Quyết định 2278/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án thí điểm khoán quản lý và bảo dưỡng thường xuyên đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Số hiệu: | 2278/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Phước | Người ký: | Nguyễn Văn Trăm |
Ngày ban hành: | 27/11/2013 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giao thông, vận tải, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2278/QĐ-UBND |
Bình Phước, ngày 27 tháng 11 năm 2013 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHẢN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 47/2012/TT-BGTVT ngày 12/11/2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 230/2012/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27/12/2012 của Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán Quỹ bảo trì đường bộ;
Căn cứ Quyết định số 3479/2001/QĐ-BGTVT ngày 19/10/2001 của Bộ Trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành “Định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ”;
Căn cứ Quyết định số 1527/2003/QĐ-BGTVT ngày 28/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải Tờ trình số 104/TTr- SGTVT ngày 01/11/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án thí điểm khoán quản lý và bảo dưỡng thường xuyên đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Phước, với những nội dung sau:
Thực hiện công tác khoán quản lý và bảo dưỡng thường xuyên đường bộ (viết tắt là QL&BDTXĐB) để sửa chữa, khắc phục kịp thời các hư hỏng nhỏ tránh hư hỏng lan rộng, bảo đảm giữ vững kết cấu cầu, đường ngày càng tốt hơn, kéo dài tuổi thọ các công trình giao thông.
Với phương châm “cầu đường có chủ”, công tác khoán QL&BDTXĐB được thực hiện giữa Cơ quan quản lý, khai thác với các tổ chức, cá nhân, các đoàn thể ở địa phương nơi tuyến đường đi qua nhằm nâng cao ý thức và chủ động bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong toàn dân, qua đó tạo việc làm, đem lại mức thu nhập ổn định cho người nhận khoán.
II. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Đề án này quy định về việc QL&BDTXĐB trên địa bàn tỉnh Bình Phước, bao gồm: đường tỉnh, đường huyện, đường xã và đường chuyên dùng. Đối với đường đô thị thực hiện theo quy định riêng.
Đề án này chỉ áp dụng cho công tác QL&BDTXĐB. Ngoài các nội dung công việc trong đề án này, hàng năm Cơ quan quản lý, khai thác các cấp phải xây dựng kế hoạch để sửa chữa định kỳ theo quy định.
2. Đối tượng áp dụng
Các Cơ quan quản lý, khai thác; các tổ chức, cá nhân và các đoàn thể (gọi chung là người nhận khoán) ở địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
III. Phân cấp quản lý, bảo trì đường bộ
1. Đối với hệ thống đường Quốc lộ: Sở Giao thông vận tải trực tiếp quản lý và khai thác theo Quyết định số 1396/QĐ-BGTVT, 1397/QĐ-BGTVT ngày 22/7/2008 của Bộ Giao thông vận tải về việc điều chỉnh nhiệm vụ quản lý QL.13, QL.14 thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước cho UBND tỉnh Bình Phước thực hiện dự án BOT; Công văn số 2319/UBND-SX ngày 04/8/2008 của UBND tỉnh về việc ủy quyền cho Sở Giao thông vận tải tiếp nhận và quản lý QL.13, QL.14 thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước.
2. Đối với hệ thống đường tỉnh: Sở Giao thông vận tải trực tiếp quản lý, bảo trì và khai thác.
3. Đối với hệ thống đường huyện: UBND huyện quản lý, bảo trì và khai thác.
4. Đối với đường xã và giao thông nông thôn: UBND xã quản lý, bảo trì và khai thác.
5. Đối với hệ thống đường chuyên dùng: các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý, bảo trì và khai thác theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải.
6. Đối với đường xây dựng theo hình thức xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT) do nhà đầu tư thực hiện quản lý, bảo trì và khai thác theo đúng quy định hiện hành.
IV. Nguồn vốn thực hiện QL&BDTXĐB
Hàng năm, chính quyền các cấp phải có kế hoạch bố trí kinh phí để phục vụ công tác QL&BDTXĐB do cấp mình quản lý, cụ thể như sau:
1. Hệ thống đường quốc lộ: sử dụng nguồn vốn quản lý, bảo trì đường bộ được Tổng cục Đường bộ Việt Nam ủy thác để thực hiện.
2. Hệ thống đường tỉnh: được bố trí từ nguồn kinh phí của Quỹ bảo trì đường bộ địa phương; ngân sách tỉnh hỗ trợ và các nguồn huy động hợp pháp khác.
3. Hệ thống đường huyện, xã: được bố trí từ nguồn kinh phí của Quỹ bảo trì đường bộ địa phương phân bổ cho huyện; ngân sách huyện hỗ trợ; các nguồn huy động hợp pháp khác và nguồn lực của nhân dân địa phương xã, thôn, xóm, bản theo hình thức xã hội hóa ngành giao thông vận tải.
4. Hệ thống đường chuyên dùng: do nhà đầu tư bố trí vốn thực hiện.
V. Nội dung thực hiện khoán công tác QL&BDTXĐB:
1. Căn cứ pháp lý:
Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành;
Quyết định giao dự toán thu chi ngân sách nhà nước hàng năm của UBND tỉnh Bình Phước;
Kế hoạch vốn bảo dưỡng thường xuyên đường bộ do cơ quan quản lý, khai thác đặt hàng cho các đơn vị hàng quý, hàng năm;
Định mức lao động, chế độ, chính sách nhà nước và các quy định hiện hành.
