Quyết định 1859/QĐ-UBND năm 2007 về Kế hoạch kê khai, đăng ký trại nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã, cơ sở trồng cấy thực vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa do Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành
Số hiệu: 1859/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Nguyễn Chiến Thắng
Ngày ban hành: 16/10/2007 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1859/QĐ-UBND

Nha Trang, ngày 16 tháng 10 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH VỀ KÊ KHAI, ĐĂNG KÝ TRẠI NUÔI SINH SẢN, NUÔI SINH TRƯỞNG CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ, CƠ SỞ TRỒNG CẤY THỰC VẬT HOANG DÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/3/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm;

Căn cứ Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

Căn cứ Chỉ thị số 359/TTg ngày 29/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã;

Căn cứ Quyết định số 54/2006/QĐ-BNN ngày 05/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp;

Căn cứ Chỉ thị số 1284/CT-BNN-KL ngày 11/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác Quản lý các trại nuôi sinh sản, sinh trưởng và cơ sở trồng cấy nhân tạo động, thực vật hoang dã;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số  644/TTr-SNN  ngày 05/9/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch về kê khai, đăng ký trại nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng các loài động vật hoang dã, cơ sở trồng cấy thực vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”.

Điều 2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Nông nghiệp và  Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Du lịch - Thương mại, Khoa học và Công nghệ; Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục quản lý Thị trường, Chi cục trưởng Chi cục Thú y và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Chiến Thắng

 

KẾ HOẠCH

VỀ KÊ KHAI, ĐĂNG KÝ TRẠI NUÔI SINH SẢN, NUÔI SINH TRƯỞNG CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ, CƠ SỞ TRỒNG CẤY THỰC VẬT HOANG DÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1859/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm  2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Điều 1. Mục đích, yêu cầu

- Thực hiện đúng quy định của pháp luật và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES).

- Quy định về kê khai đăng ký trại nuôi sinh sản, sinh trưởng các loài động vật hoang dã và cơ sở trồng cấy thực vật hoang dã nhằm mục đích đưa công tác nuôi nhốt (với bất kỳ mục đích nào), trồng cấy các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và các các cam kết của Chính phủ Việt Nam với các nước.

- Đưa công tác đăng ký kê khai theo đúng quy định về thủ tục cải cách hành chính của nhà nước, công khai, minh bạch trong quản lý động vật, thực vật hoang dã của cơ quan quản lý, tạo mọi điều kiện cho tổ chức, cá nhân tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ của luật pháp.

Điều 2. Đối tượng và các nguyên tắc về đăng ký trại nuôi động vật hoang dã và cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã

1. Đối tượng

Tất cả các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có trại nuôi sinh sản, sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Quyết định số 54/2006/QĐ-BNN ngày 05/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp phải đăng ký, kê khai và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi nếu trại nuôi hoặc cơ sở trồng cấy nhân tạo đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/3/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

2. Các nguyên tắc

- Các loài động vật hoang dã thông thường (không quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP và Quyết định số 54/2006/QĐ-BNN) được nuôi sinh sản, sinh trưởng của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải thực hiện đăng ký, kê khai và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi động vật hoang dã thông thường.

- Việc đăng ký, kê khai các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, động vật hoang dã thông thường của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không phân biệt mục đích nuôi nhốt: làm cảnh, thương mại, làm giống, làm xiếc, nghiên cứu khoa học…

- Kể từ ngày Quy định về đăng ký trại nuôi, cơ sở trồng cấy nhân tạo được UBND tỉnh ký ban hành, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có trại nuôi, cơ sở trồng cấy nhân tạo phải tiến hành đăng ký, kê khai trong thời hạn do cơ quan quản lý quy định. Quá thời hạn kê khai đăng ký, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nuôi nhốt động vật hoang dã, trồng cấy nhân tạo không có giấy chứng nhận đăng ký của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật về quản lý động vật, thực vật hoang dã.

Điều 3. Điều kiện kê khai đăng ký các loài động vật, thực vật hoang dã (Quy định tại các phụ lục của Công ước CITES)

1. Điều kiện về trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng động vật

a) Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi và năng lực sản xuất của trại nuôi.

b) Đăng ký trại nuôi sinh sản những loài động vật đã được cơ quan  khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát.

c) Đăng ký trại nuôi sinh trưởng những loài động vật đã được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản là việc nuôi sinh trưởng không ảnh hưởng tới việc bảo tồn loài đó trong tự nhiên.

d) Bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước.

