Quyết định 2272/QĐ-UBND năm 2019 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu: | 2272/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế | Người ký: | Phan Thiên Định |
Ngày ban hành: | 17/09/2019 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Y tế - dược, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2272/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 17 tháng 09 năm 2019 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính gồm 20 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế (Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với sở, ngành cấp tỉnh và các đơn vị liên quan:
1. Dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua.
Điều 3. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Y tế; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2272/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
I. LĨNH VỰC KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
1. Thủ tục Cấp Giấy phép hoạt động đối với trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ (BYT-TTH-262867)
2. Thủ tục Cấp Giấy phép hoạt động đối với điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ (BYT-TTH-262871)
* Nội dung đơn giản hóa: Sửa đổi thành phần hồ sơ yêu cầu nộp “Bản sao chứng thực Quyết định thành lập trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ và Giấy chứng nhận chuyên môn của nhân sự làm việc tại trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ” thành “Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ và Giấy chứng nhận chuyên môn của nhân sự làm việc tại trạm sơ cấp cứu chữ thập đỏ (khi nộp hồ sơ trực tiếp, người nộp đơn mang bản chính để đối chiếu) hoặc “bản sao công chứng hoặc chứng thực” (khi nộp hồ sơ qua đường bưu điện).
* Lý do:
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có giá trị pháp lý theo hướng có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (Bản sao hợp lệ);
- Quy định như vậy nhằm đảm bảo thuận tiện cho các tổ chức thực hiện thủ tục và tiết kiệm chi phí khi nộp bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Giảm bớt việc phát sinh thủ tục hành chính con đối với việc thực hiện thủ tục “Chứng thực bản sao”.
*Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung quy định tại Khoản 2 và Khoản 4 Điều 6 Thông tư số 17/2014/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 02/06/2014 về huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ.
* Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 400.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 276.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tiết kiệm được: 124.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31%.
3. Thủ tục Cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tiếp tục hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sau khi bị đình chỉ hoạt động chuyên môn thuộc thẩm quyền của Sở Y tế (BYT-TTH-265331)
3.1. Nội dung đơn giản hóa: Sửa đổi thành phần hồ sơ yêu cầu nộp “Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.” thành “Bản sao hợp lệ” Giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. (khi nộp hồ sơ trực tiếp, người nộp đơn mang bản chính để đối chiếu) hoặc “bản sao công chứng hoặc chứng thực” (khi nộp hồ sơ qua đường bưu điện).
3.2. Lý do:
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có giá trị pháp lý theo hướng có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (Bản sao hợp lệ);
- Quy định như vậy nhằm đảm bảo thuận tiện cho các tổ chức thực hiện thủ tục và tiết kiệm chi phí khi nộp bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Giảm bớt việc phát sinh thủ tục hành chính con đối với việc thực hiện thủ tục “Chứng thực bản sao”.
3.3. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 35/2013/TT-BYT ngày 30/10/2013 của Bộ Y tế Quy định về thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động và đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3.4. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 327.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 198.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tiết kiệm được: 129.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 39.45%.
4. Thủ tục Cho phép người hành nghề được tiếp tục hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sau khi bị đình chỉ hoạt động chuyên môn thuộc thẩm quyền của Sở Y tế (BYT-TTH-265329)
4.1. Nội dung đơn giản hóa: Sửa đổi thành phần hồ sơ yêu cầu nộp “Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề và Bản sao có chứng thực giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp đối với người hành nghề là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.” thành “Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề và Bản sao hợp lệ Giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp đối với người hành nghề là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (khi nộp hồ sơ trực tiếp, người nộp đơn mang bản chính để đối chiếu) hoặc “bản sao công chứng hoặc chứng thực” (khi nộp hồ sơ qua đường bưu điện).
4.2. Lý do:
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có giá trị pháp lý theo hướng có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (Bản sao hợp lệ);
- Quy định như vậy nhằm đảm bảo thuận tiện cho các tổ chức thực hiện thủ tục và tiết kiệm chi phí khi nộp bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Giảm bớt việc phát sinh thủ tục hành chính con đối với việc thực hiện thủ tục “Chứng thực bản sao”.
