Quyết định 2987/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Số hiệu: 2987/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình Người ký: Nguyễn Văn Dũng
Ngày ban hành: 30/12/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2987/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 30 tháng 12 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ;

Căn cứ Quyết định số 3879/QĐ-BKHCN ngày 29/12/2017; Quyết định số 3883/QĐ-BKHCN ngày 29/12/2017; Quyết định số 3965/QD-BKHCN ngày 26/12/2018 của Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn Quốc gia về nông nghiệp hữu cơ;

Căn cứ Thông tư số 16/2019/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 109/2018/NĐ-CP , ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;

Căn cứ Quyết định số 519/QĐ-UBND ngày 18/3/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, về việc thành lập Tổ công tác Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hòa Bình;

Căn cứ Công văn số 1047/UBND-NNTN ngày 08/7/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc kế hoạch xây dựng Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hòa Bình;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 997/TTr-SNN ngày 24 tháng 12 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện Đề án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công thương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ NN&PTNT;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Viện UDCN&PT Việt Nam;
- Sở TT&TT;
- Đài PT&TH tỉnh.
- Hiệp Hội DN tỉnh;
- Kho bạc NN Hòa Bình;
- Chánh, Phó VP/UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NNTN(BD30).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Dũng

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2987/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình)

I. THÔNG TIN CHUNG ĐỀ ÁN

1. Tên Đề án: Phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

2. Cơ quan phê duyệt: Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình.

3. Cơ quan lập và triển khai thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Thẩm định đề án: Tổ công tác Phát triển nông nghiệp hữu cơ.

5. Phạm vi thực hiện: Rau xanh, quả có múi, nhãn, ổi, na, mía ăn tươi, dược liệu, lúa, chè, lâm sản ngoài gỗ; cá nuôi lồng; đại gia súc, dê lai, lợn bản địa, gà thả vườn.

6. Địa bàn thực hiện: Trên địa bàn các huyện, thành phố tỉnh Hòa Bình.

7. Đối tượng thực hiện: Doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ gia đình trực tiếp thực hiện hoặc tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản hữu cơ thuộc phạm vi và địa bàn thực hiện.

II. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN

Hoà Bình là tỉnh miền núi có 88,5 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm trên 19,2% diện tích đất tự nhiên nhưng là tư liệu sản xuất của 71,5 vạn dân khu vực nông thôn. Những năm qua, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành đạt trên 4%/năm, hiện chiếm 20% cơ cấu kinh tế của tỉnh; đã hình thành được các vùng sản xuất tập trung như cam Cao Phong, bưởi Tân Lạc, mía tím, rau, cây dược liệu,...; vùng, khu chăn nuôi dọc đường Hồ Chí Minh; nuôi cá lông trên Hồ Thủy điện Hòa Bình. Tốc độ tăng trưởng ngành cao song chủ yếu thông qua tăng vụ, tận dụng các yếu tố đầu vào để tăng năng suất và giá trị. Theo đó đã sử dụng rộng rãi 182 loại phân bón vô cơ, 151 hoạt chất với 226 tên thương phẩm thuốc Bảo vệ thực vật, 114 hoạt chất với 171 thương phẩm thuốc trừ bệnh, 37 hoạt chất với 70 tên thương phẩm thuốc trừ cỏ và nhiều loại thuốc diệt chuột, điều hòa sinh tưởng, dẫn dụ côn trùng, thuốc trừ ốc... làm thoái hóa đất, mất an toàn thực phẩm, phá hủy hệ môi trường sinh thái và ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Giải quyết những thách thức trên, việc chuyển dịch sản xuất nông nghiệp sang an toàn, hữu cơ là yêu cầu bức thiết. Thông qua không sử dụng phân và hóa chất vô cơ, người tiêu dùng được sử dụng nông sản an toàn và chất lượng. Chính phủ ban hành Nghị định 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 về Nông nghiệp hữu cơ, có yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành chính sách khuyến khích; phê duyệt quy hoạch, kế hoạch dự án sản xuất hữu cơ tại địa phương và Bố trí kinh phí thực hiện.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, việc xây dựng "Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trong phạm vi tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" là cần thiết nhằm xác định phạm vi sản phẩm, đối tượng thực hiện, kế hoạch thực hiện, chính sách tác động và nguồn lực thực hiện.

