Quyết định 1974/2006/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch Phát triển chợ - siêu thị - trung tâm thương mại đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
Số hiệu: | 1974/2006/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế | Người ký: | Nguyễn Xuân Lý |
Ngày ban hành: | 24/08/2006 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1974/2006/QĐ-UBND |
Huế, ngày 24 tháng 8 năm 2006 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Căn cứ Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ về việc Ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 và Nghị định số 07/2003 ngày 30/01/2003 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư xây dựng kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/8/1999 của Chính phủ;
- Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/ 01/ 2003 của Chính phủ Về phát triển và quản lý chợ;
- Căn cứ Thông tư 05/2003/TT-BKH ngày 22/7/2003 hướng dẫn về nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội lãnh thổ;
- Căn cứ Thông tư 07/2003/TT-BKH ngày 11/9/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập các dự án quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ;
- Căn cứ Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 31/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình phát triển chợ đến năm 2010;
- Căn cứ Quyết định số 4252/2004/QĐ-UB ngày 15/12/2004 của UBND tỉnh về việc phân công phân cấp giải quyết một số vấn đề trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng;
- Căn cứ Quyết định số 1732/QĐ-UB ngày 31-5-2005 của UBND Tỉnh về việc phê duyệt đề cương "Dự án quy hoạch phát triển chợ trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020";
- Căn cứ Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2001 - 2010;
- Theo đề nghị của Sở Thương mại tại Tờ trình số 243/STM-KH ngày 02/6/2006 và đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 600/KHĐT-CNDL ngày 14 /7/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tên dự án: Quy hoạch Phát triển chợ - siêu thị - trung tâm thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
2. Quan điểm, mục tiêu phát triển:
2.1 Quan điểm phát triển:
- Phát triển mạng lưới chợ - siêu thị - trung tâm thương mại Thừa Thiên Huế phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng, hệ thống giao thông và quy hoạch những ngành kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm. Xây dựng và phát triển mạng lưới chợ - siêu thị - trung tâm thương mại được đặt trong mối quan hệ tổng thể phát triển mạng lưới thương mại - dịch vụ theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá và văn minh thương mại; phát huy lợi thế so sánh, góp phần tạo động lực phát triển cho Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Phát triển mạng lưới chợ theo hướng bền vững, đảm bảo hài hòa, giữ gìn cảnh quan môi trường, nhất là đối với Thành phố Huế.
- Khai thác và phát triển hiệu quả mạng lưới chợ - siêu thị - trung tâm thương mại với sự đa dạng về loại hình cấp độ chợ; đồng thời đổi mới về tổ chức và quản lý chợ trên địa bàn; góp phần mở rộng thị trường, đẩy mạnh lưu thông hàng hoá và kinh doanh dịch vụ; tiêu thụ ngày càng nhiều nông sản hàng hoá và cung cấp ngày càng đầy đủ vật tư, hàng sản xuất và tiêu dùng, góp phần phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân.
- Phát triển mạng lưới chợ - siêu thị - trung tâm thương mại trên cơ sở khơi dậy tiềm năng, nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất kinh doanh; tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp ngân sách nhà nước ngày càng tăng, phục vụ sản xuất tiêu dùng trên địa bàn và khách vãng lai, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển; đầu tư xây dựng theo hướng xã hội hoá “Nhà nước và nhân dân cùng làm” hoặc “Nhà nước hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật, nhân dân và các tổ chức kinh tế xây dựng cơ sở kinh doanh”.
2.2 Mục tiêu phát triển:
Phấn đấu đến năm 2020 đạt các mục tiêu chủ yếu sau:
- Đảm bảo khu vực thành phố và 6 huyện đồng bằng có ít nhất 1 chợ/xã, phường; các huyện đồng bằng có ít nhất 01 siêu thị/huyện và 01 trung tâm thương mại/huyện; trước mắt phấn đấu đến năm 2010, toàn tỉnh có 164 chợ, 07 siêu thị và 03 trung tâm thương mại.
- Hình thành và phát triển các khu phố đêm, phố chuyên doanh, phố du lịch, cụm dịch vụ thương mại - du lịch, trung tâm giới thiệu sản phẩm tại các thị trấn, thị tứ, khu công nghiệp, thành phố Huế.
a/ Giai đoạn 2006 - 2010:
- Hình thành trung tâm dịch vụ chất lượng cao ở Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, xây dựng Huế trở thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước, góp phần đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm thương mại dịch vụ của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước.
