Quyết định 2640/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2020
Số hiệu: | 2640/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu | Người ký: | Trần Ngọc Thới |
Ngày ban hành: | 05/12/2012 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2640/QĐ-UBND |
Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 05 tháng 12 năm 2012 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ;
Căn cứ Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16 tháng 09 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 15/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2006-2015 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định 50/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TU ngày 02/8/2010 của Ban Thường Vụ Tỉnh ủy về phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 913/QĐ-UBND ngày 31 tháng 03 năm 2009 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc phê duyệt Đề cương và kinh phí thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
Xét nội dung Thông báo Kết quả thẩm định số 101/TB-SNN-TS ngày 30 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng thẩm định và đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tại Tờ trình số 316/TTr-SNN-TS ngày 03/10/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tiếp tục phát huy tiềm năng và các nguồn lực của tỉnh để phát triển ngành thủy sản theo hướng hiệu quả, ổn định và bền vững. Góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (QĐ 15/2007/QĐ-TTg); Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 (QĐ 1690/QĐ-TTg) và Nghị quyết về phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2015 (NQ 12-NQ/TU).
2. Từng bước công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành thủy sản trên nền tảng công nghệ hiện có, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành thủy sản tỉnh có sự thay đổi căn bản về tỷ trọng giữa các lĩnh vực sản xuất, sớm phát triển ngành thủy sản trở thành ngành sản xuất hàng hóa, có khả năng cạnh tranh cao, tăng tỷ trọng trong cơ cấu nông-lâm-ngư phù hợp với tiềm năng của tỉnh.
3. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất phát triển thủy sản theo hướng: phát triển hợp lý giữa khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ hậu cần thủy sản phải kết hợp với bảo vệ môi trường, tái tạo nguồn lợi thủy sản, đảm bảo hiệu quả phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển.
4. Chú trọng mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong nước và ngoài nước. Trong đó, xuất khẩu được coi trọng để xác định cơ cấu sản xuất thủy sản, gắn liền với an toàn vệ sinh thực phẩm, ít tác động đến sự phát triển các ngành kinh tế khác, đảm bảo môi trường sinh thái, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên.
5. Chủ động hợp tác quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật, công nghệ mới, nâng cao trình độ quản lý và nắm bắt luật pháp quốc tế. Chủ động đối phó và đấu tranh với những tranh chấp, rào cản thương mại do chính sách bảo hộ của các nước nhập khẩu.
1. Mục tiêu tổng quát:
Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ trở thành trung tâm lớn về công nghiệp khai thác, dịch vụ hậu cần nghề cá, công nghiệp chế biến, nuôi trồng, sản xuất giống hải sản của vùng Đông Nam Bộ; phát triển thủy sản của tỉnh trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả cao, có giá trị xuất khẩu lớn, tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động thủy sản và các nghề liên quan, đặc biệt là khu vực ven biển, hải đảo, đồng thời góp phần bảo đảm an ninh thực phẩm và an ninh quốc phòng trên biển.
2. Mục tiêu cụ thể:
* Đến năm 2015 và giai đoạn 5 năm (2011-2015):
- Tổng giá trị sản xuất thủy sản theo giá cố định 5 năm (2011-2015) đạt 13.258 tỷ đồng, bằng 143% so với giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng bình quân 6,7%/năm. Trong đó:
+ Tổng giá trị sản lượng khai thác thủy sản 5 năm đạt 11.651 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 6,38%/năm.
+ Tổng giá trị sản lượng nuôi trồng thủy sản 5 năm đạt 1.607 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 8,59%/năm.
- Tổng sản lượng thủy sản 5 năm đạt 1.310.000 tấn, bằng 105% so với giai đoạn 2006-2010. Trong đó: tổng sản lượng đánh bắt hải sản 5 năm: 1.195.000 tấn; tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 5 năm đạt 115.000 tấn.
- Tổng sản phẩm chế biến hải sản xuất khẩu 5 năm: 600.000 tấn, bằng 126% so với giai đoạn 2006-2010.
- Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hải sản 5 năm: 1 tỷ 750 triệu USD, bằng 150% so với giai đoạn 2006-2010, tăng bình quân 9,0%/năm.
- Giải quyết cho 108.910 lao động có việc làm ổn định, có thu nhập thường xuyên; trong đó phấn đấu 5% có trình độ nghề từ kỹ thuật viên, Trung cấp, Đại học và 70 - 80% lao động được tập huấn kỹ thuật chuyên ngành.
* Đến năm 2020:
- Tổng giá trị sản xuất ngành thủy sản (theo giá cố định 1994) đạt 4.819 tỷ đồng, trong đó khai thác 4.389 tỷ đồng và nuôi trồng là 430 tỷ đồng.
- Tổng sản lượng thủy sản đạt 287.160 tấn, trong đó sản lượng khai thác 260.000 tấn, nuôi trồng là 27.160 tấn.
- Tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu đạt 150.000 tấn với giá trị kim ngạch xuất khẩu là 600 triệu USD).
- Giải quyết cho 111.200 lao động có việc làm ổn định, có thu nhập thường xuyên.
III. Quy hoạch phát triển các lĩnh vực của ngành đến năm 2020:
1. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản:
a) Sản lượng khai thác:
Tăng sản lượng khai thác hải sản đến năm 2015 là 240.000 tấn, khai thác xa bờ chiếm 70%; năm 2020 đạt 260.000 tấn, khai thác xa bờ chiếm 75%. Ổn định sản lượng khai thác hải sản ven bờ ở mức 60.000 - 65.000 tấn/năm.
b) Năng lực tàu thuyền khai thác:
Giảm dần số lượng tàu thuyền đến năm 2015 còn 6.000 chiếc, công suất 750.000 CV, công suất bình quân 125 CV/chiếc; năm 2020 tiếp tục giảm còn 5.000 chiếc, công suất 820.000 CV, công suất bình quân 164 CV/chiếc.
- Cơ cấu tàu thuyền theo nhóm công suất:
+ Tàu cá dưới 20 CV chiếm 20,0% năm 2015 và 14,0% năm 2020;
+ Tàu cá từ 20 CV đến < 50 CV chiếm 20,8% năm 2015 và 13,0% năm 2020;
+ Tàu cá từ 50 CV đến < 90 CV chiếm 9,2% năm 2015 và 8,0% năm 2020;
+ Tàu cá từ 90 CV đến < 150 CV chiếm 10,8% năm 2015 và 14,0% năm 2020;
+ Tàu cá từ 150 CV đến < 400 CV chiếm 27,5% năm 2015 và 36,0% năm 2020;
+ Tàu cá trên 400 CV chiếm 11,7% năm 2015 và 15,0% năm 2020.
c) Nghề nghiệp khai thác:
Đẩy mạnh khai thác xa bờ, giảm dần khai thác gần bờ, chú trọng khai thác các loại hải sản giá trị kinh tế cao, thực hiện tốt bảo quản hải sản sau đánh bắt nâng cao giá trị sản phẩm; tăng cường bảo vệ nguồn lợi hải sản, nghiêm cấm các biện pháp khai thác có tính chất hủy diệt.
