813

94.407

189

1.545.047

2.224

70.378

41

597.886

1.080

48.038

18

153.940

441

16.840

Ghi chú: Thành lập mới 40 trường, trong đó, Giáo dục: 36 trường; Đào tạo, dạy nghề: 04 trường.

Đến năm 2020:

TT

Đơn vị

Mầm non

Tiểu học

THCS

THPT

Loại hình khác

Số trường

Diện tích

Số lớp

Số HS

Số trường

Diện tích

Số lớp

Số HS

Số trường

Diện tích

Số lớp

Số HS

Số trường

Diện tích

Số lớp

Số HS

Số trường

Diện tích

Số lớp

Số HS

1

Bình Sơn

30

76.735

368

8.991

35

342.439

480

12.319

25

216.329

267

9.998

5

102.139

142

6.579

1

4.925

20

2.000

2

Sơn Tịnh

27

107.430

363

9.329

28

304.781

489

12.784

21

215.233

296

10.111

5

51.559

141

6.756

1

3.500

40

1.200

3

Thành Phố

29

103.914

200

6.155

12

106.520

234

8.425

10

73.617

194

6.881

7

120.929

106

4.529

1

1366

41

1800

4

Nghĩa Hành

13

55.338

173

4.464

17

120.406

230

6.200

12

96.786

131

4.777

3

27.759

68

3.170

1

2.950

19

800

5

Tư Nghĩa

23

97.141

373

8.878

28

233.586

386

12.165

18

160.936

239

9.701

4

62.709

143

6.319

1

8.757

40

1.200

6

Mộ Đức

18

83.548

261

5.674

20

211.797

300

7.772

15

177.897

197

6.409

4

76.719

99

4.576

2

26,450

52

1.990

7

Đức Phổ

22

111.139

270

6.771

23

263.689

331

9.276

17

175.503

213

8.053

4

61.569

138

5.552

2

49.289

126

4.100

8

Minh Long

6

9.199

33

721

7

60.761

87

1.367

6

39.008

38

1.065

1

10.000

14

587

1

7.440

9

300

9

Ba Tơ

20

54.505

122

2.903

19

120.703

320

5.556

22

121.979

143

4.007

3

22.681

58

2.058

1

7.300

15

600

10

Sơn Hà

26

85.117

130

3532

14

125.004

349

6.778

19

172.955

138

5.397

3

38.669

75

2.858

2

15.284

23

850

11

Sơn Tây

15

27.867

66

1.369

9

51.409

194

2.621

12

35.859

60

1.898

1

7.616

28

981

1

3.571

10

400

12

Trà Bồng

12

32.887

69

1.605

12

76.528

150

3.078

6

53.912

75

2.132

2

27.192

28

1.161

2

13.108

21

850

13

Tây Trà

10

23.945

60

1.320

5

48.536

126

2.527

19

74.774

73

1.978

1

16.000

32

1.087

1

5500

15

450

14

Lý Sơn

4

12.304

36

954

5

36.251

64

1.819

4

29.499

45

1.348

1

13.820

17

752

1

4500

10

300

Cộng

255

881.069

2.524

62.667

234

2.102.410

3.740

92.687

206

1.644.287

2.109

73.753

44

639.361

1.088

46.965

18

153.940

441

16.840

Ghi chú: Thành lập mới 47 trường, trong đó Giáo dục: 47 trường; Đào tạo, dạy nghề: 0 trường.

Đến năm 2025:

TT

Đơn vị

Mầm non

Tiểu học

THCS

THPT

Loại hình khác

Số trường

Diện tích

Số lớp

Số HS

Số trường

Diện tích

Số lớp

Số HS

Số trường

Diện tích

Số lớp

Số HS

Số trường

Diện tích

Số lớp

Số HS

Số trường

Diện tích

Số lớp

Số HS

1

Bình Sơn

30

76.735

401

9.801

35

342.439

484

12.426

26

223.829

260

9.745

5

102.139

140

6.480

1

4.925

20

2.000

2

Sơn Tịnh

27

107.430

396

10.169

28

304.781

494

12.893

21

215.233

296

10.116

5

51.559

138

6.637

1

3.500

40

1.200

3

Thành Phố

29

103.914

218

6.708

12

106.520

235

8.496

10

73.617

188

6.659

7

120.929

103

4.426

1

1366

41

1800

4

Nghĩa Hành

14

56.838

187

4.865

18

121.906

228

6.161

12

96.786

132

4.829

4

39.759

70

3.157

1

2.950

19

800

5

Tư Nghĩa

27

103.741

413

9.675

30

236.586

393

12.263

20

163.936

240

9.616

6

69.459

144

6.306

1

8.757

40

1.200

6

Mộ Đức

18

83.548

284

6.184

20

211.797

303

7.844

15

177.897

189

6.152

4

76.719

86

4.005

2

26.450

52

1.990

7

Đức Phổ

23

113.194

297

7.381

24

268.489

333

9.359

18

183.318

194

7.341

7

141.894

119

4.998

2

49.289

126

4.100

8

Minh Long

6

9.199

37

793

7

60.761

88

1.389

6

39.008

39

1.076

1

10.000

15

597

1

7.440

9

300

9

Ba Tơ

20

54.505

134

3.198

20

122.728

326

5.673

26

129.179

157

4.418

3

22.681

68

2.419

1

7.300

15

600

10

Sơn Hà

29

98017

142

3898

14

125.004

356

6.913

19

172.955

138

5.402

3

38.669

79

3.004

2

15.284

23

850

11

Sơn Tây

15

27.867

72

1.506

9

51.409

197

2.663

12

35.859

66

2.080

1

7.616

32

1.130

1

3.571

10

400

12

Trà Bồng

13

33.637

75

1.766

12

76.528

153

3.128

6

53.912

86

2.446

2

27.192

31

1.299

2

13.108

21

850

13

Tây Trà

19

39.620

64

1.438

5

48.536

128

2.558

19

74.774

74

1.995

1

16.000

34

1.150

1

5500

15

450

14

Lý Sơn

4

12.304

39

1.050

5

36.251

65

1.839

4

29.499

49

1.439

1

13.820

18

780

1

4500

10

300

Cộng

274

920.549

2.759

68.432

239

2.113.735

3.783

93.606

214

1.669.802

2.108

73.313

50

738.436

1.077

46.388

18

153.940

441

16.840

Ghi chú: Thành lập mới 38 trường, trong đó Giáo dục: 38 trường; Đào tạo, dạy nghề: 0 trường.

 

PHỤ LỤC 02

DANH MỤC CƠ SỞ GIÁO DỤC THÀNH LẬP MỚI ĐẾN NĂM 2025 - TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 305/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Quảng Ngãi).

