Quyết định 270/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch khuyến công tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 - 2020
Số hiệu: 270/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng Người ký: Đàm Văn Eng
Ngày ban hành: 26/02/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Công nghiệp, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 270/QĐ-UBND

Cao Bằng, ngày 26 tháng 02 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH KHUYẾN CÔNG TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân n ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công;

Căn cứ Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình khuyến công Quốc gia đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 46/2013/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP , ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tài chính - Bộ Công Thương hướng dẫn trình tự lp, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương;

Xét đnghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 1254/TTr-SCT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Sở Công Thương về việc phê duyệt Kế hoạch khuyến công tnh Cao Bng giai đoạn 2016 - 2020; ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bn s24/SKHĐT-KTN ngày 09 tháng 01 năm 2015; ý kiến của Sở Tài chính tại Văn bản s 42a/STC-HCSN ngày 15 tháng 01 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch khuyến công tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, Thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

 

Nơi nhận:
- Như điu 2;
- Bộ Công Thương;
- Cục Công nghiệp Địa phương, BCT;
- Thường trực Tnh ủy;
- Thường trc HĐND tnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ngành có liên quan;
- VP: Các PCVP UBND tnh, CV: CN, TH;
- TT Khuyến công và TVPT Công nghiệp;
-
Trung tâm Thông tin;
- Lưu: VT, CN (V).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đàm Văn Eng

 

KẾ HOẠCH

KHUYẾN CÔNG TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 270/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bng).

Thực hiện Thông tư số 46/2013/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP , ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công; Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Bộ Tài chính - Bộ Công Thương hướng dẫn trình tự lp, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quc gia và kinh phí khuyến công địa phương; Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng xây dựng Kế hoạch khuyến công giai đoạn 2016 - 2020 với những nội dung như sau:

Phần I

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG GIAI ĐOẠN 2009 - 2015

Giai đoạn 2009 - 2015 hoạt động khuyến công đã đạt được những kết quả đáng kể. Số lượng các cơ sở công nghiệp tăng lên, giá trị sản xuất công nghiệp đảm bảo tốc độ tăng trưởng, tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp. Số lượng các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) năm 2009 là 1.526 cơ sở, năm 2013 trên 1.600 cơ sở, năm 2014 và năm 2015 trên 1.650 cơ sở, tăng trên 100 cơ sở so với năm 2009; giá trị sản xuất công nghiệp năm 2009 (theo giá hiện hành) là 1.202,433 tỷ đồng, dự kiến năm 2015 là 2.400 tđồng, bình quân tăng 12,2%/năm; số lao động làm việc tại các cơ sở CNNT năm 2009 là 7.039 lao động, năm 2015 dự kiến 9.000 lao động, bình quân tăng 4,18%/năm; số lao động có việc làm từ hoạt động khuyến công năm 2009 là 215 người, năm 2015 dự kiến 700 người, bình quân tăng 21,74%/năm. Quá trình thực hiện các hoạt động khuyến công ca tnh gặp những thuận lợi và khó khăn như sau:

I. THUẬN LỢI

- Luôn nhn được sự quan tâm của Tnh ủy, sự giám sát của HĐND tnh; sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Cục Công nghiệp Địa phương, Bộ Công Thương.

- Theo chức năng, nhiệm vụ các s, ban, ngành liên quan nghiêm túc triển khai các công việc liên quan đến hoạt động khuyến công; các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tnh đã nhận thức được và quan tâm đăng ký tham gia các đề tài khuyến công; trung tâm khuyến công các tỉnh bạn quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Hệ thống văn bản liên quan đến công tác khuyến công cơ bản đầy đủ và ổn định lâu dài.

- Đội ngũ làm công tác khuyến công có trình độ, có trách nhiệm và nhiệt tình, tâm huyết với nghề.

II. KHÓ KHĂN

- Quy mô các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh còn nhỏ lẻ, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và hộ cá th. Sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm, chưa bn vng.

- Địa bàn triển khai đề án khuyến công chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện giao thông đi lại khó khăn. Một scơ sở có ngành nghề truyền thống ở những địa bàn khó khăn như huyện Bảo Lạc, Bo Lâm, Thông Nông, Nguyên Bình, Hà Quảng, Hạ Lang do đó khó khăn trong việc triển khai đề án.

- Nguồn kinh phí cấp cho công tác khuyến công địa phương hàng năm còn hạn hẹp, theo kế hoạch giai đoạn 2013-2015 kinh phí khuyến công địa phương bng 0,2% tng thu ngân sách nội địa (tại Nghị quyết số 31/2008/NQ-HĐND ngày 10/12/2008 của HĐND tỉnh về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn giai đoạn 2009 - 2012, hàng năm trích từ 0,2 - 0,5% tng thu ngân sách nội địa cho hoạt động khuyến công). Đồng thời việc thực hiện tiết kiệm 20% chi ngân sách dn đến tổng chi cho hoạt động khuyến công còn ít, do đó trong công tác lp kế hoạch và triển khai các đề án chưa được chủ động và kịp thời.

