Quyết định 186/2004/QĐ-UB về Quy định chính sách khuyến nông, khuyến lâm do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
Số hiệu: 186/2004/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Nguyễn Trọng Hòa
Ngày ban hành: 18/10/2004 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 186/2004/QĐ-UB

Nha trang, ngày 18 tháng 10 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH KHUYẾN NÔNG, KHUYẾN LÂM.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 10 tháng 12 năm 2003;

- Căn cứ Nghị định số 13/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về công tác khuyến nông,

- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định chính sách khuyến nông, khuyến lâm.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số: 5628/2000/QĐ-UB ngày 12/12/2000 của UBND tỉnh Khánh Hoà.

Điều 3: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành.

 

 

Nơi nhận:
-Như điều 3
-Chính phủ(để b/c)
-Bộ NN&PTNT(để b/c)
-TT Tỉnh uỷ(để b/c)
-TT HĐND(để b/c)
-TT UBND tỉnh
-Viện Kiểm sát ND tỉnh
-UBMTTQ tỉnh và các đoàn thể
-TT HĐND các huyện, TX, TP
-Các CV HĐND& UBND tỉnh
-Lưu VT, HP

T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HOÀ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trọng Hòa

 

QUY ĐỊNH

CHÍNH SÁCH KHUYẾN NÔNG, KHUYẾN LÂM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 186/2004 ngày 18 tháng 10 năm 2004 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng.

- Qui định này được thống nhất trong các cơ quan khuyến nông, khuyến lâm , các tổ chức kinh tế xã hội sử dụng kinh phí từ ngân sách trong tỉnh để hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, nhằm giúp nông dân phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

- Hàng năm, Sở Nông nghiệp &PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào tiến bộ kỹ thuật, yêu cầu của sản xuất và đời sống, nhu cầu của thị trường để xây dựng chương trình khuyến nông, khuyến lâm phù hợp.

Điều 2. Nội dung công tác khuyến nông, khuyến lâm.

1. Phổ biến những tiến bộ kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, công nghệ chế biến, bảo quản nông- lâm sản và giới thiệu những kinh nghiệm sản xuất kinh doanh giỏi.

2. Bồi dưỡng, phát triển kỹ năng sản xuất và kiến thức quản lý kinh tế cho nông dân để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

3. Phối hợp với các cơ quan chức năng cung cấp cho nông dân thông tin về thị trường, giá cả nông sản để nông dân bố trí sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao.

Điều 3. Kinh phí hoạt động khuyến nông, khuyến lâm do ngân sách nhà nước cấp hàng năm.

Chương II

HỆ THỐNG TỔ CHỨC KHUYẾN NÔNG, KHUYẾN LÂM

Điều 4. Tổ chức khuyến nông, khuyến lâm nhà nước.

- Ở tỉnh có Trung tâm Khuyến nông và Khuyến lâm thuộc Sở nông nghiệp & PTNT, thực hiên chức năng khuyến nông, khuyến lâm trên địa bàn tỉnh.

- Ở huyện, thị xã, thành phố có trạm Khuyến nông và Khuyến lâm thuộc phòng Nông nghiệp &PTNT, thực hiện chức năng khuyến nông, khuyến lâm trên phạm vi huyện, thị xã, thành phố .

- Nhiệm vụ cụ thể của Trung tâm Khuyến nông và Khuyến lâm, Trạm Khuyến nông và Khuyến lâm được quy định cụ thể trong Quyết định thành lập.

- Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành: Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ thực vật, thực hiện chương trình khuyến nông chuyên ngành được giao trong kế hoạch hàng năm.

- Các tổ chức, cá nhân khác được tham gia công tác khuyến nông, khuyến lâm theo chương trình phối hợp hoạt động hoặc hợp đồng ký kết giữa cơ quan khuyến nông với tổ chức, cá nhân đó.