2. Điều kiện và hình thức giao nhận khoán
Giao khoán được thực hiện khi hiện trạng đoạn đường hoặc cầu đang trong tình trạng khai thác tốt, hư hỏng không vượt quá 10% diện tích (đối với đường).
Giao nhận khoán QL&BDTXĐB giữa Cơ quan quản lý, khai thác với người nhận khoán nơi tuyến đường đi qua bằng hình thức giao khoán hạng mục công việc.
Cơ quan quản lý, khai thác khoán cho người nhận khoán với thời gian 01 năm với từng nội dung công việc cụ thể sau khi khảo sát tình trạng kỹ thuật đoạn đường giao cho người nhận khoán.
3. Các hạng mục công việc được giao khoán của công tác QL&BDTXĐB.
3.1. Công tác quản lý
Là công tác sửa chữa kịp thời những hư hỏng nhỏ, bao gồm những công việc giản đơn, sử dụng công cụ cầm tay mà không cần đến vật liệu, thiết bị xe máy. Công tác này được tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt cả năm, trên toàn bộ tuyến đường để đạt được mục tiêu "bảo đảm giao thông luôn thông suốt và an toàn", gồm các công việc sau:
- Vệ sinh mặt đường;
- Vét rãnh dọc, sửa mái taluy bảo đảm thoát nước tốt;
- Khơi rãnh khi trời mưa;
- Phát quang, dẫy cỏ đảm bảo theo yêu cầu;
Người nhận khoán phải nắm rõ hiện trạng các công trình giao thông trên đoạn đường mình nhận khoán, cụ thể:
- Cầu: số lượng cầu, lý trình, chiều dài, chiều rộng cầu;
- Cống: số lượng cống, lý trình, chiều dài, khẩu độ cống;
- Hệ thống báo hiệu: số lượng và lý trình cắm cọc tiêu, số lượng và lý trình cắm biển báo, cột km, số lượng và lý trình mốc lộ giới;
- Hành lang đường: số lượng, công trình vi phạm;
- Nền đường: kè, tường chắn, ốp mái taluy, các đoạn hay bị sạt lở, lún sụt, kè rọ đá, các đường ngang giao với đường chính;
- Hệ thống thoát nước: lý trình và chiều dài rãnh xây, lý trình và chiều dài rãnh đất, lý trình và chiều dài rãnh kín;
Người nhận khoán có trách nhiệm báo cáo kịp thời với cơ quan quản lý, khai thác những hiện tượng hư hỏng hoặc vi phạm các quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
3.2. Công tác bảo dưỡng thường xuyên
Các công việc cần sử dụng tới vật liệu, thiết bị xe máy, trình độ chuyên môn... Đây là các hạng mục công việc sửa chữa có khối lượng với quy mô kỹ thuật đơn giản, tính chất công việc dàn trải toàn tuyến nhằm mục đích khôi phục lại kết cấu công trình, ngăn chặn sự xuống cấp, đảm bảo giao thông luôn thông suốt và an toàn, gồm các công việc sau:
- Bảo dưỡng lề đường;
- Thông cống, khơi thông dòng chảy thượng hạ lưu cống;
- Vệ sinh sơn lan can cầu, vệ sinh sạch sẽ mặt cầu, hệ thống thoát nước trên mặt cầu, vệ sinh mặt gối cầu, bôi mỡ gối cầu, gỡ cây trôi mắc vào mố trụ cầu;
- Phát quang, cắt cỏ đảm bảo tầm nhìn;
- Hốt đất sạt lở;
- Sơn, nắn sửa hệ thống báo hiệu đường bộ như: sơn nắn chỉnh các biển báo bị cong vênh, dựng lại các biển báo bị nghiêng lệch, vệ sinh bề mặt biển báo, phát cây thu dọn các chướng ngại vật che khuất biển báo; nắn chỉnh cọc tiêu, trụ km bị xiêu vẹo;
- Vá ổ gà mặt đường (kể cả phần móng đường), rải phủ cục bộ trên các đoạn bị bong bật;
- Bổ sung, sửa chữa hệ thống báo hiệu đường bộ.
4. Yêu cầu kỹ thuật, chất lượng các hạng mục công việc khoán
4.1. Nền mặt đường
- Vệ sinh mặt đường: không để lắng đọng đất bùn và các vật khác trên mặt đường bảo đảm thoát nước nhanh chóng ra hai bên;
- Phát cây, cắt cỏ, tỉa cành bảo đảm tầm nhìn, cây, cỏ không che khuất cọc tiêu, biển báo, trụ km và ảnh hưởng thoát nước. Chiều cao phát cây, cỏ trên lề đường, mái taluy (độ nghiêng mái đường) nền đường đắp và mái taluy dương từ độ cao 4m trở xuống, cây, cỏ không cao quá 0,2m; từ độ cao 4m trở lên không có cây to có đường kính lớn hơn 5cm và xỏa cành xuống dưới. Trên mái taluy âm trong phạm vi từ vai đường trở ra 1m và trong phạm vi bụng đường cong cây, cỏ không cao quá vai đường (điểm giao giữa lề đường với mái taluy hoặc mương thoát nước) 0,2m và không làm mất tầm nhìn. Khu vực kè, tường chắn đất bằng đá xếp khan, rọ đá, BTXM, đá xây phải phát quang không để cây, cỏ mọc lấp; hai bên dòng chảy hai đầu cống phát quang đảm bảo thoát nước tốt. Phát quang tường mố cầu, 1/4 nón và 20m trong phạm vi thượng hạ lưu cầu. Phát quang cây, cỏ trên mái taluy đường đầu cầu mỗi bên 10m tính từ đuôi mố cầu, phát cây thu dọn các các chướng ngại vật không để che khuất biển báo, tường hộ lan, cọc tiêu, trụ km, phát quang đường lên xuống hai đầu cầu, hai đầu cống.
