Quyết định 292/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020
Số hiệu: | 292/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tuyên Quang | Người ký: | Lê Thị Quang |
Ngày ban hành: | 28/07/2007 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng nhà ở, đô thị, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 292/QĐ-UBND |
Tuyên Quang, ngày 28 tháng 07 năm 2007 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị;
Căn cứ Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19 tháng 8 năm 2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 206/2004/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐND ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XVI, kỳ họp chuyên đề về việc Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 392/TTr-XD ngày 23 tháng 7 năm 2007 về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 (kèm theo bản đồ quy hoạch chung xây dựng), với những nội dung chủ yếu như sau:
Phạm vi Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020. Trên cơ sở địa giới hành chính của thị xã Tuyên Quang hiện nay (3 phường nội thị 4 xã ngoại thị), mở rộng địa giới hành chính thêm 9 xã: Trung Môn, An Tường, Lưỡng Vượng, Thái Long, Đội Cấn, Phú Lâm, Hoàng Khai, Kim Phú, An Khang và 4 thôn của xã Thái Bình.
Thị xã Tuyên Quang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, công nghiệp, dịch vụ, du lịch, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh và vùng liên tỉnh.
Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Tuyên Quang đến năm 2010 đạt tiêu chí đô thị loại III để trở thành thành phố trong giai đoạn tiếp theo.
- Hiện trạng dân số thị xã 56.500 người, dân số nội thị 27.700 người.
- Đến năm 2010: Dân số toàn đô thị khoảng 139.000 người; trong đó dân số nội thị khoảng 70.000 người; tổng số lao động phi nông nghiệp khoảng 23.150 người.
- Đến năm 2020: Dân số toàn đô thị khoảng 204.000 người, trong đó dân số nội thị 122.000 người.
5.1- Hiện trạng năm 2005:
- Diện tích đất tự nhiên: 4.388,0 ha.
- Đất xây dựng đô thị: 473,4 ha.
5.2- Quy hoạch đến năm 2010:
- Đất tự nhiên đô thị (nội và ngoại thị): 20.468 ha (mở rộng ranh giới thêm 9 xã và 4 thôn của xã Thái Bình).
- Đất xây dựng đô thị khoảng 921 ha (bình quân 131,6 m2/người); trong đó đất xây dựng dân dụng khoảng 567 ha (bình quân 81,0 m2/người).
5.3. Quy hoạch đến năm 2020:
- Diện tích đất tự nhiên đô thị (không mở rộng thêm): 20.468 ha.
- Đất xây dựng đô thị khoảng 1.515 ha (bình quân 124,2 m2/người); trong đó đất xây dựng dân dụng khoảng 952 ha (bình quân 78,0m2/người).
6. Quy hoạch định hướng phát triển không gian và kiến trúc cảnh quan:
6.1- Định hướng phát triển không gian kiến trúc, cảnh quan:
Lấy 3 phường nội thị làm trung tâm, mở rộng thị xã về 3 hướng:
- Hướng Đông: Xã Nông Tiến, xã Thái Bình;
- Hướng Tây: Xã Trung Môn, xã Kim Phú, xã Phú Lâm;
- Hướng Nam: Xã An Tường, xã An Khang, xã Lưỡng Vượng, xã Hoàng Khai, xã Thái Long và xã Đội Cấn;
6.2- Phân khu chức năng:
- Đối với các phường hiện có: Cơ bản giữ nguyên vị trí các công trình trụ sở, khu hành chính, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đã được đầu tư xây dựng và phê duyệt dự án đầu tư; cải tạo, chỉnh trang và quản lý chặt chẽ quỹ đất xây dựng; bảo vệ các di tích lịch sử - kiến trúc cảnh quan có giá trị; cải tạo khu dân cư đã có đảm bảo chỉ tiêu xây dựng và mỹ quan đô thị.
- Đối với khu vực mở rộng: Bố trí các khu chức năng để hình thành các khu đô thị mới, các trung tâm thương mại, văn hoá, thể thao... Với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, kiến trúc hiện đại và mang bản sắc kiến trúc đô thị miền núi phù hợp với điều kiện tỉnh Tuyên Quang.
a) Các khu dân cư (đất ở) tổng diện tích (khoảng 525 ha):
- Nhà ở tại các phường hiện nay cơ bản giữ nguyên để thiết kế chỉnh trang, nâng cấp đảm bảo kiến trúc cảnh quan đô thị.
