Quyết định 1838/QĐ-UBND năm 2015 về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2016-2020
Số hiệu: | 1838/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Giang | Người ký: | Đàm Văn Bông |
Ngày ban hành: | 23/09/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1838/QĐ-UBND |
Hà Giang, ngày 23 tháng 9 năm 2015 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ GIANG, GIAI ĐOẠN 2016-2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg , ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Chỉ thị số 2039/CT-BNN-KH , ngày 20/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Công văn số 5714-CV/TU, ngày 04 tháng 9 năm 2015, về việc trích Kết luận số 409-KL/TU ngày 31/8/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2016-2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 872/SNN-KH ngày 17/9/2015;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt và ban hành kèm theo Quyết định này nội dung Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2016-2020.
Điều 2. Giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực, tham mưu giúp việc cho UBND tỉnh - Ban chỉ đạo tỉnh triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2016-2020.
- Các Sở, ban, ngành của tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được Ban chỉ đạo thực hiện Đề án tỉnh phân công, có trách nhiệm phối hợp, xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể triển khai thực hiện Đề án.
- UBND các huyện, thành phố căn cứ vào Đề án của tỉnh đã được phê duyệt ban hành và điều kiện thực tế của địa phương để cụ thể hóa thông qua xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể triển khai thực hiện Đề án có hiệu quả.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
CHỦ TỊCH |
TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(ban hành kèm theo Quyết định số 1838 /QĐ-UBND ngày 23/9/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)
THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
1. Thực trạng cơ cấu ngành nông nghiệp
Cơ cấu nông nghiệp đóng góp trong tổng sản phẩm của tỉnh (GRDP) từ 34,8% đến 40,8%; xu hướng có giảm nhưng tốc độ giảm chậm, khoảng 1% trên năm và cũng không liên tục theo từng năm. Bình quân giai đoạn 2010 - 2014, cơ cấu ngành nông nghiệp trong tổng sản phẩm khoảng 38,3%;
Giá trị ngành nông nghiệp bình quân giai đoạn 2010 - 2014, đạt khoảng 4.836,4tỷ đồng (giá cố định 2010);
Tỷ trọng các lĩnh vực cụ thể như sau:
* Bình quân giai đoạn 2010 - 2014
+ Trồng trọt chiếm 69,18%;
+ Chăn nuôi, thủy sản chiếm 21,7%;
+ Lâm nghiệp chiếm 9,04%;
+ Dịch vụ chiếm: 0,024%
2. Tiềm năng, lợi thế của ngành nông nghiệp
2.1. Về trồng trọt
Diện tích đất trồng cây hàng năm 126.907,24ha; đất trồng cây lâu năm 28.654,53 ha. Trong đó diện tích đất lúa 32.826,87 ha, đất ngô 52.508,6 ha.
Hà Giang có những sản phẩm nổi tiếng như: Cam sành (diện tích kinh doanh 1.497,7 ha; sản lượng 11.218 tấn; giá trị sản xuất(giá cố định 2010) 122,35 tỷ đồng); chè Shan tuyết (diện tích kinh doanh 16.972 ha; sản lượng búp tươi 65.347,6 tấn; sản lượng chè khô 10.682 tấn; chè xanh 6.409,2 tấn; chè đen 2.991 tấn; chè vàng 1.281,8 tấn; giá trị 267 tỷ đồng. Trong đó xuất khẩu 2.356,6 tấn); giá trị xuất khẩu nông sản 110,37 USD.
Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực chăn nuôi - thủy sản của tỉnh tương đối ổn định. Giá trị sản xuất chăn nuôi - thủy sản năm 2014 đạt 1.208,98 tỷ đồng(giá cố định 2010) chiếm 21,7%.
Đàn trâu 158.889 con, thịt trâu hơi xuất chuồng 2.123,4 tấn; đàn bò 100.101 con, thịt bò hơi 2.490,3 tấn; đàn lợn 547.544 con, thịt lợn hơi xuất chuồng 21.606,9 tấn; đàn dê 141.816 con; gia cầm trên 3,9 triệu con; đàn ong 25.695 tổ; diện tích nuôi trồng thủy sản 1.901,83 ha[[1]].
Chăn nuôi đảm bảo mức tăng trưởng khá, đàn trâu tăng 2,03%, đàn bò tăng 3,6%, đàn lợn tăng bình quân 6,5%, đàn gia cầm tăng 6,5%, đàn ong tăng 5%, sản lượng mật ong đạt 145,65 nghìn lít, tăng so 2010 là 20 nghìn lít. Năm 2014 bình quân 37,25kg thịt hơi các loại trên người trên năm, so với năm 2010 tăng 6,44kg/người/năm.
Diện tích đất qui hoạch cho phát triển lâm nghiệp 566.545,2 ha. Trong đó đất có rừng 436.600,5 ha (rừng tự nhiên 356.301,1ha; rừng trồng 80.299,4 ha). Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2014 (theo giá 2010) đạt 456,749 tỷ đồng. Diện tích rừng trồng mới 5 năm từ năm 2010 đến năm 2014 là 29.117,4 ha, trong đó: (trồng rừng phòng hộ, đặc dụng 7.021,5 ha, rừng sản xuất 24.814,3ha). Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2014 đạt 54,3% [[2]].
Đặc biệt trên địa bàn Hà Giang đã phát hiện tới trên 1.101 loài cây dược liệu khác nhau, thuộc 184 họ, 662 chi thực vật. Trong những khu bảo tồn thiên nhiên hiện đang bảo tồn nguồn gen của nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có tới 51 loại cây đã được đưa vào diện có nguy cơ đe dọa trong sách đỏ Việt Nam.
Tổng diện tích cây dược liệu trên toàn tỉnh là 10.727 ha, gồm 13 loài chính: Thảo quả, hương thảo, hồi, quế, ô đầu, ý dĩ, gừng, nghệ, lá khôi, đỗ trọng, óc chó, sa nhân, giảo cổ lam, phân bố ở hầu hết các huyện, thành phố. Trong đó, tiểu vùng núi cao phía Bắc có diện tích là 3.021 ha; tiểu vùng núi đất phía Tây đạt diện tích 4.478 ha và tiểu vùng thấp có diện tích 3.224 ha.
Qua số liệu và đường biểu đồ dưới đây cho thấy, cơ cấu các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi thủy sản, lâm nghiệp ít thay đổi trong cả giai đoạn 2010 - 2014. Như vậy kết luận nông, lâm nghiệp thực trạng trong những năm qua phát triển khá dàn trải theo hàng ngang, chưa có điểm nhấn, đột phá để khai thác các sản phẩm nông nghiệp lợi thế.
Tốc độ tăng trưởng các lĩnh vực bình quân giai đoạn 2010 - 2014, như sau:
+ Tốc độ tăng trưởng toàn ngành: 5,74%
+ Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực trồng trọt 5,43%;
+ Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản 8,26%;
+ Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực lâm nghiệp 2,36%;
Trong nội bộ ngành lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản có mức tăng trưởng cao nhất và tương đối ổn định, năm tăng cao đạt trên 9,2%. Xu hướng tiêu dùng ngày càng cao về thực phẩm và giảm đi về lương thực. Lĩnh vực chăn nuôi sẽ là một lợi thế phát triển tất yếu của tỉnh.
- Tỷ trọng giá trị sản phẩm thành hàng hóa trong lĩnh vực trồng trọt đạt 41%; lĩnh vực chăn nuôi thủy sản đạt trên 47%. Qua số liệu này đánh giá lĩnh vực chăn nuôi thủy sản có ưu điểm phát triển để có tỷ trọng hàng hóa cao.
- Ngành nông nghiệp tăng trưởng ổn định, đã đóng góp trong xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người nông dân. Tỷ lệ giảm nghèo khu vực nông thôn đạt được mức bình quân 4,7%/năm. Tỷ lệ giảm nghèo chung toàn tỉnh 4.47%.
(có biểu 1 kèm theo)
3. Hạn chế và nguyên nhân
3.1. Những hạn chế
(1) Khả năng nắm bắt thông tin thị trường sản xuất hàng hóa chậm; dịch vụ cho sản xuất còn hạn chế, ít có doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, quy mô doanh nghiệp nông nghiệp nhỏ, yếu kém; xuất phát điểm kinh tế hộ thấp, tỷ lệ hộ nghèo cận nghèo còn cao, kỹ năng sản xuất gắn với thị trường còn yếu.
