Quyết định 2740/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch hành động quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
Số hiệu: 2740/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng Người ký: Lê Thanh Sơn
Ngày ban hành: 07/11/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PH HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2740/QĐ-UBND

Hải Phòng, ngày 07 tháng 11 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/06/2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm ngày 23/6/2014;

Căn cứ Nghị định s 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

Căn cứ Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 21/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược bo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết đnh số 985a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020 và đnh hướng đến năm 2025;

Xét đề nghị của Giám đc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 2160/TTr-STNMT ngày 14/9/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch hành động quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Chủ tch;
- PCT Lê Thanh Sơn;
- Như Điều 3;
- CVP, các PCVP;
- Phòng NNTNMT;
- CV: MT;
- Lưu: V
T.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thanh Sơn

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định
s 2740/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố)

I. MC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát.

Tăng cường công tác quản lý chất lượng không khí thông qua kiểm soát nguồn phát sinh khí thải và giám sát chất lượng không khí xung quanh nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí và bảo đảm sức khỏe cộng đồng.

2. Mc tiêu c thể.

- Kiểm soát tốt các nguồn khí thải, tập trung vào nguồn khí thải công nghiệp, năng lượng (tại Phụ lục của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu) và giao thông, đến năm 2020 đảm bảo:

+ 80% các cơ sở sản xuất phôi thép, hóa chất và phân bón hóa học xử lý bụi và các khí thải SO2, NOx, CO đạt Quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

+ 100% cơ sở sản xuất nhiệt điện, xi măng; 70% cơ sở sản xuất thép, hóa chất, phân bón hóa học đầu tư lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động liên tục với các thông số theo Quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

+ Kiểm kê khí thải cho 100% cơ sở sản xuất nhiệt điện và sản xuất xi măng, 70% cơ sở sản xuất thép, hóa chất và phân bón hóa học;

+ Triển khai các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi PM10 và PM2.5 tại các nguồn thải chính (tập trung vào nguồn công nghiệp, năng lượng, giao thông và xây dựng)

+ Hoàn thành thực hiện Quyết định số 909/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố”; Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thi đối với xe ô tô, xe mô tô 2 bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.

- Xác định hiện trạng ô nhiễm bụi PM10 và PM2.5 trên địa bàn thành phố.

- Tăng cường công tác giám sát chất lượng không khí xung quanh thông qua việc tăng slượng trạm quan trắc không khí xung quanh tự động liên tục so với năm 2015 theo đúng Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường thành phố Hải Phòng đến năm 2025; giám sát thường xuyên các thông số theo Quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thông số VOCs, HC.

II. QUAN ĐIM CHỈ ĐẠO

1. Quản lý cht lượng không khí phải phù hợp với quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam và điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố để đảm bảo tính hiệu quả, lấy phòng ngừa ô nhiễm là chính, kết hợp với xử lý, khắc phục ô nhiễm, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường không khí xung quanh.

2. Quản lý chất lượng không khí phải dựa trên phân tích chi phí lợi ích, được tiến hành thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm và lộ trình quản lý phù hợp với điều kiện của thành phố.

3. Quản lý chất lượng không khí là trách nhiệm của chủ các nguồn phát thải và các cơ quan quản lý Nhà nước với sự giám sát của nhân dân.

III. NHIM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách cho công tác quản lý chất lượng không khí

Đánh giá lại các văn bản, quy định hiện có về quản lý chất lượng không khí của thành phố để thực hiện Kế hoạch hành động. Trong đó tập trung nghiên cứu rà soát, điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường thành phố Hải Phòng đến năm 2025 cho phù hợp với thực tế quản lý hiện nay.

2. Phòng ngừa, giảm thiểu phát thải khí thải.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quĐề án “Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2007, tập trung vào nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến kiến thức về nhiên liệu sinh học.

