Quyết định 2364/QĐ-UBND năm 2015 về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Số hiệu: 2364/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Nguyễn Thành Trí
Ngày ban hành: 13/08/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2364/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 13 tháng 8 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ vphê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;

Căn cứ Quyết định số 943/QĐ-TTg ngày 20/7/2012 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ vphê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030;

Căn cứ Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 18/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hành động phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2013-2020;

Căn cứ Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2014 của Thủ tướng Chính phvề phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định s 734/QĐ-TTg ngày 27/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điu chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn 2025;

Xét đnghị của Giám đc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1483/TTr-SVHTTDL ngày 29/7/2015 về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch phát trin ngành du lịch tỉnh Đng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm phát triển

a) Phát triển du lịch phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đưa ngành du lịch tỉnh Đồng Nai trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phn chuyển đổi căn bản cơ cấu kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội của tỉnh.

b) Khai thác hiệu quả, bền vững các tiềm năng du lịch. Đặc biệt chú trọng đến những lợi thế về vị trí địa lý, các tiềm năng phát triển du lịch và các lợi thế so sánh khác.

c) Phát triển du lịch bền vững gắn liền với phát triển thương mại và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; đảm bảo hài hòa giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn.

d) Định hướng đến năm 2020, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và có thể cạnh tranh với các tỉnh khác trong khu vực.

đ) Đầu tư xây dựng các cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ du lịch. Nâng cao chất lượng và đa dạng sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của địa phương, có tính hấp dẫn và cạnh tranh cao, hướng đến đối tượng khách có chi trả cao và phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của thị trường trong và ngoài tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư, đáp ứng nhu cầu xã hội.

e) Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn vốn trong nước và tranh thủ nguồn đầu tư nước ngoài cho phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trưng của tỉnh; Tăng cường liên kết, xúc tiến du lịch, mở rộng hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, trong đó chú trọng liên kết với các địa phương trong khu vực để phát triển du lịch.

g) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước từ tỉnh đến cơ sở và chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đế đáp ứng yêu cầu phát trin.

2. Mục tiêu phát triển du lịch

a) Mục tiêu về thị trường khách du lịch

- Thị trường khách quốc tế

+ Phát triển thị trường khách quốc tế đến tỉnh Đồng Nai là các nhà đầu nước ngoài, các chuyên gia nước ngoài làm việc tại các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, khách quốc tế tham dự hội nghị, các sinh viên, nhà nghiên cứu sinh học nước ngoài tại Vườn Quốc gia Cát Tiên.

+ Dự báo tốc độ tăng khách quốc tế bình quân hàng năm tăng từ 11,0%/năm giai đoạn 2011 - 2015 lên 11,5%/năm giai đoạn 2016 - 2020, lên 12,0%/năm giai đoạn 2021 - 2025 và 12,5%/năm giai đoạn 2026 - 2030.

- Thị trường khách nội địa

+ Phát triển và giữ vững thị trường du lịch nội địa, khai thác tối đa thị trường khách du lịch trong tỉnh, các chuyên gia nước ngoài, công nhân từ các khu công nghiệp, khách du lịch tthành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam bộ, vùng Tây Nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long.

+ Dự báo tốc độ tăng khách nội địa bình quân hàng năm tăng từ 10,5%/năm giai đoạn 2011 - 2015 lên 11,0%/năm giai đoạn 2016 - 2020, lên 11,5%/năm giai đoạn 2021 - 2025 và 12,0%/năm giai đoạn 2026 - 2030.

b) Mục tiêu về sn phẩm du lịch

- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch gắn với không ngừng nâng cao chất lượng các loại dịch vụ phục vụ trên cơ sở đi sâu khai thác và phát huy tối đa các lợi thế so sánh về du lịch sinh thái rừng, sông; những giá trị văn hóa, các di tích lịch sử, những nét đặc trưng riêng của tỉnh Đồng Nai để thu hút khách du lịch quốc tế và trong nước, từng bước mở rộng thị trường.

- Tạo sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng để thu hút khách quốc tế và nội địa. Dựa vào lợi thế của tài nguyên du lịch, loại hình du lịch văn hóa, lễ hội - skiện, nghỉ dưỡng cao cấp, thể thao, sinh thái rừng, sông, suối, thác, du lịch thương mại, hội nghị là thế mạnh của tỉnh.

- Tạo sản phẩm du lịch chuyên đề: Tham quan các di tích văn hóa lịch sử, làng nghề, lễ hội, sự kiện, tìm hiểu nền văn hóa các dân tộc ít người, du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái; du lịch nghiên cứu khoa học; điều dưỡng chữa bệnh,...nội dung phong phú kéo dài ngày lưu trú của khách và tăng cơ cấu chi tiêu, doanh thu du lịch, đồng thời tạo sự hấp dẫn để thu hút du khách quay trở lại với du lịch Đồng Nai.

- Chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm du lịch: Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của thị trường du lịch trong nước và quốc tế, từng điểm du lịch phải có sản phẩm lưu niệm du lịch đặc thù, kết hợp với các tỉnh bạn để nối tour du lịch tạo khả năng tiêu thụ các sản phẩm du lịch.