(2) Đa số cây trồng, vật nuôi bản địa có chất lượng tốt, vẫn dừng lại ở dạng " Tiềm năng" chưa trở thành hàng hóa mang thương hiệu, sản phẩm hàng hóa đặc trưng của tỉnh, nếu có thì sản lượng vẫn còn nhỏ lẻ, sản xuất nông hộ là chủ yếu.
(3) Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và khu vực nông thôn còn rất hạn chế, hàm lượng khoa học công nghệ trong mỗi sản phẩm hàng hóa chưa cao, giá trị gia tăng thấp. Đầu tư cho khoa học công nghệ ứng dụng cho nông nghiệp, nông thôn chưa nhiều và hiệu quả thấp.
(4) Sản phẩm nông nghiệp đa số bán dưới dạng thô hoặc sơ chế, công nghiệp chế biến nông sản chưa phát triển; hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và cơ giới hóa trong nông nghiệp ở tất cả các khâu sản xuất còn chiếm tỷ lệ thấp.
(5) Đất đai phân tán, manh mún và đang có nguy cơ suy giảm, việc tích tụ ruộng đất để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn hoặc cho doanh nghiệp thuê đất gặp khó khăn.
(6) Lao động ở khu vực nông thôn đến các khu vực thành thị, sự chuyển dịch lao động từ công nghiệp - xây dựng quay trở lại ngành nông nghiệp gia tăng, gây sức ép cho ngành nông nghiệp.
(7) Biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, đặc biệt thời tiết cực đoan thường xuyên có diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp.
(8) Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và trong nội bộ từng lĩnh vực (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp) còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
- Xuất phát điểm nông nghiệp thấp, tập quán sản xuất quy mô nhỏ; động lực phát triển của mô hình kinh tế hộ trong nông nghiệp giảm mạnh. Khả năng ứng phó, thích ứng với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu chưa cao.
- Suy thoái kinh tế làm giảm sức mua của thị trường; môi trường cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp ngày càng gay gắt.
- Khí hậu, thời tiết, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến tâm lý đầu tư, phát triển bền vững.
- Về chủ quan
- Việc triển khai thực hiện các đề án, chính sách đã ban hành ở một số địa phương chưa thực sự quyết liệt, hiệu quả; nhiều nơi còn lúng túng, chưa tập trung đúng mức tháo gỡ những nút thắt, khó khăn; cấp ủy, chính quyền chưa vào cuộc quyết liệt, đặc biệt là chưa nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.
- Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất còn thiếu và chưa đồng bộ; nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng, đầu tư dàn trải, chưa có chiều sâu và trọng tâm, trọng điểm.
- Cán bộ nông nghiệp cơ sở, trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế còn thiếu và yếu; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt thấp, trong khi chương trình đào tạo nghề chất lượng, kết quả còn hạn chế.
- Doanh nghiệp nông nghiệp qui mô nhỏ, HTX nông nghiệp hoạt động chưa hiệu quả; mối liên kết giữa các tổ chức kinh tế với nông hộ còn thiếu chặt chẽ, chưa hình thành chuỗi khép kín từ khâu trồng -> chế biến -> tiêu thụ sản phẩm.
II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
Thứ nhất: Sản xuất nông nghiệp hiện nay đang mất cân đối trong nội bộ ngành. Những lĩnh vực mang tính lợi thế cạnh tranh cao chưa được tập trung phát triển mạnh trong cơ cấu; thể hiện cụ thể thông qua cơ cấu giá trị sản xuất các lĩnh vực như sau:
+Trồng trọt chiếm 69,18%;
+ Chăn nuôi, thủy sản chiếm 21,7%;
+ Lâm nghiệp chiếm 9,04%;
+ Dịch vụ chiếm: 0,024%.
Thứ hai: Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp có xu thế giảm dần bởi việc tăng trưởng nông nghiệp theo chiều rộng (mở rộng diện tích sản xuất, tăng vụ), khai thác các lợi thế tự nhiên, đã không còn là lợi thế cạnh tranh. Việc tăng nhanh sản lượng nông sản nhưng không cải tiến chất lượng, không gắn kết với thị trường tiêu thụ đã khiến giá trị thu nhập chưa cao. Cụ thể tốc độ tăng trưởng bình quân, giai đoạn 2010 - 2014 như sau:
- Tốc độ tăng trưởng toàn ngành: 5,74%
- Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực trồng trọt 5,43%;
- Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản 8,26%;
- Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực lâm nghiệp 2,36%;
Thứ ba: Vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp còn dàn trải, hiệu quả chưa cao. Tỷ trọng vốn đầu tư giai đoạn 2010 - 2014, chiếm khoảng 10% vốn ngân sách. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu giải quyết các vấn đề an sinh xã hội (chủ yếu hỗ trợ cho không các hộ nghèo về giống và vật tư cho sản xuất), chưa đầu tư cho sản xuất hàng hóa.
Thứ tư: Sản xuất nông nghiệp dàn trải theo chiều rộng, chưa chú trọng phát triển theo chiều sâu, chưa có sản phẩm hàng hóa mang thương hiệu của tỉnh cụ thể: Tỷ trọng giá trị sản phẩm thành hàng hóa trong lĩnh vực trồng trọt đạt 41%; lĩnh vực chăn nuôi thủy sản đạt trên 47%. Các sản phẩm hàng hóa phần lớn chưa có thương hiệu. Đến nay mới có chỉ dẫn địa lý của mật ong bạc hà Mèo Vạc (qui mô hộ tham gia còn nhỏ) và thương hiệu tập thể cam sành Hà Giang mới được khôi phục, còn chưa đứng vững trên thị trường.
Thứ năm: Sản xuất nông nghiệp chưa gắn kết thị trường tiêu thụ sản phẩm. Công tác dự báo thị trường còn yếu, ngành nông nghiệp đang phải tập trung từ khâu trồng, thu hái, chế biến, tiêu thụ sản phẩm (chưa có sự hỗ trợ từ các ngành khác một cách đồng bộ và thống nhất).
Thứ sáu: Phần lớn các sản phẩm nông nghiệp được chế biến thô, công nghệ chế biến lạc hậu, tỷ trọng hàng hóa xuất khẩu thấp. (chè khô xuất khẩu khoảng 25%, gỗ chủ yếu ván bóc, trâu bò, cam...nội tiêu chưa qua chế biến). Khoa học kỹ thuật chưa tạo ra đột phá trong sản xuất nông nghiệp, hàm lượng khoa học công nghệ chiếm tỷ trọng thấp trong từng sản phẩm.
Thứ bảy: Tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn còn nhiều bất cập. HTX, doanh nghiệp nông nghiệp còn nhỏ, năng lực tài chính còn yếu, chưa gắn kết chặt chẽ với nông dân.
Thứ tám: Sức ép dân số và vấn đề đô thị hóa ngày càng tăng…dẫn đến đất đai giành cho sản xuất nông lâm nghiệp ngày càng thu hẹp. Hậu quả là lao động nông nghiệp ngày càng thiếu việc làm, do đó cần phải chuyển đối cơ cấu lao động ngày càng hợp lý giữa lao động nông nghiệp và lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, ngành Nông nghiệp Hà Giang cần điều chỉnh toàn diện về cơ cấu phát triển, tổ chức và nâng cao trình độ công nghệ sản xuất đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của tỉnh và cả khu vực Trung du miền núi phía Bắc; nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp dựa trên cơ sở nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X);
Quyết định 899/QĐ-TTg , ngày 10/6/2013, của Thủ tướng Chính phủ. Về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg , ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng cánh đồng lớn.
Quyết định 1006/QĐ-BNN-TT , ngày 13/5/2014 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020
Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN , ngày 9/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.
Quyết định số 986/QĐ-BNN-KHCN , ngày 9/5/2014 Ban hành Kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.
(1) Tái cơ cấu ngành nông nghiệp phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ với tái cơ cấu nền kinh tế của tỉnh, theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững; gắn nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Ban hành cơ chế, chính sách theo từng dự án cụ thể.
(2) Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; phát huy vai trò của kinh tế hợp tác, đa dạng các hình thức liên kết trong sản xuất; người nông dân chính là chủ thể trong quá trình tái cơ cấu.
(3) Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, tập trung phát triển chăn nuôi làm khâu đột phá; ưu tiên phát các loại nông sản lợi thế có giá trị kinh tế, tỷ trọng hàng hóa cao.
(4) Đẩy mạnh hợp tác công tư, tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế; thu hút tối đa mọi nguồn lực để đổi mới công nghệ, gắn với thị trường và sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên.
(5) Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp vừa phải tuân thủ nguyên tắc thị trường, vừa phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về an sinh xã hội cho nông dân, bảo vệ môi trường và lợi ích người tiêu dùng; chuyển mạnh từ phát triển nông nghiệp theo chiều rộng sang chiều sâu.
