Quyết định 2655/QĐ-BNN-PC năm 2016 bãi bỏ quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh tại văn bản quy phạm pháp luật
Số hiệu: 2655/QĐ-BNN-PC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Cao Đức Phát
Ngày ban hành: 29/06/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 05/08/2016 Số công báo: Từ số 837 đến số 838
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2655/QĐ-BNN-PC

Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BÃI BỎ QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ; KINH DOANH TẠI VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Luật Ban hành văn bn quy phạm pháp luật ngày 03/6/2008;

Căn cNghị đnh số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính ph quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cNghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/3/2009 của Chính ph quy định chi Tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bn quy phạm pháp luật năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phvề rà soát, hệ thống hóa văn bn quy phạm pháp luật;

Căn cứ Thông tư số 09/2013/TT-BTP ngày 15/6/2013 của Bộ Tư pháp quy đnh chi Tiết thi hành Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phvề rà soát, hệ thống hóa văn bn quy phạm pháp luật:

Xét đề nghị của Vụ trưng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Bãi bỏ quy định về Điều kiện đầu tư, kinh doanh tại văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2016.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

PHỤ LỤC

QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ, KINH DOANH TẠI VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH BỊ BÃI BỎ
(Ban hành kèm theo Quyết định s
2655/QĐ-BNN-PC ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Nội dung bãi bỏ

1

Điều 20, Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 56, Điều 57 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 về quản lý thuốc bảo vệ thực vật

2

Điều 4, Điều 7 và Phụ lục I Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề xlý vật thể thuộc diện kim dịch thực vật

3

Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27/11/2007 ban hành Quy định về công nhn giống cây trồng nông nghiệp mới

4

Điều 4; Điểm d Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 42/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/7/2009 quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng hạt giống lúa siêu nguyên chủng, nguyên chng, xác nhận, giống lúa bố mẹ lúa lai và hạt lai F1

5

Điều 7 Thông tư số 18/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/4/2012 quy định về qun sản xuất, kinh doanh ging cây công nghiệp và cây ăn qu lâu năm

6

Điều 4, Điều 15, Điều 16 Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

7

Điều 7 Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012 quy định về quản lý khai thác từ tự nhn và nuôi động vật rừng thông thường

8

Điều 3; Điều 4; Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định chi Tiết một số Điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 về quản lý thức ăn chăn nuôi

9

Điểm a, b, c, d Mục 1; Mục 2; Điểm a, b Mục 3; cụm từ “nắm số đàn hiện có hàng tuần, kim tra số đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồngtại Điểm d Mục 3 Thông tư số 92/2007/TT-BNN ngày 19/11/2007 hướng dẫn thực hiện một số Điều tại Quyết định s 1405/QĐ-TTg ngày 16/10/2007 về Điều kiện p trứng gia cm và chăn nuôi thy cầm

10

Thông tư số 60/2008/TT-BNN ngày 15/5/2008 sa đổi, bsung một số nội dung tại Thông tư s92/2007/TT-BNN ngày 19/11/2007 ớng dn thực hiện một sĐiều tại Quyết đnh số 1405/QĐ-TTg ngày 16/10/2007 về Điều kiện p trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm

11

Khoản 1 Điều 6: cụm từ "In ấn Sổ đăng ký chăn nuôi vt chạy đồng, giao cho Ủy ban nhân dân xã đ cp phát đến tận các hộ chăn nuôi vịt chạy đồng" tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 sa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thtục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010

12

Điều 3, Điều 4 Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2013 quy định tạm thời v qun lý nuôi chim yến

13

Khoản 3, Khoản 4 Điều 5 Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN ngày 31/01/2005 ban hành Quy định vquản lý và sử dụng lợn đực giống

14

Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 5 Quyết định số 66/2005/QĐ-BNN ngày 31/10/2005 ban hành Quy đnh v qun và sử dụng bò đực ging

15

Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 5 Quyết định số 13/2007/QĐ-BNN ngày 09/02/2007 ban hành Quy định về qun lý và sử dụng trâu đực giống

16

Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 4 Quyết định số 108/2007/QĐ-BNN ngày 31/12/2007 ban hành Quy định về qun lý và sử dụng dê đực giống

17

Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 5 Điều 4; Khoản 2 Điều 5; Điểm b Khoản 1 và Khoản 3 Điều 6; Điều 11 của Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/5/2013 về quản lý giống thy sn

18

Thông tư số 23/2015/TT-BNNPTNT ngày 22/6/2015 qun sản phẩm xử lý, ci tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sn

19

Điều 6; Khoản 2, Khoản 3 Điều 5; Điểm d Khoản 2 Điều 21; Khoản 3 Điều 22 Quy chế bồi dưỡng và cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, nghiệp vụ thuyền viên và thợ máy tàu cá ban hành kèm theo Quyết định số 77/2008/QĐ-BNN ngày 30/6/2008

20

Điều 4; Điều 5; Điều 6; Điều 7; Khoản 1, Khoản 2, Khoản 5 Điều 14 Thông tư số 24/2014/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2014 quy định về Điều kiện bảo đm an toàn thực phm đối với chợ đầu mối, đấu giá nông sản

 

Điều 20. Hướng dẫn điều kiện đối với tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật

1. Có tư cách pháp nhân, đăng ký hoạt động về lĩnh vực khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;

2. Người đứng đầu tổ chức có trình độ đại học trở lên thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật, nông học, trồng trọt, sinh học, hóa học; có Giấy chứng nhận tập huấn khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật do Cục Bảo vệ thực vật cấp.

3. Có ít nhất 05 người trong biên chế hoặc hợp đồng dài hạn có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành quy định tại khoản 2 Điều này và được Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận tập huấn khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.

4. Có cơ sở vật chất - kỹ thuật bảo đảm cho công tác khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật:

a) Đầy đủ phương tiện, thiết bị phục vụ cho công tác khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Thực hiện hoặc phối hợp với các tổ chức khác thực hiện đủ số lượng khảo nghiệm theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này để một loại thuốc có đủ điều kiện đăng ký vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.

Tổ chức phối hợp thực hiện khảo nghiệm có tư cách pháp nhân, có nguồn nhân lực và đầy đủ phương tiện, thiết bị thực hiện khảo nghiệm quy định tại khoản 2; điểm a khoản 4 của Điều này.

c) Có phòng thí nghiệm phân tích dư lượng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định với phép thử tương ứng (đối với tổ chức khảo nghiệm xác định thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật).

5. Không trực tiếp đứng tên đăng ký, không ủy quyền đứng tên đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
...

Điều 26. Chi tiết điều kiện về nhà xưởng

1. Địa điểm

a) Nhà xưởng được bố trí trong khu công nghiệp phải tuân thủ các quy định của khu công nghiệp;

b) Nhà xưởng sản xuất thuốc bảo vệ thực vật không nằm trong khu công nghiệp phải được bố trí tại địa điểm đảm bảo:

Vị trí đặt nhà xưởng phải cách xa trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu 500 mét (m); phải đảm bảo được các yêu cầu về cung cấp điện, cung cấp nước, thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường và giao thông.