- Bên cạnh phát triển các dịch vụ cao cấp, cần đi sâu nghiên cứu tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu của du khách cả về ăn uống, vui chơi, mua sắm hướng đến phục vụ cho số đông du khách.

c) Mục tiêu tổ chức không gian du lịch

- Không gian du lịch sinh thái: Các khu vực định hướng phát triển loại hình du lịch sinh thái gồm Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai. Đây là các khu mang tính bảo tồn sự đa dạng sinh học, tài nguyên rừng và cũng là nơi tập trung, hội tụ các tài nguyên sinh học mức độ cao. Đồng Nai đã có khu dự trữ sinh quyển thế giới (Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn, vùng Trị An, Bàu Sấu...).

- Không gian du lịch sông: Các khu, điểm du lịch này hứa hẹn khả năng hình thành các sản phẩm du lịch sông, vui chơi giải trí dưới nước hấp dẫn độc đáo, gồm: Cù lao Hiệp Hòa, Cù lao Ba Xê, Cù lao Cỏ, Khu Du lịch vườn Long Hưng, Tam An, Khu Du lịch đập Ông Kèo, Khu Du lịch Long Tân Phú Hội.

- Không gian du lịch vui chơi giải trí: Những trung tâm vui chơi giải trí có thể phát triển thành những điểm du lịch giải trí riêng có của tỉnh gồm: Khu Du lịch Bửu Long, Khu Du lịch Sơn Tiên, Khu Du lịch Thác Giang Điền...

- Không gian du lịch tham quan, nghỉ dưỡng: Các điểm phù hợp cho việc phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng gồm: Thác Mai - Hồ nước nóng, Đảo Ó - Đồng Trường.

- Không gian du lịch hành hương: Các điểm phù hợp phát triển các loại hình du lịch hành hương gồm: Núi Cha Chan - Chùa Gia Lào, Chùa Ông, Chùa Đại Giác, Chùa Long Thiền.

- Không gian du lịch thể thao: Các khu, điểm phù hợp phát triển những khu vui chơi giải trí cao cấp tiêu biểu, phục vụ nhu cầu thể thao của các chuyên gia của các khu công nghiệp, mang lại nguồn thu lớn cho tỉnh, gồm: Sân Golf Long Thành, sân Golf Đồng Nai, sân Golf Nhơn Trạch.

- Không gian du lịch làng nghề: Các làng nghề nổi tiếng của Đồng Nai nhiều tiềm năng hình thành các sản phẩm du lịch tham quan, nghỉ dưỡng hấp dẫn độc đáo, gồm: Gỗ Tân Hòa thành phố Biên Hòa, Đan lát An Bình thành phố Biên Hòa, làng bưởi Tân Triều huyện Vĩnh Cửu, làng trồng dâu nuôi tm xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú.

- Các không gian du lịch văn hóa, lịch sử, lễ hội: Các di tích lịch sử, cách mạng bao gồm các công trình tôn giáo, tín ngưỡng như chùa, đình, đền và các công trình từng là “Chứng nhân” lịch sử về một thời quá khứ hào hùng của miền đất Đồng Nai anh dũng. Nhóm di tích lịch sử, cách mạng là cơ sở để phát triển những tour chuyên đề về nguồn, giáo dục truyền thống cách mạng, học tập và nghiên cứu lịch sử. Các lễ hội truyền thống; lễ hội làng xã truyền thống; lễ hội của các dân tộc thiu số; lễ hội tôn giáo; lễ hội kỷ niệm những sự kiện lịch sử của Việt Nam; lễ hội kỷ niệm những sự kiện lịch sử Đồng Nai.

d) Mục tiêu hạ tầng phục vụ du lịch

- Đầu tư xây dựng để có được hệ thống cơ sở vật chất du lịch tương đối đồng bộ, có chất lượng, bao gồm: Các cơ sở dịch vụ phục vụ hoạt động thương mại - du lịch, triển lãm, hội nghị - hội thảo, cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở vui chơi giải trí - thể thao, phương tiện vận chuyển khách du lịch và các cơ sở dịch vụ du lịch khác.

- Đầu tư để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có và phát triển các sản phẩm mới, các sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn có sức cạnh tranh cao của du lịch Đồng Nai.

- Đầu tư để khai thác, đồng thời phải bảo vệ, tôn tạo và phát triển nguồn tài nguyên; cải thiện môi trường du lịch nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

đ) Mục tiêu về đầu tư du lịch

- Hình thành các khu, điểm du lịch phù hợp với tài nguyên du lịch của tỉnh.

- Hình thành các tổ hp du lịch - thể thao hoặc các dự án gắn với du lịch sinh thái và các dịch vụ thể thao.

- Trung tâm giải trí, mua sắm lớn, dịch vụ giải trí về đêm phục vụ du lịch.

- Trung tâm nghỉ dưỡng cao cấp, tổ chức hội nghị, sự kiện là loại hình du lịch có khả năng tạo doanh thu lớn.

- Tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử, khôi phục bảo tồn và phát triển các lễ hội truyền thống.

- Đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch.

- Bảo vệ và làm tăng giá trị môi trường sinh thái cho các khu, điểm du lịch.

e) Mục tiêu về bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch

- Tài nguyên du lịch phải được bảo vệ, tôn tạo và khai thác hp lý. Đồng thời, đầu tư phục vụ phát triển du lịch, bảo đảm tính khoa học, dung hòa mục tiêu bảo tồn với nhu cầu phát trin.