1. Mục tiêu chung
Nâng cao giá trị và sự đóng góp của ngành nông nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Tăng thu nhập cho nông dân, giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới. Khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển cân đối hợp lý giữa các lĩnh vực trồng trọt - chăn nuôi - lâm nghiệp.
(1) Cơ cấu lại ngành nông nghiệp để đảm bảo tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp trên 6,5%/năm, riêng lĩnh vực chăn nuôi đạt trên 13%; Đến năm 2020, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp đạt trên 7.800 tỷ đồng (giá cố định 2010); cơ cấu ngành nông nghiệp trong GRDP chiếm khoảng 33%;
Tỷ trọng các lĩnh vực trong nông nghiệp sau khi cơ cấu lại:
- Trồng trọt chiếm 53%;
- Lâm nghiệp chiếm 12%;
- Chăn nuôi thủy sản chiếm 30%;
- Dịch vụ nông nghiệp chiếm 5%.
Tốc độ tăng trưởng các lĩnh vực sau khi tái cơ cấu lại:
* Bình quân giai đoạn 2016 - 2020
+ Tốc độ tăng trưởng toàn ngành: 6,5%
+ Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực trồng trọt: 2%
+ Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản: trên 13%;
+ Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực lâm nghiệp: trên 12%;
(2) Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 4%/năm trở lên. Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/năm. Giá trị sản xuất bình quân trên ha đất canh tác đạt 50 triệu đồng. Tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp còn khoảng 75%; Tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo từ dạy nghề trở lên đạt 60%. Đảm bảo an ninh lương thực, sản lượng lương thực đến 2020 đạt 42 vạn tấn. Bình quân lương thực đạt 500kg/người/năm.
(3) Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường; nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó có hiệu quả với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Đến năm 2020 hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 86%; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý đạt 90%; 100% các cơ sở sản xuất đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
(4) Hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng tăng tối thiểu 15% (thông qua giảm mức độ mất rừng, tăng tỷ lệ sống, tỷ lệ thành rừng, chất lượng rừng…); có tối thiểu 30% diện tích đất không có rừng hiện nay được tác động thành rừng bằng các loài cây có giá trị kinh tế. Độ che phủ của rừng toàn tỉnh đạt 58%, trong đó độ che phủ của rừng tự nhiên chiếm tối thiểu 40%.
(5) Đến năm 2020, 100% xã có Hợp tác xã hoặc doanh nghiệp nông nghiệp được thành lập và có trên 70% số Hợp tác xã, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả; Xây dựng được vùng nông nghiệp chuyên sâu với các ứng dụng khoa học kỹ thuật cao trong chọn tạo giống; bảo quản - chế biến nông sản; xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa cấp tỉnh từ 3 đến 5 sản phẩm. Tỷ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp đạt trên 40%.
1. Cơ cấu trong nội bộ ngành
Đảm bảo an ninh lương thực, đến 2020 duy trì diện tích lúa cả năm 37.200ha, diện tích ngô 54.000 ha để đảm bảo tổng sản lượng lương thực đạt 42 vạn tấn, bình quân lương thực đạt 500kg/người/năm. Tiếp tục triển khai các cây con truyền thống giai đoạn 2016 - 2020.
Tập trung nguồn lực về đất đai, lao động, nguồn vốn, khoa học công nghệ, hạ tầng sản xuất để ưu tiên cho các sản phẩm mang tính đặc thù, đặc hữu có giá trị kinh tế cao, có khả năng phát triển thành hàng hóa lớn, có lợi thế cạnh tranh theo chuỗi sản xuất đó là: cây cam, cây chè, dược liệu, trồng rừng nguyên liệu, con trâu bò, con ong. Cụ thể:
- Chuỗi sản xuất hàng hóa cam sành Hà Giang. Diện tích kinh doanh đến 2020 là 5.000ha; trong đó 70% diện tích theo VietGAP; Năng suất bình quân tăng từ 74,9 tạ/ha lên 150 tạ/ha; Giá trị sản xuất đạt 818,025 tỷ đồng (giá cố định 2010). Thương hiệu cam sành Hà Giang trở thành thương hiệu mạnh của tỉnh và của cả nước.
- Chuỗi sản xuất chè shan tuyết. Diện tích kinh doanh đến 2020 là 17.000ha; trong đó 70% diện tích theo VietGAP hoặc hữu cơ. trong đó 2.000 ha chè hữu cơ; Năng suất bình quân tăng từ 38,5 tạ/ha lên 50 tạ/ha; Hệ số chế biến từ chè tươi sang khô từ 5,1 giảm xuống còn 4,4; Sản lượng chè khô: 19.300 tấn. Giá bán bình quân từ 41 triệu đồng/tấn khô tăng lên 80 triệu đồng/tấn khô. Giá trị sản xuất chè búp tươi đạt 323,765 tỷ đồng (giá cố định 2010). Thương hiệu chè Shan tuyết Hà Giang trở thành thương hiệu mạnh của tỉnh và của cả nước. Đặc biệt chú trọng khâu chế biến với công nghệ sạch hiện đại.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân lĩnh vực trồng trọt giai đoạn này duy trì khoảng 2 %/năm; Tỷ trọng lĩnh vực trồng trọt trong cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp phấn đấu giảm xuống và chiếm 53%.
1.2. Lĩnh vực chăn nuôi - thủy sản
+ Phát triển chăn nuôi đại gia súc, trâu ở các huyện vùng thấp, bò ở các huyện vùng cao. Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực chăn nuôi phải đạt bình quân 13%/năm. Trong đó đàn trâu tăng đàn 3%; đàn bò tăng đàn 5%; Sản lượng trâu bò hơi xuất chuồng trên 6.000 tấn/năm; Giá trị sản xuất: 1.244 tỷ đồng.
+ Sản lượng mật ong 150 nghìn lít, giá trị sản xuất (giá cố định 2010) 13,988 tỷ đồng. Phấn đấu đạt tổng đàn 31.000 đàn (hiện nay 28.401 đàn, sản lượng 28.700 lít). Kết hợp phát triển hoa bạc hà, hoa tam giác mạch, hoa quả ôn đới, hoa dược liệu,…để vừa tạo cảnh quan thu hút khách du lịch.
+ Tỷ trọng lĩnh vực chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp phấn đấu tăng lên và chiếm 30%.
+ Bảo vệ tốt diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng hiện có; tăng nhanh diện tích rừng sản xuất trồng mới với các loại cây gỗ lớn năng suất cao trên (120m3/ha). Tăng giá trị lĩnh vực lâm nghiệp thông qua thúc đẩy công nghệ chế biến sâu; 100% diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao, cho thuê, khoán bảo vệ để rừng và đất lâm nghiệp có chủ đích thực; năng suất rừng trồng mới tăng ít nhất 1,2 - 1,5 lần vào năm 2020.
+ Trồng mới trên 41 loại cây dược liệu, với diện tích đến 2020 trên 5.000ha; Tập trung vùng có lợi thế đó là 6 huyện 30a; Với hình thức thành lập các Hợp tác xã cộng đồng liên kết với các doanh nghiệp để trồng gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trồng dưới tán rừng, trồng tập trung và kết hợp cả thu hái bền vững trong tự nhiên. Giá trị ước đạt: 555 tỷ đồng.
+ Tỷ trọng lĩnh vực lâm nghiệp trong cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp phấn đấu tăng lên và chiếm 12%.
(có biểu 2 kèm theo)
2. Cơ cấu ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh
+ Đến năm 2020 nông lâm nghiệp giảm từ 36,84% xuống còn 33% trong GRDP. Giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp theo giá cố định khoảng 7.800 tỷ đồng.
+ Cơ cấu lao động trong nông nghiệp giảm từ 84,3% xuống còn 75% trong tổng số lao động trong độ tuổi; nâng tỷ lệ lao động được dạy nghề trở lên trên 60%.
1. Tái cơ cấu các lĩnh vực trong ngành nông nghiệp gắn với cơ cấu lại các nguồn vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công
- Để đạt được tốc độ tăng trưởng theo mục tiêu, trong giai đoạn 2016 - 2020, vốn đầu tư phát triển cho ngành nông nghiệp chiếm khoảng 18% tổng vốn đầu tư xã hội. Ước bình quân cả giai đoạn khoảng 9.000 tỷ đồng; Trong đó vốn từ ngân sách nhà nước bình quân năm khoảng 315 tỷ đồng. Ưu tiên vốn phát triển lĩnh vực chăn nuôi chiếm khoảng 50% trên tổng vốn ngân sách.