Điều 5. Cán bộ khuyến nông, khuyến lâm cơ sở:

(Khuyến nông cơ sở bao gồm: xã, phường, thị trấn; dưới đây gọi là xã).

- Cán bộ khuyến nông cơ sở không thuộc biên chế nhà nước, trực tiếp làm việc tại xã theo chế độ hợp đồng.

-Trung tâm Khuyến nông và Khuyến lâm căn cứ vào nội dung, qui mô các chương trình khuyến nông, khuyến lâm hàng năm để ký hợp đồng cán bộ khuyến nông cơ sở. Số lượng cán bộ khuyến nông cơ sở được hợp đồng ở mỗi xã 01 người.

Điều 6. Nhiệm vụ và quyền lợi của cán bộ khuyến nông cơ sở.

Nhiệm vụ, quyền lợi của cán bộ khuyến nông cơ sở được qui định cụ thể trong hợp đồng, bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Nhiệm vụ:

- Thu thập thông tin, số liệu về tiến độ sản xuất nông lâm nghiệp, tình hình sâu hại, dịch bệnh cây trồng, vật nuôi để báo cáo định kỳ về cơ quan khuyến nông ký hợp đồng.

- Tuyên truyền hướng dẫn nông dân sử dụng những biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi trên địa bàn phụ trách.

- Chọn, giới thiệu hộ nông dân có đủ điều kiện để cơ quan khuyến nông bố trí xây dựng mô hình trình diễn tiến bộ kỹ thuật nông - lâm nghiệp; Theo dõi, đánh giá diễn biến của mô hình theo hướng dẫn của cơ quan khuyến nông.

- Sáng lập viên xây dựng câu lạc bộ khuyến nông- khuyến lâm, duy trì sinh hoạt và tổ chức các hoạt động của câu lạc bộ khuyến nông- khuyến lâm trên địa bàn phụ trách.

2. Quyền lợi :

- Được cơ quan khuyến nông cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức kỹ thuật, huấn luyện kỹ năng khuyến nông- khuyến lâm.

- Được hưởng thù lao lao động bằng mức lương tối thiểu của công chức nhà nước, do tổ chức khuyến nông ký hợp đồng chi trả từ vốn khuyến nông.

- Được cấp văn phòng phẩm 50.000đ/năm.

Điều 7. Câu lạc bộ khuyến nông cơ sở.

- Câu lạc bộ khuyến nông cơ sở được UBND xã quyết định công nhận và quản lý hoạt động.

-Kinh phí khuyến nông nhà nước hỗ trợ không quá 50.000 đồng/ tháng để mua tài liệu, xây dựng tủ sách khuyến nông của câu lạc bộ khuyến nông.

Chương III

CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ CHI PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG, KHUYẾN LÂM

Điều 8. Đối với xây dựng điểm trình diễn.

- Hàng năm cơ quan khuyến nông căn cứ vào tiến bộ kỹ thuật, lực lượng cán bộ khuyến nông, trình độ sản xuất của nông dân ở từng vùng để xây dựng điểm trình diễn có nội dung phù hợp.

- Đối tượng đầu tư xây dựng điểm trình diễn là hộ nông dân, kể cả những hộ làm kinh tế trang trại, hộ công nhân nông -lâm nghiệp đang lao động trực tiếp tại các cơ sở sản xuất của lâm trường, trại sản xuất nông nghiệp.

- Nội dung, qui mô, số lượng điểm trình diễn phải được xây dựng cụ thể cho từng chương trình khuyến nông, khuyến lâm.

1. Số lượng điểm trình diễn:

Trên địa bàn 01 xã đầu tư không quá 02 điểm trình diễn có cùng một nội dung trình diễn trong cùng một năm.

2. Quy mô điểm trình diễn:

-Đối với trồng trọt:

+ Mô hình trình diễn cây hàng năm (kế cả trồng cây thức ăn xanh trong chăn nuôi) không quá 5.000m2/1 điểm.

