Quyết định 287/QĐ-UBND năm 2020 về Đề án thiết lập mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II tại cơ quan, nhà nước các cấp tỉnh Ninh Thuận
Số hiệu: 287/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Lê Văn Bình
Ngày ban hành: 01/10/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Bưu chính, viễn thông, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 287/QĐ-UBND

Ninh Thuận, ngày 01 tháng 10 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN THIẾT LẬP MẠNG TRUYỀN SỐ LIỆU CHUYÊN DÙNG CẤP II TẠI CƠ QUAN, NHÀ NƯỚC CÁC CẤP TỈNH NINH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23/11/2009;

Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19/11/2015;

Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng 2025;

Căn cứ Thông tư số 43/2017/TT-BTTTT ngày 29/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định mức giá cước tối đa dịch vụ trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý, vận hành, kết nối, sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 12/2019/TT-BTTTT ngày 05/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý, vận hành, kết nối, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 1924/TTr-STTTT ngày 23/9/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án thiết lập mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II (Mạng TSLCD cấp II) tại cơ quan, nhà nước các cấp tỉnh Ninh Thuận.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Các Sở, ban ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn căn cứ các nội dung đề ra trong Đề án này phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và doanh nghiệp viễn thông để thiết lập mạng TSLCD cấp II về Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh bảo đảm hoàn thành và đưa vào vận hành trong năm 2020.

2. Sở Tài chính phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí cho các cơ quan, địa phương bảo đảm triển khai các nhiệm vụ về việc thiết bị đầu cuối (Router Dual-WAN) và kinh phí thuê duy trì hoạt động cho mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II của tỉnh.

3. Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nội dung Đề án này, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả việc triển khai thực hiện Đề án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các cơ quan ban, ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Giám đốc các doanh nghiệp viễn thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục KSTTHC (VPCP);
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- CT, PCT UBND tỉnh Lê Văn Bình;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- VPUB: LĐ, KTTH;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Bình

 

ĐỀ ÁN

THIẾT LẬP MẠNG TRUYỀN SỐ LIỆU CHUYÊN DÙNG CẤP II TẠI CƠ QUAN, NHÀ NƯỚC CÁC CẤP TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 287/QĐ-UBND ngày 01/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;

- Luật An ninh mạng ngày 12 tháng 6 năm 2018;

- Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;

- Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước;

- Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

- Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;

- Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT ngày 20/10/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc quản lý, vận hành, kết nối, sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước;

- Thông tư số 12/2019/TT-BTTTT ngày 05/11/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý, vận hành, kết nối, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước;

- Công văn số 1694/BTTTT-CATTT ngày 31/5/2019 của của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn yêu cầu an toàn thông tin cơ bản đối với hệ thống thông tin kết nối vào mạng TSLCD;

- Công văn số 273/BTTTT-CBĐTW ngày 31/01/2020 của của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn mô hình tham chiếu về kết nối mạng cho bộ, ngành, địa phương;

- Kế hoạch số 2023/KH-UBND ngày 16/5/2019 của UBND tỉnh Ninh Thuận về hành động thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng 2025;

- Thông báo số 77/TB-VPUB ngày 18/3/2020 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh về Kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Lưu Xuân Vĩnh, Trưởng ban tại cuộc họp Ban Chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Ninh Thuận.

II. TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUYỀN SỐ LIỆU CHUYÊN DÙNG

 (Sơ đồ tổng quan về mạng truyền số liệu chuyên dùng)

1. Mạng truyền số liệu chuyên dùng (Mạng TSLCD) “là hạ tầng truyền dẫn căn bản trong kết nối các hệ thống thông tin Chính phủ điện tử và liên thông, chia sẻ dữ liệu” (theo Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ).

2. Mạng TSLCD là mạng dùng riêng tốc độ cao, công nghệ hiện đại, mạng lõi sử dụng công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức (IP/MPLS), kết nối tại tất cả các nút mạng đều sử dụng cáp quang 100/1000 Mbps. Các kết nối đều đảm bảo tính dùng riêng, an toàn, bảo mật, dự phòng cao đảm bảo hoạt động liên tục và thông suốt 24/7.