- Tập trung kiểm soát bụi trong quá trình thi công, vận chuyển nguyên vật liệu, chất thi tại các công trường xây dựng, khu vực hoạt động khai thác khoáng sản.

- Đầu tư, thực hiện đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, thiết bị sản xuất tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm hạn chế phát sinh khí thải.

- Tăng cường áp dụng sản xuất sạch hơn, hệ thng chứng nhận theo TCVN ISO 14001, thc hiện kiểm toán khí thải từ quá trình sản xuất.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng, lắp đặt, vận hành các hệ thống thiết bị xử lý khí thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường không khí.

- Thực hiện việc kiểm kê, cập nhật và khai thác dữ liệu khí thi từ Cơ sở dữ liệu quản lý các nguồn thải công nghiệp trên địa bàn thành phố (bao gồm cả việc kiểm kê bụi PM10 và PM2.5); Đầu tư, lắp đặt và vận hành thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục cho các cơ sở sản xuất công nghiệp có nguồn khí thải lớn theo danh mục tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ.

- Đầu tư, lắp đặt và vận hành hệ thống truyền sliệu quan trắc khí thải tự động liên tục từ cơ sở sản xuất (theo danh mục tại Phụ lục kèm theo Nghị định s 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ) tới Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí do các nguồn khí thải tại khu vực nông thôn, ưu tiên kiểm soát khí thải phát sinh từ các khu vực xử lý chất thải rắn nông thôn, làng nghề, cụm công nghiệp.

- Khuyến khích sử dụng khí nén tự nhiên làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông, tăng số lượng taxi và xe buýt sử dụng nhiên liệu từ khí nén tự nhiên.

- Tiếp tục triển khai các quy định của Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô 2 bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới; đề xuất lộ trình thắt chặt mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới đang lưu hành, xe cơ giới nhập khẩu đã qua sử dụng.

- Từng bước thực hiện Đề án “Kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 909/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2010, chú trọng vào kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông trong khu vực nội thành thành phố.

- Hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thống quan trắc môi trường không khí xung quanh tự động, liên tục; thiết lập các điểm quan trắc môi trường không khí theo Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về chất lượng môi trường không khí xung quanh.

3. Hoàn thiện cơ chế tài chính, đa dạng hóa nguồn lực cho lĩnh vực quản lý chất lượng không khí

- Tăng cường nguồn ngân sách cho các cơ quan quản lý nhà nước về các hoạt động đầu tư trang thiết bị quan trắc, thiết bị vận hành cơ sở dữ liệu, quản lý dữ liệu về khí thải.

- Ưu tiên nguồn vốn để tăng cường đầu tư lắp đặt bổ sung các trạm quan trắc tự động liên tục môi trường không khí theo Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường thành phố Hải Phòng đến năm 2025.

- Huy động các nguồn lực đầu tư ngoài vốn ngân sách nhà nước và các nguồn lực khác cho quản lý chất lượng không khí.

4. Hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học, công nghệ về quản lý chất lượng không khí

- Tăng cường nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm với các quốc gia và tổ chức quốc tế nhằm nâng cao năng lực và nghiệp vụ quản lý môi trường không khí.

- Khuyến khích đầu tư cho nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng nhiên liệu trong các ngành công nghiệp nhằm giảm thiểu phát sinh khí thải; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về phòng ngừa, giảm thiểu, xử lý, quan trắc khí thải, sử dụng hiệu quả nhiên liệu.

- Đẩy mnh nghiên cứu, ứng dụng hệ số phát thải cho các nguồn khí thải phù hợp với điều kiện thành phố làm cơ sở cho việc thực hiện kiểm kê khí thi;

- Nghiên cứu, xây dựng mô hình đánh giá sự lan truyền ô nhiễm không khí và dự báo chất lượng không khí; nghiên cứu đánh giá sức chịu tải của môi trường không khí làm cơ sở cho việc cấp hạn ngạch phát thải khí thải công nghiệp.

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào việc giám sát chất lượng không khí xung quanh.