+ Mô hình trình diễn cây lâu năm (cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp) không quá 10.000m2/ 1 điểm.

- Đối với chăn nuôi:

+ Chăn nuôi bò thịt 01 con/ 1 điểm.

+ Chăn nuôi lợn, dê, cừu, đà điểu không quá 5 con/1điểm.

+ Nuôi gia cầm không quá 100 con/1điểm.

- Đối với điểm trình diễn sử dụng máy, công cụ vào sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn có tổng dự toán không quá 50 triệu đồng / 1 điểm.

3 . Đầu tư, hỗ trợ chi phí vật chất cho điểm trình diễn:

a.Đối với trồng trọt cây nông nghiệp:

- Điểm trình diễn sử dụng giống cây hàng năm mới, cây làm thức ăn xanh trong chăn nuôi được đầu tư 100% tiền mua giống.

- Điểm trình diễn về giống cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm được đầu tư 50% giá trị giống cây, 50% giá trị phân bón theo quy trình kỹ thuật cho 2 năm đầu.

- Điểm trình diễn biện pháp kỹ thuật trồng trọt mới được hỗ trợ 50% giá trị vật tư theo quy trình kỹ thuật, bao gồm: phân bón các loại, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu bệnh và các chế phẩm sinh học.

b. Đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm:

- Điểm trình diễn sử dụng giống con gia súc, gia cầm mới được đầu tư 40% tiền mua giống.

- Điểm trình diễn biện pháp kỹ thuật chăn nuôi mới được hỗ trợ 30% giá trị thức ăn, thuốc thú y theo quy trình kỹ thuật.

c. Điểm trình diễn trồng cây lâm nghiệp, cây lâm nghiệp kết hợp cây ăn quả được đầu tư hỗ trợ cho 01 ha như sau:

-100% chi phí thiết kế mô hình theo đơn giá được duyệt.

- 40% giá trị phân bón theo quy trình kỹ thuật.

-Giống cây trồng, công trồng, công chăm sóc được hỗ trợ cho từng năm ở từng vùng cụ thể như sau:

Đối với đồng bằng.

+ Cây giống: 60% giá trị cây giống các loại.

+ Công trồng, chăm sóc năm đầu: 620.000 đồng.

+ Công chăm sóc năm thứ 2: 300.000 đồng.

+ Công chăm sóc năm thứ 3: 200.000 đồng.

Đối với miền núi,hải đảo (kể cả thôn, xã miền núi thuộc huyện đồng bằng).

+ Cây giống: 100% giá trị cây giống các loại.

+ Công trồng, chăm sóc năm đầu: 720.000 đồng.

+ Công chăm sóc năm thứ 2: 400.000 đồng.

+ Công chăm sóc năm thứ 3: 300.000 đồng.

d. Điểm trình diễn khuyến khích nông dân sử dụng máy, thiết bị, công cụ vào sản xuất trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi (kể cả biogas xử lý chất thải), chế biến, bảo quản nông - lâm sản và ngành nghề nông thôn được hỗ trợ như sau:

- Hỗ trợ 50% đối với máy, thiết bị, công cụ, vật liệu có giá trị <01 triệu đồng.

- Hỗ trợ 30% đối với máy, thiết bị, công cụ, vật liệu có giá trị từ >01 triệu đến 10 triệu đồng

- Hỗ trợ 20% đối với máy, thiết bị, công cụ, vật liệu có giá trị >10 triệu đồng.

Ngoài chi phí hỗ trợ vật tư nói trên, các điểm trình diễn được chi phí phục vụ tập huấn nội dung trình diễn, tổ chức hội nghị đầu bờ, cung cấp tài liệu kỹ thuật cho nông dân theo nội dung trình diễn. Mức chi phí cụ thể thực hiện theo điểm a, mục 4, điều 10 bản quy định này.

Điều 9. Khuyến khích nông dân sản xuất, sử dụng giống tốt và ứng dụng quy trình sản xuất nông sản an toàn.