đ) Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, chăm sóc loài vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh.

e) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khai thác con non, trứng từ tự nhiên để nuôi sinh trưởng, ấp nở nhằm mục đích thương mại phải được cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh cho phép.

2. Điều kiện về cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài thực vật

a) Cơ sở được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài cây trồng và năng lực sản xuất của cơ sở trồng cấy nhân tạo.

b) Cơ sở trồng cấy nhân tạo phải được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận việc trồng cấy nhân tạo không ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài đó trong tự nhiên.

c) Có người đủ chuyên môn đáp ứng yêu cầu quản lý, kỹ thuật trồng cấy nhân tạo, chăm sóc cây trồng và ngăn ngừa dịch bệnh.

Điều 4. Thủ tục kê khai đăng ký động vật, thực vật hoang dã

1. Các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES (Quy định tại các phụ lục 1, Công ước CITES).

a) Cơ quan cấp Giấy chứng nhận: Cơ quan quản lý CITES Việt Nam.

b) Cơ quan tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký: Chi cục Kiểm lâm.

c) Quy định về thời gian

- Chậm nhất là 15 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES, Chi cục Kiểm lâm phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ đăng ký và gửi hồ sơ đã thẩm định cho Cơ quan quản lý CITES. Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định hồ sơ phải thông báo lý do từ chối cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo.

- Chậm nhất là 15 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ đăng ký đã được thẩm định, Cơ quan quản lý CITES phải xem xét, gửi hồ sơ đăng ký cho Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế để xem xét, chấp nhận. Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan quản lý CITES phải thông báo lý do từ chối cho cơ quan thẩm định hồ sơ và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo.

- Chậm nhất là 5 ngày làm việc sau khi nhận được ý kiến chấp nhận của Ban Thư ký Công ước CITES quốc tế, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam phải cấp giấy chứng nhận đăng ký cho các trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo đã đăng ký. Cơ quan quản lý CITES thông báo cho Chi cục Kiểm lâm về kết quả đăng ký trại nuôi sinh sản, cơ sở trồng cấy nhân tạo để quản lý.

d) Thủ tục đăng ký

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân lập Hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo quy định  tại các Phụ biểu 3-A (mẫu hồ sơ đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật  hoang dã) và Phụ biểu 3-B (mẫu hồ sơ đăng ký các trại nuôi sinh sản  động vật hoang dã).

2. Các loài động vật, thực vật hoang dã (Quy định tại phụ lục II & III của Công ước CITES)

a) Cơ quan cấp Giấy chứng nhận: Chi cục Kiểm lâm.

b) Cơ quan tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký: Chi cục Kiểm lâm.

c) Quy định về thời gian:

Chậm nhất là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Chi cục Kiểm lâm  tiến hành thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký cho các trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo đã đăng ký.

Trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, phải thông báo lý do từ chối tiếp nhận cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo.

d) Thủ tục đăng ký

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân lập Hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo quy định tại các Phụ biểu 4-A (mẫu hồ sơ đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật  hoang dã) và Phụ biểu 4-B ( mẫu hồ sơ đăng ký các trại nuôi sinh sản  động vật hoang dã).

3. Các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam (Nghị định số 32/2006/NĐ-CP), không quy định tại các phụ lục của Công ước CITES.

- Các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP:

a) Điều kiện: Trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam phải đảm bảo các điều kiện quy định tại điểm 1 mục I phần C .

b) Thủ tục:

- Đăng ký: Tại Chi cục Kiểm lâm

- Hồ sơ đăng ký: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân lập Hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản quy định tại các Phụ biểu 3-B (đối với động vật hoang dã thuộc Nhóm I B); hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản, trại nuôi sinh trưởng quy định tại Phụ biểu 4-B (đối với động vật hoang dã thuộc Nhóm II B).