TT

CÁC TIÊU CHÍ

 

BẬC HỌC, NGÀNH HỌC

Loại trường

Huyện

Địa điểm xây dựng [thôn, xã (phường)]

Diện tích đất (m2)

Quy mô

Năm thành lập

Ghi chú

Số lớp

Số học sinh

I

Mầm non

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công lập

 

 

 

41.715

112

2.781

 

 

1

Trường Mẫu giáo Long Mai

Công lập

Minh Long

Minh Xuân-Long Mai

3.015

9

201

2011

 

2

Trường Mầm non xã Ba Nam

Công lập

Ba Tơ

Làng dút, Ba Nam

900

3

60

2011

 

3

Trường Mầm Non Sơn Hạ

Công lập

Sơn Hà

Thôn Hà Bắc - xã Sơn Hạ

4.200

8

280

2011

 

4

Trường Mầm Non Sơn Linh

Công lập

Sơn Hà

Thôn Gò Da - xã Sơn Linh

4.125

11

275

2014

 

5

Trường Mầm Non Sơn Thủy

Công lập

Sơn Hà

Thôn Làng Rào- xã Sơn Thủy

4.500

10

300

2012

 

6

Trường Mầm non Sơn Long

Công lập

Sơn Tây

Xã Sơn Long

1.950

6

130

2012

 

7

Trường Mầm non Sơn Liên

Công lập

Sơn Tây

Xã Sơn Liên

1.950

6

130

2012

 

8

Trường Mầm non Sơn Bua

Công lập

Sơn Tây

Xã Sơn Bua

2.025

6

135

2011

 

9

Trường Mầm non Sơn Màu

Công lập

Sơn Tây

Xã Sơn Màu

1.725

6

115

2012

 

10

Trường Mầm non Sơn Lập

Công lập

Sơn Tây

Xã Sơn Lập

1.875

5

125

2011

 

11

Trường Mầm non Đức Tân

Công lập

Mộ Đức

Đức Tân

2.850

9

190

2011

 

12

Trường Mầm non Thị trấn Mộ Đức

Công lập

Mộ Đức

Thị trấn Mộ Đức

5.550

16

370

2013

 

13

Trường Mầm non TT Song Vệ

Công lập

Mộ Đức

Thị trấn Sông Vệ

3.300

8

220

2013

 

14

Trường Mầm non TT Thạch Trụ

Công lập

Mộ Đức

Thị trấn Thạch Trụ

3.750

9

250

2012

 

 

Tư thục

 

 

 

39.000

93

2.600

 

 

1

Trường Mầm non quốc tế Hoàng Gia

Tư thục

Bình Sơn

Xã Bình Tri

6.000

16

400

2011

 

2

Trường Mầm non Tuổi Thơ

Tư thục

Thành Phố

P. Chánh Lộ

6.000

15

400

2011

 

3

Trường Mầm non Tuổi Thơ Ngọc Yến

Tư thục

Thành Phố

P. Chánh Lộ

6.000

15

400

2011

 

4

Trường Mầm non Anh Đào

Tư thục

Thành phố

P. Nghĩa Lộ

5.250

12

350

2011

 

5

Trường Mầm non Tuổi Ngọc

Tư thục

Thành Phố

P. Quảng Phú

6.000

12

400

2011

 

6

Trường Mầm non Quảng phú 2

Tư thục

Thành Phố

P. Quảng Phú

6.000

15

400

2012

 

7

Trường Mầm non TT Thảo Viên

Tư thục

Thành Phố

P. Trần Phú

3.750

8

250

2011

 

II

Tiểu học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công lập

 

 

 

9.360

27

624

 

 

1

Trường Tiểu học số 2 Ba Tô

Công lập

Ba Tơ

Mộ Lang, Ba Tô

2.610

10

174

2012

 

2

Trường Tiểu học số 2 Ba Xa

Công lập

Ba Tơ

Gọi Re, Ba Xa

1.650

5

110

2014

 

3

Trường Tiểu học Long Sơn 2

Công lập

Minh Long

Sơn Châu -Long Sơn

5.100

12

340

2014

 

 

Tư thục

 

 

 

25.000

20

600

 

 

4

Tiểu học quốc tế Hoàng Gia

Tư thục

Bình Sơn

Xã Bình Trị

9.000

20

600

2015

 

III

Trung học cơ sở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công lập

 

 

 

31.830

74

2.122

 

 

1

Trường THCS Ba Cung

Công lập

Ba Tơ

Dốc Mốc, Ba Cung

1.800

6

120

2013

 

2

Trường THCS Ba Thành

Công lập

Ba Tơ

Trường An, Ba Thành

1.800

4

120

2013

 

3

Trường THCS Long Môn

Công lập

Long

Làng ren-Long Môn

2.700

6

180

2012

 

4

Trường THCS Hành Thiện

Công lập

Hành

Ngọc Dạ - Hành Thiện

6.870

11

458

2011

 

5

Trường THCS Ma tộc Báu trú Trà Thọ

Công lập

Tây Trà

Bắc Nguyên-Trà Thọ

5.310

13

354

2011

 

6

Thanh

Công lập

Tây Trà

Thôn Vuông-Trà Thanh

5.790

14

386

2011

 

7

Trường THCS Dân tộc Bán trú Trà Nham

Công lập

Tây Trà

Trà Huynh-Trà Nham

3.870

11

258

2012

 

8

Trường THCS Dân tộc Bán trú Trà Quân

Công lập

Tây Trà

Trà Ong-Trà Quân

3.690

9

246

2014

 

IV

Trung học phổ thông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công lập

 

 

 

9.750

16

650

 

 

1

Trường THPT số 2 Trà Bồng

Công lập

Trà Bồng

Xã Trà Bình, huyện Trà Bồng

9.750

16

650

2014

 

 

Tư thục

 

 

 

50.000

35

1.400

 

 

1

Trường THCS&THPT Nguyễn Khuyến

Tư thục

Thành Phố

Nghĩa Chánh, TP Quảng Ngãi

21.000

35

1.400

2011

 

V

Trung tâm

 

 

 

73.350

137

4.890

 

 

1

Trung tâm GDTX-HN và DN Lý Sơn

Công lập

Lý Sơn

Thị trấn Lý Sơn

4.500

10

300

2015

 

2

Trung Tâm hướng nghiệp dạy nghề

Công lập

Sơn Hà

Thị Trấn Di Lăng huyện Sơn Hà

5.250

10

350

2011

 

3

Trường Dạy nghề Trà Bồng

Công lập

Trà Bồng

Xã Trà Thủy huyện Trà Bồng

6.750

11

450

2015

 

4

Trường Trung cấp chuyên nghiệp

Công lập

Đức Phổ

Tổ dân phố 6

43.500

86

2.900

2015

 