- Triển khai thực hiện các chương trình bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, các vùng bảo tồn thiên nhiên; thực hiện lồng ghép mục tiêu bo tồn với việc khai thác phát triển du lịch.

- Xây dựng chính sách cụ thể để thu hút các thành phần trong xã hội tham gia vào bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, Vườn Quốc gia Cát Tiên, thác Mai, núi Chứa Chan, hồ Đa Tôn, hồ Sông Mây. Xây dựng các chương trình cụ thể để nâng cao nhận thức về bảo vệ đa dạng sinh học cho cộng đng cũng như các ngành, các cấp.

- Bảo vệ diện tích rừng hiện có, trồng rừng và gia tăng độ che phủ rừng. Thiết lập vành đai cây xanh xung quanh các hồ thủy lợi nhằm bảo vệ nguồn cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho tỉnh.

- Tôn tạo và nâng cấp các di tích văn hóa lịch sử, danh thắng, công trình tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Bảo tồn và phát trin các lhội, văn hóa nghệ thuật truyn thống, là tài nguyên nhân văn độc đáo để phát triển du lịch.

g) Mục tiêu về công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch

- Tập trung tuyên truyền về các cơ chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính nhằm tiếp tục thu hút mạnh mẽ các dự án đầu tư phát triển du lịch với hướng ưu tiên các dự án có quy mô lớn, chất lượng cao.

- Quảng bá lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm nội dung trọng tâm hướng tới thị trường mục tiêu. Đầu tư ứng dụng công nghệ cao, khai thác tối ưu công nghệ thông tin, truyền thông, phối hợp với các đối tác quốc tế.

- Tăng cường đầu tư xúc tiến quảng bá du lịch, nhất là tích cực tham gia các hội thảo, hội chợ quảng bá sản phẩm du lịch Đồng Nai cả trong và ngoài nước.

- Phát triển thương hiệu, tạo dựng được thương hiệu du lịch Đồng Nai.

- Xây dựng hoặc tham gia xây dựng và sản xuất các ấn phẩm, vật phẩm để tuyên truyền, quảng bá về du lịch.

h) Mục tiêu về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch

- Nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của đội ngũ quản lý Nhà nước, các đơn vị kinh doanh du lịch; tăng cường đu tư của Nhà nước và đy mạnh công tác xã hội hóa nguồn nhân lực, gắn công tác đào tạo với nhu cầu xã hội.

- Tổ chức các chương trình bồi dưỡng nghề du lịch, chương trình bồi dưỡng cập nhật thông tin, bổ sung kiến thức cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch. Đặc biệt chú trọng các chương trình bi dưỡng đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hướng dẫn du lịch.

- Coi trọng phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nâng cao chất lượng lao động trong ngành du lịch đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

3. Một số nhiệm vụ đột phá cần thực hiện trong thời kỳ 2016 - 2030

a) Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng cho các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch.

b) Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, tạo ra bước đột phá về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng các ngành dịch vụ trong cơ cu kinh tế của tỉnh.

c) Phát triển đa dạng hóa sản phẩm du lịch gắn với không ngừng nâng cao chất lượng các loại dịch vụ phục vụ trên cơ sở phát huy tối đa các tim năng như cảnh quan vùng sông nước tuyến du lịch sông Đng Nai, Khu Bảo tn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai, Vườn Quốc gia Cát Tiên, thác Mai - Hồ nước nóng, Hồ Đa Tôn,... Đến năm 2020, các sản phẩm du lịch có cht lượng cao, đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và có thể cạnh tranh với các tỉnh khác trong khu vực, để tăng lượng khách du lịch trong nước và quốc tế, kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu.

d) Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút các dự án phát triển du lịch. Đồng thời, tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch, nht là tích cực tham gia các hội thảo, hội chợ quảng bá sản phẩm du lịch Đồng Nai cả trong và ngoài nước.

đ) Coi trọng phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nâng cao chất lượng lao động trong ngành du lịch đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

4. Các dự báo phát triển ngành du lịch tỉnh đồng nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

a) Khách du lịch

Tốc độ tăng khách quốc tế bình quân hàng năm tăng từ 11,0%/năm giai đoạn 2011 - 2015 lên 11,5%/năm giai đoạn 2016 - 2020, lên 12,0%/năm giai đoạn 2021 - 2025 và 12,5%/năm giai đoạn 2026 - 2030. Tốc độ tăng khách nội địa bình quân hàng năm tăng từ 10,5%/năm giai đoạn 2011 - 2015 lên 11,0%/năm giai đoạn 2016 - 2020, lên 11,5%/năm giai đoạn 2021 - 2025 và 12,0%/năm giai đoạn 2026 - 2030.

b) Ngày lưu trú trung bình

- Dự báo ngày lưu trú trung bình đối với khách quốc tế là 3,0 - 4,4 ngày, khách nội địa là 1,1 - 2,4 ngày.