- Tại các khu đô thị mới nhà ở được quy hoạch với kiến trúc đa dạng: Nhà liền kề, nhà biệt thự, nhà ở có vườn... Tận dụng tối đa địa hình tự nhiên, hạn chế san ủi mặt bằng làm mất cảnh quan đô thị.
b) Khu công nghiệp (khoảng 1.146 ha):
- Công nghiệp trong nội thị đã có diện tích khoảng 78 ha: Giai đoạn đầu giữ nguyên Nhà máy đường, cơ sở chế biến lâm sản phường Minh Xuân, nhà máy giấy, nhà máy chế biến bột Barít xã Nông Tiến... sau năm 2010 sẽ chuyển về khu công nghiệp tập trung.
- Cụm các khu công nghiệp tập trung, các cơ sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề tổng diện tích khoảng 1.068 ha được bố trí tập trung tại khu vực thuộc các xã: Tràng Đà, Thái Long, Đội Cấn, Hưng Thành, Ỷ La và xã Nông Tiến.
- Nhà máy xi măng Tràng An công suất 910.000 tấn/năm thuộc xã Tràng Đà, phải có các giải pháp về công nghệ để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường đô thị. Hoặc có thể di chuyển đến vị trí khác xa trung tâm đô thị.
c) Khu thương mại, dịch vụ, du lịch, vui chơi giải trí (khoảng 1.040 ha):
- Được tổ chức tại các khu núi Dùm, Hồ Ngòi Là, hồ Nông Tiến; trọng tâm đầu tư phát triển là Khu Du lịch suối khoáng Mỹ Lâm; Cụ thể:
+ Khu Du lịch phường Mỹ Lâm: 976 ha;
+ Khu Du lịch Ngòi Là: 18 ha;
+ Khu Du lịch Núi Dùm: 25 ha;
+ Khu Hồ Nông Tiến: 2 ha;
+ Các khu du lịch lịch sử văn hoá: 5 ha;
+ Các trung tâm thương mại khoảng: 14 ha;
- Bảo tồn, tôn tạo và khai thác phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng bến Bình Ca, di tích lịch sử văn hoá thành nhà Mạc; Du lịch văn hoá tâm linh như Đền Hạ, Đền Thượng, chùa An Vinh, Đền Mỏ Than, Đền Cấm, Đền Cây Xanh…
- Đầu tư xây dựng các Trung tâm thương mại; siêu thị tại các phường Tân Quang, Phan Thiết, khu đô thị mới. Đầu tư xây dựng và nâng cấp các chợ tại các phường, xã như Tân Quang, Phan Thiết, Minh Xuân, Hưng Thành, Ỷ La, Nông Tiến.
d) Khu Trung tâm văn hoá (khoảng 25 ha):
- Đầu tư xây dựng Trung tâm Hội nghị tỉnh, Bảo tàng tỉnh và Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên tại phường Phan Thiết và phường Tân Quang, với tổng diện tích khoảng 15 ha.
- Đầu tư xây dựng Quảng trường tỉnh tại phường Tân Quang, quy mô khoảng 10,0 ha.
đ) Khu công viên và thể thao (khoảng 182 ha):
- Quy hoạch xây dựng Khu liên hợp thể thao tại xã Hưng Thành, quy mô khoảng 30 ha.
- Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các hồ hiện có, các khu công viên cây xanh tại Hưng Thành (phường Phú Hưng) và khu công viên dọc 2 bên bờ sông Lô (đoạn qua thị xã Tuyên Quang) diện tích khoảng 152 ha.
e) Công trình Y tế (khoảng 30,0 ha - 40 ha)
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh đang từng bước đầu tư theo dự án đã được phê duyệt, giữ nguyên vị trí và quy mô. Bệnh viện phụ sản được đầu tư xây dựng tại xã An Tường. Bệnh viện Lao của tỉnh chuyển ra vùng ngoại thị, đảm bảo khoảng cách ly hợp lý với khu trung tâm. Xây dựng bệnh viện suối khoáng Mỹ Lâm tại địa điểm mới; giữ nguyên bệnh viện Y học cổ truyền tại vị trí hiện nay.
- Quy hoạch xây dựng mới các cơ sở Y tế tại các khu đô thị mới và đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các cơ sở Y tế ở phường, xã.
g) Công trình Giáo dục và Đào tạo (khoảng 80 ha - 90 ha):
- Xây dựng hoàn chỉnh các trường Mầm Non, trường Tiểu học, trường THCS và THPT; xây dựng trường THPT Chuyên, trường THPT Tân Trào; đầu tư xây dựng các trường học tại các khu đô thị mới.