- Do ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế nên các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn, tiêu thụ đu ra của sản phẩm bị hạn chế, dẫn đến việc triển khai đề án chưa đáp ứng tiến độ theo kế hoạch đề ra.

- Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động khuyến công chưa đáp ứng theo yêu cầu công việc: Trung tâm khuyến công chưa có trụ sở làm việc, điều kiện làm việc của cán bộ, viên chức chật hẹp,...nên chưa đáp ứng cho công tác hoạt động chuyên môn.

III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG

* Nguồn kinh phí khuyến công đã thực hiện trong 7 năm (2009-2015)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Nguồn kinh phí

Kết quthực hiện trong 7 năm (2009-2015)

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

KH Năm 2015

Tổng cộng

1

Kinh phí khuyến công quc gia

520

90

60

910

750

770

1.700

4.800

2

Kinh phí khuyến công địa phương

225

550

541,125

423

188,33

400

636

2.963,455

3

Nguồn khác

 

90

75

0

0

0

 

165

 

Tng kinh phí

745

730

676,125

1.333

938,33

1.170

2.336

7.928,455

- Kinh phí khuyến công Quốc gia và địa phương: 7.763,445 triệu đồng.

- Nguồn khác (CPI, TTKC khu vực 1): 165 triệu đồng.

IV. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO CÁC CHƯƠNG TRÌNH

1. Chương trình đào tạo nghề và phát trin nghề:

Htrợ đào tạo nâng cao tay nghề cho 770 lao động, đào tạo mới cho 500 lao động. Số lao động có việc làm sau đào tạo là 740 người.

2. Chương trình nâng cao năng lực quản lý: Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ quản lý hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp với số học viên là 150 người; nâng cao trình độ qun lý cho cán bộ HTX và tổ chức hội thảo tập huấn về công tác khuyến công cho 200 người, là cán bộ phòng công thương các huyện, Thành phố, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong 07 năm qua, toàn tnh đã tổ chức 05 đoàn, với 59 lượt người đi tham quan học tập kinh nghiệm công tác khuyến công tại các tnh bạn.

3. Chương trình xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật:

Đã hỗ trợ được 08 mô hình trình diễn kỹ thuật nghề chế biến lâm sn; hỗ trợ các cơ sở ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất sản phẩm mới, giải quyết việc làm cho 350 lao động, tổng thu hút vốn đầu tư của cơ sở 600 triệu đồng; hỗ trợ thiết bị sản xuất sản phẩm mới và nghề truyền thống cho 08 cơ sở giải quyết việc làm cho trên 300 lao động; hỗ trợ sử dụng tiết kiệm năng lượng (hầm bi ô ga) cho nông dân theo hướng sản xuất sạch hơn.

4. Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biu:

Tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tnh và đăng ký tham gia bình chọn cp khu vực. Kết quả, có 17 sản phẩm đạt giải sản phẩm CNNT tiêu biu cp tnh, 05 sản phẩm và 01 nhóm sản phẩm đạt giải sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực. Tham gia 03 đợt hội chợ hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp vùng, hỗ trợ cho 22 cơ sở tham gia hội chợ. Đã hỗ trợ 7 đợt, cho 38 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ trong tnh. Qua đó, các cơ sở công nghiệp nông thôn có điều kiện giới thiệu quảng bá sản phẩm, tìm kiếm mở rộng và nâng cao khnăng cạnh tranh trên thị trường, hỗ trợ cho 01 cơ sở đăng ký thương hiệu sản phẩm.

5. Chương trình phát triển hoạt động tư vấn cung cấp thông tin:

Phát hành bản tin của ngành Công Thương, với số lượng 2.300 cuốn, in ấn 200 cuốn tài liệu về công tác khuyến công đtuyên truyền về công tác khuyến công và các lĩnh vực hoạt động của ngành, xây dựng 01 chương trình “khi công nghiệp về làng” phát sóng trên kênh VTV1. Hoạt động khuyến công thường xuyên được thông tin trên Đài phát thanh và truyền hình tnh, Báo Cao Bng, trang thông tin điện tử ca ngành và báo điện tử Bộ Công Thương.

V. CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NĂNG LỰC KHUYẾN CÔNG:

Hằng năm, tổ chức cho cán bộ làm công tác khuyến công tham gia tập huấn nghiệp vụ và các văn bản mới do Cục Công nghiệp Địa phương tổ chức; hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ cp vùng và kết hợp dự các hội nghị về công tác khuyến công được tổ chức 02 năm một lần; trang bị các thiết bị phục vụ công việc như: máy vi tính, máy ảnh, bàn ghế, tủ,v.v...

VI. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG GIAI ĐOẠN 2009 - 2015

1. Đánh giá thực hiện các mục tiêu khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn:

Thực hiện chương trình khuyến công trên địa bàn đã kịp thời động viên và huy động các nguồn lực tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp - tiểu thcông nghiệp tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện chuyển đổi cơ cấu lao động và góp phần xây dựng nông thôn mới; khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu qusử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người; hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp một cách bền vng, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đến năm 2015, tỷ trọng công nghiệp nông thôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trsản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng dần qua các năm.

2. Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến công theo các chương trình:

- Chương trình đào tạo nghề khôi phục và phát triển nghề: Giúp nâng cao trình độ nhn thức và tay nghề, một số cơ sở đã liên doanh liên kết thành lập các t nhóm, HTX mdịch vụ sản xuất và sửa chữa, đội ngũ lao động làm việc trong các doanh nghiệp có tay nghề kỹ thuật cao, nâng cao trình độ quản lý cho các cơ sở trong công tác điều hành sản xuất kinh doanh của đơn vị, góp phn giải quyết việc làm cho 1.600 lao động, tăng thu nhập cho lao động từ 2 đến 3,0 triệu đồng/người/tháng.

- Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật và hỗ trợ thiết bị: Giúp cho người lao động tiếp cận với thiết bị hiện đại, giảm bớt lao động th công, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản xuất, từ đó người lao động đã phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động trong các cơ sở này từ 2,5 đến 3,0 triệu đồng/người/ tháng.

- Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn: Việc hỗ trợ cho các cơ sở tham gia hội chợ trong và ngoài tnh là cơ hội đcác cơ sở quảng cáo sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tiếp cận thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh và học tập kinh nghiệm các tnh bạn để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Một số sản phẩm được khách hàng đánh giá cao như: Sản phẩm trúc các loại, chè Giảo cổ lam, đúc rèn nông cụ cầm tay, miến dong, lạp sườn, đường kính trng, thuốc lá lá, khẩu Sli,... Sản phẩm chiếu trúc nan của Công ty cổ phần chế biến trúc tre xuất khu và chè Giảo Cổ lam của Trung tâm ng dụng tiến bộ và chuyn giao khoa học công nghệ được công nhn là hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu tại Hội chợ cấp vùng do Cục Công nghiệp Địa phương tổ chức năm 2010. Năm 2012, có 12 sản phẩm đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biu cấp tnh, gồm: Chè Ô long, thêu thổ cẩm, trà thảo dược A-G, ván ghép thanh, bánh khẩu Sli, đường kính loại I, thuốc lá lá vàng sấy, đúc rèn, măng sấy khô, lạp sườn, thịt xông khói và 5 sản phẩm đạt giải sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biu cấp vùng gồm: Chè Giảo cổ lam, đường kính loại I, thuốc lá lá vàng sấy, ván ghép thanh, lạp sườn. Năm 2014, có 5 sản phẩm đạt giải cấp tỉnh gồm: Lạp sườn, Jăm bông, thịt xông khói, chè Giảo Cổ lam, dao kéo các loại; có 01 nhóm sản phẩm đạt giải cấp khu vực.

- Công tác thông tin tuyên truyền: Tuyên truyền phổ biến các văn bản chính sách liên quan đến công tác khuyến công thông qua hội nghị tập huấn, Đài Phát thanh và Truyền hình tnh và Báo Cao Bằng, trang thông tin điện tử của ngành Công Thương, Báo Công Thương đã nâng cao nhận thức của các ban ngành, các cơ sở công nghiệp nông thôn và vn động được các cơ sở tham gia vào hoạt động khuyến công.

- Công tác khảo sát học tập kinh nghiệm về khuyến công tại các tnh bạn đã giúp cho cán bộ làm công tác khuyến công, phòng công thương các huyện và các cơ sở công nghiệp nông thôn học tập kinh nghiệm trong công tác quản lý sản xuất; kinh nghiệm trong công tác khuyến công, học tập các mô hình sản xuất mới, gương sản xuất kinh doanh gii của tỉnh bạn để vận dụng phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của đơn vị.

* Đánh giá chung: Giai đoạn 2009 - 2015 hoạt động khuyến công của tnh đã mang lại hiệu quả thiết thực, khôi phục lại một số nghề truyền thng, như: Đúc, rèn, hương, giấy dó, đan lát, gia công cơ khí. Phát triển một số nghề mới thuộc nhóm nghề chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất vật liệu không nung, cơ khí và đồ uống. Đến nay, các nghề này vẫn duy trì ổn định và phát triển, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng doanh thu cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, làm thay đổi dn bộ mặt nông thôn, góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của tnh.

3. Tồn tại, hạn chế

- Một shuyện chưa thực sự quan tâm đến hoạt động khuyến công, số lượng đề án đăng ký ít, nội dung không cụ thể, chung chung, doanh nghiệp chưa chủ động lập kế hoạch khuyến công. Đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công cấp huyện còn hạn chế, do đó các cơ quan chuyên môn của tnh phải hướng dn thực hiện từ khâu đầu cho đến khâu cuối, dẫn đến bị động trong quá trình triển khai đề án.

- Các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh nhỏ lẻ, phân tán. Việc phát triển làng nghề truyền thống chưa được quan tâm đầu tư, chdừng lại ở làng có nghề, chưa có làng nghề đáp ứng tiêu chí để được công nhận là làng nghề theo quy định.

