Quyết định 1852/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Bộ tiêu chí giám sát đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Số hiệu: 1852/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Đặng Văn Minh
Ngày ban hành: 06/10/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1852/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 06 tháng 10 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/5/2015;

Căn cứ Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 19/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ Tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 3449/QĐ-BNN-KH ngày 21/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 2834/SNNPTNT ngày 21/9/2017 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Bộ tiêu chí giám sát đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Vụ Kế hoạch - Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- VPUB: PCVP(NL), TH, CB-TH;
- Lưu: VT, NN-TNndt420.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Văn Minh

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN BỘ TIÊU CHÍ GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1852/QĐ-UBND ngày 06/10/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)

Căn cứ Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 19/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ Tiêu chí giám giát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020; Quyết định số 3449/QĐ-BNN-KH ngày 21/8/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020 (sau đây gọi là Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá); UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá với những nội dung sau:

I. Mục đích, yêu cầu

- Cụ thể hóa các hoạt động triển khai Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá theo Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 19/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ Tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020; Quyết định số 3449/QĐ-BNN-KH ngày 21/8/2017 của BNông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020.

- Nâng cao hiệu quả chất lượng công tác giám sát đánh giá thực hiện Đề án Tái Cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm kịp thời theo dõi tiến độ và kết quả thực hiện Đề án và có giải pháp điều chỉnh về cơ chế, chính sách kịp thời nhằm nâng cao chất lượng thực hiện Đề án.

- Xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các sở, ban ngành liên quan nhằm triển khai hiệu quả Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá; kịp thời đề xuất điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách nhằm triển khai hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Nâng cao năng lực về giám sát đánh giá cho cán bộ triển khai Bộ Tiêu chí.

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá đến năm 2020.

- Tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong hai năm 2015, 2016; trên cơ sở đó điều chỉnh, bổ sung Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho phù hợp với tình hình mới.

- Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu giám sát, đánh giá Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020.

III. Nhiệm vụ chủ yếu

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức, vai trò và ý nghĩa của việc triển khai Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá và các chính sách có liên quan đến hoạt động giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020; kịp thời phát hiện những mô hình hoạt động hiệu quả trong việc thực hiện các giải pháp triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020.

- Tăng cường vai trò lãnh đạo và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan trong việc triển khai thực hiện Bộ tiêu chí giám sát đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020.

- Kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn, tài liệu thực hiện hiệu quả hoạt động giám sát, đánh giá Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020.

- Thông qua triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá, kịp thời đề xuất, điều chỉnh và ban hành các chính sách để triển khai hiệu quả Đề án đến năm 2020.

IV. Hoạt động chủ yếu

1. Công tác truyền thông

a) Nội dung tuyên truyền:

- Đẩy mạnh tuyên truyền nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng của từng tiêu chí thuộc Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá nhằm hướng đến đạt các mục tiêu phát triển bền vững trên các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, môi trường.

- Thống nhất cách tính toán và ý nghĩa theo dõi đánh giá của từng tiêu chí gắn với mục tiêu, định hướng, giải pháp Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và từng lĩnh vực của ngành nông nghiệp.

- Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ các cấp trong quá trình triển khai Đán Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và của người dân trong việc giám sát, đánh giá kết quả triển khai Đề án.

- Tăng cường sự trao đổi thông tin giữa các cấp chính quyền, doanh nghiệp và người dân trong việc triển khai Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá; nhằm kịp thời đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện Bộ Tiêu chí, cũng như đề xuất cơ chế, chính sách triển khai hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

b) Hình thức tuyên truyền:

- Tập trung tuyên truyền dưới nhiều hình thức: Tài liệu tuyên truyền, báo viết, báo nói và truyền hình.

- Tổ chức các Hội nghị, hội thảo, diễn đàn, đối thoại trao đổi về những kết quả đạt được, tồn tại, kinh nghiệm trong việc hiển khai hoạt động giám sát đánh giá thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

2. Nâng cao năng lực v giám sát đánh giá

a) Xây dựng tài liệu hướng dẫn giám sát đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020:

- Trên cơ sở tài liệu hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương về cách tính, thu thập số liệu cho từng tiêu chí thuộc Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá đến từng cấp, địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Cục Thng kê tỉnh để hướng dẫn tính toán các tiêu chí, đề xuất, bổ sung chỉ tiêu thống kê theo tình hình thực tế của địa phương, lập kế hoạch và tổ chức các cuộc điều tra thống kê chuyên ngành để thu thập số liệu tính toán bộ tiêu chí.

