Quyết định 1820/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới Chợ, Trung tâm thương mại, Siêu thị trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015, có xét đến năm 2020
Số hiệu: | 1820/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Cạn | Người ký: | Hoàng Ngọc Đường |
Ngày ban hành: | 04/10/2011 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Thương mại, đầu tư, chứng khoán, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1820/QĐ-UBND |
Bắc Kạn, ngày 04 tháng 10 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định: 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;
Căn cứ Nghị định: 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số: 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;
Căn cứ Thông tư số: 17/2010/TT-BCT ngày 05/5/2010 của Bộ Công Thương quy định về nội dung, trình tự, thủ tục, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành Thương mại;
Căn cứ Quyết định số: 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển Thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số: 1890/QĐ-TTg ngày 14/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn thời kỳ đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số: 12/2007/QĐ-BCT ngày 26/12/2007 của Bộ Công thương về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số: 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/09/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) về việc ban hành Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại;
Căn cứ Quyết định số: 2616/QĐ-UB ngày 25/08/2009 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí Quy hoạch phát triển mạng lưới Chợ, Trung tâm thương mại, Siêu thị trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015, có xét đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số: 732/TTr-SCT ngày 27/9/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới Chợ, Trung tâm Thương mại, Siêu thị trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015, có xét đến năm 2020, như sau:
1.1. Quan điểm phát triển mạng lưới chợ: Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, đối với các chợ được xây dựng mới hay cải tạo, nâng cấp không gian kiến trúc của chợ vừa phải đảm bảo sự thuận tiện cho hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá, đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường và an toàn giao thông, vừa phải đảm bảo khả năng phát triển mở rộng của chợ và các loại hình thương mại có liên quan với khu vực chợ. Phát triển mạng lưới chợ phải chú trọng đến những ảnh hưởng của chợ đối với mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của mỗi khu vực, mỗi vùng cụ thể.
1.2. Quan điểm phát triển trung tâm thương mại, siêu thị: Phát triển mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn một cách hợp lý, có trọng điểm, phù hợp với qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của các ngành kinh tế khác. Đẩy nhanh quá trình xã hội hoá, kêu gọi, thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trung tâm thương mại, siêu thị. Đảm bảo các nguyên tắc tiêu chuẩn hoá, tổ chức hoá, hiện đại hoá trong qui hoạch không gian và thiết kế trung tâm thương mại, siêu thị; đảm bảo văn minh thương mại và vệ sinh môi trường. Cần xây dựng lực lượng kinh doanh có tính chuyên nghiệp ngày càng cao, nâng cao trình độ lực lượng sản xuất, kiến thức về tiêu dùng trong hoạt động thương mại.
2.1. Mục tiêu phát triển mạng lưới chợ: Đến 2015, hoàn thiện việc xây mới các chợ ở các xã chưa có chợ, đặc biệt ở các trung tâm cụm xã, các xã trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Đảm bảo tỉ lệ hàng hoá và dịch vụ trao đổi qua mạng lưới chợ trong tỉnh sẽ chiếm khoảng 85-90% tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ vào năm 2015, sau đó giảm dần vào năm 2020. Đối với mạng lưới chợ ở các trung tâm cụm xã, phấn đấu nâng số hộ kinh doanh cố định trên chợ lên mức 30-40 hộ/chợ vào năm 2015. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2020, theo xu hướng phát triển thực tế có thể tăng số hộ kinh doanh cố định trên chợ nhằm giải quyết việc làm.
2.2. Mục tiêu phát triển mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị: Đến năm 2020 phát triển ít nhất 01 trung tâm thương mại cấp tỉnh, một số trung tâm mua sắm, siêu thị ở đô thị cấp thành phố, thị xã, thị trấn. Trung tâm thương mại phải tạo nên một thể thống nhất trong các hoạt động thương mại hàng hoá cũng như cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích hỗ trợ cao nhất cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động thương mại và đầu tư, tạo ra động lực thúc đẩy hoạt động thương mại của Bắc Kạn hòa nhập vào thị trường khu vực.
- Thị xã Bắc Kạn: Đến năm 2020, tổng số chợ trên địa bàn là 07 chợ; xây dựng mới 01 trung tâm thương mại hạng III (trong đó có siêu thị hạng III) trên địa bàn thị xã.
- Huyện Pác Nặm: Đến năm 2020, tổng số trên địa bàn là 10 chợ.
