Quyết định 304/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu liên hợp Thể dục thể thao tỉnh Thanh Hóa
Số hiệu: 304/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Nguyễn Văn Lợi
Ngày ban hành: 26/01/2007 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng nhà ở, đô thị, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 304/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 26 tháng 01 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT TỶ LỆ 1/2000 KHU LIÊN HỢP TDTT TỈNH THANH HÓA

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng; Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập thẩm định phê duyệt quy hoạch xây dựng;

Căn cứ quy hoạch chung xây dựng thành phố Thanh Hóa đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 140/1999/QĐ-TTg ngày 11/6/1999;

Căn cứ Quyết định số 57/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành TDTT đến năm 2010”;

Căn cứ Thông báo ý kiến kết luận của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao số 86/UBTDTT-VP ngày 03/12/2004 về phát triển sự nghiệp TDTT tỉnh đến năm 2010 (trong đó có việc Đầu tư xây dựng một trung tâm đào tạo VĐV của Khu vực Bắc miền Trung tại Thanh Hóa);

Căn cứ Quyết định số 465/QĐ-UBND ngày 23/02/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa “Về việc phê duyệt dự toán Khảo sát - Quy hoạch chi tiết 1/2000 Khu liên hợp TDTT tỉnh Thanh Hóa”;

Theo đề nghị của Sở Thể dục Thể thao Thanh Hóa tại Tờ trình số 416/TTr-TDTT ngày 31/10/2006, của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 56/SXD-QH ngày 10 tháng 01 năm 2007, về việc xin phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu liên hợp TDTT tỉnh Thanh Hóa,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.

Phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu liên hợp Thể dục Thể thao (TDTT) tỉnh Thanh Hóa do Trung tâm nghiên cứu và Quy hoạch môi trường đô thị nông thôn - Viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn (Bộ Xây dựng) lập, với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu của đồ án quy hoạch

- Cụ thể hóa đồ án Quy hoạch chung thành phố Thanh Hóa đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 140/1999/QĐ-TTg ngày 11/6/1999;

- Quy hoạch xây dựng mới khu liên hợp TDTT tỉnh Thanh Hóa đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, giải quyết giao thông, phát triển không gian khu liên hợp TDTT theo quy hoạch chi tiết dọc Quốc lộ 47 từ thành phố Thanh Hóa đi thị xã Sầm Sơn và quy hoạch chi tiết Khu đô thị Nam thành phố Thanh Hóa đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt;

- Quy hoạch xây dựng Trung tâm đào tạo VĐV khu vực Bắc miền Trung nằm trong Khu liên hợp TDTT nhằm đào tạo nhiều VĐV tài năng ở các môn thể thao để phục vụ cho vùng và Quốc gia;

- Làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch và triển khai các dự án đầu tư xây dựng.

2. Phạm vi nghiên cứu và ranh giới lập quy hoạch

Khu liên hợp TDTT nằm ở phía Đông Nam thành phố Thanh Hóa, thuộc ranh giới hành chính của xã Quảng Thành và Quảng Đông, cách trung tâm thành phố khoảng 5km về phía Đông, cách thị xã Sầm Sơn 11 km về phía Tây.

Diện tích lập quy hoạch 160ha, có giới hạn như sau:

- Phía Đông Bắc: Giáp Quốc lộ 47.

- Phía Tây Nam: Giáp xã Quảng Thành.

- Phía Đông Nam: Giáp xã Quảng Đông.

- Phía Tây Bắc: Giáp khu đô thị mới Quảng Thành.

3. Tính chất, chức năng

+ Tính chất: Là khu liên hợp TDTT của tỉnh Thanh Hóa; Trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên vùng Bắc Trung bộ.

+ Chức năng: Là nơi tổ chức thi đấu, huấn luyện và đào tạo vận động viên thể dục thể thao của tỉnh và Khu vực Bắc miền Trung; kết hợp tổ chức các hoạt động lễ hội văn hóa - thể dục thể thao của thành phố và tỉnh Thanh Hóa. Khu công viên sinh thái và chuyên đề thể dục thể thao.