- Tổng số lượt khách lưu trú tăng t2.110 nghìn lượt năm 2010 lên 3.478 nghìn lượt năm 2015 lên 5.863 nghìn lượt năm 2020, lên 10.108 nghìn lưt năm 2025 và 17.822 nghìn lượt năm 2030. Tốc độ tăng bình quân hàng năm từ 10,5%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015, lên 11,0%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020, lên 11,5%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025 và 12%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030. Trong đó:

+ Tổng số lượt khách quốc tế lưu trú tăng từ 28 nghìn lượt năm 2010 lên 48 nghìn lượt năm 2015, lên 84 nghìn lượt năm 2020, lên 151 nghìn lượt năm 2025 và 277 nghìn lượt năm 2030. Tốc độ tăng bình quân hàng năm từ 11,3%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015, lên 11,8%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020, lên 12,5%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025 và 13,0%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030.

+ Tổng số lượt khách trong nước lưu trú tăng từ 958 nghìn lượt năm 2010 lên 1.600 nghìn lượt năm 2015, lên 2.732 nghìn lượt năm 2020, lên 4.773 nghìn lượt năm 2025 và 8.524 nghìn lượt năm 2030. Tốc độ tăng bình quân hàng năm từ 10,8%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015, lên 11,3%/năm trong giai đoạn 20162020, lên 11,8%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025 và 12,3%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030.

- Tổng số ngày khách lưu trú tăng từ 1.053 nghìn ngày năm 2010 lên 2.233 nghìn ngày năm 2015 lên 4.391 nghìn ngày năm 2020, lên 9.163 nghìn ngày năm 2025 và 18.157 nghìn ngày năm 2030. Tốc độ tăng bình quân hàng năm từ 16,2%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015, lên 14,5%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020, lên 15,8%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025 và 14,7%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030. Trong đó:

+ Tổng số ngày khách quốc tế lưu trú tăng từ 120 nghìn ngày năm 2010 lên 153 nghìn ngày năm 2015 lên 292 nghìn ngày năm 2020, lên 572 nghìn ngày năm 2025 và 1.109 nghìn ngày năm 2030. Tốc độ tăng bình quân hàng năm từ 5,0%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015, lên 13,8%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020, lên 14,4%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025 và 14,2%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030.

+ Tổng số ngày khách trong nước lưu trú tăng từ 1.054 nghìn ngày năm 2010 lên 2.080 nghìn ngày năm 2015 lên 4.099 nghìn ngày năm 2020, lên 8.591 nghìn ngày năm 2025 và 17.048 nghìn ngày năm 2030. Tốc độ tăng bình quân hàng năm từ 14,6%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015, lên 14,5%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020, lên 16,0%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025 và 14,7%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030.

c) Nhu cầu phòng lưu trú

Tổng snhu cầu phòng lưu trú tăng từ 2.891 phòng năm 2015 lên 5.890 phòng năm 2020 lên 7.822 phòng năm 2025 và 10.915 phòng năm 2030. Trong đó, nhu cầu phòng lưu trú đủ tiêu chuẩn xếp hạng sao tăng từ 685 phòng năm 2015 lên 1.636 phòng năm 2020 lên 3.812 phòng năm 2025 và 8.734 phòng năm 2030, trong đó tổng số nhu cầu phòng lưu trú khách quốc tế tăng từ 377 phòng năm 2015 lên 833 phòng năm 2020 lên 1.812 phòng năm 2025 và 3.829 phòng năm 2030.

d) Nguồn nhân lực du lịch

- Dự báo trong giai đoạn 2015 - 2030, trung bình 1 phòng lưu trú cần 0,45 – 0,6 lao động trực tiếp và 1 lao động trực tiếp cần 1,0 - 1,2 lao động gián tiếp.

- Tổng số nhu cầu lao động trong ngành du lịch tăng từ 11.756 người 2015 lên 28.714 người năm 2020 lên 66.916 người năm 2025 và 147.777 người năm 2030. Trong đó, nhu cầu lao động trực tiếp tăng từ 3.919 người 2015 lên 9.290 người năm 2020 lên 20.911 người năm 2025 và 45.862 người năm 2030; nhu cu lao động gián tiếp tăng từ 7.837 người 2015 lên 19.424 người năm 2020 lên 46.005 người năm 2025 và 101.915 người năm 2030.

đ) Doanh thu du lịch

- Doanh thu du lịch bao gồm các khoản thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển du lịch, lệ phí tham quan, vui chơi giải trí, bán hàng lưu niệm, dịch vụ bưu điện ngân hàng,... Hiện nay ở tỉnh Đồng Nai, mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quc tế là 141 USD/ngày năm 2015 lên 161,9 USD/ngày năm 2020 và 183,5 USD/ngày năm 2025 và 205,2 USD/ngày năm 2030. Khách du lịch ni địa là 24,7 USD/ngày năm 2015 lên 39,5 USD/ngày năm 2020 và 54 5 USD/ngày năm 2025 và 69,5 USD/ngày năm 2030. Cơ cấu chi tiêu là 60% cho lưu trú và ăn ung, 20% cho vận chuyển, 20% cho vui chơi giải trí hàng lưu niệm và các dịch vụ khác.