Đối với chương trình giống cây hàng năm:

a. Tổ chức, hộ nông dân nhận sản xuất giống lúa trong chương trình khuyến nông được hỗ trợ các khoản sau đây:

Phần giá trị chênh lệch giữa giá thóc giống nguyên chủng đưa vào sản xuất so với giá thóc giống cùng thời điểm tại địa phương; Giá thóc giống cùng thời điểm tại địa phương bằng 1,2 lần giá thóc tính thuế sử dụng đất nông nghiệp do UBND tỉnh quy định cùng thời điểm.

- Công chăm sóc, khử lẫn 200.000 đồng/ ha.

b. Hộ nông dân sử dụng giống lúa lai, giống bắp lai vào sản xuất theo kế hoạch được hỗ trợ 40% giá giống; Quy mô đầu tư mỗi hộ không quá 5000m2.

2. Đối với chương trình khuyến khích sản xuất nông sản thực phẩm an toàn:

- Tổ chức, hộ nông dân sản xuất nông sản thực phẩm theo quy trình kỹ thuật an toàn được hỗ trợ

+ 100% chi phí kiểm nghiệm an toàn nông sản thực phẩm;

+ 50% vật tư kỹ thuật theo quy trình sản xuất an toàn;

- Quy mô chương trình theo kế hoạch được duyệt hàng năm.

3- Đối với chương trình cải tạo đàn gia súc bằng phương pháp giống:

Khuyến khích nông dân thực hiện cải tạo đàn gia súc bằng thụ tinh nhân tạo và phối giống trực tiếp.

a. Thụ tinh nhân tạo cho bò nuôi hướng thịt:

Hỗ trợ người chăn nuôi bò thử áp dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo cho bò:

- 100% chi phí vật tư thụ tinh nhân tạo theo định mức kỹ thuật;

- Công phối giống: 30.000 đồng cho 01 bò có thai.

b. Phối giống trực tiếp:

Biện pháp phối giống trực tiếp cho bò, heo được thực hiện ở vùng núi, vùng xa trung tâm thụ tinh nhân tạo.

- Hộ nông dân có đủ điều kiện cơ sở vật chất,có kinh nghiệm chăn nuôi được xem xét ký hợp đồng chăn nuôi con đực giống.

- Vốn khuyến nông hỗ trợ tiền mua đực giống như sau:

+ Đối với heo đực giống: hỗ trợ 50% giá trị đực giống và cước phí vận chuyển đến hộ nông dân.

+ Đối với bò đực giống: hỗ trợ 70% giá trị đực giống và cước phí vận chuyển đến hộ nông dân.

- Sở Nông nghiệp &PTNT hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn con đực giống, quy trình nuôi dưỡng và trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện hợp đồng nuôi dưỡng đực giống để phối giống trực tiếp.

Điều 10. Đào tạo huấn luyện.

1 . Đối tượng đào tạo huấn luyện khuyến nông là cán bộ khuyến nông, khuyến lâm nhà nước, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm cơ sở và nông dân.

2 . Chương trình đào tạo huấn luyện gồm :

Tổ chức tập huấn xây dựng điểm trình diễn, hội nghị đầu bờ để báo cáo kết quả điểm trình diễn;

- Tổ chức hội nghị tập huấn kỹ thuật chuyên môn, hội thảo chuyên đề;

- Tổ chức các lớp huấn luyện kỹ thuật theo chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi;

- Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của nông dân trong và ngoài tỉnh.

3 . Số lượng các lớp đào tạo huấn luyện của cơ quan khuyến nông được giao theo kế hoạch hàng năm.

4. Chế độ chi phí cho đào tạo huấn luyện:

Các lớp đào tạo huấn luyện được chi phí thống nhất các khoản dưới đây:

Bồi dưỡng báo cáo viên: 30.000 đồng/ngườì/buổi;

Chi phí nước uống đại biểu: 1.000 đồng/người/ngày;

Trả công người phục vụ: 20.000 đồng/ngày.