+ Ở khu vực đô thị: Đến cuối năm 2010, về cơ bản hoàn thành việc sửa chữa, nâng cấp và xây dựng các chợ lớn, chợ trung tâm, chợ đầu mối; trong các khu đô thị mới đều có chợ; giải toả hết các chợ tạm, gây mất trật tự, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến an toàn giao thông, khắc phục tình trạng bán hàng rong, bán trên vỉa hè, lòng lề đường để đảm bảo văn minh đô thị và văn minh thương mại.
+ Khu vực nông thôn: Đến cuối năm 2010, nâng cấp và cải tạo 50% số chợ trong quy hoạch; phát huy vai trò của chợ trong các cụm kinh tế dịch vụ thương mại của thị trấn, thị tứ.
+ Khu vực miền núi: Hoàn thành việc xây dựng các chợ ở trung tâm cụm xã, xây dựng chợ biên giới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đời sống nhân dân.
- Nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh ở các chợ, siêu thị và trung tâm thương mại nhằm thực hiện chức năng định hướng thị trường, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi chủ thể kinh doanh phát triển kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ pháp luật.
b/ Giai đoạn 2011 - 2020:
- Tiếp tục cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới các chợ - siêu thị - trung tâm thương mại nằm trong quy hoạch. Trên địa bàn các huyện, nâng cấp một số chợ chính thành trung tâm thương mại, xây mới một số chợ và siêu thị.
- Kiện toàn bộ máy quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh và quản lý chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.
3. Định hướng phát triển chợ - siêu thị - trung tâm thương mại thời kỳ 2006 - 2010, định hướng đến 2020:
* Đến năm 2010, toàn tỉnh có:
+ 03 Trung tâm thương mại: Đông Ba, Hùng Vương, 02 Nguyễn Tri Phương - 04 Hà Nội.
+ 02 Siêu thị: An Vân Dương, Bắc Trường Tiền.
+ 05 Siêu thị nhỏ: Thuận Thành mart, Trường An, Vĩ Dạ, Xuân Phú, Đống Đa.
+ 164 chợ các loại.
* Đến năm 2020, toàn tỉnh có:
+ 12 Trung tâm thương mại và cụm dịch vụ tại các khu vực sau: TTTM Đông Ba, TTTM Hùng Vương, TTTM 02 Nguyễn Tri Phương - 04 Hà Nội, Cụm thương mại dịch vụ tập trung tại phường Phú Hội - phường Phú Nhuận, Trung tâm hội chợ triển lãm An Vân Dương, TTTM thị trấn Phong Điền, TTTM thị trấn Sịa, TTTM thị trấn Tứ Hạ, TTTM thị trấn Phú Bài, TTTM thị trấn Thuận An, TTTM thị trấn Phú Lộc, TTTM tại Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.
+ 17 Siêu thị tại các khu vực sau: An Vân Dương, Bắc Trường Tiền, Thuận Thành mart, Trường An, Vĩ Dạ, Xuân Phú, Đống Đa, Bắc Hương Sơ, Nam Thuỷ An, xã Phong Hiền, xã Điền Lộc, xã Quảng Phú, xã Bình Điền, xã Thủy Phương, xã Vinh Thanh, xã Vinh Hiền, Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.
+ 165 chợ các loại. (Chi tiết trình bày tại phần Phụ lục).
4. Nhu cầu quỹ đất :
* Đến năm 2010, nhu cầu quỹ đất tối thiểu để xây dựng chợ, siêu thị và TTTM:
+ Xây mới chợ: 53.010 m2
+ Xây dựng lại chợ: 90.240 m2
+ Xây dựng siêu thị: 6.500 m2
+ Xây dựng TTTM: 30.000 m2
* Đến năm 2020, nhu cầu quỹ đất tối thiểu để xây dựng chợ, siêu thị và TTTM:
+ Xây dựng mới chợ: 54.810 m2
+ Xây dựng siêu thị: 26.500 m2
+ Xây dựng trung tâm thương mại: 120.000 m2
5. Nhu cầu vốn đầu tư chợ: 534.500 triệu đồng.
Trong đó: Vốn ngân sách hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng, đầu tư cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào (10%): 53.450 triệu đồng.
Nguồn vốn khác: 481.050 triệu đồng.
6. Các giải pháp:
6.1 Về đầu tư:
- Hoạt động đầu tư xây dựng chợ - siêu thị - trung tâm thương mại được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư chung của Chính phủ và của tỉnh.
- Nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước hỗ trợ xây dựng chợ theo quy định của Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ.
- Đối với các chợ ở miền núi, nông thôn bãi ngang, vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng theo hướng lồng ghép chương trình phát triển kinh tế -xã hội. Riêng chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu áp dụng chính sách theo Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới.
6.2 Về tài chính, tín dụng:
- Bộ máy quản lý của chợ: Tổ chức theo mô hình doanh nghiệp kinh doanh chợ.
- Cục thuế tỉnh khi giao chỉ tiêu thu thuế cần khảo sát đánh giá kỹ tình hình thực tế kinh doanh tại các chợ, và tham khảo ý kiến của hội đồng tư vấn thuế từng địa phương nhằm chống thất thu thuế, đảm bảo công bằng giữa các hộ kinh doanh trong và ngoài chợ.
- Thương nhân hoạt động kinh doanh thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 và Nghị định 02/2002/NĐ-CP ngày 03/01/2002 về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc được hưởng chế độ ưu đãi theo các Nghị định nêu trên.
6.3 Về đất đai:
- Trong quá trình xây dựng quy hoạch tổng thể hoặc quy hoạch chi tiết để phát triển các khu kinh tế, khu đô thị và khu dân cư mới, các địa phương phải dành quỹ đất để xây dựng chợ - siêu thị - trung tâm thương mại.
- Bố trí vị trí, diện tích phù hợp với quy hoạch, đáp ứng cho việc xây dựng chợ trước mắt và lâu dài.
6.4 Huy động và khai thác:
- Thông báo công khai danh mục các hạng mục được Nhà nước hỗ trợ đầu tư bằng nguồn vốn NSNN.
- Thực hiện xã hội hoá trong đầu tư xây dựng, cải tạo trên sơ sở tự nguyện cùng có lợi với hình thức huy động các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh tại chợ góp vốn đầu tư xây dựng chợ hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan và cùng tham gia quản lý.
6.5 Về bồi dưỡng, đào tạo cán bộ làm công tác quản lý:
Mở các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức về công tác quản lý chợ và đào tạo những cán bộ chuyên về công tác quản lý thương mại - dịch vụ cho địa phương, khắc phục tình trạng cán bộ quản lý chợ trong biên chế nhà nước không qua đào tạo hoặc điều động từ các ngành khác, không có nghiệp vụ chuyên ngành.
6.6 Thực hiện việc chuyển đổi cơ chế quản lý, kinh doanh chợ:
- Triển khai cơ chế tổ chức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ đối với các chợ loại 1 đang hoạt động do Nhà nước quản lý thông qua sự điều hành của Ban Quản lý chợ.
- Thực hiện chuyển đổi mô hình ban quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh và quản lý chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.
1. Sở Thương mại: Là cơ quan thuộc UBND tỉnh, quản lý Nhà nước về Thương mại trên địa bàn, có trách nhiệm công bố, hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện quy hoạch.
+ Theo dõi, quản lý các hoạt động của Ban quản lý, doanh nghiệp kinh doanh chợ, trung tâm thương mại, siêu thị đúng quy hoạch, chính sách pháp luật của Nhà nước.
+ Phối hợp với các sở, ngành, các huyện, thành phố Huế xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến hoạt động thương mại và dịch vụ.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Thực hiện đúng quy định Nghị định 02/NĐ-CP và Thông tư 07/BKH&ĐT liên quan đến đầu tư chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, bố trí vốn cho hạ tầng thương mại. Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thương mại xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực thương mại trên địa bàn, vận động tranh thủ các nguồn vốn.
3. Sở Tài chính: Xây dựng cơ chế đấu thầu quản lý và thu phí tại các chợ loại 2; triển khai mô hình chuyển đổi hình thức ban quản lý sang doanh nghiệp để bảo toàn vốn và phát triển tại các chợ loại 1. Hướng dẫn thực hiện theo Nghị định 10/NĐ-CP và Thông tư 67/2003/TT-BTC về cơ chế tài chính áp dụng cho ban quản lý và doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ.
4. Sở Xây dựng: Ngoài nhiệm vụ chính của ngành tham gia đánh giá, thẩm định cấp phép đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật thương mại, cùng với các ngành và địa phương bố trí hợp lý không gian sử dụng trong khuôn viên chợ, cây xanh, lối thoát nạn, cấp nước cho sản xuất, phòng cháy.