- Huyện Ba Bể: Đến năm 2020, tổng số chợ quy hoạch là 09 chợ; xây mới 1 trung tâm thương mại bán lẻ (trung tâm mua sắm) hạng III tại khu du lịch Ba Bể.
- Huyện Ngân Sơn: Đến năm 2020, tổng số chợ là 07.
- Huyện Bạch Thông: Đến năm 2020, tổng số chợ là 11 (trong đó có 1 chợ đầu mối rau quả, nông sản Quang Thuận).
- Huyện Chợ Đồn: Đến năm 2020, tổng số là 16 chợ.
- Huyện Chợ Mới: Đến năm 2020, tổng số chợ là 11 chợ.
- Huyện Na Rì: Đến năm 2020, tổng số chợ quy hoạch là 12 chợ (trong đó có 1 chợ đầu mối nông sản thực phẩm tại khu vực xã Lam Sơn).
4. Các chương trình, dự án thương mại ưu tiên đầu tư:
4.1. Đối với Trung tâm thương mại, siêu thị:
* Giai đoạn năm 2011 đến năm 2013:
- Trung tâm thương mại Bắc Kạn (tương đương trung tâm thương mại hạng III) tiếp tục hoàn thiện để đưa vào khai thác.
* Giai đoạn năm 2013 đến năm 2015:
- Trung tâm mua sắm huyện Bạch Thông (tương đương với siêu thị hạng III);
- Trung tâm mua sắm xã Thanh Bình, huyện Chợ Mới (tương đương với siêu thị hạng III);
- Xây mới 01 siêu thị hạng III tại thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn.
* Giai đoạn 2015 đến năm 2020:
- Xây mới 01 trung tâm mua sắm hạng III tại khu du lịch Ba Bể;
- Xây mới siêu thị hạng III tại khu vực xã Yên Đĩnh, huyện Chợ Mới;
- Xây mới 01 siêu thị hạng III tại thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì;
- Nâng cấp, cải tạo chợ Đức Xuân, thị xã Bắc Kạn thành trung tâm thương mại.
4.2. Đối với chợ:
* Giai đoạn năm 2011 đến năm 2013:
- Thị xã Bắc Kạn:
+ Xây mới chợ Nà Mày;
+ Xây mới chợ Xuất Hoá;
+ Nâng cấp, sửa chữa và mở rộng chợ Minh Khai.
- Huyện Pác Nặm:
+ Xây mới chợ Công Bằng.
- Huyện Ba Bể:
+ Di dời, xây mới chợ Quảng Khê;
+ Nâng cấp, cải tạo và mở rộng chợ Pác Co - Thị trấn Chợ Rã;
+ Nâng cấp, cải tạo và mở rộng chợ Khang Ninh.
- Huyện Ngân Sơn:
+ Di dời, xây mới chợ Lãng Ngâm;
+ Nâng cấp, cải tạo và mở rộng chợ Vân Tùng.
- Huyện Bạch Thông:
+ Xây mới chợ đầu mối rau quả Quang Thuận;
+ Nâng cấp, cải tạo và mở rộng chợ thị trấn Phủ Thông;
+ Nâng cấp, cải tạo và mở rộng chợ Lục Bình.
- Huyện Chợ Đồn:
+ Xây mới chợ đầu mối lúa gạo (trên cơ sở chợ xã Phương Viên);
+ Nâng cấp, cải tạo và mở rộng chợ Đồng Lạc;
+ Nâng cấp, cải tạo và mở rộng chợ Bình Trung;
+ Nâng cấp, cải tạo và mở rộng chợ Bằng Phúc.
- Huyện Chợ Mới:
+ Xây mới chợ Yên Đĩnh;
+ Nâng cấp, cải tạo và mở rộng chợ Trung tâm thị trấn;
+ Nâng cấp, cải tạo và mở rộng chợ Yên Hân.
- Huyện Na Rì:
+ Xây mới chợ Liêm Thuỷ;
+ Nâng cấp, cải tạo và mở rộng chợ Côn Minh;
+ Nâng cấp, cải tạo và mở rộng chợ Xuân Dương.
* Giai đoạn năm 2013 đến năm 2015:
- Thị xã Bắc Kạn:
+ Đầu tư xây dựng chợ đầu mối nông sản tổng hợp xã Xuất Hoá;
+ Đầu tư xây dựng chợ Nông Thượng.