- Quy hoạch xây dựng trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Tuyên Quang tại xã Nông Tiến.
- Xây dựng hoàn chỉnh dự án trường Cao đẳng Sư phạm Tuyên Quang đã được phê duyệt (Sau năm 2010 mở rộng thành trường Đại học Cộng đồng Tuyên Quang).
- Xây dựng mở rộng trường Trung học kinh tế kỹ thuật tỉnh.
- Đầu tư xây dựng trường Trung cấp nghề Tuyên Quang; Trung tâm sát hạch cấp giấy phép lái xe tỉnh Tuyên Quang.
- Đến năm 2010 thành lập trường Cao đẳng Y tế Tuyên Quang trên cơ sở trường Trung học Y tế Tuyên Quang hiện nay.
h) Khu cơ quan hành chính (khoảng 76,0 ha):
Cơ bản giữ nguyên vị trí các cơ quan hiện có của tỉnh trên các trục đường chính của 3 phường nội thị. Trụ sở các cơ quan đầu tư xây dựng mới được bố trí tại các trục chính của đô thị như đường Tân Trào, đường Bình Thuận ...; tại các khu đô thị mới ưu tiên xây dựng trụ sở thuộc mọi thành phần kinh tế.
i) An ninh Quốc phòng:
Giữ nguyên vị trí các khu đất Quốc phòng an ninh, phát triển đô thị đảm bảo không ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển an ninh, quốc phòng đã được phê duyệt.
k) Đất cây xanh và sinh thái (khoảng 60 ha):
Chủ yếu trồng ven sông Lô và xung quanh các khu công nghiệp, khu công viên trên hè phố dọc các trục đường đô thị... đến năm 2010 đạt mức tối thiểu 9m2/người.
l) Đất dự trữ phát triển đô thị (khoảng 400 ha):
Tại khu vực xã An Tường, Kim Phú (phía Tây tuyến đường tránh QL2).
m) Đất khác (khoảng 16.833 ha):
6.3- Các phường nội thị: (bao gồm 10 phường nội thị) trong đó:
- Giữ nguyên 3 phường hiện có (Phường Phan Thiết, phường Tân Quang và phường Minh Xuân).
- Thành lập 7 phường mới: Phường Ỷ La (xã Ỷ La); Phường Phú Hưng (xã Hưng Thành); Phường Mỹ Lâm (xã Phú Lâm); Phường Tân Hà (xã Ỷ La); Phường Bình Thục (xã Nông Tiến); Phường Long Bình An (1 phần xã Đội Cấn); Giai đoạn 2020 thành lập 1 phường mới là phường An Tường (xã An Tường).
7. Định hướng quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật
7.1- San nền:
- Cao độ xây dựng các khu vực cũ có cốt từ 25,5m ¸ 27,5m, cần có giải pháp chung sống với lũ (xây nhà cao tầng và dự trữ một số khu đất ở cốt từ 31,0m trở lên để tránh lũ khi cần thiết).
- Khu vực xây dựng mới: Cao độ xây dựng từ 27,5m trở lên đảm bảo theo mức nước ngập tần suất 10% (Khi hồ thuỷ điện Tuyên Quang đi vào hoạt động sẽ điều tiết nước cắt lũ cho khu vực hạ lưu). San, đắp phù hợp với cao độ khống chế, kết hợp tận dụng địa hình tự nhiên, giữ lại suối, ngòi để hỗ trợ tiêu thoát nước và tạo cảnh quan cho đô thị.
- Các khu đồi cao san giật cấp hợp lý để xây dựng công trình, khi san nền và xây dựng phải khảo sát kỹ địa hình, địa chất đảm bảo kỹ thuật, đảm bảo độ dốc thoát nước chung và tạo cảnh quan cho đô thị.
7.2- Giao thông:
a) Đất giao thông đối ngoại (khoảng 296 ha):
- Đường bộ gồm các tuyến Quốc lộ: QL2, QL2C, QL37, QL37B được cải tạo, nâng cấp đạt quy mô đường cấp III; đường Hồ Chí Minh và các quốc lộ qua thị xã được mở rộng đạt tiêu chuẩn đường đô thị (theo Quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 70/QĐ-UB ngày 04 tháng 9 năm 2004).