4.2. Bảo dưỡng lề đường
Lề đường phải bảo đảm luôn bằng phẳng, ổn định có độ dốc thoát nước tốt, phạm vi gần mép mặt đường không được để lồi lõm, đọng nước trên lề đường hoặc theo dọc mép mặt đường.
4.3. Hệ thống rãnh thoát nước
- Hệ thống rãnh thoát nước bao gồm rãnh dọc, rãnh ngang, rãnh bậc, rãnh đỉnh. Các loại rãnh bao gồm rãnh đất tự nhiên, rãnh xây có tấm đậy và không có tấm đậy. Rãnh thoát nước phải bảo đảm yêu cầu thoát nước tốt, không đọng nước, trong mọi trường hợp không để nước chảy tràn qua mặt đường;
- Rãnh dọc phải có độ dốc đều và phải đủ tiết diện thoát nước, chiều sâu rãnh tối thiểu 0,3m. Tính từ vai đường không xói sâu đến mức làm tổn hại đến nền đường và gây nguy hiểm khi xe tránh nhau ra sát mép lề, đáy rãnh không có cây cỏ, rác đọng làm cản trở dòng chảy;
- Vét rãnh nạo vét đất bùn, cỏ rác trong lòng rãnh, không để đọng nước trong lòng rãnh làm suy yếu nền lề đường;
- Trong quá trình vét rãnh không để đất ra lề đường làm tôn cao lề đường, gây đọng nước trên mặt đường;
- Khơi rãnh khi trời mưa: khi mưa to phải khơi rãnh, loại bỏ đất, đá, cây, cỏ rơi vào trong lòng rãnh gây tắc dòng chảy làm cho nước tràn lên lề đường dọc theo mặt đường hoặc tràn qua đường sẽ làm xói lề, xói mặt đường, gây sạt lở taluy âm nền đường.
4.4. Cống thoát nước
Thông cống: nạo vét đất đá lắng đọng trong hố thu nước thượng lưu, trong lòng cống và hạ lưu cống để thông thoát nước cho cống, dọn sạch vật cản dòng chảy, phát quang cây cỏ hai bên dòng chảy, hai đầu cống đảm bảo thoát nước tốt.
4.5. Cầu
- Vệ sinh mặt cầu và hệ thống thoát nước trên mặt cầu, thay thế các ống thoát nước bị hư hỏng;
- Khe co giãn: thường xuyên vệ sinh sạch sẽ khe co giãn, gom dọn ngay những vật cứng rơi vào khe co giãn, không để nước trên mặt cầu chảy vào khe co giãn, thường xuyên xiết chặt các bu lông liên kết khe co giãn với dầm, bổ sung các nút đậy (đối với khe co giãn cao su) xử lý các bản thép cong vênh;
- Gối cầu: vệ sinh mặt gối cầu, bôi mỡ toàn bộ gối cầu;
- Mố trụ cầu: vệ sinh bề mặt đỉnh mố trụ cầu, phát quang cây cỏ phần tường mố, 1/4 nón và 20m trong phạm vi thượng, hạ lưu cầu, thanh thải dòng chảy dưới cầu, gỡ cây trôi mắc vào mố trụ cầu. Sửa chữa bậc lên xuống cầu, phát cây, cỏ lên xuống cầu;
- Đường đầu cầu: đắp phụ nền đầu cầu bị thiếu khuyết, bạt lề đầu cầu khi đất cát cao hơn mép đường. Phát quang cây, cỏ trên mái taluy đường đầu cầu mỗi bên 10m tính từ đuôi rao cầu, nắn chỉnh và bổ sung biển báo hiệu, tường hộ lan hai đầu cầu bị nghiêng lệch.
4.6. Hệ thống báo hiệu
- Nắn chỉnh, tu sửa các biển báo bị cong vênh, dựng lại các biển báo bị nghiêng lệch cho ngay ngắn đúng vị trí. Vệ sinh mặt biển cho sáng sủa rõ ràng. Phát quang thu dọn các chướng ngại vật không để che lấp biển báo;
- Tường hộ lan: nắn chỉnh tường hộ lan, phát quang cây cỏ mọc che lấp;
- Cọc tiêu, trụ km: nắn chỉnh cọc tiêu, trụ km bị nghiêng lệch cho ngắn, phát quang không để cây cỏ che lấp.
4.7. Xử lý tạm thời ổ gà
Người nhận khoán phải kịp thời lấp tạm thời ổ gà phát sinh bằng đất lọc trên đoạn đường nhận khoán để đảm bảo giao thông.
5. Đối tượng nhận khoán công tác QL&BDTXĐB:
Các hạng mục công việc QL&BDTXĐB được giao khoán cho các tổ chức, cá nhân, các đoàn thể ở địa phương nơi tuyến đường đi qua nhận khoán thực hiện.
VI. Thực hiện giao khoán công tác QL&BDTXĐB
A. Đối với đường (bao gồm cả cầu ≤ 25m)
Giao khoán thực hiện trong một năm trên từng đoạn đường, tuyến đường với một tổ chức, cá nhân, đoàn thể để thực hiện QL&BDTXĐB trên cơ sở khối lượng cụ thể cho từng công việc. Các nội dung công việc cơ bản được giao khoán cụ thể theo bảng sau:
Bảng 1-1: Định mức chi phí công tác QL&BDTXDĐB.
