Quyết định 2171/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030
Số hiệu: 2171/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình Người ký: Nguyễn Hồng Diên
Ngày ban hành: 15/08/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Công nghiệp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2171/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 15 tháng 08 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và qun lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BCT ngày 28/12/2015 của Bộ Công Thương quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản lý quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và thương mại;

Căn cứ Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình Khóa XVI, kỳ họp thứ tư phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 58/TTr-SKHĐT ngày 29/6/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017 - 2025, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm phát triển

- Phát triển công nghiệp hướng ra biển và theo đúng định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIX; phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và đảm bảo thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực khác của tỉnh.

- Khai thác lợi thế, tiềm năng, gắn kết chặt chẽ sự phát triển công nghiệp với nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm và liên kết phát triển với các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hiệu quả, năng động.

- Phát triển công nghiệp theo hướng cơ cấu lại các ngành sản xuất gắn với đẩy mạnh chuyển dịch tăng tỷ trọng các ngành có kỹ thuật, công nghệ cao, đóng góp lớn cho ngân sách và ít gây ô nhiễm môi trường. Kết hợp hài hòa giữa phát triển theo rộng và chiều sâu, chủ động liên doanh, liên kết với các tập đoàn đa quốc gia để từng bước tham gia vào trong chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu.

- Thu hút đầu tư có chọn lọc đảm bảo các dự án đầu tư có công nghệ hiện đại, kiên quyết không thu hút đầu tư những dự án gây ô nhiễm môi trường, công nghệ lạc hậu và giá trị gia tăng thấp.

- Củng cố, mở rộng các làng nghề truyền thống và phát triển nghề, làng nghề mới, tạo thêm việc làm cho người lao động.

- Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, gắn phát triển công nghiệp đi đối với đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phòng.

II. Mục tiêu phát triển

1. Mục tiêu chung:

- Đến năm 2025 ngành công nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng hiện đại, tăng trưởng theo chiều sâu, giá trị tăng thêm tăng nhanh và tỷ lệ đóng góp của ngành công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh đạt trên 50%.

- Các mục tiêu của đề án tái cơ cấu ngành cơ bản đạt được; hoạt động sản xuất của các ngành, lĩnh vực hiệu quả hơn, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp từng bước được nâng lên rõ rệt.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 14% - 15%/năm, về giá trị năm 2020 đạt khoảng 75.940 tỷ đồng, gấp khoảng 2,01 lần so với năm 2015.

- Giai đoạn 2021 - 2025 tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 10% - 12%/năm, về giá trị năm 2025 đạt khoảng 125.110 tỷ đồng, gấp khoảng 1,65 lần so với năm 2020.

III. Định hướng phát triển:

1. Đối với công nghiệp nặng:

Tập trung vào công nghiệp khai thác khí thiên nhiên tại vùng biển Thái Bình và xây dựng đường ống dẫn khí vào Thái Bình. Đóng mới, sửa chữa và hoán cải các tàu vận tải thủy.

2. Đối với công nghiệp nhẹ:

Tập trung vào công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm; sản xuất bia, rượu, nước giải khát, nước khoáng, công nghiệp dược. Sản xuất gạch không nung, gạch bloc, gạch ceramic, granite, sứ vệ sinh. Sản xuất vải cao cấp, phụ liệu may như cúc, chỉ, khóa, nhãn, mác, sợi xơ ngắn chỉ số cao, sợi xơ dài (sợi chải kỹ), sợi hóa học, các sản phẩm may mặc, giày da cao cấp. Sản xuất, lắp ráp một số thiết bị điện tử, tin học, máy văn phòng, điện lạnh, sản xuất cáp quang, các thiết bị thông tin viễn thông...

3. Về không gian:

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp khu kinh tế biển. Triển khai quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp ven biển tại huyện Thái Thụy, Tiền Hải đkêu gọi thu hút đầu tư.

- Đối với khu công nghiệp: Bố trí các dự án quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, đóng góp nhiều ngân sách, thân thiện với môi trường.

- Đối với cụm công nghiệp: Hình thành mạng lưới cụm công nghiệp sản xuất, trong đó mỗi cụm phục vụ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cho nhóm các xã lân cận. Bố trí các dự án quy mô vừa và nhỏ giải quyết nhiều lao động phục vụ phát triển nghề, làng nghề, công nghiệp nông thôn.

- Các khu công nghiệp thuộc thành phố Thái Bình btrí các dự án công nghệ cao, nộp nhiều ngân sách, sử dụng ít lao động; các cụm công nghiệp khu vực nông thôn chủ yếu bố trí các dự án sử dụng nhiều lao động, ít gây ô nhiễm môi trường.

