Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐND về phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017-2025, định hướng đến năm 2030
Số hiệu: 04/2017/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình Người ký: Đặng Trọng Thăng
Ngày ban hành: 14/07/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Công nghiệp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2017/NQ-HĐND

Thái Bình, ngày 14 tháng 7 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHÓA XVI KỲ HỌP THỨ TƯ

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công thương quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản lý quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và thương mại;

Xét Tờ trình số 104/TTr-UBND ngày 26 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017 - 2025, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số 26/BC-KTNS ngày 09 tháng 7 năm 2017 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

NGHỊ QUYẾT

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn 2017 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Có Quy hoạch kèm theo).

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình Khóa XVI, Kỳ họp thứ tư thông qua ngày 14 tháng 7 năm 2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 7 năm 2017./.

 


Nơi nhận:

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Công thương; Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp:
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND; UBND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh:
- Các sở; ban; ngành thuộc tỉnh;
- TT Huyện ủy; Thành ủy;
- TT HĐND; UBND huyện, Thành phố;
- Báo TB; Công báo; Cổng thông tin điện tử TB;
- Lưu: VT, TH.

CHỦ TỊCH




Đặng Trọng Thăng

 

QUY HOẠCH

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2017-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

Chương I

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2017-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển công nghiệp hướng ra biển và theo đúng định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIX; phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và đảm bảo thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực khác của tỉnh.

- Khai thác lợi thế, tiềm năng, gắn kết chặt chẽ sự phát triển công nghiệp với nông nghiệp, nông thôn, giải quyết việc làm và liên kết phát triển với các địa phương trong vùng Đồng bằng sông Hồng nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hiệu quả, năng động.

- Phát triển công nghiệp theo hướng cơ cấu lại các ngành sản xuất gắn với đẩy mạnh chuyển dịch tăng tỷ trọng các ngành có kỹ thuật, công nghệ cao, đóng góp lớn cho ngân sách và ít gây ô nhiễm môi trường. Kết hợp hài hòa giữa phát triển theo chiều rộng và chiều sâu; chủ động liên doanh, liên kết với các tập đoàn đa quốc gia để từng bước tham gia vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu.

- Thu hút đầu tư có chọn lọc, đảm bảo các dự án đầu tư có công nghệ hiện đại, kiên quyết không thu hút đầu tư những dự án gây ô nhiễm môi trường, công nghệ lạc hậu và giá trị gia tăng thấp.

- Củng cố, mở rộng các làng nghề truyền thống và phát triển nghề, làng nghề mới, tạo thêm việc làm cho người lao động.

- Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, gắn phát triển công nghiệp đi đối với đảm bảo an sinh xã hội, an ninh, quốc phòng.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu chung

- Đến năm 2025, ngành công nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng hiện đại, tăng trưởng theo chiều sâu, giá trị tăng thêm tăng nhanh và tỷ lệ đóng góp của ngành công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh đạt trên 50%.

- Các mục tiêu của đề án tái cơ cấu ngành cơ bản đạt được; hoạt động sản xuất của các ngành, lĩnh vực hiệu quả hơn, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp từng bước được nâng lên rõ rệt.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 14%-15,0%/năm, về giá trị năm 2020 đạt khoảng 75.940 tỷ đồng, gấp khoảng 2,01 lần so với năm 2015.

- Giai đoạn 2021-2025 tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 10%-12%/năm, về giá trị năm 2025 đạt khoảng 125.110 tỷ đồng, gấp khoảng 1,65 lần so với năm 2020.

Hình 1. Tăng trưởng Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2016-2025

Bảng 1. Mục tiêu tăng trưởng các ngành công nghiệp giai đoạn 2016-2025

Chỉ tiêu

Giá trị sản xuất công nghiệp (tỷ đồng)

Tăng trưởng bình quân (%)

2015

2020

2025

2011-2015

2016-2020

2021-2025

Toàn ngành

37,756

75,941

125,108

10.62%

15.00%

10.50%

Công nghiệp khai khoáng

243.0

250

256

8.84%

0.55%

0.50%

Công nghiệp chế biến, chế tạo

37,035.1

58,853

105,435

10.70%

9.71%

12.37%

Cơ khí luyện kim

10,169.6

17,252

28,294

9.69%

11.15%

10.40%

Thiết bị điện, điện tử

618.1

973

11,128

11.77%

9.50%

62.80%

Hóa chất

2,875.6

3,022

3,419

29.69%

1.00%

2.50%

Dệt may - Da giày

12,171.7

21,788

37,380

12.49%

12.35%

11.40%

Chế biến nông lâm sản, thực phẩm

8,135.7

10,071

13,605

5.58%

4.36%

6.20%

Sản xuất vật liệu xây dựng

3,064.4

5,747

11,609

11.51%

13.40%

15.10%

Công nghiệp năng lượng

222,3

16,343

18,491

-1.09%

136.20%

2.50%

Công nghiệp khác

255.6

494

927

16.54%

14.10%

13.40%

- Cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2015-2025

+ Năm 2015

Hình 2. Cơ cấu các ngành kinh tế năm 2015

+ Năm 2020

Hình 3. Cơ cấu các ngành kinh tế năm 2020

+ Năm 2025

Hình 4: Cơ cấu các ngành kinh tế năm 2025

3. Định hướng phát triển

a) Đối với công nghiệp nặng: Tập trung vào công nghiệp khai thác khí thiên nhiên tại vùng biển Thái Bình và xây dựng đường ống dẫn khí vào Thái Bình. Đóng mới, sửa chữa và hoán cải các tàu vận tải thủy.

b) Đối với công nghiệp nhẹ: Tập trung vào công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm; sản xuất bia, rượu, nước giải khát, nước khoáng, công nghiệp dược. Sản xuất gạch không nung, gạch bloc, gạch ceramic, granite, sứ vệ sinh. Sản xuất vải cao cấp, phụ liệu may như cúc, chỉ, khóa, nhãn, mác, sợi xơ ngắn chỉ số cao, sợi xơ dài (sợi chải kỹ), sợi hóa học, các sản phẩm may mặc, giày da cao cấp. Sản xuất, lắp ráp một số thiết bị điện tử, tin học, máy văn phòng, điện lạnh, sản xuất cáp quang, các thiết bị thông tin viễn thông...

c) Về không gian:

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp khu kinh tế biển. Triển khai quy hoạch chi tiết khu công nghiệp ven biển tại huyện Thái Thụy và Tiền Hải để kêu gọi thu hút các dự án đầu tư.

- Đối với khu công nghiệp: Bố trí các dự án quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, đóng góp nhiều ngân sách, thân thiện với môi trường.

- Đối với cụm công nghiệp: Hình thành mạng lưới cụm công nghiệp sản xuất, trong đó mỗi cụm phục vụ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cho nhóm các xã lân cận. Bố trí các dự án quy mô vừa và nhỏ giải quyết nhiều lao động phục vụ phát triển nghề, làng nghề, công nghiệp nông thôn.

- Các khu công nghiệp thuộc thành phố Thái Bình bố trí các dự án công nghệ cao, nộp nhiều ngân sách, sử dụng ít lao động; các cụm công nghiệp khu vực nông thôn chủ yếu bố trí các dự án sử dụng nhiều lao động, ít gây ô nhiễm môi trường.

- Nghề, làng nghề: Phát triển làng nghề theo chiều sâu và hướng về xuất khẩu. Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống, đồng thời du nhập nghề mới có giá trị cao, thân thiện với môi trường. Hạn chế nghề chế biến nông sản thực phẩm thủ công không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, làng nghề tái chế phế liệu gây ô nhiễm môi trường.

d) Định hướng ưu tiên phát triển:

- Tập trung phát triển công nghiệp hướng về phía biển nhằm hạn chế sử dụng đất lúa, đất nội đồng; đất nội đồng chủ yếu đầu tư các dự án công nghệ cao, không gây ô nhiễm.

- Phát triển công nghiệp phải đảm bảo quy hoạch, ưu tiên phát triển trong các khu, cụm công nghiệp nhằm thuận tiện cho công tác quản lý và xử lý môi trường.

- Ưu tiên thu hút các nhà đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp để đầu tư kinh doanh hạ tầng, kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp.

- Ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn như cơ khí, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản xuất phân bón, công nghiệp chế biến, cơ khí dân dụng...

- Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ nhu cầu cho cả nước và xuất khẩu (linh kiện điện tử, phụ kiện ngành dệt may...)

- Đầu tư có chọn lọc, không thu hút đầu tư bằng mọi giá, đặc biệt không chấp thuận các dự án gây ô nhiễm hoặc nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường (nhuộm, hóa chất, luyện thép, thuộc da).

- Chú trọng phát triển công nghiệp công nghệ cao và các lĩnh vực sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, đảm bảo các yêu cầu về môi trường; không chấp nhận những thiết bị công nghệ cũ, lạc hậu, thiết bị công nghệ của các nước đang phát triển.

- Khuyến khích thu hút các dự án sử dụng tiết kiệm đất, có hiệu quả.

e) Một số ngành, lĩnh vực được ưu tiên phát triển trong giai đoạn đến năm 2025:

- Ngành Cơ khí chế tạo: Ưu tiên các lĩnh vực đóng mới và sửa chữa tàu thủy, sản xuất máy công cụ, máy móc phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

- Ngành Thiết bị điện, điện tử: Ưu tiên sản xuất các sản phẩm điện tử công nghiệp, điện gia dụng, điện tử viễn thông, thiết bị văn phòng, máy tính, điện thoại di động.

- Ngành Dệt may, da giầy: Tập trung vào kéo sợi và may.

- Ngành Chế biến nông sản, thực phẩm: Chủ yếu tập trung chế biến gạo và chế biến thủy, hải sản, thực phẩm.

- Ngành Năng lượng: Tập trung vào sản xuất điện và khí hóa than.

- Ngành vật liệu xây dựng: Ưu tiên phát triển sứ vệ sinh, gạch không nung và vật liệu mới.

- Ngành Công nghiệp hỗ trợ: Tập trung sản xuất phục vụ ngành cơ khí chế tạo, ngành điện tử trong đó ưu tiên sản xuất phụ tùng, linh phụ kiện phục vụ cho sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, tàu thủy, máy công nghệ cao (sau đây viết tắt là CNC) và linh kiện điện tử phục vụ lắp ráp trong nước và xuất khẩu (chip điện tử, IC, bo mạch điều khiển, và các chi tiết cao su, nhựa).

II. CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

1. Kịch bản các phương án phát triển

Việc lựa chọn các phương án phát triển dựa trên cơ sở phát huy được lợi thế của tỉnh so với vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước, đồng thời phải phù hợp với xu thế chung để đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh mạnh, bền vững. Phương án phát triển công nghiệp được xây dựng trên cơ sở Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và phương án chọn trong kịch bản phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2016-2020. Phương án được xây dựng phải đảm bảo tính khả thi và sát với thực tế. Phương án được lựa chọn sẽ là phương án tốt nhất, hợp lý nhất và hiện thực nhất.

Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra mục tiêu phát triển công nghiệp là tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2016-2020 khoảng 13,5%/năm. Căn cứ điều kiện thực tế và dự báo một số yếu tố ảnh hưởng trong giai đoạn quy hoạch, phát triển công nghiệp tỉnh sẽ xây dựng trên 2 phương án sau:

Phương án I: (Phương án chọn) Tăng trưởng Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2016-2020 ở mức 15,0%/năm và giai đoạn 2021-2025 ở mức từ 10,0-11,0%. Đây là phương án khá an toàn và chắc chắn, được xét trên thực tế phát triển giai đoạn vừa qua và tiềm năng và lợi thế trong phát triển công nghiệp của tỉnh giai đoạn tới. Phương án này có tính đến việc thu hút đầu tư khá hiệu quả, nguồn lực huy động vào đầu tư phát triển tăng trưởng đều đặn qua các năm, một số dự án lớn tiếp tục được triển khai. Đồng thời, các ngành công nghiệp có lợi thế được phát triển theo đúng định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngoài ra, phương án cũng có tính đến các yếu tố tác động từ bên trong và bên ngoài cũng như xu thế đầu tư của các công ty đa quốc gia. Theo phương án này, tỷ lệ giá trị tăng thêm sẽ cao hơn trong tỷ lệ VA/GO do nhiều dự án đầu tư đã hoạt động sản xuất ổn định và tăng trưởng không phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư mới,

Phương án II: (Phương án cao) theo phương án này, tăng trưởng Giá trị sản xuất công nghiệp 13,5%/năm cho giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021-2025 khoảng 13,0-14,0%/năm (tương đương giai đoạn 2016-2020). Phương án này có tính tới các khả năng đột biến khi hạ tầng các khu công nghiệp đã quy hoạch và các công trình kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng được hoàn thành, trong đó có khu kinh tế ven biển bắt đầu được đầu tư theo kế hoạch và đường quốc lộ ven biển được hoàn thành; các công trình dịch vụ và xã hội cơ bản hoàn thành một cách đồng bộ.

2. Luận chứng lựa chọn phương án phát triển

Một phương án chiến lược phát triển phù hợp cho tỉnh phải là phương án có tính hiện thực và tích cực. Để ngành công nghiệp có thể đạt tới trình độ phát triển mà vẫn đảm bảo được khả năng huy động vốn đầu tư, đảm bảo giải quyết các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phương án được lựa chọn cần được huy động tốt nhất các tiềm năng nội lực phù hợp với sự khai thác các yếu tố ngoại lực và phải là hiện thực và có tính khả thi cao.

Phương án II có ưu thế chỗ tăng trưởng về giá trị sản xuất cao hơn. Tuy nhiên, tăng trưởng chủ yếu sẽ dựa trên đầu tư, do vậy tỷ lệ VA/GO thấp hơn so với phương án I. Hiệu suất đầu tư thấp, hệ số ICOR giãn. Phương án này đòi hỏi phát triển kinh tế xã hội nhanh, đồng bộ, nhất là về nguồn lực và hạ tầng. Hơn nữa phương án này phụ thuộc nhiều vào tình hình biến động của kinh tế thế giới. Xét về mặt tổng thể thì phương án này kém bền vững hơn so với phương án I.