Điều chỉnh và sắp xếp theo cơ cấu nghề nhằm khôi phục và nâng cao năng suất đánh bắt phù hợp với đặc điểm ngư trường và mùa vụ khai thác theo hướng hạn chế phát triển nghề lưới kéo và không cho phép đóng mới, mua tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15m, công suất máy dưới 90 CV.
Khuyến khích, hỗ trợ ngư dân đầu tư phát triển tàu khai thác hải sản xa bờ, trang bị công nghệ hiện đại, từng bước thay vỏ tàu bằng vật liệu mới, bền và tiết kiệm gỗ. Đồng thời duy trì và phát triển những nghề có tính chọn lọc cao, thân thiện với môi trường, trên cơ sở cân đối phù hợp với năng lực tàu thuyền trên các vùng biển và quy định quản lý nghề khai thác trên các tuyến. Tăng tỷ trọng khai thác các loài cá nổi (cá thu, cá ngừ, cá kiếm, cá bạc má, cá nục, cá trích, cá cơm,...). Phát triển các họ nghề: lưới vây, lưới rê, câu; giảm các họ nghề lưới kéo, họ nghề khác.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nghề cá, luật biển, đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên, huấn luyện kỹ thuật, kỹ năng ứng dụng trang thiết bị trên tàu cá cho ngư dân. Mở rộng quan hệ hợp tác nghề cá với các nước trong khu vực tạo điều kiện ngư dân tham gia chương trình hợp tác đánh cá giữa Chính phủ Việt Nam với các nước lân cận; kết hợp sản xuất với nhiệm vụ an ninh quốc phòng.
d) Lao động khai thác:
Số lượng lao động khai thác dự kiến giảm xuống còn 35.000 người vào năm 2015 và còn 33.000 người vào năm 2020.
2. Nuôi trồng thủy sản:
a) Nuôi thủy sản nước ngọt:
Phát triển nuôi thủy sản nước ngọt trong nội đồng ở các huyện trong tỉnh, nằm chủ yếu toàn bộ huyện Châu Đức, một phần huyện Tân Thành, huyện Long Điền, huyện Đất Đỏ, huyện Xuyên Mộc, thành phố Bà Rịa,... thuộc các ao, hồ nhỏ ở trong hộ dân và các hệ thống hồ chứa lớn dùng tưới tiêu cho nông nghiệp. Đến năm 2015 diện tích nuôi nước ngọt đạt 2.098 ha, sản lượng 4.070 tấn; năm 2020 diện tích 2.540 ha, sản lượng 5.190 tấn.
Các đối tượng: cá lóc, cá trê, cá rô phi đơn tính, cá rô đồng, cá mè, cá trôi, cá trắm, cá chép và các loại thủy đặc sản như: lươn, baba, ếch,... dưới các hình thức: nuôi cá ao, hồ nhỏ, nuôi cá ruộng trũng và nuôi mặt nước lớn kết hợp với các hồ chứa nước tưới tiêu cho nông nghiệp.
b) Nuôi thủy sản nước lợ mặn:
Vùng nuôi tập trung chủ yếu tại các hạ lưu sông Thị Vải (thuộc xã Phước Hòa, xã Hội Bài) huyện Tân Thành; sông Dinh (phường Long Hương) thành phố Bà Rịa; hạ lưu sông Ray nằm các huyện Đất Đỏ (xã lộc An, xã Láng Dài), huyện Xuyên Mộc (xã Phước Thuận, xã Bình Châu) và một phần của các huyện Long Điền (xã An Ngãi, xã Phước Hưng); thành phố Vũng Tàu (phường 12, xã Long Sơn) và huyện Côn Đảo. Vùng này cho phép phát triển toàn diện, tập trung chủ yếu vào nuôi trồng thủy sản lợ, mặn, đối tượng chủ lực là con tôm.
Diện tích nuôi nước lợ mặn đến năm 2015 còn 5.142 ha và năm 2020 còn 3.860 ha. Trong đó giảm dần các hình thức: nuôi tôm BTC, QCCT, nuôi sinh thái (tôm-rừng), chú trọng phát triển nuôi tôm chân trắng, nuôi cá mặn lợ; ổn định diện tích nuôi tôm sú thâm canh khoảng 570 ha/năm; tăng dần diện tích nuôi nhuyễn thể (sò huyết, hàu). Sản lượng nuôi lợ mặn đạt 19.090 tấn năm 2015 và 19.850 tấn năm 2020.
c) Nuôi biển:
Phát triển nuôi lồng bè tại xã Long Sơn (thành phố Vũng Tàu) và Côn Đảo, với các đối tượng chính là cá mú, cá chim và cá giò. Đến năm 2015 tăng số lồng lên 4.600 chiếc, sản lượng 1.840 tấn; năm 2020 là 5.300 lồng, sản lượng 2.120 tấn. Diện tích nuôi cá biển và sinh vật cảnh đến 2020 là 500 ha; nuôi trai lấy ngọc đến năm 2020 là 100 ha.
d) Lao động nuôi trồng thủy sản:
Nhu cầu lao động nuôi trồng thủy sản năm 2015 khoảng 8.910 người và năm 2020 khoảng 8.200 người. Đối với các mô hình nuôi công nghệ cao cần thu hút lao động có trình độ về chuyên môn để có khả năng tiếp cận nhanh với những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới.
3. Chế biến và tiêu thụ thủy sản:
a) Sản lượng chế biến và cơ cấu mặt hàng:
Đến năm 2015, tổng sản lượng chế biến đạt 175.000 tấn, trong đó xuất khẩu 125.000 tấn, nội địa 50.000 tấn. Đến năm 2020, tổng sản lượng chế biến đạt 200.000 tấn, trong đó xuất khẩu chiếm 75%, còn lại là tiêu thụ nội địa. Phát triển các nhóm sản phẩm chủ lực sau:
- Nhóm hàng đông lạnh và đồ hộp: đây vẫn sẽ là nhóm hàng xuất khẩu chính của tỉnh trong thời gian tới, với tổng sản lượng đạt 118.120 tấn vào năm 2015 và đạt 137.600 tấn vào năm 2020.
- Bột cá: sản lượng đạt 30.000 tấn năm 2015, đến năm 2020 tăng sản lượng bột cá lên 35.000 tấn.
- Nhóm hàng khô: sản lượng chế biến khô đạt 26.880 tấn năm 2015, tăng lên 27.400 tấn năm 2020. Chú trọng xây dựng thương hiệu cho tôm khô, mực khô và một số sản phẩm cá khô khác cho Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Nước mắm: duy trì sản lượng nước mắm 12 triệu lít/năm từ nay đến giai đoạn 2015-2020. Cần nâng cao chất lượng nước mắm của tỉnh để có thể cạnh tranh với các thương hiệu nước mắm khác có uy tín trên thị trường.
b) Xuất khẩu thủy sản:
Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. Chú trọng ổn định các thị trường trọng điểm của tỉnh là: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, EU, Mỹ và Ôxtrâylia.