4.3. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung quy định tại Điểm b và Điểm đ Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 35/2013/TT-BYT ngày 30/10/2013 của Bộ Y tế Quy định về thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động và đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4.4. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 358.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 245.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tiết kiệm được: 113.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31.56%.
5. Thủ tục Cấp chứng chỉ hành nghề bác sỹ gia đình thuộc thẩm quyền của Sở Y tế từ ngày 01/01/2016 (BYT-TTH-279200)
6. Thủ tục Cấp lại chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người Việt Nam bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 29 Luật khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế (BYT-TTH-286849)
7. Thủ tục Cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người Việt Nam thuộc thẩm quyền của Sở Y tế (B-BYT-286817-TT)
* Nội dung đơn giản hóa: Bỏ thành phần hồ sơ yêu cầu “Sơ yếu lý lịch tự thuật theo Mẫu 03 Phụ lục I” quy định tại Khoản 6 Điều 5 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
* Lý do:
Việc yêu cầu nộp sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú trong thành phần hồ sơ là không cần thiết, gây tốn kém cho cá nhân và tổ chức trong thực hiện thủ tục hành chính. Vì trong thành phần hồ sơ đã có yêu cầu nộp bản sao hợp lệ các văn bằng chuyên môn có liên quan của các cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ, quá trình cá nhân tham gia các khóa học tập để có các văn bản, chứng chỉ liên quan đến chuyên môn. Mặt khác, trong thành phần hồ sơ đã có Phiếu Lý lịch tư pháp để xác minh nên việc yêu cầu nộp sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú là không cần thiết.
* Kiến nghị thực thi:
- Bãi bỏ quy định tại Khoản 6 Điều 5 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Sửa đổi Điểm c Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
* Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.316.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 758.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tiết kiệm được: 558.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 42.40%.
8. Thủ tục Cho phép cá nhân trong nước, nước ngoài tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế (BYT-TTH-279243)
8.1. Nội dung đơn giản hóa: Sửa đổi thành phần hồ sơ yêu cầu nộp “Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh” thành “Bản sao hợp lệ” Chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (khi nộp hồ sơ trực tiếp, người nộp đơn mang bản chính để đối chiếu) hoặc “bản sao công chứng hoặc chứng thực” (khi nộp hồ sơ qua đường bưu điện).
8.2. Lý do:
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có giá trị pháp lý theo hướng có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (Bản sao hợp lệ);
- Quy định như vậy nhằm đảm bảo thuận tiện cho các tổ chức thực hiện thủ tục và tiết kiệm chi phí khi nộp bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Giảm bớt việc phát sinh thủ tục hành chính con đối với việc thực hiện thủ tục “Chứng thực bản sao”.
8.3. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 30/2014/TT-BYT ngày 28/8/2014 của Bộ Y tế về khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
8.4. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 353.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 245.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tiết kiệm được: 108.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30,59%.
9. Thủ tục Cho phép Đoàn khám bệnh, chữa bệnh trong nước tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế (BYT-TTH-279244)
10. Thủ tục Cho phép Đoàn khám bệnh, chữa bệnh nước ngoài tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (BYT-TTH-279245)
11. Thủ tục Cho phép Đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động tổ chức khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế (BYT-TTH-279246)
* Nội dung đơn giản hóa: Sửa đổi thành phần hồ sơ yêu cầu nộp “Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của người trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhưng không thuộc diện phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh” thành “Bản sao hợp lệ” Chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và Bản sao Văn bằng, chứng chỉ chuyên môn của người trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhưng không thuộc diện phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh (khi nộp hồ sơ trực tiếp, người nộp đơn mang bản chính để đối chiếu) hoặc “bản sao công chứng hoặc chứng thực” (khi nộp hồ sơ qua đường bưu điện).
* Lý do:
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có giá trị pháp lý theo hướng có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (Bản sao hợp lệ);
- Quy định như vậy nhằm đảm bảo thuận tiện cho các tổ chức thực hiện thủ tục và tiết kiệm chi phí khi nộp bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Giảm bớt việc phát sinh thủ tục hành chính con đối với việc thực hiện thủ tục “Chứng thực bản sao”.
* Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung quy định tại Điểm d và đ Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 30/2014/TT-BYT ngày 28/8/2014 của Bộ Y tế về khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.
* Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 466.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 318.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tiết kiệm được: 148.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31,76%.