- Đường thuỷ: Cải tạo lòng sông đảm bảo cho xà lan 200 tấn đi lại thuận tiện trong 4 mùa trên tuyến Phan Lương - Thị xã Tuyên Quang.
- Đường sắt: Tuyến đường sắt Thái Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 tại Quyết định số 206/2004/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2004). Dự kiến bố trí Ga hàng hoá và ga hành khách tại xã Thái Long.
b) Giao thông đô thị (khoảng 220 ha):
- Tổ chức mạng lưới đường: Khu đô thị cũ được quy hoạch trên cơ sở cải tạo, nâng cấp kết hợp với xây dựng mới tuyến đường liên hệ với Khu công nghiệp Long Bình An và Khu Du lịch suối khoáng Mỹ Lâm, tạo thành hệ thống giao thông liên hoàn, phù hợp với sự phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội của địa phương.
- Xác định quy mô và phân kỳ đầu tư các tuyến đường: Xây dựng mới đường trục chính đô thị (cửa ngõ phía Bắc) qua nút giao giữa QL37 và tuyến QL2 tránh. Dự kiến mặt cắt ngang từ 50m đến 60m. Giai đoạn đầu, mặt cắt đường được thiết kế với bề rộng 33m (diện tích đất còn lại bố trí dành cho việc mở rộng đường ở giai đoạn sau).
- Xây dựng mới các tuyến đường đạt tiêu chuẩn đường đô thị đảm bảo kết nối các khu chức năng trong đô thị.
- Bãi đỗ xe được bố trí tại các khu vực công cộng tập trung đông dân cư như: Trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa, các khu trung tâm thể thao…
c) Giao thông công cộng:
Bố trí các điểm đầu mối giao thông chính tại:
- Khu Công nghiệp Long Bình An.
- Khu Du Lịch suối khoáng Mỹ Lâm.
- Khu liên hợp thể dục thể thao.
- Khu Trung tâm đào tạo (xã Trung Môn).
7.3- Cấp nước:
- Nguồn nước: Giai đoạn đầu đến năm 2010 thị xã vẫn sử dụng nguồn nước ngầm như hiện nay; giai đoạn 2010 - 2020 bổ sung nguồn nước mặt của sông Lô (qua xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định); giải pháp thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam; đáp ứng nhu cầu, chỉ tiêu sử dụng nước của đô thị là 41.150m3/ngày đêm.
- Công trình đầu mối: Trạm xử lý nước với công suất cung cấp hiện tại là 17.500 m3/ngày đêm, dự kiến nâng công suất để đảm bảo cung cấp giai đoạn đầu. Đến năm 2010 nhu cầu tăng lên 41.500m3/ngày đêm, dự kiến xây dựng nhà máy xử lý nước mặt công suất 24.000m3/ngày đêm tại khu đồi cao phía Bắc thị xã.
7.4- Cấp điện:
a) Nguồn điện:
- Lưới điện Quốc gia 220KV: Thiên Bảo - Hà Giang - Tuyên Quang - Yên Bái - Thái Nguyên thông qua trạm 220KV Tuyên Quang 2x125MVA (giai đoạn đầu 1x125MVA).
- Hiện tại nguồn điện cấp trực tiếp: Lưới 110KV thị xã Tuyên Quang, thông qua trạm 110KV Lưỡng Vượng (1x16 + 1x40)MVA; xây dựng một trạm (110KV, 1x25) MVA cấp riêng cho Khu công nghiệp Long Bình An.
b) Lưới điện:
Cải tạo nâng cấp lưới điện phân phối đã có, tại các khu đô thị mới và khu trung tâm đô thị, thiết kế tuyến cáp đi ngầm để đảm bảo mỹ quan đô thị.
7.5- Thoát nước và vệ sinh môi trường:
a) Thoát nước và xử lý nước thải:
- Khu vực đô thị cũ sử dụng triệt để hệ thống cống thoát chung hiện có, cải tạo hệ thống cống thoát để tách nước thải không xả trực tiếp ra nguồn nước mặt.
- Hệ thống: Chọn hệ thống thoát nước thải tách riêng.
- Lưu vực: Theo các lưu vực nhỏ bám theo hệ thống suối, ngòi và cống thoát nước khu vực.
- Hành lang chỉ giới bảo vệ bờ sông Lô đảm bảo theo quy định quản lý thuỷ giới.