Nhà xưởng có tường bao ngăn cách với bên ngoài. Hệ thống đường giao thông nội bộ được bố trí đảm bảo an toàn cho vận chuyển và phòng cháy chữa cháy.

2. Bố trí mặt bằng, kết cấu và bố trí kiến trúc công trình nhà xưởng

a) Khu nhà xưởng sản xuất và kho chứa phải tách rời nhau;

b) Mặt bằng nhà xưởng phải bố trí các hạng mục công trình hợp lý và có công năng rõ ràng;

c) Nhà xưởng

Nhà xưởng đạt tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4604/2012: Xí nghiệp công nghiệp, nhà sản xuất - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN: 2622/1995: Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế;

d) Vật liệu xây dựng nhà xưởng là vật liệu không bắt lửa, khó cháy; khung nhà được xây bằng gạch, làm bằng bê tông hoặc thép. Sàn được làm bằng vật liệu không thấm chất lỏng, bằng phẳng, không trơn trượt, không có khe nứt và phải có các gờ hay lề bao quanh;

đ) Nhà xưởng phải có lối thoát hiểm, được chỉ dẫn rõ ràng bằng bảng hiệu, sơ đồ và dễ thoát hiểm khi xảy ra sự cố.

Điều 27. Chi tiết điều kiện về trang thiết bị

1. Thiết bị sản xuất

a) Có dây chuyền, công nghệ sản xuất phù hợp chủng loại và đảm bảo chất lượng thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở sản xuất ra;

b) Thiết bị được bố trí, lắp đặt phù hợp với từng công đoạn sản xuất và đạt yêu cầu về an toàn lao động theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2290-1978 Thiết bị sản xuất – Yêu cầu chung về an toàn;

c) Thiết bị có hướng dẫn vận hành, được kiểm tra các thông số kỹ thuật, kiểm định theo quy định, được bảo trì bảo dưỡng, có quy trình vệ sinh công nghiệp;

d) Phương tiện chiếu sáng và thiết bị điện khác được lắp đặt tại vị trí cần thiết, không được phép lắp đặt tạm thời. Mọi trang thiết bị điện phải có bộ ngắt mạch khi rò điện, chống quá tải.

2. Phương tiện vận chuyển và bốc dỡ phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành về loại hàng nguy hiểm cần vận chuyển và được thiết kế bảo đảm phòng ngừa rò rỉ hoặc phát tán thuốc bảo vệ thực vật vào môi trường. Có hình đồ cảnh báo, báo hiệu nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển.

3. Các thiết bị, phương tiện an toàn

a) Trang bị và sử dụng bảo hộ lao động khi vào xưởng sản xuất thuốc bảo vệ thực vật;

b) Có dụng cụ, thuốc y tế, thiết bị cấp cứu;

c) Trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ ứng cứu sự cố tại cơ sở, hệ thống phòng cháy, chữa cháy được lắp đặt tại vị trí thích hợp và kiểm tra thường xuyên để bảo đảm ở tình trạng sẵn sàng sử dụng tốt.

4. Hệ thống xử lý chất thải

a) Nhà xưởng có hệ thống xử lý khí thải. Khí thải của nhà xưởng phải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và QCVN 20:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;

b) Nhà xưởng có hệ thống xử lý nước thải. Nước thải sau xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại và QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

c) Xử lý chất thải rắn tuân thủ các quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. Có nơi thu gom chất thải rắn được che chắn cẩn thận, có dụng cụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn.

Điều 28. Hệ thống quản lý chất lượng

1. Trường hợp cơ sở sản xuất mới hoạt động phải xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 hoặc tương đương.

Trường hợp cơ sở đã hoạt động từ 02 năm trở lên, phải có hệ thống quản lý chất lượng được công nhận phù hợp ISO 9001:2008 hoặc tương đương.

2. Có quy trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật ghi rõ các thông tin: tên thương phẩm, mã số quy trình, mục đích, định mức sản xuất (nguyên liệu, phụ gia, định lượng, lượng thành phẩm dự kiến, giới hạn), địa điểm, thiết bị, các bước tiến hành, kiểm tra chất lượng, nhập kho, bảo quản, bao bì, nhãn, các điểm lưu ý.

3. Có phòng thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm đã được công nhận phù hợp ISO 17025:2005 hoặc tương đương để kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với mỗi lô sản phẩm xuất xưởng.

4. Trường hợp không có phòng thử nghiệm quy định tại khoản 3 Điều này phải có hợp đồng với phòng thử nghiệm đã được công nhận ISO 17025:2005 hoặc tương đương để kiểm tra chất lượng đối với mỗi lô sản phẩm xuất xưởng.

5. Trường hợp cơ sở đã hoạt động, phải có hồ sơ lưu kết quả kiểm tra chất lượng đối với mỗi lô sản phẩm xuất xưởng, công bố hợp quy và hợp chuẩn theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Phải lưu mẫu kiểm tra chất lượng đối với mỗi lô sản phẩm xuất xưởng tối thiểu 03 tháng.

Xem nội dung VB
Điều 29. Chi tiết điều kiện về nhân lực

1. Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành hóa học, bảo vệ thực vật, sinh học.

2. Người trực tiếp quản lý, điều hành; người trực tiếp sản xuất; thủ kho phải được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về thuốc bảo vệ thực vật; kỹ thuật an toàn hóa chất.
...

Điều 32. Chi tiết điều kiện nhân lực

Chủ cơ sở buôn bán (Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, các thành viên công ty hợp danh; người đứng đầu chi nhánh hoặc cấp phó của người đứng đầu chi nhánh của doanh nghiệp; một trong những người quản lý cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tại cửa hàng đại lý của doanh nghiệp, hợp tác xã làm dịch vụ bảo vệ thực vật; người trực tiếp quản lý cửa hàng đối với cửa hàng buôn bán thuốc tại một địa điểm cố định) và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.

Điều 33. Chi tiết điều kiện địa điểm

1. Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải có địa chỉ rõ ràng, ổn định, thuộc sở hữu của chủ cơ sở hoặc có hợp đồng thuê địa điểm đặt cửa hàng hợp pháp tối thiểu là 01 năm.

2. Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, tối thiểu là 10 mét vuông (m2). Phải là nhà kiên cố, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng gió.

3. Không được bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa là lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y.

4. Cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không được nằm trong khu vực dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện.

5. Cửa hàng phải cách xa nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 mét (m); có nền cao ráo, chống thấm, không ngập nước; tường và mái phải xây dựng bằng vật liệu không bén lửa.

6. Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật của cửa hàng phải đáp ứng quy định tại Điều 61 của Thông tư này.

Trường hợp cơ sở buôn bán không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp, địa chỉ rõ ràng; có sổ ghi chép việc mua bán, xuất, nhập thuốc bảo vệ thực vật và đáp ứng quy định tại Điều 32 Thông tư này.