- Huyện Pác Nặm:
+ Xây mới chợ xã Nà Giàng (xã Công Bằng);
+ Xây mới chợ gia súc Bộc Bố;
+ Xây mới chợ Bản Bón (xã Cao Tân).
- Huyện Ba Bể:
+ Nâng cấp, cải tạo và mở rộng chợ trung tâm huyện;
+ Nâng cấp, cải tạo và mở rộng chợ Bản Tầu.
- Huyện Ngân Sơn:
+ Nâng cấp, cải tạo và mở rộng chợ thị trấn Nà Phặc;
+ Nâng cấp, cải tạo và mở rộng chợ Cốc Đán.
- Huyện Bạch Thông:
+ Nâng cấp, cải tạo và mở rộng chợ Vi Hương;
+ Nâng cấp, cải tạo và mở rộng chợ Cẩm Giàng;
+ Nâng cấp, cải tạo và mở rộng chợ thị trấn Phủ Thông.
- Huyện Chợ Đồn:
+ Nâng cấp, cải tạo và mở rộng chợ Quảng Bạch;
+ Nâng cấp, cải tạo và mở rộng chợ Bản Thi;
+ Nâng cấp, cải tạo và mở rộng chợ Lương Bằng;
+ Nâng cấp, cải tạo và mở rộng chợ Yên Thịnh;
+ Nâng cấp, cải tạo và mở rộng chợ Yên Nhuận.
- Huyện Chợ Mới:
+ Nâng cấp, cải tạo và mở rộng chợ Như Cố;
+ Nâng cấp, cải tạo và mở rộng chợ Nông Hạ;
+ Nâng cấp, cải tạo và mở rộng chợ Thanh Bình.
- Huyện Na Rì:
+ Xây mới chợ Lam Sơn;
+ Nâng cấp, cải tạo và mở rộng chợ Hảo Nghĩa;
+ Nâng cấp, cải tạo và mở rộng chợ Lạng San
* Giai đoạn năm 2016 đến năm 2020:
- Thị xã Bắc Kạn:
+ Xây mới chợ Dương Quang và chợ Huyền Tụng.
- Huyện Pác Nặm:
+ Xây mới chợ Nhạn Môn, An Thắng; nâng cấp, mở rộng chợ trung tâm huyện đạt quy mô hạng 2.
- Huyện Ba Bể:
+ Nâng cấp, cải tạo, mở rộng 03 chợ: Chợ Pù Mắt - Xã Chu Hương, chợ Yến Dương, chợ Hà Hiệu.
- Huyện Ngân Sơn:
+ Nâng cấp, cải tạo chợ Cốc Đán và chợ Bằng Khẩu - xã Bằng Vân.
- Huyện Bạch Thông:
+ Nâng cấp, cải tạo chợ Quân Bình và Sỹ Bình;
+ Xây mới chợ xã: Mỹ Thanh, Dương Phong, Vũ Muộn, Đôn Phong.
- Huyện Chợ Đồn:
+ Nâng cấp, cải tạo 06 chợ: Chợ trung tâm Bằng Lũng đạt quy mô hạng 2; các chợ Nghĩa Tá, Xuân Lạc, Đại Sảo, Yên Mỹ, Đông Viên.
- Huyện Chợ Mới:
+ Nâng cấp, cải tạo 04 chợ: Thanh Mai, Cao Kỳ, Thanh Vận, Mai Lạp.
- Huyện Na Rì:
+ Nâng cấp, cải tạo 04 chợ: Chợ đầu mối nông, lâm sản Yến Lạc, Quang Phong, Cư Lễ, Cường Lợi.
+ Xây mới 02 chợ: Vũ Loan, Văn Học.
- Thị xã Bắc Kạn: Đến năm 2020, tổng nhu cầu vốn là 86,5 tỷ đồng.
- Huyện Pác Nặm: Đến năm 2020, tổng nhu cầu về vốn là 11 tỷ đồng.
- Huyện Ba Bể: Đến năm 2020, tổng nhu cầu về vốn là 7,5 tỷ đồng.
- Huyện Ngân Sơn: Đến năm 2020, tổng nhu cầu về vốn là 5,5 tỷ đồng.
- Huyện Bạch Thông: Đến năm 2020, tổng nhu cầu về vốn là 30,5 tỷ đồng.
- Huyện Chợ Đồn: Đến năm 2020, tổng nhu cầu về vốn là 24,5 tỷ đồng.