- Các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo Nghị định số  32/2006/NĐ-CP:

+ Đối với loài cây gỗ, phải đăng ký rừng trồng tại Hạt kiểm lâm sở tại theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

+ Đối với các loài thực vật không phải cây gỗ, phải đăng ký với cơ quan Kiểm lâm tỉnh.

 Hồ sơ đăng ký quy định tại các Phụ biểu 3-A (đối với thực vật hoang dã thuộc Nhóm I A) và Phụ biểu 4-A (đối với thực vật hoang dã thuộc Nhóm II A). 

4. Các loài động vật hoang dã thông thường (không có trong Phụ lục CITES và Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Danh mục động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thực hiện theo quy định tại Chỉ thị số 1284/CT-BNN-KL ngày 11/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác Quản lý các trại nuôi sinh sản, sinh trưởng và cơ sở trồng cấy nhân tạo động, thực vật hoang dã và hướng dẫn của Cục Kiểm lâm tại văn bản số 515/KL-VPCITES ngày 14/5/2007 về việc đăng ký trại nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng động vật hoang dã, cụ thể:

- Đối tượng được cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi: Tất cả các tổ chức, cá nhân (bao gồm cả các vườn thú, đoàn xiếc, khu nghỉ mát, cơ quan nghiên cứu).

-  Điều kiện được cấp giấy chứng nhận:

a) Chuồng, trại nuôi phù hợp với đặc tính của loài nuôi và năng lực sản xuất của trại (Chi cục Kiểm lâm xem xét điều kiện này dựa trên ý kiến của các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh hoặc cơ quan khoa học CITES).

b) Bảo đảm an toàn cho người nuôi và người dân trong vùng, an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường theo quy định của Nhà nước.

c) Có nguồn gốc vật nuôi rõ ràng.

d) Trường hợp động vật có nguồn gốc nhập khẩu (không phân bố tại Việt Nam) phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan khoa học CITES Việt Nam là việc nuôi loài đó không ảnh hưởng đến các loài động vật khác và hệ sinh thái trong nước.

đ) Có văn bản đề nghị đăng ký trại nuôi kèm hồ sơ đăng ký theo mẫu tại Phụ biểu kèm theo (phần Phụ biểu II- Động vật hoang dã thông thường).

* Trách nhiệm của cơ quan Kiểm lâm:

- Tiếp nhận đơn, hồ sơ đăng ký trại nuôi;

- Lập sổ theo dõi, cập nhật thường xuyên số lượng động vật hoang dã thông thường được gây nuôi;

- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký (sau 15 ngày làm việc) nếu hồ sơ đảm bảo các điều kiện đăng ký. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải thông báo rõ lý do (Cơ quan cấp giấy chứng nhận: Chi cục Kiểm lâm);

- Cơ quan Kiểm lâm các cấp không xác nhận sản phẩm, mẫu vật động vật hoang dã gây nuôi đối với tổ chức, cá nhân chưa có giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi.

Điều 5.  Tổ chức thực hiện

1. Đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đang nuôi nhốt động vật hoang dã và cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã

- Kể từ ngày Quy định về kê khai, đăng ký trại nuôi, cơ sở trồng cấy nhân tạo được UBND tỉnh ban hành, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình (gọi tắt là chủ trại nuôi) phải thực hiện việc kê khai đăng ký tại cơ quan quản lý (Chi cục Kiểm lâm) theo thời hạn đã được thông báo. Cơ quan quản lý chấp nhận số loài, số cá thể đang có mặt tại thời điểm kê khai đăng ký.

- Sau khi kê khai, đăng ký và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi, các chủ trại nuôi có nghĩa vụ chấp hành đầy đủ các quy định của nhà nước trong quản lý, bảo vệ, vận chuyển; quy trình quy phạm kỹ thuật gây nuôi các loài động vật, thực vật hoang dã. Chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng về điều kiện chuồng trại, ô nhiễm môi trường, mức độ an toàn… của trại nuôi.

- Đối với các trại nuôi đã đăng ký lần đầu (được cấp giấy chứng nhận) phải theo dõi, cập nhật vào sổ sách việc tăng giảm số loài nuôi, số cá thể nuôi; cơ quan quản lý không chấp nhận những loài, cá thể nuôi không có nguồn gốc hợp pháp kể từ sau khi đăng ký kê khai. Chủ trại nuôi sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành nếu có hành vi gây nuôi, mua bán các loài động vật hoang dã do đánh bắt từ tự nhiên hoặc không có nguồn gốc mua bán hợp pháp.

