Quyết định 1941/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt dự án quy hoạch phát triển cây lúa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
Số hiệu: 1941/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Nguyễn Xuân Tiến
Ngày ban hành: 19/09/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1941/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 19 tháng 09 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CÂY LÚA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội và Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất lúa;

Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp đến 2020 và tầm nhìn đến 2030;

Căn cứ Quyết định số 3367/QĐ-BNN-TT ngày 31/7/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa giai đoạn 2014 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 55/TTr-SNN ngày 04/4/2014 và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 75/KHĐT-TH ngày 22/4/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt dự án quy hoạch phát triển cây lúa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến 2020 với những nội dung chủ yếu như sau:

1. Thực trạng ngành sản xuất lúa gạo của tỉnh đến năm 2013:

Tổng diện tích canh tác lúa trên địa bàn tỉnh đạt 21.784 ha trải rộng trên địa bàn 10 huyện, thành phố Đà Lạt; trong đó, diện tích lúa 2-3 vụ là 12.211 ha, diện tích lúa 01 vụ là 9.573 ha, có khoảng 4.500 ha lúa chất lượng cao và 300 ha lúa giống.

Vùng trọng điểm về sản xuất lúa hàng hóa tập trung tại các huyện: Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đức Trọng, Đơn Dương, Di Linh và Lâm Hà; đối với các địa phương còn lại chủ yếu là canh tác nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu tại chỗ của dân cư.

Hệ số sử dụng đất trồng lúa bình quân đạt 1,52 lần, tổng diện tích gieo trồng đạt khoảng 33.200 ha với cơ cấu mùa vụ: lúa mùa 16.080 ha, lúa đông xuân 10.860 ha, lúa hè thu 6.260 ha; năng suất bình quân đạt 4,9 tấn/ha/vụ, sản lượng đạt 163.000 tấn; có 80% diện tích gieo trồng sử dụng giống lúa thuộc các dòng có năng suất cao, chất lượng tốt như IR, OM, OMCS, MTL, tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa trong các khâu làm đất, thu hoạch đạt 85% (trong đó có 50% diện tích gieo sạ áp dụng cơ giới hóa).

Tại địa bàn huyện Cát Tiên và Đạ Tẻh thường xảy ra tình trạng hạn hán ở vụ đông xuân, các loại sâu bệnh hại trên lúa như rầy nâu, đạo ôn, vàng lùn - lùn xoắn lá, ốc bươu vàng thường xuất hiện tại các khu vực trọng điểm trồng lúa ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lúa của tỉnh.

Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất lúa cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, hiện nay có 75% diện tích lúa chủ động được nước tưới, tuy nhiên nhiều công trình thủy lợi bồi lấp, xuống cấp, khả năng cung cấp nước thấp hơn so với công suất thiết kế, nhiều khu vực cần tiếp tục đầu tư công trình thủy lợi để chủ động nguồn nước tưới, chuyển đổi từ đất lúa 1 vụ sang đất lúa 2 vụ; giao thông nội đồng chủ yếu là đường đất, gây khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa, nhất là trong mùa mưa; các cơ sở chế biến và bảo quản lúa gạo chưa đáp ứng được nhu cầu, sản phẩm lúa sau thu hoạch chủ yếu được phơi thủ công, không đạt độ ẩm theo quy định (13-14%), tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch còn cao từ (13-16%), các cơ sở chế biến lúa gạo có quy mô nhỏ lẻ, công suất thấp, công nghệ lạc hậu, tỷ lệ thu hồi gạo thành phẩm thấp hơn bình quân chung của cả nước.

Thị trường tiêu thụ lúa gạo chủ yếu đáp ứng nhu cầu nội tiêu trong tỉnh, một phần bán ra các tỉnh lân cận một số vùng chuyên canh lúa.

2. Mục tiêu của Quy hoạch đến năm 2020:

a) Ổn định diện tích canh tác lúa đến năm 2020 đạt khoảng 20.200 ha, trong đó lúa 02 vụ trở lên đạt 15.000 ha; năng suất bình quân đạt 5,4 - 5,5 tấn/ha/vụ, sản lượng lúa khoảng 200.000 tấn/năm.

b) Đến năm 2020, có trên 85% diện tích gieo trồng sử dụng giống lúa xác nhận có năng suất, chất lượng và khả năng kháng sâu bệnh cao; có từ 38 - 40% diện tích canh tác lúa chất lượng cao và lúa giống được sản xuất theo quy trình VietGAP.