- Trên địa bàn mới có tổ chức khuyến công cấp tỉnh, chưa có hệ thống khuyến công đến cp huyện, thành phố, xã. Do đó có ít đề án khuyến công chưa thực sự phù hợp và đem lại hiệu quả thiết thực.

- Công tác tuyên truyền về hoạt động khuyến công trên các phương tiện thông tin còn hạn chế.

- Kinh phí dành cho hoạt động khuyến công còn ít, chưa khuyến khích được các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia các đề án khuyến công.

4. Nguyên nhân:

nh hưởng của suy gim kinh tế, giá cả tăng cao dn đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn, một số cơ sở công nghiệp nông thôn chưa mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất.

Do sự thay đổi của cơ chế chính sách đối với công tác khuyến công, do đó việc vận dụng chính sách vào thực tiễn chưa được kịp thời.

Nhận thức của các s, ngành trong tnh về lĩnh vực hoạt động khuyến công chưa có sự đồng thuận, kinh phí cấp cho công tác khuyến công còn ít nên chưa đủ sức thu hút và khuyến khích các tổ chức, cá nhân, cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn.

Phần II

KẾ HOẠCH KHUYẾN CÔNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn, áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

2. Đối tượng

- Tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, bao gồm: Doanh nghiệp nhvà vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (gọi chung là cơ sở công nghiệp nông thôn).

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

- Tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tham gia công tác quản lý, thực hiện các hoạt động dịch vụ khuyến công trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

3. Các ngành nghề được hưởng chính sách khuyến công

a) Công nghiệp chế biến, nông - lâm - thủy sản và chế biến thực phm;

b) Sản xuất hàng công nghiệp phục vụ tiêu dùng và xuất khu, hàng thay thế hàng nhập khẩu;

c) Công nghiệp hóa chất phục vụ nông nghiệp nông thôn. Sản xuất vật liệu xây dựng;

d) Sản xuất sản phẩm mới, hàng thay thế hàng nhập khẩu, hàng xuất khu sử dụng chủ yếu nguyên liệu trong nước;

e) Sản xuất sản phẩm, phụ tùng lắp ráp và sửa chữa máy móc thiết bị, dụng cụ cơ khí, điện, điện tử - tin học; Sản xuất gia công chi tiết, bán thành phẩm và công nghiệp hỗ trợ;

g) Sản xuất hàng tiu thủ công nghiệp;

h) Khai thác chế biến khoáng sản tại những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Pháp luật;

i) Áp dụng sản xuất sạch hơn trong các cơ sở sản xuất công nghiệp; xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn.

4. Điều kiện được hưởng chính sách khuyến công

a) Nội dung phù hợp với nội dung Quy định tại Điều 4 và ngành nghề phù hợp với danh mục ngành nghề quy định tại Điu 5 của Nghị định 45/2012/NĐ-CP ;

b) Nhiệm vụ đề án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

c) Tổ chức, cá nhân đã đầu tư vốn hoặc cam kết đầu tư đkinh phí thực hiện đề án đã được cấp có thm quyền phê duyệt (sau khi trừ số kinh phí được ngân sách nhà nước hỗ trợ);

d) Cam kết của tổ chức, cá nhân thực hiện đề án khuyến công chưa được hỗ trợ bất kỳ nguồn kinh phí nào của nhà nước cho cùng một nội dung chi được kinh phí khuyến công hỗ trợ.

II. NỘI DUNG NHIỆM VỤ

1. Hỗ trđào tạo nghề, truyền nghề theo nhu cầu của các cơ sở công nghiệp để tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động

Hình thức đào tạo nghề, truyền nghề chyếu là ngn hạn, gn lý thuyết với thực hành, đào tạo nghề gắn với sử dụng lao động tại chcủa các cơ sở CNNT, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phn chuyn dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa và nông thôn mới; ưu tiên đào tạo cho các cơ sở sử dụng nhiều lao động, các nghề có tiềm năng thế mạnh của tnh; đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho nông dân, phát triển nghề cho các xã được chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới.

Giai đoạn 2016 - 2020, tổ chức các khóa đào tạo nghề, nghề mới, truyền nghề và bồi dưỡng kiến thức cho 650 lao động, mỗi năm đào tạo 130 lao động, chủ yếu là đào tạo ngn hạn tại ch(01 - 03 tháng) gắn với phát triển nghề của các cơ sở CNNT để tạo việc làm và nâng cao tay nghề. Trong đó, hỗ trợ đào tạo nhóm nghề chế biến lâm sản 200 lao động; nhóm nghgia công cơ khí 100 lao động; nhóm nghề chế biến nông sản thực phm 100 lao động; nhóm nghề truyền thống thủ công 100 lao động (dt, làm hương thắp, giấy dó, miến dong,...); nhóm nghề sản xuất vật liệu xây dựng 150 lao động.

