Quyết định 2511/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán lập đề án "Mỗi xã một sản phẩm" tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030
Số hiệu: 2511/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Trần Ngọc Căng
Ngày ban hành: 26/12/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2511/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 26 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG, NHIỆM VỤ VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ LẬP ĐỀ ÁN “MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM” TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2018 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 2277/QĐ-BNN-VPĐP ngày 05/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề cương Đề án Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2017-2020, đnh hướng đến năm 2030 và bộ công cụ điều tra, khảo sát;

Trên cơ sở nội dung Công văn số 4914/BNN-VPĐP ngày 15/6/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3810/TTr-SNNPTNT ngày 18/12/2017 về việc xin phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030”; Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1861/SKHĐT-KTN ngày 24/11/2017 và Sở Tài chính tại Công văn số 3212/STC-NS ngày 06/12/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Đề án với những nội dung chủ yếu sau:

1. Tên Đề án: “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án OCOP Quảng Ngãi).

2. Cơ quan quyết định đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.

3. Cơ quan thường trực thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi.

4. Cơ quan tổ chức lập đề án: Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Ngãi.

5. Phạm vi thực hiện: 184 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

6. Mục tiêu, yêu cầu của Đề án:

a) Mục tiêu: Xây dựng Đề án OCOP tỉnh Quảng Ngãi nhằm làm cơ sở phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh để sản xuất các sản phẩm truyền thống và sản phẩm, dịch vụ có lợi thế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân, thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới; góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; hạn chế di cư và dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, bảo vệ môi trường và gìn giữ, phát triển xã hội khu vực nông thôn bn vững.

b) Yêu cầu:

- Đề án OCOP Quảng Ngãi phải tuân thủ Chương trình Quốc gia “mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phù hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới.

- Sản phẩm OCOP phải phù hợp với tiêu chí của chương trình, có chất lượng và giá trị, phù hợp với nhu cầu thị trường hiện tại và có khả năng phát triển trong tương lai; có khả năng cạnh tranh cao, mang tính đặc trưng của từng địa phương.

7. Nội dung thực hiện Đề án.

- Tuyên truyền để nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của cộng đồng về Chương trình OCOP.

- Khảo sát, điều tra, thu thập, đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống, sản phẩm dịch vụ ưu thế của tỉnh Quảng Ngãi.

- Xác định các sản phẩm, dịch vụ OCOP của tỉnh Quảng Ngãi.

- Triển khai thực hiện chu trình phát triển sản phẩm, dịch vụ OCOP.

- Xây dựng tổ chức bộ máy quản lý và hệ thống hỗ trợ chương trình OCOP.

- Tập huấn và tổ chức đào tạo nhằm nâng cao năng lực cho các đội ngũ quản lý và các chủ thể tham gia sản xuất sản phẩm OCOP tại các địa phương.

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm OCOP.

- Nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ cho phát triển sản phẩm OCOP.

- Tổ chức triển khai thực hiện chương trình OCOP.

8. Sản phẩm của Đề án.

- Thuyết minh Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030: 10 tập.

- Đĩa CD lưu file Đề án: 03 đĩa.

9. Dự toán kinh phí thực hiện:

Tổng dự toán kinh phí thực hiện Đề án (làm tròn): 270.900.000 đồng.

Bằng chữ: Hai trăm bảy mươi triệu, chín trăm ngàn đồng chẵn.

10. Nguồn kinh phí: Vốn chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới năm 2017.

11. Thời gian hoàn thành: Trước ngày 30/9/2018.

Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chịu trách nhiệm về tính chuẩn xác của dự toán kinh phí thực hiện Đề án. Đồng thời căn cứ Quyết định này, lựa chọn đơn vị Tư vn có đủ chức năng thực hiện Đề án; chỉ đạo Chi cục Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố tiến hành lập Đề án theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- VPUB: CVP, PCVP (NL), TH, CB-TH;

- Lưu: VT, NN-TN(TV623).

CHỦ TỊCH




Trần Ngọc Căng

 

PHỤ LỤC

TỔNG HỢP CHI PHÍ LP ĐỀ ÁN "CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM" TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2018-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

TT

Nội dung công việc

ĐVT

Khối lưng

Đơn giá

Thành tiền (đồng)

Ghi chú

1

Chi phí xây dựng đề cương và dự toán lập đề án

 

 

 

10.000.000

Mc chi áp dụng Thông tư 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016

2

Chi phí Điều tra, khảo sát, thu thập s liệu

 

 

 

206.296.364

 

 

Điều tra, thu thập số liệu (4 người * 5 ngày * 14 huyện)

Công

280

196.773

55.096.364

Dự kiến 4 kỹ sư bậc 4 thực hiện 14 huyện, mỗi huyện 5 ngày

 

Phụ cấp lưu trú (4 người * 5 ngày *14 huyện)

ngày

280

200.000

56.000.000

Mc chi áp dụng Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017

 

Hỗ trợ chi phí thuê phòng nghỉ (4 người * 4 đêm * 14 huyện)

ngày

224

300.000

67.200.000

Mc chi áp dụng Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017

 

Phụ cấp tiền xăng xe đi lại cho 4 người * 5 ngày * 14 huyện

TT

280

100.000

28.000.000

Tạm tính

3

Chi phí tổng hp số liệu và xây dựng đề án

Công

30

196.773

5.903.182

2 kỹ sư bậc 4 thực hiện 15 ngày

4

Chi phí khác

 

 

 

48.700.455

 

 

Chi cho đối tượng cung cấp thông tin (20 hộ/14 huyện)

phiếu

280

40.000

11.200.000

Mc chi áp dụng Thông tư 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016

 

Chi cho đối tượng cung cấp thông tin (183 xã, phường, thị trấn và 14 huyện)

phiếu

197

42.500

8.372.500

 

Văn phòng phẩm

TT

1

4.500.000

4.500.000

Tạm tính

 

Photo, in ấn tài liệu

TT

1

4.627.955

4.627.955

Tạm tính

 

Chi phí tng hợp, phân tích, đánh giá duyệt đề cương, nghiệm thu đề án

Cuộc

2

10.000.000

20.000.000

Mức chi áp dụng Thông tư 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016

 

Tổng cộng

 

 

 

270.900.000