- Các chủ trại nuôi phải thông tin báo cáo đầy đủ, kịp thời tình hình nuôi nhốt động vật hoang dã hoặc trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã cho cơ quan Kiểm lâm địa phương.

2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan

- Chi cục Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tham mưu cho UBND tỉnh quản lý số trại nuôi, cơ sở trồng cấy động vật, thực vật hoang dã, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn về việc thực hiện các quy định của nhà nước trong lĩnh vực này tới các chủ trại nuôi; tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất khi cần thiết.

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp nhận báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất của các chủ trại nuôi, xác nhận sản phẩm, mẫu vật gây nuôi của các chủ trại nuôi theo quy định; cập nhật tình hình tăng giảm số loài, cá thể do chuyển đi, chuyển đến, chết, sinh sản… giám sát, phát hiện các hành vi làm trái quy định của pháp luật về quản lý, gây nuôi các loài động, thực vật hoang dã để xử lý hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm; thường xuyên cập nhật hiện trạng động, thực vật hoang dã trên sổ sách và thực tế để tổng hợp báo cáo kịp thời cấp có thẩm quyền.

- Đối với các sở, ngành liên quan (Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Du lịch - Thương mại…) và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong phạm vi quản lý của ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện đúng các quy định của nhà nước về gây nuôi, sinh sản, phát triển động vật, thực vật hoang dã trên địa bàn, phù hợp giữa việc phát triển kinh tế trang trại, chăn nuôi, du lịch… với yêu cầu bảo tồn sự đa dạng sinh học và bảo đảm sự phát triển của các loài động, thực vật hoang dã trong tự nhiên.

 

MỘT SỐ PHỤ BIỂU KÈM THEO

I. CÁC PHỤ BIỂU ĐĂNG KÝ  ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM QUY ĐỊNH TRONG PHỤ LỤC CITES VÀ NGHỊ ĐỊNH 32/2006/NĐ-CP

Phụ biểu 1: Mẫu đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------

ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ

Kính gửi: Cơ quan quản lý CITES Việt Nam

1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép

- Tổ chức: Tên đầy đủ của tổ chức bằng tiếng Việt và tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có).

- Cá nhân: Họ, tên ghi trong CMND/Hộ chiếu.

2. Địa chỉ

- Tổ chức: Địa chỉ trụ sở, số, ngày đăng ký kinh doanh.

- Cá nhân: Số CMND/Hộ chiếu, ngày, nơi cấp.

3. Nội dung đề nghị

4. Tên loài

- Tên khoa học (tên La tinh)

- Tên thông thường (tiếng Anh, tiếng Việt)

- Số lượng (bằng chữ: ..... ):          đơn vị (con, kg, mảnh, chiếc...):

- Mục đích của việc đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ CITES

5. Nguồn gốc mẫu vật

6. Mô tả chi tiết (kích cỡ, tình trạng, loại sản phẩm…)

7. Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu bằng tiếng Việt và tiếng Anh (nếu có)

8. Thời gian dự kiến xuất, nhập khẩu

9. Cửa khẩu xuất, nhập khẩu (nêu rõ tên cửa khẩu, nư­ớc)

10. Chứng từ gửi kèm

 

 

Ngày        tháng       năm 200

Ký tên

(Tổ chức: ghi rõ họ, tên, chức vụ của người đại diện và đóng dấu Cá nhân: ghi rõ họ, tên)




Phụ biểu 3-A: Mẫu hồ sơ đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã quy định tại phụ lục I của Công ước CITES và nhóm I theo quy định của pháp luật Việt Nam

Các cơ sở trồng cấy nhân tạo phải có văn bản đề nghị và gửi kèm theo hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại các Điều 11 và Điều 12 Nghị định 82/2006/NĐ-CP những thông tin sau đây:

1. Tên và địa chỉ của cơ sở

2. Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện

Số CMND/Hộ chiếu:                    Ngày cấp:                     Nơi cấp:

3. Loài đăng ký trồng cấy nhân tạo (tên khoa học, tên thông thường)

4. Số lượng loài thực vật đăng ký trồng cấy nhân tạo

5. Mô tả nguồn giống của loài đăng ký trồng cấy nhân tạo (tài liệu chứng minh nguồn giống được khai thác hoặc nhập khẩu hợp pháp)

6. Mô tả phương pháp trồng cấy nhân tạo

7. Mô tả điều kiện hạ tầng cơ sở

8. Sản lượng hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới

9. Giấy chứng nhận mẫu vật không mang dịch bệnh hoặc không gây hại cho các hoạt động kinh tế khác của quốc gia đối với các cơ sở trồng cấy nhân tạo những loài không phân bố ở Việt Nam

10. Các thông tin khác theo yêu cầu của Công ước CITES đối với những loài thực vật quy định tại Phụ lục I của Công ước

 

Phụ biểu 3-B: Mẫu hồ sơ đăng ký các trại nuôi sinh sản động vật hoang dã quy định tại phụ lục I của Công ước CITES vật hoang dã quy định tại phụ lục I của Công ước CITES và nhóm I theo quy định của pháp luật Việt Nam

Các trại nuôi sinh sản phải có văn bản đề nghị và gửi kèm theo hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại các Điều 11 và Điều 12 Nghị định 82/2006/NĐ-CP những thông tin sau đây:

1. Tên và địa chỉ của trại

2. Họ, tên chủ trại hoặc người đại diện                     

Số CMND/Hộ chiếu:                   Ngày cấp:                         Nơi cấp:

3. Loài đăng ký gây nuôi sinh sản (tên khoa học, tên thông thường).

4. Thông tin chi tiết về số lượng và tuổi của con đực, cái trong đàn giống sinh sản.

5. Tài liệu chứng minh các con giống có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh được việc nhập khẩu phù hợp với các quy định của Công ước CITES và luật pháp quốc gia.

6. Nếu trại mới sản xuất được thế hệ F1 thì cung cấp tài liệu chứng minh trại được quản lý và hoạt động theo phương pháp mà một trại khác đã áp dụng và được công nhận đã sản xuất được thế hệ F2.

7. Sản lượng hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới.

8. Loại sản phẩm (động vật sống, da, xương, huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác).

9. Mô tả chi tiết phương pháp đánh dấu mẫu vật (dùng thẻ, chíp điện tử, cắt tai, cắt vẩy), nhằm xác định nguồn giống sinh sản, các thế hệ kế tiếp và các loại sản phẩm xuất khẩu.

10. Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: diện tích, công nghệ chăn nuôi, cung cấp thức ăn, khả năng thú y, vệ sinh môi trường, cách thức lưu trữ thông tin.

11. Các trại nuôi sinh sản những loài không phân bố ở Việt Nam phải trình bằng chứng nguồn giống là mẫu vật tiền Công ước, có nguồn gốc từ mẫu vật tiền Công ước hoặc được đánh bắt tại quốc gia có loài đó phân bố theo đúng các quy định của Công ước và luật pháp của quốc gia đó.

12. Các trại nuôi sinh sản những loài không phân bố ở Việt Nam phải trình giấy chứng nhận mẫu vật không mang dịch bệnh hoặc không gây hại cho các hoạt động kinh tế khác của quốc gia.

13. Các thông tin khác theo yêu cầu của Công ước CITES đối với những loài động vật quy định tại Phụ lục I của Công ước.

 

Phụ biểu 4-A: Hồ sơ đăng ký cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật hoang dã quy định tại phục lục II, III của Công ước CITES và nhóm II theo quy định của pháp luật Việt Nam

Các cơ sở trồng cấy nhân tạo phải có văn bản đề nghị và gửi kèm theo hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại các Điều 11 và Điều 12 Nghị định 82/2006/NĐ-CP những thông tin sau đây:

1. Tên và địa chỉ của cơ sở.

Họ, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện:

2. Số CMND/Hộ chiếu:                 Ngày cấp:                  Nơi cấp:

3. Loài đăng ký trồng cấy nhân tạo (tên khoa học và tên thông thường):

4. Mô tả số lượng nguồn giống khai thác hợp pháp từ tự nhiên:

5. Mô tả điều kiện hạ tầng và phương thức trồng cấy:

6. Sản lượng hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới:

 