- Tổng doanh thu du lịch tăng từ 1.927 tỷ đồng năm 2015 lên 5.171,6 tỷ đng năm 2020 lên 12.135 tỷ đồng năm 2025 và 27.121,4 tỷ đồng năm 2030. Trong đó, tổng doanh thu di lịch  quốc tế tăng từ 199,9 tỷ đồng năm 2015 lên 395,6 tđồng năm 2020 lên 790,3 tỷ đồng năm 2025 và 1.592,2 tỷ đồng năm 2030; tổng doanh thu du lịch nội địa tăng từ 1.771,3 tỷ đồng năm 2015 lên 4.776 tỷ đng năm 2020 lên 11.344,7 tỷ đồng năm 2025 và 25.529,2 tỷ đồng năm 2030.

e) Tổng giá trị gia tăng ngành du lịch và nhu cầu vốn đầu tư

- Tổng giá trị gia tăng ca ngành du lịch tăng từ 1.281 tỷ đng năm 2015 lên 3.362 tỷ đng năm 2020, lên 7.888 tỷ đồng năm 2025 và 17.629 tđồng năm 2030.

- Tỷ trọng tổng giá trị gia tăng của ngành du lịch so với tổng giá trị gia tăng của các ngành dịch vụ tăng từ 31,8% năm 2015 lên 32,5% năm 2020 lên 33 2% năm 2025 và 34,0% năm 2030.

- Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho ngành du lịch tăng từ 992,1 tỷ đồng năm 2015 lên 1.910,2 tỷ đng năm 2020, lên 3.842,1 tỷ đồng năm 2025 và 8.069 8 tỷ đồng năm 2030. Tc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành du lịch tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2016 - 2020 là 21,3%; giai đoạn 2021 - 2025 là 18 6% và giai đoạn 2026- 2030 là 17,5%.

5. Các chương trình ưu tiên đầu tư

a) Phối hợp các Bộ, ngành trung ương hoàn thiện các công trình hỗ tr phát trin du lịch: Đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, tuyến vành đai 3, 4 ni các vùng kinh tế trọng đim, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường cao tc Du

b) Đầu tư tuyến đường giao thông đến Di tích Khu ủy Miền Đông - Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa tỉnh Đồng Nai, đường vào điểm du lịch Thác Mai - Bàu nước sôi, đường vào Di tích - Danh thắng núi Chứa Chan, các bến tàu để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách và mời gọi đầu tư.

c) Quy hoạch xây dựng các bến xe, khu vực đậu xe cho khách du lịch khi đến tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, dự các lễ hội lớn của tỉnh.

d) Đầu tư hạ tầng cấp điện, cấp nước phục vụ du lịch; hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn du lịch đảm bảo phát triển du lịch bền vững.

đ) Các dự án đầu tư ngành du lịch

- Quy hoạch phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tổng hợp được 28 danh mục dự án và nhóm dự án với tổng vốn đầu tư là 19.730 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2015 - 2020 là 8.950 tỷ đồng và giai đoạn 2021 - 2030 là 10.780 tỷ đồng.

- Cơ cấu nguồn vốn đầu tư:

+ Nguồn vốn ngân sách nhà nước: 10% - 15%.

+ Các nguồn vốn khác: 85 - 90%.

6. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

a) Giải pháp về công tác quy hoạch

- Rà soát lại quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết về phát triển du lịch trên địa bàn toàn tỉnh và từng khu vực. Kiên quyết thu hồi những dự án xét thy chủ đầu tư không có năng lực thực sự.

- Công tác lập quy hoạch cần được tiến hành theo thứ tự ưu tiên để phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu phát triển.

- Lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đã định hướng trong quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để quản lý và kêu gọi đu tư và làm cơ sở lập dự án đầu tư triển khai thực hiện.

- Đối với các quy hoạch khu du lịch lớn, hiện đại, quy hoạch các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao và có tầm chiến lược trong phát triển du lịch quốc gia cũng như phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, toàn vùng và cả nước nếu khả năng trong nước chưa đáp ứng được thì có thể thuê nước ngoài thực hiện.

- Lập và xét duyệt các dự án nâng cấp, tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử.

b) Giải pháp về công tác quản lý

- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch với việc tiếp tục kiện toàn bộ máy của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ban Chỉ đạo phát trin Du lịch tỉnh để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đi với mọi hoạt động du lịch, tham mưu cho Tỉnh ủy, y ban nhân dân tỉnh xây dựng, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch, xét duyệt các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ tỉnh đến huyện: Hoàn chỉnh hệ thng các cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân, Hội đng nhân dân trong quản lý quy hoạch và phát triển du lịch.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ du lịch có năng lực phù hợp với nhu cầu quản lý và phát triển du lịch trong tiến trình hội nhập với khu vực và quc tế.

- Cần phải tăng cường công tác quản lý các điểm, khu du lịch, các cơ sở lưu trú, nhà hàng, công ty lữ hành; song song đó tham mưu xây dựng các văn bản quản lý nhà nước phải chặt chẽ và đồng bộ với việc đầu tư kết cu hạ tng cơ sở, gắn với chiến lược phát triển du lịch tỉnh.

- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành và xã hội hóa cao, vì vậy cần có sự phi hợp chặt chẽ giữa các ngành có liên quan.

- Đbảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với ngành công an nhằm thực hiện tốt bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

c) Giải pháp về cơ chế chính sách

- Hoàn thiện cơ chế, thực hiện chính sách thuê đất, đền bù, giao đất, lập hồ sơ thủ tục triển khai xây dựng, nhằm huy động tối đa các nguồn lực đầu tư nước ngoài, phát hành trái phiếu công trình và cải tiến các thủ tục hành chính đmọi thành phần kinh tế, cả trong và ngoài nước đầu tư phát trin du lịch, nht là các khu và điểm du lịch trọng điểm.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư, đơn giản thủ tục hành chính.