Điều 34. Chi tiết điều kiện trang thiết bị

1. Có tủ trưng bày, quầy, kệ hoặc giá đựng thuốc bảo vệ thực vật.

2. Đảm bảo đủ độ sáng để nhận diện thuốc. Thiết bị chiếu sáng phải đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ.

3. Có nội quy và phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan phòng cháy, chữa cháy để ở nơi thuận tiện, sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.

4. Có bảo hộ lao động bảo vệ cá nhân như găng tay, khẩu trang, nước sạch, xà phòng.

5. Có vật liệu, dụng cụ để xử lý kịp thời sự cố theo yêu cầu của cơ quan quản lý về môi trường.
...

Điều 56. Quy định chung về kho thuốc bảo vệ thực vật

1. Kho thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo các yêu cầu của TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

2. Đủ khả năng để chứa toàn bộ lượng thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở bất cứ thời điểm nào;

3. Kho chuyên dùng bảo quản thuốc bảo vệ thực vật sinh học không bắt buộc phải tuân thủ quy định tại Mục này nhưng phải bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.

Điều 57. Quy định chi tiết về kho thuốc bảo vệ thực vật

1. Kho chứa thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

a) Thủ kho

Thủ kho phải được huấn luyện về an toàn lao động trong bảo quản thuốc bảo vệ thực vật, tập huấn về thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật an toàn hóa chất theo quy định tại Mục 3 của Chương này và phải có chứng nhận hoặc chứng chỉ an toàn vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy.

b) Địa điểm

Kho nằm trong khu công nghiệp phải tuân thủ các quy định của khu công nghiệp.

Kho nằm ngoài khu công nghiệp phải được bố trí tại địa điểm phù hợp với các điều kiện về quy hoạch của địa phương và phải có sự chấp thuận bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp xã trở lên;

Kho phải cách xa trường học, bệnh viện, chợ, nguồn nước tối thiểu 200 mét (m); phải bố trí ở địa điểm đảm bảo các yêu cầu về cung cấp điện, cung cấp nước, thoát nước, xử lý ô nhiễm môi trường và giao thông; phải có tường bao ngăn cách với bên ngoài.

c) Quy cách kho

Kho phải được bố trí, sắp xếp gọn gàng, hợp lý, phân loại theo nguy cơ, cháy, nổ và bảo đảm tách riêng các thuốc bảo vệ thực vật có khả năng gây ra phản ứng hóa học với nhau.

Thuốc bảo vệ thực vật được kê trên kệ kê hàng cao ít nhất 10 cen-ti-mét (cm), cách tường ít nhất 20 cen-ti-mét (cm). Lối đi chính rộng tối thiểu 1,5 mét (m), thuận tiện cho các hoạt động phòng cháy, chữa cháy, kiểm tra, giám sát.

Vật liệu xây dựng kho là vật liệu không bắt lửa, khó cháy; khung nhà được xây bằng gạch, làm bằng bê tông hoặc thép. Sàn được làm bằng vật liệu không thấm chất lỏng, bằng phẳng không trơn trượt, không có khe nứt và phải có gờ chống tràn ở các cửa. Cửa phải có khoá bảo vệ chắc chắn.

Kho phải có lối thoát hiểm, được chỉ dẫn rõ ràng (bằng bảng hiệu, sơ đồ) và dễ mở khi xảy ra sự cố.

Kho phải có hệ thống xử lý chất thải; phải tuân thủ các quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; phải có hệ thống thông gió; có dụng cụ thu gom và vận chuyển chất thải rắn ra khỏi khu vực kho.

Kho phải có bảng nội quy về an toàn hóa chất, hệ thống hình đồ cảnh báo phù hợp với mức độ nguy hiểm của thuốc bảo vệ thực vật. Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì hình đồ cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó.

Kho phải có nội quy an toàn lao động, có trang bị và sử dụng trang thiết bị bảo đảm an toàn lao động (găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ mắt, quần áo bảo hộ) khi tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật, có tủ thuốc và dụng cụ sơ cứu.

Phải có khu vực riêng biệt để thay đồ, tắm rửa cho người lao động sau khi làm việc trong kho.

Kho thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phòng, chống cháy nổ theo Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Bên ngoài kho phải có biển “Cấm lửa”, “Cấm hút thuốc”, chữ to, màu đỏ; nội quy phòng cháy chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy phải để ở nơi dễ nhìn thấy.

Trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ ứng cứu sự cố tại cơ sở, hệ thống báo cháy, dập cháy được lắp đặt tại vị trí thích hợp và kiểm tra thường xuyên để bảo đảm luôn ở tình trạng sẵn sàng sử dụng tốt.

Việc vận hành tại kho chứa phải đảm bảo tính an toàn, phòng tránh các nguy cơ có thể xảy ra như cháy, rò rỉ, chảy tràn. Thủ kho phải tuân thủ các chỉ dẫn trong phiếu an toàn hóa chất của tất cả các thuốc bảo vệ thực vật được lưu trữ, các hướng dẫn về công tác an toàn, công tác vệ sinh, các hướng dẫn khi có sự cố.

2. Kho thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

a) Cách xa nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch) ít nhất khoảng 20 mét (m) và phải được gia cố bờ kè chắc chắn, chống chảy tràn. Phải khô ráo, thoáng gió, không thấm, dột hoặc ngập úng, đảm bảo phòng chống cháy nổ;

b) Tường và mái của nơi chứa phải xây dựng bằng vật liệu không bén lửa. Tường và nền phải bằng phẳng, chống thấm, dễ lau chùi, không bị ngập;

c) Phải được đảm bảo đủ độ sáng để nhận diện hàng hóa. Thiết bị chiếu sáng đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ;

d) Hàng hóa được kê trên kệ kê hàng cao ít nhất 10 cen-ti-mét (cm), cách tường ít nhất 20 cen-ti-mét (cm); phải được bảo quản trong bao gói kín, hạn chế phát tán mùi ra xung quanh;

đ) Việc sắp xếp hàng hóa phải đảm bảo không gây đổ vỡ, rò rỉ, có lối vào đủ rộng tối thiểu cho một người đi lại và riêng biệt từng loại;

e) Có nội quy và trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan phòng cháy, chữa cháy để ở nơi thuận tiện, sẵn sàng sử dụng khi cần thiết;

g) Có bảo hộ lao động bảo vệ cá nhân như găng tay, khẩu trang, nước sạch, xà phòng;

h) Có vật liệu, dụng cụ để xử lý kịp thời sự cố.

Xem nội dung VB
Điều 4. Quy định chi tiết điều kiện hành nghề xử lý vật thể

Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Cơ sở vật chất kỹ thuật

a) Có địa điểm xử lý vật thể, nhà xưởng, kho chứa, phương tiện phù hợp với quy mô, biện pháp và loại hình xử lý được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;

b) Có đầy đủ trang thiết bị đối với từng biện pháp xử lý được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Có quy trình kỹ thuật đối với từng biện pháp xử lý theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc Tiêu chuẩn cơ sở do Cục Bảo vệ thực vật ban hành;

d) Có Phương án phòng cháy chữa cháy được phê duyệt hoặc Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;

đ) Có cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về đảm bảo môi trường theo quy định của pháp luật.