2. Htrợ nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp thông qua các hoạt động tư vấn, tập huấn, đào tạo, hội thảo, diễn đàn, tham quan kho sát học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước, hỗ trợ khởi sự thành lp doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn, hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sản phm công nghiệp nông thôn

Khuyến khích hỗ trợ các tổ chức cá nhân đu tư vào sản xuất công nghiệp thành lp doanh nghiệp, HTX. Khuyến khích việc chuyển các hộ kinh cá thsang hoạt động theo HTX, doanh nghiệp đ có điều kiện mở rộng quy mô sản xut; trang bị kiến thức và nâng cao kỹ năng quản trị doanh nghiệp, nhận thức về áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở CNNT, tạo điều kiện cho họ có khả năng cạnh tranh trên thị trường theo hướng phát triển bền vng và hội nhập quốc tế.

- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về khởi sự, quản trị doanh nghiệp cho 100 người (mi năm 20 học viên);

- Tổ chức nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ doanh nghiệp 100 người (mỗi năm đào tạo 20 học viên);

- Tchức 05 hội nghị tập hun nghiệp vụ, với 90 đại biểu/05 năm;

- Tổ chức 02 đoàn khảo sát học tập kinh nghiệm về công tác khuyến công cho 30 lượt người (2 năm tổ chức 1 đoàn đi khảo sát, học tập);

- Tư vấn htrợ lập dự án, báo cáo đu tư, kế hoạch sản xuất kinh doanh cho 30 doanh nghiệp/05 năm.

3. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình din kỹ thuật; chuyển giao công nghệ, ng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn

- Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật áp dụng công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới và mô hình thí điểm áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Xây dựng một số mô hình trình din để phổ biến công nghệ sản xuất tiên tiến trong lĩnh vực chế biến nông sản thực phẩm, tiu thủ công nghiệp, làng nghề, cơ khí nhỏ phục vụ công nghiệp, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến khoáng sản. Dự kiến 05 năm xây dựng 06 mô hình (mỗi năm htrợ xây dựng được từ 01 đến 02 mô hình).

- Hỗ trợ chuyển giao công nghệ mới, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp và các cơ sở, các hộ sản xut nhỏ. Dự kiến 05 năm hỗ trợ cho 08 cơ sở (mỗi năm hỗ trợ chuyn giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và thiết bị tiên tiến cho từ 01-02 cơ sở sản xuất).

- Hỗ trợ xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn.

4. Phát triển sn phẩm công nghiệp nông thôn thông qua tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ trin lãm, xây dựng đăng ký thương hiệu

- Vào những năm lẻ, 02 năm/một lần tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, trên cơ sở đó lựa chọn sản phm được bình chọn cấp tỉnh tham gia bình chọn cấp khu vực, doanh nghiệp có sản phẩm được công nhn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được ưu tiên hỗ trợ từ nguồn khuyến công để đầu tư phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ, thiết bị, xúc tiến thương mại, đào tạo lao động. Dự kiến tổ chức 02 đợt bình chọn (mỗi đợt tổ chức bình chọn, lựa chọn khoảng từ 05 đến 10 sản phẩm tham gia bình chọn cấp tỉnh, giới thiệu từ 4 - 5 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh tham gia bình chọn cấp khu vực).

- Hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề giới thiệu sản phẩm với khách hàng trong và ngoài nước, tạo điều kiện đtiếp cận khai thác, mrộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh việc tư vấn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đưa sản phm đi tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài tnh. Đây là cơ hội đkhách hàng tìm hiểu và biết đến các cơ sở sản xuất, đồng thời là điều kiện tốt để so sánh chất lượng hàng hóa của cơ sở mình, nhu cầu thị hiếu, thay đổi mẫu mã sản phẩm cho phù hợp.

Dự kiến hỗ trợ cho 30 lượt cơ sở CNNT tham gia hội chợ triển lãm (mi năm hỗ trợ cho khoảng 06 - 08 cơ sở sản xuất và làng nghề tham gia 2 đợt hội chợ trong và ngoài tnh.

- Hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn xây dựng, đăng ký thương hiệu sản phẩm đquảng bá và khẳng định vị thế của sản phẩm trên thị trường. Dự kiến hỗ trợ cho 05 doanh nghiệp đăng ký thương hiệu (mỗi năm hỗ trợ đăng ký thương hiệu sản phm cho 01 cơ sở).

5. Phát triển hoạt động cung cấp thông tin về chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công thông qua chương trình

Xây dựng trung tâm dliệu điện tử về công nghiệp nông thôn phạm vi từ tnh đến các huyện, thành phố. Xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh, ấn phẩm khuyến công, tờ gấp, quảng cáo, trang thông tin điện tử và các hình thức thông tin đại chúng khác để phổ biến kiến thức, mô hình sản xuất kinh doanh đin hình, thiết bị - công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong sản xuất công nghiệp, thị trường và các thông tin khác cho cơ sở công nghiệp nông thôn, trong đó: Hỗ trợ tư vấn 02 cơ sở; lập 05 trung tâm dữ liệu điện tử trên trang thông tin điện t; xây dựng 02 chương trình truyền hình và 02 nội dung, hình thức khác.