5

Trường Trung học nghề

Công lập

Mộ Đức

Thị trấn Mộ Đức

13.350

20

890

2015

 

Đến năm 2020:

TT

CÁC TIÊU CHÍ

BẬC HỌC, NGÀNH HỌC

Loại trường

Huyện

Địa điểm xây dựng [thôn, xã (phường)]

Diện tích đất (m2)

Quy mô

Năm thành lập

Ghi chú

Số lớp

Số học sinh

I

Mầm non

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công lập

 

 

 

55.695

142

3.713

 

 

1

Trường Mẫu giáo số 2 Phổ Khánh

Công lập

Đức Phổ

Quy Thiện - Phổ Khánh

2.400

8

160

2017

 

2

Trường Mẫu giáo Thị trấn Phổ Phong

Công lập

Đức Phổ

Vạn Lý - Phổ Phong

1.950

5

130

2017

 

3

Trường Mẫu giáo Long Môn

Công lập

Minh Long

Làng Ren-Long Môn

2.625

6

175

2017

 

4

Trường Mẫu giáo số 2 Trả Bùi

Công lập

Trà Bồng

Thôn Trung, xã Trà Sơn

1.500

5

100

2016

 

5

Trường Mầm Non Sơn Cao

Công lập

Sơn Hà

Thôn Làng Trá - xã Sơn Cao

3.750

10

250

2017

 

6

Trường Mầm Non Sơn Giang

Công lập

Sơn Hà

Thôn Đồng Giang - xã Sơn Giang

4.125

11

275

2016

 

7

Trường Mầm Non Sơn Ba

Công lập

Sơn Hà

Thôn Làng Ranh - xã Sơn Ba

3.600

8

240

2019

 

8

Trường Mầm Non Sơn Thượng

Công lập

Sơn Hà

Thôn Làng Vôm- xã Sơn Thượng

5.250

10

350

2017

 

9

Trường Mầm Non Sơn Trung

Công lập

Sơn Hà

Thôn Làng Rin- xã Sơn Trung

4.500

10

300

2016

 

10

Trường Mẫu giáo số 2 Phổ Cường

Công lập

Đức Phổ

Nga Mân - Phổ Cường

2.100

6

140

2016

 

11

Trường Mẫu giáo số 2 Phổ Ninh

Công lập

Đức Phổ

Thanh Lâm - Phổ Ninh

1.395

5

93

2017

 

12

Trường Mẫu giáo số 2 Phổ Thuận

Công lập

Đức Phổ

Mỹ Thuận - Phổ Thuận

3.000

8

200

2016

 

13

Trường Mẫu giáo 2 Trà Sơn

Công lập

Trà Bồng

Thôn Sơn Thành, xã Trà Sơn

2.100

7

140

2016

 

14

Trường Mầm non An Bình

Công lập

Lý Sơn

Xã An Bình

450

3

30

2016

 

15

Trường Mầm Non Sơn Thành

Công lập

Sơn Hà

Thôn Gò Gạo - xã Sơn Thành

6.300

14

420

2016

 

16

Trường Mẫu giáo Thị trấn Sa Huỳnh

Công lập

Đức Phổ

Thạch Bi 2- Phổ Thạnh

5.250

14

350

2016

 

17

Trường Mầm Non Sơn Bao

Cổng lập

Sơn Hà

Thôn 4 - xã Sơn Bao

5.400

12

360

2016

 

 

Tư thục

 

 

 

28.500

60

1.900

 

 

1

Trường Mầm non TT Lê Hồng Phong

Tư thục

Thành Phố

P. Lê Hồng Phong

4.500

10

300

2020

 

2

Trường Mầm non TT Nghĩa Dũng

Tư thục

Thành Phố

Xã Nghĩa Dũng

7.500

15

500

2016

 

3

Trường Mầm non Hoa Sen

Tư thục

Thành Phố

P. Nghĩa Chánh

4.500

10

300

2016

 

4

Trường Mầm non TT Trần Phú

Tư thục

Thành Phố

P. Trần Phú

4.500

10

300

2017

 

5

Trường Mầm non TT Nghĩa Dõng

Tư thục

Thành Phố

Xã Nghĩa Dõng

7.500

15

500

2016

 

II

Tiểu học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công lập

 

 

 

22.320

53

1.488

 

 

1

Trường Tiểu học số 2 Ba Dinh

Công lập

Ba Tơ

Làng Tiên, Ba Dinh

2.250

8

150

2020

 

2

Trường Tiểu học Thị trấn Phổ Phong

Công lập

Đức Phổ

Vạn Lý - Phổ Phong

6.900

14

460

2017

 

3

Trường Tiểu học Số 2 Trà Bùi

Cống lập

Trà Bồng

Thôn Tang (Quế), xã Trà Bùi

1.620

6

108

2016

 

4

Trường Tiểu học số 2 Phổ Ninh

Công lập

Đức Phổ

Lộ Bàn - Phổ Phong

4.800

10

320

2016

 

5

Trường Tiểu học Thị Trấn Lý Sơn

Công lập

Lý Sơn

Thị trấn Lý Sơn

6.750

15

450

2017

 

III

Trung học cơ sở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công lập

 

 

 

91.740

185

6.116

 

 

1

Trường THCS Sơn Bua

Công lập

Sơn Tây

Xã Sơn Bua

2.190

6

146

2016

 

2

Trường THCS Nghĩa Thọ

Công lập

Tư Nghĩa

Xã Nghĩa Thọ

2.250

5

150

2016

 

3

Trường THCS Thị trấn Phổ Phong

Công lập

Đức Phổ

Vạn Lý - Phổ Phong

7.815

12

521

2017

 

4

Trường THCS Sơn Hải

Công lập

Sơn Hà

Thôn - Xã Sơn Hải

12.000

20

800

2018

 

5

Trường THCS Sơn Trung

Công lập

Sơn Hà

Thôn Làng Rin - Xã Sơn Trung

12.000

20

800

2016

 

6

Trường THCS Dân tộc Bán trú Trà Phong

Công lập

Tây Trà

Trà Nga-Trà Phong

7.650

16

510

2016

 

7

Trường THCS Dân tộc Bán trú Trà Trung

Công lập

Tây Trà

Thôn Vàng-Trà Trung

3.600

9

240

2016

 

8

Trường THCS Dân tộc Bán trú Trà Khê

Công lập

Tây Trà

Thôn Hà-Trà Khê

3.660

9

244

2017

 

9

Trường THCS Dân tộc Bán trú Trà Xinh

Công lập

Tây Trà

Trà Kem-Trà Xinh

3.270

10

218

2018

 