- Nghề, làng nghề: Phát triển làng nghề theo chiều sâu và hướng về xuất khẩu. Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống, đồng thời du nhập nghề mới có giá trị cao, thân thiện với môi trường. Hạn chế nghề chế biến NSTP thủ công không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, làng nghề tái chế phế liệu gây ô nhiễm môi trường.

4. Định hướng ưu tiên phát triển:

- Tập trung phát triển công nghiệp hướng về phía biển nhằm hạn chế sử dụng đất lúa, đất nội đồng; đất nội đồng chủ yếu đầu tư các dự án công nghệ cao, không gây ô nhiễm.

- Phát triển công nghiệp phải đảm bảo quy hoạch, ưu tiên phát triển trong các khu, cụm công nghiệp nhằm thuận tiện cho công tác quản lý và xử lý môi trường.

- Ưu tiên thu hút nhà đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để đầu tư kinh doanh hạ tầng, kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp.

- Ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn như cơ khí, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản xuất phân bón, công nghiệp chế biến, cơ khí dân dụng.

- Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ nhu cầu cho cả nước và xuất khẩu (linh kiện điện tử, phụ kiện ngành dệt may...).

- Đầu tư có chọn lọc, không thu hút đầu tư bằng mọi giá, đặc biệt không chấp thuận các dự án gây ô nhiễm hoặc nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường (nhuộm, hóa chất, luyện thép, thuộc da).

- Chú trọng phát triển công nghiệp công nghệ cao, và các lĩnh vực sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, đảm bảo các yêu cầu về môi trường; không chp nhận những thiết bị công nghệ cũ, lạc hậu, thiết bị công nghệ của các nước đang phát triển.

- Khuyến khích thu hút các dự án sử dụng tiết kiệm đất, có hiệu quả.

5. Một số ngành, lĩnh vực được ưu tiên phát triển trong giai đoạn đến 2025:

- Ngành Cơ khí chế tạo: Ưu tiên các lĩnh vực đóng mới và sửa chữa tàu thủy, sản xuất máy công cụ, máy móc phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

- Ngành Thiết bị điện, điện tử: Ưu tiên sản xuất các sản phẩm điện tử công nghiệp, điện gia dụng, điện tử viễn thông, thiết bị văn phòng, máy tính, điện thoại di động.

- Ngành Dệt may, da giầy: Tập trung vào kéo sợi và may.

- Ngành Chế biến nông sản, thực phẩm: Chủ yếu tập trung chế biến gạo và chế biến thủy, hải sản, thực phẩm.

- Ngành Năng lượng: Tập trung vào sản xuất điện và khí hóa than.

- Ngành vật liệu xây dựng: Ưu tiên phát triển sứ vệ sinh, gạch không nung và vật liệu mới.

- Ngành Công nghiệp hỗ trợ: Tập trung sản xuất phục vụ ngành cơ khí chế tạo, ngành điện tử; trong đó ưu tiên sản xuất phụ tùng, linh phụ kiện phục vụ cho sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, tàu thủy, máy công nghệ cao (CNC) và linh kiện điện tử phục vụ lắp ráp trong nước và xuất khẩu (chip điện tử, IC, bo mạch điều khiển và các chi tiết cao su, nhựa).

IV. Nội dung quy hoạch

1. Công nghiệp dệt may, da giầy:

a) Định hướng phát triển đến năm 2025:

- Tập trung đầu tư cho ngành sản xuất sợi và xơ sợi phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu và phục vụ ngành may trong nước nhằm hưởng lợi thế của các Hiệp định thương mại thế hệ mới, đặc biệt là các hiệp định như Việt Nam-EU; Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương; các FTA ASEAN+1.

- Tập trung chuyển mạnh từ gia công sang phương thức mua nguyên liệu bán sản phẩm (FOB); hình thành trung tâm thiết kế thời trang kết hợp với cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu cho ngành và ứng dụng phần mềm vào khâu thiết kế mẫu mốt.

- Tăng cường đổi mới công nghệ, chủ động nguyên liệu và thiết bị đi đối với nâng cao trình độ thiết kế và công nghệ phù hợp.

- Tăng cường quảng bá thương hiệu và khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ để sản xuất phụ kiện cho ngành may, sản xuất giầy, dép, túi.

b) Mục tiêu phát triển:

- Đến năm 2020: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 21.788 tỷ đồng; tỷ trọng 28,69% và tốc độ tăng bình quân 12,35%/năm.

- Đến năm 2025: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 37.380 tỷ đồng; tỷ trọng 29,88% và tốc độ tăng bình quân 11,40%/năm.

c) Định hướng đến năm 2030:

- Tiếp tục kêu gọi các dự án kéo sợi, dệt may đồng bộ và phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành may nhằm hạn chế nhập khẩu, tăng giá trị sản phẩm.