Nâng tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh đến năm 2015 đạt 400 triệu USD, năm 2020 đạt 600 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9,0%.
c) Nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến và tiêu thụ:
Tổng nhu cầu nguyên liệu phục vụ chế biến đến năm 2015 khoảng 480.884 tấn, trong đó cá các loại 353.200 tấn, tôm các loại 11.564 tấn, mực và bạch tuộc 43.170 tấn và thủy sản khác 72.950 tấn. Năm 2020 tổng nhu cầu nguyên liệu khoảng 542.220 tấn, trong đó cá các loại 384.850 tấn, tôm 16.020 tấn, mực và bạch tuộc 50.100 tấn và thủy sản khác 91.250 tấn.
Tăng cường công tác bảo quản sản phẩm từ khai thác và nuôi trồng để nâng tỷ trọng nguyên liệu của tỉnh có thể đưa vào chế biến đạt khoảng 60% năm 2015 và khoảng 70% vào năm 2020.
Các doanh nghiệp cần chủ động mở rộng kênh thu hút nguyên liệu từ ngoài tỉnh (chiếm khoảng 40% tổng nhu cầu), trong đó tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện cơ chế khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu (khoảng 20%) nguyên liệu từ nước ngoài để chế biến tái xuất khẩu theo các chủ trương và hướng dẫn của Bộ chuyên ngành. Lưu ý: không cho phép mua nguyên liệu hải sản từ các địa phương khác vào tỉnh để chế biến bột cá.
d) Lao động chế biến:
Phát triển chế biến thủy sản góp phần tạo việc làm, tăng thêm thu nhập, nâng cao mức sống cho người lao động. Nhu cầu lao động chế biến đến năm 2015 là khoảng 65.000 người và con số này năm 2020 khoảng 70.000 người.
4. Dịch vụ thủy sản:
a) Cơ khí đóng, sửa tàu cá:
Từng bước hiện đại hóa các cơ sở đóng sửa tàu thuyền hiện có, thu hút các doanh nghiệp đóng tàu bằng vật liệu mới đầu tư tại các vùng trọng điểm nghề cá ở thành phố Vũng Tàu; các huyện: Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, đáp ứng nhu cầu sửa chữa, đóng mới các loại tàu cá trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
b) Cung ứng nước đá, nhiên liệu, vật tư nghề cá:
Phát triển đồng bộ hệ thống dịch vụ nghề cá gắn với kết cấu hạ tầng cảng, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại các địa phương. Bố trí hợp lý mặt bằng thực hiện cung ứng các dịch vụ thiết yếu như nhiên liệu, nước đá, vật tư nghề cá và các nhu cầu khác.
Duy trì và phát triển các nhà máy sản xuất nước đá đảm bảo vệ sinh để cung ứng cho tàu thuyền trong và ngoài tỉnh bảo quản thủy sản với sản lượng nước đá đến năm 2015 khoảng 440.000 tấn và năm 2020 khoảng 480.000 tấn.
Phát triển mạnh loại hình dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển đội tàu thu mua trực tiếp hải sản trên biển, với số lượng đến năm 2020 khoảng 50 chiếc/30.000 CV, thu mua khoảng 40% tổng sản lượng khai thác hải sản của tỉnh và đầu tư 2 tàu chế biến với công suất 8.000 CV, tải trọng 12.000 Dwt, khả năng chế biến từ 20.000 - 30.000 tấn sản phẩm/năm.
c) Dịch vụ cung ứng giống thủy sản:
Sản xuất giống đến năm 2020 khoảng 2.777 triệu con giống các loại. Trong đó: Giống tôm sú là 1.800 triệu con, đáp ứng trên 100%; giống tôm chân trắng 900 triệu con, đáp ứng trên 100%; giống cá biển là 7 triệu con, đáp ứng là 76,1%; giống cá nước ngọt là 50 triệu con, đáp ứng 55% nhu cầu nuôi trong tỉnh.
Sớm quy hoạch và đầu tư hoàn thành khu sản xuất giống tập trung xã Phước Hải, huyện Đất Đỏ (109,02 ha) để di dời các trại giống nằm trên địa bàn phường 12, thành phố Vũng Tàu và Thị trấn Long Hải, huyện Long Điền không thuộc vùng quy hoạch phát triển giống vào khu này. Đồng thời, khẩn trương đầu tư xây dựng Trại thực nghiệm sản xuất giống nước ngọt xã Phước Hội, huyện Đất Đỏ (3,27 ha) để cung cấp giống thủy sản cho người nuôi trong và ngoài tỉnh có nhu cầu về giống thủy sản nước ngọt.
5. Kết cấu hạ tầng nghề cá:
a) Hạ tầng các khu chế biến tập trung:
- Sớm hình thành 03 khu chế biến thủy sản tại khu vực gò Ông Sầm, phường 12 (thành phố Vũng Tàu); tại xã Lộc An (huyện Đất Đỏ) và tại khu vực ấp Thèo Lèo, xã Bình Châu (huyện Xuyên Mộc) để thực hiện di dời toàn bộ các nhà máy nằm gần các khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch ở các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh vào khu chế biến tạo tiền đề để đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ, đổi mới trang thiết bị, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. Không cho phép đầu tư xây dựng mới thêm các nhà máy chế biến bột cá.
- Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật, đổi mới dây chuyền công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng, chuyển dần từ chế biến thô sang chế biến tinh, cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm gắn với việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của tỉnh cho các nhóm sản phẩm chủ lực mực, bạch tuộc, cá, ghẹ, tôm,...
b) Hệ thống cảng cá, bến cá và các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá:
Đầu tư nâng cấp và mở rộng quy mô đối với các cảng và cụm cảng theo Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 15/03/2010 của Thủ Tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 gồm: cụm cảng Bến Đình, Cát Lở (thành phố Vũng Tàu), cảng Tân Phước (huyện Long Điền), Bến Lội (huyện Xuyên Mộc), Bến Đầm (huyện Côn Đảo) để trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá của tỉnh.
Tiếp tục nạo vét khai thông luồng lạch tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền ra vào nhanh chóng, dễ dàng tại các cửa sông, cửa biển thường xuyên bị bồi đắp như: cửa Lộc An (huyện Đất Đỏ), Cửa Lấp - xã Phước Tỉnh (huyện Long Điền), cửa Bến Lội - xã Bình Châu (huyện Xuyên Mộc), luồng lạch sông Bến Đình, Bến Đá ( thành phố Vũng tàu).
