Quyết định 2074/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học/Dioxin trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020
Số hiệu: 2074/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Đào Công Thiên
Ngày ban hành: 19/07/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Chính sách xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2074/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 19 tháng 07 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHẤT ĐỘC HÓA HỌC/DIOXIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2016-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 651/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục cơ bản chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến 2015 và định hướng đến 2020;

Căn cứ công văn số 02/BCĐ-VP33 ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam về việc đề nghị xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục hậu quả cht đc hóa học/Dioxin giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị ca Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 404/TTr-STNMT-CCBVMT ngày 05 tháng 7 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học/Dioxin trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2047/QĐ-UBND ngày 21/8/2013 của UBND tỉnh Khánh Hòa.

Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành; Thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ TNMT, BCĐ 33 (b/c);
- TT. TU, HĐND tỉnh (b/c);
- UBMTTQ VN và các Đoàn thể tỉnh (p/h);
- Lưu: VT+HN+P.VX

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TCH
PHÓ
CH TỊCH




Đào
Công Thiên

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CHẤT ĐỘC HÓA HỌC/DIOXIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2074/QĐ-UBND ngày 19 tháng 07 năm 2016 của UBND tỉnh)

Thực hiện Quyết định 651/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc da cam do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 và yêu cầu tại công văn số 01/BCĐ-VP33 ngày 01/4/2013 của Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kế hoạch hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 tại Quyết định số 2047/QĐ-UBND ngày 21/8/2013

Theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam tại công văn số 02/BCĐ-VP33 ngày 10/5/2016, UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Kế hoạch hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020 như sau:

I. THỰC TRNG VỀ CHẤT ĐỘC HÓA HỌC/DIOXIN TẠI TỈNH KHÁNH HÒA

Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, tỉnh Khánh Hòa có một số vùng trước đây là căn cứ kháng chiến như: huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Đá Bàn (Ninh Hòa) và khu vực Đồng Bò (Nha Trang) đều nằm trong vùng Mỹ rải chất độc màu da cam/dioxin (gọi chung là chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của những người sống tại các vùng còn tồn lưu chất độc hóa học. Theo thống kê của Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Khánh Hòa, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 10.000 người là dân thường sống trong các vùng bị quân đội Mỹ phun rải chất là dân thường sống trong các vùng bị quân đội Mỹ phun rải chất độc hóa học, có các bệnh và dị tật (trong nhóm 17 bệnh do Bộ Y tế ban hành có liên quan đến chất độc hóa học) nghi bị phơi nhiễm chất độc hóa học, trong đó có nhiều trẻ em sinh ra sau chiến tranh và những năm gần đây đã bị dị tật.

Hơn 40 năm chiến tranh đã đi qua, nhưng những ảnh hưởng của nó vẫn còn rất nặng nề. Tính đến tháng 6/2016, toàn tỉnh Khánh Hòa có 1.832 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng chiếm khoảng 0,14% dân số của tỉnh (Trong đó: Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là 1.602 người, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là 230 người).

Giai đoạn 2013- 2015, về cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra đến năm 2015 của Kế hoạch hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Cùng với việc tuyên truyền chủ trương đường li chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước đối với người bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng đã tạo ra sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức, hành động, nâng cao ý thức và trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc khắc phục hậu quả chất độc hóa học. Việc hướng dẫn, tổ chức khám, giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật tăng cường năng lực, cơ sở vật chất cho các cơ sở khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, tư vấn di truyền, chẩn đoán dị dạng, dị tật bẩm sinh trước khi sinh cho các nạn nhân bị phơi nhiễm chất độc hóa học đã có những thay đổi và chuyển biến tích cực. Các đối tượng chính sách được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định của nhà nước, tặng quà vào các dịp lễ, tết...đã tổ chức vận động các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tham gia đóng góp, ủng hộ cho các nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc hóa học về vật chất, tinh thần để cải thiện đời sống và sức khỏe... giai đoạn 2016-2020 cần tiếp tục các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp như sau:

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Giải quyết cơ bản về hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

2. Mc tiêu c thể

- 100% người tham gia kháng chiến và con của họ bị nhiễm chất độc hóa học đủ điều kiện theo quy định của Nhà nước được hưởng trợ cấp theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;

- 100% người khuyết tật là nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học không đủ điều kiện hưởng trợ cấp theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, có đủ điều kiện theo quy định, của Luật Người khuyết tật được hưởng trợ cấp hàng tháng;

- 100% hộ gia đình là nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học được cấp thẻ bảo hiểm y tế;

- 90% người khuyết tật trong độ tuổi lao động có khả năng lao động được học nghvà tạo việc làm phù hợp;

- Quản lý 100% người khám, xác nhận và điều trị những bệnh tật, dị dạng, dị tật trên cơ thể của con người có liên quan đến phơi nhiễm với các loại chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam;