- Tập trung nguồn lực cho sản xuất hàng xuất khẩu và chú trọng phát triển thị trường, đặc biệt những thị trường nhiều tiềm năng như Hoa Kỳ và EU...

2. Công nghiệp cơ khí, luyện kim

a) Định hướng phát triển đến năm 2025:

- Ưu tiên phát triển các chuyên ngành cơ khí công nghệ cao, đặc biệt là đầu tư phát triển các sản phẩm cơ điện tử, kết hợp với đầu tư chiu sâu nâng cao năng lực và chủ động liên doanh, liên kết với các tập đoàn đa quốc gia, hướng tới trở thành nhà cung cấp và là mắt xích trong chuỗi cung ứng.

- Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ và các khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị sản phẩm ngành cơ khí như: Thiết kế, tạo mẫu, chế tạo khuôn mẫu, chế tạo các linh kiện phức tạp, có độ chính xác cao... để thúc đẩy nâng cao năng suất và tăng giá trị tăng thêm của ngành cơ khí, chế tạo.

- Phát triển theo định hướng đa dạng hóa các sản phẩm, phục vụ cho nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó tập trung đầu tư phát triển mạnh vào lĩnh vực cơ khí trong các ngành sửa chữa và đóng mới tàu thủy; máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp; xây dựng cơ bản; các loại máy móc phục vụ cho các ngành chế biến thủy hải sản, thực phẩm và máy công cụ chuyên dụng khác.

- Đẩy mạnh hoạt động tiếp nhận chuyển giao và đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất theo hướng sử dụng công nghệ cao, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và thân thiện môi trường.

- Không kêu gọi đầu tư các dự án luyện cán thép.

b) Mục tiêu phát triển:

- Đến năm 2020: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 17.252 tỷ đồng; tỷ trọng 22,72% và tốc độ tăng bình quân 11,15%/năm.

- Đến năm 2025: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 28.294 tỷ đồng; tỷ trọng 22,62% và tốc độ tăng bình quân 10,40%/năm.

c) Định hướng đến năm 2030:

- Tiếp tục kêu gọi dự án sản xuất máy móc thiết bị cho ngành dệt may - da giầy; sản xuất nông - lâm nghiệp; chế biến thủy hải sản, thực phẩm; ngành y tế, ngành đóng và sửa chữa tàu thủy; lắp ráp ô tô.

- Quan tâm nhiều đến các dự án sản xuất thiết bị cơ điện tử, máy móc CNC, rô bốt, dây chuyền tự động hóa, máy móc chuyên dụng ngành chăm sóc sức khỏe; ngành giáo dục; ngành du lịch; ngành công nghiệp môi trường; ngành công nghiệp năng lượng và một số ngành khác.

3. Công nghiệp thiết bị điện, điện tử

a) Định hướng phát triển đến năm 2025:

- Thu hút đầu tư các dự án sản xuất và lắp ráp sản phẩm điện tử, viễn thông có quy mô lớn và hình thành mạng lưới các doanh nghiệp vệ tinh phục vụ sản xuất và lp ráp sản phẩm cui cùng.

- Tập trung vào lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, thiết kế mạch in, chip điện tử, bo mạch điều khiển, phần mềm các loại và linh kiện nhựa, cao su cung ứng cho các nhà sản xuất lắp ráp trong nước và xuất khẩu.

- Tăng cường liên kết với các tập đoàn đa quốc gia để tiếp nhận công nghệ hiện đại và tham gia vào chui giá trị toàn cầu.

b) Mục tiêu phát triển:

- Đến năm 2020: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 973 tỷ đồng; tỷ trọng 1,28% và tốc độ tăng bình quân 9,50%/năm.

- Đến năm 2025: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 11.128 tỷ đồng; tỷ trọng 8,89% và tốc độ tăng bình quân 62,80%/năm.

c) Định hướng đến năm 2030:

- Tiếp tục xúc tiến kêu gọi các dự án đầu tư sản xuất linh phụ kiện và lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh trong các lĩnh vực chế tạo thiết bị điện tử.

- Tập trung vào các dự án sản xuất các sản phẩm bằng công nghệ cao: Chế tạo rô-bốt, thiết bị chuyên dụng thông minh trong các ngành tài chính, ngân hàng, du lịch, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nghiên cứu khoa học, vận tải hàng hải, hàng không. Chế tạo vật liệu ứng dụng trong công nghiệp điện tử: Các vật liệu vô định hình và vi tinh thể, vật liệu từ nano, vật liệu và linh kiện quang - điện tử phục vụ cho lĩnh vực viễn thông, tự động hóa.

