Quyết định 2812/QĐ-UBND năm 2016 thông qua phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa
Số hiệu: 2812/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Lê Thị Thìn
Ngày ban hành: 28/07/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2812/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 07 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH THANH HÓA

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015;

Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24/2/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định s 1256/QĐ-UBND ngày 11/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 151/TTr-SNN&PTNT ngày 12/7/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 01 thủ tục hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa. (Có Phụ lục đính kèm).

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan:

1. Dự thảo báo cáo kết quả rà soát, đánh giá thtục hành chính của UBND tỉnh, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt gửi Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

2. Dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh Thanh Hóa và dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua.

Điều 3. Giao Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư pháp; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 5 QĐ;
- Th
tưng Chính phủ (để báo cáo);
- Cục KSTTHC - Bộ Tư pháp (để báo cáo
);
- Chủ tịch UBND tnh (để báo cáo);
- Lưu: VT, NC (02).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thị Thìn

 

PHỤ LỤC

PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2812/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

Thủ tục hành chính: Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Số seri: T-THA-286190-TT).

I. Nội dung đơn giản hóa

1. Về thành phần hồ sơ: cần sửa đổi yêu cầu về thành phần hồ sơ để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính.

Lý do: Thành phần hồ sơ chưa phù hợp, cụ thể như sau:

- Về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90CV trở lên) đang yêu cầu nộp bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu. Đề nghị bỏ yêu cầu nộp bản sao công chứng, vì đối với thành phần hồ sơ này chỉ cần nộp bản photocopy và xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu, trả lại ngay để giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.

- Về danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh) và danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh) đang trùng chủ thể là “chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm”, đề nghị ghép 02 danh sách này lại thành 01 danh sách “danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh)”.

2. Về cơ quan thực hiện thủ tục hành chính (cơ quan có thẩm quyền quyết định): Đnghị quy định cụ thể, rõ ràng cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Lý do: Theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chng nhận ATTP: Là các cơ quan kiểm tra quy định tại Điều 5 Thông tư này theo nguyên tắc cơ quan nào kiểm tra thì cơ quan đó cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. (Khoản 1, Điều 18).

- Cơ quan kiểm tra cấp địa phương: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình thực tiễn của địa phương và đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (Khoản 2, Điều 5).

Việc quy định như trên còn chung chung, chưa cụ thể, chưa phù hợp với chức năng quản lý nhà nước đã được quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Cụ thể:

+ Tại điểm g, khoản 3, Điều 3 Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV quy định về nhiệm vụ của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản: Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở tham mưu cho UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh; chế biến, thương mại nông, lâm, thủy sản và muối tại địa phương.

+ Tại khoản 8, Điều 6 Thông tư liên tịch 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV quy định về nhiệm vụ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở các huyện hoặc Phòng Kinh tế ở các thị xã, thành phố: Quản lý về chất lượng, vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản và muối trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

3. Về phí, lệ phí:

- Về phí: Đnghị bỏ quy định mức thu phí thẩm xét hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm sản và thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Lý do: Việc quy định Mức phí thẩm xét hồ sơ hiện đang quy định là 500.000 đồng/lần/cơ sở (Biểu số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm) là chưa hợp lý. Việc thẩm xét hồ sơ chỉ căn cứ trên hồ sơ do tổ chức, cá nhân gửi để đối chiếu với quy định trong Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ (việc này thuộc trách nhiệm của cán bộ, công chức). Vì vậy, đề nghị bỏ quy định mức phí thẩm xét hồ sơ xin cấp giấy để giảm gánh nặng chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.

- Về lệ phí: Đnghị quy chung về một mức lệ phí là 40.000 đồng/lần cấp để tổ chức, cá nhân dễ thực hiện, dễ theo dõi và gim bớt chi phí thực hiện thủ tục hành chính.

Lý do: Trong cùng 01 thủ tục hành chính nhưng đang phân thành 02 mức lệ phí cho 02 lĩnh vực khác nhau. Cụ thể:

+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm sản: 150.000 đồng/lần cấp (Biểu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

+ Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản: 40.000 đồng/lần cấp (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28/6/2012 của Bộ trưng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thủy sản).

II. Kiến nghị thực thi

1. Kiến nghị sửa đổi mục b, d, đ, khoản 3, Điều 18 của Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể như sau:

“b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc giy chng nhận kinh tế trang trại (ngoại trừ đi với tàu cá lắp máy có tng công sut máy chính từ 90CV trở lên): Bản photocopy kèm theo bn chính đ đối chiếu.

d) Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh)”.

2. Kiến nghị sửa đổi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại khoản 1, Điều 18 Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể như sau:

"1. Cơ quan có thm quyền cấp giấy chứng nhận ATTP:

- Đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của cấp tỉnh là Chi cục Quản Chất lượng Nông lâm sn và Thủy sản;

- Đối với các đi tượng thuộc thẩm quyền quản của cấp huyện là Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở các huyện hoặc Phòng Kinh tế ở các thị xã, thành phố”.

3. Kiến nghị sửa đổi mục 1, Biểu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Cụ thể như sau:

“Lệ phí cấp giấy chng nhn đối với cơ sở đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn để sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản: 40.000 đồng/lần cp”.

4. Kiến nghị bãi bỏ mục 10, Biểu số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

III. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 221.281.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 175.443.675 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm 45.837.825 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa là 20,71%./.





Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010