- Huyện Chợ Mới: Đến năm 2020, tổng nhu cầu về vốn là 11,5 tỷ đồng.
- Huyện Na Rì: Đến năm 2020, tổng nhu cầu về vốn là 41 tỷ đồng.
* Dự kiến cơ cấu nguồn vốn:
- Chợ dân sinh: Vốn đầu tư để cải tạo, di dời, xây mới các chợ ở phường, xã, cụm tuyến dân cư, đặc biệt là chợ ở miền núi, có quy mô hạng II, III được huy động từ các nguồn: Hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, lồng ghép với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và các hộ kinh doanh trong chợ...;
- Chợ bán buôn, bán lẻ tổng hợp loại I, chợ trung tâm các huyện, thị, thành phố: Vốn để cải tạo, di dời, xây mới các chợ với quy mô thuộc loại I và II chủ yếu là vốn đầu tư của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và vốn của cá nhân và hộ kinh doanh;
- Chợ đầu mối tổng hợp hoặc chuyên doanh: Vốn đầu tư xây dựng các chợ đầu mối, chợ chuyên doanh bán buôn chủ yếu là vốn đầu tư của các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, góp vốn hoặc tiền thuê địa điểm kinh doanh của thương nhân trong chợ. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng;
- Trung tâm thương mại, siêu thị: Vốn để xây dựng trên địa bàn tỉnh chủ yếu là vốn đầu tư của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Ngân sách Nhà nước có thể hỗ trợ cho việc san lấp, giải phóng mặt bằng.
6. Nhu cầu đất phát triển quy hoạch:
- Thị xã Bắc Kạn: Tổng nhu cầu đất cho mạng lưới chợ là 55.208m2;
- Huyện Pác Nặm: Tổng nhu cầu đất cho mạng lưới chợ là 48.158,5m2,
- Huyện Ba Bể: Tổng nhu cầu đất dành cho mạng lưới chợ là 29.198m2 ;
- Huyện Ngân Sơn: Tổng nhu cầu đất cho mạng lưới chợ là 25.500m2;
- Huyện Bạch Thông: Tổng nhu cầu đất cho mạng lưới chợ là 65.091m2;
- Huyện Chợ Đồn: Tổng nhu cầu đất cho mạng lưới chợ là 63.841m2 ;
- Huyện Chợ Mới: Tổng nhu cầu đất cho mạng lưới chợ là 53.196,5m2;
- Huyện Na Rì: Tổng nhu cầu đất cho mạng lưới chợ là 73.000m2.
7. Giải pháp và cơ chế chính sách thực hiện quy hoạch:
7.1. Các giải pháp và chính sách khuyến khích thu hút đầu tư xây dựng chợ, trung tâm thương mại, siêu thị:
Nguồn vốn từ ngân sách:
* Ngân sách trung ương:
- Chợ ở các cụm xã miền núi, vùng dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn và đang cần chợ để góp phần phát triển sản xuất, cải thiện đời sống của đồng bào;
- Các chợ đầu mối nông sản tổng hợp hoặc chuyên doanh của tỉnh, vùng hoặc liên vùng có vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ nông sản, góp phần tăng trưởng xuất khẩu và phát triển sản xuất... nhưng vượt quá khả năng của địa phương. Ngân sách nhà nước chủ yếu đầu tư cho các nội dung: xây dựng đường giao thông từ đường trục chính vào chợ, các công trình cấp nước, xử lý nước thải, san lấp mặt bằng và các công trình hạ tầng khác của chợ...;
- Ngoài ra, có thể tìm kiếm thêm nguồn vốn từ các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh hoặc lồng ghép giữa nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ thuộc chương trình phát triển chợ (theo Quyết định 559) với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác như: Nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình 135; Nguồn vốn từ chương trình 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo (trong đó tỉnh Bắc Kạn gồm 2 huyện: Ba Bể và Pác Nặm); Nguồn vốn từ Quyết định số: 23/QĐ-TTg phê duyệt đề án "Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020"; ...