3. Phạm vi kết nối mạng TSLCD:

a) Mạng TSLCD cấp I: Kết nối đến 4 Văn phòng Trung ương, các Bộ, ban, ngành, các cơ quan tương đương trực thuộc Trung ương, Tỉnh/thành ủy, HĐND, UBND các tỉnh/thành phố do Cục Bưu điện trung ương quản lý và vận hành khai thác.

b) Mạng TSLCD cấp II: Kết nối đến các Sở, ban, ngành, cơ quan cấp huyện và cấp xã do Doanh nghiệp viễn thông quản lý và vận hành khai thác. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, Viễn thông Ninh Thuận và Viettel Ninh Thuận là 02 đơn vị có chức năng cung cấp đường truyền TSLCD cấp II.

III. VAI TRÒ CỦA MẠNG TSLCD TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ

Vai trò của mạng TSLCD được nêu trong các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông như sau:

1. Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025: Mạng TSLCD “là hạ tầng truyền dẫn căn bản trong kết nối các hệ thống thông tin Chính phủ điện tử và liên thông, chia sẻ dữ liệu”.

2. Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước: Trục liên thông văn bản quốc gia được kết nối, liên thông với hệ thống quản lý văn bản và điều hành của các bộ, ngành, địa phương qua Mạng TSLCD của các cơ quan Đảng, nhà nước (Mạng TSLCD cấp I).

3. Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2019 Ban hành Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0, trong đó, mạng TSLCD được sử dụng là hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn cho các hệ thống Chính phủ điện tử.

IV. THỰC TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN

1. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đã được trang bị 2 đường truyền internet trực tiếp tốc độ cao để phục vụ truy cập nhanh chóng các ứng dụng dùng chung cho các cơ quan nhà nước trong toàn tỉnh. Tính đến nay, hệ thống Trung tâm tích hợp dữ liệu đã được trang bị 16 máy chủ, 03 thiết bị lưu trữ dữ liệu, 02 thiết bị tường lửa, 02 thiết bị phòng chống thư rác, 01 thiết bị phòng chống tấn công web, phòng chống virus cùng với hệ thống giám sát và nhiều thiết bị mạng khác.

2. Hầu hết các chương trình phần mềm dùng chung và các hệ thống thông tin chuyên ngành của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh được lưu trữ tập trung trên Hệ thống Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan trong việc triển khai, vận hành các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý của ngành. Đồng thời, sẽ thuận lợi hơn trong việc xây dựng các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính quyền điện tử của tỉnh.

3. Để bảo đảm cơ sở hạ tầng kỹ thuật triển khai các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính quyền điện tử của tỉnh theo Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ và Kế hoạch số 2023/KH-UBND ngày 16/5/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Hiện nay, Sở Thông tin và Truyền thông đang triển khai việc đầu tư nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh nhằm bảo đảm an toàn thông tin phục vụ lưu trữ, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa cơ quan trong tỉnh và các cơ quan Trung ương.

4. Hạ tầng truyền dẫn cáp quang được các doanh nghiệp viễn thông tăng cường đầu tư mở rộng đến 100% khu vực có dân cư sinh sống trên địa bàn tỉnh, bảo đảm cho việc triển khai các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng Chính quyền điện tử của tỉnh. Về cung cấp đường truyền số liệu chuyên dùng cho các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh, hiện nay có 02 đơn vị cung cấp đường truyền số liệu chuyên dùng là Viễn thông Ninh Thuận và Viettel Ninh Thuận.

5. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại các cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh hiện nay có 100% các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và cấp xã đã có mạng nội bộ (LAN); 18 Sở, ban ngành, 07 huyện, thành phố và 65 xã, phường, thị trấn đã kết nối mạng diện rộng (WAN) của tỉnh. Tuy nhiên, việc thiết lập mạng WAN phục vụ các hoạt động chỉ đạo điều hành, trao đổi văn văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước trong thời gian qua chủ yếu được kết nối thông qua mạng internet là chính, tính đến thời điểm hiện nay, chỉ có 5 đơn vị sử dụng đường truyền số liệu chuyên dùng phục vụ cho việc thiết lập trục liên thông văn bản điện tử (Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Xây dựng). Nguyên nhân các đơn vị phần lớn chưa sử dụng đường truyền số liệu chuyên dùng để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, gửi nhận văn bản điện tử là do, các chương trình phần mềm dùng chung của tỉnh được quản lý, khai thác, vận hành tập trung tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, tạo thuận lợi cho các cơ quan nhà nước cá c cấp trong việc sử dụng đường truyền internet để kết nối về Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, gửi nhận văn bản điện tử, chia sẻ kết nối dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh; chi phí đường truyền số liệu chuyên dùng cao hơn đường truyền internet; chưa có cơ chế bắt buộc cơ quan, đơn vị sử dụng mạng TSLCD.

6. Từ các thực trạng nêu trên. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an toàn an ninh thông tin và khắc phục các sự cố nghẽn mạng, rớt mạng khi sử dụng đường truyền internet trong việc gửi nhận văn bản điện tử, chia sẻ, kết nối dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, xây dựng Chính quyền điện tử của cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ đã đề ra tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ; Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ; Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Kế hoạch số 2023/KH-UBND ngày 16/5/2019 của UBND tỉnh Ninh Thuận.

Trên cơ sở đó, việc Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Đề án "Thiết lập mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II tại cơ quan, nhà nước các cấp tỉnh Ninh Thuận" hoạt động độc lập với mạng internet để bảo đảm an toàn thông tin trên hệ thống mạng phục vụ cho việc gửi nhận văn bản điện tử, chia sẻ, kết nối dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước các cấp tỉnh Ninh Thuận là hết sức cần cần thiết trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.

V. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu tổng quát:

a) Thiết lập mạng TSLCD cấp II tại cơ quan, nhà nước các cấp tỉnh Ninh Thuận hoạt động độc lập với mạng internet phục vụ cho việc gửi nhận văn bản điện tử, chia sẻ, kết nối dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước các cấp tỉnh Ninh Thuận.

b) Bảo đảm an toàn an ninh thông tin theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Trong năm 2020, bảo đảm hoàn thành 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã được thiết lập mạng TSLCD cấp II hoạt động độc lập với mạng internet phục vụ cho việc gửi nhận văn bản điện tử, chia sẻ, kết nối dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước các cấp tỉnh Ninh Thuận; kết nối với các cơ quan Trung ương thông quan Mạng TSLCD cấp I.

b) Thực hiện đồng bộ việc gửi nhận văn bản điện tử 4 cấp từ các cơ quan Trung ương đến các cơ quan cấp tỉnh, huyện và cấp xã thông qua Mạng TSLCD cấp I, cấp II theo quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ; văn bản số 273/BTTTT-CBĐTW ngày 31/01/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn mô hình tham chiếu về kết nối mạng cho bộ, ngành, địa phương.

c) Các hoạt động chỉ đạo điều hành, trao đổi thông tin công vụ, gửi nhận văn bản điện tử thông qua mạng TSLCD cấp II tại cơ quan, nhà nước các cấp tỉnh Ninh Thuận được bảo đảm an toàn an ninh thông tin theo theo quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ; Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

VI. PHẠM VI, THỜI GIAN TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN

1. Phạm vi Đề án: Mạng TSLCD cấp II được thiết lập đến tất cả các cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thông qua hạ tầng mạng viễn thông chuyên dùng cấp II do doanh nghiệp viễn thông ( Viễn thông Ninh Thuận, Viettel Ninh Thuận) quản lý, khai thác và kết nối tập trung về Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đặt tại Sở Thông tin và Truyền thông.

2. Thời gian triển khai, thực hiện: Trong năm 2020.

VII. GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

Lựa chọn mô hình thiết lập mạng TSLCD cấp II cho cơ quan nhà nước các cấp tỉnh Ninh Thuận:

Căn cứ tài liệu hướng dẫn mô hình tham chiếu về kết nối vào mạng TSLCD được ban hành kèm theo Công văn số 273/BTTTT-CBĐTW ngày 31/01/2020 của của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn mô hình tham chiếu về kết nối mạng cho bộ, ngành, địa phương.