- Nước thải sinh hoạt phải được xử lý đạt giới hạn B, tiêu chuẩn TCVN 5954-2005 trước khi xả ra ngoài. Tổng lượng nước thải đô thị dự kiến phải qua xử lý đến năm 2020 là 18.300 m3/ngày đêm.
- Nước thải công nghiệp phải được xử lý đạt giới hạn B tiêu chuẩn TCVN 5954 - 2005 trước khi xả ra ngoài.
- Nước thải bệnh viện được xử lý cục bộ theo đúng tiêu chuẩn, quy định của Nhà nước trước khi xả vào hệ thống thoát nước đô thị.
- Toàn thị xã có 3 trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung và 1 trạm xử lý nước thải công nghiệp cho khu công nghiệp Long Bình An.
b) Thu gom, xử lý chất thải rắn:
- Chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và Y tế được thu gom, xử lý riêng. Đến năm 2010 đóng cửa bãi đổ chất thải rắn tại xã Nông Tiến.
- Xây dựng khu xử lý chất thải rắn quy mô 15ha tại khu vực phía Nam thị xã thuộc địa bàn xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn. Công nghệ xử lý tiên tiến, hiện đại.
7.6- Quy hoạch nghĩa trang:
- Đóng cửa các nghĩa trang nằm rải rác trong đô thị, chỉnh trang thành công viên nghĩa trang. Nghĩa trang hiện nay tại km 8, xã Trung Môn tiếp tục sử dụng đến năm 2010.
- Đầu tư xây dựng nghĩa trang mới quy mô 20 ha tại khu vực phía Bắc thị xã, thuộc địa bàn xã Thắng Quân, cách trung tâm thị xã khoảng 15 km. Sau năm 2020 đầu tư xây dựng nhà hoả táng.
7.7- Định hướng mạng lưới Thông tin - Liên lạc:
a) Hệ thống chuyển mạch:
Mở rộng dung lượng tổng đài chủ Tuyên Quang đến năm 2010 đạt mật độ 47 máy/100 dân.
b) Truyền dẫn:
Xây dựng đường trung kế giữa các tổng đài là tạo thành mạch vòng để đáp ứng được nhu cầu thông tin cao nhất, tạo điều kiện mở rộng các loại hình dịch vụ như truyền hình cáp, Internet băng thông rộng. Hạ ngầm các tuyến cáp treo trên đường phố để đảm bảo chất lượng thông tin và mỹ quan đô thị.
c) Mạng di động:
Nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ di động trên địa bàn hiện có.
d) Mạng Internet:
Khai thác triệt để dịch vụ mạng internet băng thông rộng vào phục vụ đời sống nhân dân.
đ) Bưu chính:
Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng mạng bưu chính viễn thông trong khu vực thị xã hiện nay và các khu đô thị mới theo địa giới hành chính mới.
7.8- Các biện pháp bảo vệ môi trường, cảnh quan đô thị:
- Kiểm soát chặt chẽ nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi xả ra nguồn nước mặt.
- Trồng và bảo vệ các dải cây xanh ven sông, hồ, dọc các hè phố trong đô thị.
- Khai thác các loại hình du lịch sinh thái và các công trình xây dựng trong đô thị theo đúng quy định của Nhà nước.
8. Quy hoạch xây dựng đến năm 2010:
a) Các dự án phát triển kinh tế :
- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng Cụm các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị Long Bình An.
- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng dự án Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm;
b) Các dự án hạ tầng xã hội và dịch vụ:
- Dự án xây dựng mới Trung tâm Hội nghị tỉnh tại phường Phan Thiết;
- Dự án cải tạo nâng cấp khu vực chợ Tam Cờ.
- Dự án khu Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên.
- Dự án xây dựng nhà Bảo tàng tỉnh.
- Dự án xây dựng Quảng trường trung tâm tỉnh.
- Dự án xây dựng mới các khu thương mại, siêu thị, mạng lưới chợ tại các phường xã và các khu đô thị mới.
- Dự án xây dựng mới khu liên hiệp thể thao tại xã Hưng Thành.
- Dự án cải tạo và mở rộng các trường chuyên nghiệp, trường Trung cấp nghề tại xã Trung Môn và xã Ỷ La.
- Dự án xây dựng kè và đường hai bên bờ sông Lô.
- Dự án xây dựng các khu đô thị mới tại xã Ỷ La, xã Hưng Thành, xã An Tường, xã Nông Tiến.