2. Về nhân lực

a) Người trực tiếp quản lý, điều hành của tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (sau đây viết tắt là tổ chức hành nghề) phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên phù hợp với biện pháp xử lý; đảm bảo sức khỏe theo quy định;

b) Người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể phải có Thẻ hành nghề do Cục Bảo vệ thực vật cấp.
...

Điều 7. Cấp Thẻ hành nghề

Thẻ hành nghề được cấp cho cá nhân có đủ điều kiện sau:

1. Đã được tập huấn và kiểm tra chuyên môn theo nội dung chương trình được Cục Bảo vệ thực vật quy định.

2. Đảm bảo sức khỏe theo quy định.

Xem nội dung VB
Điều 5. Cơ sở khảo nghiệm

1. Cơ sở khảo nghiệm được chỉ định phải có đủ các điều kiện sau:

a) Có đăng ký hoạt động khảo nghiệm giống cây trồng;

b) Có địa điểm phù hợp với yêu cầu khảo nghiệm, yêu cầu sinh trưởng, phát triển của từng loài cây trồng;

c) Có thiết bị chuyên ngành đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng loài cây trồng;

d) Có ít nhất 01 cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành trồng trọt hoặc BVTV và có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về khảo nghiệm giống cây trồng;

đ) Đối với cơ sở khảo nghiệm DUS phải có bộ mẫu chuẩn các giống đang sản xuất kinh doanh làm đối chứng.

2. Thủ tục chỉ định cơ sở khảo nghiệm

a) Cơ sở có đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm giống cây trồng theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi hồ sơ đăng ký về Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị được chỉ định là cơ sở khảo nghiệm (Phụ lục 1);

- Bản sao Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc giấy phép đầu tư.

b) Trong thời gian 45 ngày (bốn mươi lăm ngày) kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định, nếu đủ điều kiện thì quyết định chỉ định cơ sở khảo nghiệm.

Xem nội dung VB
Điều 4. Điều kiện sản xuất, kinh doanh hạt giống lúa

1. Tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh hạt giống lúa xác nhận (XN1, XN2) nhằm mục đích thương mại phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống cây trồng;

b) Có địa điểm sản xuất, kinh doanh phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh hạt giống lúa xác nhận;

c) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp phục vụ cho khâu sản xuất, chế biến và bảo quản giống lúa;

d) Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật có trình độ từ trung cấp trồng trọt, bảo vệ thực vật trở lên hoặc có chứng chỉ đào tạo về kỹ thuật sản xuất hạt giống lúa do Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức;

đ) Giống lúa sản xuất phải có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh;

e) Tuân thủ Quy trình sản xuất hạt giống lúa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành cho hạt giống xác nhận.

2. Tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh hạt giống lúa SNC, NC, giống lúa bố mẹ và hạt lai F1 nhằm mục đích thương mại, ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Đăng ký chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn tại tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng theo quy định, trước khi sản xuất hạt giống;

b) Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật có trình độ tối thiểu đại học chuyên ngành trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật;

c) Tuân thủ Quy trình sản xuất hạt giống lúa SNC, NC, giống lúa bố mẹ và hạt lai F1 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Đối với sản xuất hạt giống lúa SNC, NC phải thực hiện nghiêm ngặt các nội dung sau:

- Nếu vật liệu khởi đầu là hạt giống tác giả hoặc hạt giống SNC thì phải qua hai vụ để có hạt giống SNC và ba vụ để có hạt giống NC;

- Nếu vật liệu khởi đầu từ nguồn hạt giống chưa đạt tiêu chuẩn hạt giống SNC thì phải qua ba vụ để có hạt giống SNC và bốn vụ để có hạt giống NC;

- Nghiêm cấm việc sản xuất hạt giống SNC theo phương pháp chọn và nhân đơn dòng.

3. Hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ, hộ gia đình nông dân tham gia chương trình, dự án sản xuất giống lúa có đầu tư, hỗ trợ của chính quyền hoặc cơ quan khuyến nông các cấp:

a) Đối với sản xuất hạt giống NC, hạt lai F1: Có đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1,2 Điều này.

b) Đối với sản xuất hạt giống xác nhận (XN1, XN2): Khuyến khích có đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này hoặc tối thiểu phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Các điều kiện quy định tại điểm b,c,d,e khoản 1 Điều này;

- Giống lúa đưa vào sản xuất phải theo hướng dẫn của chính quyền hoặc cơ quan khuyến nông

Điều 5. Kiểm định, kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng giống lúa

1. Hạt giống lúa do các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích thương mại:
...

d) Toàn bộ hạt giống lúa SNC, giống bố mẹ lúa lai do Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia (Cục Trồng trọt) tổ chức kiểm định, kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn theo quy định.

*Điều này bị thay thế bởi khoản 1 điều 20 Thông tư 79/2011/TT-BNNPTNT
(VB hết hiệu lực: 28/01/2016)
Điều 20. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định 41/2007/QĐ-BNN ngày 15/5/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn; thay thế khoản 4 Điều 3, Điều 5 của Thông tư 42/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/7/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng hạt giống lúa siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận, giống lúa bố mẹ lúa lai và hạt lai F1.*

Xem nội dung VB
Điều 7. Điều kiện bảo đảm chất lượng giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm trong quá trình sản xuất, kinh doanh

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm với mục đích thương mại phải đảm bảo điều kiện sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật và các yêu cầu quản lý chất lượng cây giống như sau:

a) Có vườn ươm tối thiểu đạt các yêu cầu: Diện tích các khu gieo ươm hạt gốc ghép, đóng bầu, nhân giống và huấn luyện cây giống phù hợp quy mô số lượng cây giống sản xuất; chủ động về tưới tiêu nước; cách ly nguồn lây nhiễm bệnh.

b) Nhân giống từ nguồn giống được công nhận;

c) Có quy trình kỹ thuật nhân giống;

d) Có hoặc thuê người kiểm định giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm;

đ) Thực hiện ghi nhãn, công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với cây giống xuất vườn theo quy định tại Điều 8, Điều 9 của Thông tư này.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm phải đảm bảo điều kiện sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật và các yêu cầu quản lý chất lượng cây giống như sau:

a) Đảm bảo ghi nhãn, công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định tại Điều 8, Điều 9 của Thông tư này;

b) Đảm bảo nguồn gốc cây giống: Có hợp đồng hoặc giấy tờ mua bán cây giống với tổ chức, cá nhân sản xuất giống, trong đó ghi rõ các thông tin về tên giống, nguồn giống đã sử dụng nhân giống, tiêu chuẩn công bố áp dụng, số lượng cây, thời gian giao nhận cây;

c) Có biện pháp đảm bảo chất lượng cây giống trong quá trình lưu giữ, vận chuyển.