- Phương án I có tính hiện thực cao, khả năng huy động các nguồn lực để đáp ứng tăng trưởng là có cơ sở và khả thi. Phương án này mức phấn đấu cao nhưng vẫn thấp hơn mức phấn đấu của phương án II. Hơn nữa, dựa hiện trạng, kế hoạch của các doanh nghiệp và dựa trên dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ và cả ở thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu, cho thấy mức tăng trưởng là phù hợp và hoàn toàn có khả năng đạt được. Các giải pháp huy động nguồn lực được tính toán đồng bộ và tổ chức thực hiện sẽ đảm bảo tính khả thi của phương án. Phương án này sẽ đảm bảo tính chủ động của tỉnh trong việc kết hợp giữa khai thác nội lực và huy động nguồn lực từ bên ngoài. Các luận chứng phát triển từng phân ngành, lĩnh vực, chương trình, dự án, sản phẩm của phương án được tính toán khoa học, phù hợp với nhu cầu phát triển, năng lực thực tế và triển vọng trong giai đoạn tới. Phương án đảm bảo được tính linh hoạt, cơ động khi phát sinh những khó khăn chưa lường trước được cũng như xuất hiện các thuận lợi, thời cơ mới trong quá trình phát triển.

- Phương án II có điểm mạnh là đã khai thác, tận dụng triệt để các yếu tố bên trong và bên ngoài phục vụ phát triển ngành. Tuy nhiên, việc thực hiện phương án II đòi hỏi tỉnh phải có nhiều giải pháp đột phá trong công tác xúc tiến đầu tư nhằm huy động tối đa nguồn lực trong tỉnh và đồng thời thu hút cao nhất có thể nguồn lực từ bên ngoài. Đồng thời, phải có nhiều điều kiện thuận lợi như cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ và hoàn thành đúng tiến độ và thị trường trong và ngoài nước đều phát triển tốt. Phương án II có tốc độ tăng trưởng cao hơn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn, là phương án rất tích cực nhưng xem xét về khả năng huy động được nhu cầu vốn đầu tư, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và trình độ ứng dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh thì tính khả thi chưa cao. Hơn nữa với thực tế hiện nay, tăng trưởng mức cao có thể dẫn đến tình trạng tăng trưởng nóng gây tác động không tốt đến mối trường, đây là vấn đề không thực sự khuyến khích nhất là đối với Thái Bình một tỉnh hiện nay tỷ trọng của ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản vẫn còn khá cao. Phương án này coi là phương án dự phòng nếu xuất hiện những thời cơ thuận lợi thì có thể điều chỉnh, bổ sung thêm cho phù hợp với quá trình tổ chức thực hiện phương án lựa chọn.

Xét trên tổng thể, và sau khi phân tích thì Phương án I là phương án lựa chọn để phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2025. Trong trường hợp thuận lợi (về vốn đầu tư, nguồn nhân lực, khả năng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế..) có thể chuyển sang phương án II để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, theo kịp với các tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao trong vùng và cả nước. Đây là phương án phù hợp với thực tế với điều kiện cả bên trong lẫn bên ngoài.

Bảng 2. Các phương án phát triển công nghiệp tỉnh Thái Bình đến năm 2025

Đơn vị tính: Tỷ đồng, Giá so sánh 2010

PHƯƠNG ÁN I

 

2015

2020

2025

2016-2020

2021-2025

Toàn ngành công nghiệp

37.756

75,941

125,108

15.00%

10.50%

Khai khoáng

243

250

256

0.55%

0.50%

Chế biến, chế tạo

37.035

58,853

105,435

9.71%

12.37%

Công nghiệp năng lượng

222

16,343

18,491

136.20%

2.50%

Công nghiệp khác

256

494

927

14.10%

13.40%

PHƯƠNG ÁN II

 

2015

2020

2025

2016-2020

2021-2025

Toàn ngành công nghiệp

37.756

71.116

131.026

13,50%

13,00%

Khai khoáng

243

249

286

0,60%

2,70%

Chế biến, chế tạo

37.035

58.648

118.006

9,71%

14,92%

Công nghiệp năng lượng

222

11.509

11.799

120,20%

0,50%

Công nghiệp khác

256

494

931

14,10%

13,50%

3. Lựa chọn lĩnh vực công nghiệp ưu tiên phát triển

a) Sự cần thiết phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên

Nguồn lực của địa phương có hạn, cần được khai thác và sử dụng một cách hiệu quả nhất phù hợp với bối cảnh quốc tế của mỗi giai đoạn. Vì vậy, Thái Bình cần phải tập trung nguồn lực cho các mục tiêu phát triển công nghiệp, thông qua việc khuyến khích một số ngành lựa chọn trong khoảng thời gian nhất định. Các mục tiêu chiến lược được điều chỉnh cho từng thời kỳ, do đó danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên cũng sẽ thay đổi.

Việt Nam là quốc gia đi sau trong quá trình công nghiệp hóa, sức ép hội nhập ngày càng lớn. Hiện nay nhiều ngành công nghiệp quan trọng với quốc gia không đủ sức cạnh tranh quốc tế và ngay cả trong thị trường nội địa. Đối với tỉnh Thái Bình trong giai đoạn trước, công nghiệp phát triển chậm, chưa tạo ra lợi thế, sức cạnh tranh, thu hút đầu tư; do đó việc lựa chọn các ngành công nghiệp ưu tiên phải được lựa chọn phù hợp, cùng với các chính sách ưu đãi khéo léo và hợp lý sẽ tạo động lực phát triển công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn quy hoạch.

b) Các ngành công nghiệp ưu tiên

Là những ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, có tác động mạnh hoặc làm nền tảng đối với nhiều ngành khác hoặc đáp ứng các nhu cầu thiết yếu đối với kinh tế - xã hội của tỉnh; tận dụng được lợi thế cạnh tranh của Việt Nam và cơ hội quốc tế, giải quyết được các điểm yếu hoặc thách thức đối với tỉnh trong giai đoạn quy hoạch.

Căn cứ xác định các ngành công nghiệp ưu tiên:

(i) Các ngành là điều kiện cần thiết đối với tỉnh: Các ngành gắn kết và phục vụ phát triển nông nghiệp, phục vụ an ninh, quốc phòng.

(ii) Các ngành có tác động về chất đối với toàn ngành công nghiệp và nền kinh tế: Ngành thâm dụng công nghệ, có giá trị gia tăng cao, làm nền tảng cho các ngành khác phát triển (nâng cao năng suất, áp dụng công nghệ kỹ thuật mới, có khả năng chuyển giao công nghệ)...

(iii) Các ngành có tác động về lượng đối với toàn ngành công nghiệp và nền kinh tế: Tăng sản lượng, mở rộng xuất khẩu, tạo việc làm, tạo nhiều doanh nghiệp, phù hợp với trình độ nguồn nhân lực...

(iv) Các ngành phù hợp với thị trường và xu thế phân công quốc tế, được các nhà đầu tư và tài trợ quan tâm, có thể thu hút đầu tư mạnh trong các giai đoạn tới.

c) Mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên

- Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và trên cơ sở các nguồn lực hiện có, phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên là yêu cầu khách quan với quyết tâm mạnh mẽ của tỉnh, nhằm đạt được các mục tiêu của chiến lược phát triển công nghiệp.

- Phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên nhằm tập trung nguồn lực địa phương để hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp mạnh, có năng lực cạnh tranh quốc tế, làm nền tảng để phát triển công nghiệp ở giai đoạn sau.

- Phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên hướng đến tập trung phát triển một số ngành công nghiệp: Sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng lớn; giá trị xuất khẩu lớn; tạo thị trường cho công nghiệp hỗ trợ phát triển; sử dụng công nghệ cao; tạo nhiều việc làm đòi hỏi trình độ cao; giảm dần các lĩnh vực sử dụng nhiều tài nguyên khoáng sản và lao động giản đơn.

d) Định hướng

Các ngành công nghiệp ưu tiên được lựa chọn trên cơ sở phân tích các nội dung: Đánh giá chung về ngành công nghiệp; đánh giá nhóm tiêu chí ngành công nghiệp ưu tiên (gồm: Điều kiện cần thiết đối với quốc gia, đánh giá tác động về chất, đánh giá tác động về lượng, đánh giá về sự phù hợp thị trường và xu thế phân công quốc tế). Trên cơ sở các đánh giá này, cùng với thực trạng các ngành công nghiệp tỉnh Thái Bình trong thời gian qua và dự báo phát triển trong thời gian tới, các nhóm ngành công nghiệp ưu tiên theo thứ tự được lựa chọn gồm:

- Ngành công nghiệp dệt may - da giầy.

- Ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo.

- Ngành công nghiệp thiết bị điện, điện tử.

- Ngành công nghiệp hóa chất (gồm cả hóa dược, hóa mỹ phẩm).

- Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng

- Ngành công nghiệp chế biến nông, thủy sản, thực phẩm và đồ uống.

- Ngành công nghiệp năng lượng.

III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP

1. Công nghiệp dệt may - da giầy

a) Định hướng phát triển

Tập trung đầu tư cho ngành sản xuất sợi và xơ sợi phục vụ cho sản xuất trong nước và xuất khẩu và phục vụ cho ngành may trong nước nhằm hưởng lợi thế của các Hiệp định thương mại thế hệ mới; đặc biệt là các hiệp định như Việt Nam-EU, Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương, các FTA ASEAN+1.

Tập trung chuyển mạnh từ gia công sang phương thức mua nguyên liệu bán sản (FOB); hình thành trung tâm thiết kế thời trang kết hợp với cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu cho ngành và ứng dụng phần mềm vào khâu thiết kế mẫu mốt.

Tăng cường đổi mới công nghệ, chủ động nguyên liệu và thiết bị đi đôi với nâng cao trình độ thiết kế và công nghệ phù hợp.

Tăng cường quảng bá thương hiệu và khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ để sản xuất phụ kiện cho ngành may, sản xuất giầy, dép, túi.

b) Mục tiêu phát triển:

Giá so sánh 2010

Ngành dệt may, da giầy

2015

2020

2025

Giá trị sản xuất công nghiệp (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

Giá trị sản xuất công nghiệp (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

Giá trị sản xuất công nghiệp (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

12.172

32,24%

21.788

28,69%

37.380

29,88%

Tốc độ tăng bq (%/năm)

2011-2015

12,49%

2016-2020

12,35%

2021-2025

11,40%

c) Các dự án đầu tư và kêu gọi đầu tư

TT

Chương trình dự án

Địa điểm

A

Giai đoạn đến năm 2020

1

Dự án may xuất khẩu

Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

2

Dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm giày thể thao, dép các loại

Khu công nghiệp Sông Trà

3

Dự án đầu tư sản xuất cặp, túi ví

Khu công nghiệp Sông Trà, các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

4

Dự án sản xuất sản phẩm bằng các chất liệu bông len, sợi, bao bì dệt PP, bông tấm

Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

 

Công nghiệp hỗ trợ

5

Dự án sản xuất sợi

Các khu công nghiệp ven biển

6

Dự án nhà máy dệt

Các khu công nghiệp ven biển

7

Dự án sản xuất bông tấm

Các khu công nghiệp ven biển

8

Dự án sản xuất phụ liệu ngành may mặc (cúc, mex, khóa, băng keo,...) thay thế hàng nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu phụ liệu ngành may cho doanh nghiệp dệt may trong nước

Khu công nghiệp Sông Trà, các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

9

Dự án sản xuất phụ liệu ngành da giầy (các bộ phận, chi tiết cho giầy, phom giầy, dép các loại, dụng cụ thể thao bằng cao su)

Khu công nghiệp Tiền Hải, khu công nghiệp Sông Trà

B

Giai đoạn 2021 - 2025

1

Dự án sản xuất giầy thể thao, giầy vải, dép các loại

Khu công nghiệp Sông Trà

 

Công nghiệp hỗ trợ

2

Dự án đầu tư nhà máy sợi

Các khu công nghiệp ven biển

3

Dự án sản xuất vải giả da tráng PU

Các khu công nghiệp ven biển

4

Dự án nhà máy dệt

Các khu công nghiệp ven biển

5

Phát triển công nghiệp hỗ trợ để sản xuất phụ kiện cho ngành may, giầy

Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

6

Hình thành Trung tâm thiết kế mẫu thời trang cao cấp kết hợp với cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu cho ngành

Các đô thị trên địa bàn tỉnh

* Định hướng đến năm 2030

Tiếp tục kêu gọi các dự án kéo sợi, dệt may đồng bộ và phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành may nhằm hạn chế nhập khẩu, tăng giá thành sản phẩm.

Tập trung nguồn lực cho sản xuất hàng xuất khẩu và chú trọng việc phát triển thị trưng đặc biệt quan tâm đến những thị trường nhiều tiềm năng như Hoa Kỳ và EU

2. Công nghiệp cơ khí, luyện kim

a) Định hướng phát triển

- Ưu tiên phát triển các chuyên ngành cơ khí công nghệ cao, đặc biệt là đầu tư phát triển các sản phẩm cơ điện tử, kết hợp với đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực và chủ động liên doanh, liên kết với các tập đoàn đa quốc gia, hướng tới trở thành nhà cung cấp và là mắt xích trong chuỗi cung ứng.

- Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ và các khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị sản phẩm ngành cơ khí như các thiết kế, tạo mẫu, chế tạo khuôn mẫu, chế tạo các linh kiện phức tạp, có độ chính xác cao.... để thúc đẩy nâng cao năng suất và tăng giá trị tăng thêm của ngành cơ khí, chế tạo.