Ngoài những chí phí trên, mỗi chương trình đào tạo huấn luyện được chi phí cho từng nội dung hoạt động cụ thể như sau:

a. Đối với tập huấn xây dựng điểm trình diễn và hội nghị đầu bờ:

- Chi phí chuẩn bị hội trường, hiện trường, làm bảng biểu hướng dẫn, chụp ảnh quay phim không quá 200.000 đồng/ lớp.

- Chi phí biên soạn tài liệu báo cáo: 20.000 đồng/lớp.

b. Đối với hội nghị tập huấn kỹ thuật, hội thảo chuyên đề, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ khuyến nông và nông dân:

- Số lượng đại biểu tham dự không quá 120 người/ 1 lớp;

- Thời gian hội nghị không quá 3 ngày/ 1 lớp,

- Chi phí ăn, nghỉ của đại biểu được thực hiện theo quy định về chế độ chi tiêu hội nghị của Bộ Tài chính;

- Thuê hội trường, in hoặc mua tài liệu, vật liệu, phương tiện đi lại chi phí theo thực tế;

- Chi phí trang trí hội trường không quá 100.000 đồng;

- Chi phí biên soạn bài giảng: 50.000 đồng/ chuyên đề đào tạo.

c. Đối với huấn luyện kỹ thuật theo chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi:

- Đối tượng huấn luyện là nông dân;

- Số lượng học viên không quá 30 người/ một lớp;

- Bồi dưỡng học viên: 10.000 đồng/ người/ ngày;

- Công tác phí, phương tiện đi giảng dạy, kiểm tra, dự khai giảng, bế giảng của lãnh đạo, cán bộ cơ quan khuyến nông được chi theo quy định của nhà nước về "chế độ công tác phí cho cán bộ công chức nhà nước đi công tác trong nước";

- Tài liệu, vật liệu, văn phòng phẩm, không quá 500.000 đồng/ lớp;

- Chi phí thuê phòng học, ruộng, đất, chuồng trại, vật nuôi để phục vụ huấn luyện không quá 500.000 đồng/ lớp;

- Chi khai giảng, tổng kết lớp học không quá 500.000 đồng/ lớp

-Thời gian huấn luyện, số ngày huấn luyện cụ thể đối với từng loại cây trồng, vật nuôi do Sở Nông nghiệp & PTNT quy định và hướng dẫn thực hiện.

d. Đối với tham quan học tập kinh nghiệm khuyến nông.

- Số lượng đại biểu tham dự:

+ Học tập ngoài tỉnh: không quá 25 người cho một đợt đi.

+ Học tập trong tỉnh: không quá 40 người cho một đợt đi.

- Thời gian học tập :

+ Học tập ngoài tỉnh: không quá 12 ngày cả đi và về.

+ Học tập trong tỉnh: không quá 2 ngày.

- Chế độ chi phí cho tham quan, học tập:

+ Chi phí mua, in sao tài liệu, quay phim, chụp ảnh tư liệu: 500.000đ/đợt đi;

+ Tiền ăn: học tập trong tỉnh: 20.000 đồng/ người/ ngày, học tập ngoài tỉnh: 30.000 đồng/ người/ ngày.

+ Tiền nghỉ: thanh toán theo quy định của nhà nước về "chế độ công tác phí cho cán bộ công chức nhà nước đi công tác trong nước";

+ Tiền xe: thanh toán theo hợp đồng thuê phương tiện.

Đại biểu được mời đi học tập kinh nghiệm trong tỉnh, nếu tự túc phương tiện đi lại thì được thanh toán tiền xe cho cự ly đường từ nơi ở đến nơi học tập với đơn giá 350 đồng/ km ở đồng bằng, 500 đồng/km ở miền núi.

Cán bộ khuyến nông nhà nước được chọn cử đi cùng đoàn tham quan học tập đã được chi phí theo chế độ qui định này thì không được thanh toán theo chế độ công tác phí.