- Phần vốn ngân sách chủ yếu cho nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (chú trọng đưa giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất), đối với vốn đầu tư áp dụng triệt để hình thức cho vay có thu hồi và hỗ trợ lãi suất cho các hợp đồng tín dụng với các dự án cụ thể (thông qua các doanh nghiệp nông nghiệp và HTX, liên hiệp HTX, tổ hợp tác).
- Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa đầu tư nhằm huy động nguồn lực từ người dân, doanh nghiệp; tăng cường hợp tác phát triển kinh tế đối ngoại, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, NGO, FDI).
- Tập trung sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, đặc biệt nguồn lực đầu tư chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực sản xuất tập trung.
2. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, lập dự án phát triển một số sản phẩm lợi thế; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với quy hoạch
2.1. Quản lý, giám sát và sử dụng có hiệu quả 9 quy hoạch lĩnh vực chủ yếu đã được phê duyệt đến năm 2020.
2.2. Tiếp tục điều chỉnh các quy hoạch và lập mới các quy hoạch sản phẩm cho phù hợp với mục tiêu tái cơ cấu ngành và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.
(có phụ lục kèm theo)
2.3. Ban hành Nghị quyết về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hóa, giai đoạn 2016- 2020, trong đó tập trung vào khuyến khích phát triển nông sản lợi thế; đối tượng chuyển dần sang hướng hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác gắn với các mô hình liên kết chuỗi sản phẩm hàng hóa.
Trong đó tập trung vào: Sản xuất cam; chè; cây dược liệu; phát triển chăn nuôi, trâu bò, ong, trồng rừng lấy gỗ.
2.4. Xây dựng và triển khai các dự án trọng điểm để phục vụ đề án
- Dự án phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm cam quýt tỉnh Hà Giang đến 2020, theo quyết định số: 1047/QĐ - UBND, ngày 29/5/2014, của UBND tỉnh;
- Dự án tổng thể phát triển cây dược liệu gắn với xóa đói, xây dựng nông thôn mới tại 6 huyện 30a tỉnh Hà Giang;
- Dự án ứng dụng đổi mới công nghệ phát triển sản phẩm bò cao nguyên đá Đồng Văn trở thành hàng hóa theo chuỗi giá trị;
- Dự án phát triển và nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm chè Shan tuyết;
- Dự án phát triển và nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm mật ong tỉnh Hà Giang;
- Dự án phát triển chăn nuôi trâu hàng hóa;
- Dự án đầu tư BV&PTR 6 huyện vùng cao tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020;
- Dự án tăng cường năng lực ngành kiểm lâm; dự báo ngành và xây dựng cơ sở dữ liệu lâm nghiệp; cảnh báo cháy rừng và chỉ huy PCCCR;
- Dự án phát triển rừng giống, vườn giống, vườn ươm; chuyển giao giống mới, giống tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lâm nghiệp;
- Dự án phát triển dược thảo theo chuỗi công nghệ cao, thân thiện với môi trường;
- Dự án xây dựng vùng nguyên liệu gỗ;
- Dự án phát triển công nghệ chế biến lâm sản và thị trường;
- Dự án khai thác gỗ rừng trồng và trồng cây gỗ lớn tại các huyện vùng thấp (rà soát để khai thác toàn bộ diện tích rừng trồng trong các năm 2007 - 2010, đến nay đã thành thục khoảng 44.628,6 ha, thay thế bằng trồng rừng thâm canh; có sự tham gia của doanh nghiệp).
3. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hoá trong sản xuất, bảo quản sản phẩm nông nghiệp
- Tập trung tạo bước chuyển mạnh mẽ trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ, khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhất là đối với doanh nghiệp; trước mắt, tập trung vào một số lĩnh vực mũi nhọn: Giống, công nghệ cao, công nghệ sinh học, đổi mới công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm (chè, dược liệu).
- Ưu tiên thỏa đáng cho công tác giống, đảm bảo chủ động nguồn giống có chất lượng cao, an toàn dịch bệnh cho phát triển sản xuất. Chuyển giao, nhân rộng công nghệ sản xuất giống bò, dược liệu, cam quýt; áp dụng rộng rãi công nghệ nuôi cấy mô, hom trong sản xuất giống.
- Ứng dụng công nghệ sinh học để chủ động kiểm soát dịch hại trên cây trồng, vật nuôi, chế biến nông sản và xử lý môi trường. Sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong lập, quản lý quy hoạch, công tác bảo vệ PCCC rừng, bản đồ dịch tễ…
- Nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa vào các khâu sản xuất, đảm bảo các sản phẩm hàng hóa đều được sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn trước khi tiêu thụ.
4. Về tổ chức lại sản xuất, khuyến khích thu hút đầu tư tư nhân
a) Mỗi sản phẩm hàng hóa gắn với một doanh nghiệp cụ thể
- Thực hiện mỗi sản phẩm hàng hóa nông nghiệp gắn với thương hiệu doanh nghiệp, hợp tác xã do doanh nghiệp, HTX bao tiêu sản phẩm. Mở rộng thương hiệu chè, cam và chỉ dẫn địa lý cho mật ong bạc hà; tiếp tục xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm dược liệu và thịt trâu bò.
b) Liên kết trong sản xuất
- Liên kết giữa những người sản xuất: Các hộ gia đình góp vốn, ruộng đất hình thành các tổ hợp tác, hợp tác xã, phát triển sản xuất theo hướng cánh đồng lớn, vùng sản xuất tập trung thâm canh, quy mô hợp lý; ứng dụng cơ giới hóa, quy trình sản xuất tiên tiến, bảo quản, chế biến sau thu hoạch, nhất là thực hiện tốt khâu tiêu thụ.
- Liên kết giữa doanh nghiệp với người sản xuất (liên kết dọc), theo cả 03 loại hình: Quy mô lớn, vừa và nhỏ; ưu tiên hỗ trợ phát triển liên kết sản xuất với nông hộ, doanh nghiệp cung ứng đầu vào (giống, vật tư, quy trình kỹ thuật), tổ chức thu mua đầu ra, đảm bảo phân chia hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia.
- Liên kết vùng: Các vùng, địa phương có điều kiện tương đồng liên kết với nhau về sản xuất giống, công nghệ, đào tạo nhân lực… đẩy mạnh phát triển sản xuất các sản phẩm có cùng lợi thế so sánh, tạo khối lượng hàng hóa lớn, đồng nhất về chất lượng. Thành lập các hiệp hội ngành hàng để hỗ trợ, hợp tác cùng phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong sản xuất - kinh doanh.
c) Xã hội hóa đầu tư
- Nhà nước thực hiện việc quy hoạch, giao đất; xây dựng các tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ công; hỗ trợ xây dựng hạ tầng cơ bản; quản lý các công trình thủy lợi đầu mối; nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ.
- Khuyến khích tư nhân đầu tư xây dựng, vận hành và khai thác các công trình kết cấu hạ tầng, phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, như: Chợ, trung tâm thương mại, nhà máy nước sạch, xử lý rác thải, vệ sinh môi trường; dự án sản xuất giống lúa, rau củ quả ôn đới công nghệ cao; các cơ sở chế biến lúa ngô, gỗ MDF; sản xuất phân bón hữu cơ, vi sinh…
d) Nâng cao năng lực kinh tế tập thể
- Tổ chức lại hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo Luật hợp tác xã, hỗ trợ xây dựng mô hình hợp tác xã mẫu để nhân ra diện rộng; tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã trong tiếp cận tín dụng, đào tạo, đất đai, thị trường; phát triển hợp tác xã làm vệ tinh cho các doanh nghiệp.
5. Về phát triển nguồn nhân lực; tổ chức dạy nghề nông nghiệp và khu vực nông thôn
- Đến năm 2020, chuyển dịch khoảng 50.000 lao động nông nghiệp sang dịch vụ, thương mại, công nghiệp và xây dựng. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 60%.
- Chú trọng dạy nghề cho nông hộ để nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng về trồng trọt - chăn nuôi thủy sản - lâm nghiệp - chế biến nông sản - thực phẩm an toàn - vệ sinh môi trường…Đặc biệt cách tiếp cận thị trường, biết hạch toán kinh tế nông hộ, hạch toán kinh tế trang trại.
- Đẩy mạnh đầu tư công nghiệp, thủ công nghiệp, chế biến – làng nghề về phát triển trên địa bàn khu vực nông thôn.