6. Tư vấn hỗ trgiúp các cơ sở công nghiệp nông thôn

Hỗ trợ các cơ sở CNNT lập dự án đầu tư, marketing, quản lý sản xuất - tài chính - kế toán - nhân lực; thành lp doanh nghiệp, liên doanh liên kết trong sản xuất kinh doanh; thiết kế mu mã, bao bì đóng gói, ứng dụng công nghệ - thiết bị mới. Tư vấn hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp nhận các chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách đất đai, chính sách khoa học công nghệ, chính sách tài chính tín dụng và các chính sách ưu đãi khác ca Nhà nước.

7. Chương trình hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển các cụm công nghiệp

- Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng kết cu hạ tầng cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo quy hoạch phát triển công nghiệp của địa phương tại nhng địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; địa bàn công nghiệp chậm phát triển. Hỗ trợ thu hút các cá nhân, tổ chức đầu tư vào các cụm, đim - công nghiệp đã được quy hoạch và xây dựng.

- Hỗ trợ lp quy hoạch chi tiết 04 cụm công nghiệp.

- Hỗ trợ 04 cơ sở CNNT xử lý, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ s CNNT.

- Hỗ trợ các cơ sở CNNT thành lập các hiệp hội, hội ngành nghề; liên kết sản xuất các mặt hàng phụ trợ; mô hình liên kết cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ truyền thống với các doanh nghiệp du lịch.

- Hỗ trợ tư vấn, lãi suất vốn vay cho các cơ sở CNNT gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp.

- Hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp, cơ sở CNNT.

- Hỗ trợ hợp tác quốc tế về khuyến công: Tổ chức khảo sát học tập kinh nghiệm về khuyến công, khuyến khích phát triển công nghiệp, quản lý cụm công nghiệp, sản xuất sạch hơn với các tổ chức cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam thông qua hội nghị, hội thảo, diễn đàn.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ làm công tác khuyến công theo các chương trình hợp tác quốc tế và các chương trình đề án, học tập khảo sát tại nước ngoài. Dự kiến trong 05 năm tổ chức 02 đoàn đi khảo sát, học tập kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn các nước trong khu vực.

8. Chương trình nâng cao năng lực qun lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản liên quan nhm hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách về hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức học tập kinh nghiệm trong nước, hội thảo chuyên đề, hội nghị tng kết vhoạt động khuyến công; tổ chức kiểm tra, giám sát, hướng dẫn hoạt động khuyến công đnâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến công từ tnh đến huyện, xã. Tổ chức 03 đoàn khảo sát học tập kinh nghiệm khuyến công trong nước cho 36 lượt người, gồm cán bộ một số ngành liên quan đến hoạt động khuyến công, phòng công thương các huyện, một số cơ sở công nghiệp nông thôn; tham gia khoảng 5 hội nghị khuyến công.

- Kiện toàn bộ máy, bổ sung biên chế, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công tại tnh và một số huyện có ngành nghề công nghiệp tiểu thủ công nghiệp phát triển.

- Đầu tư con người và cơ sở vt chất kỹ thuật cho Trung tâm khuyến công theo hướng chuyên nghiệp hóa. Dự kiến lp dự án xây dựng trụ sở làm việc, trong đó có cả phòng trưng bày sản phẩm công nghiệp - tiểu thcông nghiệp, hội trường và các khu vực phụ trợ khác.

- Phi hợp với các cơ quan, viện, trường, doanh nghiệp, Trung tâm khuyến công các tnh bạn có khả năng thực hiện các hoạt động đào tạo, tư vn kỹ thuật tại cơ sở bạn. Xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu và tổ chức đào tạo nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công cho cán bộ làm công tác khuyến công.

- Tăng cường quan hệ hợp tác, tranh thcác nguồn tài trợ của các doanh nghiệp, ca nước ngoài và các tổ chức quốc tế cho hoạt động khuyến công.

(Chi tiết nội dung nhiệm vụ như Biểu 01 kèm theo).

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Biểu tổng hp kinh phí

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nguồn kinh phí

Các năm

Tng cộng

2016

2017

2018

2019

2020

 

I

Khuyến công quốc gia

1.200

1.600

1.600

1.500

1.700

7.600

1

Thực hiện nội dung khuyến công

700

800

800

1.200

900

4.400

2

Htrợ quy hoạch chi tiết cụm CN

500

500

500

 

500

2.000

3

Hỗ trợ cải tạo nâng cp xử lý ô nhim môi trường cho các cơ sở CNNT

 

300

300

300

300

1.200

II

Khuyến công địa phương

600

600

700

800

900

3.600

III

Tng cộng 2 nguồn

1.800

2.200

2.300

2.300

2.600

11.200

(Chi tiết từng nội dung và kinh phí như Biu s 02 kèm theo)

2. Nguồn kinh phí và qun lý, sử dụng kinh phí

- Kinh phí khuyến công quc gia;

- Kinh phí khuyến công địa phương;

- Việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện theo Luật Ngân sách và các quy định hiện hành của Nhà nước.