- Phát triển theo định hướng đa dạng hóa các sản phẩm, phục vụ cho nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó tập trung đầu tư phát triển mạnh vào các lĩnh vực cơ khí nặng trong các ngành sửa chữa và đóng mới tàu thủy; máy móc phục vụ xây dựng cơ bản; các loại máy móc phục vụ cho các ngành chế biến thủy, hải sản, thực phẩm và máy công cụ chuyên dụng khác.

- Đẩy mạnh hoạt động tiếp nhận chuyển giao và đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất theo hướng sử dụng công nghệ cao, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và thân thiện môi trường.

- Không kêu gọi đầu tư các dự án luyện, cán thép.

b) Mục tiêu phát triển:

Giá so sánh 2010

Ngành cơ khí, chế tạo

2015

2020

2025

Giá trị sản xuất công nghiệp (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

Giá trị sản xuất công nghiệp (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

Giá trị sản xuất công nghiệp (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

10.169

26,94%

17.252

22,72%

28.294

22,62%

Tốc độ tăng bq (%/năm)

2011-2015

9,69%

2016-2020

11,15%

2021-2025

10,40%

c) Các dự án đầu tư và kêu gọi đầu tư

TT

Chương trình dự án

Địa điểm

A

Giai đoạn đến năm 2020

1

Dự án sản xuất máy động lực (động cơ ôtô, tàu thủy)

Khu công nghiệp Sông Trà, các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

2

Dự án sản xuất máy móc phục vụ nông nghiệp

Các khu công nghiệp ven biển

3

Dự án sản xuất gia công thép ống, thép thanh; kéo lạnh thành hình chính xác cao

Khu công nghiệp Tiền Hải

4

Dự án sản xuất trang thiết bị, dụng cụ thể thao

Khu công nghiệp Sông Trà, khu công nghiệp Cầu Nghìn

5

Dự án đóng mới và sửa chữa tàu biển

Huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải

6

Dự án Sản xuất, lắp ráp máy CNC và chi tiết máy CNC

Khu công nghiệp Sông Trà, khu công nghiệp Cầu Nghìn

 

Công nghiệp hỗ trợ

7

Dự án sản xuất phụ tùng ô tô và thiết bị điện liên quan

Khu công nghiệp Cầu Nghìn, các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

8

Dự án sản xuất phụ tùng, phụ kiện hệ thống cung cấp nhiên liệu ôtô

Các khu, cụm công nghiệp ven biển

9

Dự án sản xuất phụ tùng máy nông, lâm nghiệp, thiết bị đường thủy

Các khu, cụm công nghiệp ven biển

10

Dự án sản xuất các sản phẩm từ nhựa và chi tiết nhựa cho ôtô, xe máy

Các khu công nghiệp ven biển

11

Dự án sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ ngành đóng tàu, trong đó chế tạo động cơ tàu thủy, chế tạo chân vịt cho tàu, hệ thống điều khiển, thiết bị trên boong

Các khu, cụm công nghiệp ven biển

B

Giai đoạn 2021 - 2025

1

Dự án đóng mới, sửa chữa tàu biển

Huyện Thái Thụy và khu lấn biển

2

Dự án chế tạo, lắp ráp động cơ ô tô, máy nông nghiệp phục vụ nhu cầu về máy móc sản xuất nông nghiệp trong nước và xuất khẩu

Khu công nghiệp Sông Trà, khu công nghiệp Cầu Nghìn

3

Dự án sản xuất thiết bị cho ngành y tế và chăm sóc sức khỏe, máy móc thiết bị ngành môi trường, chế tạo thiết bị đo lường, quan trắc, sản xuất chế tạo thiết bị, máy móc điều khiển kỹ thuật số, máy móc thiết bị cho ngành dệt may, trang thiết bị, dụng cụ thể thao

Khu công nghiệp Sông Trà, khu công nghiệp Cầu Nghìn và các khu công nghiệp ven biển

4

Dự án sản xuất phụ tùng máy nông, lâm nghiệp, thiết bị đường thủy

Khu công nghiệp chuyên nông nghiệp Quỳnh Phụ và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ven biển

 

Công nghiệp hỗ trợ

5

Cơ khí chế tạo, sản xuất linh kiện, chi tiết động cơ

Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ven biển

6

Sản xuất linh kiện cơ khí cho sản xuất điện tử gia dụng, điện tử viễn thông

Khu công nghiệp Sông Trà

7

Dự án sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ ngành đóng tàu, trong đó chế tạo động cơ tàu thủy, chế tạo chân vịt cho tàu, hệ thống điều khiển, thiết bị trên boong

Các khu, cụm công nghiệp ven biển

8

Sản xuất phụ tùng, linh kiện cơ khí cho sản xuất điện tử, điện gia dụng, viễn thông, sản xuất, lắp ráp máy CNC và chi tiết máy CNC

Khu công nghiệp Sông Trà, khu công nghiệp Cầu Nghìn

* Định hướng đến năm 2030

Tiếp tục kêu gọi sản xuất máy móc thiết bị cho: Ngành dệt may - da giầy; sản xuất nông - lâm nghiệp; chế biến thủy, hải sản, thực phẩm; ngành y tế, ngành đóng và sửa chữa tàu thủy; lắp ráp ô tô.

Quan tâm nhiều đến các dự án sản xuất thiết bị cơ điện tử, máy móc CNC, rô bt, dây chuyền tự động hóa, máy móc chuyên dụng ngành chăm sóc sức khỏe; ngành giáo dục; ngành du lịch; ngành công nghiệp môi trường; ngành công nghiệp năng lượng và một số ngành khác.

3. Công nghiệp thiết bị điện, điện tử

a) Định hướng phát triển

- Thu hút đầu tư các dự án sản xuất và lắp ráp sản phẩm điện tử, viễn thông có quy mô lớn và hình thành mạng lưới các doanh nghiệp vệ tinh phục vụ sản xuất và lắp ráp sản phẩm cuối cùng.

- Tập trung vào lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, thiết kế mạch in, chip điện tử, bo mạch điều khiển, phần mềm các loại và linh kiện nhựa, cao su cung ứng cho các nhà sản xuất lắp ráp trong nước và xuất khẩu.

- Tăng cường liên kết với các tập đoàn đa quốc gia để tiếp nhận công nghệ hiện đại và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

b) Mục tiêu phát triển:

Giá so sánh 2010

Ngành thiết bị điện, điện từ

2015

2020

2025

Giá trị sản xuất công nghiệp (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

Giá trị sản xuất công nghiệp (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

Giá trị sản xuất công nghiệp (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

618,1

1,64%

973

1,28%

11.128

8,89%

Tốc độ tăng bq (%/năm)

2011-2015

11,77%

2016-2020

9,50%

2021-2025

62,80%

c) Các dự án đầu tư và kêu gọi đầu tư

TT

Chương trình dự án

Địa điểm

A

Giai đoạn đến năm 2020

1

Dự án sản xuất, lắp ráp sản phẩm điện tử, điện gia dụng

Khu công nghiệp Sông Trà, các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

2

Dự án sản xuất, lắp ráp máy móc thiết bị ngành viễn thông

Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

 

Công nghiệp hỗ trợ

3

Dự án sản xuất linh kiện điện tử

Khu công nghiệp Sông Trà, các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

4

Dự án sản xuất dây cáp điện, cáp viễn thông

Khu công nghiệp Sông Trà, các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

5

Dự án sản xuất mạch in, thiết bị điện tử

Khu công nghiệp Sông Trà, các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

6

Dự án sản xuất linh kiện nhựa và linh kiện cho lắp ráp điện tử

Khu công nghiệp Sông Trà, các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

7

Dự án sản xuất đồ gia dụng: Nồi cơm điện, máy điều hòa, tủ lạnh, máy rửa bát, bình nước nóng

Khu công nghiệp Sông Trà, các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

B

Giai đoạn 2021-2025

1

Dự án sản xuất và lắp ráp máy móc thiết bị kỹ thuật điện như: Máy phát điện, tổ hợp thiết bị năng lượng, năng lượng tái tạo, máy biến áp chuyên dùng, các động cơ điện

Khu công nghiệp Sông Trà, khu công nghiệp Cầu Nghìn và các khu công nghiệp ven biển

2

Dự án sản xuất và lắp ráp sản phẩm điện và điện tử

Khu công nghiệp Sông Trà, khu công nghiệp Cầu Nghìn và các khu công nghiệp ven biển

3

Dự án sản xuất các thiết bị, dụng cụ phân tích lý, hóa, đo ánh sáng, chế tạo thiết bị, dụng cụ đo, kiểm: La bàn, thiết bị lái; đo, kiểm cho chất lỏng, khí; đo kiểm áp, sản xuất các thiết bị đo chính xác, kỹ thuật số

Khu công nghiệp Sông Trà, khu công nghiệp Cầu Nghìn và các khu công nghiệp ven biển

 

Công nghiệp hỗ trợ

4

Dự án sản xuất chip điện tử, IC, bo mạch điều khiển

Khu công nghiệp Sông Trà, khu công nghiệp Cầu Nghìn

5

Dự án sản xuất mạch tích hợp, bộ nhớ dung lượng cao và thiết bị lưu trữ

Khu công nghiệp Sông Trà, khu công nghiệp Cầu Nghìn

6

Dự án sản xuất các thiết bị mạng và thiết bị bảo mật, sản xuất thiết bị mạng, thiết bị ngoại vi, sản xuất các vi mạch điện tử phục vụ ngành công nghệ cao

Khu công nghiệp Sông Trà, khu công nghiệp Cầu Nghìn và các khu công nghiệp ven biển

* Định hướng đến năm 2030

Tiếp tục xúc tiến kêu gọi các dự án đầu tư sản xuất linh phụ kiện và lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh trong các lĩnh vực chế tạo thiết bị điện tử.

Tập trung vào các dự án sản xuất các sản phẩm bằng công nghệ cao: Chế tạo rô-bốt, thiết bị chuyên dụng thông minh trong các ngành tài chính; ngân hàng; du lịch; chăm sóc sức khỏe; giáo dục; nghiên cứu khoa học; vận tải hàng hải, hàng không. Chế tạo vật liệu ứng dụng trong công nghiệp điện tử: Các vật liệu định hình và vi tinh thể, vật liệu từ nano, vật liệu và linh kiện quang - điện tử phục vụ cho lĩnh vực viễn thông, tự động hóa.

Hợp tác phát triển phần mềm game, phần mềm điều khiển, phần mềm phục vụ sản xuất các sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao nhất là các phần mềm thiết kế cho các máy móc thiết bị điều khiển bằng máy tính CNC.

4. Ngành công nghiệp hóa chất

a) Định hướng phát triển

Ưu tiên phát triển sản xuất sản phẩm từ nhựa, trong đó tập trung sản xuất các sản như: Các loại chi tiết nhựa phục vụ lắp ráp sản phẩm cuối cùng trong công nghiệp ô tô, điện tử, điện lạnh, ti vi, máy tính, điện thoại, đồ chơi cao cấp.

b) Mục tiêu phát triển:

Giá so sánh 2010

Ngành hóa chất

2015

2020

2025

Giá trị sản xuất công nghiệp (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

Giá trị sản xuất công nghiệp (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

Giá trị sản xuất công nghiệp (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

2.876

7,62%

3.022

3,98%

3.419

2,73%

Tốc độ tăng bq (%/năm)

2011-2015

29,69%

2016-2020

1,00%

2021-2025

2,50%

c) Các dự án đầu tư và kêu gọi đầu tư

TT

Chương trình dự án

Địa điểm

A

Giai đoạn đến năm 2020

1

Dự án sản xuất các sản phẩm từ nhựa

Khu công nghiệp Sông Trà, khu công nghiệp Tiền Hải

2

Dự án sản xuất các sản phẩm đồ chơi từ nhựa, hợp kim

Khu công nghiệp Sông Trà, khu công nghiệp Tiền Hải

3

Dự án sản xuất dược phẩm và thiết bị y tế, chuyên sản xuất các loi thuốc tân dược có chất lượng cao

Khu công nghiệp Sông Trà

4

Dự án sản xuất hóa mỹ phẩm

Khu công nghiệp Sông Trà

5

Dự án sản xuất bao nhựa sinh học tự hủy

Khu công nghiệp Sông Trà, khu công nghiệp Tiền Hải

 

Công nghiệp hỗ trợ

 

6

Dự án Sản xuất các sản phẩm từ nhựa và chi tiết nhựa cho ô tô, xe máy, sản phẩm linh kiện, bộ phận bằng nhựa cho thiết bị điện tử và thiết bị gia dụng

Khu công nghiệp Sông Trà

B

Giai đoạn 2021 - 2025

1

Dự án sản xuất hóa mỹ phẩm cao cấp và các sản phẩm chăm sóc cá nhân

Khu công nghiệp huyện Tiền Hải và huyện Thái Thụy

 

Công nghiệp hỗ trợ

 

2

Dự án sản xuất các sản phẩm nhựa kỹ thuật (chi tiết, phụ tùng nhựa cho ôtô, xe máy, đồ điện tử, viễn thông)

Các khu công nghiệp ven biển

* Định hướng đến năm 2030

Thu hút đầu tư vào ngành hóa dược hóa mỹ phẩm; Chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất các chất kháng sinh, thuốc thú y, thực phẩm chức năng, các chất tẩy rửa, chất điều hòa sinh trưởng và các phụ gia cho thực phẩm, mỹ phẩm.

Phát huy công suất các nhà máy đã được đầu tư trong giai đoạn trước, đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư công nghệ hiện đại, tiên tiến tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu ra các nước trong khu vực.

5. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

a) Định hướng phát triển

- Tập trung phát triển sản xuất gốm, sứ xây dựng và thiết bị vệ sinh và khuyến khích phát triển các loại vật liệu mới có chất lượng và giá trị kinh tế cao như: Vật liệu trang trí nhẹ, siêu nhẹ, vật liệu chống cháy, cách âm, cách nhiệt. Không khuyến khích mở rộng đầu tư dự án nhà máy xi măng trắng để bảo đảm môi trường.