- Liên kết đào tạo với các trường chuyên nghiệp ở trung ương, cử người đi học các lớp nâng cao cả về kỹ thuật, quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp... tổ chức các lớp bồi dưỡng, dạy nghề tại huyện, xã và mời chuyên gia, các nhà khoa học của tỉnh và trung ương về đào tạo.
- Nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc giám sát và điều tiết quan hệ cung - cầu lao động; điều tra thực trạng sử dụng lao động, thu thập thông tin về cung cầu lao động làm cơ sở xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm và thực hiện chương trình việc làm hàng năm.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động đối với các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động trên địa bàn, nghiêm khắc xử phạt với những trường hợp vi phạm, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
6. Gắn tái cơ cấu ngành với đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
- Đến năm 2020 có 20 xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới. Trong đó tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
- Đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền, phát động phong trào thi đua, tạo quyết tâm cao trong xây dựng NTM; tạo sự đồng thuận của nhân dân, huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội; phát huy vai trò chủ thể của người dân nông thôn - người hưởng lợi trực tiếp từ chương trình; công tác vận động, tuyên truyền là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp.
- Thường xuyên kiện toàn bộ máy tổ chức thực thi chương trình các cấp; bố trí cán bộ có trình độ, kinh nghiệm, có nhiệt huyết; có cơ chế, chính sách để tạo động lực, khuyến khích cán bộ làm công tác NTM các cấp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp; phát triển các làng nghề; nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, tăng cường tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật.
- Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở; tăng cường đảm bảo an ninh trật tự ở nông thôn.
- Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hình thức sản xuất thủ công; xử lý có hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trường từ rác thải, chất thải do hoạt động trồng trọt, chăn nuôi ở khu vực nông thôn.
7. Đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, tập trung sản xuất nông nghiệp hàng hóa với quy mô hợp lý
- Khuyến khích, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn nông thôn, gắn với đào tạo nghề, chuyển đổi việc làm; thu hút lao động nông thôn vào các khu kinh tế, các hoạt động dịch vụ, thủ công nghiệp; tạo động lực thúc đẩy tích tụ, tập trung ruộng đất phát triển nông nghiệp.
- Hoàn thành theo kế hoạch việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; giao đất, cho thuê đất gắn với giao rừng, cho thuê rừng; tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư thuê đất.
- Khuyến khích nông dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất với HTX, doanh nghiệp để cùng kinh doanh cùng thu lợi và cùng chia sẻ rủi ro.
8. Phát triển hạ tầng sản xuất, công nghiệp chế biến, dịch vụ nông nghiệp và ngành nghề nông thôn
- Đảm bảo diện tích lúa 2 vụ được tưới chắc (chỉ đầu tư các công trình thủy lợi cho các diện tích này). Khuyến khích HTX, doanh nghiệp đầu tư ứng dụng các công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ...
Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tinh, sâu; đổi mới công nghệ, thiết bị, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO....
- Sản phẩm trồng trọt: Chuyển giao dây chuyền, thiết bị máy thu hoạch, sấy, bóc tách vỏ, đóng gói. Xúc tiến đầu tư các nhà máy có quy mô lớn, công nghệ hiện đại về bảo quản hạt giống; nhà máy chế biến dầu, bơ phụ gia thực phẩm từ lạc, đậu tương; hệ thống kho lạnh, kho bảo ôn, các cơ sở bảo quản, chế biến rau, củ, quả, dược liệu; nâng cấp thiết bị, công nghệ chế biến chè hiện đại…
- Sản phẩm chăn nuôi: Nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở giết mổ tập trung theo quy hoạch; sớm hình thành nhà máy chế biến thịt trâu bò; chế biến thức ăn chăn nuôi ...
- Định hình phát triển 22 làng nghề với quy mô, cơ cấu sản phẩm, trình độ công nghệ hợp lý, phù hợp với điều kiện từng địa phương; gắn kinh tế làng nghề với du lịch, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống.
- Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến trong sản xuất, hiện đại hoá công nghệ xử lý chất thải, kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề; các thành phần kinh tế tham gia chế biến nông sản và ngành nghề phải đầu tư đồng bộ hệ thống xử lý nước thải, chất thải, khí thải, bảo vệ môi trường.
9. Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quản lý chất lượng sản phẩm
- Hỗ trợ doanh nghiệp, người sản xuất nghiên cứu thông tin, dự báo, điều chỉnh phương án sản xuất gắn với thị trường. Đối với các sản phẩm đang có thị trường thuận lợi, có giá trị gia tăng cao, như: Bò, cam, chè, dược liệu… tận dụng cơ hội thị trường để tổ chức phát triển sản xuất, mở rộng quy mô; xây dựng chuỗi liên kết phát triển sản xuất, chế biến sâu, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị phần sản phẩm.
- Đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng các chợ và trung tâm thương mại; cũng cố, phát triển chợ nông thôn, mạng lưới thu mua, bán lẻ, khơi thông thị trường hàng hóa nông sản.
- Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực; tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ trong nước và quốc tế.
- Chú trọng hợp tác về khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực và thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc...đến đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Tập trung cao, chấn chỉnh có hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, công tác giết mổ, vệ sinh thú y và vật tư nông nghiệp; chỉ đạo nhân rộng mô hình kiểm soát, quản lý chất lượng nông sản theo chuỗi…
10. Đổi mới phương thức hỗ trợ cho nông dân
- Giúp nông dân, nhất là vùng sâu, vùng xa xóa đói giảm nghèo thông qua các dịch vụ khuyến nông, trợ giúp phát triển nhân lực, nâng cao năng suất nông nghiệp và phát triển hạ tầng để họ có thể tự đảm bảo được cuộc sống.
- Đối với các hộ nông dân ở vùng sản xuất hàng hóa tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc đa dạng hóa các sản phẩm nhằm thích ứng với những thay đổi của thị trường.
- Chuyển đổi từ cách hỗ trợ trực tiếp như hiện nay sang cách thức hỗ trợ gián tiếp đối với nông dân.
1. Hiệu quả kinh tế
- Tăng giá trị gia tăng hàng năm trong ngành nông nghiệp khoảng: 800 tỷ đồng năm, cơ cấu giá trị gia tăng trong tổng GRDP đạt 33%. Tỷ số GRDP/GO trong nông nghiệp đạt trên 67%.
- Giá trị sản xuất toàn ngành đến năm 2020 đạt khoảng 7.800,0 tỷ đồng (giá cố định 2010).
- Đảm bảo an ninh lương thực. Ổn định tổng sản lượng lương thực trên 42 vạn tấn. Bình quân lương thực đầu người trên năm đạt 500kg.
- Giá trị sản xuất trên một ha đất canh tác đạt trên 50 triệu đồng.
- Xây dựng được từ 3 đến 5 sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu mạnh của tỉnh.
2. Hiệu quả xã hội và môi trường
* Về xã hội
- Nâng độ che phủ rừng lên đến 58%.
- Tạo việc làm cho lao động, thông qua mở rộng quy mô sản xuất, giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 90.000 lao động. Bao gồm cả lao động trong chế biến nông sản và dịch vụ nông nghiệp.
- Giảm hộ nghèo bình quân 4%/năm, theo hướng bền vững.
- Đến năm 2020 hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 86%; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý đạt 90%; 100% các cơ sở sản xuất đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
* Về Môi trường
Đề án hướng tới một nền sản xuất gần với tự nhiên, thân thiện với môi trường và bền vững thông qua các tính toán thận trọng về tái cơ cấu sử dụng đất cũng như tái cơ cấu cây trồng. Nhờ tác động của công tác quy hoạch, độ phì của đất không chỉ được bảo vệ tốt hơn, mà còn tận dụng tốt hơn những thuận lợi, giảm thiểu khó khăn và bất lợi của môi trường sinh thái cho một nền canh tác có năng suất, chất lượng cao hơn.
Đề án sẽ nâng độ che phủ rừng của tỉnh Hà Giang thêm 4% vào năm 2020 so với năm 2014. Đặc biệt, chất lượng và các giá trị dịch vụ hệ sinh thái của rừng sẽ được tăng lên (ít nhất 30% so với thời điểm năm 2015). Góp phần điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường cho canh tác nông nghiệp, phòng tránh thiên tai, bảo vệ tính đa dạng sinh học và tạo tiền đề cho phát triển nền kinh tế xanh, ít phát thải, có hiệu quả cao và bền vững.