- Đảm bảo sự công bằng quyền lợi giữa các chủ đầu tư và cộng đồng địa phương, khai thác tài nguyên du lịch theo Quy hoạch. Đảm bảo hành lang pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế, luật pháp du lịch của thế giới.

- Xây dựng chính sách miễn giảm thuế, cho chậm nộp thuế, giảm tiền thuê đất, cho vay lãi suất ưu đãi đối với các dự án ưu tiên đầu tư vào các khu vực vùng chậm phát triển, khó khăn; các dự án có các sản phẩm mới lạ, độc đáo có khả năng tăng thời gian lưu trú, tăng doanh thu du lịch.

- Giảm thuế nhập khẩu các trang thiết bị chuyên dùng cho khách sạn, khu du lịch, cơ sở vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển khách, vật tư phục vụ du lịch mà trong nước chưa sản xuất được, miễn giảm thuế đối với ngành sản xuất hàng lưu niệm phục vụ du lịch.

- Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực đầu tư vào các dự án trọng điểm du lịch của tỉnh; thực hiện xã hội hóa đầu tư bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề truyền thng phục vụ phát triển du lịch.

d) Giải pháp huy động vốn đầu tư

- Vốn ngân sách nhà nước

Nguồn vốn ngân sách nhà nước từ nguồn hỗ trợ phát triển du lịch của tỉnh và Trung ương chiếm từ 10% - 15%, tập trung đầu tư, hỗ trợ đầu tư cho hạ tầng du lịch xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu, phát triển nguồn nhân lực, bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch và nghiên cứu ứng dụng công nghệ.

- Vốn của doanh nghiệp du lịch

Nguồn vốn từ các doanh nghiệp du lịch được hình thành từ quá trình tích lũy từ vốn kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp chiếm từ 25% - 30%, tập trung đu tư các dự án phát triển cơ sở vật chất; kỹ thuật, phát triển sản phm, xúc tiến quảng bá, phát triển thương hiệu; phát triển nguồn nhân lực tại ch...

- Vốn tín dụng

Nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng và các nguồn tín dụng khác chiếm tỷ lệ khoảng 50% tương đương 9.773 tỷ đồng, tập trung đầu tư các dự án phát trin cơ sở vật chất; kỹ thuật, phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá, phát trin thương hiệu; phát triển nguồn nhân lực tại chỗ...

- Vốn tài trợ

Nguồn vốn từ các nguồn tài trợ, các chương trình cộng đồng trong và ngoài nước chiếm tỷ lệ khoảng 10%, tập trung đầu tư cho phát triển các dự án htrợ cộng đồng, các dự án nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch.

đ) Giải pháp về tôn tạo các di tích văn hóa lịch sử, tổ chức các lễ hội

- Đối với các di tích lịch sử

+ Ưu tiên nguồn vốn trùng tu, phục hồi hoặc nâng cấp di tích vào các điểm trọng tâm theo các tuyến du lịch đã quy hoạch.

+ Quy hoạch phát triển các điểm di tích văn hóa lịch sử đã được trùng tu, tôn tạo để đầu tư đạt được tiêu chuẩn của một điểm Du lịch.

- Các hoạt động văn hóa lễ hội

+ Mở rộng lễ hội nhằm gìn giữ và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, tạo điều kiện để ngành du lịch khai thác kinh doanh phát triển du lịch, cũng đng thời nâng cao được hình ảnh của văn hóa bản địa thu hút khách du lịch đến tỉnh Đồng Nai.

+ Dựa trên nét đặc sắc, khác biệt và quy mô lễ hội, tổ chức các lễ hội hàng năm theo từng chủ đề.

- Các làng nghề truyền thống

+ Để khách du lịch có cơ hội tìm hiểu những nghề truyền thống của dân tộc và mua hàng lưu niệm.

+ Chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ nhằm duy trì hoạt động của làng nghề phát triển phục vụ tham quan du lịch.

+ Xây dựng thương hiệu các làng nghề đặc trưng của từng vùng: GTân Hòa thành phố Biên Hòa; đan lát An Bình thành phố Biên Hòa; làng bưởi Tân Triều huyện Vĩnh Cửu; làng trồng dâu nuôi tằm xã Nam Cát Tiên huyện Tân Phú.

e) Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch

+ Các tổ chức doanh nghiệp cần hỗ trợ, phối hợp nhau tạo ra các tuyến, điểm du lịch đặc sắc, hấp dẫn.

+ Xem xét, lựa chọn chiến lược sản phẩm phù hợp và không ngừng nâng cao chất lượng du lịch; tăng cường kiểm tra chất lượng các cơ skinh doanh dịch vụ du lịch.

+ Tăng cường mời gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển các khu, đim du lịch trọng điểm của tỉnh, hệ thống khách sạn, nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí có cht lượng.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

+ Củng cố và sắp xếp hoạt động của các doanh nghiệp,

+ Đánh giá lại trình độ quản lý, nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên trong ngành, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưng. Mở các lớp đào tạo bi dưỡng kiến thức, hội thi tay nghề. Nâng cao ý thức giao tiếp, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ lái xe du lịch, taxi, nhân viên bến xe, nhà ga, cảng sân bay, nhân viên bán hàng, nhân viên phục vụ trong các khách sạn, khu du lịch, trung tâm vui chơi giải trí, mua sắm, th thao....