Tập trung đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng 05 khu tránh trú bão tàu cá cấp vùng và cấp tỉnh cụ thể gồm: khu tránh trú bão tàu cá Sông Dinh (thành phố Vũng Tàu); khu tránh trú bão tàu cá Côn Đảo; khu tránh trú bão tàu cá Cửa Lấp (huyện Long Điền); Khu tránh trú bão tàu cá Lộc An (huyện Đất Đỏ); Khu tránh trú bão tàu cá Bến Lội - Bình Châu (huyện Xuyên Mộc).
Xây dựng 02 chợ đầu mối thủy sản tại cảng cá Cát Lở và cụm cảng cá Phước Tỉnh, tiến tới hình thành sàn giao dịch thủy sản tại 02 chợ đầu mối này. Ngoài ra, các chợ cá tại các cảng cá, bến cá và điểm mua bán cá ở các chợ trong dân cũng cần được bố trí sắp xếp lại theo quy hoạch dân cư và đô thị của tỉnh và các địa phương nhằm đảm bảo vệ sinh, mỹ quan, khoa học, thuận tiện cho người mua, người bán. Chú ý đến các chợ cá ở vùng nông thôn xa trung tâm để xóa dần sự cách biệt chênh lệch khả năng tiêu dùng thủy sản giữa các địa phương trong tỉnh.
c) Hệ thống kho lạnh thủy sản:
Đối với hệ thống kho thương mại cần tăng mạnh cả về số lượng và công suất kho để đến năm 2020 đạt tổng số kho là 9 kho với tổng công suất 29.000 m3/tấn/palet; đối với kho lạnh nằm trong các xí nghiệp chế biến cần phát triển thêm 4.000 m3/tấn/palet để đưa tổng công suất lên 14.610 m3/tấn/palet; xây mới khoảng 4 kho lạnh ngoại quan, công suất 8.000 m3/tấn/palet dùng cho tập kết, lưu trữ hàng hóa xuất nhập khẩu.
Vị trí xây dựng các kho lạnh thương mại tại 03 khu chế biến thủy sản tập trung của tỉnh, khu CN Phú Mỹ I và chợ cá đầu mối Phước Tỉnh; đối với kho lạnh ngoại quan bố trí tại các cảng thương mại: Bà Rịa Serece; cảng Interflour, cảng quốc tế Thị Vải, cảng Containner Cái Mép.
IV. Các giải pháp thực hiện quy hoạch:
1. Giải pháp về tổ chức sản xuất:
- Đối với khai thác cần phát triển mạnh hệ thống cảng cá, bến cá để phục vụ tốt cho dịch vụ hậu cần. Đẩy mạnh vận động thành lập các mô hình liên kết hợp tác dưới các hình thức: Tổ hợp tác, Hợp tác xã, các nhóm sản xuất có sự tham gia của ngư dân, doanh nghiệp và nậu vựa nhằm gắn kết các khâu khai thác - dịch vụ hậu cần - thông tin ngư trường, thị trường - bảo vệ ứng cứu trên biển qua đó tăng thời gian bám biển, giảm thất thoát sau thu hoạch, bảo đảm hài hòa lợi ích khi tham gia sản xuất.
- Phát triển hệ thống Chi hội khai thác hải sản theo nghề, theo địa bàn thôn, xã; vận động, đổi mới hoạt động các tổ chức ngư dân hình thành trên cơ sở tập quán, tín ngưỡng của từng địa phương để tổ chức lại sản xuất theo quy định của pháp luật. Tổ chức thí điểm xây dựng mô hình quản lý cộng đồng trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, trước hết là nguồn lợi nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
- Thí điểm xây dựng mô hình quản lý cộng đồng vùng nuôi tập trung để áp dụng Tiêu chuẩn nuôi sạch (GAP, VietGAP), tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt nhất (BAP), nuôi sinh thái và các tiêu chuẩn quốc tế khác theo yêu cầu của thị trường; tiếp cận và ứng dụng tiêu chuẩn, quy chế truy xuất nguồn gốc và sử dụng mã số, mã vạch các sản phẩm nuôi, các vùng nuôi.
- Đổi mới hoạt động của Hội nghề cá theo hướng làm tốt vai trò phối hợp, liên kết hoạt động của các doanh nghiệp để thống nhất về điều hành sản xuất, thông tin thị trường; làm đầu mối phát triển thị trường xuất khẩu và tiêu thụ nội địa; tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu dùng chung đối với các sản phẩm thủy sản truyền thống; bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên.
- Khuyến khích phát triển mô hình tổ chức sản xuất có quy mô tích tụ vốn lớn dưới hình thức tập đoàn sản xuất, công ty tư nhân hoạt động trên các lĩnh vực: khai thác và hậu cần dịch vụ ở tuyến khơi, vùng biển công hải và viễn dương; chế biến xuất khẩu; nuôi trồng và sản xuất giống.
2. Giải pháp về cơ chế, chính sách:
Tiếp tục vận dụng tốt các cơ chế, chính sách mà Trung ương và tỉnh đã ban hành trong phát triển nông lâm ngư nghiệp, trong đó xem xét ưu tiên thực hiện các Quyết định, Nghị định sau:
- Quyết định số 126/2005/QĐ-TTg ngày 01/06/2005 về một số chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy hải sản trên biển và hải đảo.
- Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 23/09/2009 của Chính phủ về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.
- Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.
- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/06/2010 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Quyết định số 57/2010/QĐ-TTg ngày 17/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ về miễn tiền thuê đất đối với các dự án xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa, ngô, kho lạnh bảo quản thủy sản, rau quả và kho tạm trữ cà phê theo quy định.
- Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/06/2002 của Thủ tướng Chính phủ khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.
- Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg, ngày 13/07/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.
- Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/8/2008 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 151/2006/NĐ-CP đối với việc đầu tư mới và đầu tư nâng cấp các cơ sở chế biến thủy sản đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và cơ sở áp dụng công nghệ chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng đạt trình độ tiên tiến.
- Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ Tướng Chính Phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
- Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 (kèm theo Thông tư liên tịch số 11/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC- BKHĐT ngày 01/03/2012 của Liên Bộ NN&PTNT-TC-KHĐT ban hành hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho Đề án giống, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/04/2012).
Bên cạnh những chính sách của Trung ương, tỉnh sẽ ban hành những chính sách riêng nhằm tháo gỡ những khó khăn và đẩy mạnh sản xuất trong từng điều kiện cụ thể ở địa phương, đặc biệt lưu ý những chính sách cấp bách như đền bù giải phóng mặt bằng các khu chế biến tập trung, chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở chế biến, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ chế biến sản phẩm giá trị gia tăng, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và duy trì vận hành hệ thống xử lý chất thải,... bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo ra môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư.
3. Giải pháp về khoa học và công nghệ:
- Xây dựng và áp dụng các chương trình quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế và các nước nhập khẩu, như: HACCP, ISO; thực hiện quản lý môi trường theo ISO 14000 nhằm đảm bảo yêu cầu của các thị trường nhập khẩu cũng như cung cấp sản phẩm chất lượng cao cho tiêu dùng trong nước.