Để phù hợp với hiện trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của tỉnh (mô hình quản lý tập trung tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh). Đồng thời, để các cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh chủ động trong việc lựa chọn dịch vụ kết nối internet và sử dụng dịch vụ đường TSLCD trên một thiết bị đầu cuối đặt tại cơ quan; UBND tỉnh chọn mô hình số 08 được ban hành kèm theo Công văn số 273/BTTTT-CBĐTW ngày 31/01/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông để thiết lập mạng TSLCD cấp II tại cơ quan, nhà nước các cấp tỉnh Ninh Thuận như sau:

1. Sơ đồ tổng quan thiết lập mạng TSLCD cấp II cho cơ quan nhà nước các cấp tỉnh Ninh Thuận theo Mô hình số 08 kết nối WAN của địa phương:

(Sơ đồ thiết lập mạng TSLCD cấp II của địa phương- Mô hình 08 ban hành theo văn bản số 273/BTTTT-CBĐTW ngày 31/01/2020 của BTTTT)

Trên cơ sở đó, Viễn thông Ninh Thuận (viết tắt VNPT Ninh Thuận) và Viettel Ninh Thuận đề xuất sơ đồ thiết lập mạng TSLCD cấp II cho cơ quan nhà nước các cấp tỉnh Ninh Thuận như sau:

a) VNPT Ninh Thuận đề xuất sơ đồ thiết lập mạng TSLCD cấp II cho cơ quan nhà nước các cấp tỉnh Ninh Thuận:

(Sơ đồ thiết lập mạng TSLCD cấp II do VNPT Ninh Thuận đề xuất)

b) Viettel Ninh Thuận đề xuất sơ đồ thiết lập mạng TSLCD cấp II cho cơ quan nhà nước các cấp tỉnh Ninh Thuận:

(Sơ đồ thiết lập mạng TSLCD cấp II do Viettel Ninh Thuận đề xuất)

2. Mô hình kết nối mạng TSLCD cấp II cho cơ quan nhà nước các cấp tỉnh Ninh Thuận hoạt động như sau:

a) Trên mạng TSLCD cấp II: Tạo kết nối điểm - đa điểm từ các cơ quan, nhà nước các cấp tỉnh Ninh Thuận về điểm tập trung của doanh nghiệp viễn thông (VPNT Ninh Thuận hoặc Viettel Ninh Thuận).

b) Tại điểm tập trung của doanh nghiệp viễn thông thực hiện tách lưu lượng internet và lưu lượng TSLCD của các cơ quan nhà nước, chuyển tiếp lưu lượng TSLCD của các cơ quan nhà nước tỉnh Ninh Thuận đến các ứng dụng tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh bảo đảm mọi hoạt động gửi nhận văn bản điện tử, trao đổi, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước các cấp trên các ứng dụng dung chung của tỉnh Ninh Thuận được lưu trữ tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh hoàn toàn độc lập với mạng internet.

3. Yêu cầu chung về thiết lập mạng TSLCD cấp II cho cơ quan nhà nước các cấp tỉnh Ninh Thuận:

a) Thiết lập mạng TSLCD cấp II không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng mạng internet tại cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh, mạng TSLCD cấp II hoạt động độc lập với mạng internet để bảo đảm an toàn thông tin trên hệ thống mạng phục vụ cho việc gửi nhận văn bản điện tử, chia sẻ, kết nối dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước các cấp tỉnh Ninh Thuận và kết nối liên thông với các cơ quan Trung ương theo Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm hệ thống hoạt động thông suốt, ổn định 24/7.

b) Tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, các hệ thống thông tin và các ứng dụng dùng chung của tỉnh được kết nối nối trên hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II của tỉnh và trên hệ thống mạng internet để thuận tiện cho lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan đơn đơn vị làm việc tại nhà, làm việc bên ngoài cơ quan để xử lý công việc trên môi trường mạng như: ký số, gửi, nhận văn bản điện tử, chia sẻ, kết nối dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước các cấp tỉnh Ninh Thuận.

c) Hệ thống mạng TSLCD cấp II phải bảo đảm tính xác thực, toàn vẹn, an toàn thông tin dữ liệu điện tử được khởi tạo từ bên gửi, bảo đảm bên nhận đúng thông tin gửi; hỗ trợ chức năng ghi lịch sử tất cả các giao dịch; có giải pháp lưu trữ tạm thời về thông tin, dữ liệu liên quan theo quy định; dữ liệu lưu trữ phải bảo đảm đúng khuôn dạng được khởi tạo trong quá trình gửi, nhận; được dùng để tham chiếu trong những trường hợp cần thiết như kiểm chứng, đối chiếu, xác định bên gửi, bên nhận, thời gian gửi, nhận dữ liệu.