Phụ biểu 4-B: Hồ sơ đăng ký trại nuôi sinh sản động vật hoang dã quy định tại các phụ lục II, III của Công ước CITES và nhóm II theo quy định của pháp luật Việt Nam

Các trại nuôi sinh sản phải có văn bản đề nghị và gửi kèm theo hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại các Điều 11 và Điều 12 Nghị định 82/2006/NĐ-CP   những thông tin sau đây:

1. Tên và địa chỉ của trại:

2. Họ, tên chủ trại hoặc người đại diện:

Số CMND/Hộ chiếu:                        Ngày cấp:                    Nơi cấp:

3. Loài đăng ký nuôi sinh sản (tên khoa học và tên thông thường).

4. Thông tin chi tiết về số lượng và tuổi của con đực, cái trong đàn giống sinh sản.

5. Tài liệu chứng minh các con giống đó được đánh bắt hợp pháp theo quy định hiện hành hoặc nếu nhập khẩu thì phải chứng minh được việc nhập khẩu đó phù hợp với các quy định của Công ước CITES và luật pháp quốc gia.

6. Thông tin về tỷ lệ chết trung bình hàng năm của động vật nuôi và lý do.

7. Sản lượng hàng năm trước đây, hiện tại và dự kiến trong các năm tới.

8. Bản đánh giá nhu cầu và nguồn cung cấp mẫu vật để tăng cường nguồn giống sinh sản nhằm phát triển nguồn gen.

9. Loại sản phẩm xuất khẩu (động vật sống, da, xương, huyết thanh, các bộ phận hoặc dẫn xuất khác).

10. Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: diện tích, công nghệ chăn nuôi, cung cấp thức ăn, khả năng thú y, vệ sinh môi trường và cách thức lưu trữ thông tin.

 

Phụ biểu 5: Mẫu giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo

TÊN CQ, TC CẤP TRÊN
TÊN CƠ QUAN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

.............., ngày ...... tháng .......  năm .......

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ

TRẠI NUÔI SINH SẢN/NUÔI SINH TRƯỞNG/TRỒNG CẤY NHÂN TẠO ĐỘNG, THỰC VẬT HOANG DÃ

Trại nuôi sinh sản/cơ sở trồng cấy nhân tạo (tên đăng ký):

Địa chỉ:

Mã số (do cơ quan đăng ký cấp):

Tên khoa học/thông thường loài nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo (nếu nuôi, trồng cấy nhiều loài thì kèm theo danh sách riêng):

Chứng nhận trại nuôi sinh sản/cơ sở trồng cấy nhân tạo có tên nói trên đã đăng ký theo quy định tại Nghị định số……………………………………về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

 

 

CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ

(Chữ ký, con dấu)

 

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ TRẠI NUÔI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------

ĐƠN ĐĂNG KÝ LẬP TRẠI GÂY NUÔI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

Kính gửi: Chi cục Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa.

Tôi tên là:…………………………………………..Sinh năm:…….........

Địa chỉ thường trú:………………………………………………………..

CMND số:…………………do CA ………………..cấp ngày…./…/…...

Điện thoại:……………………………………….Fax……………………

Địa chỉ trại nuôi:………………………………………………………….

Giấy chứng nhận ĐKKD số:………….do:……………cấp ngày.../…/…

Tôi xin đăng ký lập trại gây nuôi loài động vật hoang dã sau đây:

Tên loài nuôi tiếng Việt, tên Khoa học

Số lượng nuôi

Quy cách - Trọng lượng

Ghi chú

Đực

Cái

Chưa xác định

 

 

 

 

 

 

Nguồn gốc:………………………………………………………………..

Nuôi vì mục đích:………………………………………………………....

Diện tích chuồng trại:……………………………………………………..

Kiến trúc xây dựng:……………………………………………………….