- Hằng năm, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Công thương phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt danh mục các dự án phát triển cơ sở hạ tầng thương mại đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ vốn đầu tư theo nguyên tắc nêu trên. Từng dự án cần ghi rõ tên, tính chất, qui mô và dự toán mức vốn cần hỗ trợ. Căn cứ vào Danh mục dự án kết cấu hạ tầng thương mại (chủ yếu là chợ) đã được UBND các tỉnh phê duyệt và đề nghị hỗ trợ, Bộ Công thương có trách nhiệm tổng hợp, thẩm định và phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Danh mục chung trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Do vậy, tỉnh Bắc Kạn cần xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển chợ đến năm 2015 và 2020 và cho từng năm, có thứ tự ưu tiên đối với những dự án quan trọng, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của sản xuất và phục vụ đời sống.
* Ngân sách địa phương:
- Đối với phát triển mạng lưới chợ:
+ Ngân sách tỉnh: để đảm bảo khả năng đầu tư ổn định và lâu dài, cần xây dựng kế hoạch ngân sách (hằng năm và dài hạn) dành cho phát triển chợ. Ngoài việc bố trí ngân sách thích hợp để xây dựng (hoặc sửa đổi, bổ sung) qui hoạch mạng lưới chợ trên địa bàn, ngân sách địa phương cần dành những tỷ lệ thoả đáng cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, điện nước, chủ yếu đối với các chợ trung tâm thị xã, thị trấn, chợ ở các xã miền núi, chợ chuyên doanh ngành nông sản, thực phẩm. Đối với những huyện, xã còn nhiều khó khăn về kinh tế và không có khả năng tự xây được chợ, nguồn vốn đầu tư chợ chủ yếu từ ngân sách của tỉnh.
+ Ngân sách các huyện, thị xã thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện): trên cơ sở dự án xây dựng chợ đã được UBND tỉnh phê duyệt và đối với những chợ đã được ngân sách tỉnh hỗ trợ một phần, các huyện cần chủ động tạo nguồn thu để xây dựng, nâng cấp, mở rộng các chợ trên địa bàn theo qui hoạch và kế hoạch được duyệt. Nguồn thu từ chợ (ngoài thuế) như cho thuê quầy sạp, thu hút từ các hoạt động dịch vụ, hoa chi... cần được quản lý thống nhất, hình thành nguồn thu tập trung. Quỹ này sau khi chi trả các khoản chi phí quản lý, phần còn lại để nâng cấp, mở rộng hoặc xây mới chợ.
- Đối với các trung tâm thương mại, siêu thị: ngân sách tỉnh có thể hỗ trợ cho việc đền bù và giải phóng mặt bằng (hay còn gọi là giao mặt bằng sạch).
Nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước:
- Thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về Quy hoạch phát triển chợ, trung tâm thương mại, siêu thị để các chủ thể sản xuất, kinh doanh (trong và ngoài tỉnh) yên tâm bỏ vốn đầu tư xây dựng chợ, trung tâm thương mại, siêu thị và các công trình hạ tầng liên quan;
- Áp dụng các chính sách khuyến khích đầu tư đối với tất cả chủ thể sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế. Thực hiện chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng tham gia", ngoài các hộ kinh doanh, doanh nghiệp là chủ yếu cần huy động các nguồn vốn khác trong xã hội nhằm đa dạng nguồn vốn trong xây dựng và phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn;
- Chủ đầu tư có thể liên kết, liên doanh cùng đầu tư và cùng tham gia quản lý;
- Cần tranh thủ nguồn vốn ODA, vốn viện trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trọng điểm của tỉnh, nhất là đối với các công trình có khả năng chậm thu hồi vốn;
- Tích cực tổ chức xúc tiến đầu tư cùng với chính sách ưu đãi, thông thoáng để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trên cơ sở Luật Đầu tư, tỉnh cần có những chính sách ưu đãi khác để thu hút các tập đoàn, công ty phân phối hàng đầu thế giới của Đức, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật...vào đầu tư kinh doanh các loại hình bán buôn, bán lẻ quy mô lớn và hiện đại như các siêu thị qui mô lớn (đại siêu thị), các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, trung tâm bán buôn.