III. CĂN CỨ PHÁP LÝ BAN HÀNH

Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sn xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;

Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 về Khuyến nông;

Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ “Nông nghiệp hữu cơ”;

Quyết định số: 3879/QĐ-BKHCN ngày 29/12/2017; 3883/QĐ-BKHCN ngày 29/12/2017; 3965/QĐ-BKHCN ngày 26/12/2018, của Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn Quốc gia về nông nghiệp hữu cơ;

Thông tư số 16/2019/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 109/2018/NĐ-CP , ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;

Quyết định số 2994/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh Hòa Bình, ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh;

Quyết định số 2973/QĐ-UBND ngày 20/12/2018 của UBND tỉnh Hòa Bình, phê duyệt các ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện và phân cấp phê duyệt hỗ trợ liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;

IV. NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu

Hình thành các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản hữu cơ hướng đến xuất khẩu; Nâng cao năng lực sản xuất, sức cạnh tranh nông sản lợi thế của tỉnh. Cụ thể:

a. Đến năm 2025:

Xây dựng được quy trình chuyển hóa đất canh tác hiện có sang canh tác đáp ứng các tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ; Mỗi huyện/thành phcó ít nhất 1 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản hữu cơ được chứng nhận;

Mở rộng và hình thành mới các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản hữu cơ, diện tích đất canh tác nông nghiệp hữu cơ đạt 3% đất sản xuất nông nghiệp với một số cây trồng chủ lực, ở các vùng sản xuất tập trung.

Lợi nhuận thu được bằng 1,3 lần so sản xuất đại trà.

100% sản lượng hữu cơ được tiêu thụ theo hệ thống và truy suất được nguồn gốc, trong đó ít nhất 15% sản lượng nông sản hữu cơ được xuất khẩu.

b. Đến năm 2030:

Mở rộng và hình thành mới các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản hữu cơ, diện tích đất canh tác nông nghiệp hữu cơ đạt 10% đất sản xuất nông nghiệp.

Lợi nhuận thu được bằng 1,5 lần so sản xuất đại trà.

25% sản lượng nông sản hữu cơ được xuất khẩu.

2. Kế hoạch phát triển

2.1. Năm 2020

Xây dựng được quy trình chuyển hóa đất canh tác hiện có sang canh tác đáp ứng các tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.

Các huyện/thành phố xây dựng chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản hữu cơ có lợi thế của địa phương, Cụ thể:

STT

Huyện

Sản phẩm

Quy mô

Địa bàn

1

Lương Sơn

Rau hữu cơ

20ha

Thành lập, Nhuận trạch, Cư Yên, Hợp Hòa, Tân Thành

Dê hữu cơ

500 con

Long Sơn, Cao Dương

2

Thành phố

Cá hữu cơ

100 lồng

Thái Thịnh

3

Đà Bắc

Gạo hữu cơ

20 ha

Mường Chiềng

4

Cao Phong

Cam hữu cơ

20 ha

Bắc Phong, Thị trấn

5

Kim Bôi

Cam hữu cơ

20ha

Tú sơn, Vĩnh tiến

6

Lạc Thủy

Gà hữu cơ

10.000 con

An Bình, Phú Thành, Đồng Tâm

7

Yên Thy

Rau hữu cơ

20 ha

Yên trị, Ngọc Lương

8

Lạc Sơn

Giổi hữu cơ

20ha

Chí đạo, Chí Thiện

9

Tân Lạc

i hữu cơ

20 ha

Đông lai, Thanh hối

10

Mai Châu

Cá hữu cơ

100 lồng

Phúc Sạn, Tân Mai

2.2 Giai đoạn 2021-2025

Đánh giá kết quả thực hiện các mô hình chuỗi, mở rộng và hình thành mới các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản hữu cơ với một số nông sản chủ lực tại các vùng sản xuất tập trung. Nâng cao giá trị thu được trên 1 ha canh tác hữu cơ tăng từ 5-6%/năm. Đưa nông sản hữu cơ tiêu thụ trên hệ thống và truy suất được nguồn gốc. Tìm kiếm thị trường và xuất khẩu nông sản hữu cơ.