Điều 11. Thông tin tuyên truyền.

1. Nội dung chính của công tác thông tin tuyên truyền khuyến nông gồm:

- Xuất bản tập san thông tin nông nghiệp và nông thôn Khánh Hòa.

- Cung cấp đến nông dân những tài liệu kỹ thuật nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn.

- Xây dựng các chương trình tuyên truyền về nông nghiệp, nông thôn trên Đài Phát thanh, Truyền hình, Báo Khánh Hoà.

2. Chi phí cho thông tin tuyên truyền.

Vốn khuyến nông chi cho công tác thông tin tuyên truyền bao gồm:

a. Mua trang thiết bị thông tin tuyên truyền; Mua, in tài liệu, dụng cụ, băng hình, phim ảnh phục vụ công tác khuyến nông theo kế hoạch được duyệt hàng năm.

b. Xuất bản tập san thông tin nông nghiệp, nông thôn: tập san được xuất bản một năm 4 kỳ; mỗi kỳ không quá 600 tập.

- Chi phụ cấp ban biên tập, nhuận bút cho người viết tin, bài, ảnh theo quy định của nhà nước.

- Chi phí làm ma-két, in ấn: theo hợp đồng.

 c. Trả công cho cho việc biên soạn, dịch thuật tài liệu khuyến nông:

- Biên soạn tài liệu: 10.000 đồng cho một trang đánh máy.

- Dịch tài liệu khuyến nông từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài: 20.000 đồng cho một trang đánh máy.

d. Xây dựng chuyên mục nông nghiệp, nông thôn trên Đài Phát thanh, Truyền hình và Báo Khánh Hòa:

Đài Phát thanh-Truyền hình, Báo Khánh Hòa chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, các cơ quan khuyến nông, khuyến lâm để xây dựng chuyên mục tuyên truyền vê nông nghiệp và nông thôn trên đài, báo.Mỗi loại chuyên mục được phát sóng hoặc đăng báo ít nhất mỗi tháng một kỳ.

Chi phí xây dựng chuyên mục do Đài Phát thanh- Truyền hình, Báo Khánh Hòa dự trù, lập kế hoạch hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt.

Điều 12. Chế độ đối với cán bộ khuyến nông nhà nước .

Cán bộ khuyến nông nhà nước bao gồm cán bộ được định biên (kể cả hợp đồng) làm công tác khuyến nông, khuyến lâm tại Trung tâm Khuyến nông và Khuyến lâm, Trạm Khuyến nông và Khuyến lâm, các cơ quan khuyến nông chuyên ngành. Cán bộ khuyến nông nhà nước không bao gồm cán bộ khuyến nông, khuyến lâm cơ sở được quy định lại điều 5, điều 6 bản quy định này.

Ngoài chế độ đối với công chức hiện hành, cán bộ khuyến nông nhà nước được phụ cấp cho từng nhiệm vụ, công việc phụ trách như sau:

1- Được thanh toán các khoản tiền tài liệu, học phí khi được cử đi học tập, huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ khuyến nông.

2- Trưởng Trạm Khuyến nông, Khuyến lâm các huyện đồng bằng, thị xã, thành phố được hưởng phụ cấp 50.000 đồng/ tháng.

3- Cán bộ khuyến nông làm chủ nhiệm chương trình khuyến nông, khuyến lâm được hưởng phụ cấp 50.000 đồng/ tháng thực hiện chương trình.

4- Cán bộ khuyến nông tự túc phương tiện đi công tác dưới 15 ngày/ tháng được thanh toán tiền phương tiện với đơn giá 350 đồng/km cho số km thực đi; Nếu sử dụng xe máy cơ quan được thanh toán 250 đồng/km cho km thực đi; Trường hợp đi công tác ở miền núi, hải đảo thì được thanh toán gấp 02 lần mức quy định tại điểm này.