5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường không khí

- Đẩy mnh thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không khí tại các cơ sở sản xuất công nghiệp, công trường xây dựng, khai thác khoáng sản, y tế và giao thông vận tải.

- Tăng cường công tác kiểm định khí thải đối với các phương tiện giao thông đường bộ, đảm bảo các phương tiện tham gia giao thông đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật về bo vệ môi trường.

- Huy động sự tham gia của cộng đồng đối với việc giám sát khí thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp, năng lượng, giao thông, xây dựng và các nguồn khí thải khác.

6. Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao năng lực, nhận thức về quản lý chất lượng không khí

- Công khai thông tin về chất lượng môi trường không khí xung quanh của thành phố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tập huấn, phổ biến thường xuyên các kiến thức về quản lý chất lượng không khí, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí cho cán bộ quản lý môi trường các sở, ngành, địa phương và các chủ cơ sở sản xuất.

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch truyền thông, phổ biến thông tin cho cộng đồng về tác hại của ô nhiễm không khí và lợi ích của việc sử dụng các phương tiện công cộng đối với môi trường không khí.

IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN

Danh mục các chương trình, nhiệm vụ ưu tiên thực hiện Kế hoạch hành động ban hành (kèm theo tại Phụ lục của Kế hoạch này).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. S Tài nguyên và Môi trường.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức thực hiện Kế hoạch này; hướng dẫn Ủy ban nhân dân các quận, huyện xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng không khí.

2. Sở Công Thương.

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tăng cường đảm bảo chất lượng nhiên liệu trong sản xuất, tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án “Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 và Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22/11/2012 về việc ban hành lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống dùng cho động cơ xăng và động cơ diesel của các phương tiện cơ giới đường bộ.

3. S Giao thông vận tải.

Tiếp tục tổ chức thực hiện các Đề án liên quan đã nêu tại Chương trình 5 Phụ lục kèm theo Kế hoạch này; tăng cường kiểm soát các chất gây ô nhiễm trong khí thải từ các phương tiện giao thông; tổ chức triển khai các văn bản quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới; xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách quản lý, phát triển phương tiện giao thông cơ giới lắp động cơ điện, cơ chế khuyến khích sử dụng khí tự nhiên làm nhiên liệu chạy xe;

4. Sở Khoa học và Công nghệ.

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ về kiểm soát chất lượng không khí; tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng nhiên liệu; đầu tư nghiên cứu khoa học cho các hoạt động về quản lý chất lượng không khí.

5. Sở Tài chính.

Hàng năm, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch hành động theo quy định hiện hành.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phối hợp với Sở Tài chính cân đối, bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện các nội dung của Kế hoạch này theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

7. Sở Thông tin và Truyền thông.

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường phổ biến thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về hiện trạng chất lượng môi trường không khí xung quanh, những tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng. Chỉ đạo các cơ quan báo chí của Hải Phòng, các văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của báo chí trung ương trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Cổng thông tin điện tử thành phố, hệ thống đài truyền thanh quận, huyện và hệ thống thông tin cơ sở chủ động, tích cực tuyên truyền về quản lý chất lượng không khí trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tăng cường thực hiện công tác quản lý nhà nước về kiểm soát ô nhiễm không khí với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý. Thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu giảm thiểu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản...

9. S Y tế.

Thực hiện việc quan trắc các tác động đối với môi trường không khí thoạt động của ngành y tế; thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu ảnh hưởng ô nhiễm không khí tới sức khỏe; tăng cường kiểm soát ô nhiễm từ các lò đốt chất thải y tế.

10. Thanh tra thành phố, Công an thành phố.

Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

11. Ủy ban nhân dân các quận, huyện.

Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở, ngành liên quan xây dựng và thực hiện Kế hoạch quản lý chất lượng không khí tại địa phương; tăng cường kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường các cơ sở phát sinh khí thải theo thẩm quyn.