12. Thủ tục Cho phép áp dụng thí điểm kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh đối với kỹ thuật mới, phương pháp mới quy định tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 07/2015/TT-BYT thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế (B-BYT-286635-TT)
12.1. Nội dung đơn giản hóa: Sửa đổi thành phần hồ sơ yêu cầu nộp “Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và bản sao có chứng thực giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ chuyên môn của người hành nghề có liên quan đến thực hiện kỹ thuật mới, phương pháp mới. Đối với các văn bằng, giấy chứng nhận, chứng chỉ chuyên môn của người hành nghề do cơ sở nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và Bản sao có chứng thực hợp đồng chuyển giao kỹ thuật mới, phương pháp mới trong trường hợp nhận chuyển giao từ cơ quan, tổ chức, cá nhân khác” thành “Bản sao hợp lệ” Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và bản sao có chứng thực giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ chuyên môn của người hành nghề có liên quan đến thực hiện kỹ thuật mới, phương pháp mới. Đối với các văn bằng, giấy chứng nhận, chứng chỉ chuyên môn của người hành nghề do cơ sở nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và Bản sao hợp lệ hợp đồng chuyển giao kỹ thuật mới, phương pháp mới trong trường hợp nhận chuyển giao từ cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (khi nộp hồ sơ trực tiếp, người nộp đơn mang bản chính để đối chiếu) hoặc “bản sao công chứng hoặc chứng thực” (khi nộp hồ sơ qua đường bưu điện).
12.2. Lý do:
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có giá trị pháp lý theo hướng có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (Bản sao hợp lệ);
- Quy định như vậy nhằm đảm bảo thuận tiện cho các tổ chức thực hiện thủ tục và tiết kiệm chi phí khi nộp bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Giảm bớt việc phát sinh thủ tục hành chính con đối với việc thực hiện thủ tục “Chứng thực bản sao”.
12.3. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 8 Thông tư số 07/2015/TT-BYT ngày 03/4/2015 của Bộ Y tế về áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám chữa bệnh.
12.4. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 756.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 412.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tiết kiệm được: 344.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 45,50%.
13. Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận là lương y cho các đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 1, Thông tư số 29/2015/TT-BYT (B-BYT-286644-TT)
14. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận là lương y cho các đối tượng quy định tại Khoản 5, Điều 1, Thông tư số 29/2015/TT-BYT (B-BYT-286646-TT)
15. Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận là lương y cho các đối tượng quy định tại Khoản 4, Điều 1, Thông tư số 29/2015/TT-BYT (B-BYT-286645-TT)
16. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận là lương y cho các đối tượng quy định tại Khoản 6, Điều 1, Thông tư số 29/2015/TT-BYT (B-BYT-286647-TT)
* Nội dung đơn giản hóa (04 TTHC):
Sửa đổi thành phần hồ sơ yêu cầu nộp “Bản sao có chứng thực” các loại giấy tờ sau:
- Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và bản sao có chứng thực giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ chuyên môn của người hành nghề có liên quan đến thực hiện kỹ thuật mới, phương pháp mới. Đối với các văn bằng, giấy chứng nhận, chứng chỉ chuyên môn của người hành nghề do cơ sở nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam; Bản sao có chứng thực hợp đồng chuyển giao kỹ thuật mới, phương pháp mới trong trường hợp nhận chuyển giao từ cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
- Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận tham dự các lớp bồi dưỡng về y học cổ truyền.
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, y học cổ truyền, trang thiết bị y tế tư nhân với phạm vi hành nghề là khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, bắt (xem) mạch, kê đơn, bốc (hốt) thuốc theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 29/2015/TT-BYT .
- Bản sao có chứng thực các chứng chỉ học phần theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 29/2015/TT-BYT và Bản sao có chứng thực bảng điểm kết quả kiểm tra cuối khóa do Hội đồng kiểm tra sát hạch của Bộ Y tế tổ chức theo quy định tại Thông tư số 13/1999/TT-BYT .
Thành “Bản sao hợp lệ” khi nộp hồ sơ trực tiếp, người nộp đơn mang bản chính để đối chiếu hoặc “bản sao công chứng hoặc chứng thực” khi nộp hồ sơ qua đường bưu điện.