- Hợp tác phát triển phần mềm game, phần mềm điều khiển, phần mềm phục vụ sản xuất các sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao nhất, là các phần mềm thiết kế cho các máy móc thiết bị điều khiển bằng máy tính CNC.

4. Ngành công nghiệp hóa chất

a) Định hướng phát triển đến năm 2025:

Ưu tiên phát triển sản xuất sản phẩm từ nhựa, trong đó tập trung sản xuất các sản phẩm như: Các loại chi tiết nhựa phục vụ lắp ráp sản phẩm cuối cùng trong công nghiệp ô tô, điện tử, điện lạnh, ti vi, máy tính, điện thoại, đồ chơi cao cấp.

b) Mục tiêu phát triển:

- Đến năm 2020: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.022 tỷ đồng; tỷ trọng 3,98% và tốc độ tăng bình quân 1,0%/năm.

- Đến năm 2025: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.419 tỷ đồng; tỷ trọng 2,73% và tốc độ tăng bình quân 2,50%/năm.

c) Định hướng đến năm 2030:

- Thu hút đầu tư vào ngành hóa dược, hóa mỹ phẩm: Chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất các chất kháng sinh, thuốc thú y, thực phẩm chức năng, các chất tẩy rửa, chất điều hòa sinh trưởng và các phụ gia cho thực phẩm, mỹ phẩm.

- Phát huy công suất các nhà máy đã được đầu tư trong giai đoạn trước, đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư công nghệ hiện đại, tiên tiến tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu ra các nước trong khu vực.

5. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

a) Định hướng phát triển đến năm 2025:

- Tập trung phát triển sản xuất gốm, sứ xây dựng và thiết bị vệ sinh; khuyến khích phát triển các loại vật liệu mới có chất lượng và giá trị kinh tế cao như: Vật liệu trang trí nhẹ, siêu nhẹ, vật liệu chống cháy, cách âm, cách nhiệt. Không khuyến khích mở rộng đầu tư dự án nhà máy xi măng trắng để bảo đảm môi trường.

- Đầu tư các cơ sở sản xuất với quy mô công suất vừa và lớn, công nghệ tiên tiến hiện đại, tiêu tốn ít năng lượng, từng bước loại bỏ các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.

b) Mục tiêu phát triển:

- Đến năm 2020: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 5.747 tỷ đồng; tỷ trọng 7,57% và tốc độ tăng bình quân 13,40%/năm.

- Đến năm 2025: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 11,609 tỷ đồng; tỷ trọng 9,28% và tốc độ tăng bình quân 15,10%/năm.

c) Định hướng đến năm 2030:

- Kêu gọi đầu tư vào sản xuất vật liệu nhẹ, vật liệu trang trí và vật liệu chống cháy. Phát triển khoa học công nghệ, đưa công nghệ mới và thiết bị hiện đại vào sản xuất vật liệu xây dựng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường;

- Đầu tư ứng dụng kỹ thuật mới, tiên tiến vào sản xuất các loại vật liệu mới, vật liệu cao cấp, vật liệu tổng hợp phục vụ xây dựng và trang trí nội thất.

6. Công nghiệp biến nông, thủy sản, thực phẩm

a) Định hướng phát triển đến năm 2025:

- Bố trí các cơ sở chế biến phù hợp với không gian, kết hp đầu tư, đổi mới công nghệ đchế biến sâu, tạo sản phm có hàm lượng công nghệ cao kết hợp với tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật, đặc biệt là sử dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản, sơ chế nhằm ổn định nguồn nguyên liệu chế biến nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông sản. Hình thành và phát triển khu công nghiệp chuyên nông nghiệp tại huyện Quỳnh Phụ.

- Phát triển sản xuất phải gắn với phát triển vùng nguyên liệu, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần giải quyết lao động nông thôn và đáp ứng yêu cầu của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

- Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ sở chế biến với nông dân để có nguồn nguyên liệu dồi dào, n định, chất lượng cao... tạo điều kiện cho các cơ sở chế biến phát huy tối đa công suất thiết kế và có cơ hội mở rộng sản xuất.

- Chú trọng phát triển các thị trường xuất khẩu và duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tới các thị trường nhiều tiềm năng như M, Nhật, EU.

b) Mục tiêu phát triển:

- Đến năm 2020: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 10.071 tỷ đồng; tỷ trọng 13,26% và tốc độ tăng bình quân 4,36%/năm.