7.2. Một số chính sách của tỉnh nhằm thu hút vốn đầu tư xây dựng chợ, trung tâm thương mại, siêu thị:
* Chính sách đất đai:
- Nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư phát triển chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh phù hợp với qui hoạch được phê duyệt thì số tiền mà Nhà đầu tư đã trả để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất được trừ vào số tiền sử dụng đất để được chuyển mục đích sử dụng đất hoặc trừ vào tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;
- Trong trường hợp có dự án phát triển chợ, trung tâm thương mại, siêu thị theo qui hoạch được duyệt và công bố công khai nhưng chỉ có một nhà đầu tư xin giao đất hoặc xin thuê đất để thực hiện dự án thì tuỳ theo từng dự án cụ thể, Hội đồng thẩm định sẽ trình UBND tỉnh quyết định giá đất giao hoặc cho thuê trên cơ sở khung giá đất được UBND tỉnh công bố hàng năm;
- Nhà đầu tư có thể được xem xét miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản và những năm kế tiếp theo dựa trên nguyên tắc: khu vực nông thôn được tiếp tục miễn nộp tiền thuê đất với thời gian dài hơn so với khu vực đô thị.
* Chính sách tài chính, tín dụng:
- Nhà đầu tư được quĩ hỗ trợ phát triển xem xét cho vay tín dụng trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi trong khoảng thời gian nhất định (mức cụ thể tuỳ theo từng dự án cụ thể và năng lực của chủ đầu tư); được dùng quyền sử dụng đất và các công trình trong phạm vi thuộc quyền sử dụng của mình để thế chấp vay vốn ngân hàng theo qui định hiện hành để đầu tư sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp công trình thương mại;
- Công ty chợ do cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập theo qui định của pháp luật có thể được vay vốn ngân hàng hoặc quỹ tài trợ khác để xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ. Nếu đủ điều kiện, khi tham gia đầu tư xây dựng chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà đầu tư sẽ được hưởng các ưu đãi, khuyến khích về thuế như đối với các dự án sản xuất theo qui định của các văn bản pháp luật về thuế. Các doanh nghiệp kinh doanh và quản lý chợ, trung tâm thương mại được phép quy định giá cho thuê diện tích kinh doanh, các loại phí dịch vụ dựa trên khung giá quy định của cấp có thẩm quyền.
* Các chính sách khác:
- Các nhà đầu tư được cung cấp kịp thời và đầy đủ thông tin về các loại qui hoạch có liên quan trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng chợ, trung tâm thương mại, siêu thị; được ưu tiên áp dụng rút gọn thời gian qui định trong thủ tục hành chính hiện hành đối với quá trình thụ lý, giải quyết hồ sơ có liên quan đến qui hoạch và kiến trúc của dự án đầu tư xây dựng chợ, trung tâm thương mại, siêu thị tại cơ quan chức năng;
- Nhà đầu tư được huy động vốn của doanh nghiệp, cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh để xây dựng hàng rào, sân, công trình vệ sinh, bãi để xe, công trình hạ tầng trong hàng rào và các hạng mục khác của chợ, trung tâm thương mại, siêu thị.
7.3. Chính sách phát triển thương nhân tham gia kinh doanh trên chợ, trung tâm thương mại, siêu thị:
- Chính sách về giá thuê diện tích mặt bằng kinh doanh:
UBND tỉnh xây dựng và ban hành khung giá cho thuê mặt bằng kinh doanh (quầy, sạp, kiốt) phù hợp với thực trạng cơ sở vật chất chợ, trung tâm thương mại, siêu thị và số lượng thương nhân kinh doanh trong từng địa bàn, khu vực; phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của các hộ kinh doanh. Khung giá này có thể được điều chỉnh linh hoạt theo thời vụ, theo tình hình phát triển kinh tế của địa phương nhưng phải ổn định trong một khoảng thời gian thích hợp nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của thương nhân.
- Chính sách tài chính, tín dụng:
+ Thương nhân kinh doanh tại các chợ đầu mối, chợ hoặc trung tâm thương mại, siêu thị mới xây dựng có thể được vay vốn ưu đãi để đầu tư nâng cấp quầy, sạp, mua dụng cụ đo lường hoặc tăng vốn lưu động mở rộng kinh doanh;
+ Cho phép thương nhân có hợp đồng góp vốn ứng trước để đầu tư xây dựng chợ hoặc trả tiền sử dụng một lần trong một thời hạn nhất định sau khi chợ xây dựng xong được sử dụng điểm kinh doanh để thế chấp vay vốn kinh doanh tại ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật;
- Cục Thuế tỉnh khi giao chỉ tiêu thu thuế cho các chợ cần khảo sát, đánh giá kỹ tình hình thực tế và tham khảo ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế ở từng chợ nhằm đưa ra mức thu phù hợp với doanh số bán của các hộ kinh doanh;
- Đối với thương nhân kinh doanh tại các chợ ở thị xã, thị trấn, thành phố có góp vốn đầu tư xây dựng (hoặc cải tạo, nâng cấp) chợ thì có thể được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Thu hút thương nhân vào các chợ mới xây dựng nhưng hoạt động kém hoặc không hiệu quả bằng cách: ưu tiên lựa chọn lô, sạp, quầy hàng trong chợ; miễn tiền thuê sử dụng lô, sạp, kiốt một thời gian; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp một thời gian.