Áp dụng với mặt đường có bề rộng 7m, trường hợp chiều rộng mặt đường có chiều rộng lớn hoặc nhỏ hơn thì nội suy theo quy định.
Đơn vị tính: Km/năm
STT |
Tên hạng mục công việc |
Đơn vị |
Định mức |
Ghi chú |
|||
Mặt đường BTN |
Mặt đường BTXM |
MĐ đá dăm nhựa |
Mặt đường sỏi đỏ |
||||
I |
Công tác quản lý |
|
|
|
|
|
|
1 |
Vệ sinh mặt đường |
Công |
2 |
2 |
2 |
0 |
|
2 |
Vét rãnh thoát nước, sửa mái taluy (gồm rãnh đất và rãnh xây) |
Công |
10 |
10 |
10 |
10 |
|
3 |
Khơi rãnh khi trời mưa |
Công |
4 |
4 |
4 |
21 |
|
4 |
Phát cây, cắt cỏ |
Công |
20 |
20 |
20 |
30 |
|
II |
Công tác bảo dưỡng |
|
|
|
|
|
|
1 |
Đắp phụ nền đường, lề đường |
m3 |
20 |
20 |
20 |
20 |
|
2 |
Hốt đất bồi lắng |
m3 |
10 |
10 |
20 |
20 |
|
3 |
Vệ sinh sơn cột biển báo |
m2 |
7 |
7 |
7 |
5 |
|
4 |
Phát cỏ gầm cầu, dọn dẹp lòng suối |
Công |
1 |
1 |
1 |
1 |
|
5 |
Vệ sinh mặt cầu, mố trụ cầu, lan can (cầu L<25m) |
Công |
1 |
1 |
1 |
1 |
|
6 |
Thông cống, thoát nước mặt cầu |
Công |
6 |
6 |
6 |
6 |
|
Bảng 1-2: Chi phí cho 1 đơn vị khối lượng tính theo định mức.
Nhân công lao động phổ thông:
Đơn vị: công
Diễn giải |
Đvt |
Định mức |
Đơn giá |
Thành tiền |
B_Nhân công - Bậc 3,0/7 |
Công |
1 |
106.803 |
106.803 106.803 |
Chi phí trực tiếp (T) - Chi phí trực tiếp khác (TT) Cộng chi phí trực tiếp (T1)
- Chi phí chung (C) Giá trị xây lắp trước thuế (G) |
B x (1+0,1/2,493) x 1,062 x 1,325 T X 2,0% T+TT B x (1+0,1/2,493) x 1,062 x 1,325x
|
156.316 3.126 159.443
51.584 211.027 |
Đắp phụ nền, lề đường bằng đất tự nhiên
* Mã hiệu: XR.42110
Đơn vị: m3
Diễn giải |
Đvt |
Định mức |
Đơn giá |
Thành tiền |
B_Nhân công - Bậc 3,5/7 |
Công |
2,08 |
115.704 |
240.664 240.664 |
Chi phí trực tiếp (T) - Chi phí trực tiếp khác (TT) Cộng chi phí trực tiếp (T)
- Chi phí chung (C ) Giá trị xây lắp trước thuế (Z) |
B x (1+0,1/2,493) x 1,062 x 1,325 T x 2,0% T+TT B x (1+0,1/2,493) x 1,062 x 1,325 x |
352.235 7.045 359.280
116.238 475.517 |
Hốt đất bồi lắng, sạt lở
* Mã hiệu: XR.5102
Đơn vị: m3
Diễn giải |
Đvt |
Đinh mức |
Đơn giá |
Thành tiền |
B_Nhân công - Bậc 3,5/7 |
Công |
0,696 |
115.704 |
80.530 80.530 |
Chi phí trực tiếp (T) - Chi phí trực tiếp khác (TT) Cộng chi phí trực tiếp (T’)
- Chi phí chung (C ) Giá trị xây lắp trước thuế (Z) |
Bx (1+0,1/2,493) x 1,062 x 1,325 T x 2,0% T+TT B x (1+0,1/2,493) x 1,062 x 1,325 x 66% x 5 0% T+C+TL |
117.863 2.357 120.220
38.895 159.115 |
Sơn biển báo, cột các loại
* Mã hiệu: AK.83421
Đơn vị: 1m2
Diễn giải |
Đvt |
Đinh mức |
Đơn giá |
Thành tiền |
A_Vật liệu - Sơn chống gỉ - Xăng - Vật liệu khác B_Nhân công -Bậc 3,5/7 |
Kg Kg %
Công |
0,164 0,118 1,000
0,086 |
98.000 21.300
115.704 |
18.771 16.072 2.513 186 9.951 9.951 |
Chi phí trực tiếp (T) - Chi phí trực tiếp khác (TT) Cộng chi phí trực tiếp (T’)
- Chi phí chung (C) Giá trị xây lắp trước thuế (Z) |
A + B x (1+0,1/2,493) x 1,062 x 1,325 T x 2,0% T+TT B x (1+0,1/2,493) x 1,062 x 1,325 x 66% x 50% |
33.335 667 34.002
4.806 38.807 |
B. Đối với cầu
Giao khoán thực hiện trong một năm trên từng cầu cho một tổ chức, hoặc cá nhân để thực hiện QL&BDTXĐB trên cơ sở khối lượng cụ thể cho từng công việc. Các nội dung công việc cơ bản được giao khoán cụ thể theo bảng sau:
Bảng 1-3: Định mức chi phí công tác QL&BDTX cầu.