Xem nội dung VB
Điều 7. Điều kiện nuôi động vật rừng thông thường

Tổ chức, cá nhân nuôi các loài thuộc Danh mục động vật rừng thông thường ban hành kèm theo Thông tư này phải đảm bảo các điều kiện sau:

1. Cơ sở nuôi, trại nuôi phù hợp với đặc tính sinh trưởng, phát triển của loài nuôi; đảm bảo an toàn cho người và động vật nuôi; đảm bảo các quy định về vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh;

2. Về nguồn gốc động vật rừng thông thường:

a) Khai thác từ tự nhiên trong nước: có bảng kê mẫu vật động vật rừng thông thường có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại.

b) Nhập khẩu: có tờ khai hàng hóa nhập khẩu được cơ quan hải quan cửa khẩu xác nhận. Các loài ngoại lai xâm hại theo quy định của pháp luật không được gây nuôi dưới mọi hình thức.

c) Mua của tổ chức, cá nhân khác: có hồ sơ mua bán, trao đổi động vật giữa người cung ứng và người nuôi.

d) Xử lý tịch thu: có quyết định của người có thẩm quyền xử lý tang vật hoặc vật chứng theo quy định của pháp luật.

đ) Động vật rừng thông thường đã nuôi trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành, trong thời hạn 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, tổ chức, cá nhân đang nuôi lập bảng kê động vật rừng thông thường theo mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có cơ sở nuôi đó xác nhận.

Tổ chức, cá nhân nuôi động vật rừng thông thường chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc hợp pháp của động vật nuôi.

Xem nội dung VB
Điều 3. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi
Cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 6 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi. Một số quy định chi tiết về địa điểm, điều kiện cơ sở vật chất và nhân viên kỹ thuật như sau:
1. Địa điểm
a) Có vị trí phù hợp: thuận tiện cho việc sản xuât, kinh doanh; không bị ngập úng; không gần các nguồn hoá chất, vi sinh vật có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm thức ăn chăn nuôi;
b) Có tường bao hoặc hàng rào cố định cách biệt với bên ngoài.
2. Bố trí mặt bằng, nhà xưởng
a) Bố trí mặt bằng nhà xưởng thuận lợi cho việc bốc dỡ, chế biến, bảo quản nguyên liệu và sản phẩm;
b) Có nhà xưởng đủ diện tích cho việc bố trí các trang thiết bị bảo đảm thuận tiện cho việc vận hành sản xuất, làm vệ sinh và an toàn lao động;
c) Dây chuyền sản xuất phải được bố trí hợp lý nhằm hạn chế thấp nhất khả năng gây nhiễm chéo giữa các công đoạn sản xuất;
d) Khu vực xử lý nguyên liệu dạng lỏng phải được thiết kế bảo đảm thoát ẩm, thoát mùi, dễ làm sạch và khử trùng;
đ) Khu xử lý nhiệt phải bảo đảm thông thoáng, thoát nhiệt và an toàn.
3. Kết cấu nhà xưởng sản xuất
a) Nhà xưởng phải có kết cấu vững chắc phù hợp với tính chất và quy mô sản xuất của cơ sở, bảo đảm an toàn và phòng chống cháy nổ;
b) Phải có hệ thống thông gió bảo đảm loại trừ được hơi nóng, hơi nước và khí thải;
c) Tường và mái nhà phải được làm bằng vật liệu bền; nền nhà xưởng phải cứng, phẳng, chịu được tải trọng, không trơn trượt, dễ làm vệ sinh;
d) Cửa ra vào, cửa sổ phải được chế tạo bằng vật liệu phù hợp, ngăn chặn được côn trùng và động vật gây hại, dễ làm vệ sinh và khử trùng.
4. Thiết bị và dụng cụ
a) Hệ thống máy móc, thiết bị phải được lắp đặt, vận hành bảo đảm an toàn cho người lao động, dễ dàng cho việc vệ sinh, bảo dưỡng và thuận lợi cho công tác kiểm tra;
b) Thiết bị tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải làm bằng vật liệu phù hợp, không độc, không gỉ, bảo đảm vệ sinh thức ăn chăn nuôi;
c) Thiết bị phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ về các thông số kỹ thuật.
5. Khu vực sân bãi và đường đi nội bộ
a) Sân bãi và đường đi phải có mặt bằng đủ rộng thuận tiện cho việc vận chuyển và bốc dỡ hàng hoá;
b) Mặt sân, đường đi phải có độ dốc hợp lý để không đọng nước và thuận tiện cho vệ sinh, khử trùng.
6. Hệ thống kho
a) Hệ thống kho phải thoáng mát, khô ráo bảo đảm thuận tiện cho việc xuất nhập nguyên liệu và sản phẩm;
b) Khu chứa nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi thành phẩm phải tách riêng và phải cách biệt với chất dễ cháy nổ, các loại hoá chất độc hại;
c) Các loại nguyên liệu phải được bảo quản bảo đảm yêu cầu kỹ thuật để không bị ẩm mốc, mối mọt và sự xâm hại của côn trùng và động vật gặm nhấm;
d) Đối với các chất phụ gia, vitamin và các loại thức ăn bổ sung khác phải được bảo quản trong điều kiện phù hợp với yêu cầu kỹ thuật cho từng loại;
đ) Đối với thức ăn chăn nuôi thành phẩm phải được lưu giữ trên các kệ gỗ hoặc vật liệu có độ cao phù hợp với mặt nền kho, trừ trường hợp nền kho đã được thiết kế chống ẩm.
7. Hệ thống cung cấp điện, nước
Phải có hệ thống cung cấp điện an toàn và có hệ thống cung cấp nước sạch bảo đảm yêu cầu kỹ thuật phục vụ cho quá trình sản xuất.
8. Nhân viên kỹ thuật trong sản xuất và kiểm soát chất lượng:
a) Đối với sản xuất, gia công thức ăn gia súc, gia cầm: nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp trở lên về chuyên ngành chăn nuôi, thú y, chế biến thực phẩm, hoá thực phẩm.
b) Đối với sản xuất, gia công thức thủy sản: nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp trở lên về chuyên ngành chế biến thực phẩm, hoá thực phẩm, nuôi trồng thủy sản.

Điều 4. Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi
Cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 7 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi. Một số quy định chi tiết về địa điểm, phương tiện vận chuyển và dụng cụ kinh doanh thức ăn chăn nuôi cụ thể như sau:
1. Nơi bày bán và bảo quản hàng hóa thức ăn chăn nuôi phải thông thoáng, đủ ánh sáng, không ẩm ướt; hạn chế được các ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường để đảm bảo chất lượng thức ăn chăn nuôi.
2. Có thiết bị cân đo chính xác và được định kỳ bảo dưỡng; dụng cụ chứa đựng và dụng cụ đong, xúc hàng hóa thức ăn chăn nuôi phải bảo đảm vệ sinh, không bị han gỉ hoặc nhiễm mốc.
3. Nơi bày bán, bảo quản và các phương tiện vận chuyển, dụng cụ kinh doanh hàng hóa thức ăn chăn nuôi phải riêng biệt đối với thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất độc hại khác.
...