4. Quy hoạch sử dụng đất

1. Bố cục quy hoạch và phân khu chức năng:

a) Khu vực tiếp đón: Diện tích: 15,30ha (chiếm 9,5% diện tích toàn khu vực). Là cửa ngõ của khu liên hợp TDTT, nơi bố trí các hạng mục công trình: Quảng trường, bãi đỗ xe, các tượng đài, công viên, là không gian mít tinh, lễ hội của thành phố và của tỉnh Thanh Hóa.

b) Khu vực sân thể thao và nhà thi đấu chính kết hợp tập luyện: Tổng diện tích 32,97ha (chiếm 20,6% diện tích toàn khu vực). Là trung tâm của toàn bộ khu vực, nơi diễn ra các hoạt động thi đấu chính, bao gồm các công trình: Trung tâm điều hành, thông tin, báo chí; sân vn động trung tâm 3 vạn chỗ; sân điền kinh 1.500 chỗ; sân đua xe đạp, xe mô tô có khán đài; trường bắn súng thể thao các loại; nhà thi đấu đa năng, bể bơi thi đấu có mái che; cung thể thao thiếu nhi, người già. Mật độ xây dựng từ 30 - 50%, tầng cao theo yêu cầu công năng sử dụng của từng thể loại công trình.

c) Khu Trung tâm đào tạo VĐV khu vực Bắc miền Trung: Tổng diện tích 36,27ha (chiếm 22,7% diện tích toàn khu vực). Là khu dành cho các hoạt động đào tạo VĐV khu vực Bắc miền Trung, bao gồm các công trình tiêu biểu: Khu Làng Olimpic (khu nhà ở vận động viên, huấn luyện viên; trung tâm phục hồi chức năng, y tế TDTT; khách sạn thể thao (300 giường); trung tâm văn hóa, Sport Club; các công trình dịch vụ và sân TDTT cho các VĐV); khu các nhà luyện tập các môn; khu sân bãi tập luyện ngoài trời (sân thể thao các môn, các sân tập đá bóng). Mật độ xây dựng từ 15 - 30%, tầng cao theo yêu cầu công năng sử dụng của từng công trình, riêng khu làng Olimpic, khách sạn thể thao khuyến khích xây dựng cao tầng.

d) Khu công viên sinh thái, kết hợp thể thao đặc thù: Tổng diện tích 35,15ha (chiếm 22% diện tích toàn khu vực). Xây dựng một công viên sinh thái nhằm cải thiện điều kiện môi trường khí hậu cho khu TDTT, là nơi nghỉ ngơi, thư giãn của các VĐV và nhân dân. Là khu đất dành cho dự trữ và phát triển các môn thể thao mới. Bao gồm các hạng mục công trình: Công viên nước loại nhỏ; khu nhà thuyền; Trung tâm TDTT nước; khu các hoạt động TDTT truyền thống; khu các hoạt động TDTT mới; hồ nước; cây xanh sinh thái, lâm viên và các công trình kiến trúc nhỏ, đường dạo quanh hồ. Mật độ xây dựng từ 5 - 10%, tầng cao từ 1 đến 2 tầng.

e) Các khu vực khác: Tổng diện tích 5,12ha (chiếm 3,2% diện tích toàn khu vực). Bao gồm các hạng mục công trình: Khu siêu thị, khách sạn; các công trình dịch vụ nhỏ. Các công trình dịch vụ, thương mại, khách sạn, (MĐXD 50%, tầng cao 3-9 tầng), các công trình dịch vụ thương mại nhỏ; kiôt bố trí hợp lý xen kẽ trong từng khu chức năng để tiện phục vụ.

g) Đất giao thông, bãi đỗ xe, cây xanh cách ly, và đất khác: Tổng diện tích 35,19ha (chiếm 22%) diện tích toàn khu vực.

2. Các chỉ tiêu sử dụng đất và quản lý xây dựng:

Bảng 2:

STT

Các hạng mục công trình

Diện tích (ha)

Mật độ XDTB (%)

Tầng cao TB

1

2

3

4

5

I

Khu tiếp đón

15,3

<5

 

1.1

Quảng trường Th thao

 

 

 

1.2

Bãi đỗ xe

 

 

 

1.3

Cây xanh, vườn hoa

 

 

 

1.4

Các công trình kiến trúc nhỏ, tượng đài

 

5

 

II

Khu thi đấu chính kết hợp tập luyện

32,97

< 50

 

2.1

Trung tâm điều hành, thông tin, báo chí (01)

-

30

9,0 ÷ 12

2.2

Sân vận động trung tâm 3 vạn chỗ (01)

5,08

50

-

2.3

Sân điền kinh 1500 chỗ (01)