Đề án có thể được xem là một điển hình về tận dụng lợi thế của thiên nhiên để tạo ra sinh khối và sản phẩm mang hương vị thiên nhiên, là biểu hiện của nền kinh tế sử dụng đất theo hướng mở, đáp ứng nhu cầu thị trường và hợp sinh thái.
+ Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hàng hóa cho giai đoạn 2016 - 2020, theo hướng sau:
- Tập trung mọi nguồn vốn cho các sản phẩm hàng hóa đã đề cập trong đề án (gồm cam, chè, lâm nghiệp và dược liệu, trâu bò, ong).
- Ưu tiên khai thông nguồn vốn tín dụng, vốn ngân sách chủ yếu hỗ trợ lãi xuất hoặc bảo lãnh các chương trình, dự án cụ thể.
- Chính sách hỗ trợ cần tập trung giải quyết theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất -> sơ chế, chế biến -> tiêu thụ ->thương mại hóa sản phẩm.
- Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ đề án tái cơ cấu. Theo phương châm đặt hàng đến sản phẩm cuối cùng (ví dụ như: các đề tài, dự án khoa học cho sản phẩm dược liệu dưỡng da, nước cam, nước chè đóng chai…).
- Trường hợp trong cùng một chương trình dự án phát triển cùng 1 sản phẩm hàng hóa, mà có nhiều HTX, doanh nghiệp cùng đề xuất tham gia thì xây dựng tiêu chí để đấu thầu cạnh tranh.
+ Bổ sung trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm cho các huyện Thành phố thêm mục "Kế hoạch thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp".
II. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án
1. Ban chỉ đạo đề án cấp tỉnh
+ Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, làm Trưởng Ban chỉ đạo đề án;
+ Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách khối nông lâm nghiệp, làm Phó Ban thường trực Ban chỉ đạo;
+ Đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, làm Phó Ban;
+ Thành viên Ban chỉ đạo gồm Giám đốc các Sở, ngành: Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Công thương; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Hà Giang; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn phòng điều phối chương trình Nông thôn mới; Ban Dân tộc; Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh; Hội LH Phụ nữ tỉnh; Hội Nông dân tỉnh; Tỉnh Đoàn thanh niên; Hội Cựu chiến binh và Bí thư 11 huyện và Thành phố.
+ Cơ quan thường trực: Sở Nông nghiệp và PTNT.
+ Ban chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm và theo quy chế hoạt động do BCĐ ban hành.
+ Nhiệm vụ của các thành viên BCĐ do Trưởng ban chỉ đạo phân công và giao nhiệm vụ.
+ Ban chỉ đạo giao ban định kỳ quý 1 lần.
+ Nội dung giao ban do cơ quan thường trực chuẩn bị và đề xuất.
2. Ban chỉ đạo đề án cấp huyện: Thành phần như Ban chỉ đạo cấp tỉnh; các thành viên theo điều kiện cụ thể của cấp huyện và thành phố./.
PHỤC LỤC CÁC QUY QUY HOẠCH
1. Quy hoạch đang thực hiện
- Quy hoạch sản xuất giống lúa, ngô, đậu tương đến năm 2020;
- Quy hoạch tổng thể phát triển cây Chè giai đoạn 2011- 2020;
- Quy hoạch vùng nguyên liệu dầu thực vật 2011- 2020;
- Quy hoạch tổng thể phát triển chăn nuôi 2011- 2020
- Quy hoạch tổng thể phát triển cây dược liệu 2013 – 2020
- Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nghề nông thôn 2011- 2020;
- Quy hoạch phát triển triển rau hoa đến năm 2020;
- Quy hoạch 3 loại rừng và bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020;
- Quy hoạch nước sinh hoạt và VSMT nông thôn đến năm 2020.
2. Các quy hoạch điều chỉnh
- Điều chỉnh quy hoạch Nông nghiệp đến 2020, tầm nhìn đến 2030.
- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi đến 2020 tầm nhìn đến 2030;
- Điều chỉnh quy hoạch phát triển thủy sản đến 2020, tầm nhìn đến 2030.
3. Các quy hoạch bổ sung
- Quy hoạch vùng sản xuất giống lạc giai đoạn 2014 - 2020;
- Quy hoạch phát triển sản xuất Cam an toàn tập trung đến năm 2020;
- Quy hoạch chi tiết các khu rừng đặc dụng đến năm 2020.
CHỈ SỐ THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
TT |
CHỈ SỐ |
ĐVT |
GIÁ TRỊ HIỆN CÓ |
|
Số tuyệt đối |
Số tương đối (%) |
|||
I |
Đất nông, lâm nghiệp(Số liệu 2010) |
ha |
678.597,13 |
100 |
1 |
Đất SX nông nghiệp |
ha |
153.076,40 |
22,56 |
|
Đất trồng cây hàng năm |
ha |
123.596,17 |
|
|
Đất trồng cây lâu năm |
ha |
29.480,23 |
|
2 |
Đất lâm nghiệp có rừng |
ha |
524.367,83 |
77,27 |
|
Rừng sản xuất |
ha |
275.347,19 |
|
|
Rừng phòng hộ |
ha |
200.987,64 |
|
|
Rừng đặc dụng |
ha |
48.033,00 |
|
3 |
Đất nuôi trồng thủy sản |
ha |
1.110,32 |
0,16 |
4 |
Đất nông nghiệp khác |
ha |
42,58 |
0,01 |
II |
Giá trị SX năm 2014(giá cđ 2010) |
|
5.372.429,90 |
100 |
1 |
Trồng trọt |
tr.đồng |
3.706.699,90 |
68,99 |
2 |
Lâm nghiệp |
tr.đồng |
456.749,10 |
8,50 |
3 |
Chăn nuôi, thủy sản |
tr.đồng |
1.208.980,90 |
22,50 |
4 |
Dịch vụ |
tr.đồng |
1.557,00 |
0,03 |
5 |
Giá trị SXNN Bình Quân (2010-2014) |
tr.đồng |
4.836.078,26 |
100 |
6 |
Trồng trọt |
tr.đồng |
3.345.787,59 |
69,18 |
7 |
Lâm nghiệp |
tr.đồng |
437.115,15 |
9,04 |
8 |
Chăn nuôi, thủy sản |
tr.đồng |
1.208.980,90 |
21,7 |
9 |
Dịch vụ |
tr.đồng |
1.150,59 |
0,024 |
III |
Tốc độ TTBQ (2010 - 2014) |
|
|
105,74 |
1 |
Trồng trọt |
|
|
105,43 |
2 |
Lâm nghiệp |
|
|
102,36 |
3 |
Chăn nuôi, thủy sản |
|
|
108,26 |
IV |
Tỷ trọng giá trị SPHH |
|
|
|
1 |
Trồng trọt |
|
|
41 |
2 |
Lâm nghiệp |
|
|
30 |
3 |
Chăn nuôi, thủy sản |
|
|
47 |
V |
Đầu tư cho nông nghiệp |
|
|
|
1 |
Trồng trọt |
|
|
34,43 |
2 |
Lâm nghiệp |
|
|
16,99 |
3 |
Chăn nuôi, thủy sản |
|
|
15,22 |
4 |
Thủy lợi và hạ tầng khác |
|
|
17,72 |
5 |
Dịch vụ nông nghiệp |
|
|
15,65 |
VI |
Hình thức tổ chức sản xuất |
|
|
|
1 |
Tổ hợp tác sản xuất |
tổ |
864 |
100 |
|
Tổ Hợp tác công ích |
tổ |
648 |
75,00 |
|
Tổ hợp tác sản xuất - dịch vụ |
tổ |