5. Công an tỉnh: Đảm bảo an toàn, an ninh cho hoạt động thương mại, hướng dẫn các ban quản lý và doanh nghiệp khai thác kinh doanh tại chợ, siêu thị, trung tâm thương mại thực hiện các chính sách, quy định về an ninh, phòng cháy chữa cháy, trật tự xã hội,…
6. Sở Tài nguyên Môi trường: Quy hoạch quỹ đất lâu dài cho phát triển thương mại; cùng với các ngành liên quan, đánh giá tác động môi trường của khu vực trong khuôn viên quản lý chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.
7. Sở Y tế: Hướng dẫn thương nhân về pháp luật an toàn thực phẩm đối với hàng hoá tươi sống, ăn uống, thực phẩm, gia vị,… thường xuyên cảnh báo về nguy cơ không đảm bảo an toàn thực phẩm.
8. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố Huế: Chủ động xây dựng kế hoạch triển khai, phối hợp các Sở: Thương mại, Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư; thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình đối với hoạt động thương mại trên địa bàn.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHỢ - SIÊU THỊ - TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 THEO TỪNG ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1974/2006/QĐ-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
I - THÀNH PHỐ HUẾ:
1. Giai đoạn 2006 – 2010:
- Xây dựng mới 09 chợ loại 3 gồm: chợ Phùng Hưng, chợ Trường An 2 (đã xây dựng xong đầu năm 2006), chợ Thuỷ An, chợ Thuỷ Xuân, chợ Hương Sơ, chợ Phú Hiệp, chợ An Cựu, chợ Phú Hội, chợ Phú Nhuận.
- Xây dựng mới 01 chợ đầu mối: chợ Phú Hậu.
- Xây dựng lại 06 chợ, gồm:
+ 01 chợ loại 2: chợ Xép
+ 05 chợ loại 3: chợ Kim Long, chợ Thuỷ Biều, chợ Phường Đúc, chợ Cồn, chợ Hai Bà Trưng.
- Nâng cấp, mở rộng 05 chợ: chợ An Cựu đạt tiêu chuẩn loại 1, chợ Bến Ngự đạt tiêu chuẩn loại 2, chợ Phước Vĩnh, chợ Cống đạt tiêu chuẩn loại 3, chợ Đông Ba đạt tiêu chuẩn chợ loại 1 văn minh hiện đại.
- Giải toả 08 chợ tự phát, chợ tạm: chợ Trường Bia, chợ Nghẹo Giàn Xay, chợ Trần Quang Khải, chợ Tô Hiến Thành, chợ Đức Bưu, chợ Lệ Khê, chợ Đống Đa, chợ Dinh.
- Xây dựng 06 siêu thị: An Vân Dương, Bắc Trường Tiền, Trường An, Vĩ Dạ, Xuân Phú, Đống Đa.
- Xây dựng 03 TTTM: TTTM Đông Ba, TTTM Hùng Vương, TTTM 02 Nguyễn Tri Phương – 04 Hà Nội.
2. Giai đoạn 2010 – 2020:
- Xây dựng lại 01 chợ: chợ An Cựu.
- Xây dựng chợ đầu mối Thuỷ An.
- Xây dựng siêu thị Bắc Hương Sơ, siêu thị Nam Thuỷ An.
- Xây dựng Cụm thương mại dịch vụ tập trung tại phường Phú Hội - phường Phú Nhuận, Trung tâm hội chợ triển lãm An Vân Dương.
II - HUYỆN PHONG ĐIỀN:
1. Giai đoạn 2006 – 2010:
- Xây dựng mới 02 chợ loại 3: chợ Phong Thu, chợ Điền Môn.
- Xây dựng lại 07 chợ loại 3: chợ Điền Hải, chợ Phong Xuân, chợ Sơn Quả, chợ Biên, chợ Vân Trình, chợ Điền Hương, chợ Phong Hải.
- Nâng cấp 04 chợ: chợ Phò Trạch đạt tiêu chuẩn loại 2, chợ Ưu Điềm, chợ Phong Mỹ, chợ Phù Ninh đạt tiêu chuẩn loại 3.
2. Giai đoạn 2010 – 2020:
- Xây dựng TTTM thị trấn Phong Điền.
- Xây dựng 02 siêu thị: siêu thị xã Phong Hiền, siêu thị xã Điền Lộc.
III - HUYỆN QUẢNG ĐIỀN:
1. Giai đoạn 2006 – 2010:
- Xây dựng mới 01 chợ loại 3: chợ Quảng Phước.