- Ưu tiên thực hiện các đề tài ứng dụng gắn với sản xuất, phục vụ sản xuất nhằm thúc đẩy sản xuất, nâng dần tỷ lệ ứng dụng khoa học - công nghệ trong các sản phẩm chủ yếu của ngành. Cụ thể là:
+ Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu trong việc điều tra, dự báo, đánh giá trữ lượng, khả năng khai thác nguồn lợi hải sản, đặc biệt là các loại hải sản có lợi thế của tỉnh như mực, cá nổi, nhuyễn thể,... làm cơ sở cho việc chỉ đạo khai thác, quy hoạch phát triển nghề cá của tỉnh.
+ Tiếp cận và ứng dụng công nghệ hiện đại trong thăm dò, phát hiện đàn cá. Cải tiến các nghề khai thác ven bờ để nâng cao hiệu quả gắn với BVNL thủy sản. Thử nghiệm các nghề khai thác tiên tiến của các nước để đánh bắt các loại hải sản trên tuyến khơi, xa bờ và vùng biển công hải.
+ Ứng dụng quy trình bảo quản sau thu hoạch tiên tiến trên tàu thuyền khai thác xa bờ, tàu thuyền dịch vụ; các cơ sở thu gom, vận chuyển; bảo quản sản phẩm chế biến.
+ Nghiên cứu lắp đặt các máy làm lạnh có công suất nhỏ (tiêu hao dầu ít) nhằm làm lạnh cho lượng đá bảo quản trên tàu, giảm quá trình tan chảy của nước đá.
+ Phát triển công nghệ đóng sửa tàu thuyền, vật liệu mới thay thế gỗ trong đóng sửa tàu thuyền nghề cá (composit, hợp kim nhôm...).
+ Áp dụng công nghệ tiên tiến trong xây dựng công trình nuôi; Công nghệ nuôi sạch, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường.
- Ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động sản xuất giống thủy sản nhân tạo, nhất là các giống hải đặc sản biển phục vụ nghề nuôi hướng xuất khẩu.
- Tăng cường liên kết với các Viện nghiên cứu, Trường Đại học để nhận chuyển giao công nghệ chế biến các sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao; Nghiên cứu tận dụng phế thải từ chế biến thủy sản để chế biến thành các sản phẩm có ích (như sản xuất chitin, chitozan từ vỏ tôm, cua; chiết rút dầu cá từ nội tạng cá; chế biến bột đạm cô đặc từ đầu, vây, vảy, nội tạng của các loài thủy sản,...).
- Ứng dụng công nghệ mới trong xử lý nước thải, chất thải ở các khu quy hoạch sản xuất chế biến, sản xuất giống, dịch vụ nghề cá tập trung.
- Đẩy mạnh công tác khuyến ngư, hoạt động thông tin khoa học - kỹ thuật, thương mại chuyên ngành để hỗ trợ các thành phần kinh tế về khoa học, công nghệ, thị trường, định hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Ứng dụng thông tin điện tử (lập trang thông tin điện tử chuyên ngành về chế biến xuất khẩu) nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng để chủ động đáp ứng, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm thủy sản của tỉnh trên thị trường trong và ngoài nước.
4. Giải pháp về vốn đầu tư:
Nhu cầu vốn thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỷ 2011-2020 và cơ cấu nguồn vốn thực hiện như sau:
Danh mục |
ĐVT |
Giai đoạn 2011-2015 |
Giai đoạn 2016-2020 |
Thời kỳ 2011-2020 |
I. Tổng nhu cầu vốn |
Tỷ đồng |
10.626 |
13.193 |
23.819 |
1. Khai thác |
nt |
6.505 |
9.342 |
15.847 |
2. Nuôi trồng |
nt |
2.030 |
851 |
2.881 |
3. Chế biến |
nt |
2.090 |
3.000 |
5.090 |
II. Nguồn vốn |
Tỷ đồng |
|
|
|
1. Ngân sách |
nt |
2.125 |
1.979 |
4.104 |
2. Huy động các thành phần KT |
nt |
8.501 |
11.214 |
19.715 |
* Cơ cấu nguồn vốn |
% |
100% |
100% |
100% |
1. Ngân sách |
nt |
20% |
15% |
17% |
2. Huy động các thành phần KT |
nt |
80% |
85% |
83% |
- Vốn ngân sách (vốn Trung ương hỗ trợ và ngân sách tỉnh): đầu tư xây mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá: cảng cá, bến cá, chợ cá đầu mối, các khu neo đậu tránh trú bão, hạ tầng vùng nuôi tập trung, sản xuất giống thủy sản; công tác giải tỏa di dời và quy hoạch chi tiết khu chế biến thủy sản tập trung; đầu tư cơ sở vật chất tăng cường năng lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ mới; hỗ trợ đào tạo lao động, xúc tiến thương mại; bảo tồn, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản.
- Vốn huy động từ các thành phần kinh tế (doanh nghiệp, ngư dân, nhà đầu tư và các nguồn vốn khác) đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; đổi mới, nâng cấp thiết bị, công nghệ; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng hạ tầng nghề cá có khả năng sinh lợi theo quy hoạch.
5. Giải pháp về thị trường:
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tăng cường liên hệ với các đối tác tại các thị trường lớn để đàm phán và chuẩn bị tốt nguồn cung, không ngừng củng cố và nâng cao uy tín với đối tác nước ngoài. Giữ vững và mở rộng xuất khẩu tại các thị trường truyền thống: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, EU và Ôxtrâylia; đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước khác, đặc biệt là các thị trường còn nhiều tiềm năng như: các nước Châu Á khác, Đông Âu, Châu Phi, Nam Mỹ,...
- Đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại, đa dạng hóa hình thức tiếp cận thị trường và giới thiệu sản phẩm. Tiếp tục xây dựng và phát triển năng lực dự báo về thị trường thủy sản thế giới trên các mặt: giá cả và chủng loại sản phẩm, nhu cầu và xu hướng tiêu thụ, biến động thị trường và yêu cầu chất lượng sản phẩm để kịp thời cung cấp cho doanh nghiệp và người sản xuất.
- Nghiên cứu chuyển hướng từ xuất khẩu cho các nhà nhập khẩu sang xuất khẩu trực tiếp cho hệ thống phân phối, các chuỗi siêu thị. Đồng thời chuyển hướng từ xuất khẩu mặt hàng nguyên liệu thủy sản đông lạnh sang xuất khẩu mặt hàng chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao.
- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đăng ký thương hiệu sản phẩm hàng hóa và quảng bá sản phẩm gắn với việc xây dựng và quảng bá thương hiệu của tỉnh cho các nhóm sản phẩm chủ lực như mực, bạch tuộc, cá, ghẹ...