Phát triển 16 loại sản phẩm hữu cơ lợi thế của các địa phương, quy mô sn xuất sản phẩm hữu cơ đến năm 2025, cụ thể

Loại sản phẩm

Qu c múi

Chuối

Nhãn, Ổi, Na, Mít

Lúa Hữu cơ

Dược liệu

Rau, c qu

Mía tím

Chè

Giổi

Tai chua

Ớt rừng

Lợn

Bò

Gà

Cá lồng

Tổng

Đơn vị tính

Ha

Ha

Ha

Ha

Ha

Ha

Ha

Ha

Ha

Ha

Ha

1000 con

con

con

1000 con

Lồng

 

Quy tối thiểu cho 1 chui

20

20

20

20

20

20

20

20

20

20

20

4

500

300

3

100

 

Quy mô thực hiện

500

260

360

280

320

460

320

160

120

60

140

56

7000

1800

36

1000

 

Tổng Số chuỗi, trong đ:

25

13

18

14

16

23

16

8

6

3

7

14

14

6

12

10

205

Năm 2021

6

2

5

1

4

9

4

1

2

1

2

2

2

1

1

5

48

Năm 2022

4

2

4

3

4

3

1

2

0

1

1

4

4

1

4

0

38

Năm 2023

6

3

2

3

0

4

4

2

2

0

2

2

4

2

0

4

40

Năm 2024

4

2

3

3

5

3

3

3

1

0

1

3

3

2

4

0

40

Năm 2025

5

4

4

4

3

4

4

0

1

1

1

3

1

0

3

1

39

Phân bố cụ thể theo các huyện như sau:

STT

Tên huyện

Cây ăn quả có múi

Chuối hữu

Nhãn, Ổi, Na, Mít

Lúa Hữu cơ

Dược liệu

Rau, củ quả

Ma tm

Chè

Giỗi

Tai chua

Ớt rừng

Lợn

Bò

Gà

Cá lồng

1

TP Hòa Bnh

2

0

0

1

0

4

0

0

0

0

0

0

0

0

1

2

2

H. Đà Bắc

2

0

0

1

2

1

0

2

0

0

0

2

2

0

1

3

3

H. Mai Châu

1

2

5

2

2

2

0

2

0

0

0

0

2

0

0

2

4

H. Lương Sơn

3

1

3

0

1

0

3

0

0

0

0

1

0

0

1

2

5

H. Cao Phong

3

1

3

0

1

0

3

0

0

0

0

1

0

0

1

2

6

Huyện Kim Bôi

3

1

3

0

2

3

4

0

3

0

0

0

3

0

0

0

7

Huyện Tân Lc

3

2

0

1

1

2

2

2

1

0

2

1

1

0

0

1

8

Huyện Lạc Sơn

4

3

4

1

4

4

5

0

2

3

5

2

2

3

5

0

9

Huyện Lc Thủy

3

1

1

4

2

2

0

2

0

0

0

3

2

1

3

0

10

Huyện Yên Thủy

2

0

0

2

2

2

2

0

0

0

0

2

0

2

0

0

 

Tổng cộng

26

11

19

12

17

20

19

8

6

3

7

12

12

6

12

12

Đối tượng hỗ trợ: Nông dân, Chủ trang trại, Hợp tác xã và doanh nghiệp, ưu tiên các vùng tập trung sau:

a) Quả có múi tại 25 xã, thị trấn, gồm: Hòa Bình, Thống Nhất, Thành phố Hòa Bình; Toàn Sơn, Cao Sơn huyện Đà Bắc; Đồng Tân huyện Mai Châu; Thanh Sơn, Cao Dương huyện Lương Sơn; Thị trấn Cao Phong, Thu Phong, Dũng Phong huyện Cao Phong; Tú Sơn, Vĩnh Tiến, Mỵ Hòa, huyện Kim Bôi; Đông Lai, Thanh Hối, Tử Nê huyện Tân Lạc; Tân Mỹ, Hương Nhượng, Chí Đạo, Ân Nghĩa huyện Lạc Sơn; Phú Nghĩa, Phú Thành, Thị trấn Ba Hàng Đồi huyện Lạc Thủy; Thị trấn Hàng Trạm, Bảo Hiệu huyện Yên Thủy.

b) Chuối tại 13 xã, gồm: Xăm Khòe, Tòng Đậu huyện Mai Châu; Cao Sơn, Cao Dương, Lâm Sơn huyện Lương Sơn; Thung Nai huyện Cao Phong; Kim Bôi, huyện Kim Bôi; Vân Sơn, Lỗ Sơn huyện Tân Lạc; Văn Sơn, Thượng Cốc, Xuất Hóa huyện Lạc Sơn; Đồng Môn huyện Lạc Thủy.

c) Quả khác (nhãn, ổi, na, mít....) tại 18 xã, gồm: Mai Hịch, Mai Hạ, Chiềng Châu, Tòng Đậu, Săm Khòe, huyện Mai Châu; Nhuận Trạch, Cao Dương huyện Lương Sơn; Thạch Yên, Bình Thanh, Yên Phong huyện Cao Phong; Nuông Dăm, Xuân Thủy, Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi; Hương Nhượng, Nhân Nghĩa, Văn Nghĩa, Yên Phú huyện Lạc Sơn; Đồng Tâm huyện Lạc Thủy.