10

Trường THCS Dân tộc Bán trú Trà Lãnh

Công lập

Tây Trà

Trà Linh-Trà Lãnh

4.170

12

278

2017

 

11

Trường TH và THCS An Bình

Công lập

Lý Sơn

Xã An Bình

1.500

9

100

2017

 

12

Trường THCS Ba Điền

Công lập

Ba Tơ

Gò nghênh, Ba Điền

1.800

4

120

2016

 

13

Trường THCS Thị trấn Sa Huỳnh

Công lập

Đức Phổ

Thạch Bi - Phổ Thạnh

21.345

32

1.423

2017

 

14

Trường THCS Thị trấn Lý Sơn

Công lập

Lý Sơn

Thị trấn Lý Sơn

5.400

12

360

2016

 

15

Trường THCS Sơn Lập

Công lập

Sơn Tây

Xã Sơn Lập

1.890

5

126

2016

 

16

Trường THCS Nghĩa Sơn

Công lập

Tư Nghĩa

Xã Nghĩa Sơn

1.200

4

80

2017

 

 

Tư thục

 

 

 

 

20

500

 

 

1

Trường THCS quốc tế Hoàng Gia

Tư thục

Bình Sơn

Xã Bình Trị

7.500

20

500

2020

 

IV

Trung học phổ thông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công lập

 

 

 

41.475

65

2.765

 

 

1

Trường THPT Sa Huỳnh

Công lập

Đức Phổ

Thạch Bi - Phổ Thạnh

26.325

39

1.755

2020

 

2

Trường THPT Ba Động

Công lập

Ba Tơ

Nam Lân, Ba Động

2.400

6

160

2016

 

3

Trường PTTH Dung Quất

Công lập

Bình Sơn

Xã Bình Trị

12.750

20

850

2016

 

Đến năm 2025:

TT

CÁC TIÊU CHÍ

BẬC HỌC, NGÀNH HỌC

Loại trường

Huyện

Địa điểm xây dựng [thôn, xã (phường)]

Diện tích đất (m2)

Quy mô

Năm thành lập

Ghi chú

Số lớp

Số học sinh

I

Mầm non

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công lập

 

 

 

32.880

87

2.192

 

 

1

Trường Mẫu giáo Thị trấn Phổ Văn

Công lập

Đức Phổ

Tập An Nam - Phổ Văn

2.055

7

137

2021

 

2

Trường Mẫu giáo Trà Giang

Công lập

Trà Bồng

Thôn 1, xã Trà Giang

750

2

50

2021

 

3

Trường Mầm Non Sơn Kham

Công lập

Sơn Hà

Thôn Gò Da - xã Sơn Nham

3.000

8

200

2021

 

4

Trường Mầm Non Sơn Hải

Công lập

Sơn Hà

Thôn Tà mát - xã Sơn Hải

3.600

8

240

2021

 

5

Trường Mầm non Khánh Giang

Công lập

Nghĩa Hành

Khánh Giang - Hành Tín Đông

1.500

3

100

2022

 

6

Trường Mầm Non Sơn Kỳ

Công lập

Sơn Hà

Thôn 2 - xã Sơn Kỳ

6.300

14

420

2021

 

7

Trường Mầm non xã Trà Phong

Công lập

Tây Trà

Gò Rô - Trà Phong

1.875

5

125

2021

 

8

Trường Mầm non xã Trà Thọ

Công lập

Tây Trà

Bắc Dương-Trà Thọ

1.800

5

120

2022

 

9

Trường Mầm non xã Trà Thanh

Công lập

Tây Trà

Thôn Vuông-Trà Thanh

1.875

5

125

2021

 

10

Trường Mầm non xã Trà Trung

Công lập

Tây Trà

Thôn Vàng-Trà Trung

1.500

5

100

2023

 

11

Trường Mầm non xã Trà Nham

Công lập

Tây Trà

Trà Huynh-Trà Nham

1.800

5

120

2021

 

12

Trường Mầm non xã Trà Khê

Công lập

Tây Trà

Thôn Hà - Trà Khê

1.650

5

110

2023

 

13

Trường Mầm non xã Trà Xinh

Công lập

Tây Trà

Trà Kem - Trà Xinh

1.725

5

115

2022

 

14

Trường Mầm non xã Trà Lãnh

Công lập

Tây Trà

Trà Linh - Trà Lãnh

1.800

5

120

2021

 

15

Trường Mầm non xã Trà Quân

Công lập

Tây Trà

Trà Ong - Trà Quân

1.650

5

110

2022

 

 

Tư thục

 

 

 

6.600

22

440

 

 

1

Trường Mầm non TT nghĩa Kỳ

Tư thục

Tư Nghĩa

Xã Nghĩa Kỳ

1.500

5

100

2025

 

2

Trường Mầm non TT Thị trấn La Hà

Tư thục

Tư Nghĩa

Thị trấn La Hà

1.800

6

120

2025

 

3

Trường Mầm non TT Thị trấn Sông Vệ

Tư thục

Tư Nghĩa

Thị trấn Sông vệ

1.800

6

120

2025

 

4

Trường Mầm non TT Thu Xà

Tư thục

Tư Nghĩa

Xã Nghĩa Hòa

1.500

5

100

2025

 

II

Tiểu học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công lập

 

 

 

12.075

27

805

 

 

1

Trường Tiểu học Khánh Giang

Công lập

Nghĩa Hành

Khánh Giang - Hành Tín Đông

5.250

10

350

2021

 

2

Trường Tiểu học số 2 Ba Trang

Công lập

Ba Tơ

Nước Đang, Ba Trang

2.025

7

135

2021

 

3

Trường Tiểu học số 3 Phổ Khánh

Công lập

Đức Phổ

Trung Hải- Phổ Khánh

4.800

10

320

2021

 

 

Tư thục

 

 

 

3.000

10

200

 

 

1

Trường Tiểu học Thị trấn La Hà

Tư thục

Tư Nghĩa

Thị trấn La Hà

1.500

5

100

2025

 

2

Trường Tiểu học Thị trấn Sông Vệ

Tư thục

Tư Nghĩa

Thị trấn Sông Vệ

1.500

5

100

2025

 

III

Trung học cơ sở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công lập

 

 

 

22.515

38

1.501

 

 

1

Trường THCS xã Bình Phú

Công lập

Bình Sơn

Phú Nhiêu, Bình Phú, Bình Sơn

7.500

10

500

2021

 

2

Trường THCS Ba Dinh

Công lập

Ba Tơ

Nước Lang, Ba Dinh

1.800

4

120

2021

 

3

Trường THCS Ba Liên

Công lập

Ba Tơ

Đá Chát, Ba Liên

1.800

4

120

2021

 