5- Cán bộ khuyến nông tự túc phương tiện thường xuyên đi công tác lưu động trên 15 ngày trong tháng ở địa bàn có cự ly (từ cơ quan đến nơi công tác) dưới 30 km đối với đồng bằng, dưới 20 km đối với miền núi, hải đảo được thanh toán công tác phí và tiền tự túc phương tiện theo mức khoán dưới đây:

- Công tác phí không quá 100.000 đồng/ tháng.

- Tự túc phương tiện không quá 40.000đ đối với địa bàn công tác là đồng bằng, 80.000đ đối với địa bàn công tác là miền núi, hải đảo.

Điều 13. Chính sách khuyến nông miền núi.

Hai huyện miền núi, các thôn, xã miền núi, hải đảo của các huyện, thị xã, thành phố (công nhận bởi quyết định của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi) được đầu tư vốn thực hiện công tác khuyến nông gồm:

1 - Đối với trồng trọt:

Đầu tư 100% vật tư cho các điểm trình diễn đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được quy định tại mục a khoản 3 Điều 8 quy định này.

2- Đối với chăn nuôi:

a. Hỗ trợ điểm trình diễn:

- Điểm trình diễn sử dụng giống gia súc mới hỗ trợ 70% tiền giống.

- Điểm trình diễn sử dụng giống gia cầm mới hỗ trợ 50% tiền giống.

- Điểm trình diễn sử dụng máy, thiết bị, công cụ vào sản xuất trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, bảo quản nông - lâm sản và ngành nghề nông thôn được hỗ trợ như sau:

+ Hỗ trợ 100% đối với máy, thiết bị, công cụ, vật liệu có giá trị <01 triệu đồng.

+ Hỗ trợ 50% đối với máy, thiết bị, công cụ, vật liệu có giá trị từ >01 triệu đến 10 triệu đồng.

+Hỗ trợ 30% đối với máy, thiết bị, công cụ, vật liệu có giá trị >10 triệu đồng.

b. Tổ chức tiêm phòng bệnh miễn phí cho đàn gia súc trong diện tiêm phòng hàng năm. Chi phí tiêm phòng được thanh toán theo biểu giá quy định mức thu lệ phí, phí tổn về công tác thú y.

c. Tổ chức huấn luyện và trang bị một số dụng cụ thú y theo kế hoạch hàng năm cho cán bộ khuyến nông cơ sở để chủ động phòng chống dịch bệnh cho gia súc ở miền núi, hải đảo.

3- Trưởng Trạm Khuyến nông, Khuyến lâm hai huyện miền núi được hưởng phụ cấp 75.000 đồng/ tháng.

4- Những chế độ chính sách khuyên nông khác được thực hiện như quy định đối với đồng bằng.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Lập và xây dựng kế hoạch khuyến nông, khuyến lâm.

1 - Sở Nông nghiệp & PTNT Khánh Hoà chỉ đạo các cơ quan khuyến nông căn cứ vào quy định này xây dựng chương trình, kế hoạch khuyến nông, khuyến lâm hàng năm.

Căn cứ vào nguồn vốn khuyến nông được ngân sách bố trí hàng năm, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức xét duyệt, phân bổ kinh phí cho từng chương trình khuyến nông, khuyến lâm cụ thể. Kế hoạch khuyến nông, khuyến lâm được trình UBND tỉnh xét duyệt trong kế hoạch ngành nông nghiệp và PTNT hàng năm.

2- Cơ quan tài chính căn cứ vào dự toán ngân sách được duyệt và từ thực hiện của từng chương trình khuyến nông để thẩm định dự toán của tổ chức khuyến nông. Cơ quan khuyến nông có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích và quản lý chặt chẽ theo chế độ tài chính hiện hành. Việc thanh quyết toán kinh phí khuyến nông được thực hiện theo chế độ quyết toán hiện hành đối với đơn vị hành cơ sự nghiệp.