Áp dụng với cầu có chiều dài 25<L≤300m. Các cầu khác có chiều dài L≤25m tính theo Km đường.
Đơn vị tính: 1m cầu/năm
STT |
Hạng mục công việc |
Đvt |
Loại dầm |
Ghi chú |
|||
Bê tông |
Liên hợp |
Dầm thép |
Thép + gỗ |
||||
|
Công tác quản lý |
|
|
|
|
|
|
1 |
Vệ sinh mặt cầu (Nhân lực, năng suất 500 m2/ngày) |
Công |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
|
2 |
Vệ sinh mố cầu (Thiết bị kiểm tra + nhân lực, năng suất 6 mố trụ/ngày - 3 tháng/lần) |
Công |
0,02 |
0,02 |
0,02 |
0,02 |
|
3 |
Vệ sinh gối, trụ cầu (Thiết bị kiểm tra + nhân lực, năng suất 6 trụ/ngày - 3 tháng/lần) |
Công |
0,2 |
0,2 |
0,2 |
0,2 |
|
4 |
Phát quang cây, cỏ (nhân lực + máy + dao phát cây) |
Công |
0,01 |
0,01 |
0 |
0 |
|
Bảng 1-4: Chi phí cho 1 đơn vị khối lượng tính theo định mức QL&BDTX cầu.
07.103 vệ sinh mặt cầu, mố cầu, phát cây cắt cỏ
Đơn vị: 1 công
Diễn giải |
Đvt |
Định mức |
Đơn giá |
T.tiền |
B_Nhân công - Bậc 3,7/7 |
Công |
1,0 |
119.452 |
119.452 119.452 |
Chi phí trực tiếp (T) - Chi phí trực tiếp khác (TT) Cộng chi phí trực tiếp (T’)
- Chi phí chung (C ) |
B x (1+0,1/2,493) x 1,062 x 1,325 T x 2,0% T+TT B x (1+0,1/2,493) x 1,062 x 1,325 x 66% x 50% |
174.829 3.497 178,326
57,694 |
||
Giá trị xây lắp trước thuế (G) |
T'+C+TL |
236.019 |
3. Trình tự thực hiện
- Trong tháng 10 của năm trước, Cơ quan quản lý, khai thác tiến hành kiểm tra, đánh giá tình trạng các tuyến đường, xác định khối lượng, hạng mục công việc cần khoán cho năm sau;
- Đơn giá khoán: đơn giá khoán cho các nội dung công việc trên được xác định trên cơ sở bảng tiền lương nhân công được quy định tại bộ đơn giá xây dựng công trình công bố kèm theo Quyết định số 794/QĐ-UBND ngày 01/4/2011 của UBND tỉnh và các chế độ chính sách phụ cấp theo quy định hiện hành;
- Căn cứ vào nguồn vốn được quy định tại mục IV Điều 1 Quyết định này và khối lượng công việc giao khoán được xác định, Cơ quan quản lý, khai thác phê duyệt dự toán khoán cho từng tuyến đường, đoạn đường theo kế hoạch khoán;
- Cơ quan quản lý, khai thác soạn thảo dự thảo hợp đồng giao nhận khoán, thông báo mời người nhận khoán ở các địa phương nơi tuyến đường đi qua có nhu cầu nhận khoán đến thương thảo và ký kết hợp đồng để thực hiện công tác QL&BDTXĐB;
- Căn cứ vào hợp đồng giao nhận khoán, trong thời gian 10 ngày đầu quý, người nhận khoán lập kế hoạch thực hiện cho từng quý gửi Cơ quan quản lý, khai thác kiểm tra, phê duyệt làm cơ sở tạm ứng và thanh toán cho từng quý;
- Hàng tháng, quý Cơ quan quản lý, khai thác tiến hành kiểm tra, nghiệm thu xác định khối lượng, chất lượng công việc đã thực hiện làm cơ sở thanh toán khối lượng đã thực hiện.
VII. Công tác kiểm tra, nghiệm thu, thanh toán khoán QL&BDTXĐB
1. Công tác kiểm tra
Cơ quan quản lý, khai thác thành lập hội đồng nghiệm thu để kiểm tra đột xuất, kiểm tra hàng tháng, hàng quý và tổ chức nghiệm thu đánh giá mức độ hoàn thành công tác QL&BDTXĐB trên từng đoạn đường, tuyến đường, kết quả kiểm tra được thể hiện bằng biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành.
Tiêu chí nghiệm thu phải căn cứ vào thang điểm để đánh giá kết quả các hạng mục công việc QL&BDTXĐB đồng thời làm căn cứ để kiểm tra, nghiệm thu, thanh toán. Thang điểm công tác QL&BDTXĐB tương ứng với 100 điểm do Sở Giao thông vận tải ban hành.
Yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng trong công tác kiểm tra theo quy định tại khoản 4 mục V Điều 1 Quyết định này và các tiêu chuẩn được nêu trong thang điểm của Đề án.
2. Tổ chức nghiệm thu công tác QL&BDTXĐB
Cơ quan quản lý, khai thác tổ chức nghiệm thu công tác QL&BDTXĐB theo tháng.