Điều 25. Đơn vị khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi
1. Điều kiện đối với đơn vị khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi:
a) Có chức năng khảo nghiệm hoặc nghiên cứu về thức ăn chăn nuôi;
b) Có cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để thực hiện khảo nghiệm;
c) Về nhân sự, có hoặc thuê ít nhất 02 nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản.

Xem nội dung VB
1. Điều kiện ấp trứng gia cầm

a) Đăng ký cơ sở ấp trứng

Cơ sở ấp trứng thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh thực hiện việc đăng ký kinh doanh ấp trứng tại cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

b) Khai báo cơ sở ấp trứng

Tất cả cơ sở ấp trứng đều phải tự khai báo để được giám sát về dịch bệnh và điều kiện vệ sinh thú y.

- Cơ sở ấp trứng thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh khai báo với cơ quan thú y cấp huyện. Cơ sở ấp trứng không thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh khai báo với thú y xã, trường hợp xã chưa có thú y xã thì khai báo với Ủy ban nhân dân xã.

Nội dung khai báo gồm:

Tên chủ cơ sở ấp trứng, địa chỉ cơ sở ấp trứng, quy mô ấp trứng;

c) Quy mô của cơ sở ấp trứng

Cơ sở ấp trứng phải có quy mô tối thiểu 2.000 trứng/mẻ ấp.

d) Địa điểm của cơ sở ấp trứng

- Cơ sở ấp trứng, không phân biệt quy mô, đều phải nằm ngoài nội thành, nội thị;

- Cơ sở ấp trứng, không phân biệt quy mô, phải cách xa trường học, bệnh viện, chợ, công sở, các nơi công cộng khác tối thiểu 500m và có tường xây cách ly với nơi xung quanh, nơi ở;
...

2. Điều kiện chăn nuôi thủy cầm (không bao gồm vịt chạy đồng, vịt thời vụ)
a) Đăng ký chăn nuôi thủy cầm
Cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh thực hiện việc đăng ký kinh doanh chăn nuôi thuỷ cầm tại cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;
b) Khai báo chăn nuôi thuỷ cầm
Tất cả cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh hay không đều phải tự khai báo để được giám sát về dịch tễ và điều kiện vệ sinh thú y, phòng chống dịch bệnh.
- Cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh khai báo với cơ quan thú y cấp huyện.
- Cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm không thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh khai báo với thú y xã, trường hợp xã chưa có thú y xã thì khai báo với Ủy ban nhân dân xã.
Nội dung khai báo gồm:
Tên chủ cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm, địa chỉ cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm, quy mô chăn nuôi thuỷ cầm, loại thuỷ cầm (vịt đẻ, vịt thịt, ngan…), phương thức nuôi (nuôi trong nông hộ, trang trại, công nghiệp, …)
c) Địa điểm chăn nuôi thuỷ cầm
- Cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm, không phân biệt quy mô đều phải nằm ngoài nội thành, nội thị;
- Cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm trong nông hộ, thuỷ cầm phải được nuôi cách biệt với nơi ở, cách biệt với nơi nuôi gia súc, gia cầm khác;
- Cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm trang trại, công nghiệp phải cách xa trường học, bệnh viện, chợ, công sở và các nơi công cộng khác tối thiểu 500m và có tường hoặc rào cách ly với nơi xung quanh.

3. Điều kiện chăn nuôi vịt chạy đồng (bao gồm kịp thời vụ)
a) Khai báo và cấp sổ nuôi vịt chạy đồng
Đối với chăn nuôi vịt chạy đồng bao gồm vịt thời vụ, chủ nuôi vịt chạy đồng khai báo với Ủy ban nhân dân xã nơi đàn vịt được nuôi theo mẫu Sổ nuôi vịt chạy đồng do Ủy ban nhân dân xã cấp và ký xác nhận;
Trong sổ nuôi vịt chạy đồng, ngày tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm phải có xác nhận của thú y xã hoặc Ủy ban nhân dân xã nơi chưa có thú y xã;
Mẫu sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định;
Chi phí in Sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng từ ngân sách địa phương;
b) Quản lý vịt chạy đồng
- Chạy đồng trong phạm vi tỉnh (được hiểu bao gồm thành phố trực thuộc Trung ương);
Vịt chạy đồng khi chạy sang xã khác trong cùng huyện, chủ nuôi không phải khai báo với Ủy ban nhân dân xã đến, nhưng khi di chuyển đàn vịt đến huyện mới, chủ nuôi phải xuất trình Sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng với Ủy ban nhân dân xã nơi đến để được xác nhận.

*Khoản này được bổ sung bởi khoản 1 điều 6 Thông tư 19/2011/TT-BNNPTNT
Điều 6. Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 92/2007/TT-BNN ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm.

1. Bổ sung khoản 3b như sau:

“3b. Thủ tục cấp sổ nuôi vịt chạy đồng.

Cá nhân, hộ gia đình chăn nuôi vịt chạy đồng phải gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký cấp Sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng về Ủy ban nhân dân cấp xã. Hồ sơ bao gồm:

Hồ sơ phải nộp: Đơn đăng ký cấp Sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng (Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

Hồ sơ xuất trình: Chứng minh thư nhân dân hoặc Sổ hộ khẩu gia đình.

Thời gian giải quyết hồ sơ: trong thời gian không quá 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đơn đăng ký của cá nhân, hộ gia đình”.*

Xem nội dung VB
3. Điều kiện chăn nuôi vịt chạy đồng (bao gồm kịp thời vụ)
...

d) Cơ quan quản lý vịt chạy đồng
Ủy ban nhân dân xã, thú y xã quản lý vịt chạy đồng trên địa bàn, kể cả đàn vịt từ xã khác đến. Công tác quản lý bao gồm: nắm số đàn hiện có hàng tuần, kiểm tra Sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng, tổ chức tiêm phòng vắc xin theo đúng quy định, giám sát dịch bệnh.

Xem nội dung VB
Điều 6. Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 92/2007/TT-BNN ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm.
1. Bổ sung khoản 3b như sau:
“3b. Thủ tục cấp sổ nuôi vịt chạy đồng.
Cá nhân, hộ gia đình chăn nuôi vịt chạy đồng phải gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký cấp Sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng về Ủy ban nhân dân cấp xã. Hồ sơ bao gồm:
Hồ sơ phải nộp: Đơn đăng ký cấp Sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng (Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).
Hồ sơ xuất trình: Chứng minh thư nhân dân hoặc Sổ hộ khẩu gia đình.
Thời gian giải quyết hồ sơ: trong thời gian không quá 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đơn đăng ký của cá nhân, hộ gia đình”.

Xem nội dung VB
Điều 6. Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 92/2007/TT-BNN ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm.
...