- Đến năm 2025: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 13.605 tỷ đồng; tỷ trọng 10,87% và tốc độ tăng bình quân 6,20%/năm.

c) Định hướng đến năm 2030:

- Kêu gọi các dự án chế biến thực phẩm và sản xuất bánh kẹo cao cấp.

- Quy hoạch và tích cực xây dựng vùng nguyên liệu ngô, đỗ tương ở Vũ Thư, Tiền Hải, Thái Thụy, Hưng Hà, Đông Hưng và Kiến Xương cung cấp một phần nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi.

- Chủ động đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ, trong đó ưu tiên đầu tư máy, thiết bị tiên tiến, tự động hóa dây chuyền sản xuất, đảm bảo hầu hết các cơ sở chế biến tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

7. Công nghiệp năng lượng

a) Định hướng phát triển đến năm 2025:

- Tập trung hoàn thiện hệ thống các nhà máy nhiệt điện than đúng kế hoạch để đến năm 2020 đi vào sản xuất n định và chú trọng vào khả năng cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện than.

- Khuyến khích thu hút đầuvà phát triển năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời).

- Khai thác hiệu quả hệ thống thu gom và phân phối khí mỏ Thái Bình và mỏ Hàm Rồng lô 102 và 106; hệ thống phân phi khí thấp áp tại khu công nghiệp Tiền Hải phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp tại khu công nghiệp Tiền Hải và trong tỉnh.

b) Mục tiêu phát triển:

- Đến năm 2020: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 16.343 tỷ đồng; tỷ trọng 21,52% và tốc độ tăng bình quân 136,20%/năm.

- Đến năm 2025: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 18.491 tỷ đồng; tỷ trọng 14,78% và tốc độ tăng bình quân 0,74%/năm.

c) Định hướng đến năm 2030:

- Hệ thống đường ống cao áp trên bờ: Hệ thống đường ống cao áp vận chuyển khí các mỏ tiềm năng của các Lô/mỏ của khu vực bể Sông Hồng từ LFS Tiền Hải đến khu vực Thái Bình.

- Hệ thống đường ống phân phối khí thấp áp và sản xuất CNG: Hệ thống đường ống phân phối khí thấp áp cho khu vực Tiền Hải (giai đoạn 3).

V. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

1. Nhóm giải pháp cấp thiết

a) Giải pháp về truyền thông: Tăng cường nâng cao nhận thức về phát triển công nghiệp, đặc biệt trong điều kiện đặc thù của Thái Bình, một tỉnh diện tích chủ yếu là đất lúa, đất dành cho phát triển công nghiệp thấp và tỷ trọng của ngành công nghiệp trong cơ cấu các ngành kinh tế hiện nay chưa cao.

b) Giải pháp về cơ chế chính sách:

- Tiếp tục xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp trong từng giai đoạn phù hợp với điều kiện phát triển trong từng thời kỳ, từng lĩnh vực. Có chính sách để kêu gọi các nhà đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp.

- Hỗ trợ cho các nhà đầu tư thực hiện các chương trình nghiên cứu cải tiến công nghệ, nhằm khuyến khích các cá nhân trong các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu công nghệ mới.

- Hỗ trợ việc tổ chức các hoạt động tư vấn và một phần chi phí tư vấn về thiết kế sản phẩm, đổi mới công nghệ, mua hoặc cải tiến thiết bị, công nghệ; nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp. Cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá, tuyn chọn sản phẩm ưu tiên, sản phẩm khuyến khích phát triển để có cơ chế hỗ trợ phù hợp.

c) Đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực đu tư:

- Khuyến khích và đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực đầu tư về phát triển công nghiệp như hạ tầng về giao thông, hạ tầng trong các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp.

- Đẩy mạnh đa dạng hóa các nguồn vốn huy động đầu tư cho phát triển công nghiệp, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Cùng với đó, cn đặc biệt quan tâm đến chất lượng, hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn đầu tư, phát triển hạ tầng.

- Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác quảng bá, giới thiệu về khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp đến các nhà đầu tư tiềm năng trên nhiều kênh thông tin.

d) Giải pháp về xúc tiến đầu tư:

- Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Thái Bình trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm thống nhất một đầu mối trong hoạt động xúc tiến đầu tư; phục vụ nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng của hoạt động xúc tiến đầu tư và phát huy đa dạng các hình thức xúc tiến, cả trực tiếp và gián tiếp, cả tại chỗ và ở bên ngoài.