3. Nội dung quy hoạch phát triển cây lúa đến năm 2020:

a) Quy hoạch sử dụng đất cho cây lúa: Khuyến khích đầu tư chiều sâu các giải pháp kỹ thuật để khai thác tối đa hiệu quả diện tích đất trồng lúa, cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nước; bảo vệ và nâng cao chất lượng đất trồng lúa, đối với diện tích lúa một vụ chuyển đổi thành lúa 2 vụ hoặc cây hàng năm khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Đến năm 2020, tổng diện tích đất trồng lúa đạt khoảng 20.200 ha, chia thành 02 vùng:

- Xây dựng và phát triển vùng chuyên canh lúa hàng hóa tại 06 huyện trọng điểm về trồng lúa: huyện Cát Tiên (4.680 ha), huyện Đạ Tẻh (3.700 ha), huyện Đức Trọng (3.220 ha), huyện Di Linh (2.538 ha), huyện Đơn Dương (2.501 ha) và huyện Lâm Hà (2.072 ha).

- Ổn định vùng sản xuất lúa nhỏ lẻ để cung cấp lương thực, đáp ứng nhu cầu tại chỗ tại thành phố Đà Lạt (19 ha), huyện Lạc Dương (70 ha), huyện Đạ Huoai (300 ha), huyện Đam Rông (1.100 ha).

b) Quy hoạch sản xuất lúa chất lượng cao, lúa giống: Tập trung chuyển đổi diện tích canh tác lúa thương phẩm sang lúa chất lượng cao, lúa giống. Đến năm 2020, có 7.630 ha sản xuất lúa chất lượng cao và lúa giống, bao gồm:

- Lúa chất lượng cao 7.150 ha, năng suất bình quân đạt 6 - 6,2 tấn/ha/vụ, sản lượng khoảng 95.000 tấn, phân bố tại huyện Cát Tiên (3.400 ha), huyện Đạ Tẻh (2.200 ha), huyện Đơn Dương (600 ha), huyện Di Linh (600 ha), huyện Lâm Hà (300 ha).

- Lúa giống 480 ha sản lượng khoảng 6.200 tấn, phân bố tại huyện Cát Tiên (420 ha), huyện Đơn Dương (60 ha).

c) Quy hoạch cơ cấu mùa vụ, diện tích gieo trồng lúa: Áp dụng các giải pháp để tăng hệ số sử dụng đất, đến năm 2020 hệ số sử dụng đất là 1,83 lần, diện tích gieo trồng đạt 37.000 ha; tăng diện tích lúa 2-3 vụ từ 12.211 ha lên 15.000 ha (tăng 2.789 ha), giảm diện tích lúa 01 vụ từ 9.573 ha xuống còn 5.200 ha (giảm 4.373 ha) tập trung tại Đạ Tẻh, Di Linh, Đơn Dương. Cơ cấu mùa vụ: lúa mùa 17.597 ha, lúa đông xuân 13.498 ha, lúa hè thu 5.905 ha.

d) Quy hoạch cơ cấu giống lúa:

- Khuyến khích sử dụng các giống lúa xác nhận có thời gian sinh trưởng ngắn (90-100 ngày) có năng suất, chất lượng và khả năng kháng sâu bệnh cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ canh tác của từng địa phương.

- Xác định cơ cấu giống theo từng vùng, từng mùa vụ cụ thể để các địa phương căn cứ chỉ đạo sản xuất.

Chi tiết tại các Phụ lục: I, II, III, IV.

3. Vốn đầu tư: Tổng nhu cầu vốn khoảng 3.829,4 tỷ đồng; bao gồm:

a) Ngân sách nhà nước: 201,4 tỷ đồng, chiếm 5,25%, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 194,4 tỷ đồng, gồm:

+ Hỗ trợ trực tiếp cho nông dân sản xuất lúa theo Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ: 84 tỷ đồng (khoảng 14 tỷ/năm)

+ Cấp bù do miễn thu thủy lợi phí theo Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ: 97,2 tỷ (khoảng 16,2 tỷ/năm).