Trong quá trình gây nuôi, nhân giống và phát triển, tôi xin chấp hành đúng những quy định về việc bảo vệ và phát triển động vật hoang dã; không mua các loài động vật hoang dã đánh bắt ngoài thiên nhiên, bán trôi nổi trên thị trường không có nguồn gốc chứng minh hợp pháp. Việc gây nuôi đúng pháp luật, chuồng trại bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn cho người và vật nuôi; thường xuyên báo cáo kịp thời về sự thay đổi của trại cho cơ quan chức năng (Chi cục Kiểm lâm sở tại); mở sổ ghi chép theo mẫu hướng dẫn của Chi cục Kiểm lâm và chấp hành sự kiểm tra và hướng dẫn của cơ quan chức năng.

Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

 

Xác nhận của chính quyền địa phương về nhân thân (nếu là cá nhân)

.......,ngày .... tháng .... năm ....

CHỦ NUÔI

Ký, ghi rõ họ tên

 

II. CÁC PHỤ BIỂU ĐĂNG KÝ TRẠI NUÔI SINH SẢN, NUÔI SINH TRƯỞNG ĐỘNG VẬT HOANG DÃ THÔNG THƯỜNG

Phụ biểu 1: Mẫu giấy đề nghị đăng ký trại nuôi sinh sản/sinh trưởng động vật hoang dã thông thường

Tên tổ chức
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ TRẠI NUÔI SINH SẢN/SINH TRƯỞNG

ĐỘNG VẬT HOANG DÃ THÔNG THƯỜNG

Kính gửi:………………………….

1. Tên và địa chỉ của trại nuôi:…………………………..........................

2. Họ tên chủ trại hoặc người đại diện:…………………….....................

Số CMND/hộ chiếu:……...... ngày cấp:……......  Nơi cấp:……..........

Hộ khẩu thường trú:.............................................................................

3. Giấy phép kinh doanh số: …..... do…........cấp ngày….tháng…năm…

4. Loài đăng ký nuôi sinh sản, sinh trưởng:

TT

Tên loài

Số lượng khi đăng ký

Mục đích gây nuôi (làm cảnh, thương mại, làm giống, làm xiếc, khoa học…)

Tên thông thường

Tên khoa học

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Nguồn gốc vật nuôi: (Ghi rõ nguồn gốc mua, bắt, bẫy, cho, tặng v.v.. từ đâu và thời gian nào)

6. Mô tả cơ sở hạ tầng của trại nuôi: (diện tích, quy mô trại nuôi, vật liệu xây dựng, bản vẽ hoàn công, điều kiện về an toàn, phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh môi trường,…)

 

Xác nhận của chính quyền địa phương về nhân thân (nếu là cá nhân)

.........,ngày ..... tháng ..... năm .......

Người đại diện ký, ghi rõ họ tên

(chức vụ và đóng dấu nếu là tổ chức)

 

Phụ biểu 2: Mẫu giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi sinh sản/sinh trưởng động vật hoang dã thông thường

SỞ NN & PTNT KHÁNH HÒA
CHI CỤC KIỂM LÂM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

..........., ngày .....  tháng ..... năm .......

 

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ TRẠI NUÔI

SINH SẢN/SINH TRƯỞNG ĐỘNG VẬT HOANG DÃ THÔNG THƯỜNG

CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH….. ….. CHỨNG NHẬN

Trại nuôi sinh sản/sinh trưởng: (tên trại nuôi, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình)

.................................................................................................................

Địa chỉ: ..................................................................................................

Họ tên chủ trại hoặc người đại diện: .......................................................

Giấy chứng minh nhân dân số: ....... cấp ngày….. tháng …. năm…tại:…

Giấy phép kinh doanh số: ......... do….... cấp ngày ...... tháng …. năm …

Mã số trại: (do cơ quan cấp giấy chứng nhận ghi để theo dõi)

Có đủ điều kiện đăng ký gây nuôi sinh sản/sinh trưởng các loài động vật hoang dã thông thường sau: (trường hợp có nhiều loài thì kèm theo danh mục)

TT

Tên loài

Số lượng khi đăng ký

Mục đích gây nuôi (làm cảnh, thương mại, làm giống, làm xiếc, khoa học…)

Tên thông thường

Tên khoa học

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

Giấy chứng nhận này có giá trị đến ngày …. tháng .... năm … (thời hạn tối đa 5 năm)

 

 

Thủ trưởng đơn vị