- Đầu tư các cơ sở sản xuất với quy mô công suất vừa và lớn, công nghệ tiên tiến hiện đại, tiêu tốn ít năng lượng, từng bước loại bỏ các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.

b) Mục tiêu phát triển

Giá so sánh 2010

Ngành sản xuất Vật liệu xây dựng

2015

2020

2025

Giá trị sản xuất công nghiệp (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

Giá trị sản xuất công nghiệp (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

Giá trị sản xuất công nghiệp (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

3.064

8,12%

5.747

7,57%

11.609

9,28%

Tốc độ tăng bq (%/năm)

2011-2015

11,51%

2016-2020

13,40%

2021-2025

15,10%

c) Các dự án đầu tư và kêu gọi đầu tư

TT

Chương trình dự án

Địa điểm

A

Giai đoạn đến năm 2020

1

Dự án sản xuất thiết bị vệ sinh, vật liệu bằng gốm, sứ sử dụng nhiên liệu khí mỏ

Khu công nghiệp Tiền Hải

2

Dự án sản xuất vật liệu xây dựng không nung với công nghệ hiện đại tận dụng nguồn xỉ than của Trung tâm Nhiệt điện Thái Bình

Trung tâm Nhiệt điện Thái Bình

3

Dự án sản xuất vật liệu xây dựng không nung

Khu vực ven các sông và huyện Tiền Hải

 

Công nghiệp hỗ trợ

 

4

Dự án nhà máy sản xuất phụ kiện sứ vệ sinh

Khu công nghiệp Tiền Hải

B

Giai đoạn 2021 - 2025

1

Dự án sản xuất thiết bị, vật liệu bằng gốm, sứ sử dụng nhiên liệu khí mỏ.

Khu công nghiệp Tiền hải

2

Dự án sản xuất vật liệu chống cháy và các vật liệu cách âm, cách nhiệt trúc xonotlite...

Các khu, cụm công nghiệp ven biển

3

Dự án sản xuất gạch ceramic, gạch grannit, gạch không nung

Khu công nghiệp Tiền Hải và các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

4

Dự án sản xuất vật liệu nhẹ, siêu nhẹ dùng để làm tường, vách ngăn

Các khu công nghiệp ven biển

 

Công nghiệp hỗ trợ

 

5

Dự án nhà máy sản xuất phụ kiện sứ vệ sinh

Khu công nghiệp Tiền Hải

* Định hướng đến 2030

Kêu gọi đầu tư vào sản xuất vật liệu nhẹ, vật liệu trang trí và vật liệu chống cháy. Phát triển khoa học công nghệ, đưa công nghệ mới và thiết bị hiện đại vào sản xuất vật liệu xây dựng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Đầu tư ứng dụng kỹ thuật mới, tiên tiến vào sản xuất các loại vật liệu mới, vật liệu cao cấp, vật liệu tổng hợp phục vụ xây dựng và trang trí nội thất.

6. Công nghiệp chế biến nông, thủy sản, thực phẩm

a) Định hướng phát triển

- Bố trí các cơ sở chế biến phù hợp với không gian, kết hợp đầu tư, đổi mới công nghệ để chế biến sâu, tạo sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao kết hợp với tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật, đặc biệt là sử dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản, sơ chế nhằm ổn định nguồn nguyên liệu chế biến nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông sản. Hình thành và phát triển khu công nghiệp chuyên nông nghiệp tại huyện Quỳnh Phụ.

- Phát triển sản xuất phải gắn với phát triển vùng nguyên liệu, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần giải quyết lao động nông thôn và đáp ứng yêu cầu của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

- Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ sở chế biến với nông dân để có nguồn nguyên liệu dồi dào, ổn định, chất lượng cao, tạo điều kiện cho các cơ sở chế biến phát huy hết công suất thiết kế và có cơ hội mở rộng sản xuất.

- Chú trọng phát triển các thị trường xuất khẩu và duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tới các thị trường nhiều tiềm năng như Mỹ, Nhật, EU.

b) Mục tiêu phát triển:

Giá so sánh 2010

Ngành chế biến nông, thủy sản, thực phẩm

2015

2020

2025

Giá trị sản xuất công nghiệp (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

Giá trị sản xuất công nghiệp (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

Giá trị sản xuất công nghiệp (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

8.136

21,55%

10.071

13,26%

13.605

10,87%

Tốc độ tăng bq (%/năm)

2011-2015

5,58%

2016-2020

4,36%

2021-2025

6,20%

c) Các dự án đầu tư và kêu gọi đầu tư

TT

Chương trình dự án

Địa điểm

A

Giai đoạn đến năm 2020

1

Dự án chế biến ngao (chế biến ngao thương phẩm để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu)

Các khu, cụm công nghiệp ven biển

2

Dự án chế biến gạo, ngô, đậu tương, khoai tây chủ yếu từ nguyên liệu địa phương

Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

3

Dự án chế biến gạo và đầu tư thêm một số dây chuyền xay xát cỡ nhỏ và trung bình

Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

4

Dự án sản xuất thịt hun khói, xúc xích, lạp xưởng

Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh

5

Đầu tư mới một số cơ sở giết mổ gia cầm tập trung quy mô công nghiệp (cung cấp thịt tươi cho thị trường)

Các huyện trong tỉnh

6

Dự án sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản

Các khu công nghiệp ven biển

7

Dự án khu công nghiệp chuyên nông nghiệp

Huyện Quỳnh Phụ

B

Giai đoạn 2021 - 2025

1

Nhà máy chế biến thực phẩm từ lợn, gia cầm, chế biến thủy sản

Các khu, cụm công nghiệp ven biển

2

Đầu tư xưởng đông lạnh, sơ chế thịt gia súc, gia cầm, để bảo quản hoặc sơ chế rau quả

Các huyện trong tỉnh

3

Kêu gọi đầu tư mới dây chuyền sản xuất nấm hộp; chế biến khoai tây ăn liền; chế biến rau quả xuất khẩu

Các huyện trong tỉnh

4

Dự án sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản

Các khu công nghiệp ven biển

5

Dự án chế biến thực phẩm và sản xuất bánh kẹo cao cấp

Các khu, cụm công nghiệp ven biển

6

Dự án Khu công nghiệp chuyên nông nghiệp

Huyện Quỳnh Phụ

* Định hướng đến năm 2030

- Kêu gọi các dự án chế biến thực phẩm và sản xuất bánh kẹo cao cấp.

- Quy hoạch và tích cực xây dựng vùng nguyên liệu ngô, đỗ tương ở Vũ Thư, Tiền Hải, Thái Thụy, Hưng Hà, Đông Hưng và Kiến Xương cung cấp một phần nguyên liệu cho chế biến thức ăn chăn nuôi.

- Chủ động đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ, trong đó ưu tiên đầu tư máy, thiết bị tiên tiến, tự động hóa dây chuyền sản xuất, đảm bảo trong giai đoạn tới hầu hết các cơ sở chế biến tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

7. Công nghiệp năng lượng

a) Định hướng phát triển

- Tập trung hoàn thiện hệ thống các nhà máy nhiệt điện than đúng kế hoạch để đến năm 2020 đi vào sản xuất ổn định và chú trọng vào khả năng cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện than.

- Khuyến khích thu hút đầu và phát triển năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời).

- Khai thác hiệu quả hệ thống thu gom và phân phối khí mỏ Thái Bình và mỏ Hàm Rồng lô 102 và 106; hệ thống phân phối khí thấp áp tại Khu công nghiệp Tiền Hải phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp tại Khu công nghiệp Tiền Hải và trong tỉnh.

b) Mục tiêu phát triển:

Giá so sánh 2010

Ngành năng lượng

2015

2020

2025

Giá trị sản xuất công nghiệp (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

Giá trị sản xuất công nghiệp (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

Giá trị sản xuất công nghiệp (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

222

0,59%

16.343

21,52%

18.491

14.78%

Tốc độ tăng bq (%/năm)

2011-2015

-1,09%

2016-2020

136,20%

2021-2025

0,74%

c) Các dự án đầu tư và kêu gọi đầu tư

TT

Chương trình dự án

Địa điểm

A

Giai đoạn đến năm 2020

1

Dự án sản xuất khí gas (sử dụng nguồn nguyên liệu khí mỏ Tiền Hải; phục vụ nhu cầu thị trường trong nước)

Khu công nghiệp Tiền Hải

2

Hệ thống đường ống phân phối khí thấp áp cho khu vực Tiền Hải (giai đoạn 2)

Khu vực Tiền Hải

B

Giai đoạn 2021 - 2025

1

Hệ thống phân phối khí CNG tại Tiền Hải (giai đoạn 2)

Khu vực Tiền Hải

2

Hệ thống đường ống chính ngoài khơi: Đường ống thu gom khí các mỏ tiềm năng khác thuộc Lô 102/106 & 103/107 về bờ tại Tiền Hải

Khu vực Tiền Hải

3

Các đường ống thu gom khí: Đường ống thu gom khí các mỏ tiềm năng Hồng Long, Hắc Long, Bạch Long, Địa Long, thuộc các Lô 102/106 và 103/107

Khu vực Tiền Hải

4

Các đường ống thu gom khí: Đường ống thu gom các mỏ tiềm năng của các Lô 102/106 và 103/107 kết nối với đường ống thu gom khí Hàm Rồng Thái Bình

Khu vực Tiền Hải

* Định hướng đến năm 2030

- Hệ thống đường ống cao áp trên bờ: Hệ thống đường ống cao áp vận chuyển khí các mỏ tiềm năng của các Lô/mỏ của khu vực bể Sông Hồng từ LFS Tiền Hải đến khu vực Thái Bình.

- Hệ thống đường ống phân phối khí thấp áp và sản xuất CNG: Hệ thống đường ng phân phối khí thấp áp cho khu vực Tiền Hải (giai đoạn 3).

- Hệ thống đường ống phân phối khí thấp áp và sản xuất CNG: Hệ thống sản xuất CNG tại Tiền Hải (giai đoạn 3).

IV. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

1. Nhu cầu vốn đầu tư cho các ngành công nghiệp

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển dự kiến cho giai đoạn 2016-2025: Khoảng 208.078 tỷ đồng, trong đó: Giai đoạn đến 2020 khoảng 76.196 tỷ đồng và giai đoạn 2021-2025 khoảng 131.882 tỷ đồng.

- Vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2016-2020 khoảng 11.196 tỷ đồng và giai đoạn 2021-2025 khoảng 130.932 tỷ đồng.

- Vốn đầu tư cho phát triển ngành năng lượng (gồm sản xuất điện, ga, khí đốt) giai đoạn 2016-2020 khoảng 65.000 tỷ đồng và giai đoạn 2021-2025 là 950 tỷ đồng.

Bảng 3. Vốn đầu tư cho các chuyên ngành công nghiệp

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT

Hạng mục

2016-2020

2021-2025

A

Công nghiệp chế biến, chế tạo

11.196

130.932

1

Dệt may - da giầy

3.356

20.321

2

Cơ khí, chế tạo

5.600

32.150

3

Thiết bị điện, điện tử

540

72.100

4

Hóa chất (gồm cả hóa dược, hóa mỹ phẩm)

80

2.300

5

Sản xuất vật liệu xây dựng

800

2.200

6

Chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm

820

1.861

B

Công nghiệp năng lượng

65.000

950

 

Tổng vốn A+B

76.196

131.882

2. Các giải pháp huy động vốn

Khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp giai đoạn 2016-2025 khoảng 208.078 tỷ đồng, phương thức như sau:

a) Nguồn vốn trong nước

- Nguồn vốn huy động từ Ngân sách: Dự kiến trong số vốn cần đầu tư giai đoạn từ 2016 - 2025, Ngân sách nhà nước cần để hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp, nhất là cho cụm công nghiệp, xúc tiến kêu gọi đầu tư, các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ khác khoảng 3.321 tỷ đồng, tương đương 1,5%.

- Nguồn vốn doanh nghiệp và vốn vay: Huy động vốn tự có của các doanh nghiệp và vốn vay của doanh nghiệp. Dự báo huy động được 52.019 tỷ đồng, chiếm khoảng 25%.

b) Nguồn vốn nước ngoài

Dự báo khả năng thu hút từ các nguồn vốn nước ngoài khoảng 152.937 tỷ đồng, chiếm khoảng 73,5%.

Chương II

GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. Xác định phạm vi và vấn đề môi trường chính liên quan đến quy hoạch

1. Phạm vi thực hiện ĐMC

a) Phạm vi không gian

Phần lớn hệ thống các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

b) Phạm vi thời gian

Giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

2. Các vấn đề môi trường chính liên quan đến quy hoạch

a) Cơ sở xác định các vấn đề môi trường cốt lõi

Việc xác định các vấn đề môi trường cốt lõi của tỉnh (hiện tại và đến năm 2025) được tiến hành dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn sau đây:

- Hiện trạng tài nguyên đất, tài nguyên nước mặt, nước ngầm và tài nguyên khoáng sản khu vực quy hoạch công nghiệp.

- Hiện trạng và xu thế diễn biến chất lượng môi trường đất, nước, không khí và đa dạng sinh học trên địa bàn các huyện, thành phố trong những năm qua.

- Hiện trạng các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động sản xuất công nghiệp.

- Dự báo diễn biến môi trường trên địa bàn tỉnh.

b) Nhận diện các vấn đề môi trường chính liên quan đến quy hoạch

Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển công nghiệp trong quy hoạch, nhóm tư vấn ĐMC nhận định các vấn đề môi trường xã hội sẽ được cải thiện rất nhiều khi thực hiện quy hoạch, vì đó chính là mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy, các vấn đề môi trường cốt lõi có liên quan đến quy hoạch được nhận dạng để nghiên cứu trong ĐMC này là các vấn đề môi trường tự nhiên, chịu tác động (cả tiêu cực và tích cực) bởi quy hoạch và nó sẽ ảnh hưởng trở lại các mục tiêu và nội dung quy hoạch. Các vấn đề môi trường cốt lõi được nhận diện là:

- Suy giảm nguồn tài nguyên nước;

- Suy thoái tài nguyên đất;

- Gia tăng chất thải tại các khu, cụm công nghiệp;

- Xu thế xảy ra rủi ro sự cố môi trường và biến đổi khí hậu.