IV. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Công tác tuyên truyền

Phối hợp chặt ch vi các cơ quan báo, đài của Trung ương và của tnh đtăng cường công tác thông tin tuyên truyền về hoạt động khuyến công và công nghiệp nông thôn; đặc biệt là chính sách về xã hội hóa hoạt động khuyến công để tạo sự quan tâm và đồng thuận của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, cá nhân.

2. Tổ chức bộ máy và chỉ đạo thực hiện công tác khuyến công

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công; từng bước kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác khuyến công từ tnh đến cơ sở, thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, kim tra và giúp đcác huyện trong việc thực hiện kế hoạch khuyến công; xây dựng các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh đlàm cơ sở thực hiện. Quản lý sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương đúng quy định, đảm bảo đạt hiệu quả, thiết thực.

3. Công tác đào tạo

Gn kết chặt ch gia đào tạo và sử dụng, nhằm tận dụng cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị của doanh nghiệp, đồng thời bố trí việc làm cho lao động tại các doanh nghiệp sau đào tạo.

4. Về nguồn lực thực hiện:

- Tranh thủ nguồn hỗ trợ của Chương trình Khuyến công quốc gia;

- Trên cơ sở ngân sách địa phương hằng năm, bố trí kinh phí hợp lý cho công tác khuyến công địa phương; phối hợp, lồng ghép các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tnh và khai thác, tìm kiếm, phối hợp với các tổ chức, cá nhân để huy động các nguồn lực hợp pháp khác thực hiện các đán khuyến công;

- Tăng cường cơ sở, vt cht cho Trung tâm Khuyến công tỉnh; nâng cao năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công.

5. Công tác báo cáo, tổng kết

Hng năm tổ chức sơ kết, hết giai đoạn tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm về hoạt động khuyến công; khuyến khích, động viên, kịp thời khen thưởng cho các cá nhân, tập th, đơn vị có nhiều thành tích trong công tác khuyến công.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. S Công Thương

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội có liên quan, UBND các huyện, Thành phtổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung Kế hoạch.

b) Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, SKế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch chi tiết và dự toán kinh phí hàng năm để trình cp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định.

c) Định kỳ hàng năm báo cáo Cục Công nghiệp Địa phương và UBND tnh về tình hình thực hiện Kế hoạch.

d) Thực hiện các chức năng quản lý nhà nước khác theo quy định hiện hành của Nhà nước về khuyến công.

2. Sở Tài chính

a) Chtrì, phối hợp Sở Công Thương tham mưu cho UBND tnh btrí kinh phí để thực hiện Kế hoạch khuyến công giai đoạn 2016-2020. Trong đó, bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo từng năm cho phù hợp với tình hình ngân sách ca tnh.

b) Phi hợp SCông Thương hướng dn, kim tra, giám sát việc quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện Kế hoạch.

3. SKế hoạch và Đầu tư

a) Chủ trì, phối hợp với các sngành tham mưu cho UBND tỉnh xem xét bố trí vốn đầu tư xây dựng trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho Trung tâm Khuyến công cp tnh theo quy định.

b) Phối hợp SCông Thương tham mưu cho UBND tnh tổ chức các chương trình hợp tác, xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước cho hoạt động khuyến công của địa phương.

4. Các sở, ngành, t chc chính trị, chính trị - xã hội có liên quan

Theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp Sở Công Thương thực hiện Kế hoạch về các nội dung có liên quan.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, Thành phố

a) Xây dựng kế hoạch khuyến công hàng năm theo các nội dung của Kế hoạch khuyến công giai đoạn 2016 - 2020 gửi S Công Thương (qua Trung tâm Khuyến Công và Tư vấn phát triển công nghiệp trước ngày 20 tháng 5 hng năm).

b) Chỉ đạo phòng công thương các huyện, phòng kinh tế hạ tầng Thành phphối hp Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, các doanh nghiệp, cơ sở CNNT triển khai các đề án khuyến công trên địa bàn./.

 

BIỂU 01.

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH KHUYẾN CÔNG TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Kế hoạch Khuyến công tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2020 được ban hành tại Quyết định số:     /QĐ-UBND ngày    tháng 02 năm 2015 của UBND tỉnh Cao Bằng).

TT

Nội dung và chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng

I.

Nội dung 1: Đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề, Bồi dưỡng kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

1

Số lao động mới đào tạo được

Lao động

 

50

50

150

100

350

2

Truyền nghề và phát triển nghề, Bồi dưỡng kiến thức

Lao động

60

60

60

60

60

300

II.

