Quyết định 2368/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: 2368/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Dung
Ngày ban hành: 07/10/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Dân số, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, Tổ chức bộ máy nhà nước, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2368/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 07 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Quyết định số 21/2016/QĐ-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình;

Xét đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2258/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Ban hành quy chế phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Dung

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2368/QĐ-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa các sở, ngành, cơ quan, tổ chức, địa phương có liên quan về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Nguyên tắc phối hợp

1. Công tác phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.

2. Bảo đảm chủ động, hiệu quả trong các hoạt động phối hợp liên ngành.

3. Đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động phối hợp liên ngành.

Điều 3. Nội dung phi hợp

1. Phòng chống bạo lực gia đình:

a) Thông tin, truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình;

b) Tư vấn, hòa giải về phòng, chống bạo lực gia đình;

c) Phát triển các mô hình về phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình:

a) Phát hiện sớm vụ việc bạo lực gia đình;

b) Tiếp nhận, bảo vệ, chăm sóc, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

3. Thống kê, bácáo số liệu về phòng, chống bạo lực gia đình.

4. Thanh tra, kiểm tra về phòng, chống bạo lực gia đình.

Điều 4. Kinh phí thực hiện

1. Kinh phí thực hiện công tác phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình được bố trí từ ngân sách theo quy định hiện hành; từ các nguồn tài trợ, viện trợ và các nguồn huy động hợp pháp khác.

2. Căn cứ nhiệm vụ được giao, các sở, ngành, cơ quan, đoàn thể liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã lập dự toán chi ngân sách hàng năm, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Phối hợp phòng chống bạo lực gia đình

1. Phối hợp cung cấp thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình:

a) Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì việc cung cấp thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình trên phạm vi toàn tỉnh;

b) Các sở, ngành, cơ quan, đoàn thể liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc lĩnh vực và địa bàn quản lý theo đề nghị của Sở Văn hóa Thể thao.

2. Phối hợp trong truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình:

a) Sở Văn hóa Thể thao cung cấp nội dung truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình cho các ngành, cơ quan, tổ chức liên quan và các địa phương;

b) Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí thực hiện tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình;

c) Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thừa Thiên Huế phối hợp thực hiện tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình;

d) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình;

đ) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế chỉ đạo tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng theo hướng dẫn của Sở Văn hóa Thể thao và các sở, ngành, cơ quan liên quan.

3. Phối hợp trong giáo dục chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình:

a) Sở Văn hóa Thể thao cung cấp nội dung, kiến thức giáo dục chuyn đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình cho các sở, ngành, cơ quan, đoàn thể liên quan và các địa phương;

b) Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ sở giáo dục, cơ sở đào tạo nghề lồng ghép nội dung giáo dục chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình giáo dục, đào tạo học sinh, sinh viên, chương trình bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dc;

c) Công an tỉnh chỉ đạo Công an các cấp thực hiện việc giáo dục chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình cho người gây bạo lực gia đình trong quá trình xử lý vụ việc bạo lực gia đình;

d) Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh phối hợp bồi dưỡng kiến thc, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình cho đội ngũ kim sát viêvà thm phán các cp để thực hiện việc giáo dục chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình cho người gây bạo lực gia đình trong quá trình truy t, xét x;

đ) Đề nghị HộLiên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp thực hiện giáo dục chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình cho các hội viên, đoàn viên thuộc phạm vi quản lý.

e) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế thực hiện việc giáo dục chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình cho người dân trên địa bàn quản lý theo hưng dẫn của Sở Văn hóa Thể thao và các sở, ngành, cơ quan, đoàn thể liên quan.

4Phối hợp trong tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình:

a) Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đoàn thể liên quan cung cấp nội dung, hướng dẫn tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;

b) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm công tác xã hội thực hiện tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình cho nạn nhân bạo lực gia đình, người gây bạo lực gia đình và các cá nhân liên quan;

c) Sở Y tế chỉ đạo cơ sở khám chữa bệnh thực hiện tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình cho bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình và các cá nhân liên quan;

d) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế chỉ đạo Ủy ban nhân dân các, phường, thị trấn phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tại địa phương thực hiện tư vấn về phòng, chng bạo lực gia đình trong cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chng bạo lực gia đình, địa chỉ tin cậy ở cộng đồng theo hướng dẫn của Sở Văn hóaThể thao và các sở, ngành, cơ quan, đoàn thể liên quan.

5. Phối hợp trong hòa giải mâu thuẫn gia đình:

a) Sở Tư pháp hướng dẫn các giải pháp nâng cao chất lượng hòa giải mâu thun gia đình tại cơ sở; phối hợp với Sở Văn hóaThể thao, cơ quan, tổ chức liên quan bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hòa giải mâu thuẫn gia đình chhòa giải viên cơ sở;

b) Sở Văn a Thể thao phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đoàn thể liên quan cung cấp nội dung về phòng, chống bạo lực gia đình liên quan đến hòa gii mâu thuẫn gia đình;

c) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế chỉ đạo Ủy ban ndân các, phường, thị trấn thực hiện hòa giải mâu thuẫn giđình tại cơ sở theo hướng dẫn của Sở Tư pháp, Sở Văn hóa Thể thao và các sở, ngành, cơ quan, đoàn thể liên quan.