+ Trợ giá lúa giống cho đồng bào dân tộc thiểu số theo chương trình trợ giá giống cây trồng: 13,2 tỷ (khoảng 2,2 tỷ/năm).

- Ngân sách địa phương: Xây dựng mô hình, chuyển giao tiến bộ khoa học và kỹ thuật, phát triển thương hiệu: 07 tỷ.

b) Vốn của nhân dân và các thành phần kinh tế: 3.628 tỷ đồng, chiếm 94,75%.

4. Các giải pháp chủ yếu.

a) Giải pháp về vốn đầu tư:

- Bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư qua các chương trình, dự án, tranh thủ nguồn vốn ODA để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là giao thông nông thôn và thủy lợi.

- Huy động nguồn vốn trong dân đầu tư chuyển đổi giống mới, thâm canh tăng vụ.

- Phát triển mạng lưới tín dụng nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng để đầu tư sản xuất.

b) Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng:

- Đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương, nâng cao hiệu quả cung cấp nước tưới của các công trình hiện có, ưu tiên đầu tư xây dựng công trình thủy lợi vừa và nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi để chuyển đổi lúa 1 vụ sang lúa 2 vụ, phấn đấu đảm bảo tưới tiêu chủ động cho 100% đất lúa hai vụ.

- Đầu tư hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, phấn đấu đến năm 2020, có 100% số xã đạt tiêu chí về giao thông theo bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống sân phơi, kho chứa, cơ sở chế biến lúa gạo tại chỗ.

c) Giải pháp về khoa học công nghệ:

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác sản xuất lúa, trong đó tập trung triển khai mô hình “3 tăng 3 giảm” (tăng năng suất, tăng chất lượng lúa, tăng hiệu quả kinh tế; giảm thuốc trừ sâu, giảm phân đạm và giảm số lượng giống), mô hình “1 phải 5 giảm” (phải sử dụng giống xác nhận; giảm nước tưới, giảm số lượng giống gieo sạ, giảm phân đạm, giảm thuốc bảo vệ thực vật và giảm thất thoát sau thu hoạch).

- Hỗ trợ xây dựng và phát triển các mô hình sử dụng giống xác nhận, áp dụng quy trình VietGAP để sản xuất lúa chất lượng cao, từng bước thực hiện mô hình cánh đồng lớn.

- Khuyến khích sử dụng lúa giống do địa phương sản xuất nhằm tạo đầu ra ổn định cho vùng sản xuất lúa giống.

- Tăng cường quản lý hệ sinh thái đồng ruộng, chỉ đạo sản xuất đồng trà, đồng vụ nhằm hạn chế nguy cơ dịch hại.

- Phát huy vai trò của mạng lưới khuyến nông cơ sở, thực hiện tốt việc chuyển giao quy trình sản xuất lúa giống, phòng chống dịch bệnh, quản lý tổng hợp dịch hại cây trồng (IPM).

- Tăng cường áp dụng cơ giới hóa trong các khâu từ làm đất, canh tác, thu hoạch giảm chi phí nhân công; sử dụng lót bạt khi phơi hoặc sấy chủ động và công nghệ xay xát hiện đại để giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch còn dưới 5%.

d) Giải pháp về quản lý nhà nước:

- Tăng cường quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật), tập trung quản lý các cơ sở sản xuất và cung ứng giống lúa trên địa bàn, đảm bảo chất lượng, giảm chi phí, hạn chế rủi ro trong sản xuất.

- Khuyến cáo, hướng dẫn nông dân thực hiện gieo trồng theo lịch thời vụ, sử dụng cơ cấu giống lúa phù hợp, không sử dụng lúa thương phẩm làm lúa giống.

- Thực hiện có hiệu quả các chính sách về hỗ trợ trực tiếp cho nông dân sản xuất lúa, chính sách cấp bù do miễn thu thủy lợi phí.

- Thực hiện chương trình trợ giá giống cây trồng đối với các giống lúa xác nhận, có năng suất, chất lượng tốt.

đ) Giải pháp về tổ chức sản xuất và đổi mới quan hệ sản xuất:

- Đổi mới và nhân rộng mô hình các tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp kết hợp dịch vụ. Khuyến khích nhân dân dồn điền đổi thửa và xây dựng mối liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp theo mô hình cánh đồng lớn, mô hình công ty cổ phần nông nghiệp trong đó nông dân tham gia cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất.

- Tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ lúa gạo và cung ứng máy móc, thiết bị, vật tư cho sản xuất lúa tại các vùng trọng điểm.

e) Giải pháp về thị trường: Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để phát triển thương hiệu “Lúa gạo Cát Tiên” và vùng phụ cận; xây dựng thương hiệu "Gạo Tùng Nghĩa - Đức Trọng".

g) Giải pháp về chính sách:

- Chính sách hỗ trợ cho nông dân sản xuất lúa theo Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ.

- Chính sách cấp bù do miễn thu thủy lợi phí theo Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ

- Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ.

- Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

- Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

- Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì triển khai và tổ chức thực hiện quy hoạch, có trách nhiệm:

a) Xây dựng kế hoạch hàng năm, hướng dẫn các địa phương thực hiện các mục tiêu, nội dung, giải pháp của quy hoạch.

b) Tham mưu, đề xuất cụ thể hóa các cơ chế chính sách và huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch.

c) Thường xuyên kiểm tra và giám sát, định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thực hiện quy hoạch.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu cân đối, bố trí ngân sách và lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án liên quan, đảm bảo kinh phí thực hiện quy hoạch theo mục tiêu đề ra.

3. Các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các nội dung, giải pháp của quy hoạch trên địa bàn tỉnh.

4. UBND các huyện, thành phố Đà Lạt quản lý quy hoạch, chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn lập kế hoạch, lộ trình thực hiện các nội dung, giải pháp để đạt được mục tiêu của quy hoạch tại địa phương.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và thủ trưởng các ngành, cơ quan, đoàn thể, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành từ ngày ký.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- TT Công báo tỉnh;
- LĐVP, TKCT;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Tiến

 

PHỤ LỤC I

QUY HOẠCH DIỆN TÍCH CANH TÁC LÚA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 1941/QĐ-UBND ngày 19/9/2014 của UBND tỉnh)

ĐVT: ha

TT

Hạng mục

Năm 2013

Năm 2020

1

Thành phố Đà Lạt

19

19

 

Lúa 2 vụ

11

19

 

Lúa 1 vụ

8

 

2

Huyện Đam Rông

1.417

1.100

 

Lúa 2 vụ

839

1.100

 

Lúa 1 vụ

578

 

3

Huyện Lạc Dương

163

70

 

Lúa 2 vụ

65

70

 

Lúa 1 vụ

98

 

4

Huyện Lâm Hà

2.038

2.072

 

Lúa 2 vụ

1.216

2.000

 

Lúa 1 vụ

822

72

5

Huyện Đơn Dương

3.195

2.501

 

Lúa 2 vụ

928

1.726

 

Lúa 1 vụ

2.267

775

6

Huyện Đức Trọng

4.230

3.220

 

Lúa 2 vụ

1002

585

 

Lúa 1 vụ

3.228

2.635

7

Huyện Di Linh

2.616

2.538

 

Lúa 2 vụ

1.105

1.500

 

Lúa 1 vụ

1.511

1.038

8

Huyện Đạ Huoai

300

300

 

Lúa 3 vụ

60

60

 

Lúa 2 vụ

97

240

 

Lúa 1 vụ

143

 

9

Huyện Đạ Tẻh

3.056

3.700

 

Lúa 3 vụ

1.874

625

 

Lúa 2 vụ

1.182

1575

 

Lúa 2 vụ + 01 vụ bắp

 

1500

10

Huyện Cát Tiên

4.750

4.680

 

Lúa 3 vụ

836

1.605

 

Lúa 2 vụ

2.996

2.395

 

Lúa 1 vụ

918

680

 

TOÀN TỈNH

21.784

20.200

 

Lúa 3 vụ

2.770

2.290

 

Lúa 2 vụ

9.441

11.210

 

Lúa 2 vụ + 01 vụ bắp

 

1.500

 

Lúa 1 vụ

9.573

5.200

 

PHỤ LỤC II

QUY HOẠCH CƠ CẤU MÙA VỤ VÀ DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG LÚA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 1941/QĐ-UBND ngày 19/9/2014 của UBND tỉnh)

TT

Hạng mục

ĐVT

Năm 2013

Năm 2020

A

TOÀN TỈNH

1

Diện tích

 

33.089

37.000

 

Lúa Đông xuân

Ha

10.833

13.498

 