* Lý do:
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có giá trị pháp lý theo hướng có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (Bản sao hợp lệ);
- Quy định như vậy nhằm đảm bảo thuận tiện cho các tổ chức thực hiện thủ tục và tiết kiệm chi phí khi nộp bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Giảm bớt việc phát sinh thủ tục hành chính con đối với việc thực hiện thủ tục “Chứng thực bản sao”.
* Kiến nghị thực thi (04 TTHC): Sửa đổi, bổ sung quy định tại các: Điểm a và Điểm c Khoản 2; Khoản 5; Điểm b Khoản 6 và Điểm a, b Khoản 7 Điều 9 Thông tư số 29/2015/TT-BYT ngày 12/10/2015 của Bộ Y tế quy định cấp, cấp lại giấy chứng nhận là lương y.
* Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 457.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 302.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tiết kiệm được: 155.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 33,92%./.
1. Thủ tục Cấp Chứng chỉ hành nghề dược (bao gồm cả trường hợp cấp Chứng chỉ hành nghề dược nhưng Chứng chỉ hành nghề dược bị thu hồi theo quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 Điều 28 của Luật dược) theo hình thức xét hồ sơ (BYT-286937)
1.1. Nội dung đơn giản hóa: Sửa đổi thành phần hồ sơ yêu cầu nộp Bản sao chứng thực các giấy tờ sau:
- Bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn. Đối với các văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải kèm theo bản sao có chứng thực giấy công nhận tương đương của cơ quan có thẩm quyền về công nhận tương đương theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ;
- Bản sao có chứng thực Giấy xác nhận thời gian thực hành theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục I của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ; Trường hợp thực hành tại nhiều cơ sở, thời gian thực hành được tính là tổng thời gian thực hành tại các cơ sở nhưng phải có Giấy xác nhận thời gian thực hành của từng cơ sở đó;
- Bản sao có chứng thực căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
Thành “Bản sao hợp lệ” khi nộp hồ sơ trực tiếp, người nộp đơn mang bản chính để đối chiếu hoặc “bản sao công chứng hoặc chứng thực” khi nộp hồ sơ qua đường bưu điện.
1.2. Lý do:
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có giá trị pháp lý theo hướng có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (Bản sao hợp lệ);
- Quy định như vậy nhằm đảm bảo thuận tiện cho các tổ chức thực hiện thủ tục và tiết kiệm chi phí khi nộp bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Giảm bớt việc phát sinh thủ tục hành chính con đối với việc thực hiện thủ tục “Chứng thực bản sao”.
1.3. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung quy định tại Điểm b và Điểm d Khoản 1 Điều 3 Nghị định số Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ hướng dẫn Luật Dược.
1.4. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 941.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 782.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tiết kiệm được: 159.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 16,40%.
2. Thủ tục Cho phép bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ đối với cơ sở chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược (BYT-286950)
2.1. Nội dung đơn giản hóa: Sửa đổi thành phần hồ sơ yêu cầu nộp Bản sao chứng thực các giấy tờ sau:
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu pháp lý chứng minh việc thành lập cơ sở;
- Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược.
Thành Bản sao hợp lệ khi nộp hồ sơ trực tiếp, người nộp đơn mang bản chính để đối chiếu hoặc “bản sao công chứng hoặc chứng thực” khi nộp hồ sơ qua đường bưu điện.
2.2. Lý do:
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có giá trị pháp lý theo hướng có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (Bản sao hợp lệ);
- Quy định như vậy nhằm đảm bảo thuận tiện cho các tổ chức thực hiện thủ tục và tiết kiệm chi phí khi nộp bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Giảm bớt việc phát sinh thủ tục hành chính con đối với việc thực hiện thủ tục “Chứng thực bản sao”.
2.3. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi, bổ sung quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 55 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ hướng dẫn Luật Dược.
2.4. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.379.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.255.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tiết kiệm được: 124.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 8,99%.
3. Thủ tục Công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong hành nghề dược (BYT-286992)
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
Sửa đổi thành phần hồ sơ yêu cầu nộp Bản sao chứng thực các giấy tờ sau:
- Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc số định danh cá nhân hoặc giấy tờ tương đương khác còn hạn sử dụng;
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 07/2018/TT-BYT đối với trường hợp đề nghị công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác để hành nghề dược; văn bằng, chứng chỉ quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 07/2018/TT-BYT đối với người đề nghị công nhận có đủ trình độ phiên dịch trong hành nghề dược.