6. Phối hợp phát triển các mô hình về phòng, chống bạo lực gia đình:

Sở Văn hóa Thể thao hướng dẫn xây dựng, phát triển mô hình và đánh giá hiệu quả hoạt động của các mô hình về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn toàn tỉnh.

Điều 6. Phối hợp phát hiện sm vụ việc bạo lực gia đình và thực hiện các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình

1. Sở Văn hóa Thể thao chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đoàn thể liên quan hướng dẫn quy trình phát hiện sớm vụ việc bạo lực gia đình, bảo vệ, chuyển gửi an toàn và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình ngay từ cộng đng.

2. Công an tỉnh chỉ đạo công an các cấp phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện quy trình phát hiện sớm vụ việc bạo lực gia đình, bảo vệ an toàn cho nạn nhân bạo lực gia đình.

3. Sở Y tế chỉ đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện việc khám sàng lọc và chuyển gửi an toàn bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình.

4. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm công tác xã hội phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện các biện pháp hỗ trợ và chuyển gửi an toàn nạn nhân bạo lực gia đình.

5. Sở Tư pháp chỉ đạo trung tâm trợ giúp pháp lý phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện việc trợ giúp pháp lý và chuyn gửi an toàn nạn nhân bạo lực gia đình.

6. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đoàn Lao động tỉnh chỉ đạo các cấp hội, đoàn phối hợp với cơ quan chức năng trong việc phát hiện sớm vụ việc bạo lực gia đình, cung cấp các hoạt động hỗ trợ ngay từ cộng đồng, chuyn gửi an toàn nạn nhân bạo lực gia đình.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế chỉ đạo Ủy ban nhân dân các, phường, thị trấn phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan trên địa bàn phát hiện sớm vụ việc bạo lực gia đình, thực hiện biện pháp can thiệp, hỗ trợ, bảo vệ và chuyển gửi an toàn nạn nhân bạo lực gia đình theo địa bàn quản lý; xử lý dứt điểm các vụ việc bạo lực gia đình xảy ra tại địa bàn giáp ranh.

Điều 7. Phối hợp trong thống kê, báo cáo về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Sở Văn hóa Thể thao chủ trì, hướng dẫn việc thu thập, thống kê, tổng hợp, báo cáo về phòng, chống bạo lực gia đình trên phạm vi toàn tỉnh.

2. Các sở, ngành, cơ quan, đoàn thể liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế báo cáo kết quả về phòng, chống bạo lực gia đình trong phạm vi quản lý ngành và địa bàn, gửi Sở Văn hóa Thể thao tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao báo cáo kết quả thực hiện về phòng, chống bạo lực gia đình theo phạm vi quản lý.

Điều 8. Phối hợp thanh tra, kiểm tra về phòng, chống bạo lực gia đình

1. Sở Văn hóa Thể thao chủ trì việc thanh tra, kiểm tra liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình tại các địa bàn trọng điểm.

2. Các sở, ngành, cơ quan, đoàn thể liên quan phối hợp thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra về phòng, chống bạo lực gia đình theo đề nghị của Sở Văn hóa Thể thao.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế phối hợp với Sở Văn hóa Ththao triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình tại các địa bàn trọng điểm; thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về phòng, chống bạo lực gia đình ở đa phương.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm của Sở Văn hóa Thể thao

1. Chủ trì, đôn đốc các sở, ngành, cơ quan, đoàn thể liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện Quy chế này.

2. Phối hợp vi các sở, ngành, cơ quan, đoàn thể liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai các nhiệm vụ được giao về phòng, chống bạo lực gia đình.

3. Ban hành, hưng dẫn các sở, ngành, cơ quan, đoàn thể liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế triển khai bộ chỉ số theo dõi và đánh giá thực hiện nhiệm vụ về phòng, chng bạo lực gia đình theo từng giai đoạn.

4. Chủ trì, tổ chức các cuộc họp, kiểm tra, đánh giá liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình.

5. Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện Quy chế và các vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện.

Điều 10. Trách nhiệm của các Sở, Ngành, Cơ quan, Đoàn thể liên quan

1. Chủ động triển khai, thực hiện Quy chế theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

2. Phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao xây dựng các chương trình, kế hoạch, nội dung cần phối hợp liên ngành; đề nghị các vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung, sửa đi trong quá trình triển khai, thực hiện Quy chế.

3Chỉ đạo việc triển khai bộ chỉ số theo dõi và đánh giá thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống bạo lực gia đình trong phạm vi quản lý theo hướng dẫn của Sở Văn hóa Thể thao.

4. Cử đơn vị đầu mi về phòng, chống bạo lực gia đình tham gia các hoạt động phối hợp liên ngành theo đề nghị của Sở Văn hóa Thể thao.

Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế

1. Chủ động triển khai, thực hiện Quy chế theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

2. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các, phường, thị trấn thực hiện công tác phối hợp liên ngành về phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương thông qua Ban chỉ đạo công tác gia đình cùng cấp.

3. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện bộ chỉ số theo dõi và đánh giá thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn quản lý theo hướng dẫn của Sở Văn hóa Thể thao.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Văn hóa Thể thao để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.