- Chính sách hỗ trợ về kiến thức và kỹ năng kinh doanh cho thương nhân kinh doanh trên chợ, trung tâm thương mại, siêu thị:
+ Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hoá, chống hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng, phòng chống cháy nổ...Hỗ trợ thương nhân tiếp cận, giao dịch với cơ quan nhà nước giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ;
+ Đối với các HTX kinh doanh và quản lý chợ, UBND các tỉnh quy định mức hỗ trợ đào tạo đối với Ban Quản trị, Ban Chủ nhiệm, Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng và xã viên đang làm công việc chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của hợp tác xã. Nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo lấy từ ngân sách hàng năm của địa phương, hỗ trợ từ ngân sách trung ương và các nguồn hợp pháp khác, theo qui định tại Nghị định: 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005.
7.4. Giải pháp tổ chức và quản lý chợ, trung tâm thương mại, siêu thị:
- Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước đối với sự phát triển chợ, trung tâm thương mại, siêu thị;
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực: Thuế, tài chính, kế toán, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, vấn đề chợ tạm, chợ cóc, trật tự công cộng trên khu vực trên cơ sở cụ thể hoá cơ chế, chính sách chung của Nhà nước phù hợp với thẩm quyền và điều kiện kinh tế-xã hội của tỉnh;
- Tạo lập môi trường và điều kiện về pháp lý, kinh tế, xã hội cho hoạt động của chợ, trung tâm thương mại, siêu thị; đảm bảo sự thống nhất phát triển giữa chợ với trung tâm thương mại, siêu thị và với các loại hình thương mại khác; quản lý các đơn vị quản lý chợ, trung tâm thương mại, siêu thị;
- Khuyến khích, tạo điều kiện để mở rộng các hoạt động dịch vụ trong chợ, trung tâm thương mại, siêu thị;
- Tuyên truyền, giới thiệu tầm quan trọng, nội dung, các hình thức bảo hiểm với các doanh nghiệp, HTX, Ban Quản lý và thương nhân kinh doanh tại chợ, trung tâm thương mại, siêu thị;
- Cơ quan bảo hiểm cần nghiên cứu đưa ra nhiều hình thức và mức phí bảo hiểm phù hợp với đặc điểm từng loại hình tổ chức, từng mặt hàng và đối tượng mua;
- Tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm trên chợ, trung tâm thương mại, siêu thị:
+ Quy định về phân công trách nhiệm, phối hợp quản lý giữa các ban, ngành, tổ chức địa phương trong việc chỉ đạo, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường;
+ Giải pháp giáo dục và tuyên truyền về bảo vệ môi trường, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác môi trường chợ: Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường chợ trong toàn dân trên các phương tiện đại chúng.
1. Sở Công thương có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh hướng dẫn UBND cấp huyện, thị xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về xây mới, cải tạo, nâng cấp chợ bằng nguồn vốn ngân sách theo quy hoạch; thẩm định kế hoạch phát triển chợ, trung tâm thương mại, siêu thị của các huyện, thị trình UBND tỉnh xem xét, quyết định;
- Tham gia Hội nghị tư vấn thẩm định các dự án đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp chợ, trung tâm thương mại, siêu thị thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của UBND tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Công thương xem xét bố trí kế hoạch vốn đầu tư đối với các chợ xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp theo quy hoạch của tỉnh bằng nguồn vốn ngân sách;
- Trong kế hoạch phân bổ vốn đầu tư hằng năm cho các ngành cần dành tỷ lệ vốn đầu tư hợp lý cho nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn, trước hết là chợ, phù hợp với cơ chế, chính sách chung của Nhà nước và chính sách đặc thù của địa phương.