4. Yêu cầu về bảo đảm an toàn thông tin cho mạng TSLCD cấp II:

a) Mạng TSLCD cấp II bảo đảm đáp ứng khả năng an toàn, bảo mật thông tin. Tất cả các hoạt động gửi, nhận văn bản điện tử, chia sẻ, kết nối dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước các cấp tỉnh Ninh Thuận đều phải được an toàn, dữ liệu phải bảo đảm toàn vẹn, bảo mật trên đường truyền. Hệ thống hỗ trợ cơ chế bảo vệ dữ liệu; có hiệu năng cao, không bị trễ và chạy ổn định.

b) Áp dụng các công nghệ xác thực, cơ chế kiểm soát quyền truy cập và cơ chế ghi lịch sử hoạt động của Hệ thống để quản lý, sẵn sàng cho kiểm tra, kiểm soát khi cần thiết.

c) Hệ thống hỗ trợ công cụ theo dõi, kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý các nguy cơ, rủi ro mất an toàn, an ninh thông tin.

d) Áp dụng giải pháp phân tích, đánh giá, đưa ra phương án khắc phục sự cố mất an toàn an ninh thông tin với thời gian nhanh nhất.

đ) Triển khai các biện pháp, giải pháp phòng chống mã độc; áp dụng các biện pháp hành chính, kỹ thuật để tăng cường quản lý, giám sát, kiểm soát trong gửi, nhận văn bản điện tử. Có cơ chế kiểm soát, giới hạn phạm vi truy cập của các đơn vị tham gia liên thông, lập báo cáo định kỳ.

e) Hệ thống được thực thi bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ; Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT ngày 24/4/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông; Điều 11 Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT ngày 20/10/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông; Khoản 5, Điều 1 Thông tư số 12/2019/TT-BTTTT ngày 05/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

g) Hệ thống thông tin khi kết nối vào mạng TSLCD cấp II thực hiện theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2019/TT-BTTTT ngày 05/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

h) Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh khi kết nối vào mạng TSLCD cấp II thực hiện theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2019/TT-BTTTT ngày 05/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

5. Yêu cầu về băng thông đường TSLCD cấp II: Để bảo đảm dung lượng kết nối và tình hình gửi, nhận văn bản điện tử, chia sẻ, kết nối dữ liệu thực tế của cơ quan, đơn vị trên cơ sở tiết kiệm, hiệu quả, đề nghị các đơn vị sử dụng Mạng TSLCD cấp II làm việc với VNPT Ninh Thuận hoặc Viettel Ninh Thuận để thiết lập đường truyền với băng thông tối thiểu 2Mbps đối với cấp xã và tối thiểu 4Mbps đối với các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

6. Giá cước sử dụng dịch vụ mạng TSLCD theo quy định tại Thông tư số 43/2017/TT-BTTTT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định mức giá cước tối đa dịch vụ trên mạng TSLCD của các cơ quan Đảng, Nhà nước.

7. Các ứng dụng, hệ thống thông tin của tỉnh hoạt động thông qua mạng TSLCD cấp II:

a) Truy cập, kết nối đến các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, ứng dụng dùng chung đặt tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh.

b) Họp trực tuyến.

c) Các ứng dụng chuyên ngành khác có yêu cầu liên thông, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

d) Trục kết nối liên thông, nền tảng chia sẻ, tích hợp cấp tỉnh (LGSP) phục vụ truy cập, kết nối đến các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung đặt tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh.