d) Lúa tại 14 xã, thị trấn, gồm: Yên Mông, thành phố Hòa Bình, Mường Chiềng huyện Đà Bắc, Bao La, Mai Hịch huyện Mai Châu; Cao Dương huyện Lương Sơn; Đông Nai, huyện Tân Lạc; Tân Lập huyện Lạc Sơn; Hưng Thi, thị trấn Chi Nê, Khoan Dụ, Yên Bồng huyện Lạc Thủy; Lạc sỹ, Đoàn Kết huyện Yên Thủy

e) Dược liệu tại 16 xã, gồm: Trung Thành, Đồng Chum, huyện Đà Bắc; Sơn Thủy, Xăm Khòe, huyện Mai Châu; Thạch Yên huyện Cao Phong; Hùng Sơn, Kim Bôi, huyện Kim Bôi; Ngổ Luông, Quy Hòa, Tuân Đạo, Miền Đồi, Tự Do huyện Lạc Sơn, Phú Thành, Thống Nhất huyện Lạc Thủy; Bảo Hiệu, Đa Phúc huyện Yên Thủy.

f) Rau, củ, quả tại 23 xã, thị trấn, gồm: Yên Mông, Dân Chủ, Mông Hóa, Trung Minh Thành phố Hòa Bình; Tu Lý Thị trấn Đà Bắc, Thanh Sơn, Thị Trấn Mai Châu huyện Mai Châu; Liên Sơn, Nhuận Trạch, Cao Sơn huyện Lương Sơn; Thị trấn Bo, Nam Thượng, Đông Bắc huyện Kim Bôi; Vân Sơn, Phú Cường huyện Tân Lạc; Tân Mỹ, Vũ Bình, thị trấn Vụ Bản, Xuất Hóa huyện Lạc Sơn; Thị trấn Chi Nê, Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy; Ngọc Lương, huyện Yên Thủy.

g) Mía tím tại 16 xã, gồm: Thu Phong, Dũng Phong, Tây Phong huyện Cao Phong; Tú Sơn, Vĩnh Tiên, Mỵ Hòa, Đú Sáng huyện Kim Bôi; Phú Vinh, Mỹ Hòa huyện Tân Lạc; Tân Mỹ, Hương Nhượng, Vũ Bình, Yên Phú, Xuất Hóa huyện Lạc Sơn; Bảo Hiệu huyện Yên Thủy.

h) Chè tại 8 xã, thị trấn, gồm: Yên Hòa, Trung Thành huyện Đà Bắc; Đồng Tân, Pà Cò huyện Mai Châu; Ngổ Luông huyện Lạc Sơn, Vân Sơn huyện Tân Lạc; Phú Nghĩa, thị trấn Ba Hàng Đồi huyện Lạc Thủy.

i) Hạt giổi tại 6 xã, gồm: Hợp Tiến, Nông Dăm, Cuối Hạ huyện Kim Bôi; Phú Vinh huyện Tân Lạc; Chí Đạo, Hương Nhương huyện Lạc Sơn.

k) Tai chua tại 3 xã, gồm: Bình Hẻm, Mỹ Thành, Quý Hòa huyện Lạc Sơn

l) Ớt rừng tại 7 xã, gồm: Suối Hoa, Phú Vinh huyện Tân Lạc; Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Quyết Thắng, Tuân Đạo, Chí Đạo huyện Lạc Sơn.

m) Thịt lợn tại 14 xã,thị trấn, gồm: Cao Sơn, Mường Chiềng, Thanh Sơn, Cư Yên, Cao Dương huyện Lương Sơn; Bắc Phong huyện Cao Phong; thị trấn Vụ Bản, Định Cư huyện Lạc Sơn; An Bình, Đồng Tâm, Đồng Môn huyện Lạc Thủy; Ngọc Lương, Lạc Thịnh huyện Yên Thủy.

n) Thịt dê tại 14 xã, gồm: Tân Pheo, vầy Nưa huyện Đà Bắc; Sơn Thủy, Tân Thành huyện Mai Châu; Cao Dương, Thanh Sơn huyện Lương Sơn; Nuông Dăm, Cuối Hạ, Sào Báy huyện Kim Bôi; Phú Cường, huyện Tân Lạc; Mỹ Thành, Quyết Thắng huyện Lạc Sơn; Phú Thành, Thống Nhất huyện Lạc Thủy.