- Mở rộng thị trường nội địa thông qua việc đa dạng các loại sản phẩm có chất lượng, giá cả hợp lý, phù hợp khẩu vị, chú trọng xây dựng mối liên kết, hợp tác kinh doanh với các nhà phân phối lớn, các hệ thống siêu thị và các tổ chức dịch vụ ở thị trường trong nước. Đẩy mạnh “xuất khẩu tại chỗ” thông qua khách du lịch đến tỉnh.
6. Giải pháp về nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực hiện nay là khó khăn chung của toàn ngành, do vậy ngoài các chính sách chung của Nhà nước về nâng cao dân trí, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ tập trung một số vấn đề sau:
- Tăng cường đầu tư, mở rộng quy mô các cơ sở đào tạo nghề có liên quan đến lĩnh vực thủy sản của địa phương. Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho Trường dạy nghề. Đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
- Lao động trong khai thác hải sản: tập trung đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kỹ thuật trong khai thác thủy sản (thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên), bảo vệ đa dạng nguồn lợi sinh vật biển; có khả năng tiếp cận và sử dụng tốt các công nghệ khoa học kỹ thuật, máy móc trang thiết bị tiên tiến vào sản xuất.
- Tăng cường tư vấn, hướng nghiệp cho những hộ ngư dân chuyển đổi nghề, hỗ trợ vốn, được vay vốn ưu đãi và đào tạo nghề giúp ngư dân nhanh chóng thích ứng với nghề mới, sớm ổn định cuộc sống và gia tăng sản xuất.
- Tăng cường giáo dục ý thức của người dân về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, an toàn vệ sinh thực phẩm và ý thức chấp hành pháp luật trong khai thác thủy sản.
- Lao động trong nuôi trồng thủy sản: mở rộng phạm vi đào tạo cán bộ có trình độ đại học trong các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ nuôi: Ngư y, khuyến ngư và phát triển nông thôn.
- Lao động trong chế biến thủy sản: tập trung đào tạo và thu hút lao động có trình độ vào lĩnh vực chế biến thủy sản, ưu tiên cho cán bộ có trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh và có khả năng tiếp cận với khoa học công nghệ, am hiểu luật thương mại quốc tế.
- Nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện lao động như: giảm giờ làm, xây dựng nhà ở cho công nhân, bảo đảm các phúc lợi xã hội cho người lao động và đãi ngộ thỏa đáng đối với những lao động có thành tích cao,... nhằm giữ chân lực lượng lao động trực tiếp có tay nghề trong ngành chế biến thủy sản.
7. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng:
Như đã dự báo, biến đổi khí hậu - nước biển dâng (BĐKH-NBD) sẽ có tác động đến hầu hết các mặt của hoạt động kinh tế-xã hội của đất nước nói chung và Bà Rịa- Vũng Tàu nói riêng, trong đó trước hết và trực tiếp là khu vực ven biển, hải đảo. Để ứng phó với BĐKH-NBD cần có sự chung tay của toàn xã hội. Trên cơ sở hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương, chính quyền các cấp sớm ban hành Kế hoạch hành động cụ thể ứng phó với BĐKH-NBD của từng cấp, từng địa phương. Trong phạm vi chức năng và khả năng của mình, ngành Thủy sản cần thực hiện tốt các công việc sau đây:
- Tích cực phối hợp với cơ quan quản lý, nghiên cứu về tài nguyên và môi trường trong việc dự báo được các kịch bản BĐKH-NBD cụ thể ở các vùng cửa sông, ven biển; dự báo các công trình phục vụ thủy sản bị đe dọa do nước biển dâng: cảng cá, bến cá, khu neo đậu, các ao hồ nuôi ven biển,... từ đó có khuyến cáo, tổ chức thiết kế, thẩm định công trình thủy sản phù hợp.
- Tăng cường phối hợp hành động liên ngành, liên tỉnh, liên vùng để ứng phó với BĐKH-NBD.
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền giúp ngư dân nhận thức rõ về ảnh hưởng của BĐKH-NBD đến đời sống và sản xuất.
- Tăng cường áp dụng sản xuất sạch hơn trong chế biến thủy sản, đặc biệt là trong vấn đề tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, sử dụng hiệu quả nguồn nước ngọt.
- Tiếp tục thực hiện các dự án Quy hoạch sắp xếp, ổn định cuộc sống cho những hộ dân cư sinh sống ở vùng có nguy cơ bị thiên tai, xâm thực bờ biển (theo QĐ 193/QĐ-TTg, ngày 24/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình bố trí dân cư); khu vực quy hoạch xây dựng dân cư mới phải chọn nơi có địa thế cao, kết cấu nền đất ổn định.
- Ưu tiên triển khai nhanh xây dựng đê kè biển ở những khu vực đang chịu tác động xâm thực hoặc có nguy cơ cao về xâm thực; đê kè biển phải xây dựng trên cơ sở có dự báo, tính toán ứng phó với nước dâng; kết hợp xây dựng đê kè biển với trồng rừng phòng hộ ven biển trước và sau kè (Theo QĐ 667/QĐ-TTg , ngày 27/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang).
- Tăng cường hợp tác quốc tế, nắm bắt kịp thời thông tin; tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về: vốn, khoa học-công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia có điều kiện tương đồng trong việc ứng phó với BĐKH-NBD.
8. Giải pháp bảo vệ môi trường:
a) Trong khai thác hải sản:
- Tăng cường đào tạo, tập huấn và nâng cao ý thức trách nhiệm của ngư dân trong bảo vệ môi trường, nguồn lợi; trong đó thường xuyên nâng cấp, sửa chữa tàu thuyền đảm bảo không gây rò rỉ xăng dầu ra sông, biển; bố trí các dụng cụ thu gom rác thải sinh hoạt trên tàu thuyền tránh xả thải xuống sông, biển.
- Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó xử lý nghiêm các vi phạm khi sử dụng các biện pháp khai thác mang tính hủy diệt nguồn lợi như dùng kích điện, chất nổ, chất độc,...
- Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường tại các cảng cá, bến cá, chợ cá,... như thường xuyên thu gom và xử lý chất thải, khơi thông cống rãnh, phân khu chức năng hợp lý theo từng mặt hàng, tăng cường xử phạt hành chính đối với các vi phạm.
b) Trong nuôi trồng thủy sản:
- Tăng cường năng lực chuyên môn, đầu tư thiết bị và kinh phí cho công tác giám sát chất lượng môi trường nước, thông tin kịp thời cho người nuôi có biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời.
- Các vùng nuôi tập trung, các trại sản xuất giống đều phải bố trí hệ thống công trình ao nuôi, bể lắng lọc trước khi đưa vào sản xuất và hệ thống xử lý nước thải trước khi xả nước ra môi trường ngoài. Thực hiện nghiêm ngặt quy trình nuôi và sản xuất giống theo tiêu chuẩn ngành. Tất cả các nguồn nước thải ra môi trường bên ngoài phải đảm bảo tiêu chuẩn nước tại cột B1, QCVN 08:2008/BTNMT (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt).