2.1. Thành phần Hội đồng nghiệm thu
Theo quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu công tác QL&BDTXĐB của Cơ quan quản lý, khai thác. Trong đó phải có đủ các thành phần chủ yếu sau:
- Cơ quan quản lý, khai thác gồm:
+ Đ/d lãnh đạo;
+ Đ/d phụ trách công tác kế hoạch, giao thông, tài chính;
+ Đ/d phòng Kinh tế và Hạ tầng đối với hệ thống đường xã;
- Người trực tiếp ký hợp đồng nhận khoán QL&BDTXĐB.
2.2. Thời gian nghiệm thu
- Từ ngày 01 đến ngày 10 hàng tháng, tổ chức nghiệm thu đánh giá công việc thực hiện trong tháng trước của người nhận khoán trên cơ sở thang điểm ban hành kèm theo Đề án;
- Hàng quý nghiệm thu kết quả thực hiện trong quý để thanh toán;
- Cuối năm tổng nghiệm thu công việc thực hiện trong năm để giải ngân vốn và thanh lý hợp đồng.
2.3. Trình tự nghiệm thu
Người nhận khoán cung cấp các hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác kiểm tra của Hội đồng nghiệm thu, gồm:
- Bảng giao khối lượng công việc giao cho các tổ chức, cá nhân thực hiện;
- Sổ cập nhật tình trạng cầu đường (theo mẫu và hướng dẫn của cơ quan quản lý, khai thác);
- Các biên bản xử lý vi phạm công trình giao thông (nếu có);
Hội đồng nghiệm thu căn cứ tài liệu được cung cấp, tiến hành kiểm tra hiện trường để đánh giá kết quả thực hiện.
Hội đồng nghiệm thu căn cứ tài liệu được cung cấp, tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ 22TCN 306-03, định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ ban hành kèm theo Quyết định số 3479/2001/QĐ-BGTVT ngày 19/10/2001 của Bộ Giao thông vận tải và các yêu cầu nêu trong thang điểm được Sở Giao thông vận tải ban hành tiến hành kiểm tra hiện trường để đánh giá kết quả thực hiện. Tổng số điểm đạt được là trung bình cộng số điểm của các thành viên Hội đồng nghiệm thu.
Hội đồng nghiệm thu đánh giá chi tiết từng hạng mục công việc. Nếu tổng số điểm đạt 95 điểm trở lên thì chấp nhận nghiệm thu để thanh toán theo tỷ lệ % số điềm đạt được; nếu đạt dưới 95 điểm thì các hạng mục chưa đạt yêu cầu người nhận khoán làm lại và phúc tra đạt mới thanh toán. Thời gian làm lại để phúc tra không quá 05 ngày kể từ ngày nghiệm thu lần đầu.
Nếu có hai tháng liên tiếp nghiệm thu phải phúc tra lại hoặc một tháng nghiệm thu phúc tra hai lần thì người nhận khoán được đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ và cơ quan quản lý khai thác sẽ thanh lý hợp đồng và xử phạt theo quy định trong hợp đồng (trừ các trường hợp bất khả kháng được quy định trong hợp đồng giao nhận khoán).
3. Trình tự thực hiện thủ tục thanh, quyết toán
- Cơ quan quản lý, khai thác tạm ứng kinh phí cho người nhận khoán nhưng không quá 30% kinh phí theo giá trị dự toán thực hiện công tác QL&BDTXĐB từng quý được duyệt;
- Sau khi được nghiệm thu, người nhận khoán hoàn chỉnh đầy đủ hồ sơ thanh toán để giải ngân hoàn ứng và thanh toán phần kinh phí còn lại;
- Để đảm bảo hoàn thành việc giải ngân nguồn vốn dành cho công tác QL&BDTXĐB, Cơ quan quản lý, khai thác và người nhận khoán sẽ tiến hành hoàn thành việc thanh, quyết toán quý IV trước ngày 31/01 năm sau;
- Cơ quan quản lý, khai thác các cấp lập thủ tục quyết toán với cơ quan tài chính cùng cấp theo hướng dẫn của Sở Tài chính.
VIII. Trách nhiệm thực hiện khoán
1. Trách nhiệm của Cơ quan quản lý, khai thác:
- Triển khai giao công việc hàng quý cho người nhận khoán dựa trên cơ sở kinh phí giao khoán và tình trạng thực tế của công việc.
- Hàng tháng nghiệm thu khối lượng công việc trong tháng, cuối quý tổ chức kiểm tra nghiệm thu theo công việc đã giao trong quý trên cơ sở khối lượng phân khai và mục tiêu đề ra làm cơ sở thanh toán cho người nhận khoán.
Cử cán bộ giám sát theo dõi, hướng dẫn quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật công tác bảo dưỡng thường xuyên đường bộ cho người nhận khoán.
Cuối tháng tổ chức kiểm tra đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo các tiêu chí trên cơ sở khối lượng đã phân khai trong tháng và mục tiêu đề ra.
- Hàng quý hướng dẫn người nhận khoán thực hiện các thủ tục để thanh toán, tạm ứng theo biểu mẫu quy định của Sở Tài chính.
- Cuối năm tổ chức nghiệm thu tổng thể để thanh lý hợp đồng khoán.
Nắm vững hiện trạng từng đoạn tuyến. Chỉ đạo, kiểm tra giám sát đôn đốc người nhận khoán thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao và bảo đảm an toàn vệ sinh lao động.
Lập sổ theo dõi, ghi chép khối lượng trên từng đoạn tuyến đã giao cho người nhận khoán. Tuần tra kiểm tra để giải quyết các công việc phát sinh hoặc những sự cố xảy ra trên đường.