2. Điểm a khoản 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4.
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện Quyết định số 1405/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thuỷ cầm và Thông tư này.
- Phối hợp với ngành thông tin truyền thông và các tổ chức quần chúng tuyên truyền, phổ biến Quyết định số 1405/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này đến các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm.
- In ấn Sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng, giao cho Uỷ ban nhân dân xã để cấp phát đến tận các hộ chăn nuôi vịt chạy đồng.
- Kiểm tra, đôn đốc các huyện, xã thực hiện quản lý, giám sát tốt các cơ sở ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thuỷ cầm trên địa bàn.
- Chủ trì phối hợp với các ban, ngành tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất các cơ sở ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thuỷ cầm. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, cố tình không chấp hành các quy định của Thông tư này.
- Đối với các địa phương đã có quy hoạch khu chăn nuôi và ấp trứng gia cầm thì xây dựng kế hoạch di dời các cơ sở ấp trứng không đủ điều kiện đến địa điểm đã được quy hoạch. Đối với các địa phương chưa làm xong công tác quy hoạch phải khẩn trương xây dựng quy hoạch khu chăn nuôi và ấp trứng gia cầm đảm bảo an toàn sinh học”.

Xem nội dung VB
Điều 3. Cơ sở nuôi chim yến
1. Chủ cơ sở nuôi chim yến phải khai báo với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là Phòng chuyên môn cấp huyện), nơi có cơ sở nuôi chim yến theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thời điểm khai báo
a) Tổ chức, cá nhân khai báo lần đầu khi cơ sở mới bắt đầu nuôi chim yến;
b) Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đã nuôi chim yến trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực phải khai báo chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 2013;
c) Khi có sự thay đổi về quy mô của cơ sở nuôi chim yến (diện tích nhà nuôi, số lượng chim yến), tổ chức, cá nhân nuôi chim yến phải khai báo chậm nhất vào ngày 30 tháng 10 hàng năm.
3. Vị trí xây dựng mới cơ sở nuôi chim yến
Tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở để nuôi chim yến kể từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực phải phù hợp với quy hoạch hoặc được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 4. Sử dụng âm thanh dẫn dụ chim yến
Cường độ âm thanh không vượt quá 70 dBA (Đề xi ben A) trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ và không được sử dụng âm thanh trong thời gian từ 21 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

Xem nội dung VB
Điều 5.Người nuôi lợn đực giống để sản xuất tinh sử dụng cho thụ tinh nhân tạo phải bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều 19 của Pháp lệnh giống vật nuôi, đồng thời phải bảo đảm các điều kiện sau đõy:
...

3. Chuồng trại phải bảo đảm vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về thú y và pháp luật về bảo vệ môi trường. Diện tích chuồng nuôi tối thiểu 5 m2/con đối với lợn nội và 6 m2/con đối với lợn ngoại.

4. Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp chăn nuôi thú y trở lên và được đào tạo, cấp chứng chỉ về kỹ thuật khai thác, pha chế, bảo quản và vận chuyển tinh dịch.

Xem nội dung VB
Điều 5. Cơ sở nuôi bò đực giống để sản xuất tinh đông lạnh sử dụng cho thụ tinh nhân tạo phải bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều 19 và khoản 1, Điều 20 của Pháp lệnh giống vật nuôi, đồng thời phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
...

2. Số lượng bò đực giống để sản xuất tinh đông lạnh trong một cơ sở nuôi bò đực giống không ít hơn 5 con cho một giống.

3. Chuồng trại phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về thú y và pháp luật về bảo vệ môi trường. Diện tích chuồng nuôi tối thiểu 10 m2/con và sân chơi 15-20 m2/con.

4. Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật có trình độ từ Đại học chăn nuôi thú y trở lên và được đào tạo, cấp chứng chỉ về kỹ thuật khai thác, pha chế, sản xuất và bảo quản tinh đông lạnh.

Xem nội dung VB
Điều 5. Cơ sở nuôi trâu đực giống để sản xuất tinh đông lạnh phải bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều 19 và khoản 1 Điều 20 của Pháp lệnh giống vật nuôi, đồng thời phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
...

2. Số lượng trâu đực giống để sản xuất tinh đông lạnh trong một cơ sở nuôi trâu trực giống không ít hơn 3 con đực giống làm việc cho một giống.

3. Chuồng trại phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về thú y và pháp luật về bảo vệ môi trường. Diện tích chuồng nuôi tối thiểu 6m2/con (không bao gồm diện tích máng ăn, máng uống) và sân chơi 10 – 15m2/con.

4. Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật có trình độ từ Đại học chuyên ngành chăn nuôi thú y trở lên và được đào tạo, cấp chứng chỉ về kỹ thuật khai táhc, pha chế, sản xuất và bảo quản tinh đông lạnh do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Xem nội dung VB
Điều 4. Cơ sở nuôi dê đực giống để sản xuất tinh đông lạnh phải bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều 19 và khoản 1 Điều 20 của Pháp lệnh giống vật nuôi, đồng thời phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
...

2. Số lượng dê đực giống để sản xuất tinh đông lạnh trong một cơ sở không ít hơn 3 con đực giống làm việc cho một giống.
3. Chuồng trại phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về thú y và pháp luật về bảo vệ môi trường. Diện tích chuồng nuôi tối thiểu 2,5m2/con (không bao gồm diện tích máng ăn, máng uống) và sân chơi không dưới 5m2/con.
4. Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật được đào tạo, cấp chứng chỉ về kỹ thuật khai thác, pha chế, sản xuất và bảo quản tinh đông lạnh do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Xem nội dung VB
Điều 4. Điều kiện đối với cơ sở sinh sản giống thủy sản

Tổ chức, cá nhân thực hiện cho sinh sản giống thủy sản phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau:

1. Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư về giống thuỷ sản hoặc Quyết định quy định chức năng nhiệm vụ về nghiên cứu, sản xuất giống thủy sản áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

2. Địa điểm xây dựng phải theo quy hoạch của địa phương hoặc có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền;

3. Có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp nuôi trồng thủy sản trở lên hoặc có giấy chứng nhận/chứng chỉ được đào tạo về nuôi trồng thuỷ sản do cơ quan có chức năng cấp;
...

5. Có bảng hiệu, địa chỉ rõ ràng;

Xem nội dung VB
Điều 5. Điều kiện đối với cơ sở ương, dưỡng giống thủy sản

Tổ chức, cá nhân thực hiện ương, dưỡng giống thủy sản phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau:
...

2. Có cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với từng loài thủy sản và từng phẩm cấp giống: Hệ thống bể, ao ương, dưỡng giống thủy sản; nguồn nước sạch và hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt; thiết bị, dụng cụ đảm bảo cho việc ương, dưỡng giống thủy sản.
...

Điều 6. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ

1. Điều kiện đối với cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ

Tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất kinh doanh giống thủy sản bố mẹ phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau:
...

b) Có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản trở lên.
...

3. Tổ chức, cá nhân trước khi sản xuất kinh doanh giống thuỷ sản bố mẹ chủ lực phải gửi văn bản thông báo đến Tổng cục Thuỷ sản để tổng hợp, theo dõi và quản lý (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
...