4

Trường THCS Ba Chùa

Công lập

Ba Tơ

Gò Ghèm, Ba Chùa

1.800

4

120

2021

 

5

Trường THCS Ba Nam

Công lập

Ba Tơ

Làng Dút, Ba Nam

1.800

4

120

2021

 

6

Trường THCS Thị trấn Phổ Văn

Công lập

Đức Phổ

Tập An Nam - Phổ Văn

7.815

12

521

2021

 

 

Tư thục

 

 

 

3.000

8

200

 

 

1

Trường THCS Thị Trấn La Hà

Tư thục

Tư Nghĩa

Thị trấn La Hà

1.500

4

100

2025

 

2

Trường THCS Thị trấn Sông Vệ

Tư thục

Tư Nghĩa

Thị trấn Sông Vệ

1.500

4

100

2025

 

IV

Trung học phổ thông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công lập

 

 

 

46.875

75

3.125

 

 

1

Trường THPT Hành Đức

Công lập

Nghĩa Hành

Kỳ Thọ Bắc - Hành Đức

12.000

20

800

2025

 

2

Trường THPT Sông Vệ

Công lập

Tư Nghĩa

Thị trấn Sông Vệ

4.500

10

300

2021

 

3

Trường THPT số 3 Đức Phổ

Công lập

Đức Phổ

An Thường - Phổ Hòa

30.375

45

2.025

2021

 

 

Tư thục

 

 

 

52.200

79

3.480

 

 

1

Trường THPT TT số 1 Đức Phổ

Tư thục

Đức Phổ

An Thường - Phổ Hòa

24.975

37

1.665

2025

 

2

Trường THPT TT số 2 Đức Phổ

Tư thục

Đức Phổ

Vùng 4 - Phổ Thuận

24.975

37

1.665

2025

 

3

Trường THPT TT Thị trấn La Hà

Tư thục

Tư Nghĩa

Thị trấn La Hà

2.250

5

150

2025

 

 

PHỤ LỤC 03

NHU CẦU QUỸ ĐẤT CƠ SỞ GIÁO DỤC HIỆN CÓ ĐẾN NĂM 2010
(Kèm theo Quyết định số 305/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Quảng Ngãi).

(Đơn vị tính: m2)

TT

Đơn vị

Huyện

Hiện trạng năm 2010

Diện tích đất còn thiếu

Diện tích đất

Số lớp

Số Học sinh

I

Mầm non

 