đ) Các ứng dụng khác theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 27/2017/TT-BTTTT ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

8. Quy hoạch địa chỉ IP cho mạng TSLCD cấp II cho cơ quan nhà nước các cấp tỉnh Ninh Thuận:

STT

Tên đơn vị

Quy hoạch địa chỉ IP mạng TSLCD cấp II

1

Văn phòng UBND tỉnh

10.226.69.1

2

Sở Thông tin và Truyền thông

10.226.27.1

3

Sở Tài nguyên và Môi trường

10.226.22.1

4

Sở Kế hoạch và Đầu tư

10.226.17.1

5

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

10.226.20.1

6

Sở Giáo dục và Đào tạo

10.226.15.1

7

Sở Công thương

10.226.14.1

8

Sở Tài chính

10.226.70.1

9

Sở Giao thông vận tải

10.226.16.1

10

Sở Xây dựng

10.226.25.1

11

Sở Nội vụ

10.226.21.1

12

Sở Khoa học và Công nghệ

10.226.18.1

13

Sở Tư pháp

10.226.45.1

14

Sở Y tế

10.226.26.1

15

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

10.226.19.1

16

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

10.226.24.1

17

Ban Quản lý các Khu công nghiệp

10.226.50.1

18

Thanh tra tỉnh

10.226.28.1

19

Ban Dân tộc miền núi

10.226.29.1

20

UBND huyện Ninh Phước

10.226.56.1

21

UBND huyện Thuận Nam

10.226.58.1

22

UBND huyện Ninh Hải

10.226.55.1

23

UBND huyện Thuận Bắc

10.226.57.1

24

UBND huyện Ninh Sơn

10.226.61.1

25

UBND huyện Bác Ái

10.226.54.1

26

UBND TP Phan Rang-Tháp Chàm

10.226.59.1

27

Phường Đô Vinh

10.226.90.1

28

Phường Phước Mỹ

10.226.91.1

29

Phường Bảo An

10.226.92.1

30

Phường Phủ Hà

10.226.93.1

31

Phường Thanh Sơn

10.226.94.1

32

Phường Mỹ Hương

10.226.95.1

33

Phường Tấn Tài

10.226.96.1

34

Phường Kinh Dinh

10.226.97.1

35

Phường Đạo Long

10.226.98.1

36

Phường Đài Sơn

10.226.99.1

37

Phường Đông Hải

10.226.100.1

38

Phường Mỹ Đông

10.226.101.1

39

Xã Thành Hải

10.226.102.1

40

Phường Văn Hải

10.226.103.1

41

Phường Mỹ Bình

10.226.104.1

42

Phường Mỹ Hải

10.226.105.1

43

Xã Phước Bình

10.226.106.1

44

Xã Phước Hòa

10.226.107.1

45

Xã Phước Tân

10.226.108.1

46

Xã Phước Tiến

10.226.109.1

47

Xã Phước Thắng

10.226.110.1

48

Xã Phước Thành

10.226.111.1

49

Xã Phước Đại

10.226.112.1

50

Xã Phước Chính

10.226.113.1

51

Xã Phước Trung

10.226.114.1

52

Thị trấn Tân Sơn

10.226.115.1

53

Xã Lâm Sơn

10.226.116.1

54

Xã Lương Sơn

10.226.117.1

55

Xã Quảng Sơn

10.226.118.1

56

Xã Mỹ Sơn

10.226.119.1

57

Xã Hòa Sơn

10.226.120.1

58

Xã Ma Nới

10.226.121.1

59

Xã Nhơn Sơn

10.226.122.1

60

Thị trấn Khánh Hải

10.226.123.1

61

Xã Vĩnh Hải

10.226.124.1

62

Xã Phương Hải

10.226.125.1

63

Xã Tân Hải

10.226.126.1

64

Xã Xuân Hải

10.226.127.1

65

Xã Hộ Hải

10.226.128.1

66

Xã Tri Hải

10.226.129.1

67

Xã Nhơn Hải

10.226.130.1

68

Xã Thanh Hải

10.226.131.1

69

Thị trấn Phước Dân

10.226.132.1

70

Xã Phước Sơn

10.226.133.1

71

Xã Phước Thái

10.226.134.1

72

Xã Phước Hậu

10.226.135.1

73

Xã Phước Thuận

10.226.136.1

74

Xã An Hải

10.226.137.1

75

Xã Phước Hữu

10.226.138.1

76

Xã Phước Hải

10.226.139.1

77

Xã Phước Vinh

10.226.140.1

78

Xã Phước Chiến

10.226.141.1

79

Xã Công Hải

10.226.142.1

80

Xã Phước Kháng

10.226.143.1

81

Xã Lợi Hải

10.226.144.1

82

Xã Bắc Sơn

10.226.145.1

83

Xã Bắc Phong

10.226.146.1

84