- Trung tâm sẽ xúc tiến đầu tư theo trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, tập trung xúc tiến đầu tư các đối tác, khu vực trọng điểm ở nước ngoài để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các ngành công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, thân thiện với môi trường. Coi trọng phát huy và khai thác tính lan tỏa của các dự án lớn, nhà đầu tư lớn để thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư, đối tác liên quan. Tập trung tạo điều kiện cho các dự án đã thu hút được triển khai thực hiện nhanh chóng và thuận lợi. Coi trọng và cung cấp thông tin nhanh, chính xác cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Thái Bình. Từng bước nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư Thái Bình so với các thành phố trong khu vực.

e) Cải cách thủ tục hành chính:

- Tiếp tục rà soát, đề xuất cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp.

- Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính đhỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính các cấp.

- Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 19/2017/NQ-CP, ngày 06/2/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020.

g) Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ cho ngành có lợi thế và có tiềm năng của Thái Bình như công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may - da giy, ngành cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng (gm, sứ vệ sinh), coi đây như một khâu đột phá đphát triển ngành công nghiệp trong giai đoạn tới và góp phần nâng cao giá trị tăng thêm của ngành, cũng như đáp ứng nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất trong nước và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

h) Đẩy nhanh tiến độ phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp:

- Chủ động, tích cực phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và các chủ đầu tư đy nhanh thực hiện các công trình đu mi trên địa bàn như hạ tầng giao thông, điện, nước đối với khu công nghiệp; xem đây là khâu then chốt để thu hút các dự án đầu tư lớn, dự án công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ.

- Đối với các khu, cụm công nghiệp chưa được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cần có cơ chế và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng lãi suất thấp, thời hạn dài; thực hiện cơ chế bảo lãnh tín dụng (trong phạm vi pháp luật cho phép) để các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng có thể huy động vốn trực tiếp của các tổ chức và cá nhân (đặc biệt là vốn của các hộ dân được đền bù giải phóng mặt bằng và vốn của các doanh nghiệp đăng ký đầu tư sản xuất kinh doanh) nhằm nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư hạ tầng.

- Tập trung cao công tác chỉ đạo giải phóng mặt bằng, chú trọng các cơ chế, giải pháp đy nhanh việc bi thường, hỗ trợ, tái định cư; quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng để có mặt bằng sạch đáp ứng nhu cầu của nhà đu tư.

- Hình thành các khu, cụm công nghiệp khu vực ven biển, tận dụng diện tích bãi bồi ven biển và các lợi thế tiềm năng hiện có, hạn chế tối đa sử dụng đất lúa, nhằm xây dựng khu vực ven biển thành trọng điểm phát triển kinh tế.

2. Nhóm giải pháp đồng bộ

a) Giải pháp về vốn:

- Thực hiện đy đủ các chính sách thu hút đầu tư dưới nhiều hình thức; tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước của các nhà đầu tư, ưu tiên thu hút vn đầu tư vào xây dựng hạ tầng.

- Đối với nguồn vốn Nhà nước tập trung cho hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp, giao thông, điện, nước, môi trường, phát triển nguồn nhân lực và đổi mới công nghệ. Thực hiện xã hội hóa đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.

- Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; khuyến khích các Công ty cổ phần có thương hiệu, uy tín trên địa bàn tỉnh niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam để thu hút được nguồn vốn từ thị trường này phục vụ nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất.

- Tạo vốn thông qua các tổ chức tín dụng, ngân hàng để tạo sức hút đầu tư cho các doanh nghiệp, đồng thời các ngân hàng cần cải tiến thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn.

b) Giải pháp về nguồn nhân lực:

- Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo Trường Đại học Thái Bình, gắn nội dung, chuyên môn đào tạo với nhu cầu nguồn chất lượng cao của các doanh nghiệp; kết nối chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp.

- Khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân kỹ thuật; ưu tiên đào tạo nghề cho các ngành: Điện, điện tử, tin học, cơ khí, tự động hóa, dệt may, da giầy. Xây dựng đội ngũ lao động có chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng tiếp thu và làm chủ công nghệ mới, hiện đại.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả sàn giao dịch việc làm của tỉnh. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tuyển dụng và thu hút lao động thông qua sàn giao dịch việc làm Thái Bình.

- Hình thành cơ chế phối hợp 3 bên ((i) các doanh nghiệp lấy đất và có nhu cầu sử dụng lao động, (ii) chính quyền địa phương, nơi có người dân bị thu hồi đất và (iii) cơ sở đào tạo đối với lao động kỹ thuật) để lập kế hoạch và chương trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sản xuất.

c) Giải pháp về khoa học và công nghệ:

- Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học, sử dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ thân thiện môi trường vào sản xuất; thúc đẩy hình thành và phát triển các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, thị trường công nghệ; gắn nghiên cứu khoa học và công nghệ với nhu cầu đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp; tăng cường ứng dụng và chuyển giao công nghệ kỹ thuật vào sản xuất.