Nội dung 2: Nâng cao năng lực quản lý

 

 

 

 

 

 

 

1

Shọc viên được đào tạo khởi sự doanh nghiệp

Học viên

 

 

50

 

50

100

2

Shọc viên được đào tạo nâng cao năng lực quản lý

Học viên

35

 

 

 

30

100

3

Shội tho, tập hun kỹ thuật, nghiệp vụ mới tổ chức được

Hội nghị

1

 

1

 

1

3

 

- Sđại biểu tham dự hội thảo, tập huấn kỹ thuật, nghiệp vụ mới

Đại biu

30

 

30

 

30

90

4

Số đoàn tham quan khảo sát trong nước tổ chức được

Đoàn

 

1

 

1

 

2

 

- Số lượt người được hỗ trợ tham quan khảo sát trong nước

Lượt người

 

15

 

15

 

30

5

Số doanh nghiệp CNNT được hỗ trợ thành lập

Doanh nghiệp

10

10

 

 

10

30

III.

Nội dung 3: Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

 

1

Số mô hình hình trình diễn kthuật hỗ trợ xây dựng được

Mô hình

1

1

1

1

1

5

2

Số cơ sở CNNT được hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến

Cơ sở

1

1

2

2

2

8

IV.

Nội dung 4: Phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu

 

 

 

 

 

 

 

1

Ssản phẩm CNNT tiêu biểu bình chọn được

Sản phẩm

 

8

 

8

 

16

2

Số lượt cơ sở CNNT được hỗ trợ tham gia hội chợ triển lãm

Cơ sở

6

6

6

6

6

30

3

Scơ sở CNNT được hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu

Cơ sở

1

1

1

1

1

5

V.

Nội dung 5: Phát triển hoạt động tư vấn cung cp thông tin

 

 

 

 

 

 

 

1

Số cơ sở CNNT được hỗ trợ tư vn (đu tư, marketing...)

Cơ sở

 

1

1

 

 

2

2

Số trung tâm dliệu điện t, trang website lập được

Trung tâm dữ liệu

1

1

1

1

1

5

3

Scộng tác viên khuyến công cấp huyện xây dựng được

Người

0

0

 

 

0

0

4

Số chương trình truyền hình xây dựng được

Chương trình

1

 

1

 

 

2

5

Số hình thức tuyên truyền khác xây dựng được

Hình thức

 

1

 

 

1

2

VI.

Nội dung 6: Hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển các cụm - đim công nghiệp và làng nghề

 

 

 

 

 

 

 

1

Số hiệp hội, liên kết được hỗ trợ thành lập

Hiệp hội/ liên kết

0

0

 

 

0

0

2

Scụm công nghiệp được hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết

Cụm

1

1

1

 

1

4

3

Số cơ sở cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường

Cơ sở

 

1

1

1

1

4

VII.

Nội dung 7: Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

1

Số các văn bn quy phạm về khuyến công xây dựng được

Văn bản

3

1

 

 

 

4

2

Số chương trình, giáo trình/tài liệu khuyến công biên soạn

Chương trình/ tài liệu

 

 

 

 

 

 

3

Số hội thảo, hội nghị tập huấn về khuyến công

Hội nghị

1

1

1

1

1

5

 

- Số lượt người được tham gia

Lượt người

40

5

40

5

5

95

4

Nội dung khác

Nội dung

1

1

 

 

1

3

 

BIỂU 02.

TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG KHUYẾN CÔNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TỈNH CAO BẰNG
(Kèm theo Kế hoạch Khuyến công tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2020 được ban hành tại Quyết định s:    /QĐ-UBND ngày    tháng    năm 2015 của UBND tỉnh Cao Bằng).

ĐVT: Triệu đng

TT

Nội dung

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng cộng

Tng chung

KCQG

KCĐP

KCQG

KCĐP

KCQG

KCĐP

KCQG

KCĐP

KCQC

KCĐP

KCQG

KCĐP

 

1

Nội dung 1: Đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề, bồi dưỡng kiến thức

 

70

100

70

100

50

300

70

200

70

700

330

1.030

2

Nội dung 2: Nâng cao năng lực quản lý

 

100

 

100

 

85

 

110

 

100

-

495

495

3

Nội dung 3: Hỗ trợ mô hình trình diễn kthuật, chuyn giao công nghệ và tiến bộ khoa học kthuật, hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến

700

300

700

300

700

450

800

500

700

500

3.600

2.050

5.650

4

Nội dung 4: Phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu

 

100

 

65

 

100

 

100

 

100

-

465

465

5

Nội dung 5: Phát triển hoạt động tư vấn cung cấp thông tin

 

15

 

 

 

15

 

 

 

30

-

60

60

6

Nội dung 6: Hỗ trợ liên doanh liên kết và phát triển cụm công nghiệp, làng nghề, xử lý ô nhiễm môi trường

500

 

800

 

800

 

300

 

800

 

3.200

-

3.200

7

Nội dung 7: Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện

 

15

 

15

 

 

 

 

 

50

-

80

80

8

Nội dung khác

 

 

 

50

 

 

100

20

 

50

100

120

220

 

Cộng

1.200

600

1.600

600

1.600

700

1.500

800

1.700

900

7.600

3.600

11.200

 





Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công Ban hành: 21/05/2012 | Cập nhật: 23/05/2012