Lúa Hè thu

Ha

6.235

5.905

 

Lúa Mùa

Ha

16.021

17.597

2

Năng suất

 

4,9

5,4

 

Lúa Đông xuân

Tấn/ha

5,1

5,6

 

Lúa Hè thu

Tấn/ha

4,9

5,5

 

Lúa Mùa

Tấn/ha

4,8

5,3

3

Sản lượng

 

162.901

201.077

 

Lúa Đông xuân

Tấn

55.067

75.456

 

Lúa Hè thu

Tấn

30.619

32.322

 

Lúa Mùa

Tấn

77.215

93.299

B

PHÂN THEO CÁC ĐỊA PHƯƠNG

1

Đà Lạt

 

 

 

1.1

Diện tích

 

30

38

 

Lúa Đông xuân

Ha

11

19

 

Lúa Mùa

Ha

19

19

1.2

Sản lượng

 

103

147

 

Lúa Đông xuân

Tấn

25

54

 

Lúa Mùa

Tấn

78

93

2

Đam Rông

 

 

 

2.1

Diện tích

 

2.301

2.200

 

Lúa Đông xuân

Ha

839

1.100

 

Lúa Mùa

Ha

1.462

1.100

2.2

Sản lượng

 

8785

9.328

 

Lúa Đông xuân

Tấn

3.425

4.906

 

Lúa Mùa

Tấn

5.360

4.422

3

Lạc Dương

 

 

 

3.1

Diện tích

 

144

140

 

Lúa Đông xuân

Ha

65

70

 

Lúa Mùa

Ha

79

70

3.2

Sản lượng

 

422

484

 

Lúa Đông xuân

Tấn

198

249

 

Lúa Mùa

Tấn

224

235

4

Lâm Hà

 

 

 

4.1

Diện tích

 

2.954

4.072

 

Lúa Đông xuân

Ha

1.216

2.000

 

Lúa Mùa

Ha

1.738

2.072

4.2

Sản lượng

 

13.767

20.710

 

Lúa Đông xuân

Tấn

5.591

10.060

 

Lúa mùa

Tấn

8.176

10.650

5

Đơn Dương

 

 

 

5.1

Diện tích

 

3.918

4.227

 

Lúa Đông xuân

Ha

928

1.726

 

Lúa Mùa

Ha

2.990

2.501

5.2

Sản lượng

 

22.299

26.265

 

Lúa Đông xuân

Tấn

5.250

10.684

 

Lúa Mùa

Tấn

17.049

15.581

6

Đức Trọng

 

 

 

6.1

Diện tích

 

4.514

3.805

 

Lúa Đông xuân

Ha

1.002

585

 

Lúa Mùa

Ha

3.512

3.220

6.2

Sản lượng

 

20.578

19.031

 

Lúa Đông xuân

Tấn

4.378

2.802

 

Lúa Mùa

Tấn

16.200

16.229

7

Di Linh

 

 

 

7.1

Diện tích

 

2.946

4.115

 

Lúa Đông xuân

Ha

1.105

1.500

 

Lúa Mùa

Ha

1.841

2.615

7.2

Sản lượng

 

14.016

21.397

 

Lúa Đông xuân

Tấn

5.120

7.590

 

Lúa Mùa

Tấn

8.896

13.807

8

Đa Huoai

 

 

 

8.1

Diện tích

 

357

590

 

Lúa Đông xuân

Ha

62

230

 

Lúa Hè thu

Ha

132

60

 

Lúa Mùa

Ha

163

300

8.2

Sản lượng

 

1365

2.623

 

Lúa Đông xuân

Tấn

215

945

 

Lúa Hè thu

Tấn

513

268

 

Lúa Mùa

Tấn

637

1.410

9

Đạ Tẻh

 

 

 

9.1

Diện tích

 

7.383

8.025

 

Lúa Đông xuân

Ha

1.878

2125

 

Lúa Hè thu

Ha

2.743

2200

 

Lúa Mùa

Ha

2.762

3700

9.2

Sản lượng

 

34.153

41.735

 

Lúa Đông xuân

Tấn

8.579

11.071

 

Lúa Hè thu

Tấn

12.508

11.132

 

Lúa Mùa

Tấn

13.066

19.532

10

Cát Tiên

 

 

 

10.1

Diện tích

 