- Kiên quyết không sử dụng công nghệ và thiết bị lạc hậu, đã qua sử dụng; khuyến khích, ưu tiên các doanh nghiệp có ứng dụng sử dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; trong các dự án đầu tư phát triển và trong hợp tác sản xuất kinh doanh cần đặc biệt coi trọng yếu tố chuyển giao công nghệ mới, coi đây là một trong những yếu tố để quyết định dự án đầu tư và hợp đồng hợp tác sản xuất.

d) Giải pháp về đầu tư:

- Thu hút đầu tư bám sát định hướng là nâng cao chất lượng dự án, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn từ bên ngoài, thu hút các nhà đầu tư có năng lực, có công nghệ cao, công nghệ nguồn.

- Phối hợp với một số đơn vị thuộc các Bộ, ngành Trung ương, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam tổ chức một số hội nghị xúc tiến đầu tư ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đà Nng... qua đó giới thiệu những tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra các dự án; tăng cường công tác giám sát đầu tư sau cấp phép; đặc biệt là các dự án phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp, kiên quyết thu hồi các dự án chậm triển khai, thực hiện không đúng tiến độ đã cam kết để giao cho các nhà đầu tư khác có đầy đủ năng lực.

- Hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, đạt trình độ tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm và hàng hóa xuất khu.

- Ưu tiên các dự án có quy mô lớn của các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia nhằm tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu và đtiếp nhận công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý, điều hành tiên tiến.

e) Giải pháp về quản lý phát triển các khu, cụm công nghiệp:

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch chi tiết để đáp ứng nhu cầu các dự án đầu tư theo các ngành nghề phù hợp với quy hoạch phát triển của các khu, cụm công nghiệp. Chú trọng các vấn đề như kết nối giao thông; hệ thống nước sạch; hệ thống thoát nước và xử lý nước thải; hệ thống cấp điện và hệ thống thông tin liên lạc.

- Xây dựng một số cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động phát triển khu, cụm công nghiệp như: Xúc tiến đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; di dời vào cụm công nghiệp các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường đang ở xen kẽ với khu vực dân cư; xây dựng, mua sắm thiết bị công nghệ xử lý nước thải, chất thải của các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trong khu, cụm công nghiệp; đào tạo nghề cho lao động làm việc tại các doanh nghiệp thuộc khu, cụm công nghiệp.

g) Giải pháp phát triển nghề, làng nghề:

- Tiếp tục duy trì phát triển các nghề, làng nghề truyền thống. Có chính sách để bảo tồn bí quyết gia truyền, đào tạo, chuyển giao nâng cấp nghề truyền thống, đặc biệt là chính sách đối với nghệ nhân, thợ giỏi; chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xử lý môi trường.

- Khuyến khích và có chính sách ưu tiên các sản phẩm làng nghề truyền thống đăng ký xây dựng thương hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

- Ưu tiên, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong các làng nghề truyền thống đầu tư, đổi mới, cải tiến, tiếp nhận thiết bị và công nghệ mới, đầu tư công nghệ sản xuất sạch không gây ô nhiễm môi trường; kết hợp giữa công nghệ tiên tiến (ở một số khâu có điều kiện) với công nghệ cổ truyền để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm làng nghề và bảo vệ môi trường.

- Chú trọng phát triển doanh nghiệp trong làng nghề làm đầu mối cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm làng nghề; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp làng nghề phát triển sản xuất, về vốn, vùng nguyên liệu, đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.

h) Giải pháp hợp tác liên vùng và phối hợp phát triển:

- Phối hp chặt chẽ, tận dụng tối đa lợi thế về liên kết vùng để đẩy nhanh sự phát triển của tỉnh, làm động lực thúc đẩy sự phát triển chung của vùng và cả nước.

- Tiếp tục thực hiện chương trình hợp tác với các địa phương đã ký kết, đồng thời mrộng hợp tác với các địa phương khác trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và theo đúng pháp luật nhằm hình thành và phát triển mối quan hệ lâu dài, bền vững làm cơ sở phát huy lợi thế, khai thác các tiềm năng của từng địa phương, góp phần đẩy nhanh tc độ phát triển kinh tế - xã hội, thúc đy chuyn dịch cơ cấu kinh tế. Lấy việc thực hiện chương trình hợp tác với các địa phương là một nhiệm vụ trọng tâm trong các hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh trong thời kỳ hội nhập.