- Xây dựng lại 08 chợ, trong đó:
+ 07 chợ đạt tiêu chuẩn loại 3: chợ Hạ Lang, chợ Vĩnh Tu, chợ Cồn Gai, chợ Quảng Lợi, chợ Mỹ Xá, chợ Tân Xuân Lai, chợ Tây Hoàng.
+ 01chợ đạt tiêu chuẩn loại 2: chợ Sịa.
- Nâng cấp 07 chợ đạt tiêu chuẩn loại 3: chợ Nang, chợ An Xuân, chợ Kim Đôi, chợ Phước Yên, chợ Phú Lễ, chợ Chiều, chợ Mỹ Thạnh.
- Giải tỏa 01 chợ: chợ Sáo.
2. Giai đoạn 2010 – 2020:
- Xây dựng 01 TTTM tại thị trấn Sịa.
- Xây dựng 01 siêu thị xã Quảng Phú.
IV - HUYỆN HƯƠNG TRÀ:
1. Giai đoạn 2006 – 2010:
- Xây dựng mới 06 chợ loại 3: chợ Hương Vân, chợ Hương Xuân, chợ Hương An, chợ Hương Bình, chợ Hương Thọ, chợ Hồng Tiến.
- Xây dựng lại 07 chợ, trong đó:
+ 01 chợ loại 2: chợ Bình Điền
+ 06 chợ loại 3: chợ Thanh Phước, chợ Hương Phong, chợ Triều Đông, chợ La Chữ, chợ Hương Toàn, chợ Bình Thành.
- Nâng cấp 03 chợ: chợ Tứ Hạ (loại 1), chợ Hương Hồ (loại 3), chợ Văn Xá (loại 3).
2. Giai đoạn 2010 – 2020:
- Xây dựng 01 TTTM tại thị trấn Tứ Hạ.
- Xây dựng 01 siêu thị tại Bình Điền.
V - HUYỆN HƯƠNG THUỶ:
1. Giai đoạn 2006 – 2010:
- Xây dựng mới 03 chợ loại 3: chợ Dương Hoà, chợ Phú Sơn, chợ Thuỷ Lương.
- Xây dựng lại 04 chợ, trong đó:
+ 03 chợ loại 3: chợ Thuỷ Phương, chợ Thuỷ Bằng, chợ Mai.
+ 01 chợ loại 2: chợ thị trấn Phú Bài.
- Nâng cấp 03 chợ loại 3: chợ Thuỷ Vân, chợ Lương Văn, chợ Thần Phù.
2. Giai đoạn 2010 – 2020:
- Xây dựng 01 TTTM tại thị trấn Phú Bài.
- Xây dựng 01 siêu thị tại xã Thủy Phương.
VI - HUYỆN PHÚ VANG:
1. Giai đoạn 2006 – 2010:
- Xây dựng mới 02 chợ loại 3: chợ Phú Hồ, chợ Phú Lương.
- Xây dựng lại 05 chợ loại 3: chợ Phú Mỹ, chợ Phú Thanh, chợ Vinh Thái, chợ Vinh Phú, chợ Phú Mậu.
- Nâng cấp 05 chợ đạt tiêu chuẩn chợ loại 3: chợ Nọ, chợ Mai, chợ Vinh Thanh, chợ An Bằng, chợ Diên Đại.
- Giải toả 08 chợ: chợ Kế Võ, chợ Mai Vĩnh, chợ Hà Úc, chợ Vinh Vệ, chợ Xuân Thiên Hạ, chợ Ba Lăng, chợ Viễn Trình, chợ An Dương.
2. Giai đoạn 2010 – 2020:
- Xây dựng 01 TTTM tại Thuận An.
- Xây dựng 01 siêu thị ở Vinh Thanh.
VII – HUYỆN PHÚ LỘC:
1. Giai đoạn 2006 – 2010:
- Xây dựng mới 03 chợ, trong đó:
+ 02 chợ loại 3: chợ Lộc Hoà, chợ Lộc Trì.
+ 01 chợ nguyên phụ liệu hàng dệt may đạt tiêu chuẩn loại 2 tại Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.
- Xây dựng lại 07 chợ, trong đó:
+ 01 chợ loại 1: chợ Lăng Cô
+ 06 chợ loại 3: chợ Lộc Bổn, chợ Lộc Thuỷ, chợ Vĩnh Mỹ, chợ Vinh Hiền, chợ Lộc Điền, chợ Lộc Vĩnh.