o) Thịt bò tại 6 xã, gồm: Tân Mỹ, Ân Nghĩa, Yên Nghiệp huyện Lạc Sơn; Hưng Thi, huyện Lạc Thủy; Hữu Lợi, Yên Trị huyện Yên Thủy.

p) Thịt và trứng gà tại 12 xã, thị trấn gồm: Hợp Thành thành phố Hòa Bình; thị trấn Đà Bắc huyện Đà Bắc; Liên Sơn huyện Lương Sơn; Hp Phong huyện Cao Phong; Quý Hòa, Tuân Đạo, Miền Đồi, Ngọc Sơn, Yên Nghiệp huyện Lạc Sơn; Phú Thành, thị trấn Chi Nê, Đồng Tâm huyện Lạc Thủy.

q) Cá tại 10 xã, gồm: Hòa Bình, Thái Bình thành phố Hòa Bình; Hiền Lương, Vầy Nưa, Yên Hòa huyện Đà Bắc; Sơn Thủy, Tân Thành huyện Mai Châu; Thung Nai, Bình Thanh huyện Cao Phong; Suối Hoa huyện Tân Lạc.

2.3. Giai đoạn 2026-2030.

Tiếp tục mở rộng và hình thành mới các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản hữu cơ với một số nông sản chủ lực tại các vùng sản xut tập trung các xã giai đoạn 2020-2025, tiếp tục mở rộng diện tích ra các xã khác; Nâng cao giá trị thu được trên 1 ha canh tác hữu cơ tăng từ 5-6%/năm. Đưa nông sản hữu cơ tiêu thụ trên hệ thống và truy suất được nguồn gốc. Tìm kiếm mở rộng thị trường và xuất khẩu nông sản hữu cơ. Diện tích dự kiến cho từng loại sản phẩm và vùng sản xuất cụ thể:

Tiếp tục phát triển, nâng cấp 16 sản phẩm hữu cơ có lợi thế; Quy mô và kế hoạch sản xuất nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2016-2030 như sau:

Loại sản phẩm

Cây ăn qu có mi

Chuối hữu cơ

Nhãn, Ổi, Na, Mít

Lúa Hữu cơ

Dược liệu

Rau, cquả

Ma tím

Chè

Giổi

Tai chua

Ớt rừng

Lợn

Bò

Gà

Cá lồng

Tổng

Đơn vị tnh

Ha

Ha

Ha

Ha

Ha

Ha

Ha

Ha

Ha

Ha

Ha

con

con

con

con

Lồng

 

Quy mô tối thiểu cho 1 chui

20

20

20

20

20

20

20

20

20

20

20

4000

500

300

3000

100

 

Quy mô thực hiện GĐ 2026- 2030

380

220

260

280

380

360

200

100

80

60

60

68000

8000

2700

42000

200

 

Tống Số chuỗi, trong đ:

19

11

13

14

19

18

10

5

4

3

3

17

16

9

14

2

177

Năm 2026

3

2

3

1

7

2

0

2

1

0

1

2

4

2

5

0

35

Năm 2027

6

2

4

5

1

5

3

0

0

1

0

6

1

2

1

1

38

Năm 2028

1

2

3

3

6

4

1

1

2

1

0

2

6

0

2

0

34

Năm 2029

5

3

1

3

1

3

3

1

0

1

1

4

1

3

3

1

34

Năm 2030

4

2

2

2

4

4

3

1

1

0

1

3

4

2

3

0

36

Phân bổ theo các huyện/thành phố như sau:

Tên huyện

Cây ăn quả có múi

Chuối hữu cơ

Nhãn, Ổi, Na, Mít

Lúa Hữu cơ

Dược liệu

Rau, cquả

Ma tím

Chè

Giổi

Tai chua

Ớt rừng

Lợn

Bò

Gà

Cá lồng

TP Hòa Bnh

0

5

14

3

8

6

10

4

3

0

0

4

7

0

3

9

Huyện Đ Bắc

2

2

0

1

2

1

0

1

0

0

0

0

3

0

1

2

Huyện Mai Châu

1

0

3

3

1

3

0

2

0

0

0

4

0

0

3

0

H. Lương Sơn

3

0

0

0

1

0

2

0

0

0

0

2

2

0

1

0

H. Cao Phong

3

0

0

0

1

0

2

0

0

0

0

2

2

0

1

0

Huyện Kim Bôi

3

4

2

1

4

3

0

0

0

0

0

0

3

0

0

0

Huyện Tân Lc

2

1

0

2

2

3

1

0

1

0

0

2

0

2

1

0

Huyện Lạc Sơn

4

0

4

1

5

1

3

0

3

3

3

2

1

4

4

0

Huyện Lạc Thủy

0

1

0

2

2

2

3

2

0

0

0

1

3

3

1

0

Huyện Yên Thủy

1

0

0

1

1

3

1

0

0

0

0

3

3

0

0

0

Đối tượng hỗ trợ: Nông dân, Chủ trang trại, Hợp tác xã và doanh nghiệp, ưu tiên các vùng tập trung sau:

a) Quả có múi tại 19 xã, thị trấn gồm: Tu Lý, Yên Hòa huyện Đà Bắc; Tân Thành huyện Mai Châu, Cư Yên, Cao Sen, Lâm Sơn huyện Lương Sơn; Tân Phong, Nam Phong, Hợp Phong huyện Cao Phong; Hùng Sơn, Kim Lập, Nam Thượng huyện Kim Bôi; Phong Phú, thị trấn Mường Khến huyện Tân Lạc; Vũ Bình, Định Cư, Văn Sơn, Thượng Cốc huyện Lạc Sơn; Ngọc Lương huyện Yên Thủy.

b) Chuối tại 11 xã, gồm: Thịnh Minh thành phố Hòa Bình; Tân Minh, Giáp Đắt huyện Đà Bắc; Liên Sơn, Tân Vinh huyện Lương Sơn; Hùng Sơn, Kim Lập, Đú Sáng, Cuối Hạ huyện Kim Bôi; Gia Mô huyện Tân Lạc; Thông nhất huyện Lạc Thủy

c) Quả khác (nhãn, ổi, na, mít..) tại 13 xã, thị trấn gồm: Trung Minh, Thống Nhất thành phố Hòa Bình; Đồng Tân, Nà Phòn, Vạn Mai huyện Mai Châu; Hòa Sơn, Thanh Cao huyện Lương Sơn; Hùng Sơn, Hợp Tiến huyện Kim Bôi; Tân Mỹ, Vũ Bình, thị trấn Vụ Bản, Mỹ Thành huyện Lạc Sơn

d) Lúa tại 14 xã, gồm: Thịnh Minh, Dân Chủ thành phố Hòa Bình; Đồng Ruộng huyện Đà Bắc; Mai Hạ, Chiềng Châu, Tòng Đậu huyện Mai Châu; Thanh Cao huyện Lương Sơn; Kim Bôi huyện Kim Bôi; Thanh Hối, Tử Nê huyện Tân Lạc; Nhân Nghĩa huyện Lạc Sơn; Phú Nghĩa, Thống Nhất huyện Lạc Thủy; Yên Trị huyện Yên Thủy.

e) Dược liệu tại 19 xã, thị trấn gồm: Độc Lập thành phố Hòa Bình, Tân Pheo, Đồng Chum huyện Đà Bắc; Thanh Sơn huyện Mai Châu; Hợp Phong huyện Cao Phong; Hợp Tiến, Nuông Dăm, Kim Lập, Xuân Thủy huyện Kim Bôi; Vân Sơn, Mỵ Hòa huyện Tân Lạc; Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Bình Hẻm, Mỹ Thành, Yên Phú huyện Lạc Sơn; Thị trấn Chi Nê, An Bình huyện Lạc Thủy; Lạc Lương huyện Yên Thủy.

f) Rau, củ, quả tại 18 xã, thị trấn gồm: Hợp Thành thành phố Hòa Bình; Cao Sơn huyện Đà Bắc; Mai Hịch, Đồng Tân, Van Mai huyện Mai Châu; Tân Vinh huyện Lương Sơn; Sáo Báy, Xuân Thủy, Vinh Đồng huyện Kim Bôi; Tử Nê, Phong Phú, Quyết Chiến huyện Tân Lạc; Hương Nhượng huyện Lạc Sơn; Phú Nghĩa, thị trấn Ba Hàng Đồi huyện Lạc Thủy; Bảo Hiệu, Phú Lại, Lạc Lương huyện Yên Thủy.

g) Mía tím tại 10 xã, thị trấn gồm: Thị trấn Cao Phong, Nam Phong huyện Cao Phong; Nhân Mỹ, Ân Nghĩa, Yên Nghiệp, Định Cư huyện Lạc Sơn; Hưng Thi, Thống Nhất, Đồng Tâm huyện Lạc Thủy; Hữu Lợi huyện Yên Thủy.