+ Duy trì thm định và tái thm định chất lượng cơ sở lưu trú, kiểm tra an ninh, an toàn thực phm, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động làm cơ sở để doanh nghiệp nâng cao cht lượng dịch vụ, đủ khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

+ Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.

g) Giải pháp về thị trường, xúc tiến quảng bá, hợp tác phát triển du lịch

- Xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch

Xác định hình ảnh điểm đến du lịch là vấn đề quan trọng, làm cơ sở để xây dựng các chiến lược quảng bá, xúc tiến du lịch, các kênh phân phối, các phương tiện truyn thông,... xây dựng hình ảnh điểm du lịch của tỉnh Đồng Nai như sau:

+ Là một điểm đến nổi bật với du lịch văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng du lịch sinh thái rừng - sông - hồ - thác.

+ Là một trung tâm nghng, thể thao, giải trí và nghiên cứu sinh thái lớn của vùng Đông Nam bộ.

+ Là một điểm đến an toàn thân thiện và hấp dẫn.

- Tuyên truyền quảng bá du lịch

+ Tăng cường phối hợp với các phương tiện truyền thông, nâng cao chất lượng chuyên mục du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá du lịch tỉnh Đồng Nai.

+ Nâng cao chất lượng, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế về du lịch, tranh thủ sự htrợ của các đại s, lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài lãnh sự quán nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh để giới thiệu các ấn phẩm phim quảng bá du lịch Việt Nam và tỉnh Đồng Nai, đưa du lịch tỉnh Đồng Nai là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch.

+ Xuất bản sách hướng dẫn du lịch, bản đồ du lịch, sách ảnh, các Brochure, CD giới thiệu các khu, điểm du lịch, sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh để cung cấp cho khách du lịch.

+ Xây dựng mạng lưới các điểm thông tin du lịch tại trung tâm của thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện, các bến xe và bến tàu.

+ Hợp tác các ban ngành liên quan, phát huy tính chủ động trong quảng bá du lịch. Lập hệ thống biển chỉ dẫn tham quan, khu du lịch, các công trình công cộng. Nâng cao chất lượng sản xuất, bán hàng lưu niệm.

- Xúc tiến du lịch trong và ngoài nước

+ Phối hp với Tổng cục Du lịch và Hiệp hội Du lịch tổ chức các đoàn Farm Trip đi với các thị trường khách du lịch và các đoàn Press Trip đối với các hãng truyền thông lớn để khảo sát, giới thiệu sản phẩm du lịch, dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh.

+ Tham gia các hội chợ, hội nghị du lịch trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm đối tác, tạo cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường. Xuất bản ấn phẩm du lịch bằng nhiều thứ tiếng, tạo website quảng cáo, báo điện tử phân phối cho hội chợ, hội thảo thu hút sự quan tâm, chú ý của du khách.

- Hợp tác phát triển du lịch

+ Chủ động hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả với du lịch khu vực. Mở rộng hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh trong vùng Nam Trung bộ - Nam bộ, đề xuất khảo sát làm mới các tour tuyến liên kết với Du lịch xuyên Á- Con đường xanh Tây Nguyên - Du lịch sông nước vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

+ Phát huy vai trò của Hiệp hội Du lịch tỉnh Đồng Nai trong việc liên kết các doanh nghiệp du lịch, thực hiện các biện pháp nhằm tăng sức hấp dẫn của điểm đến tỉnh Đồng Nai.

+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ động triển khai thực hiện các kế hoạch phối hợp hoạt động giữa các ngành, lĩnh vực để tạo sức mạnh, chiến lược phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai.

h) Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực

- Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn

+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch phối hợp với Trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch - Khách sạn thành phố Hồ Chí Minh, Nghiệp vụ Du lịch Sài Gòn, các trường đại học khác và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình bồi dưỡng ngắn hạn, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Tổ chức các lp chuyên đ, kỹ năng tập hun hỗ trợ doanh nghiệp huấn luyện cho lao động tại chỗ.

+ Hợp tác quốc tế để xây dựng khóa huấn luyện ngắn hạn. Tổ chức hội thảo, giao lưu, hội thi nghiệp vụ, tạo cơ hội cho doanh nghiệp học hỏi, nâng cao trình độ.

- Các chương trình đào tạo dài hạn

+ Đcó một đội ngũ làm du lịch “Chính quy - tinh nhuệ - hiện đại”, cần có kế hoạch đào tạo bài bản, “Dài hơi" và khả thi. Tăng cường liên kết đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch ở trong và ngoài nước.

+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp du lịch để đào tạo nguồn nhân lực dài hạn. Hp tác với các tổ chức du lịch, quỹ quc tế để tổ chức những chương trình đào tạo dài hạn cho những người quản lý và những lao động trực tiếp trong ngành.

+ Khuyến khích đào tạo học sinh, lao động địa phương thành nguồn lao động du lịch chủ yếu của tỉnh.