- Nâng cấp 08 chợ đạt tiêu chuẩn loại III: chợ Hiền An, chợ Lộc Hoà, chợ Đò, chợ Đồi 30, chợ Hôm, chợ La Sơn, chợ Thừa Lưu, chợ Cầu Đá.
2. Giai đoạn 2010 – 2020:
- Xây dựng 01 TTTM tại thị trấn Phú Lộc.
- Xây dựng 01 siêu thị tại Vinh Hiền.
* Tại Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô:
- Xây dựng 01 chợ loai 3 trong khu đô thị.
- Xây dựng 01 TTTM, 01 siêu thị trong khu phi thuế quan.
VIII - HUYỆN NAM ĐÔNG:
1. Giai đoạn 2006 – 2010:
- Nâng cấp chợ Khe Tre đạt tiêu chuẩn loại 2, chợ Nam Đông và chợ Long Quảng đạt tiêu chuẩn loại 3.
2. Giai đoạn 2010 – 2020:
- Giữ nguyên hiện trạng mạng lưới chợ.
IX - HUYỆN A LƯỚI:
1. Giai đoạn 2006 – 2010:
- Xây dựng mới 02 chợ: cửa khẩu S3, chợ cửa khẩu S10.
- Xây dựng lại 02 chợ loại 3: chợ Bốt Đỏ, chợ cụm xã A Đớt.
- Nâng cấp 01 chợ đạt tiêu chuẩn chợ loại 2: chợ A Lưới.
2. Giai đoạn 2010 – 2020:
- Giữ nguyên hiện trạng mạng lưới chợ./.
Quyết định 559/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt "Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước" Ban hành: 24/04/2017 | Cập nhật: 26/04/2017
Quyết định 559/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Hiệp định bổ sung về hợp tác du lịch cho Hiệp định khung về hợp tác giữa Việt Nam và Bô-li-va Vê-nê-xu-ê-la Ban hành: 04/05/2009 | Cập nhật: 16/05/2009
Nghị định 10/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc thành phố Đà Lạt, huyện Đức Trọng, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 06/03/2009 | Cập nhật: 14/03/2009
Nghị định 02/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã, phường thuộc thị xã An Khê, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai Ban hành: 19/01/2009 | Cập nhật: 28/02/2009
Nghị định 10/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện ba tơ, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi Ban hành: 23/12/2008 | Cập nhật: 19/01/2009
Nghị định 02/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã để thành lập thị trấn thuộc huyện Mỹ Tú; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mỹ Tú để thành lập huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng Ban hành: 24/09/2008 | Cập nhật: 04/10/2008
Quyết định 559/QĐ-TTg năm 2008 về việc phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc Ban hành: 16/05/2008 | Cập nhật: 23/05/2008
Nghị định 02/NĐ-CP về việc phê chuẩn số lượng, danh sách các đơn vị bầu cử bổ sung và số đại biểu được bầu bổ sung ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2004 - 2009 Ban hành: 02/04/2007 | Cập nhật: 06/10/2007
Nghị định 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Ban hành: 07/02/2005 | Cập nhật: 29/09/2012
Quyết định 4252/2004/QĐ-UB quy định tạm thời phân công, phân cấp giải quyết một số vấn đề trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Ban hành: 15/12/2004 | Cập nhật: 17/11/2009
Quyết định 559/QĐ-TTg năm 2004 phê duyệt Chương trình phát triển chợ đến năm 2010 Ban hành: 31/05/2004 | Cập nhật: 08/09/2011
Thông tư 05/2003/TT-BKH hướng dẫn về nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Ban hành: 22/07/2003 | Cập nhật: 16/11/2011
Thông tư 67/2003/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ Ban hành: 11/07/2003 | Cập nhật: 19/11/2012
Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ Ban hành: 14/01/2003 | Cập nhật: 22/02/2013
Nghị định 02/2002/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 20/1998/NĐ-CP về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc thiểu số Ban hành: 03/01/2002 | Cập nhật: 24/11/2010
Quyết định 53/2001/QĐ-TTg về chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới Ban hành: 19/04/2001 | Cập nhật: 08/12/2010
Thông tư 07/2003/TT-BKH hướng dẫn lập các dự án quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Ban hành: 11/09/2003 | Cập nhật: 18/12/2009
Nghị định 12/2000/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-Cp Ban hành: 05/05/2000 | Cập nhật: 07/12/2012
Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng Ban hành: 08/07/1999 | Cập nhật: 06/12/2012
Nghị định 20/1998/NĐ-CP về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc Ban hành: 31/03/1998 | Cập nhật: 25/11/2010