8.542

9.788

 

Lúa Đông xuân

Ha

3.727

4.143

 

Lúa Hè thu

Ha

3.360

3.645

 

Lúa Mùa

Ha

1.455

2.000

10.2

Sản lượng

 

47.413

59.357

 

Lúa Đông xuân

Tấn

22.286

27.095

 

Lúa Hè thu

Tấn

17.598

20.922

 

Lúa Mùa

Tấn

7.529

11.340

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC III

QUY HOẠCH CÁC CHỦNG LOẠI GIỐNG LÚA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Quyết định số 1941/QĐ-UBND ngày 19/9/2014 của UBND tỉnh)

TT

Đơn vị hành chính

Chủng loại giống

1

Thành phố Đà Lạt

Giống MTL250; VND 9520

2

Huyện Đam Rông

Giống IR64; MTL250

3

Huyện Lạc Dương

Giống IR64; MTL250

4

Huyện Lâm Hà

Giống IR 59606; OM 6162; VND19-20

5

Huyện Đơn Dương

Giống OM 4498; TH41; Hương thơm

6

Huyện Đức Trọng

Giống OM 2158; OMCS 2000; OMCS 96; IR64; MTL250

7

Huyện Di Linh

Giống OMCS 2000; OM 3536; OM 6162; IR 59606

8

Huyện Đạ Huoai

Giống OM 5451; OM 6162; IR56279

9

Huyện Đạ Tẻh

Giống OM 4900; OM 5451; OM 6162; OM 930; IR56279;

10

Huyện Cát Tiên

Giống OM 4900; OM 6162; OM4097; OMCS 2000; OMCS 96; OMCS 97.

Đối với khu vực sản xuất lúa chất lượng cao

1

Huyện Lâm Hà

Giống IR 59606; OM 6162

2

Huyện Đơn Dương

Giống OM 4498; VND 9520

3

Huyện Di Linh

Giống OMCS 2000; OM 3536; OM 6162

4

Huyện Đạ Tẻh

Giống OM 4900; OM 5451; OM 6162; OM 930; IR56279;

5

Huyện Cát Tiên

Giống OM 4900; OM 6162; OM4097; OM4498; VND9520.

Ghi chú: Trong quá trình tổ chức thực hiện, các giống mới được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận, có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng khu vực sẽ được xem xét, bổ sung vào quy hoạch.

 

PHỤ LỤC IV

QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT LÚA CHẤT LƯỢNG, LÚA GIỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Quyết định số 1941/QĐ-UBND ngày 19/9/2014 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: ha

STT

Huyện - Xã

Năm 2020

Tổng số

Lúa CLC

Lúa giống

A

TOÀN TỈNH

7.630

7.150

480

B

CÁC HUYỆN

 

 

 

1

Huyện Đơn Dương

660

600

60

 

Ka Đơn

330

300

30

 

P’ Ró

330

300

30

2

Huyện Lâm Hà

350

350

0

 

Tân Văn

200

200

 

 

Đạ Đờn

150

150

 

3

Huyện Di Linh

600

600

0

 

Gung Ré

300

300

 

 

Bảo Thuận

150

150

 

 

Đinh Lạc

60

60

 

 

Gia Hiệp

30

30

 

 

Tam Bố

60

60

 

4

Huyện Đạ Tẻh

2.200

2.200

0

 

T.Trấn Đạ Tẻh

830

830

 

 

An Nhơn

450

450

 

 

Quốc Oai

200

200

 

 

Mỹ Đức

150

150

 

 

Quảng Trị

50

50

 

 

Đạ Lây

150

150

 

 

Hương Lâm

75

75

 

 

Triệu Hải

110

110

 

 

Hà Đông

75

75

 

 

Đạ Kho

110

110

 

5

Huyện Cát Tiên

3.820

3.400

420

 

T.Trấn Đồng Nai

700

560

140

 

Tiên Hoàng

300

300

 

 

Phước Cát 2

130

130

 

 

Gia Viễn

740

660

80

 

Nam Ninh

510

510

 

 

Mỹ Lâm

110

110

 

 

Tư Nghĩa

170

170

 

 

Phước Cát 1

440

420

20

 

Đức Phổ

370

335

35

 

Phù Mỹ

200

80

120

 

Quảng Ngãi

150

125

25