- Ban hành tài liệu hướng dẫn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giám sát đánh giá thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

b) Đào tạo tập huấn

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Cục Thống kê tỉnh, các Sở, ngành liên quan cử công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, tập huấn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.

- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn tại các huyện, thành phố cho cán bộ các cấp trực tiếp thực hiện hoạt động giám sát đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

3. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu giám sát đánh giá

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về cơ cấu lại ngành nông nghiệp; xây dựng bộ chỉ số giám sát của các lĩnh vực phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Thu thập số liệu nền năm 2013 và năm 2016 theo Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

4. Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện chương trình

- Đánh giá giữa kỳ: Tổ chức hội nghị đánh giá kết quả triển khai Đán cơ cấu lại ngành nông nghiệp từ năm 2015 đến nay, trên cơ sở đó điều chỉnh, bổ sung Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020 cho phù hợp với tình hình mới (hoàn thành trước ngày 30/10/2017).

- Đánh giá cuối kỳ: Tổ chức thu thập số liệu, tổng hợp báo cáo các sở, ban ngành liên quan và các huyện, thành phố xây dựng báo cáo đánh giá tổng kết Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020 nhằm xem xét, đánh giá các kết quả đạt được của Đề án (hoàn thành trong quý IV năm 2020).

V. Kinh phí thực hiện

- Kinh phí thực hiện hoạt động giám sát đánh giá Đán cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá được bố trí từ ngân sách nhà nước hàng năm theo phân cấp hiện hành và huy động từ các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

- Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu của Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã được UBND tỉnh, huyện phê duyệt; các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng dự toán ngân sách cho hoạt động giám sát, đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp gửi Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, gửi Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định.

VI. Tổ chức thực hiện

Các Sở ngành, địa phương liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ triển khai một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp với Cục Thống kê tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện Bộ tiêu chí giám sát đánh giá ở cấp tỉnh, phối hợp và hướng dẫn các huyện, thành phố tiến hành tổng hợp và tính toán chỉ số đánh giá tại cấp huyện và xã.

- Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của cấp trên, chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức xây dựng, hoàn thiện tài liệu hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chí đánh giá, giám sát.

- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực giám sát, đánh giá; hàng năm tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Bộ tiêu chí giám sát đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp gửi UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo đúng thời gian quy định; tổ chức hoạt động đánh giá giữa kỳ, cuối kỳ và tổng hợp, kịp thời báo cáo, đề xuất UBND tỉnh bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch cho phù hợp.

2. Cục Thống kê tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Công Thương, một số sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố thu thập số liệu để tính toán các Tiêu chí giám sát đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đề xuất, bổ sung chỉ tiêu thống kê, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các cuộc điều tra thống kê chuyên ngành để thu thập số liệu theo Phụ lục 1 kèm theo Kế hoạch này.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, các địa phương tính toán, cung cấp số liệu về tiêu chí giám sát đánh giá cơ cấu lại nông nghiệp.

- Chủ trì tính toán số liệu nền năm 2013 và năm 2016 theo Bộ tiêu chí giám sát đánh giá cấp tỉnh và cấp quốc gia.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở, ban, ngành liên quan, Cục Thống kê tỉnh và UBND các huyện, thành phố hướng dẫn việc lập dự toán chi, thẩm định, thanh quyết toán kinh phí hoạt động giám sát, đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo quy định.

4. Các sở, ban, ngành tỉnh

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Cục Thống kê tỉnh và các đơn vị có liên quan tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các địa phương thu thập số liệu, tổng hợp các tiêu chí giám sát đánh giá.

5. UBND các huyện, thành phố

- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện có hiệu quả Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thống kê tỉnh và các sở, ngành liên quan trong công tác điều tra, thu thập số liệu về giám sát đánh giá cơ cấu lại nông nghiệp.

(Phân công nhiệm vụ cụ thể theo Phụ lục 2 kèm theo Kế hoạch này)

VII. Chế độ báo cáo

- Căn cứ Kế hoạch này, chậm nhất trước ngày 20 tháng 11 hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện hoạt động giám sát, đánh giá Đán Tái cơ cấu ngành nông nghiệp cho UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Vụ Kế hoạch, địa chỉ email vptccnn.tw@gmail.com).

- Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan báo cáo tng kết tình hình hoạt động Bộ tiêu chí cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cho Bộ Nông nghiệp và PTNT, thời gian hoàn thành chậm nhất trước ngày 15/6/2020.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo cho UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để xem xét, giải quyết.