-

50

-

2.4

Sân đua xe đạp, xe mô tô có khán đài (01)

-

30

-

2.5

Trường bắn súng thể thao các loại (01)

-

30

-

2.6

Nhà thi đấu đa năng (01)

-

30

-

2.7

Bể bơi thi đấu có mái che (01)

-

30

-

2.8

Cung thể thao thiếu nhi, người già (01)

-

30

-

III

Trung tâm đào tạo VĐV Bắc miền Trung

36,27

 

 

a

Khu sân bãi tập luyện ngoài trời

14,32

< 15

-

a.1

Sân thể thao các môn (20)

-

30

-

a.2

Sân tập đá bóng (04)

-

50

-

b

Khu các nhà tập TDTT các môn

8,56

30

-

c

Khu làng Olimpic

13,39

< 20

5÷12

c.1

Khu nhà ở vận động viên, huấn luyện viên (01)

-

20

5

c.2

Trung tâm phục hồi chức năng, y tế TDTT (01)

-

20

3

c.3

Khách sạn thể thao (300 giường)

-

20

9÷12

c.4

Trung tâm văn hóa, Sport Club (01)

-

20

-

c.5

Các công trình dịch vụ

-

15

-

c.6

Sân TDTT các môn phục vụ cho vận động viên

-

15

-

c.7

Các công trình dịch vụ

-

15

-

IV

Khu công viên sinh thái - thể thao

35,15

< 10

2

4.1

Công viên nước loại nhỏ (01)

-

10

-

4.2

Khu nhà thuyền, trung tâm TDTT nước (01)

-

10

-

4.3

Khu các hoạt động TDTT truyền thống (01)

-

5

-

4.4

Khu các hoạt động TDTT mới (01)

-

5

-

4.5

Hồ nước (Hồ cảnh quan, điều hòa - TDTT)

-

5

-

4.6

Cây xanh sinh thái, lâm viên

-

< 5

-

4.7

Đường dạo, quảng trường, các công trình kiến trúc nhỏ, các công trình dịch vụ

 

< 5

1

V

Các khu dịch vụ, các khu phụ trợ

5,12

50

-

5.1

Khu siêu thị, khách sạn

-

50

9,0

5.2

Các công trình dịch vụ nhỏ

-

30

-

5.3

Cây xanh, quán nghỉ, các công trình kiôt

-

10

-

 

Tổng

124,81

 

 

5. Kiến trúc và cảnh quan đô thị.

- Khu liên hợp TDTT được tổ chức theo không gian mở, phân khu một cách mạch lạc rõ ràng thể hiện một phong cách khỏe khoắn, mang đặc thù của TDTT.

- Các bố cục chính - phụ được nhấn mạnh với hạt nhân chính là Sân vận động chính có mái che. Các bố cục không gian được tổ chức theo bố cục hình tia hướng tâm, chính giữa trung tâm là sân vận động, xung quanh là các cụm sân tập luyện, nhà tập luyện phục vụ cho các loại hình thể thao khác nhau.

- Các khu chức năng khác nhau được phân khu một cách mạch lạc nhưng vẫn có sự liên hệ chặt chẽ với nhau rất thuận tiện cho công tác quản lý và khai thác.

6. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

1. Quy hoạch hệ thống giao thông:

a) Các trục giao thông khu vực:

- QL47 là trục giao thông chính nối thành phố Thanh Hóa với thị xã Sầm Sơn đi qua khu vực quy hoạch, có giới hạn đường đỏ (GHĐĐ) là 32,0m, gồm: Mặt đường (9 x 2), PC = 4m, vỉa hè (5 x 2). Đoạn đi qua khu liên hợp TDTT có MCN 95,0m (MCN 1-1), tổ chức giải phân cách (PC =20,0m) và tuyến đường gom (B =16,0m).

- Các tuyến đường bao quanh khu liên hợp TDTT tuân thủ theo quy hoạch chung thành phố Thanh Hóa và các dự án phát triển đô thị liên quan, gồm:

+ Tuyến phía Đông (MCN 2 - 2): Tổ chức giao thông một chiều, có giải phân cách giữa rộng, thoáng (PC = 10,0m), kết hợp đường gom 2 bên, CGĐĐ là 80,0m.

+ Tuyến phía Tây (MCN 3b - 3b): Tổ chức giao thông một chiều, phân cách giữa (PC = 3,0m), mặt đường (12m x 2), CGĐĐ là 42,0m.