2. Trách nhiệm của người nhận khoán
Triển khai thực hiện công việc thường xuyên trên đoạn đường nhận khoán đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật đã đề ra. Nắm bắt kịp thời tình trạng các công trình giao thông. Quá trình thực hiện nếu có những công việc phát sinh hoặc sự cố xảy ra phải báo cáo kịp thời cho cơ quan quản lý, khai thác để xử lý.
Phải đảm bảo an toàn lao động và ATGT trong thời gian làm việc. Hàng tuần phải tổng hợp khối lượng công việc thực hiện để các thành phần Hội đồng nghiệm thu theo dõi trong suốt quá trình thực hiện khối lượng khoán.
Phải nắm rõ hiện trạng các công trình giao thông trên đoạn đường mình phụ trách và có trách nhiệm báo cáo kịp thời những hư hỏng hoặc vi phạm phát sinh trong quá trình quản lý.
Chịu trách nhiệm về việc không phát hiện hoặc không báo cáo kịp thời trong những trường hợp công trình, hệ thống báo hiệu bị hư hỏng, mất hoặc hành lang đường bộ bị xâm hại.
Điều 2. Phạm vi Đề án thí điểm khoán và thời gian thực hiện
1. Phạm vi Đề án thí điểm khoán
Tổ chức khoán thí điểm các tuyến đường sau:
- Đối với đường tỉnh: tuyến đường ĐT.759B đoạn từ Km26+000 (Bến xe Bù Đốp) đến Km40+000 (cửa khẩu Hoàng Diệu) có hiện trạng là đường láng nhựa vừa được duy tu sửa chữa hoàn thành trong năm 2013.
- Đối với đường huyện, gồm:
+ Tuyến đường giao thông liên xã từ Trung tâm xã Phước An đến ranh xã Tân Lợi, huyện Hớn Quản.
+ Tuyến đường số 7, tại thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, hiện trạng là đường nhựa trong tình trạng khai thác tốt.
+ Tuyến đường láng nhựa dài 4Km từ ngã ba Trung đoàn 719 (xã Đăk Nhau) đến trung tâm hành chính xã Đường 10, huyện Bù Đăng.
+ Tuyến đường nhựa đi ấp Bồn Xăng xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh.
2. Thời gian thực hiện Đề án thí điểm khoán: 01 năm, trong năm 2014.
1. Sở Giao thông vận tải: là cơ quan thường trực và điều phối thực hiện Đề án thí điểm khoán có trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan và địa phương:
- Tổ chức xây dựng kế hoạch hàng năm đối với hệ thống đường tỉnh để triển khai thực hiện theo mục tiêu, nội dung, giải pháp, chính sách của Đề án thí điểm khoán theo đúng quy định hiện hành;
- Tổ chức tập huấn cho các địa phương, các đơn vị, cá nhân tham gia thực hiện các công việc được giao khoán theo đề án, hướng dẫn kỹ thuật, mẫu biểu các loại hồ sơ quản lý theo hướng đơn giản dễ áp dụng cho đối tượng nhận khoán;
- Ban hành thang điểm để các cơ quan quản lý, khai thác làm cơ sở đánh giá kết quả các hạng mục công việc QL&BDTXĐB đồng thời làm căn cứ để kiểm tra, nghiệm thu, thanh toán.
- Kiểm tra, đôn đốc, theo dõi và tổng hợp tình hình thực hiện tại các địa phương; định kỳ 06 tháng, một năm tổ chức báo cáo kết quả thực hiện của ngành và các địa phương được chọn khoán thí điểm về UBND tỉnh và các sở ngành liên quan; đề xuất điều chỉnh cơ chế chính sách và giải pháp phù hợp với tình hình thực tế trong quá trình thực hiện; tham mưu UBND tỉnh tổng kết việc thực hiện Đề án thí điểm khoán làm cơ sở nhân rộng những năm tiếp theo.
2. Sở Xây dựng: phối hợp với Sở Giao thông vận tải kiểm tra, hướng dẫn việc tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng công trình chuyên ngành.
3. Sở Tài chính: cân đối, phân bổ các nguồn vốn theo quy định tại mục IV Điều 1 Quyết định này cho ngành Giao thông vận tải và các địa phương thực hiện Đề án thí điểm khoán; phối hợp với Sở Giao thông vận tải ban hành hướng dẫn cơ chế thanh, quyết toán hợp lý để thuận lợi cho người nhận khoán và khuyến khích người dân lao động địa phương tham gia thực hiện; hướng dẫn mẫu các loại hồ sơ đơn giản hóa để thực hiện các thủ tục thanh toán, quyết toán đối với công trình thực hiện theo Đề án này làm cơ sở triển khai.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: phối hợp Sở Tài chính cân đối, phân bổ các nguồn vốn theo quy định tại mục IV Điều 1 Quyết định này cho ngành Giao thông vận tải và các huyện thực hiện.
5. Kho bạc nhà nước tỉnh: phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện việc cấp phát đối với công trình thực hiện theo Đề án thí điểm này.
6. Báo Bình Phước, Đài Phát thanh - Truyền hình tuyên truyền rộng rãi Đề án thí điểm khoán cho các tổ chức, cá nhân, đoàn thể có nhu cầu nhận khoán biết, đăng ký thực hiện.
7. UBND các huyện Hớn Quản, Chơn Thành, Bù Đăng, Lộc Ninh:
- Xây dựng kế hoạch khoán đối với các tuyến đường được chọn để triển khai thực hiện theo mục tiêu, nội dung, giải pháp, chính sách của Đề án thí điểm khoán theo đúng quy định hiện hành.