Bảng 4. Các vấn đề môi trường cốt lõi và nội dung quy hoạch liên quan

TT

Các vấn đề môi trường cốt lõi

Các nội dung quy hoạch liên quan

1

Suy giảm nguồn tài nguyên nước

- Khai thác nước phục vụ quá trình xây dựng hạ tầng công nghiệp.

- Khai thác nước phục vụ hoạt động của công nghiệp.

- Phát triển công nghiệp cơ khí, chế tạo, sản xuất thiết bị điện tử; sản xuất công nghiệp phụ trợ cho các ngành cơ khí, đóng tàu, thiết bị điện tử, nhựa; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất nhựa; may mặc; giầy da; thủ công mỹ nghệ; công nghiệp phục vụ nông nghiệp.

2

Suy thoái tài nguyên đất

- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất;

- Xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp

- Phát triển hạ tầng giao thông

- Quy hoạch bãi chôn lấp và khu xử lý chất thải

3

Gia tăng cht thải tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Phát triển hệ thống đô thị

- Xây dựng hạ tầng công nghiệp

- Chất thải phát sinh từ các hoạt động công nghiệp cơ khí, chế tạo, sản xuất thiết bị điện tử; sản xuất công nghiệp phụ trợ cho các ngành cơ khí, đóng tàu, thiết bị điện tử, nhựa; sản xuất gốm, sứ; sản xuất nhựa; may mặc; giầy da; thủ công mỹ nghệ; công nghiệp phục vụ nông nghiệp

4

Rủi ro sự cố môi trường và thiên tai, đặc biệt do biến đổi khí hậu

- Xây dựng hạ tầng công nghiệp

- Phát triển hạ tầng giao thông

- Hoạt động sản xuất công nghiệp

II. Đánh giá sự phù hợp giữa quan điểm, mục tiêu của Quy hoạch với quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường

Theo Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, về quan điểm, mục tiêu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 như sau:

1. Quan điểm chỉ đạo

- Bảo vệ môi trường là yêu cầu sống còn của nhân loại; chiến lưc bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không tách rời của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển bền vững; bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại nhưng vẫn giữ được tiềm năng và cơ hội cho các thế hệ mai sau; đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.

- Phát triển phải tôn trọng các quy luật tự nhiên, hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường; khuyến khích phát triển kinh tế phù hợp với đặc tính sinh thái của từng vùng, ít chất thải, các-bon thấp, hướng tới nền kinh tế xanh.

- Ưu tiên phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm; coi trọng tính hiệu quả, bền vững trong khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học; từng bước phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, là nghĩa vụ của mọi người dân; phải được thực hiện thống nhất trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, phân cấp cụ thể giữa Trung ương và địa phương; kết hợp phát huy vai trò của cộng đồng, các tổ chức quần chúng và hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Tăng cường áp dụng các biện pháp hành chính, từng bước áp dụng các chế tài hình sự, đồng thời vận dụng linh hoạt các cơ chế kinh tế thị trường nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, bảo đảm các quy định của pháp luật các yêu cầu, quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường được thực hiện.

- Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ tài nguyên và các giá trị của môi trường phải trả tiền; gây ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và đa dạng sinh học phải trả chi phí khắc phục, cải tạo, phục hồi và bồi thường thiệt hại.

2. Mục tiêu tổng quát

Kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường sống; nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

3. Mục tiêu cụ thể

Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng mới đạt yêu cầu về môi trường 100%; tỷ lệ khu công nghiệp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường 95%; tỷ lệ làng nghề truyền thống đạt yêu cầu về môi trường 60%; không xảy ra vụ sự cố hóa chất nào; tỷ lệ khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu 95%; tỷ lệ chất thải rắn công nghiệp thông thương được tái sử dụng, tái chế hoặc thu hồi năng lượng, sản xuất phân bón đạt 85%; tỷ lệ chất thải rắn công nghiệp nguy hại được xử lý, tiêu hủy đạt 85%; thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 157/UBND-NNTNMT ngày 17/01/2017 về việc thực hiện thu hút đầu tư gắn với bảo vệ môi trường.

4. Tầm nhìn đến năm 2030

Ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng môi trường sống; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, các-bon thấp sự thịnh vượng và phát triển bền vững đất nước.

III. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực hiện quy hoạch

Xu thế diễn biến của các vấn đề môi trường cốt lõi khi thực hiện quy hoạch được dự báo trong bối cảnh các quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh đến 2020 sẽ được thực hiện và tác động của biến đổi khí hậu ngày càng thể hiện rõ ràng.

1. Suy giảm nguồn tài nguyên nước

a) Nước mặt

Hiện nay nguồn nước của một số sông trên địa bàn tỉnh có nguy cơ bị ô nhiễm, chất lượng nguồn nước dễ bị ô nhiễm bởi hàm lượng chất hữu cơ, amoni, kim loại nặng,... vượt giới hạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (mức A2 trong QCVN 08: 2008/BTNMT). Suy thoái tài nguyên nước (cả về số lượng và chất lượng) làm gia tăng nguy cơ phát sinh các chi phí xử lý nước cấp, nước đầu vào cho các mục đích sử dụng nước khác nhau, đặc biệt là nước đầu vào cho các ao hầm nuôi thủy sản và nguy cơ thiếu nước canh tác nông nghiệp trong vụ hè thu.

Một số sông cũng đang có nguy cơ bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp chưa qua xử lý xả trực tiếp vào nguồn nước từ các hộ gia đình và tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Đặc biệt là nước thải từ các khu công nghiệp đóng tàu, các bãi rác ven sông, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệplà những tác nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước.

Tình trạng vi phạm, lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi dọc hai bên bờ sông diễn ra với nhiều hình thức như: Khoanh ao, đầm nuôi trồng thủy sản; trồng cây lâu năm, cây ăn quả trên bờ kênh; san lấp bờ kênh để cấy lúa, trồng rau; làm nhà tạm, kể cả nhà kiên cố trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; mai táng sát bờ kênh, bờ sông.

b) Nước dưới đất

Nguồn nước ngầm có xu hướng bị ô nhiễm ngày càng tăng do kết quả của việc thoát nước bề mặt và xử lý nước thải không đạt yêu cầu.

Cần theo dõi xu thế sụt giảm mực nước ngầm do khai thác sử dụng quá mức và nguồn bổ cập tự nhiên bị thu hẹp dần. Đặc biệt cần lưu ý đến khả năng gia tăng khai thác nước ngầm bổ sung nhu cầu nước cho phát triển nông nghiệp trong bối cảnh thiếu nước mặt vụ hè thu cũng như phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong mùa khô.

2. Suy thoái tài nguyên đất

Các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, đã phá vỡ cấu trúc tự nhiên của đất. Việc đắp đê bao, đào hệ thống kênh mương ngang, dọc đã chia cắt đất nông nghiệp thành nhiều ô nhỏ, cùng với việc tôn nền đất ở, làm đường giao thông tránh lũ, liên tiếp trồng cây đã tạo nên những thay đổi về địa hình và tính chất của đất.

Tích tụ ô nhiễm và suy thoái đất tại các vùng chuyên canh nông nghiệp do thâm canh tăng vụ, đặc biệt trong vùng đê bao kiểm soát lũ. Việc canh tác lúa liên tục làm đất mất dưỡng chất, tích tụ nhiều chất độc (thuốc diệt cỏ, thuốc sâu và bệnh), vì để duy trì năng suất cao, nông dân phải gia tăng số lượng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ...; biến đổi môi trường đất tại các vùng chuyên canh nuôi thủy sản ao/hầm do đào bới đất, đổ thải bùn đáy ao nuôi.

Ô nhiễm, suy thoái đất tại các khu vực bãi rác, nơi đổ rác bừa bãi.

Do biến đổi khí hậu và xây dựng hồ chứa ở thượng lưu, dòng chảy sẽ giảm trong mùa mưa và giảm bớt khả năng rửa đất, dẫn tới làm trầm trọng hơn sự muối hóa và kiềm hóa đất ở các đồng bằng cửa sông.

3. Gia tăng chất thải tại các khu cụm công nghiệp

Gia tăng lượng nước thải và chất thải rắn sinh hoạt do tăng dân số.

Gia tăng lượng chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt là chất thải nguy hại.

Gia tăng bùn nạo vét cống và xử lý nước thải tập trung.

Môi trường tại các vùng sản xuất nông nghiệp và khu vực nông thôn sẽ tiếp tục bị sức ép từ các chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi và các dư lượng phân bón, thuốc BVTV trong nông nghiệp. Đặc biệt, việc xây dựng các cụm/tuyến dân cư vượt lũ sẽ làm gia tăng việc tập trung các chất thải nông nghiệp.

4. Xu thế xảy ra rủi ro sự cố môi trường và biến đổi khí hậu

a) Xu thế gia tăng sự cố môi trường do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Một số sự cố môi trường liên quan đến biến đổi khí hậu có thể xảy ra như sau:

- Mực nước biển trung bình dâng cao, nhất là mực nước đỉnh triều sẽ đẩy nước mặn từ biển vào sâu trong đất liềnlàm cho những vùng thấp trũng ở có nguy cơ ngập lụt.

- Nước biển dâng sẽ mở rộng vùng xâm nhập mặn, thu hẹp diện tích vùng nước ngọt.

- Nước biển dâng cản trở trực tiếp thoát lũ ra biển, làm cho mực nước trên các sông chính dâng cao gây ngập trên diện rộng hơn và kéo dài thời gian ngập lụt. Lũ sớm trong tương lai có thể cao hơn, thời gian thoát lũ về cuối vụ dài hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch canh tác. Quy mô các khu dân cư vượt lũ hiện nay sẽ bị đe dọa khi mực nước dâng cao hơn dự kiến.

- Chế độ mưa thay đổi có thể gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô, gây khó khăn cho việc cấp nước và tăng mâu thuẫn trong sử dụng nước...

- Tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng, ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm, gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp.

- Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng cũng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh....

- Tăng nguy cơ ngập nước các tuyến giao thông quan trọng, tăng xói lở mặt và nền đường bộ, tăng nguy xói lở và cạn kiệt các luồng đường thủy....

- Nguy cơ ngập lụt và thách thức trong tiêu thoát nước ở các đô thị và xử lý nước thải nhiễm bẩn từ các khu công nghiệp.

- Tăng tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh. Tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan. Tăng số người chết do thiên tai; tăng nghèo, đói do giảm thu nhập, mất nhà cửa...

Các váng nước do thủy triều đỏ đọng lại trên các bãi triều nuôi, trồng thủy sản có thể làm tỷ lệ chết của các đối tượng thủy sinh và suy giảm nguồn lợi thủy sản.

b) Sự cố môi trường do các hoạt động của khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Sự cố vỡ đê bao tại các vùng đê bao chống lũ triệt để. Khi đó mọi đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội trong vùng đê bao đều bị nhận chìm trong nước lũ, hệ động thực vật tự nhiên và nuôi trồng bị chết và thối rữa cùng với các chất ô nhiễm tích tụ lâu ngày trong đó hòa lẫn vào nước lũ và lan truyền đi nơi khác, gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng (điều này đã từng xảy ra ở An Giang, Đồng Tháp vào mùa lũ lịch sử năm 2000 gây tổn thất nặng nề về tính mạng, tài sản và môi trường).

Các sự cố cháy rừng tại các khu bảo tồn thiên nhiên sẽ phá hủy tính đa dạng sinh học tại chỗ, rất khó phục hồi hoặc tái tạo lại.

Sự cố nước lũ nhận chìm các bãi rác kéo theo hậu quả gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên diện rộng sau khi lũ rút.

Sự cố tràn dầu tại các kho xăng, dầu ven sông rạch; rò rỉ, phát tán chất thải nguy hại do không được thu gom, quản lý và xử lý đúng quy định.

Các sự cố kỹ thuật liên quan đến việc vận hành các nhà máy xử lý nước thải tập trung trong tương lai. Khi đó hệ thống xử lý buộc phải tạm ngưng hoạt động để sửa chữa, khắc phục. Nước thải tập trung về khu xử lý với lưu lượng lớn (thay vì xả thải phân tán tại nhiều cửa xả như hiện nay) mà không được xử lý sẽ nhanh chóng gây ô nhiễm môi trường nước tại khu vực cửa xả chung của khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

IV. Các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường

1. Các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch:

a) Giải pháp về công nghệ, kỹ thuật

- Các cơ sở công nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp phải lắp đặt và vận hành các hệ thống và biện pháp xử lý chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất theo đúng yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Khuyến khích các cơ sở áp dụng SXSH, ISO 14000. Khuyến khích, tập trung đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hệ thống xử lý nước thải khu, cụm công nghiệp theo giai đoạn, tiến độ cụ thể.

- Đối với các khu công nghiệp, phải có quy hoạch, thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng thu gom và xử lý nước thải, hệ thống thoát nước mưa, cây xanh phù hợp với quy hoạch chung.

- Các dự án trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp từng bước lựa chọn công nghệ, trang thiết bị sạch và phát sinh ít chất thải hướng đến công nghiệp xanh, công nghiệp sinh thái. Rà soát lại các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, quy hoạch cụm công nghiệp để di dời làng nghề gây ô nhiễm môi trường. Có lộ trình để di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp trong khu dân cư ra các khu, cụm công nghiệp.

Trồng các dải cây xanh, xây dựng cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường ở các khu, cụm công nghiệp, làng nghề mô hình quản lý, vận hành; nguồn lực khoa học công nghệ xử lý khí thải, nước thải và chất thải rắn phát sinh do các hoạt động sản xuất công nghiệp.

- Xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải từ khu vực nhà ăn, nhà vệ sinh được thu gom về bể cân bằng. Trước khi vào bể cân bằng, nước thải được tách rác bằng lưới chắn rác và thu hồi mỡ thông qua thiết bị bẫy mỡ. Bể cân bằng có tác dụng ổn định lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm. Từ bể cân bằng, nước thải sẽ được tiếp tục được đưa vào bể xử lý sinh học hiếu khí. Tại bể xử lý sinh học hiếu khí xảy ra quá trình sinh hóa, dưới tác động của vi sinh vật hiếu khí sống lơ lửng các chất hữu cơ hòa tan sẽ được phân hủy thành các chất vô cơ, CO2, H2O... và sinh khối. Tiếp theo, nước thải được đưa sang bể lắng, tại đây bùn sẽ được lắng xuống đáy bể. Một phần bùn sẽ được đưa về bể xử lý sinh học hiếu khí, phần bùn dư còn lại sẽ được đưa đi xử lý. Sau khi qua bể tự hoại, nồng độ các chất ô nhiễm đã giảm từ 60-65%, tuy nhiên vẫn cao hơn tiêu chuẩn cho phép (QCVN 14/2008).

- Xử lý nước mưa chảy tràn

Hệ thống thoát nước mưa trong nhà máy theo mương hở hoặc mương kín và đường cống bê tông cốt thép. Nước mưa từ các công trình nhà xưởng, đường bãi được gom về các hố ga. Cuối các tuyến ống lắp đặt các song chắn rác để tách rác có kích thước lớn trước khi chảy ra sông và ven biển. Ngoài biện pháp xử lý nêu trên, các biện pháp khác cũng được áp dụng phối hợp:

- Tách hệ thống thu gom nước thải với nước mưa để có biện pháp xử lý thích hợp.

- Xây dựng tường bao, mái che cho các khu vực thu gom, lưu trữ các loại chất thải. Không để nước mưa chảy tràn qua khu vực tập trung rác sinh hoạt, rác thải nguy hại, mang theo các chất ô nhiễm đưa xuống sông/ven biển.

- Không để các chất thải, dầu nhớt vương vãi khu vực nhà máy.

- Những khu vực có thể phát sinh nước thải nhiễm dầu sẽ bố trí phương tiện thu gom và đưa về khu vực xử lý nước thải.

- Định kỳ nạo vét duy trì độ sâu khu nước khu vực nhà máy.

- Bùn thải nạo vét được thu gom vận chuyển đến khu vực xử lý theo sự chỉ định của cơ quan quản lý môi trường địa phương.

- Bảo vệ, duy tu hệ thống cấp, thoát nước tại nhà máy cũng như tổ chức giám sát định kỳ chất lượng nước mặt tại khu vực nhà máy.

Các biện pháp khống chế tác động của hơi dung môi hữu cơ

Dung môi hữu cơ được sử dụng trong quá trình hàn nhúng các board mạch là hỗn hợp nhựa thông-toluen, Methylen (tỷ trọng 0,8). Đây là dung môi khá độc hại cho sức khỏe người lao động cũng như sức khỏe cộng đồng. Khả năng gây nổ cao. Các biện pháp: Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động như: Găng tay, kính bảo hộ, mặt nạ,... và yêu cầu người lao động phải sử dụng các trang bị đó; bộ phận y tế có sẵn phương án ứng cứu cần thiết khi xảy ra sự cố; cần lắp thêm bồn hấp thụ sau quạt gió, trước khi thải khí vào không trung.

Hệ thống quạt hút thu gom khí thải từ khâu hàn nhúng. Khí thu gom đó được dẫn đến buồng xử lý khí thải. Trong buồn hấp thụ, các chất thải như hơi chì, hơi dung môi,...bị các chất có tính hấp thụ cao như than hoạt tính hấp thụ. Vật liệu than hoạt tính được chọn là NORITRB có diện tích bề mặt tương đối lớn (1250m2/g) và được chế hóa chuyên dùng cho hấp thụ các loại hơi hóa chất, dung môi hữu cơ trong không khí, do vậy hiệu suất xử lý của các hệ thống cao khi được thiết kế chính xác.

Sau khi than hoạt tính đã bão hòa, hết khả năng sử dụng có thể thay thế than mới một cách dễ dàng. Than đã sử dụng được thu gom và đem xử lý tại các công ty môi trường.

- Quản lý chất thải rắn

Hạn chế tối đa lượng chất thải rắn phát sinh ngay từ khi lập dự án khả thi.

Thu gom và chứa các chất thải rắn hợp lý; phân loại chất thải để có biện pháp xử lý phù hợp.

Đối với chất thải rắn sinh hoạt: Bố trí các thùng rác và đặt ở các vị trí thích hợp như khu văn phòng, khu nhà ăn, các công xưởng và dọc tuyến giao thông trong khuôn viên dự án; bố trí công nhân thu gom về khu tập trung của dự án và hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển tới bãi xử lý.

Đối với chất thải rắn sản xuất có thể tái chế: Mẩu vụn kim loại, phế liệu, bụi kim loại, cao su, giấy bìa... được bán cho các đơn vị thu mua phế liệu tái sử dụng nhằm mục đích tiết kiệm chi phí.

Chất thải rắn sản xuất nguy hại như dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu, thùng can chứa dầu, sơn, dung môi, bụi sơn... cùng với phần nước chứa bụi tẩy rỉ, bụi sơn cần được xử lý theo quy chế xử lý chất thải nguy hại. Thu gom và hợp đồng với đơn vị chuyên trách xử lý theo Quy chế quản lý chất thải nguy hại tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. Vị trí tập kết các loại chất thải bố trí tại cuối nhà máy, có tường bao, mái che đ đảm bảo điều kiện vệ sinh và nước mưa không chảy tràn qua. Bằng giải pháp này, toàn bộ chất thải rắn sẽ được xử lý kịp thời, không bị tồn đọng và hạn chế gây ô nhiễm.

- Giảm thiểu tác động đến môi trường xã hội, phòng tránh sự cố môi trường

Xây dựng đê bao cho các bồn chứa nhiên liệu (hóa chất, dung môi) để kiểm soát rò rỉ và đề phòng sự cố tràn dung môi, hóa chất ra môi trường. Các bồn chứa được đặt trên bệ cao, được kiểm tra thường xuyên tránh hiện tượng rò rỉ thất thoát, tránh rơi vãi khi tiếp liệu. Chỉ dự trữ lượng xăng, dầu đủ dùng trong khoảng 10-15 ngày.

Chuẩn bị trước kế hoạch ứng cứu khi sự cố xảy ra, phổ biến kế hoạch cho tất cả công, nhân viên.

Những người vận hành thiết bị ứng cứu khi có sự cố phải được đào tạo, luyện tập; các thiết bị phòng chống sự cố luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.

b) Giải pháp về quản lý

- Cụ thể hóa chính sách bảo vệ môi trường nhằm giải quyết hợp lý các vấn đề phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái tài nguyên môi trường, thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

- Tổ chức quan trắc, lưu giữ và cập nhật thường xuyên liên tục, có hệ thống thông tin về chất lượng môi trường, xây dựng bản đồ sức chịu tải của môi trường trên toàn tỉnh phục vụ cho công tác quy hoạch và quản lý.

- Tăng cường thông tin và sự tham gia của cộng đồng dân cư và các tổ chức đoàn thể trong hoạt động giám sát môi trường.

- Công tác cán bộ quản lý môi trường: tổ chức thống nhất và phân cấp quản lý môi trường từ thành phố huyện xã, phường, thị trấn.

c) Định hướng về đánh giá tác động môi trường (sau đây viết tắt là ĐTM)

* Các dự án phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Các khía cạnh ĐTM cần lưu ý:

- Lựa chọn địa điểm phù hợp với quy hoạch, đặc biệt với quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước và phòng rủi ro thảm họa thiên tai;

- Sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, tiết kiệm tài nguyên;

- Xây dựng kế hoạch kiểm soát phát thải khí trong sản xuất, xử lý, hạn chế khí thải độc hại từ nguồn;

- Yêu cầu bắt buộc đối với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp là nhất thiết phải có quy hoạch xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải;

- Quy hoạch các vùng đệm, hành lang cây xanh giảm thiểu ô nhiễm bụi, tiếng ồn đối với các cụm công nghiệp. Quy hoạch công viên đảm bảo mật độ cây xanh cần thiết đối với các khu đô thị hiện đại;

- Có kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với rủi ro sự cố từ hoạt động sản xuất cũng như do thiên tai;

- Xây dựng khung pháp lý đền bù, di dân, tái định phù hợp với từng loại dự án để hạn chế tác động xấu do mất đất, mất nghề, thất nghiệp;

- Xây dựng chương trình hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, sinh kế, ổn định nhanh đời sống.

* Các dự án phát triển các nhà máy sản xuất linh kiện

Các khía cạnh ĐTM cần lưu ý:

Các khu công nghiệp và cụm công nghiệp hoạt động sản xuất trong khu vực đô thị, dân cư, phải được kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ các yêu cu về giải pháp xử lý và bảo vệ môi trường vì hiện nay phông môi trường nền ở các khu vực này đôi chỗ đã vượt quá ngưỡng chịu tải môi trường cả về môi trường không khí và môi trường nước. Ngoài ra huyện Tin Hải và huyện Thái Thụy là vùng có hệ sinh thái ven biển tiêu biểu cần có các giải pháp phòng ngừa hiệu quả trong bảo vệ đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng ngập mặn.

d) Các giải pháp khác

• Biện pháp phòng chống sự cố rò rỉ, cháy nổ

- Trong giai đoạn thi công, đối với địa bàn có thể còn bom mìn tồn dư thì hợp đồng với Bộ Chỉ huy quân sự địa phương tiến hành dò tìm và xử lý, giải phóng mặt bằng.

- Đối với cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp phải thiết kế kho chứa, bồn chứa dung môi, nhiên liệu, hóa chất đảm bảo an toàn kỹ thuật, hạn chế tối đa rò rỉ.

- Thường xuyên kiểm tra an toàn hệ thống đường ống nhiên liệu, đường ống dẫn khí, hóa chất, các bồn chứa để có biện pháp khắc phục kịp thời.

- Chuẩn bị kỹ các phương án xử lý khi xảy ra cháy, nổ.

- Trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy tại chỗ, các phương tiện được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ và luôn ở trong tình trạng sẵn sàng:

+ Phối hợp với cảnh sát phòng cháy chữa cháy để phòng chống cháy nổ

+ Thiết lập lộ trình sơ tán khẩn cấp cho công nhân và các phương tiện vận chuyển vào ra khu vực.

• An toàn lao động

- Trang bị đầy đủ và đúng chủng loại các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân như quần áo, găng tay, khẩu trang, kính, ủng...

- Đảm bảo các yếu tố vi khí hậu và môi trường lao động đạt Tiêu chuẩn vệ sinh lao động do Bộ Y tế ban hành.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho công nhân.

• Phòng chống thiên tai

- Xây dựng phương án phòng chống lụt, bão trước mùa mưa bão.

- Thành lập đội phòng chống thiên tai, đội ứng cứu, cứu hộ tại chỗ, bồi dưỡng kiến thức phòng chống, ứng cứu khi có sự cố do thiên tai xảy ra.

Chương III

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. NHÓM GIẢI PHÁP CẤP THIẾT

1. Giải pháp về truyền thông

Tăng cường nâng cao nhận thức về phát triển công nghiệp, đặc biệt trong điều kiện đặc thù của Thái Bình, một tỉnh diện tích chủ yếu là đất lúa, đất dành cho phát triển công nghiệp thấp và tỷ trọng của ngành công nghiệp trong cơ cấu các ngành kinh tế hiện nay chưa cao. Theo đó (1) đối với các sở, ban, ngành, địa phương cần nhận thức sâu sắc về vai trò của ngành công nghiệp trong phát triển kinh tế của tỉnh và trong chuyển đổi cơ cấu, để từ đó phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công. Thường xuyên báo cáo định kỳ về việc phối hợp triển khai phát triển công nghiệp và đề xuất những vướng mắc trong triển khai để Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời có giải pháp xử lý. (2) Đối với người dân, cần quán triệt sâu sắc về chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh; thông tin đầy đủ về kế hoạch phát hiển hạ tầng đặc biệt là thông tin về thu hồi đất phục vụ phát triển công nghiệp để công việc giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng hạ tầng được nhanh chóng và hiệu quả.

2. Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Tiếp tục xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp trong từng giai đoạn phù hợp với điều kiện phát triển trong từng thời kỳ, từng lĩnh vực.

- Có chính sách để kêu gọi các nhà đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp. Khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến tinh, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và công nghiệp nông thôn, các lĩnh vực công nghệ thông tin, sinh học, điện tử, vật liệu mới, các ngành có lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ hiện đại, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Đẩy mạnh việc triển khai hỗ trợ đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ; ưu tiên nguồn vốn ưu đãi cho các dự án đầu tư sản phẩm công nghiệp chủ lực; ngoài những chính sách chung của nhà nước, tỉnh cần có nguồn kinh phí hỗ trợ cho các nhà đầu tư thực hiện các chương trình nghiên cứu cải tiến công nghệ, nhằm khuyến khích các cá nhân trong các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu công nghệ mới.

- Hỗ trợ việc tổ chức các hoạt động tư vấn và một phần chi phí tư vấn về thiết kế sản phẩm, đổi mới công nghệ, mua hoặc cải tiến thiết bị, công nghệ.

- Hỗ trợ nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp (hướng dẫn tham gia chương trình xây dựng các hệ thống quản lý chất lượng hiện đại, hướng dẫn hỗ trợ đăng ký sở hữu công nghiệp). Cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá, tuyển chọn sản phẩm ưu tiên, sản phẩm khuyến khích phát triển để có cơ chế hỗ trợ phù hợp.

3. Đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực đầu tư

- Khuyến khích và đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực đầu tư về phát triển công nghiệp như hạ tầng về giao thông, hạ tầng trong các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp.