+ Trang bị kiến thức, kỹ năng theo hướng chuẩn hóa đội ngũ nhân lực ngành du lịch, chú trọng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ngành nghề cụ thể như tiếp dân, buồng, bàn, hướng dẫn viên du lịch.

+ Đào tạo nhân lực trong lĩnh vực tổ chức du lịch MICE (là loại hình du lịch hội nghị kết hợp du lịch), phát triển nguồn nhân lực quản lý, thu hút nhân tài trong và ngoài nước, đảm bảo phúc lợi xã hội và môi trường làm việc tốt nhất để họ thực sự gắn bó với doanh nghiệp.

+ Tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà nước, doanh nghiệp du lịch và nhân dân trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng. Xác lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các tổ chức gồm nhà trường, doanh nghiệp du lịch; từ đó có tiếng nói chung trong đào tạo và thực hành, giúp sinh viên có việc làm ngay khi ra trường.

- Chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch

+ Tăng cường nguồn lao động có trình độ chuyên môn, đặt hàng đào tạo nhân lực với các trường có khoa du lịch.

+ Liên kết với các tổ chức đào tạo uy tín của Singapore, Nhật, Úc, Mỹ, Thụy Sĩ, Pháp, Canada... để tổ chức các khóa học tu nghiệp tại nước ngoài.

+ Các doanh nghiệp du lịch phải chủ động tự đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực. Tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng trong nội bộ, khuyến khích đội ngũ quản lý, nhân viên có động lực để phấn đấu.

+ Các doanh nghiệp du lịch phải thực sự thể hiện trách nhiệm tham gia vào quá trình đào tạo bằng nhiều cách như trao học bổng cho sinh viên giỏi, tham gia giảng dạy thực tế hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên đến thực tập tại doanh nghiệp.

i) Giải pháp về nghiên cứu ứng dụng khoa học kthuật và công nghệ thông tin trong ngành du lịch

- Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật trong ngành du lịch

+ Hợp tác với các chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học nhân văn, các viện nghiên cứu chuyên ngành. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ bản và ứng dụng khoa học công nghệ du lịch tiên tiến phục vụ phát triển du lịch bền vững.

+ Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch; mở rộng giao lưu, hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước; khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, kinh doanh.

- Giải pháp cho ứng dụng công nghệ thông tin

+ Nâng cấp trang thông tin điện tử du lịch tỉnh Đồng Nai, Hiệp hội Du lịch tỉnh Đồng Nai, cập nhật thường xuyên các thông tin du lịch mới nhất, các sản phẩm du lịch độc đáo của tỉnh, giới thiệu tour nội tỉnh, liên tỉnh và quốc tế, các dự án đầu tư, các kinh nghiệm khi đi du lịch,... Hiện nay và trong tương lai, xu hướng xem thông tin du lịch, đặt tour du lịch trên mạng (e-tour) khá phổ biến, cần khai thác công nghệ thông tin để mang lại hiệu quả cao.

+ Nối mạng với các khu du lịch, doanh nghiệp du lịch để nắm tình hình kinh doanh, cập nhật thông tin của doanh nghiệp, theo dõi quy mô phát triển lượng khách, hướng phát triển thị trường.

k) Giải pháp về ổn định trật tự an toàn xã hội cho du khách

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, sắp xếp ổn định hoạt động của các doanh nghiệp trong các khu, điểm du lịch

Công khai Quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình phục vụ du lịch. Đưa những người làm nghề tự do vào một tổ chức hoạt động dưới sự điều hành của các khu du lịch và chính quyền địa phương hoặc giao cho các doanh nghiệp có chức năng đứng ra kinh doanh đảm bảo văn minh lịch sự, vệ sinh môi trường. Người bán hàng lưu niệm được sắp xếp bán cố định vào từng khu vực. Cấm buôn bán hàng rong trong các khu du lịch, điểm tham quan. Vận động các doanh nghiệp du lịch tự nguyện đăng ký cam kết bảo đảm chất lượng dịch vụ và thực hiện việc bình ổn giá theo quy định, phục vụ du khách đúng giá niêm yết.

- Kiểm tra xử lý vi phạm

Đẩy mạnh sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong việc kim tra, giám sát các hoạt động du lịch, dịch vụ du lịch. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về an ninh trật tự tại các khu du lịch. Củng c, nâng cao chất lượng phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc tại các khu, điểm du lịch.

- Bảo đảm an toàn cho du khách

Hình thành nhiều kênh thông tin giúp du khách giải quyết các sự choặc các nhu cầu cần thiết như: Trạm thông tin du lịch tại bến tàu, bến xe, điểm thông tin điện tử tại các đường phố khu trung tâm, khu du lịch, điểm tham quan. Các hãng lữ hành phải thực hiện quy định mua bảo him cho du khách quc tế và khuyến khích mua bảo hiểm cho tt cả các hoạt động du lịch.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đầu mối, phối hp các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Quy hoạch này.

2. Các sở, ban, ngành chức năng liên quan có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thị xã, thành phố về các lĩnh vực chuyên môn do ngành mình phụ trách đthực hiện Quy hoạch này.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phxây dựng chương trình phát triển ngành du lịch trên địa bàn phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./. 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
-
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
-
Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
-
Chtịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
-
Chánh, các Phó văn phòng UBND tỉnh;
-
Lưu: VT, VX, TH, TTCB.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Trí