Xã Phước Hà

10.226.147.1

85

Xã Phước Nam

10.226.148.1

86

Xã Phước Ninh

10.226.149.1

87

Xã Nhị Hà

10.226.150.1

88

Xã Phước Dinh

10.226.151.1

89

Xã Phước Minh

10.226.152.1

90

Xã Phước Diêm

10.226.153.1

91

Xã Cà Ná

10.226.154.1

Các cơ quan, đơn vị phát sinh mới

10.226…….

VIII. KINH PHÍ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Kinh phí đầu tư thiết bị đầu cuối đặt tại các Sở, Ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn để kết nối đường truyền internet hiện có bảo đảm hoạt động song song với đường TSLCD cấp II tại 26 Sở, Ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và 65 Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn:

Số lượng cơ quan dự kiến lắp đặt thiết bị đầu cuối II

Thiết bị đầu cuối đặt tại cơ quan, địa phương

Kinh phí mua sắm thiết bị đầu cuối /1 đơn vị (VNĐ)

Tổng kinh phí thuê bao hàng tháng (VNĐ)

91

Router Dual- WAN (draytek vigor2925)

4.500.000

409.500.000

2. Kinh phí thuê bao hàng tháng cho đường TSLCD cấp II tại 26 Sở, Ban ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và 65 Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, của Thông tư số 43/2017/TT-BTTTT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định mức giá cước tối đa dịch vụ trên mạng TSLCD của các cơ quan Đảng, Nhà nước. Cụ thể như sau:

a) Kinh phí thuê bao hàng tháng cho đường TSLCD cấp II tại 26 Sở, Ban ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

Số lượng cơ quan sử dụng đường TSLCD cấp II

Dung lượng đường truyền

Kinh phí thuê bao hàng tháng/1 đơn vị (VNĐ)

Tổng kinh phí thuê bao hàng tháng (VNĐ)

26

6 Mbps

1.300.000

33.800.000

b) Kinh phí thuê bao hàng tháng cho đường TSLCD cấp II tại 65 Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn:

Số lượng cơ quan sử dụng đường TSLCD cấp II

Dung lượng đường truyền

Kinh phí thuê bao hàng tháng/1 đơn vị (VNĐ)

Tổng kinh phí thuê bao hàng tháng (VNĐ)

65

4 Mbps

870.000

56.550.000

* Tổng kinh phí dự kiến triển khai, thực hiện Đề án: 499.850.000 đồng (Bốn trăm chín mươi chín triệu, tám trăm năm mươi ngàn đồng).

Trong đó:

- Kinh phí đầu tư thiết bị đầu cuối (Đầu tư một lần) đặt tại các Sở, Ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn do đơn vị viễn thông cho thuê đầu tư: 409.500.000 đồng.

- Kinh phí thuê bao hàng tháng cho đường TSLCD cấp II tại 26 Sở, Ban ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và 65 Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn: 90.350.000 đồng. Kinh phí này do ngân sách nhà nước.

IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông:

a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế quản lý, vận hành và sử dụng mạng TSLCD cấp II tại cơ quan, nhà nước các cấp tỉnh Ninh Thuận.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp viễn thông thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn mạng và thông tin trên Mạng TSLCD cấp II.

c) Hỗ trợ, hướng dẫn các Sở ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc cấu hình, thiết lập mạng TSLCD cấp II hoạt động song song với mạng internet hiện có tại các cơ quan, địa phương.

d) Chủ trì kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm quy định về sử dụng, chia sẻ, lưu trữ thông tin và an toàn thông tin trên Mạng TSLCD cấp II.