- Chỉnh trang nâng cấp các công trình xây dựng trong khu đô thị cũ.
c) Các dự án hạ tầng kỹ thuật:
- Dự án cải tạo, mở rộng các tuyến Quốc lộ và Tỉnh lộ đoạn qua thị xã theo tiêu chuẩn đường đô thị.
- Dự án cải tạo, nạo vét luồng lạch và xây dựng cảng sông Lô.
d) Các dự án cơ sở kinh tế kỹ thuật tạo động lực phát triển đô thị:
- Dự án xây dựng Quốc lộ 2 tránh.
- Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37.
- Dự án đường Hồ Chí Minh qua Tuyên Quang.
- Dự án tuyến đường nối từ QL 2 qua cầu Tân Hà đến QL 37 B.
- Dự án Khu Du lịch Núi Dùm.
9. Nguồn vốn đầu tư: Vốn ngân sách nhà nước; vốn huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
1. Sở Xây dựng:
1.1- Ban hành Quy chế quản lý xây dựng theo Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 đã được phê duyệt.
1.2- Kiểm tra, hướng dẫn các cấp, các ngành, các chủ đầu tư thực hiện quyền quản lý quy hoạch và xây dựng theo quy hoạch; thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm những vi phạm trong quản lý, xây dựng đô thị theo quy định của pháp luật.
1.3. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức lập và quản lý các quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch xây dựng chuyên ngành và triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng phát triển đô thị theo quy định của pháp luật.
2. Uỷ ban nhân dân thị xã Tuyên Quang:
2.1- Chủ trì phối hợp với Sở xây dựng, các ngành liên quan tổ chức công bố Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 để nhân dân biết, kiểm tra và thực hiện; tổ chức thực hiện quy hoạch theo quy định của pháp luật.
2.2- Xây dựng kế hoạch, quản lý thực hiện các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng và dự án đầu tư theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về quy hoạch xây dựng; quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
2.3- Phối hợp với các ngành liên quan, quản lý chặt chẽ quỹ đất xây dựng, lập kế hoạch sử dụng đất phù hợp với nguồn vốn đầu tư và khả năng thu hút đầu tư, tránh tình trạng giữ đất và sử dụng đất sai mục đích, đảm bảo khai thác hiệu quả quỹ đất phát triển đô thị; quản lý và sử dụng đất theo đúng các quy định của pháp luật.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Uỷ ban nhân dân thị xã Tuyên Quang và các ngành liên quan lập kế hoạch vốn, hàng năm phân bổ hợp lý vốn ngân sách Nhà nước; khuyến khích thu hút mọi nguồn vốn của các thành phần kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thực hiện quy hoạch xây dựng theo đúng quy định của Nhà nước.
4. Sở Nội vụ:
Chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân thị xã, Uỷ ban nhân dân huyện Yên Sơn, Sở Xây dựng và các ngành liên quan xây dựng đề án điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Tuyên Quang theo đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị xã Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
5. Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Bưu chính Viễn thông; Điện lực Tuyên Quang, Công ty cấp thoát nước Tuyên Quang có trách nhiệm quản lý chuyên ngành và lập kế hoạch phát triển ngành đáp ứng yêu cầu đến năm 2010 thị xã Tuyên Quang đạt tiêu chí đô thị loại III để trở thành thành phố trong giai đoạn tiếp theo.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ; Chủ tịch UBND thị xã Tuyên Quang, Chủ tịch UBND huyện Yên Sơn; Chủ đầu tư (Sở Xây dựng tỉnh Tuyên Quang) và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Thông tư 15/2005/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng do Bộ xây dựng ban hành Ban hành: 19/08/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Nghị định 08/2005/NĐ-CP về quy hoạch xây dựng Ban hành: 24/01/2005 | Cập nhật: 06/12/2012
Quyết định 206/2004/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Phát triển Giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 Ban hành: 10/12/2004 | Cập nhật: 26/12/2009
Quyết định 70/QĐ-UB năm 2004 về quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Ban hành: 04/09/2004 | Cập nhật: 05/04/2012
Nghị định 72/2001/NĐ-CP về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị Ban hành: 05/10/2001 | Cập nhật: 09/12/2009
Quyết định 70/QĐ-UB năm 1997 về thu các loại lệ phí bến bãi do tỉnh Lào Cai ban hành Ban hành: 02/04/1997 | Cập nhật: 24/05/2014