12. Các cơ sở sản xuất.

Tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí từ hoạt động sản xuất; chủ động thực hiện nâng cao năng lực, cải tiến đổi mới quy trình, trang thiết bị sản xuất, thiết bị xử lý khí thải đảm bảo không gây ô nhiễm không khí; thực hiện thường xuyên việc quan trắc, giám sát khí thải.

13. Chế độ thông tin, báo cáo.

Các sở, ngành, địa phương, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện Kế hoạch, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, đề án được giao chủ trì, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố./.

 

PHỤ LỤC

CÁC CHƯƠNG TRÌNH, NHIỆM VỤ ƯU TIÊN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định
s 2740/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố)

Nội dung chương trình

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

Chương trình 1: Hoàn thiện cơ chế, chính sách cho công tác quản lý cht lượng không khí

Đánh giá lại các văn bản, quy định hiện có về quản lý chất lượng không khí của thành phố để thực hiện Kế hoạch hành động.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các sở ngành có liên quan

Năm 2017

Chương trình 2: Đổi mới, cải tiến công nghệ sản xuất và thiết bị xử lý khí thải công nghiệp nhằm hạn chế phát thải khí thi

1. Đầu tư, thực hiện đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, thiết bị sản xuất tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhm hạn chế phát sinh khí thải

Cơ sở sản xuất

Sở Công thương, Sở KH&CN, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận, huyện

Đến năm 2020

2. Đầu tư xây dựng, lắp đặt, vận hành các hệ thống thiết bị xử lý khí thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường không khí

Cơ sở sản xuất

Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND quận, huyện

Đến năm 2018

Chương trình 3: Đầu tư thiết bị quan trắc khí thải tự động liên tục, thiết bị quan trc không khí và hệ thống truyền dẫn dữ liệu về khí thải công nghiệp

1. Đầu tư lắp đặt và vận hành thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục các cơ sở sản xuất có nguồn khí thải lớn theo danh mục tại Phụ lục kèm theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP

sở sản xuất

Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các quận, huyện

Đến năm 2020

2. Đầu tư, lắp đặt và vận hành hệ thống thu nhận và truyền số liệu quan trc khí thải tự động liên tục từ cơ sở sản xuất về Sở Tài nguyên và Môi trường và về Bộ Tài nguyên và Môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông, Cơ sở sản xuất

Đến năm 2020

3. Hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thng quan trắc môi trường không khí tự động

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Công Thương, Sở Tài chính.

Đến năm 2025

Chương trình 4. Kiểm kê, xây dựng cơ s dữ liệu về khí thải công nghiệp và phổ biến thông tin về chất lượng không khí

1. Thực hiện việc kiểm kê khí thải bao gồm kiểm kê bụi PM10, PM2,5

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và truyền thông

Các sở ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện

Đến năm 2020

2. Công khai thông tin về chất lượng môi trường không khí xung quanh trên các phương tin thông tin đại chúng

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và truyền thông

Các sở ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện

Đến năm 2017

3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông, phổ biến thông tin cho cộng đồng về tác hại của ô nhiễm không khí

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Thông tin và truyền thông, Ủy ban nhân dân quận, huyện

Từ năm 2017

Chương trình 5: Tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí trong hoạt động giao thông vận tải

Thực hiện Đề án “Kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 909/QĐ-TTg

Sở Giao thông vận tải

Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các quận, huyện

Từ năm 2016 đến năm 2020

Chương trình 6: Nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ về quản lý chất lượng không khí

1. Thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng nhiên liệu trong các ngành công nghiệp

Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện, các trường đại học, Viện nghiên cứu

Đến năm 2018

2. Nghiên cứu, đánh giá sức chịu tải của môi trường không khí tại các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư tập trung và các trọng điểm ô nhiễm môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các trường đại học, Viện nghiên cứu

Đến năm 2020

 





Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu Ban hành: 24/04/2015 | Cập nhật: 04/05/2015