đ) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về mạng TSLCD; hướng dẫn các đơn vị quản lý, khai thác hiệu quả mạng TSLCD cấp II.

2. Các cơ quan, đơn vị thiết lập mạng TSLCD cấp II:

a) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và doanh nghiệp viễn thông để thiết lập mạng TSLCD từ cơ quan, đơn vị đến Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh thông qua điểm quản lý tập trung của doanh nghiệp viễn thông (VNPT Ninh Thuận hoặc Viettel Ninh Thuận); thiết lập địa chỉ IP trên các thiết bị đầu cuối tham gia vào hệ thống mạng nội bộ của đơn vị; chịu trách nhiệm về nội dung, thông tin của đơn vị được truyền tải trên mạng TSLCD cấp II.

b) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng; tổ chức khai thác có hiệu quả các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, phần mềm dùng chung của tỉnh trên mạng TSLCD cấp II.

c) Quản lý chặt chẽ hệ thống hạ tầng và thiết bị kết nối mạng TSLCD cấp II của đơn vị; lập nhật ký theo dõi quá trình hoạt động của các thiết bị kết nối mạng TSLCD cấp II.

d) Phối hợp với doanh nghiệp viễn thông cung cấp mạng TSLCD cấp II để được hỗ trợ khắc phục sự cố về kết nối, tốc độ, chất lượng dịch vụ,...trên mạng TSLCD cấp II.

đ) Đối với các sự cố mạng gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cơ quan, đơn vị; vượt quá khả năng tự khắc phục của cơ quan, đơn vị phải thông báo kịp thời cho Sở Thông tin và Truyền thông để điều phối việc khắc phục sự cố.

e) Thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 19 Thông tư 27/2017/TT-BTTTT ngày 20/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

g) Thanh toán cước phí sử dụng mạng TSLCD cấp II cho doanh nghiệp viễn thông. Giá cước phí sử dụng mạng TSLCD cấp II theo quy định tại Thông tư số 43/2017/TT-BTTTT ngày 29/12/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định mức giá cước tối đa dịch vụ trên mạng TSLCD của các cơ quan Đảng, Nhà nước.

h) Báo cáo tình hình khai thác, sử dụng mạng TSLCD cấp II của cơ quan, địa phương khi có đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông.

3. Sở Tài chính:

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí cho các cơ quan, địa phương bảo đảm triển khai các nhiệm vụ về việc mua sắm thiết bị đầu cuối (Router Dual-WAN) để kết nối vào mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II của tỉnh; bảo đảm hoạt động song song với đường truyền internet hiện có tại các cơ quan, địa phương và kinh phí duy trì hoạt động cho mạng truyền số liệu cấp II của tỉnh trên cơ sở tổng hợp các chi phí thực tế từ Hóa đơn, Hợp đồng cung cấp sử dụng dịch vụ đường truyền số liệu chuyên dùng của các doanh nghiệp viễn thông đã cung cấp dịch vụ cho các cơ quan, địa phương.

4. Các doanh nghiệp viễn thông:

a) Chủ động làm việc với cơ quan nhà nước các cấp để thống nhất phương án thiết lập đường truyền số liệu chuyên dung cấp II từ cơ quan đến Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh theo đúng, mô hình kết nối và địa chỉ IP được quy định trong Đề án này; hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ quan, đơn vị sử dụng đường truyền Mạng TSLCD cấp II trong việc khắc phục kịp thời sự cố phát sinh.

b) Tuân thủ các quy định về kết nối, chất lượng mạng và bảo đảm an toàn thông tin đối với Mạng TSLCD theo quy định do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

c) Triển khai các giải pháp dự phòng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và con người để bảo đảm Mạng TSLCD cấp II tại cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh hoạt động an toàn, liên tục và thông suốt.

d) Báo cáo về tình hình khai thác, sử dụng Mạng TSLCD cấp II trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu của Sở Thông tin và Truyền thông.

Trên cơ sở các nội dung đề ra trong Đề án này, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, địa phương phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và doanh nghiệp viễn thông để thiết lập mạng TSLCD cấp II về Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh bảo đảm hoàn thành trong năm 2020./.