83.066

495

13.074

113.044

1

Trường Mầm non 11-3 Ba Tơ

Ba Tơ

2.972

11

378

2.698

2

Trường Mầm non Ba Thành

Ba Tơ

396

7

140

1.704

3

Trường Mầm non Ba Điền

Ba Tơ

56

3

60

844

4

Trường Mẫu giáo BC TT Châu Ổ

Bình Sơn

1.195

9

230

2.255

5

Trường Mẫu giáo BC Bình Dương

Bình Sơn

1.435

7

170

1.115

6

Trường Mẫu giáo BC Bình Trung

Bình Sơn

800

11

228

2.620

7

Trường Mẫu giáo BC Bình Minh

Bình Sơn

2.219

9

250

1.531

8

Trường Mẫu giáo BC Bình Đông

Bình Sơn

1.829

7

263

2.116

9

Trường Mẫu giáo BC Bình Hải

Bình Sơn

1.557

9

247

2.148

10

Trường Mẫu giáo BC Bình Hoà

Bình Sơn

528

5

137

1.527

11

Trường Mẫu giáo BC Bình Châu

Bình Sơn

761

12

293

3.634

12

Trường Mẫu giáo BC Bình Tân

Bình Sơn

619

4

100

881

13

Trường Mẫu giáo BC Bình long

Bình Sơn

900

5

130

1.050

14

Trường Mầm non Tư thục Thảo Nguyên

Bình Sơn

1.500

8

166

990

15

Trường Mẫu giáo Phổ Thạnh

Đức Phổ

3.687

14

413

2.508

16

Trường Mầm non An Vĩnh

Lý Sơn

4.153

18

526

3.737

17

Trường Mẫu giáo Long Hiệp

Minh Long

558

7

138

1.512

18

Trường Mẫu giáo Long Sơn

Minh Long

900

11

239

2.685

19

Trường Mẫu giáo Thanh An

Minh Long

925

8

169

1.610

20

Trường Mẫu giáo BC TT Mộ Đức

Mộ Đức

765

12

250

2.985

21

Trường Mẫu giáo BC Đức Nhuận 1

Mộ Đức

1.477

12

250

2.273

22

Trường Mẫu giáo BC Đức Nhuận 2

Mộ Đức

1.520

12

250

2.230

23

Trường Mầm non 17/3

Sơn Hà

1.710

7

225

1.665

24

Trường Mẫu giáo Sơn Hạ

Sơn Hà

3.231

12

389

2.604

25

Trường Mẫu giáo Sơn Thành

Sơn Hà

2.786

10

289

1.549

26

Trường Mẫu giáo Sơn Nham

Sơn Hà

1.114

8

185

1.661

27

Trường Mẫu giáo Sơn Linh

Sơn Hà

870

8

190

1.980

28

Trường Mẫu giáo Sơn Kỳ

Sơn Hà

150

9

223

3.195

29

Trường Mầm non Sơn Tân

Sơn Tây

1.268

9

180

1.432

30

Trường Mầm non ĐăkRaPân

Sơn Tây

1.050

6

116

690

31

Trường Mầm non Sông Rin

Sơn Tây

750

6

113

945

32

Trường Mầm non Tu K Pan

Sơn Tây

920

4

108

700

33

Trường Mầm non liên cơ Sơn Tịnh

Sơn Tịnh

1.705

6

209

1.430

34

Trường Mầm non BC Tịnh Minh

Sơn Tịnh

1.092

5

121

723

35

Trường Mầm non BC Tịnh Kỳ

Sơn Tịnh

1.178

6

190

1.672

36

Trường Mầm non Tư Thục Kim Phước

Sơn Tịnh

600

3

80

600

37

Trường Mẫu giáo Trà Phong

Tây Trà

1.612

14

202

1.418

38

Trường Mẫu giáo Trà Thọ

Tây Trà

670

6

157

1.685

39

Trường Mẫu giáo Trà Nham

Tây Trà

500

6

160

1.900

40

Trường Mẫu giáo Trà Thanh

Tây Trà

800

6

130

1.150

41

Trường Mầm non 2/9

Thành phố

2.162

10

387

3.643

42

Trường Mầm non Hoa Hồng

Thành phố

1.283

7

230

2.167

43

Trường Mẫu giáo Liên Cơ

Thành phố

1.717

11

401

4.298

44

Trường Mầm non BC Nguyễn Nghiêm

Thành phố

723

5

136

1.317

45

Trường Mầm non BC Trần Hưng Đạo

Thành phố

600

4

153

1.695

46

Trường Mẫu giáo BC Lê Hồng Phong

Thành phố

901

6

120

899

47

Trường Mầm non Tư thục Kim Phú

Thành phố

2.400

10

320

2.400

48

Trường Mầm non Tư thục Sơn Ca

Thành phố

2.540

15

508

5.089

49

Trường Mầm non Tư thục Xuân Hồng

Thành phố

960

7

220

2.340

50

Trường Mầm non 19/5

Thành phố

2.699

10

471

4.366

51

Trường Mẫu giáo Trà Sơn

Trà Bồng

2.047

13

272

2.033

52

Trường Mẫu giáo Trà Bùi

Trà Bồng

565

8

100

935

53

Trường Mầm non Thị trấn Sông vệ

Tư Nghĩa

1.727

11

258

2.143

54

Trường Mầm non Nghĩa Hòa

Tư Nghĩa

3.558

16

404

2.502

55

Trường Mẫm non Nghĩa An

Tư Nghĩa

4.400

20

484

2.860

56

Trường Mầm non Hoa Sen

Tư Nghĩa

2.026

10

316

2.714

II

Tiểu học

 

86.428

392

13.445

15.247

1

Trường Tiểu học số 2 Bình Hải

Bình Sơn

4.129

15

502

3.401

2

Trường Tiểu học Phổ Thạnh 1

Đức Phổ

5.162

25

726

5.728

3

Trường Tiểu học Phổ Thạnh 2

Đức Phổ

4.868

26

804

7.192

4

Trường Tiểu học Thị Trấn Đức Phổ

Đức Phổ

6.896

23

767

4.609

5

Trường Tiểu học An Hải

Lý Sơn

6.303

26

743

4.842

6

Trường Tiểu học TT Mộ Đức

Mộ Đức

4.800

20

543

3.345

7

Trường Tiểu học số 1 TT Chợ Chùa

Nghĩa Hành

4.969

20

662

4.961

8

Tiểu học số 1 Thị Trấn Sơn Tịnh

Sơn Tịnh

7.874

26

861

5.041

9

Trường Tiểu học Trà Xinh

Tây Trà

3.000

16

333

1.995

10

Trường Tiểu học Nguyễn Nghiêm

Thành phố

6.300

39

1.677

18.855

11

Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo

Thành phố

4.417

37

1.671

20.648

12

Trường Tiểu học Trần Phú

Thành phố

8.700

34

1.329

11.235

13

Trường Tiểu học Nghĩa Dõng

Thành phố

4.592

16

519

3.193

14

Trường Tiểu học Thị Trấn La Hà

Tư Nghĩa

6.471

22

793

5.424

15

Trường Tiểu học Phổ An

Tư Nghĩa

4.580

22

701

5.935

16

Trường Tiểu học Tân Mỹ

Tư Nghĩa

3.367

25

814

8.843

III

Trung học cơ sở

 

128.479

476

17.754

137.831

1

Trường THCS Bình Chánh

Bình Sơn

9.640

26

1.054

6.170

2

Trường THCS Bình Đông

Bình Sơn

3.026

20

739

8.059

3

Trường THCS Bình Hải

Bình Sơn

7.904

22

870

5.146

4

Trường THCS Phổ Thạnh

Đức Phổ

8.360

38

1.466

13.630

5

Trường THCS Phổ Cường

Đức Phổ

8.374

23

858

4.496

6

Trường THCS An Vĩnh

Lý Sơn

6.059

26

896

7.381

7

Trường THCS Đức Chánh

Mộ Đức

7.920

32

1.094

8.490

8

Trường THCS Nguyễn Trãi

Mộ Đức

7.686

20

801

4.329

9

Trường THCS Sơn Dung

Sơn Tây

1.450

8

235

2.075

10

Trường THCS Sơn Long

Sơn Tây

240

4

148

1.980

11

Trường THCS Sơn Mùa

Sơn Tây

1.853

8

271

2.212

12

Trường THCS Sơn Bua

Sơn Tây

336

4

139

1.749

13

Trường THCS Tịnh Khê

Sơn Tịnh

7.202

28

1.029

8.233

14

Trường THCS Tịnh Kỳ

Sơn Tịnh

4.598

18

663

5.347

15

Trường THCS Tịnh Hòa

Sơn Tịnh

7.688

24

816

4.552

16

Trường THCS Nguyễn Nghiêm

Thành phố

5.631

28

1.179

12.054

17

Trường THCS Trần Hưng Đạo

Thành phố

7.532

30

1.225

10.843

18

Trường THCS Trần Phú

Thành phố

5.191

22

747

6.014

19

Trường THCS Quảng Phú

Thành phố

3.657

25

801

8.358

20

Trường THCS Nghĩa Lộ

Thành phố

5.301

20

637

4.254

21

Trường THCS Nghĩa Thuận

Tư Nghĩa

4.606

12

483

2.639

22

Trường THCS Nghĩa Trung

Tư Nghĩa

7.755

19

827

4.650

23

Trường THCS Nghĩa Hiệp

Tư Nghĩa

6.470

19

776

5.170

IV

Trung học phổ thông

 

142.447

502

24.904

231.113

1

Trường THPT Lê Quý Đôn

Bình Sơn

8.827

38

1.900

19.673

2

Trường THPT số 1 Sơn Tịnh

Sơn Tịnh

11.073

42

2.015

19.152

3

Trường THPT Sơn Mỹ

Sơn Tịnh

18.300

39

1.939

10.785

4

Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Sơn Tịnh

5.896

53

2.756

35.444

5

Trường THPT Ba Gia

Sơn Tịnh

13.290

42

1.994

16.620

6

Trường THPT TT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thành phố

7.825

16

820

4.475

7

Trường THPT Chu Văn An

Tư Nghĩa

6.838

34

1.800

20.162

8

Trường THPT Phạm Văn Đồng

Mộ Đức

9.044

34

1.690

16.306

9

Trường THPT Nguyễn Công Trứ

Mộ Đức

15.491

33

1.750

10.759

10

Trường THPT số 1 Đức Phổ

Đức Phổ

8.038

42

1.964

21.422

11

Trường THPT Lương Thế Vinh

Đức Phổ

10.066

43

2.216

23.174

12

Trường THPT số 1 Nghĩa Hành

Nghĩa Hành

12.894

42

1.957

16.461

13

Trường THPT số 2 Nghĩa Hành

Nghĩa Hành

8.328

23

984

6.432

14

Trường THPT Nguyễn Công Phương

Nghĩa Hành

6.537

21

1.119

10.248

V

Trung tâm

 