216 |
25,00 |
2 |
Tổng số hợp tác xã |
HTX |
172 |
100 |
|
Trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp |
HTX |
49 |
28,49 |
|
Chăn nuôi gia súc, gia cầm |
HTX |
2 |
1,16 |
|
Dịch vụ thủy lợi |
HTX |
35 |
20,35 |
|
Dịch vụ tổng hợp |
HTX |
78 |
45,35 |
|
Nuôi trồng thủy sản |
HTX |
7 |
4,07 |
|
Lâm nghiệp |
HTX |
1 |
0,58 |
VII |
Doanh nghiệp |
|
|
|
1 |
Số lượng |
DN |
18 |
|
|
Tổng số vốn hoạt động |
tr.đồng |
26.452 |
|
VIII |
Cơ giới hóa trong nông nghiệp |
|
|
|
1 |
Trồng trọt |
|
|
30,59 |
2 |
Lâm nghiệp |
|
|
|
3 |
Chăn nuôi, thủy sản |
|
|
24,70 |
IX |
Một số chỉ số tổng hợp |
|
|
|
1 |
Tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu |
USD |
110.370,00 |
|
2 |
Chè xuất khẩu |
tấn |
2.356,60 |
|
3 |
Hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo |
hộ |
39.185 |
23,21 |
4 |
Tỷ lệ giảm nghèo BQ(2004 - 2014) |
hộ |
47.043 |
4,47 |
5 |
Lao động và tỷ lệ lao động n. thôn |
l.động |
457.003 |
84,3 |
6 |
Lương thực BQ/người/năm |
kg |
488 |
|
7 |
trong đó: thóc |
kg |
262 |
53,69 |
8 |
Tỷ lệ che phủ rừng |
|
|
54,3 |
9 |
Giá trị SX trên ha đất canh tác |
|
|
39,4 |
10 |
Tổng GRDP trên người/năm |
|
|
15,843 |
11 |
Tỷ lệ lao động NN qua đào tạo |
|
|
21,4 |
12 |
Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp VS |
|
|
71,5 |
X |
Sản phẩm HH chủ yếu |
|
|
|
1 |
Cây chè |
|
|
|
|
Diện tích |
ha |
16.972,00 |
|
|
Năng suất |
tạ/ha |
38,50 |
|
|
Sản lượng năm |
tấn |
65.347,60 |
|
|
Giá trị sản xuất(giá cđ 2010) |
tr.đồng |
248.909,01 |
|
|
Chè khô chế biến |
tấn |
11.163,00 |
|
|
Giá trị SX chè khô |
tr.đồng |
457.683,00 |
|
2 |
Cây Cam |
|
|
|
|
Diện tích |
ha |
1.497,70 |
|
|
Năng suất |
tạ/ha |
74,90 |
|
|
Sản lượng năm |
tấn |
11.218,00 |
|
|
Giá trị sản xuất(giá cđ 2010) |
tr.đồng |
122.354,73 |
|
3 |
Cây dược liệu |
|
|
|
|
Giá trị sản xuất |
tr.đồng |
230.400,00 |
|
4 |
Rừng sản xuất |
|
|
|
|
Diện tích trồng mới |
ha |
2.720,00 |
|
|
Diện tích trồng bình quân210-2014 |
ha |
3.542,97 |
|
|
Lũy kế 2010 - 2014 |
ha |
24.814,30 |
|
|
Lũy kế trồng mới đến nay |
ha |
80.730,90 |
|
|
Sản lượng khai thác hàng năm |
m3 |
65.856,00 |
|
5 |
Bò |
|
|
|
|
Số lượng |
con |
100.101 |
|
|
Sản lượng thịt hơi |
tấn |
2.490,30 |
|
|
Giá trị sản xuất |
tr.đồng |
327.881 |
|
6 |
Trâu |
|
|
|
|
Số lượng |
con |
158.889 |
|
|
Sản lượng thịt hơi |
tấn |
2.123,40 |
|
|
Giá trị sản xuất |
tr.đồng |
711.116 |
|
7 |
Ong |
|
|
|
|
Sản lượng mật ong |
lít |
128.700 |
|
|
Giá trị sản xuất |
tr.đồng |
12.002 |
|
SO SÁNH CHỈ SỐ TRƯỚC VÀ SAU TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
TT |
CHỈ SỐ |
ĐVT |
GIÁ TRỊ HIỆN CÓ |
GIÁ TRỊ 2020 |
||
Số tuyệt đối |
Số tương đối (%) |
Số tuyệt đối |
Số tương đối (%) |
|||
I |
Giá trị SXNLN(giá cđ 2010) |
|
5.372.429,90 |
100 |
7.800.000,0 |
100,0 |
1 |
Trồng trọt |
tr.đồng |
3.706.699,90 |
68,99 |
4.134.000,0 |
53,0 |
2 |
Lâm nghiệp |
tr.đồng |
456.749,10 |
8,50 |
936.000,0 |
12,0 |
3 |
Chăn nuôi, thủy sản |
tr.đồng |
1.208.980,90 |
22,50 |
2.340.000,0 |
30,0 |
4 |
Dịch vụ |
tr.đồng |
1.557,00 |
0,03 |
390.000,0 |
5,0 |
II |
Tốc độ TTBQ (2010 - 2014) |
|
|
105,74 |
|
106,5 |
1 |
Trồng trọt |
|
|
105,43 |
|
102,0 |
2 |
Lâm nghiệp |
|
|
102,36 |
|
112,0 |
3 |
Chăn nuôi, thủy sản |
|
|
108,26 |
|
113,0 |
III |
Tỷ trọng giá trị SPHH |
|
|
|
|
|
1 |
Trồng trọt |
|
|
41 |
|
47,0 |
2 |
Lâm nghiệp |
|
|
30 |
|
50,0 |
3 |
Chăn nuôi, thủy sản |
|
|
47 |
|
57,0 |
IV |
Hình thức tổ chức sản xuất |
|
|
|
|
|
1 |
Tổng số hợp tác xã |
HTX |
172 |
100 |
177,0 |
100,0 |
|
Hoạt động có hiệu quả |
|
|
|
|
70,0 |
V |
Cơ giới hóa trong n. nghiệp |
|
|
|
|
|
1 |
Trồng trọt |
|
|
30,59 |
|
40,0 |
2 |
Lâm nghiệp |
|
|
|
|
40,0 |
3 |
Chăn nuôi, thủy sản |
|
|
24,70 |
|
40,0 |
VI |
Một số chỉ số tổng hợp |
|
|
|
|
|
1 |
Tổng giá trị HH x,khẩu |
1.000USD |
110,37 |
|
22.860,0 |
|
2 |
Chè xuất khẩu |
tấn |
2.356,60 |
|
6.000,0 |
|
3 |
Hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo |
hộ |
39.185 |
23,21 |
|
8,0 |
4 |
Tỷ lệ giảm nghèo BQ(2004 - 2014) |
hộ |
47.043 |
4,47 |
|
3,0 |
5 |
Lao động và tỷ lệ lao động n. thôn |
l.động |
457.003 |
84,3 |
|
75,0 |
6 |
Lương thực BQ/người/năm |
kg |
488 |
|
500,0 |
|
|
trong đó: thóc |
kg |
262 |
53,69 |
|
|
7 |
Tỷ lệ che phủ rừng |
|
|
54,3 |
|
58,0 |
8 |
Giá trị SX trên ha đất CT |
|
|
39,4 |
|
50,0 |
9 |
Tổng GRDP trên người/năm |
|
|
15,843 |
|
30,0 |
10 |
Tỷ lệ l. động NN qua đào tạo |
|
|
21,4 |
|
60,0 |
11 |
Tỷ lệ hộ s.dụng nước hợp VS |
|
|
71,5 |
|
86,0 |
VII |
Sản phẩm HH chủ yếu |
|
|
|
|
|
1 |
Cây chè |
|
|
|
|
|
|
Diện tích |
ha |
16.972,00 |
|
17.000,0 |
|
|
Năng suất |
tạ/ha |
38,50 |
|
50,0 |
|
|
Sản lượng năm |
tấn |
65.347,60 |
|
85.000,0 |
|
|
Giá trị sản xuất(giá cđ 2010) |
tr.đồng |
248.909,01 |
|
323.765,0 |
|
|
Chè khô chế biến |
tấn |
11.163,00 |
|
19.320,0 |
|
|
Giá trị SX chè khô |
tr.đồng |
457.683,00 |
|
1.700.160,0 |
|
2 |
Cây Cam |
|
|
|
|
|
|
Diện tích |
ha |
1.497,70 |
|
5.000,0 |
|
|
Năng suất |
tạ/ha |
74,90 |
|
150,0 |
|
|
Sản lượng năm |
tấn |
11.218,00 |
|
75.000,0 |
|
|
Giá trị sản xuất(giá cđ 2010) |
tr.đồng |
122.354,73 |
|
818.025,0 |
|
3 |
Cây dược liệu |
|
|
|
|
|
|
Giá trị sản xuất(giá cđ 2010) |
tr.đồng |
230.400,00 |
|
555.000,0 |
|
4 |
Lâm nghiệp |
|
|
|
|
|
|
Tỷ lệ tăng trưởng BQ |
% |
11,2 |
|
15,0 |
|
|
Diện tích trồng mới |
ha |
2.720,00 |
|
15.000,0 |
|
|
Diện tích trồng bình quân210-2014 |
ha |
3.542,97 |
|
2.500,0 |
|
|
Năng suất |
m3/ha |
50,00 |
|
120,0 |
|
|
Lũy kế trồng mới đến nay |
ha |
80.730,90 |
|
|
|
|
Diện tích rừng (giao khoán b.vệ) |
ha |
3.890 |
|
383.701 |
|
|