- Thực hiện quản lý thai nghén cho 100% phụ nữ mang thai là các nạn nhân có liên quan đến chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam;

- Xác định khoanh vùng một số khu vực có khả năng bị ô nhiễm do chất độc hóa học, đxuất xây dựng phương án xử lý phù hợp;

- Vận động, kêu gọi sự hỗ trợ giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để chung tay xử lý các hậu quả do tác hại của chất độc hóa học gây ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội trong việc tham gia nghiên cứu và khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

2. Thực hiện chính sách trợ cấp hàng tháng, chế độ khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, điều dưỡng luân phiên, trợ cấp ưu đãi giáo dục, thăm và tặng quà vào các dịp lễ tết đối với người nhiễm chất độc hóa học theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

3. Rà soát gia đình người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học để có kế hoạch hỗ trợ theo Quyết định số: 22/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thtướng Chính phủ hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.

4. Thực hiện chính sách trợ giúp đối với đối tượng khuyết tật là nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học không đđiều kiện hưởng trợ cấp theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công, có đủ điều kiện theo quy định của Luật Người khuyết tật được hưởng trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng. Tổ chức thăm hỏi, động viên, trợ cấp đột xuất cho gia đình nạn nhân chất độc hóa học thuộc diện hộ nghèo gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

5. Rà soát và hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho hộ gia đình là nạn nhân chất độc hóa học.

6. Tổ chức dạy nghề, tạo việc làm phù hợp cho người khuyết tật còn khả năng lao động.

7. Tuân thủ quy trình xác định nạn nhân nhiễm/phơi nhiễm chất độc hóa học và các tiêu chí xác định bệnh, tật, dị dạng, dị tật... do nhiễm chất độc hóa học được Nhà nước ban hành.

8. Tiếp tục rà soát, điều tra số lượng nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn toàn tỉnh. Xây dựng chương trình kế hoạch và tổ chức thực hiện việc kiểm tra sức khỏe, bệnh tật, dị dạng, dị tật của các nạn nhân chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam trên địa bàn toàn tỉnh.

9. Tăng cường năng lực, cơ sở vật chất cho các cơ sở bảo trợ xã hội để đảm bảo việc tiếp nhận, nuôi dưỡng nạn nhân nhiễm chất độc hóa học. Tăng cường năng lực và cơ sở vật chất cho các cơ sở khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, tư vấn di truyền, chẩn đoán dị dạng, dị tật bẩm sinh trước khi sinh cho các nạn nhân bị phơi nhiễm chất độc hóa học. Đào tạo và nâng cao năng lực truyền thông, tư vấn sinh sản, di truyền cho cán bộ y tế cơ sở.

10. Xây dựng các mô hình chăm sóc nạn nhân chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam tại cộng đồng. Tổ chức khám, chăm sóc sức khỏe, truyền thông và tư vấn cho các nạn nhân chất độc hóa học ở các địa phương; phát triển Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tới các cơ sở.

11. Vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đóng góp, ủng hộ cho các nạn nhân chất độc hóa học về vật chất, tinh thần để cải thiện đời sống và sức khỏe.

12. Lồng ghép việc thực hiện Kế hoạch này với các chương trình, đề án và kế hoạch khác của các ngành có liên quan trên địa bàn toàn tỉnh.

13. Điều tra, đánh giá và khoanh vùng một số khu vực có khả năng bị ô nhiễm do chất độc hóa học, đề xuất xây dựng phương án xử lý phù hợp

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công nhiệm vụ

1.1. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Làm đầu mối, phối hợp với các Sở, ngành và địa phương tổ chức triển khai Kế hoạch hành động. Xây dựng, tổng hợp các Báo cáo và lưu giữ thông tin, tư liệu về chất độc hóa học của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố điều tra, đánh giá khoanh vùng xác định các khu vực bị ô nhiễm do chất độc hóa học. Xây dựng các phương án xử lý phù hợp các vùng đất bị ô nhiễm do chất độc hóa học.

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, biện pháp xử lý phù hợp các vùng đất bị ô nhiễm, phục hồi các hệ sinh thái bị ảnh hưởng do chất độc hóa học.

1.2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Đánh giá kết quả thực hiện các chính sách đối với nạn nhân chất độc hóa học và tham mưu cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chính sách đối với nạn nhân chất độc hóa học trên địa bàn tỉnh.

- Khảo sát, đánh giá cơ sở vật chất nuôi dưỡng, chăm sóc, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, giải độc cho nạn nhân chất độc hóa học để xây dựng Kế hoạch tăng cường năng lực và đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, giải độc cho nạn nhân chất độc hóa học trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện đầy đủ, lập thời các chính sách và chế độ cho người tham gia kháng chiến bị nhiễm độc hóa học và con của họ theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

- Tuân thủ đúng quy trình xác định người tham gia kháng chiến bị nhiễm độc hóa học và tiêu chí xác định bệnh/tật do chất độc hóa học được nhà nước ban hành.