30.858

200

8.100

90.642

1

GDTX-HN và DN Sơn Tịnh

Thị trấn Sơn Tịnh

3.500

30

1.200

14.500

2

GDTX-HN và DN Tư Nghĩa

Thị trấn La Hà

8.757

30

1.200

9.243

3

GDTX-HN và DN Nghĩa Hành

Thị trấn Chợ Chùa

2.950

20

800

9.050

4

GDTX-HN và DN Bình Sơn

Thị trấn Châu Ổ

4.925

35

1.500

17.575

5

GDTX-HN và DN Đức Phổ

Thị trấn Đức Phổ

5.789

30

1.200

12.211

6

GDTX-HN và DN Tỉnh

117 Võ Thị Sáu, TP

1.366

45

1.800

25.634

7

GDTX-HN và DN Sơn Tây

Huyện Sơn Tây

3.571

10

400

2.429

Diện tích cần cho các ngành học theo chuẩn của Bộ Xây dựng năm 2008 (15m2/HS)

 

 

 

 

 

Công lập

Tư thục

 

Mầm non

113.044

m2

 

102.234

10.810

 

Tiểu học

115.247

m2

 

115.247

0

 

Trung học cơ sở

137.831

m2

 

137.831

0

 

Trung học phổ thông

231.113

m2

 

231.113

0

 

Trung tâm

90.642

m2

 

90.642

0

 

Tổng cộng

687.877

m2

 

677.067

10.810

 

PHỤ LỤC 04

NHU CẦU QUỸ ĐẤT QUY HOẠCH CƠ SỞ GIÁO DỤC, DẠY NGHỀ ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 305/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Quảng Ngãi).

1. Nhu cầu quỹ đất quy hoạch cơ sở giáo dục:

TT

Ngành học

Năm học 2009-2010

Nhu cầu đến năm 2015

Nhu cầu đến năm 2020

Nhu cầu đến năm 2025

Diện tích đất cần bổ sung (m2)

Trong đó

Tổng quỹ đất toàn ngành (m2)

Dự kiến kinh phí đền bù (triệu đồng)

Diện tích đất hiện có (m2)

Diện tích đất cần bổ sung đủ chuẩn (m2)

DT đất (m2) XD trường công lập

DT đất (m2) XD trường tư tục

1

Mầm non

715.160

113.044

80.715

84.195

39.480

317.434

237.099

80.335

1.032.594

63.487

2

Tiểu học

2.056.106

115.247

18.360

22.320

15.075

171.002

152.177

18.825

2.227.108

34.200

3

Trung học cơ sở

1.394.808

137,831

31.830

99.240

25.515

294.416

283.916

10.500

1.689.224

58.883

4

Trung học phổ thông

564.136

231.113

30.750

41.475

99.075

402.413

329.213

73.200

966.549

80.483

5

Trung tâm GDTX-HN

72.340

90.642

4.500

 

-

95.142

95.142

0

167.482

19.028

 

Cộng

4.802.550

687.877

166.155

247.230

179.145

1.280.407

1.097.547

182.860

6.082.957

256.081

 

Bổ sung diện tích đất

1.280.407

 

 

 

 

Trường công lập

1.099.797 m2

219.509 triệu đồng

Vốn NSNN

 

 

Trường tư thục

180.610 m2

36.572 triệu đồng

Vốn XHH

 

 

Đất trường hiện có 2010

687.877 m2

137.575 triệu đồng

 

 

 

Công lập

677.067

135.413 triệu đồng

Vốn NSNN

 

 

Tư thục

10.810

2.162 triệu đồng

Vốn XHH

 

 

Đất trường thành lập mới

673.865 m2

 

 

 

 

GĐ 2011-2015

166.155 m2

33.231 triệu đồng

 

 

 

Công lập

97.155

19.431 triệu đồng

Vốn NSNN

154.844

 

Tư thục

69.000

13.800 triệu đồng

Vốn XHH

15.962

 

GĐ 2016-2020

247.230 m2

49.446 triệu đồng

 

 

 

Công lập

211.230

42.246 triệu đồng

Vốn NSNN

42.246

 

Tư thục

36.000

7.200 triệu đồng

Vốn XHH

7.200

 

GĐ 2021-2025

179.145 m2

35.829 triệu đồng

 

 

 

Công lập

114.345

22.869 triệu đồng

Vốn NSNN

22.869

 

Tư thục

64.800

12.960 triệu đồng

Vốn XHH

12.960

 

2. Nhu cầu quỹ đất quy hoạch cơ sở dạy nghề:

TT

Cơ sở dạy nghề

Diện tích đất hiện có (m2)

Nhu cầu

Trong đó

Tổng quỹ đất toàn ngành (m2)

Dự kiến kinh phí đền bù (triệu đồng)

Nhu cầu đến năm 2015

Nhu cầu đến năm 2020

Nhu cầu đến năm 2025

Diện tích đất cần bổ sung (m2)

DT đất (m2)

XD trường công lập

DT đất (m2) XD trường tư thục

DT đất (m2) XD trường thuộc loại hình khác (DN/CPH)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

A

Hiện trạng và nhu cầu đất của các cơ sở dạy nghề đang hoạt động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Trường Cao đẳng nghề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Dung Quất

11.000

5.000

7.000

10.000

22.000

22.000

 

 

33.000

4.400

2

Trường Cao đẳng nghề Cơ giới

66.650

10.000

 

 

10.000

10.000

 

 

76.650

2.000

II

Trường Trung cấp nghề

 

 

 

 

-

 

 

 

 

-

3

Trường Trung cấp nghề Quảng Ngãi

10.000

10.000

20.000

 

30.000

30.000

 

 

40.000

6.000

4

Trường Trung cấp nghề Đức Phổ

31.615

40.000

 

 

40.000

40.000

 

 

71.615

8.000

5

Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Công nghệ Dung Quất

37.000

 

 

 

-

 

37.000

 

37.000

-

III

Trung tâm dạy nghề

 

 

 

 

-

 

 

 

 

-

6

Trung tâm dạy nghề Thanh niên

Thuê

3.000

17.000

 

20.000

20.000

 

 

20.000

4.000

7

Trung tâm dạy nghề Phụ nữ

Thuê

1.000

2.000

 

3.000

3.000

 

 

3.000

600

8

Trung tâm dạy nghề & GTVL Hội nông dân

7500

-

12.500

 

12.500

12.500

 

 

20.000

2.500

9

Trung tâm đào tạo nghề KTC Dung Quất

10.000

 

 

 

-

 

 

10.000

10.000

-

10

Trung tâm dạy nghề huyện Sơn Hà

15.000

5.000

 

20.000

25.000

25.000

 

 