- Chỉ đạo UBND xã, thị trấn nơi có tuyến đường chọn thí điểm khoán thông báo cho các tổ chức, cá nhân, đoàn thể để các đối tượng biết, tham gia nhận khoán theo Đề án thí điểm.
- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện cho Sở Giao thông vận tải và các sở, ngành liên quan; cuối năm 2014 tiến hành tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Đề án thí điểm khoán trên địa bàn địa phương, gửi Sở Giao thông vận tải làm cơ sở tham mưu tổng kết tình hình thực hiện trên địa bàn tỉnh.
Điều 4. Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ngành: Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước tỉnh Bình Phước, Báo Bình Phước, Đài Phát thanh - Truyền hình; Chủ tịch UBND huyện: Hớn Quản, Chơn Thành, Bù Đăng, Lộc Ninh; Thủ trưởng các Sở, ngành liên quan và các tổ chức, đoàn thể, cá nhân, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
Quyết định 794/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục gồm 01 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận của Sở Tư pháp; 08 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và 04 bị bãi bỏ trong lĩnh vực đấu giá tài sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai Ban hành: 24/08/2020 | Cập nhật: 27/11/2020
Quyết định 794/QĐ-UBND năm 2020 bãi bỏ Quyết định 686/QĐ-UBND về Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 01/06/2020 | Cập nhật: 27/10/2020
Quyết định 794/QĐ-UBND năm 2020 về Chương trình tổ chức lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2019-2020 và 2021-2025 Ban hành: 18/05/2020 | Cập nhật: 17/11/2020
Quyết định 794/QĐ-UBND năm 2020 công bố danh mục thủ tục hành chính mới Lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban hành: 13/04/2020 | Cập nhật: 13/06/2020
Quyết định 794/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực Chăn nuôi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau Ban hành: 09/05/2019 | Cập nhật: 27/05/2019
Quyết định 794/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt thủ tục hành chính được lập sơ đồ, quy trình giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tiếp nhận tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Bắc Ninh Ban hành: 27/05/2019 | Cập nhật: 19/06/2019
Quyết định 794/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục 10 thủ tục hành chính ban hành mới, danh mục 07 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Bến Tre Ban hành: 17/04/2018 | Cập nhật: 03/07/2018
Quyết định 794/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Ban hành: 23/03/2018 | Cập nhật: 23/06/2018
Quyết định 794/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang Ban hành: 05/04/2018 | Cập nhật: 03/07/2018
Quyết định 794/QĐ-UBND năm 2018 quy định tạm thời về việc quản lý văn bản, tài liệu điện tử của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 05/03/2018 | Cập nhật: 18/06/2018
Quyết định 794/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2016–2020 Ban hành: 02/06/2016 | Cập nhật: 02/07/2016
Quyết định 794/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt tiêu chuẩn và đơn giá cây giống để trồng rừng trên đất bán ngập ngọt Ban hành: 21/04/2016 | Cập nhật: 03/05/2016
Quyết định 794/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt bổ sung quy hoạch vị trí đấu nối mạng lưới đường bộ địa phương với tuyến quốc lộ 37B, QL38B, QL38 mới, QL21B kéo dài (gồm cả đoạn tuyến Phủ Lý-Mỹ Lộc), địa bàn tỉnh Hà Nam Ban hành: 16/07/2015 | Cập nhật: 17/05/2018
Quyết định 794/QĐ-UBND năm 2015 về Đề cương Chương trình phát triển từng đô thị trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Ban hành: 06/04/2015 | Cập nhật: 13/07/2015
Quyết định 794/QĐ-UBND năm 2014 về tái công nhận xã, phường, thị trấn đạt danh hiệu văn hóa Ban hành: 02/06/2014 | Cập nhật: 03/07/2014
Quyết định 794/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề cương Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ Ban hành: 17/03/2014 | Cập nhật: 01/07/2014
Thông tư liên tịch 230/2012/TTLT-BTC-BGTVT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán Quỹ bảo trì đường bộ do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Ban hành: 27/12/2012 | Cập nhật: 03/01/2013
Thông tư 47/2012/TT-BGTVT quy định về tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Ban hành: 12/11/2012 | Cập nhật: 06/12/2012
Thông tư 39/2011/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Ban hành: 18/05/2011 | Cập nhật: 04/06/2011
Quyết định 794/QĐ-UBND năm 2011 công bố bộ Đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Bình Phước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành Ban hành: 01/04/2011 | Cập nhật: 04/10/2011
Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Ban hành: 24/02/2010 | Cập nhật: 27/02/2010
Quyết định 794/QĐ-UBND năm 2009 ban hành Quy chế quản lý, sử dụng các công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135, 134, trung tâm cụm xã và các chương trình khác đầu tư cho miền núi do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành Ban hành: 17/11/2009 | Cập nhật: 09/01/2010
Quyết định 794/QĐ-UBND năm 2007 về định mức hỗ trợ một lần hộ nghèo, nhóm hộ thuộc Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất của Chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010) Ban hành: 05/04/2007 | Cập nhật: 28/10/2014
Quyết định 1527/2003/QĐ-BGTVT ban hành Tiêu chuẩn ngành “Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ” do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Ban hành: 28/05/2003 | Cập nhật: 07/09/2010
Quyết định 3479/2001/QĐ-BGTVT ban hành Định mức bảo dưỡng thường xuyên Đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Ban hành: 19/10/2001 | Cập nhật: 27/08/2010