- Phối hợp vi Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Y tế hoàn chỉnh hồ sơ cho các đối tượng tham gia kháng chiến và con của họ bị nhiễm chất độc hóa học có đủ điều kiện theo quy định của nhà nước, được hưởng trợ cấp theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công vi cách mạng.

- Tiếp tục rà soát, điều tra số lượng nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học trên địa bàn toàn tỉnh.

- Hướng dẫn, tổ chức dạy nghề, hỗ trợ tạo việc làm cho người khuyết tật còn khả năng lao động.

- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với các đối tượng khuyết tật là nạn nhân chất độc hóa học trên địa bàn toàn tỉnh.

1.3. Sở Y tế

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chữa trị, chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh tật, dị dạng, dị tật cho các nạn nhân chất độc hóa học. Thực hiện các chương trình phát hiện sớm, tư vấn sức khỏe sinh sản và phục hồi chức năng cho nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học. Tăng cường công tác tuyên truyền, tư vn về sức khỏe sinh sản, giải độc và phục hồi chức năng cho nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học; chăm sóc, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, giải độc cho nạn nhân chất độc hóa học.

- Đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về khám, phát hiện và điều trị bệnh lý cho các nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học; chăm sóc, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, giải độc cho nạn nhân chất độc hóa học. Chỉ đạo các đơn vị khám cha bệnh trong toàn ngành thực hiện tốt công tác chữa trị và chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh tật, phục hồi chức năng, giải độc cho nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học.

- Nâng cao chất lượng giám định bảo đảm sự chính xác trong giám định, xác nhận bệnh tật liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học; tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn cho các đối tượng bị nhiễm chất độc hóa học và phối hợp tốt với ngành Lao động, Thương binh và Xã hội trong việc giải quyết chế độ kịp thời cho đối tượng bị nhiễm chất độc hóa học.

- Phối hợp với c Sở, Ngành, địa phương có liên quan tham mưu cho cấp có thẩm quyền bố trí ngân sách hỗ trợ chế độ bảo hiểm y tế, các hoạt động kiểm tra, khám, chăm sóc sức khỏe, truyền thông và tư vấn cho các nạn nhân chất độc hóa học ở các địa phương và kinh phí để tăng cường năng lực và cơ sở vật chất cho các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn tỉnh.

1.4. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất triển khai nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất phương pháp, kỹ thuật xử lý ô nhiễm do chất độc hóa học (nếu có) tại Khánh Hòa.

1.5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành và địa phương tham mưu UBND tỉnh lồng ghép Kế hoạch hành động vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn lực, điều phối ngân sách và các nguồn tài trợ cho các chương trình, dự án liên quan đến Kế hoạch hành động.

1.6. Sở Tài chính

Trên cơ sở dự toán ngân sách hàng năm của các địa phương, đơn vị gửi, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh cân đối kinh phí để thực hiện Kế hoạch hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

1.7. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, hướng dẫn các cơ quan truyền thông tăng cường các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc khắc phục hậu quả chất độc hóa học, chung tay xoa dịu nỗi đau do chất độc hóa học gây ra.

1.8. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

- Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tốt nội dung Kế hoạch.

- Chỉ đạo các Ban Chỉ huy Quân sự huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt chính sách đối với những người bị nhiễm chất độc hóa học đang công tác trong quân đội.

1.9. Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Khánh Hòa

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai Kế hoạch hành động của tỉnh.

- Tham gia điều tra, khảo sát hộ gia đình có người nhiễm chất độc hóa học trên toàn tỉnh.

- Trên cơ sở vận động các nguồn tài trợ, tổ chức thăm hỏi động viên các nạn nhân chất độc da cam.

- Tổ chức thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ theo quy chế của Hội và phát triển các Hội thành viên đến các huyện, thị xã và thành phố.

2. Cơ chế tài chính

- UBND tỉnh đảm bảo các nguồn lực cần thiết, vận động sự tham gia đóng góp của cộng đồng, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút sự tham gia của các cá nhân, tổ chc kinh tế - chính trị - xã hội trong và ngoài nước tham gia thực hiện Kế hoạch hành động.

- Việc phân bổ kinh phí cho Kế hoạch hành động được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách.

3. Chế đo cáo

- Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể, các đơn vị có tên tại Kế hoạch này định kỳ hàng năm (vào ngày 15 tháng 12) báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch hành động về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh.

- Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch hành động, định kỳ trước ngày 31 tháng 12 hàng năm báo cáo UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả chất độc da cam do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam.

Trên đây là Kế hoạch hành động khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin trên địa bàn tỉnh Khánh Hò giai đoạn 2016-2020, yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện./.