- Đẩy mạnh đa dạng hóa các nguồn vốn huy động đầu tư cho phát triển công nghiệp, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Cùng với đó, tỉnh cần đặc biệt quan tâm đến chất lượng, hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn đầu tư, phát triển hạ tầng.

- Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác quảng bá, giới thiệu về các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp cho các nhà đầu tư tiềm năng trên nhiều kênh thông tin.

- Hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, đạt trình độ tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa xuất khẩu. Ưu tiên các dự án có quy mô lớn của các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia nhằm tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu để tiếp nhận công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý, điều hành tiên tiến.

- Tiếp tục đổi mới công tác xúc tiến đầu tư theo hướng chuyên nghiệp, có trọng điểm đến năm 2020, trực tiếp tổ chức xúc tiến, kêu gọi đầu tư đến các Tập đoàn, Tổng Công ty lớn trong nước, các doanh nghiệp nm trong danh sách VNR 500 của Việt Nam, các doanh nghiệp có tiềm lực đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các Tập đoàn đa quốc gia của các nước Nhật Bản, Mỹ, EU, Hàn Quốc,... vào đầu tư tại Thái Bình.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Triển khai thực hiện tốt chương trình khuyến công theo Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công.

4. Giải pháp về xúc tiến đầu tư

Thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Thái Bình trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm thống nhất một đầu mối trong hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh phục vụ nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, nâng cao tính chuyên nghiệp, chất lượng của hoạt động xúc tiến đầu tư và phát huy đa dạng các hình thức xúc tiến, cả trực tiếp và gián tiếp, cả tại chỗ và bên ngoài.

Trung tâm sẽ xúc tiến đầu tư theo trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, tập trung xúc tiến đầu tư các đối tác, khu vực trọng điểm ở nước ngoài để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các ngành công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn, thân thiện với môi trường của tỉnh. Coi trọng phát huy và khai thác tính lan tỏa của các dự án lớn, nhà đầu tư lớn đầu tư vào Thái Bình để thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư, đối tác liên quan khác. Tập trung tạo điều kiện cho các dự án đã thu hút được triển khai thực hiện nhanh chóng và thuận lợi. Coi trọng và cung cấp thông tin nhanh, chính xác cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Thái Bình. Từng bước nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư Thái Bình so với các tỉnh, thành phố trong khu vực.

5. Cải cách thủ tục hành chính

Rà soát, đề xuất cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp.

- Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện cho các tổ chức và công dân để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh. Một số lĩnh vực trọng tâm cần tập trung là: Đầu tư, đăng ký doanh nghiệp, đất đai, khoa học và công nghệ và một số lĩnh vực khác.

- Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hành chính và kiểm soát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính các cấp.

- Triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP, ngày 06/2/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020.

6. Phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ cho ngành có lợi thế và có tiềm năng của Thái Bình như công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, da giầy, ngành cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng (gốm, sứ vệ sinh), coi đây như một khâu đột phá để phát triển ngành công nghiệp tỉnh trong giai đoạn tới và góp phần nâng cao giá trị tăng thêm của ngành, cũng như đáp ứng nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất trong nước và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

7. Đẩy nhanh tiến độ phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp

Chủ động, tích cực phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và các chủ đầu tư thúc đẩy nhanh quá trình thực hiện các công trình đầu mối trên địa bàn như hạ tầng giao thông, điện, nước đối với khu công nghiệp; xem đây là khâu then chốt để thu hút các dự án đầu tư lớn, dự án công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ.

Đối với các khu, cụm công nghiệp chưa được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng để đáp ứng nhu cầu phát triển, tỉnh có cơ chế tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng lãi suất thấp, thời hạn dài; thực hiện cơ chế bảo lãnh tín dụng (trong phạm vi pháp luật cho phép) để các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng có thể huy động vốn trực tiếp của các tổ chức và cá nhân (đặc biệt là vốn của các hộ dân được đền bù giải phóng mặt bằng và vốn của các doanh nghiệp đăng ký đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp) nhằm nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp.

Tập trung cao công tác chỉ đạo giải phóng mặt bằng, chú trọng các cơ chế, giải pháp đẩy nhanh việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng để có mặt bằng sạch đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư; ưu tiên nguồn lực tài chính xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp đã được thành lập tạo điều kiện cho các nhà đầu tư để phát triển công nghiệp.

Hình thành các khu, cụm công nghiệp ở khu vực ven biển, tận dụng diện tích bãi bồi ven biển và các lợi thế tiềm năng hiện có, hạn chế tối đa sử dụng đất lúa, nhằm xây dựng khu vực ven biển thành trọng điểm phát triển kinh tế, thực hiện hiệu quả các đột phá chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn tới.

II. NHÓM GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ

1. Giải pháp về vốn

- Thực hiện đầy đủ các chính sách thu hút đầu tư dưới nhiều hình thức; tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư trong ngoài nước của các nhà đầu tư, ưu tiên thu hút vốn đầu tư vào xây dựng hạ tầng.

- Đối với nguồn vốn của Nhà nước tập trung cho hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, cụm công nghiệp, giao thông, điện, nước, môi trường, phát triển nguồn nhân lực và đổi mới công nghệ. Thực hiện xã hội hóa đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.

- Rà soát lại các mục tiêu đầu tư, xác định rõ các trọng tâm, trọng điểm để tập trung đầu tư và chỉ đạo điều chỉnh cơ cấu đầu tư phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng; thực hiện đúng quy trình, quy chế quản lý đầu tư đảm bảo tiến độ và chất lượng của các dự án; tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm toán việc sử dụng vốn đầu tư phát triển, đặc biệt là các khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước.

- Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhất là thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; khuyến khích các Công ty cổ phần có thương hiệu, uy tín trên địa bàn tỉnh niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam để thu hút được nguồn vốn từ thị trường này để phục vụ nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất.

- Tạo vốn thông qua các tổ chức tín dụng, ngân hàng để tạo sức hút đầu tư cho các doanh nghiệp, đồng thời các ngân hàng cần cải tiến thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn như: Nới rộng điều kiện thế chấp (có thể thế chấp bằng tài sản, thiết bị được hình thành từ khoản vay); cải tiến cơ chế cho vay, nâng cao năng lực của cán bộ thẩm định, cho vay của các cơ quan tín dụng; đa dạng hóa các hoạt động tín dụng. Cải tiến các hình thức đầu tư tín dụng theo hướng thuận tiện, đơn giản cho người đi vay mà vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý và an toàn vốn vay.

2. Giải pháp về nguồn nhân lực

- Tập trung triển khai thực hiện Quyết định số 1705/QĐ-UBND ngày 27/7/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011-2020.

- Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Đại học Thái Bình, gắn nội dung, chuyên môn đào tạo với nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp; kết nối chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp.

- Khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân kỹ thuật; ưu tiên đào tạo nghề cho các ngành: điện, điện tử, tin học, cơ khí, tự động hóa, dệt may, da giầy. Xây dựng đội ngũ lao động tỉnh có chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng tiếp thu và làm chủ công nghệ mới, hiện đại.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả sàn giao dịch việc làm của tỉnh. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp tuyển dụng và thu hút lao động thông qua sàn giao dịch việc làm Thái Bình.

- Hình thành cơ chế phối hợp 3 bên (i) các doanh nghiệp lấy đất và có nhu cầu sử dụng lao động, (ii) chính quyền địa phương, nơi có người dân bị thu hồi đất và (iii) cơ sở đào tạo đối với lao động kỹ thuật) để lập kế hoạch và chương trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sản xuất.

3. Giải pháp về khoa học và công nghệ

Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học, sử dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ thân thiện môi trường vào sản xuất; thúc đẩy hình thành và phát triển các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, thị trường công nghệ; gắn nghiên cứu khoa học và công nghệ với nhu cầu đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp; tăng cường ứng dụng và chuyển giao công nghệ kỹ thuật vào sản xuất.

Kiên quyết không sử dụng công nghệ và thiết bị lạc hậu, đã qua sử dụng; khuyến khích, ưu tiên các doanh nghiệp có ứng dụng sử dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; trong các dự án đầu tư phát triển và trong hợp tác sản xuất kinh doanh cần đặc biệt coi trọng yếu tố chuyển giao công nghệ mới, coi đây là một trong những yếu t để quyết định dự án đầu tư và hợp đồng hợp tác sản xuất.

Tăng cường công tác thông tin khoa học và công nghệ, phát huy vai trò của các tổ chức trung gian giao dịch công nghệ trong việc tư vấn, môi giới chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tiếp tục thực hiện chủ trương khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế: ISO 9001: 2008, ISO 14001: 2015; SA 8000: 2014, TQM, HACCP...Thực hiện đăng ký chứng nhận quyền sở hữu công nghiệp phục vụ cho quá trình hội nhập.

4. Giải pháp về đầu tư

- Không thu hút đầu tư bằng mọi giá, nhằm dành quỹ đất để đầu tư cho các giai đoạn tiếp theo. Đồng thời thu hút đầu tư cần bám sát định hướng là nâng cao chất lượng dự án, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn từ bên ngoài, thu hút các nhà đầu tư có năng lực, có công nghệ cao, công nghệ nguồn.

- Phối hợp với một số đơn vị thuộc Bộ Công thương như Cục xúc tiến Thương mại, Vụ thị trường trong nước,... và các cơ quan khác như Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam tổ chức một số hội nghị xúc tiến đầu tư ở các thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đà Nẵng v.v....qua đó giới thiệu những tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra các dự án; tăng cường công tác giám sát đầu tư sau cấp phép đặc biệt là các dự án phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp, kiên quyết thu hồi các dự án chậm triển khai, thực hiện không đúng tiến độ đã cam kết để giao cho các nhà đầu tư khác có đầy đủ năng lực.

- Hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, đạt trình độ tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm và hàng hóa xuất khẩu.

- Ưu tiên các dự án có quy mô lớn của các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia nhằm tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu và để tiếp nhận công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý, điều hành tiên tiến.

- Tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung các cơ chế chính sách huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển công nghiệp của tỉnh, thực hiện hiệu quả chủ trương xã hội hóa nguồn lực, đa dạng hóa hình thức đầu tư của tỉnh.

5. Giải pháp về quản lý phát triển các khu, cụm công nghiệp

- Tập trung phát triển khu công nghiệp chuyên sâu, công nghệ cao để thu hút đầu tư theo hướng ưu tiên các dự án sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, các dự án sản xuất thân thiện môi trường, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, sản phẩm xuất khẩu, đồng thời với việc tạo lập thương hiệu sản phẩm công nghiệp.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng cho các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch chi tiết để đáp ứng nhu cầu các dự án đầu tư theo các ngành nghề phù hợp với quy hoạch phát triển của các khu, cụm công nghiệp. Chú trọng các vấn đề như kết nối giao thông; hệ thống nước sạch; hệ thống thoát nước và xử lý nước thải; hệ thống cấp điện và hệ thống thông tin liên lạc.

- Xây dựng một số cơ chế, chính sách hỗ trợ các hoạt động phát triển khu, cụm công nghiệp như: xúc tiến đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; di dời vào cụm công nghiệp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường đang xen kẽ với khu vực dân cư; xây dựng, mua sắm thiết bị công nghệ xử lý nước thải, chất thải của các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trong khu, cụm công nghiệp; đào tạo nghề cho lao động để làm việc trong các doanh nghiệp thuộc khu, cụm công nghiệp.

6. Giải pháp phát triển nghề, làng nghề

- Tiếp tục duy trì phát triển các nghề, làng nghề truyền thống. Có chính sách để bảo tồn bí quyết gia truyền, đào tạo, chuyển giao nâng cấp nghề truyền thống, đặc biệt là chính sách đối với nghệ nhân, thợ giỏi; chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xử lý môi trường.

- Khuyến khích và có chính sách ưu tiên các sản phẩm làng nghề truyền thống đăng ký xây dựng thương hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.

- Ưu tiên, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong các làng nghề truyền thống đầu tư, đổi mới, cải tiến, tiếp nhận thiết bị và công nghệ mới, đầu tư công nghệ sản xuất sạch không gây ô nhiễm môi trường; kết hợp giữa công nghệ tiên tiến (ở một số khâu có điều kiện) với công nghệ cổ truyền để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm làng nghề và bảo vệ môi trường.

- Chú trọng phát triển doanh nghiệp trong làng nghề làm đầu mối cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm làng nghề; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp làng nghề phát triển sản xuất, về vốn, vùng nguyên liệu, đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.

- H trợ hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm nghề và làng nghề thông qua hoạt động tổ chức Hội chợ triển lãm trong nước và ngoài nước; liên kết tiêu thụ sản phẩm nghề và làng nghề vào các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các thành phố lớn và địa phương có tiềm năng và lượng khách du lịch đến tham quan du lịch lớn. Chú trọng đến phát triển thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

7. Giải pháp hợp tác liên vùng và phối hợp phát triển

- Phối hợp chặt chẽ, tận dụng tối đa lợi thế về liên kết vùng để đẩy nhanh sự phát triển của tỉnh để làm động lực thúc đẩy sự phát triển chung của vùng và cả nước. Hợp tác phát triển công nghiệp của tỉnh với các địa phương khác trong vùng có thể triển khai theo các phương thức:

+ Liên doanh, liên kết cùng triển khai dự án phát triển các mặt hàng công nghiệp đáp ứng nhu cầu thay thế nhập khẩu hoặc hướng về xuất khẩu (kể cả gia công, lắp ráp sản phẩm công nghiệp).

+ Hợp tác theo mô hình công ty mẹ đặt tại một địa phương trong vùng hoặc tuyến hành lang và các công ty con đặt tại các tỉnh lân cận để phân công sản xuất chuyên môn hóa hoặc cung cấp công nghệ thích hợp cho nhau (chế biến nông sản, sản xuất máy móc, thiết bị, và các đồ dùng văn phòng khác....).