+ Tuyến phía Nam (MCN 3a - 3a): Tổ chức giao thông một chiều, phân cách giữa rộng (PC = 5,0m), CGĐĐ là 39,0m.

b) Giao thông nội bộ:

Các khu chức năng được liên hệ với nhau bằng các trục chính khu vực và các tuyến đi bộ, có các chỉ tiêu kỹ thuật như sau:

- Đường trục chính:

+ Loại có (MCN 4 - 4): Mặt đường (12 x 2), phân cách 5,0m, vỉa hè (8 x 2), CGĐĐ = 45,0m.

+ Loại có (MCN 5 - 5): Mặt đường (10 x 2), phân cách 6,0m, vỉa hè (8 x 2), CGĐĐ = 42,0m.

- Đường liên khu vực (MCN 6 - 6): Mặt đường 14,0m, vỉa hè (8 x 2), CGĐĐ = 30,0m.

- Đường khu vực:

+ Loại có (MCN 7 - 7): Mặt đường 10,0m, vỉa hè (5 x 2), CGĐĐ = 20,0m.

+ Loại có (MCN 8 - 8): Mặt đường 7,5m, vỉa hè (4 x 2), CGĐĐ = 15,5m.

- Các tuyến đi bộ: Từ 1,5m đến 5,0m

c) Quảng trường, bãi đỗ xe:

- Quảng trường chính tổ chức ven QL47; quảng trường phụ bố trí trong từng khu chức năng.

- Bãi đỗ xe chính bố trí ven QL47 và quảng trường; các bãi đỗ xe khác được bố trí phân tán trong các khu chức năng.

2. Quy hoạch san nền, thoát nước:

a) Chuẩn bị nền xây dựng.

- Cao độ nền khống chế trung bình khu vực QH là  2,55m.

- Nền các khu vực xây dựng tập trung theo cao độ nền khống chế.

- Hướng dốc chính của nền về phía đường QL47 và một phần về phía Tây Nam.

b) Thoát nước mưa:

Trong giai đoạn đầu xây dựng hệ thống thoát nước nửa chung để tăng hiệu quả kinh tế. Giai đoạn sau tách hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng.

Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế chia làm các lưu vực thoát nước bao gồm các tuyến cống thoát nước tự chảy và thoát ra tuyến mương trên QL47.

Mạng lưới: Hệ thống thoát nước sử dụng cống tròn bê tông cốt thép có đường kính D600 ~ DI500. Độ dốc dọc cống lấy tối thiểu là 1/D và độ sâu chôn cống ban đầu H ≥ 0,7m. Giếng thu kiểu hàm ếch có khoảng cách 50m/giếng.

3. Thoát nước bẩn và VSMT:

a) Thoát nước bẩn:

Nước thải từ các công trình được thu gom bằng mạng lưới đường cống ngầm theo hình thức tự chảy, các tuyến cống chạy dọc theo các trục đường giao thông và được dẫn vào hệ thống thoát nước thải chung của đô thị.

b) Rác thải:

Rác thải được thu gom theo ngày và đưa về khu xử lý chất thải rắn của thành phố Thanh Hóa.

4. Quy hoạch cấp điện.

a) Nguồn điện:

Các phụ tải của khu liên hợp TDTT được lấy nguồn từ trạm 110KV ở phía Tây Đại lộ Bắc Nam. Tổng nhu cầu dùng điện là 3159KVA.

b) Lưới điện

- Lưới điện 35 KV hiện trạng: Đợt đầu có hành lang cách ly tuyến, đợt sau đi ngầm đường dây đoạn qua khu vực khu liên hợp TDTT.

- Lưới 22KV: Từ trạm 110KV xây dựng mới hai tuyến đường dây đi ngầm có kết cấu mạch vòng cấp điện cho toàn bộ khu liên hợp TDTT.

- Lưới hạ áp 0,4KV: Bố trí các trạm lưới và tuyến 0,4KV cấp điện cho các phụ tải từng khu vực.

- Trạm lưới 22/0,4KV: Xây dựng 08 trạm 22/0,4KV.

- Lưới chiếu sáng: Mạng lưới chiếu sáng được bố trí đi ngầm.

5. Quy hoạch cấp nước.

a) Nguồn nước

Khu liên hợp TDTT sẽ được cấp nước từ mạng lưới cấp nước chung của toàn thành phố, tuyến Thanh Hóa - Sầm Sơn và bổ sung từ nguồn nước ngầm tại khu vực (chủ yếu phục vụ cho các khu thể thao nước).