Điều 11. Điều kiện đối với cơ sở khảo nghiệm giống thuỷ sản

Cơ sở thực hiện khảo nghiệm giống thủy sản phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau:

1. Đã đăng ký hoạt động khảo nghiệm giống thủy sản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có chức năng nghiên cứu về giống thủy sản;

2. Có cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu sinh thái của đối tượng khảo nghiệm; phù hợp với quy hoạch và đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y và pháp luật về bảo vệ môi trường;

3. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên ngành đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng đối tượng, phẩm cấp giống thuỷ sản: có số lượng ao hoặc bể phù hợp với việc bố trí khảo nghiệm, đủ nguồn nước đạt yêu cầu chất lượng; hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, có ao chứa nước thải đảm bảo; đảm bảo việc kiểm tra chỉ tiêu môi trường và các chỉ tiêu về bệnh thủy sản; có đủ thức ăn, hóa chất, sản phẩm khác phục vụ trong quá trình khảo nghiệm.

4. Có ít nhất 02 nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành nuôi trồng thuỷ sản trở lên.

Xem nội dung VB
Điều 5. Thẩm quyền tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tàu cá
...

2. Cơ sở đào tạo đủ điều kiện theo quy định được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, được tổ chức bồi dưỡng, cấp chứng chỉ tàu cá, thẩm quyền cấp phép như sau :

a. Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản quyết định việc cấp phép tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng Tư và Năm cho các cơ sở đào tạo.

b. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc cấp phép tổ chức bồi dưỡng và cấp các chứng chỉ tàu cá còn lại cho các cơ sở đào tạo đóng tại địa bàn.

3. Trên cơ sở Tờ trình và Đề án của các cơ sở đào tạo, các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định và cấp phép cho các cơ sở đảm bảo đủ điều kiện theo quy định.

Điều 6. Điều kiện đối với cơ sở đào tạo được cấp phép tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tàu cá

1. Là các cơ sở đào tạo có đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ khai thác-hàng hải thủy sản và vận hành-sửa chữa máy tàu thủy;

2. Đáp ứng các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu giảng dạy và đội ngũ cán bộ, giáo viên quy định tại phụ lục 3 kèm theo Quy chế này.

Xem nội dung VB
Điều 21. Trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
...

2. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản có trách nhiệm:
...

d. Chủ trì tổ chức thẩm định và cấp phép cho các cơ sở đào tạo đạt tiêu chuẩn theo quy định tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tàu cá;

Điều 22. Trách nhiệm của các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
...

3. Tổ chức thẩm định và cấp phép cho các cơ sở đào tạo đóng tại địa phương có đủ điều kiện theo quy định tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tàu cá theo thẩm quyền được giao;

Xem nội dung VB
Điều 4. Yêu cầu về địa điểm
1. Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương.
2. Có đường giao thông đi lại thuận tiện cho việc vận chuyển, bốc dỡ sản phẩm.
3. Có nguồn nước, nguồn điện đáp ứng yêu cầu sử dụng.
4. Không bị ngập nước, đọng nước.
5. Không bị ảnh hưởng bởi các nguồn gây ô nhiễm.
Điều 5. Yêu cầu về bố trí, kết cấu
1. Mặt bằng chợ phải được bố trí hợp lý giữa các khu vực để tránh khả năng lây nhiễm cho sản phẩm, đảm bảo hoạt động của chợ thuận tiện. Cần bố trí ngăn cách giữa các khu vực có chức năng khác nhau sau đây:
a) Khu vực văn phòng, điều hành, dịch vụ ăn uống;
b) Khu vực kinh doanh sản phẩm tươi, sống, sơ chế, đông lạnh;
c) Khu vực kinh doanh sản phẩm đã được chế biến, bao gói sẵn, sản phẩm khô;
d) Khu vực phụ trợ: Khu vực vệ sinh; khu vực thu gom rác, xử lý rác và xử lý nước thải: bãi để xe; khu vực đặt thiết bị phòng cháy, chữa cháy; trạm bơm nước, bể chứa nước.
2. Nền chợ có bề mặt cứng, chịu tải trọng, mài mòn; thoát nước tốt, không gây trơn trượt; không đọng nước và dễ làm vệ sinh; nền có độ nghiêng thích hợp, có chiều thoát nước từ khu vực sạch sang khu vực kém sạch hơn để tránh ô nhiễm.
3. Trần hoặc mái che phải đảm bảo chắc chắn, thông thoáng, không bị dột, thấm nước, không rạn nứt, rêu mốc, đọng nước và dính bám các chất bẩn.
4. Tường, vách ngăn, cột nhà trong chợ phải dễ làm vệ sinh.
5. Chợ phải được chiếu sáng đầy đủ bằng ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo. Nguồn ánh sáng, cường độ ánh sáng đảm bảo dễ dàng nhận biết, đánh giá được sản phẩm kinh doanh trong chợ.
6. Nơi bày bán phải được bố trí để khách hàng dễ dàng tiếp cận và đánh giá được chất lượng sản phẩm, đảm bảo tránh làm nhiễm bẩn sản phẩm.
7. Chợ phải có hệ thống cấp nước đảm bảo cung cấp đủ cho các hoạt động tại chợ. Các bể chứa nước và vòi nước phải được bố trí ở các vị trí thích hợp đáp ứng yêu cầu sử dụng.
8. Hệ thống thông gió phù hợp với yêu cầu bảo quản sản phẩm, bảo đảm thông thoáng ở các khu vực bày bán sản phẩm.
9. Đường đi lại và vận chuyển trong chợ phải đủ rộng, đảm bảo độ bền chắc và không đọng nước.
Điều 6. Yêu cầu về nước, nước đá
1. Nước dùng cho bảo quản, xử lý sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt theo QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế.
2. Bồn, thùng chứa đựng nước, đường ống dẫn nước phải sạch và được vệ sinh định kỳ,
3. Nước đá sử dụng trong bảo quản, xử lý sản phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều 7. Yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm
1. Sản xuất từ nguyên liệu phù hợp, bảo đảm không thôi nhiễm các chất độc hại, mùi vị lạ vào sản phẩm; không bị rỉ sét.
2. Bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm dễ làm vệ sinh và khử trùng.
3. Được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi kết thúc hoạt động mua bán và được bảo dưỡng, bảo trì định kỳ.
4. Có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết để chứa đựng, bảo quản sản phẩm.

Xem nội dung VB
Điều 14. Yêu cầu đối với hộ, cơ sở kinh doanh tại chợ

1. Chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm tại chợ phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
2. Chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm tại chợ phải được khám sức khỏe và có xác nhận đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
...

5. Sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ chứa đựng sản phẩm sạch, đảm bảo không là nguồn gây ô nhiễm cho sản phẩm.

Xem nội dung VB




Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón Ban hành: 27/11/2013 | Cập nhật: 02/12/2013

Nghị định 08/2010/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi Ban hành: 05/02/2010 | Cập nhật: 09/02/2010