3. Sở Tài chính có trách nhiệm:
- Hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định về tài chính đối với cơ chế đầu tư và quản lý sau đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ trên địa bàn tỉnh;
- Tham gia Hội nghị tư vấn thẩm định các dự án đầu tư xây mới, xây dựng lại, cải tạo, nâng cấp chợ, trung tâm thương mại, siêu thị thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của UBND tỉnh. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quy định khung về giá thuê địa điểm bán hàng, mức phí, lệ phí... liên quan đến hoạt động kinh doanh của các chợ và cơ chế tài chính áp dụng cho Ban Quản lý, doanh nghiệp, Hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ phù hợp với qui định của pháp luật, trình UBND tỉnh phê duyệt.
4. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm:
Đề xuất và lập quy hoạch phát triển hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh, bảo đảm đấu nối mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị với các trục lộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hoá và phương tiện vận chuyển. Xem xét thẩm định các phương án bảo đảm an toàn giao thông của các dự án đầu tư chợ, trung tâm thương mại, siêu thị.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
- Xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho đầu tư chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn;
- Kiểm tra, đánh giá tác động của môi trường, tham mưu cho chính quyền địa phương và hướng dẫn công tác bảo đảm vệ sinh môi trường trong các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị và thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước khác về bảo vệ môi trường tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị.
6. Sở Xây dựng có trách nhiệm:
- Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc hướng dẫn thủ tục giới thiệu địa điểm xây dựng chợ, trung tâm thương mại, siêu thị; hướng dẫn và duyệt thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị phù hợp với quy hoạch và các tiêu chuẩn đã được ban hành;
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan đề xuất với UBND tỉnh chủ trương đầu tư xây dựng các công trình phục vụ lưu thông hàng hoá, phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị.
7. Sở Y tế có trách nhiệm:
Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra các chủ thể kinh doanh tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trong việc thực hiện qui định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh.
8. Công an tỉnh có trách nhiệm:
Hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện qui định của pháp luật về an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ trong khu vực chợ, trung tâm thương mại, siêu thị.
9. Các Sở, Ngành khác thuộc tỉnh có trách nhiệm:
Phối hợp triển khai thực hiện quy hoạch chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ do UBND tỉnh qui định.
10. UBND cấp huyện, thị xã có trách nhiệm:
- Phối hợp với Sở Công thương và cơ quan liên quan thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn; hằng năm căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch của UBND tỉnh, UBND huyện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp chợ trên địa bàn trình UBND tỉnh phê duyệt (thông qua Sở Công thương); xây dựng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ bằng nguồn vốn ngân sách đối với những dự án được UBND tỉnh phê duyệt;
- Xét duyệt dự án đầu tư chợ theo phân cấp hoặc theo uỷ quyền của UBND tỉnh; thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng chợ.
11. UBND phường, xã, thị trấn có trách nhiệm:
- Hằng năm lập các dự án cải tạo nâng cấp chợ đối với các chợ hạng 3 trên địa bàn trình UBND cấp huyện phê duyệt. Giám sát và chỉ đạo việc cải tạo các chợ hạng 3 được đầu tư bằng vốn ngân sách đúng theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng chợ;
- Quản lý và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, HTX kinh doanh, quản lý chợ trên địa bàn hoạt động có hiệu quả.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Cục trưởng Cục thuế tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 23/QĐ-TTg năm 2021 về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 Ban hành: 07/01/2021 | Cập nhật: 07/01/2021
Quyết định 23/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng Thăng Long Ban hành: 06/01/2014 | Cập nhật: 10/01/2014
Quyết định 1890/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 Ban hành: 14/10/2010 | Cập nhật: 21/10/2010
Thông tư 17/2010/TT-BCT quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại Ban hành: 05/05/2010 | Cập nhật: 12/05/2010
Nghị định 114/2009/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ Ban hành: 23/12/2009 | Cập nhật: 25/12/2009
Quyết định 23/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020" Ban hành: 06/01/2010 | Cập nhật: 07/01/2010
Quyết định 1890/QĐ-TTg năm 2007 về việc tặng Kỷ niệm chương Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày cho 271 cá nhân thuộc tỉnh Bình Định Ban hành: 31/12/2007 | Cập nhật: 17/01/2008
Quyết định 12/2007/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Ban hành: 26/12/2007 | Cập nhật: 03/01/2008
Quyết định 27/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Ban hành: 15/02/2007 | Cập nhật: 27/02/2007
Nghị định 88/2005/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã Ban hành: 11/07/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM về Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại Ban hành: 24/09/2004 | Cập nhật: 26/12/2009
Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ Ban hành: 14/01/2003 | Cập nhật: 22/02/2013