- Xây dựng quy chế vùng nuôi tập trung theo hướng áp dụng qui trình nuôi tiên tiến, thực hành nuôi tốt (GAqP, VietGaqP...) để giảm các loại thuốc và hóa chất dùng trong quá trình sản xuất; tăng cường công tác kiểm dịch con giống trước khi đưa vào ao nuôi; kiểm định các loại thức ăn, thuốc, hóa chất ở các cơ sở kinh doanh thức ăn và vật tư thủy sản, đảm bảo truy xuất nguồn gốc vùng nuôi.
c) Trong chế biến thủy sản:
Nhanh chóng xây dựng hạ tầng cơ sở cho 03 khu chế biến tập trung để di dời toàn bộ các doanh nghiệp thuộc diện di dời vào các khu này, mỗi khu phải có hệ thống xử lý chất thải chung (ngoài hệ thống riêng của mỗi doanh nghiệp).
- Xây dựng quy chế và chính sách khuyến khích, động viên và bắt buộc các doanh nghiệp có các giải pháp giảm thiểu và xử lý triệt để các chất gây ô nhiễm môi trường, xây dựng và vận hành có hiệu quả hệ thống xử lý chất thải, đặc biệt là nước thải. Đồng thời phải có chế tài, các chế độ thưởng phạt nghiêm minh.
- Tăng cường năng lực, trình độ công nghệ, trình độ quản lý sản xuất, đặc biệt tăng cường quản lý nguồn nguyên liệu, tiếp tục hỗ trợ, đào tạo cán bộ cho các doanh nghiệp CBTS áp dụng sâu rộng sản xuất sạch hơn, giảm thiểu chất thải, nước thải, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng và xử lý có hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm.
9. Giải pháp về hợp tác quốc tế:
Khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật để đầu tư sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản; sản xuất thức ăn công nghiệp; đổi mới công nghệ nuôi, công nghệ chế biến xuất khẩu thủy sản.
Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm; tranh thủ sự giúp đỡ của các nước và các tổ chức quốc tế về vốn, công nghệ và kỹ thuật nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản.
10. Tăng cường quản lý Nhà nước về thủy sản:
Tập trung kiện toàn tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức sự nghiệp về thủy sản ở tỉnh và các địa phương theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, đồng thời phù hợp đặc điểm của một tỉnh có nghề cá lớn.
* Về tổ chức bộ máy:
a) Cấp Tỉnh:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn giúp UBND Tỉnh quản lý Nhà nước về thủy sản trong phạm vi toàn tỉnh. Tổ chức kiện toàn các đầu mối trong công tác quản lý chuyên ngành về Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng thủy sản, chất lượng, an toàn thực phẩm và thú y thủy sản, thanh tra thủy sản. Tách hoạt động sự nghiệp ra khỏi quản lý hành chính, tiếp tục củng cố và phát triển mới các tổ chức sự nghiệp, tổ chức dịch vụ công theo yêu cầu thực tiễn như Khuyến ngư, Trung tâm Giống, Đăng kiểm tàu cá, cơ sở nghiên cứu và đào tạo phục vụ nghề cá biển, tổ chức bộ máy quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng của ngành như cảng cá, khu neo đậu tránh bão sau đầu tư.
b) Cấp huyện:
Các huyện, thành phố vùng biển có nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản thì biên chế lãnh đạo và bộ phận chuyên trách trong Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc phòng Kinh tế theo dõi về thủy sản của địa phương. Ở các huyện còn lại có nghề nuôi thủy sản biên chế cán bộ có trình độ chuyên ngành thủy sản ở các phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi, tham mưu về hoạt động thủy sản.
c) Cấp xã:
Các xã, phường, thị trấn có biển, thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội, nhất thiết phải bố trí từ 1-2 biên chế chuyên trách theo dõi về kinh tế thủy sản để tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương về phát triển thủy sản. Bố trí nhân viên khuyến ngư ở các xã, phường nghề cá và có vùng nuôi thủy sản.
1) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 đạt mục tiêu đề ra; theo dõi, tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện, đề xuất điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách thúc đẩy thực hiện Quy hoạch đạt hiệu quả cao.
- Tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thực hiện quy hoạch phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh, chủ động rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển các lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu thuộc ngành phù hợp với quy hoạch tổng thể và yêu cầu thực tế. Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện trên thực tế.
- Chủ trì và phối hợp các ngành chức năng rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách nhằm tăng cường thu hút đầu tư phát triển các lĩnh vực có lợi thế theo mục tiêu, định hướng quy hoạch.
- Rà soát chức năng nhiệm vụ, xây dựng đề án tổng thể về tổ chức bộ máy của ngành thủy sản để nâng cao năng lực quản lý, định hướng phát triển, đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành trong giai đoạn sắp tới.
- Tập trung thực hiện các công trình kết cấu hạ tầng nghề cá; xây dựng và triển khai các chương trình các đề án đã đề ra trong quy hoạch.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về vốn, khoa học - công nghệ, đào tạo, xúc tiến thương mại; tài trợ của các tổ chức quốc tế phục vụ sự nghiệp phát triển ngành.
- Định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời Quy hoạch cho phù hợp với điều kiện thực tế.
2) Các Sở, ngành liên quan:
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư: trên cơ sở quy hoạch, dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ưu tiên bố trí vốn đầu tư cho các công trình hạ tầng phát triển thủy sản hằng năm. Phối hợp kêu gọi vốn đầu tư, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển thủy sản trên cả 04 lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ thủy sản.
b) Sở Tài chính: đảm bảo các chính sách tài chính cho việc thực hiện quy hoạch, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với quy định pháp luật và điều kiện của địa phương nhằm thúc đẩy phát triển thủy sản.
c) Sở Công Thương: phối hợp và hỗ trợ ngành thủy sản triển khai mạnh mẽ hoạt động xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu quảng bá thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thủy sản trong và ngoài nước; chủ trì và phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thực hiện xây dựng chợ thủy sản đầu mối và chợ thủy sản nông thôn vùng tập trung nguyên liệu.
d) Sở Tài nguyên và Môi trường: phối hợp với các huyện, thành phố quản lý quỹ đất dành cho phát triển thủy sản; tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ bảo vệ môi trường để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý môi trường đạt chuẩn.
e) Sở Khoa học - công nghệ: hỗ trợ doanh nghiệp chế biến thủy sản xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP, ISO,... Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hội nghề nghiệp trong ngành thủy sản xây dựng thương hiệu sản phẩm.
f) Các Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Xây dựng, Giao thông - Vận tải và các ngành có liên quan khác: trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển ngành thủy sản.
3) Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quản lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện quy hoạch phát triển thủy sản trên địa bàn. Cụ thể hóa quy hoạch, định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, sản phẩm trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hằng năm, năm năm của địa phương.
Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn trọng điểm nghề cá bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi về thủy sản, quản lý việc phát triển các ngành nghề thủy sản, các công trình, cơ sở vật chất phục vụ phát triển ngành thủy sản theo phân cấp trong phạm vi địa phương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các Sở, ngành và đơn vị liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Bà Rịa và Vũng Tàu căn cứ Quyết định thi hành./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Quyết định 667/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến Luật Lực lượng dự bị động viên năm 2019 Ban hành: 20/05/2020 | Cập nhật: 22/05/2020
Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2018 về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) của tỉnh Khánh Hòa Ban hành: 09/05/2018 | Cập nhật: 15/05/2018
Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2017 phê duyệt kết quả pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật đối với chủ đề Đất đai và 35 đề mục Ban hành: 13/06/2017 | Cập nhật: 13/06/2017
Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2016 phê duyệt Hiệp định Hàng hải giữa Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ Ban hành: 07/06/2016 | Cập nhật: 14/06/2016
Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2013 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 Ban hành: 04/04/2013 | Cập nhật: 05/04/2013
Quyết định 346/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) giai đoạn 2013 - 2015 Ban hành: 22/02/2013 | Cập nhật: 23/02/2013
Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2012 sửa đổi Hiệp định về Dự án Đối tác đổi mới sáng tạo giữa Việt Nam - Phần Lan Ban hành: 31/08/2012 | Cập nhật: 05/09/2012
Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2011 phê chuẩn đơn vị bầu cử, danh sách đơn vị bầu cử và đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2011-2016 Ban hành: 28/03/2011 | Cập nhật: 30/03/2011
Quyết định 50/2010/QĐ-UBND sửa đổi Phụ lục và Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng kèm theo Quyết định 36/2009/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Ban hành: 30/12/2010 | Cập nhật: 09/09/2011
Quyết định 50/2010/QĐ-UBND quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành: 20/12/2010 | Cập nhật: 14/03/2013
Quyết định 50/2010/QĐ-UBND quy định một số mức chi thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương Ban hành: 22/12/2010 | Cập nhật: 30/06/2013
Quyết định 50/2010/QĐ-UBND về mức giá đất năm 2011 trên địa bàn thành phố Cần Thơ do Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Ban hành: 24/12/2010 | Cập nhật: 05/01/2011
Quyết định 50/2010/QĐ-UBND ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và phân cấp ngân sách Nhà nước tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015 Ban hành: 24/12/2010 | Cập nhật: 09/07/2015
Nghị quyết 48/NQ-CP năm 2010 đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành: 09/12/2010 | Cập nhật: 22/12/2010
Quyết định 50/2010/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, biên chế và mối quan hệ công tác của Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận Ban hành: 10/12/2010 | Cập nhật: 06/07/2013
Quyết định 50/2010/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 80/2009/QĐ-UBND quy định về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu nghệ nhân tỉnh Long An, thợ giỏi tỉnh Long An, người có công đưa nghề về Long An trong ngành thủ công mỹ nghệ do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành Ban hành: 01/12/2010 | Cập nhật: 27/12/2010
Quyết định 50/2010/QĐ-UBND về Chỉ tiêu cụ thể trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã giai đoạn 2011–2015 và định hướng đến năm 2020 Ban hành: 23/11/2010 | Cập nhật: 06/07/2013
Quyết định 50/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 25/10/2010 | Cập nhật: 01/11/2010
Quyết định 57/2010/QĐ-TTg về miễn tiền thuê đất đối với các dự án xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa, ngô, kho lạnh bảo quản thủy sản, rau quả và kho tạm trữ cà phê theo quy hoạch Ban hành: 17/09/2010 | Cập nhật: 21/09/2010
Quyết định 50/2010/QĐ-UBND về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 12-NQ/TU phát triển ngành thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2015 Ban hành: 22/10/2010 | Cập nhật: 28/06/2014
Quyết định 1690/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 Ban hành: 16/09/2010 | Cập nhật: 21/09/2010
Quyết định 63/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản Ban hành: 15/10/2010 | Cập nhật: 20/10/2010
Quyết định 50/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về "Cơ chế chính sách đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách thành phố thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý, chôn lấp rác thải nông thôn trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hà Nội” do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Ban hành: 09/10/2010 | Cập nhật: 12/10/2010
Quyết định 50/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định phân cấp nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Ban hành: 11/08/2010 | Cập nhật: 10/09/2010
Quyết định 50/2010/QĐ-UBND bổ sung, bãi bỏ quy định thủ tục hành chính áp dụng tại Ủy ban nhân dân quận - huyện trong lĩnh vực văn hóa quần chúng, quảng cáo và nghệ thuật biểu diễn thuộc chức năng quản lý nhà nước của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Ban hành: 27/07/2010 | Cập nhật: 31/07/2010
Quyết định 50/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp quản lý môi trường đối với các khu công nghiệp, kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Phước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành Ban hành: 08/07/2010 | Cập nhật: 30/07/2010
Nghị định 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Ban hành: 04/06/2010 | Cập nhật: 09/06/2010
Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Ban hành: 12/04/2010 | Cập nhật: 14/04/2010
Quyết định 346/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Ban hành: 15/03/2010 | Cập nhật: 19/03/2010
Quyết định 142/2009/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh Ban hành: 31/12/2009 | Cập nhật: 06/01/2010
Quyết định 2194/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 Ban hành: 25/12/2009 | Cập nhật: 30/12/2009
Nghị quyết 48/NQ-CP về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản Ban hành: 23/09/2009 | Cập nhật: 25/09/2009
Quyết định 667/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang Ban hành: 27/05/2009 | Cập nhật: 02/06/2009
Quyết định 346/QĐ-TTg năm 2009 về việc thành lập Phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác giữa Việt Nam và Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất Ban hành: 16/03/2009 | Cập nhật: 19/03/2009
Quyết định 346/QĐ-TTg năm 2008 tặng thưởng Cờ thi đua của Chính phủ cho Ban dân vận Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh Ban hành: 03/04/2008 | Cập nhật: 10/04/2008
Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 11/01/2008 | Cập nhật: 17/01/2008
Quyết định 1690/QĐ-TTg về việc tặng thưởng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Trung tâm Giáo dục Quốc phòng, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 18/12/2007 | Cập nhật: 25/12/2007
Quyết định 15/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2006 - 2015, định hướng đến năm 2020 Ban hành: 29/01/2007 | Cập nhật: 03/02/2007
Quyết định 1690/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo nhà nước xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia Ban hành: 27/12/2006 | Cập nhật: 03/01/2007
Nghị định 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước Ban hành: 20/12/2006 | Cập nhật: 27/12/2006
Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Ban hành: 07/09/2006 | Cập nhật: 16/09/2006
Quyết định 126/2005/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản trên biển và hải đảo Ban hành: 01/06/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng Ban hành: 24/06/2002 | Cập nhật: 24/12/2009