h) Chè tại 5 xã gồm: Tiền Phong huyện Đà Bắc; Hang Kia, Thanh Sơn huyện Mai Châu; Đồng Tâm, Đồng Môn huyện Lạc Thủy.

i) Giổi tại 4 xã, gồm: Nhân Mỹ, Quyết Thng, Định Cư, Thượng Cốc huyện Lạc Sơn

k) Tai chua tại 3 xã: Tuân Đạo, Miền Đồi, Văn Nghĩa huyện Lạc Sơn

l) Ớt rừng tại 3 xã: Tân Mỹ, Miền Đồi, Tự Do huyện Lạc Sơn.

m) Thịt lợn tại 17 xã, thị trấn gồm: Yên Mông, Độc Lập Thành phố Hòa Bình; Bao La, Hang Kia, Nà Phòn, Cun Pheo huyện Mai Châu; Thị trấn Lương Sơn huyện Lương Sơn; Thu Phong, Yên Phong, huyện Cao Phong; Tử Nê, thị trấn Mường Khến huyện Tân Lạc; Phú Yên, Xuất Hóa, huyện Lạc Sơn; Phú Thành huyện Lạc Thủy; Hữu Lợi, Bảo Hiệu, Phú Lai huyện Yên Thủy.

n) Thịt dê tại 16 xã, gồm: Nánh Nghê, Tân Minh, Giáp Đắt huyện Đà Bắc; Thanh Cao, huyện Lương Sơn; Yên Thạch, Hợp Phong huyện Cao Phong; Mỵ Hòa, Nam Thượng, Đông Bắc; Văn Nghĩa huyện Lạc Sơn; Hưng Thi, Khoan Dụ, Yên Bồng huyện Lạc Thủy; Ngọc Lương, Đoàn Kết, Lạc Lương huyện Yên Thủy.

o) Thịt bò tại 9 xã, gồm: Gia Mô, Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc; Chí Đạo, Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do, huyện Lạc Sơn; Phú Nghĩa, Phú Thành, Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy..

p) Thịt và trứng gà tại 14 xã, thị trấn gồm: Tân Hòa, thành Phố Hòa Bình, Tu Lý huyện Đà Bc; Thị trấn Mai Châu, Pà Cò, Cun Pheo huyện Mai Châu; Cao Dương, Thanh Lương, huyện Lương Sơn; Bắc Phong, huyện Cao Phong; Ngổ Lương, Ngọc Lâu, Bình Hẻm, Vũ Bình huyện Lạc Sơn; Quyết Thắng huyện Tân Lạc, An Bình huyện Lạc Thủy.

q) Cá tại 2 xã, gồm Tiền Phong, Toàn Sơn huyện Đà Bắc.

Số chuối thực hiện tại từng huyện, kế hoạch thực hiện chi tiết từng xã giai đoạn 2021-2030 cụ thể theo Dự thảo Đề án gi kèm.

2.4. Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ

Căn cứ Mục 2,1 của Đề án, Quy định tại Nghị định 109/2018/NĐ-CP , Nghị định 98/2018/NĐ-CP , Nghị định 57/2018/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn, các huyện, thành phố thông báo đến nông dân, chủ trang trại, Hợp tác xã và doanh nghiệp trên địa bàn đăng ký tham gia, thiết lập chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản hữu cơ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện theo quy định.

2.5. Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất

Căn cứ Mục 2.1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng quy trình kỹ thuật cho từng loại sản phẩm, đáp ứng quy chuẩn Việt Nam theo quy định, cụ thể: Trồng trọt; Chăn nuôi; Thủy sản.

2.6. Thực hiện chính sách

a) Thực hiện có hiệu quả các chính sách đã ban hành, gồm:

- Ưu tiên kinh phí khoa học, khuyến nông để thực hiện đề tài nghiên cứu, dự án khuyến nông, đặc biệt về giống kháng sâu bệnh, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuc thú y thảo mộc.