Thành Bản sao hợp lệ khi nộp hồ sơ trực tiếp, người nộp đơn mang bản chính để đối chiếu hoặc “bản sao công chứng hoặc chứng thực” khi nộp hồ sơ qua đường bưu điện.
3.2. Lý do:
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có giá trị pháp lý theo hướng có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (Bản sao hợp lệ);
- Quy định như vậy nhằm đảm bảo thuận tiện cho các tổ chức thực hiện thủ tục và tiết kiệm chi phí khi nộp bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Giảm bớt việc phát sinh thủ tục hành chính con đối với việc thực hiện thủ tục “Chứng thực bản sao”.
3.3. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi, bổ sung quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm c Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 07/2018/TT-BYT ngày 12/4/2018 của Bộ Y tế về việc quy định chi tiết một số điều về kinh doanh dược của Luật Dược và Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược.
3.4. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 444.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 290.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tiết kiệm được: 154.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 34,68%.
4. Thủ tục Kiểm tra, công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong hành nghề dược (BYT-TTH-286991)
4.1. Nội dung đơn giản hóa: Sửa đổi thành phần hồ sơ yêu cầu nộp Bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc số định danh cá nhân hoặc giấy tờ tương đương khác còn hạn sử dụng thành Bản sao hợp lệ khi nộp hồ sơ trực tiếp, người nộp đơn mang bản chính để đối chiếu hoặc “bản sao công chứng hoặc chứng thực” khi nộp hồ sơ qua đường bưu điện.
4.2. Lý do:
- Sửa đổi yêu cầu nộp bản sao có giá trị pháp lý theo hướng có thể nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (Bản sao hợp lệ);
- Quy định như vậy nhằm đảm bảo thuận tiện cho các tổ chức thực hiện thủ tục và tiết kiệm chi phí khi nộp bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Giảm bớt việc phát sinh thủ tục hành chính con đối với việc thực hiện thủ tục “Chứng thực bản sao”.
4.3. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi, bổ sung quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 07/2018/TT-BYT ngày 12/4/2018 của Bộ Y tế về việc quy định chi tiết một số điều về kinh doanh dược của Luật Dược và Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược.
4.4. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 349.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 264.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Chi phí tiết kiệm được: 85.000 đồng/1 lần thực hiện;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 24,36%./.
Thông tư 07/2018/TT-BYT hướng dẫn về kinh doanh dược của Luật dược và Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược Ban hành: 12/04/2018 | Cập nhật: 14/05/2018
Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 31/10/2017 | Cập nhật: 03/11/2017
Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 07/08/2017 | Cập nhật: 07/08/2017
Nghị định 54/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật dược Ban hành: 08/05/2017 | Cập nhật: 08/05/2017
Thông tư 29/2015/TT-BYT về Quy định cấp, cấp lại Giấy chứng nhận là lương y Ban hành: 12/10/2015 | Cập nhật: 15/10/2015
Thông tư 07/2015/TT-BYT quy định chi tiết điều kiện, thủ tục cho phép áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám, chữa bệnh Ban hành: 03/04/2015 | Cập nhật: 03/04/2015
Thông tư 30/2014/TT-BYT về khám, chữa bệnh nhân đạo Ban hành: 28/08/2014 | Cập nhật: 05/09/2014
Thông tư 17/2014/TT-BYT về việc cấp giấy phép hoạt động đối với trạm, điểm sơ cấp cứu chữ thập đỏ và việc huấn luyện sơ cấp cứu chữ thập đỏ Ban hành: 02/06/2014 | Cập nhật: 16/06/2014
Thông tư 35/2013/TT-BYT quy định về thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động và đình chỉ hoạt động chuyên môn của người hành nghề, cơ sở khám, chữa bệnh Ban hành: 30/10/2013 | Cập nhật: 01/11/2013
Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010
Thông tư 13/1999/TT-BYT thực hiện Pháp lệnh hành nghề Y dược tư nhân thuộc lĩnh vực hành nghề y, dược cổ truyền Ban hành: 06/07/1999 | Cập nhật: 13/03/2013