40.000

5.000

11

Trung tâm dạy nghề huyện Trà Bồng

10.000

20.000

 

10.000

30.000

30.000

 

 

40.000

6.000

12

TT Giới thiệu việc làm Quảng Ngãi

325

14.003

5.997

 

20.000

20.000

 

 

20.325

4.000

13

Trung tâm đào tạo Kỹ thuật nghiệp vụ GTVT (*)

66.218

 

 

 

-

 

 

66.218

66.218

-

14

TT Đào tạo lái xe cơ giới đường bộ Quảng Ngãi

17.000

 

 

 

-

 

 

17.000

17.000

-

15

Trung tâm Giáo dục - Lao động Xã hội

29.237

20.763

 

 

20.763

20.763

 

 

50.000

4.153

B

Nhu cầu quỹ đất cho phát triển các cơ sở dạy nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025

 

46.000

(**)

4.000

3.000

53.000

53.000

 

 

53.000

10.600

 

TỔNG CỘNG

311.545

174.766

68.497

43.000

286.263

286.263

37.000

93.218

597.808

57.253

Ghi chú: (*) Dự án trường CĐN Việt Hàn Quảng Ngãi

(**) 01 trường Cao đẳng (Tư thục), 01 trường TC tư thục, 04 TTDN tư thục

 

PHỤ LỤC 05

NHU CẦU NGUỒN VỐN QUY HOẠCH CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 305/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

1. Các trường thành lập mới:

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

 

Công lập

Tư thục

Số trường

Diện tích

Số lớp

Số Học sinh

Dự toán kinh phí đầu tư/trường

Kinh phí

Số trường

Diện tích

Số lớp

Số Học sinh

Dự toán kinh phí đầu tư/trường

Kinh phí

GĐ 2011 - 2015

31

196.565

432

13.121

 

291.000

9

72.750

163

5.100

 

79.000

1

Mầm non

14

50.715

126

3.131

8.000

112.000

7

42.750

108

3.100

8.000

56.000

2

Tiểu học

3

10.980

33

732

8.000

24.000

1

9.000

20

600

8.000

8.000

3

THCS

8

36.270

85

2.418

10.000

80.000

 

 

 

 

10.000

0

4

THPT

1

22.500

36

1.500

15.000

15.000

1

21.000

35

1.400

15.000

15.000

5

Loại hình khác

5

76.100

152

5.340

12.000

60.000

 

 

 

 

12.000

0

 

GĐ 2016 - 2020

41

206.220

428

13.748

 

381.000

6

28.500

65

1.450

 

50.000

1

Mầm non

17

50.445

128

3.363

8.000

136.000

5

21.000

45

1.400

8.000

40.000

2

Tiểu học

5

25.950

57

1.730

8.000

40.000

 

 

 

 

8.000

0

3

THCS

16

96.600

188

6.440

10.000

160.000

1

7.500

20

50

10.000

10.000

4

THPT

3

33.225

55

2.215

15.000

45.000

 

 

 

 

15.000

0

5

Loại hình khác

 

 

 

 

12.000

 

 

 

 

 

12.000

0

 

GĐ 2021 - 2025

27

88.470

176

5.898

 

249.000

11

71.625

136

4.775

 

113.000

1

Mầm non

15

32.880

87

2.192

8.000

120.000

4

6.600

22

440

8.000

32.000

2

Tiểu học

3

 

 

 

8.000

24.000

2

9.825

27

655

8.000

16.000

3

THCS

6

13.215

24

881

10.000

60.000

2

3.000

8

200

10.000

20.000

4

THPT

3

42.375

65

2.825

15.000

45.000

3

52.200

79

3.480

15.000

45.000

5

Loại hình khác

 

 

 

 

12.000

 

 

 

 

 

12.000

0

Tổng cộng

99

491.255

1.036

32.767

 

921.000

26

172.875

364

11.325

0

242.000

Vốn NSNN

 

828.900 triệu đồng

Tổng CS TL mới

125

trong đó Giáo dục: 121 trường; Đào tạo dạy nghề: 04 trường

Vốn XHH

 

334.100 triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Cải tạo- sửa chữa, xây dựng bổ sung:

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Ngành học

Xây mới

Cải tạo

Phòng học

Phòng hành chính

Công trình khác

Tổng

Phòng học

Phòng hành chính

Công trình khác

Tổng

Số phòng

Kinh Phí

Số phòng

Kinh Phí

Kinh phí

Số phòng

Kinh Phí

Số phòng

Kinh Phí

Kinh phí

2011 - 2015

913

234.697

229

47.503

28.353

310.553

737

38.750

88

4.103

9.184

52.037

1

Mầm non

238

66.340

85

18.409

5.829

90.578

123

6.524

24

644

1.530

8.698

2

Tiểu học

295

73.157

84

15.827

9.334

98.318

305

14.288

18

563

3.151

18.002

3

THCS

330

81.900

37

7.267

10.340

99.507

272

13.988

34

1.456

3.303

18.747

4

THPT

20

5.800

5

1.500

850

8.150

12

200

0

0

0

200

5

GDTX-HN

30

7.500

18

4.500

2.000

14.000

25

3.750

12

1.440

1.200

6.390

2016 - 2020

1.597

402.811

510

105.891

23.323

532.025

1.162

58.006

134

7.179

3.106

68.291

1

Mầm non

344

94.103

210

46.890

5.130

146.123

188

9.969

41

1.099

150

11.218

2

Tiểu học

570

138.398

198

37.463

7.293

183.154

530

24.826

27

842

322

25.990

3

THCS

643

159.110

85

16.838

3.700

179.648

430

22.111

60

4.518

1.234

27.863

4

THPT

30

8.700

9

2.700

 

11.400

8

200

0

0

0

200

5

GDTX-HN

10

2.500

8

2.000

7.200

11.700

6

900

6

720

1.400

3.020

2021 - 2025

1.597

356.274

459

101.880

8.200

515.667

1.026

52.819

97

6.007

5.440

64.266

1

Mầm non

417

114.675

208

49.920

400

164.995

184

9.758

34

884

0

10.642

2

Tiểu học

542

132.248

134

25.460

700

158.408

393

18.409

23

713

1.390

20.512

3

THCS

608

150.784

95

20.900

1.700

173.384

423

21.751

30

3.210

2.650

27.611

4

THPT

10

2.880

2

600

 

3.480

10

500

0

0

0

500

5

GDTX-HN

20

5.000

20

5.000

5.400

15.400

16

2.400

10

1.200

1.400

5.000

 

 

4.107

993.782

1.198

255.274

59.876

1.358.245

2.925

149.574

319

17.289

17.730

184.593

 

Vốn NSNN

 

1.283.035 triệu đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vốn XHH

 

259.804 triệu đồng