- Tiếp tục thực hiện chương trình hợp tác với các tỉnh, thành phố đã ký kết, đồng thời mở rộng hợp tác với các địa phương khác trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và theo đúng pháp luật nhằm hình thành và phát triển mối quan hệ lâu dài, bền vững làm cơ sở phát huy lợi thế, khai thác các tiềm năng của từng địa phương, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lấy việc thực hiện chương trình hợp tác với các địa phương là một nhiệm vụ trọng tâm trong các hoạt động kinh tế đối ngoại của tỉnh trong thời kỳ hội nhập.

 

PHỤ LỤC

CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 VÀ GIAI ĐOẠN 2021-2025

TT

Chương trình dự án

Địa điểm

Phân kỳ đầu tư

I

Dệt may - da giầy:

 

 

1.

Dự án may xuất khẩu

Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn

2017 - 2020

2.

Sản xuất các sản phẩm giày thể thao, dép các loại

Khu công nghiệp Sông Trà

2017 - 2025

3.

Sản xuất cặp, túi ví

Khu công nghiệp Sông Trà, các cụm công nghiệp

2017 - 2025

4.

Sản xuất sợi

Các khu công nghiệp ven biển

2017 - 2025

5.

Sản xuất vải giả da tráng PU

Các khu công nghiệp ven biển

2017 - 2025

6.

Dự án sản xuất bông tấm

Các khu công nghiệp ven biển

2017 - 2020

7.

Sản xuất phụ liệu ngành may mặc (cúc, mex, khóa...)

Khu công nghiệp Sông Trà

2017 - 2025

8.

Sản xuất phụ liệu ngành da giầy (các bộ phận, chi tiết cho giầy, phom giầy, dép các loại, dụng cụ thể thao bằng cao su)

Huyện Tiền Hải, khu công nghiệp Sông Trà

2017 - 2020

9.

Sản xuất sản phẩm bằng các chất liệu bông len, sợi, bao bì dệt PP, bông tấm

Các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn

2017 - 2020

10.

Trung tâm KD, cung ứng nguyên phụ liệu da - giầy để gắn kết các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu

Khu công nghiệp Tiền Hải

2017 - 2020

11.

Dự án nhà máy dệt

Các khu công nghiệp ven biển

2021 - 2025

12.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ để sản xuất phụ kiện cho ngành may, giầy

Các cụm công nghiệp trên địa bàn

2021 - 202

13.

Hình thành Trung tâm thiết kế mẫu thời trang cao cấp kết hợp với cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu cho ngành

Các đô thị trên địa bàn tỉnh

2021 - 2025

II

Cơ khí, luyện kim

 

 

14.

Sản xuất máy động lực (động cơ ôtô, tàu thủy)

Khu công nghiệp Sông Trà, các cụm công nghiệp

2017 - 2020

15.

Dự án sản xuất phục vụ máy móc nông nghiệp

Các khu công nghiệp ven biển

2017 - 2025

16.

Sản xuất gia công thép ống, thép thanh; kéo lạnh thành hình chính xác cao

Khu công nghiệp Tiền Hải

2017 - 2020

17.

Sản xuất trang thiết bị, dụng cụ thể thao

Khu công nghiệp Sông Trà hoặc Cầu Nghìn

2017 - 2020

18.

Đóng mới và sửa chữa tàu biển

Huyện Thái Thụy, Tiền Hải

2017 - 2025

19.

Sản xuất phụ tùng ô tô và thiết bị điện liên quan

Khu công nghiệp Cầu Nghìn, cụm công nghiệp trên địa bàn

2017 - 2020

20.

Sản xuất phụ tùng, linh kiện cơ khí cho sản xuất sản phẩm điện tử, điện gia dụng, viễn thông

Các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn

2017 - 2020

21.

Sản xuất, lắp ráp máy CNC và chi tiết máy CNC

Khu công nghiệp Sông Trà hoặc Cầu Nghìn

2017 - 2020

22.

Sản xuất các sản phẩm công nghiệp phụ trợ; linh kiện, phụ tùng phục vụ nhu cầu thị lắp ráp máy móc, thiết bị cơ khí tại thị trường trong nước và xuất khẩu

Khu công nghiệp Sông Trà hoặc Cầu Nghìn

2017 - 2020

23.

Sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ ngành đóng tàu, trong đó chế tạo động cơ tàu thủy, chế tạo chân vịt cho tàu, hệ thống điều khiển, thiết bị trên boong

Khu công nghiệp Sông Trà hoặc Cầu Nghìn

2017 - 2025

24.

Chế tạo, lắp ráp động cơ ô tô, máy nông nghiệp phục vụ nhu cầu về máy móc sản xuất nông nghiệp trong nước và xuất khẩu

Khu công nghiệp Sông Trà hoặc Cầu Nghìn

2021 - 2025

25.

Sản xuất thiết bị cho ngành y tế và chăm sóc sức khỏe, máy móc thiết bị ngành môi trường, chế tạo thiết bị đo lường, quan trắc, sản xuất chế tạo thiết bị, máy móc điều khiển kỹ thuật số, máy móc thiết bị cho ngành dệt may, trang thiết bị, dụng cụ thể thao

Khu công nghiệp Sông Trà, Cầu Nghìn và khu công nghiệp ven biển

2021 - 2025

26.

Sản xuất các sản phẩm bao gồm cả công nghiệp hỗ trợ: Sản xuất phụ tùng, linh kiện cơ khí cho sản xuất điện tử, điện gia dụng, viễn thông, Sản xuất, lắp ráp máy CNC và chi tiết máy CNC

Khu công nghiệp Sông Trà hoặc Cầu Nghìn

2021 - 2025

27.

Sản xuất phụ tùng máy nông, lâm nghiệp, thiết bị đường thủy

Các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp ven biển

2021 - 2025

III

Thiết bị điện, điện tử

 

 

28.

Sản xuất, lắp ráp sản phẩm điện tử, điện gia dụng

Khu công nghiệp Sông Trà hoặc Cầu Nghìn

2017 - 2020

29.

Sản xuất, lắp ráp máy móc thiết bị ngành viễn thông

Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn

2017 - 2025

30.

Sản xuất đồ gia dụng: nồi cơm điện, máy điều hòa, tủ lạnh, máy rửa bát, bình nước nóng

Khu công nghiệp Sông Trà, khu công nghiệp Cầu Nghìn

2017 - 2020

31.

Sản xuất dây cáp điện, cáp viễn thông

Khu công nghiệp Sông Trà, khu công nghiệp Cầu Nghìn

2017 - 2020

32.

Sản xuất mạch in, sản xuất linh kiện nhựa và linh kiện điện tử và các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất, lắp ráp điện tử

Khu công nghiệp Sông Trà, khu công nghiệp Cầu Nghìn

2017 - 2020

33.

Sản xuất chip điện tử, IC, bo mạch điều khiển, sản xuất mạch tích hợp, bộ nhớ dung lượng cao và thiết bị lưu trữ

Khu công nghiệp Sông Trà, khu công nghiệp Cầu Nghìn

2021 - 2025

34.

Sản xuất và lắp ráp máy móc thiết bị kỹ thuật điện như: máy phát điện, tổ hợp thiết bị năng lượng, năng lượng tái tạo, máy biến áp chuyên dùng, các động cơ điện

Khu công nghiệp Sông Trà, khu công nghiệp Cầu Nghìn

2021 - 2025

35.

Sản xuất các thiết bị mạng và thiết bị bảo mật, sản xuất thiết bị mạng, thiết bị ngoại vi, sản xuất các vi mạch điện tử phục vụ ngành công nghệ cao

Khu công nghiệp Sông Trà, khu công nghiệp Cầu Nghìn và khu công nghiệp ven biển

2021 - 2025

36.

Sản xuất các thiết bị, dụng cụ phân tích lý, hóa, đo ánh sáng, chế tạo thiết bị, dụng cụ đo, kiểm: La bàn, thiết bị lái; đo, kiểm cho chất lỏng, khí; đo kiểm áp, sản xuất các thiết bị đo chính xác, kỹ thuật số

Khu công nghiệp Sông Trà, khu công nghiệp Cầu Nghìn và khu công nghiệp ven biển

2021 - 2025

IV

Sản xuất vật liệu xây dựng

 

 

37.

Sản xuất thiết bị vệ sinh, vật liệu bằng gốm, sứ sử dụng nhiên liệu khí m

Khu công nghiệp Tiền Hải

2017 - 2020

38.

Sản xuất vật liệu xây dựng không nung với công nghệ hiện đại tận dụng nguồn xỉ than của Trung tâm Nhiệt điện Thái Bình

Trung tâm Nhiệt điện Thái Bình

2017 - 2020

39.

Dự án sản xuất vật liệu xây dựng không nung

Khu vực ven các sông và huyện Tiền Hải

2017 - 2025

40.

Sản xuất thiết bị, vật liệu bằng gốm, sứ sử dụng nhiên liệu khí mỏ

Khu công nghiệp Tiền Hải

2021 - 2025

41.

Sản xuất vật liệu chống cháy và các vật liệu cách âm, cách nhiệt trúc xonotlite

Các khu công nghiệp và cụm công nghiệp ven biển

2021 - 2025

42.

Sản xuất gạch ceramic, gạch grannit, gạch không nung

Khu công nghiệp Tiền Hải và các cụm công nghiệp

2021 - 2025

43.

Sản xuất vật liệu nhẹ, siêu nhẹ dùng để làm tường, vách ngăn

Các khu công nghiệp ven biển

2021 - 2025

44.

Sản xuất phụ kiện sứ vệ sinh

Khu công nghiệp Tiền Hải

2017 - 2025

V

Chế biến nông, thủy sản, thực phẩm

 

 

45.

Chế biến ngao (chế biến ngao thương phẩm để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu)

Các khu công nghiệp và cụm công nghiệp ven biển

2017 - 2020

46.

Chế biến gạo, ngô, đậu tương, khoai tây chủ yếu từ nguyên liệu địa phương

Các cụm công nghiệp trên địa bàn

2017 - 2020

47.

Chế biến gạo và đầu tư thêm một số dây chuyền xay xát cỡ nhỏ và trung bình

Các cụm công nghiệp trên địa bàn

2017 - 2020

48.

Sản xuất thịt hun khói, xúc xích, lạp xưởng

Các cụm công nghiệp trên địa bàn

2017 - 2020

49.

Đầu tư mới một số cơ sở giết mổ gia cầm tập trung quy mô công nghiệp (cung cấp thịt tươi cho thị trường)

Các huyện trên địa bàn

2017 - 2020

50.

Chế biến thực phẩm từ lợn, gia cầm, chế biến thủy sản

Các khu công nghiệp ven biển

2021 - 2025

51.

Đầu tư xưởng đông lạnh, sơ chế thịt gia súc, gia cầm, để bảo quản hoặc sơ chế rau quả

Các huyện trên địa bàn

2021 - 2025

52.

Đầu tư mới dây chuyền sản xuất nấm hộp; chế biến khoai tây ăn liền; chế biến rau quả xuất khẩu

Các huyện trên địa bàn

2021 - 2025

53.

Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản

Các khu công nghiệp ven biển

2021 - 2025

54.

Dự án chế biến thực phẩm và sản xuất bánh kẹo cao cấp

Các khu công nghiệp ven biển

2021 - 2025

55.

Dự án Khu công nghiệp chuyên nông nghiệp

Huyện Quỳnh Phụ

2017 - 2025

VI

Công nghiệp năng lượrng

 

 

56.

Sản xuất khí gas (sử dụng nguồn nguyên liệu khí mỏ Tiền Hải; phục vụ nhu cầu thị trường trong nước)

Khu công nghiệp Tiền Hải

2017 - 2020

57.

Hệ thống đường ống phân phối khí thấp áp cho khu vực Tiền Hải (giai đoạn 2)

Khu vực Tiền Hải

2017 - 2020

58.

Hệ thống phân phối khí CNG (giai đoạn 2)

Khu vực Tiền Hải

2021 - 2025

59.

Hệ thống đường ống chính ngoài khơi: Đường ống thu gom khí các mỏ tiềm năng khác thuộc Lô 102/106 & 103/107 về bờ tại Tiền Hải

Khu vực Tiền Hải

2021 - 2025

60.

Các đường ống thu gom khí: Đường ống thu gom khí các mỏ tiềm năng Hồng Long, Hắc Long, Bạch Long, Địa Long, thuộc các Lô 102/106 và 103/107

Khu vực Tiền Hải

2021 - 2025

61.

Các đường ống thu gom khí; Đường ống thu gom các mỏ tiềm năng của các Lô 102/106 và 103/107 kết nối với Đường ống thu gom khí Hàm Rồng Thái Bình

Khu vực Tiền Hải

2021 - 2025

VII

Công nghiệp hóa chất

 

 

62.

Dự án Sản xuất các sản phẩm từ nhựa

Khu công nghiệp Sông Trà, khu công nghiệp Tiền Hải

2017 - 2020

63.

Dự án sản xuất các sản phẩm đồ chơi từ nhựa, hợp kim

Khu công nghiệp Sông Trà, khu công nghiệp Tiền Hải

2017 - 2020

64.

Dự án sản xuất dược phẩm và thiết bị y tế, chuyên sản xuất các loại thuốc tân dược có chất lượng cao

Khu công nghiệp Sông Trà

2017 - 2020

65.

Dự án sản xuất hóa mỹ phẩm cao cấp và các sản phẩm chăm sóc cá nhân

Khu công nghiệp Tiền Hải và khu công nghiệp Thái Thụy

2017 - 2025

66.

Dự án sản xuất bao bì nhựa sinh học tự hủy

Khu công nghiệp Sông Trà, khu công nghiệp Tiền Hải

2017 - 2020

67.

Dự án sản xuất các sản phẩm từ nhựa và chi tiết nhựa cho ô tô, xe máy, sản phẩm linh kiện, bộ phận bằng nhựa cho thiết bị điện tử và thiết bị gia dụng

Khu công nghiệp Sông Trà

2017 - 2025