- Trong cùng thời điểm và mục tiêu, Cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ hoặc vật tư đầu vào phục vụ cho sản xuất hữu cơ được ưu tiên hưởng một trong các chính sách khuyến khích đầu tư đối với nông nghiệp, nông thôn đã được ban hành, gồm:

- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Chính sách hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp; chính sách liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng lớn; chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

- Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chính sách cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch;

- Chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong nuôi trồng, khai thác dược liệu;

- Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu;

- Chính sách hỗ trợ gắn Nhãn xanh Việt Nam, hỗ trợ cơ sở thân thiện với môi trường;

- Các chính sách có liên quan khác;

Nội dung, định mức hỗ trợ; điều kiện hỗ trợ; nguồn vốn và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thực hiện theo các văn bản đã được ban hành.

b) Chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ:

- Nội dung, định mức, điều kiện và trình tự thủ tục hỗ trợ:

+ Hỗ trợ 100% kinh phí xác định các vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất hữu cơ: mức hỗ trợ 10 triệu đồng/chuỗi;

+ Hỗ trợ đào tạo, tập huấn sản xuất hữu cơ, căn cứ Nghị định 83 và các hướng dẫn: hỗ trợ 20 triệu đồng/chuỗi (4 đợt tập huấn/chuỗi x 5 triệu đồng/đợt);

+ Hỗ trợ xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất hữu cơ theo TCVN: Hỗ trợ 70% kinh phí mua chế phẩm sinh học, tương ứng: 15 triệu đồng/ha canh tác quả có múi, cây ăn quả khác; 10 triệu đồng/ha canh tác rau củ quả, mía, chè; 5 triệu đồng/ha canh tác lúa, dược liệu, chuối, gii, tai chua, ớt rừng; 90 triệu đồng cho 1 chuỗi lợn, bò, gà, cá lồng; 30 triệu đồng cho 1 chuỗi dê;

+ Hỗ trợ một lần 100% chi phí cấp Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ do Tổ chức chứng nhận cấp (cấp lần đầu hoặc cấp lại); mức hỗ trợ tối đa 150 triệu đồng/chuỗi.

- Nguồn kinh phí thực hiện: Nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành; Lng ghép từ các Chương trình mục tiêu, Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác đang triển khai thực hiện; Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2.7. Nhu cầu vốn và phân kỳ thực hiện

Tổng mức đầu tư thực hiện đề án: 932,45 tỷ đồng, Trong đó:

- Đi ứng và hỗ trợ từ chính sách khác (khoản 1, mục 2.4): 798,05 tỷ đồng,

- Hỗ trợ thực hiện chính sách hữu cơ (khoản 2, mục 2.4): 134,4 tỷ đồng, phân kỳ hỗ trợ như sau:

+ Năm 2020: 9,6 tỷ đồng, nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

+ Giai đoạn 2021-2025: 68,3 tỷ đồng.

+ Giai đoạn 2026-2030: 56,5 tỷ đồng

3. Nhiệm vụ và giải pháp chính

3.1. Công tác chỉ đạo

3.2. Tuyên truyền, vận động

3.3. Quy hoạch, chỉnh trang đồng ruộng, tích tụ ruộng đất

3.4. Khoa học công nghệ

3.5. Tổ chức lại sản xuất, liên kết sản xuất

3.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động Doanh nghiệp, HTX, trang trại và hộ gia đình

3.7. Huy động các nguồn lực đầu tư; phát triển hạ tầng kỹ thuật

3.8. Bảo quản, chế biến, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm.

3.9. Xúc tiến thương mại, phát triển thị trường

3.10. Bảo vệ môi trường.

4. Tổ chức thực hiện

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì tổng hợp và đề xuất kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm của các huyện/thành phố, các tổ chức và cá nhân.

b) Sở Kế hoạch và đầu tư: Đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; bố trí nguồn lực thực hiện chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản; tín dụng trong nông nghiệp.

c) Sở Tài chính: Chủ trì cân đối, bố trí nguồn lực thực hiện chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản; tín dụng trong nông nghiệp; cân đối, bố trí ngân sách ưu tiên thực hiện đề án;

d) UBND các huyện, thành phố: Chủ động tuyên truyền vận động hộ gia đình, chủ trang trại, hợp tác xã và doanh nghiệp trên địa bàn tham gia thực hiện nội dung đề án; phân công nhiệm vụ các phòng, ban chuyên môn chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thực hiện, tổng hợp đề xuất kế hoạch thực hiện hàng năm; Chủ động cân đi, bố trí nguồn lực thực hiện.

e) Các doanh nghiệp, HTX, Chủ trang trại, Hộ gia đình: Chủ động đề xuất, tích cực tham gia, thực hiện nghiêm các quy định về sản xuất nông nghiệp hữu cơ.





Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ Ban hành: 29/08/2018 | Cập nhật: 29/08/2018

Nghị định 83/2018/NĐ-CP về khuyến nông Ban hành: 24/05/2018 | Cập nhật: 28/05/2018