Sản lượng khai thác hàng năm |
m3 |
65.856,00 |
|
250.000,0 |
|
|
Giá trị DVMT rừng |
tr.đồng |
39.000,00 |
|
57.000,0 |
|
5 |
Bò |
|
|
|
|
|
|
Số lượng |
con |
100.101 |
|
130.000,0 |
|
|
Sản lượng thịt hơi |
tấn |
2.490,30 |
|
3.500,0 |
|
|
Giá trị sản xuất |
tr.đồng |
327.881 |
|
425.815 |
|
6 |
Trâu |
|
|
|
|
|
|
Số lượng |
con |
158.889 |
|
183.000,0 |
|
|
Sản lượng thịt hơi |
tấn |
2.123,40 |
|
2.500,0 |
|
|
Giá trị sản xuất |
tr.đồng |
711.116 |
|
819.026 |
|
7 |
Ong |
|
|
|
|
|
|
Sản lượng mật ong |
lít |
128.700 |
|
150.000,0 |
|
|
Giá trị sản xuất |
tr.đồng |
12.002 |
|
13.988 |
|
|
|
|
|
|
|
|
MỘT SỐ CHỈ TIÊU SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
Ước TH Năm 2015 |
Năm 2020 |
|
1 |
2 |
3 |
7 |
9 |
|
* |
Cơ cấu kinh tế |
% |
100 |
100 |
|
|
- Nông nghiệp và thủy sản |
% |
37 |
33 |
|
|
- Công nghiệp xây dựng |
% |
36,5 |
28 |
|
|
- Thương mại, dịch vụ |
% |
26,5 |
39 |
|
* |
Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp |
% |
28,5 |
30 |
|
* |
Giá trị sản xuất/ha canh tác |
Tr.đ |
40 |
50 |
|
* |
Sản lượng một số cây trồng chủ yếu |
|
|
|
|
|
- Sản lương thực có hạt |
Tấn |
388.635,4 |
420.000,0 |
|
|
Trong đó: + Thóc |
Tấn |
204.007,6 |
219.000,0 |
|
|
+ Ngô |
Tấn |
184.440,4 |
201.000,0 |
|
1 |
Trồng trọt |
|
|
|
|
a) |
Lúa cả năm |
Ha |
36.807,6 |
37.200,0 |
|
|
- Năng suất |
Tạ/ha |
55,4 |
58,9 |
|
|
- Sản lượng |
Tấn |
204.007,6 |
219.000,0 |
|
b) |
Ngô cả năm |
Ha |
54.521,4 |
54.000,0 |
|
|
- Năng suất |
Tạ/ha |
33,8 |
37,2 |
|
|
- Sản lượng |
Tấn |
184.440,4 |
201.000,0 |
|
c) |
Đậu tương |
Ha |
23.827,7 |
24.350,0 |
|
|
- Năng suất |
Tạ/ha |
13,3 |
15,0 |
|
|
- Sản lượng |
Tấn |
31.624,4 |
36.600,0 |
|
d) |
Lạc |
Ha |
8.473,5 |
8.700,0 |
|
|
- Năng suất |
Tạ/ha |
21,2 |
24,5 |
|
|
- Sản lượng |
Tấn |
17.866,3 |
21.300,0 |
|
đ) |
Cây lâu năm |
|
|
|
|
|
- Diện tích chè kinh doanh |
Ha |
6.972,00 |
17.000,0 |
|
|
+ Sản lượng chè búp tươi |
tấn |
65.342,2 |
85.000,0 |
|
e) |
Cây ăn quả(cam quýt) |
Ha |
5.000,0 |
6.750,0 |
|
|
- Diện tích trồng mới |
Ha |
1.376,0 |
1.750,0 |
|
|
- Sản lượng cam, quýt |
Tấn |
12.570,0 |
75.000,0 |
|
f) |
Trồng cỏ |
Ha |
20.100,0 |
21.754,0 |
|
|
Trong đó: Diện tích trồng mới |
Ha |
3.050,0 |
2.030,0 |
|
g) |
Cây dược liệu |
Ha |
|
13.014,0 |
|
|
Trong đó: Diện tích trồng mới lũy kế |
Ha |
|
5.000,0 |
|
2 |
Chăn nuôi |
|
|
|
|
|
- Tổng đàn trâu |
Con |
159.990 |
183.000 |
|
|
- Tổng đàn bò |
Con |
99.543 |
130.000 |
|
|
- Tổng đàn lợn |
Con |
583.518 |
764.700 |
|
|
- Tổng đàn dê |
Con |
152.250 |
160.000 |
|
|
- Tổng đàn gia cầm |
1000 Con |
4.175 |
5.800 |
|
|
- Đàn ong |
Đàn |
28.401 |
31.000 |
|
|
Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu |
|
|
|
|
|
- Thịt hơi các loại |
Tấn |
31.262,4 |
40.000,0 |
|
|
Trong đó: Thịt lợn |
tấn |
26.580,2 |
34.000,0 |
|
|
Thịt trâu, bò |
tấn |
4.682,2 |
6.000,0 |
|
3 |
Lâm nghiệp |
|
|
|
|
|
- Khoán bảo vệ rừng |
Nghìn ha |
287,5 |
291,7 |
|
|
- Khoanh nuôi rừng tái sinh |
Nghìn ha |
33,0 |
22,4 |
|
|
- Trồng rừng |
Ha |
40.565,0 |
18.500,0 |
|
|
Trong đó: |
|
|
|
|
|
+ Rừng phòng hộ, đặc dụng |
Ha |
400,0 |
2.000,0 |
|
|
+ Rừng sản xuất |
Ha |
13.873,2 |
14.000,0 |
|
|
+ Rừng thay thế |
Ha |
439,8 |
|
|
|
+ Trồng cây cảnh quan, hộ lan |
Ha |
87,5 |
|
|
|
+ Trồng cây phân tán |
Ha |
25.764,5 |
2.500,0 |
|
|
- Diện tích rừng trồng được chăm sóc |
Ha |
5.225,0 |
40.200,0 |
|
|
- Tỷ lệ che phủ rừng |
% |
55,0 |
58,0 |
|
4 |
Thủy sản |
|
|
|
|
|
Diện tích nuôi trồng thủy sản |
Ha |
2.173,0 |
2.250,0 |
|
|
- Sản lượng khai thác |
tấn |
146,2 |
|
|
|
- Sản lượng nuôi trồng |
tấn |
1.897,2 |
2.475,0 |
|
[1] Niên giám thống kê 2014.
[2] Báo cáo số 13/ BC - Kl, ngày 30 tháng 01 năm 2015. Chi cục Kiểm lâm
Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 20/06/2017 | Cập nhật: 21/06/2017
Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000 Khu công nghệ cao Hòa Lạc đến 2030 Ban hành: 27/05/2016 | Cập nhật: 01/06/2016
Quyết định 984/QĐ-BNN-CN năm 2014 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” Ban hành: 09/05/2014 | Cập nhật: 30/07/2014
Quyết định 986/QĐ-BNN-KHCN năm 2014 về Kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững Ban hành: 09/05/2014 | Cập nhật: 13/06/2014
Quyết định 1006/QĐ-BNN-TT năm 2014 về Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 13/05/2014 | Cập nhật: 26/01/2015
Quyết định 62/2013/QĐ-TTg chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn Ban hành: 25/10/2013 | Cập nhật: 30/10/2013
Quyết định 1565/QĐ-BNN-TCLN năm 2013 phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp Ban hành: 08/07/2013 | Cập nhật: 09/08/2013
Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” Ban hành: 10/06/2013 | Cập nhật: 11/06/2013
Chỉ thị 2039/CT-BNN-KH năm 2013 triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững Ban hành: 20/06/2013 | Cập nhật: 27/06/2013
Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong khí tượng, thủy văn, địa chất, khoáng sản và bảo vệ môi trường đến năm 2020 Ban hành: 10/06/2011 | Cập nhật: 11/06/2011
Quyết địnhố 899/QĐ-TTg năm 2009 bổ nhiệm và miễn nhiệm Ủy viên Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước nhiệm kỳ 2009 – 2014 Ban hành: 24/06/2009 | Cập nhật: 29/06/2009
Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2008 về việc tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Ban hành: 14/07/2008 | Cập nhật: 23/07/2008
Quyết định 899/QĐ-TTg năm 2000 về việc thay đổi chủ đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Cái Lân, tỉnh Quảng Ninh Ban hành: 20/09/2000 | Cập nhật: 11/04/2007