 

PHỤ LỤC 1

BỘ TIÊU CHÍ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 678/QĐ-TTg NGÀY 19/5/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số 1852/QĐ-UBND ngày 06/10/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Tên và nội dung tiêu chí

Đơn vị tính

Chỉ tiêu chung và theo vùng

Chung

Duyên hải miền Trung

1

Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành nông lâm thủy sản.

%/năm

≥3

≥3

2

Tốc độ tăng thu nhập trên một hecta đất trồng trọt.

%/năm

≥3

≥3

3

Tốc độ tăng thu nhập từ sản xuất chăn nuôi.

%/năm

≥5

≥5

4

Tốc độ tăng thu nhập từ sản xuất thủy sản.

%/năm

≥5

≥5

5

Tốc độ tăng thu nhập trên một hecta đất rừng sản xuất.

%/năm

≥5

≥5

6

Tốc độ tăng thu nhập trên một hecta đất diêm nghiệp.

%/năm

≥3,5

≥4

7

Tốc độ tăng thu nhập từ chế biến nông lâm thủy sản.

%/năm

≥5

≥5

8

Tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản.

%/năm

≥3,5

≥4

9

Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết.

%

≥15

≥20

10

Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương.

%

≥10

≥10

11

Tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp được tưới tiết kiệm nước.

%

≥20

≥20

12

Tỷ lệ diện tích rừng sản xuất được quản lý bền vững có xác nhận.

%

≥25

≥20

13

Tỷ lệ nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp.

%

≥35

≥37

14

Tỷ lệ nữ trong số nông dân được đào tạo nghề nông nghiệp.

%

≥40

≥40

15

Tỷ lệ cơ sở sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xử lý chất thải bằng biogas hoặc các giải pháp công nghệ xử lý, sử dụng hiệu quả, sạch.

%

≥60

≥80

 

PHỤ LỤC 2:

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI BỘ TIÊU CHÍ GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ VỀ CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 1852/QĐ-UBND ngày 06/10/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Nội dung/hoạt động

Đơn vị chi trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Tchức hội thảo chuyên đề về cơ cấu lại ngành nông nghiệp; tham mưu UBD tỉnh điều chỉnh, bổ sung Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố

Trước 30/10/2017

2

Đề xuất, bổ sung chỉ tiêu thống kê; xây dựng các cuộc điều tra thống kê chuyên ngành để thu thập số liệu

Cục Thống kê tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố

Quý IV năm 2017

3

Truyền thông nâng cao nhận thức về sự cần thiết của việc giám sát, đánh giá thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp; nội dung, ý nghĩa và cách tính Bộ Tiêu chỉ

Sở Nông nghiệp và PTNT

Cục Thống kê tỉnh, các S, ban, ngành liên quan; Cục Thống kê tỉnh; UBND các huyện, thành phố

Thường xuyên

4

Hướng dẫn, tổng hợp kinh phí hoạt động giám sát, đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp

Sở Tài Chính

Sở Nông nghiệp và PTNT; các Sở, ban, ngành liên quan; Cục Thống kê tỉnh; UBND các huyện, thành phố

Hàng năm

5

Ban hành tài liệu nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giám sát, đánh giá thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Sở Nông nghiệp và PTNT và Cục Thống kê tỉnh

Các Sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố

Q I năm 2018

6

Xây dựng tài liệu hưng dẫn Bộ Tiêu chí giám sát đánh giá cơ cấu lại ngành

SNông nghiệp và PTNT và Cục Thống kê tỉnh

Các S, ban, ngành liên quan; Cục Thng kê tỉnh; UBND các huyện, thành phố

Quý II/2018

7

Tính toán số liệu nền năm 2013 và năm 2016 theo Bộ Tiêu chỉ giám sát đánh giá Cơ cấu lại ngành nông nghiệp

Cục Thng kê tỉnh

Các Sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố

Quý Il/2018

8

Tổng hợp, xây dựng báo cáo định kỳ, hàng năm

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban, ngành liên quan; Cục Thống kê tỉnh; UBND các huyện, thành phố

Hàng năm, theo tiến độ định kỳ

9

Đánh giá kết quthực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các S, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố

Tháng 6 năm 2020

10

Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ban, ngành liên quan; Cục Thống kê tnh; UBND các huyện, thành ph

Q IV năm 2020