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

1. Sở Công Thương:

- Tổ chức công bố quy hoạch sau khi được phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch; kiểm tra, giám sát quy hoạch và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình phát triển công nghiệp và tình hình thực hiện quy hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan liên quan rà soát và báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh: Tiếp tục rà soát, xây dựng tiêu chí và danh mục các dự án sản xuất công nghiệp khuyến khích đầu tư, đầu tư có điều kiện và không chấp thuận đầu tư; xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ; xây dựng chiến lược phát triển thị trường đối với các sản phẩm, ngành công nghiệp có lợi thế; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, khảo sát mở rộng thị trường trong và ngoài nước cho sản phẩm công nghiệp.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, huy động nguồn lực thực hiện quy hoạch và xây dựng các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn để triển khai thực hiện.

- Xây dựng cơ chế chính sách thu hút, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

3. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan tham mưu báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc thu hút, huy động, sử dụng các nguồn lực để phát triển công nghiệp; phương án cân đối bố trí vốn hỗ trợ phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp; phối hợp tham mưu cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp.

- Hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp có biện pháp huy động nguồn lực cho phát triển công nghiệp; phối hợp với các ngành Thuế, Ngân hàng, Hải quan và các ngành liên quan thực hiện cơ chế hỗ trợ, khuyến khích đầu tư tạo điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ.

4. Sở Xây dựng:

- Chủ trì thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp kết nối đồng bộ với kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào và liên kết vùng. Cấp phép xây dựng cho các dự án, công trình xây dựng về công nghiệp theo thẩm quyền. Kiểm tra, thẩm tra, quản lý chất lượng công trình xây dựng về công nghiệp.

- Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trong việc lập quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và các công trình hạ tầng như: cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, công viên cây xanh, các hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn trong khu, cụm công nghiệp.

5. Sở Giao thông Vận tải:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống giao thông kết nối với các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường:

“Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chuẩn bị quđất cho nhu cầu phát triển công nghiệp; thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai với các chủ đầu tư theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng mạng lưới quan trắc và theo dõi tình hình môi trường ở các khu, cụm công nghiệp; tổ chức thanh tra, kiểm tra các yếu tố gây ô nhiễm môi trường ở các doanh nghiệp công nghiệp và phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai quy hoạch, xây dựng các công trình hạ tầng trong khu công nghiệp.

7. Sở Lao động Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì phối hợp với các ngành lập kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất công nghiệp ở từng thời kỳ, trong đó chú trọng đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao; chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xã hội hóa công tác đào tạo nghề; phát triển các hình thức hợp tác quốc tế về đào tạo công nhân kỹ thuật trong khối ASEAN và các nước khác; khai thác các nguồn tài trợ nước ngoài về vốn, chuyên gia kỹ thuật để đào tạo thợ bậc cao.

- Đề xuất những chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân mất việc làm do bị thu hồi đất cho phát triển công nghiệp.

8. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Chủ trì thực hiện các giải pháp về khoa học và công nghệ, đồng thời phối hợp với Sở Công Thương rà soát, đánh giá thực trạng trình độ công nghệ, máy móc thiết bị của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn. Xây dựng lộ trình thực hiện đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, nhất là đối với những cơ sở sản xuất sử dụng thiết bị lạc hậu gây ô nhim môi trường và tiêu hao nhiu năng lượng.

- Nghiên cứu thành lập Quhỗ trợ phát triển khoa học công nghệ để trợ giúp doanh nghiệp công nghiệp đầu tư, nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu nhằm tăng hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm; thường xuyên cung cấp thông tin về thị trường công nghệ; xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2025; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phát triển công nghiệp công nghệ cao trên địa bàn.

- Đẩy mạnh quá trình thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ doanh nghiệp.

9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất tập trung, mô hình mẫu lớn về trồng trọt, mô hình trang trại chăn nuôi gia cầm, thủy, hải sản tập trung theo hướng công nghiệp để tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ ngành công nghiệp chế biến.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề, trong đó có các làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

10. Sở Thông tin và Truyền thông:

Triển khai chương trình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin tỉnh Thái Bình; phối hợp với Sở Công Thương tuyên truyền, phổ biến nội dung quy hoạch. Có kế hoạch giúp các doanh nghiệp nâng cấp kết cấu hạ tầng mạng lưới thông tin; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp và sản phẩm nhằm hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

11. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai các hoạt động phát triển công nghiệp - tiu thủ công nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Phối hợp với Sở Công Thương và cơ quan liên quan kiểm tra giám sát việc thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp ở địa phương mình.

- Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng để giúp các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, đồng thời thường xuyên phối hợp với các sở ngành có liên quan tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội cho các nhà đầu tư.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các Giám đốc sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài chính, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông; Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường tr
c HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Nh
ư Điều 3;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu VT, CTXDGT, TH
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hồng Diên