Tổng nhu cầu dùng nước 6 600m3/ngđ.

b) Giải pháp quy hoạch cấp nước.

- Đường ống dn nước từ mạng lưới về khu vực bằng đường ống f300.

- Xây dựng trạm xử lý nước ngầm công suất 2.000m3/ngđ.

- Bể bơi dùng nước theo chế độ tuần hoàn.

- Áp lực nước đạt 40m cấp được đến nhà cao tầng.

- Chữa cháy: Họng cứu hoả áp lực thấp đặt trên đường ống ≥ f100 và có hệ thống chữa cháy trong nhà thi đấu và phòng tập.

7. Quy hoạch xây dựng đợt đầu - Trung tâm đào tạo VĐV.

Trung tâm đào tạo VĐV Bắc miền Trung được xác định là mục tiêu đầu tư xây dựng đợt đầu, được tập trung vào khu vực Tây Bắc khu đất sát với khu đô thị mới Quảng Thành; Quy mô 70ha, trong đó bao gồm các hạng mục chính như sau:

- Trung tâm đào tạo VĐV Bắc miền Trung (40ha)

- Một phần khu thi đấu chính (20ha)

- Một phần khu quảng trường (5ha)

- Một phần khu dịch vụ và các thành phần khác (5ha)

Các dự án đầu tư xây dựng trong Trung tâm đào tạo VĐV:

1. Công trình kiến trúc, gồm:

- Sân thi đấu, tập luyện: Sân tập luyện bóng đá, điền kinh có thi đấu, các môn thể thao, bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném, quần vợt.

- Nhà tập luyện từng môn: Các môn võ, vật, quyền anh; Bóng rổ, bóng chuyền; Cầu mây, bóng bàn, cầu lông; Cử tạ, thể lực; Bóng ném, Ten nit; Thể dục dụng cụ, Thể hình; Trường tập luyện bắn.

- Bể bơi thi đấu + Tập luyện: Bể thi đấu + Tập luyện

- Trường bắn súng: Trường bắn thi đấu + Tập luyện

- Các công trình phục vụ: Nhà điều hành (Giai đoạn 1); nhà hội trường + thư viện; Trung tâm y học TDTT; nhà ở vận động viên (500 giường); nhà ăn + bếp (700 người).

2. Các công trình hạ tầng kĩ thuật.

3. Đền bù, giải GPMB.

Điều 2. Trách nhiệm của các ngành, các cấp:

a) Sở Thể dục Thể thao Thanh Hóa (chủ đầu tư dự án quy hoạch chi tiết xây dựng khu Liên hợp TDTT), có trách nhiệm:

- Cung cấp hsơ, tài liệu quy hoạch khu khu Liên hợp TDTT được phê duyệt cho UBND thành phố Thanh Hóa, UBND huyện Quảng Xương để phối hợp quản lý và tổ chức thực hiện;

- Phối hợp cùng UBND thành phố Thanh Hóa và UBND huyện Quảng Xương: Tổ chức công bố rộng rãi nội dung quy hoạch chi tiết để nhân dân biết, kiểm tra giám sát và thực hiện; nghiên cứu, định vị tim tuyến, lộ giới các trục giao thông chính trên thực địa, xác lập hệ thống mốc lưới khống chế tọa độ độ cao Nhà nước để có cơ sở quản lý hướng dẫn thực hiện;

- Phối hợp với UBND thành phố Thanh Hóa, UBND huyện Quảng Xương và các ngành chức năng lập chương trình, dự án ưu tiên đầu tư hàng năm và dài hạn, xác định các biện pháp thực hiện quy hoạch xây dựng trên cơ sở huy động mọi nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để thực hiện đầu tư khu liên hợp TDTT theo quy hoạch được duyệt;

b) UBND thành phố và UBND huyện Quảng Xương có trách nhiệm: Tiếp nhận đán quy hoạch và phối hợp phối hợp cùng Sở Thể dục Thể thao tổ chức công bố quy hoạch, quản lý thực hiện theo quy hoạch được duyệt.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa, Giám đốc Sở Thể dục Thể thao, Sở Xây dựng Thanh Hóa, Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa, UBND huyện Quảng Xương; Giám đốc các Sở, ban, ngành và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Lợi