Quyết định 173/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Số hiệu: 173/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái Người ký: Hoàng Thương Lượng
Ngày ban hành: 27/01/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 173/QĐ-UBND

Yên Bái, ngày 27 tháng 01 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TẠI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;

Căn cứ Quyết định số 230/QĐ-UBND ngày 22 tháng 2 năm 2010 ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2010;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 388/TTr-SNV ngày 06 tháng 12 năm 2010 và của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 155/TTr-SNN ngày 04 tháng 10 năm 2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Đề án số 824/SNN-ĐA ngày 29 tháng 11 năm 2010) của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, gồm cấp phép thủ tục hành chính thuộc 02 lĩnh vực sau đây:

1. Lĩnh vực trồng trọt:

a) Công nhận nguồn giống (Đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm).

b) Công nhận lại nguồn giống (Đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm).

c) Chỉ định, chị định lại, mở rộng phạm vi chỉ định Tổ chức chứng nhận sản phẩm cây trồng an toàn, lĩnh vực giống cây trồng an toàn, lĩnh vực giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm (áp dụng đối với Tổ chức đăng ký hoạt động trên địa bàn 1 tỉnh).

d) Tiếp nhận công bố sản phẩm rau, quả chè an toàn (Trường hợp công bố dựa trên kết quả đánh giá của Tổ chức chứng nhận).

đ) Tiếp nhận công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP.

e) Đăng ký công nhận tiến bộ kỹ thuật.

f) Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn.

g) Chỉ định Tổ chức chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả, chè an toàn trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

h) Tiếp nhận công bố sản phẩm rau, quả chè an toàn (dựa trên kết quả đánh giá nội bộ).

i) Cấp chứng chỉ vườn ươm bầu giống cây công nghiệp lâu năm đủ tiêu chuẩn xuất vườn.

k) Tiếp nhận công bố hợp quy chất lượng phân bón của các tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công phân bón.

2. Lĩnh vực chăn nuôi:

a) Cấp chứng chỉ chất lượng giống cho cơ sở chăn nuôi lợn đực giống trên địa bàn của tỉnh, thành phố trừ các cơ sở do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

b) Cấp chứng chỉ chất lượng giống cho các cơ sở chăn nuôi bò đực giống do tỉnh, thành phố quản lý.

c) Cấp chứng chỉ chất lượng giống cho cơ sở chăn nuôi trâu đực giống.

d) Cấp chứng chỉ chất lượng giống cho các cơ sở chăn nuôi dê đực giống thuộc tỉnh quản lý.

Điều 2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông có trách nhiệm:

1. Quyết định thành lập bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; điều động bố trí cán bộ, công chức đúng chuyên môn, nghiệp vụ làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

2. Ban hành Quy chế quy định quy trình tiếp nhận, chuyển hồ sơ, xử lý, trình ký, trả lại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; trách nhiệm của các bộ phận liên quan trong việc thực hiện cơ chế một cửa; trách nhiệm của cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

3. Niêm yết công khai các quy định, thủ tục hành chính, giấy tờ, hồ sơ, mức thu phí, lệ phí và thời gian giải quyết các loại công việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

4. Tập huấn về nghiệp vụ và cách giao tiếp với tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết công việc đối với đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm việc ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

5. Thông tin, tuyên truyền để tổ chức, cá nhân biết về hoạt động của cơ chế một cửa tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

6. Chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ngay sau khi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án và thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TT.Tỉnh uỷ;
- TT.HĐND tỉnh;
- TT. UBND tỉnh;
- Như Điều 3 QĐ;
- Chánh, Phó VPUBND tỉnh (TH, NC);
- Cổng giao tiếp điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NC, NLN.

CHỦ TỊCH




Hoàng Thương Lượng

 

UBND TỈNH YÊN BÁI
SỞ NN VÀ PTNT
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số : 824/SNN-ĐA

Yên Bái, ngày 29 tháng 11 năm 2010

 

ĐỀ ÁN

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN YÊN BÁI.

Phần I:

CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I- CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa ph­ương;

Căn cứ Quyết định số 603/QĐ-UBND ngày 04/5/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc giao các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Đề án thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông;

Căn cứ Quyết định số 1557/QĐ-UBND ngày 13/10/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái quy định vị trí chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái;

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái xây dựng Đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa nh­ư sau:

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước ở địa phương về: Nông nghiệp; lâm nghiệp; thuỷ sản; thuỷ lợi và phát triển nông thôn; phòng chống lụt, bão; an toàn nông sản, lâm sản và thuỷ sản trong quá trình sản xuất đến khi đưa ra thị trường; về các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp phát triển nông thôn và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.

Về tổ chức bộ máy của đơn vị:

Ban Giám đốc Sở gồm có Giám đốc và 03 Phó Giám đốc.

Các phòng chức năng, gồm:

- Văn phòng;

- Phòng Tổ chức Cán bộ;

- Phòng Kế hoạch Tài chính;

- Phòng Trồng trọt;

- Phòng Chăn nuôi;

- Phòng Thanh tra.

Khối đơn vị trực thuộc: Có 16 đơn vị hành chính sự nghiệp trong đó có 8 chi cục quản lý nhà nước và 8 đơn vị hành chính sự nghiệp (3 ban quản lý, 5 trung tâm). Tổng số cán bộ, công nhân viên chức thuộc Sở: 842 người.

III. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa là thực hiện các thủ tục hành chính; giải quyết các công việc, công khai hoá các thủ tục, cải tiến các quy trình vận hành giải quyết các thủ tục cho hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết các nhu cầu công việc thực hiện nhanh gọn, không phải đi lại nhiều nơi.

Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm góp phần xây dựng bộ máy cơ quan hành chính nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Khắc phục tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà và những biểu hiện tiêu cực khác trong quá trình thực thi công vụ của những cán bộ, công chức thừa hành, góp phần xây dựng nền hành chính nhà nước từng bước được cải thiện theo hướng khoa học, hiện đại đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế Quốc tế trong giai đoạn hiện nay.

2. Yêu cầu:

Các thủ tục hành chính để tổ chức, công dân thực hiện yêu cầu đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện đảm bảo tính pháp lý và đúng các quy định của pháp luật; thủ tục hành chính phải đ­ược công khai hoá rộng rãi trên các ph­ương tiện thông tin đại chúng, trang Web của tỉnh Yên Bái và tại công sở nơi tiếp nhận hồ sơ.

Thời gian giải quyết các thủ tục phải đ­ược rút ngắn, các khoản thu phí và lệ phí thực hiện theo đúng quy định và phải công khai.

Tăng c­ường công tác thanh tra, kiểm tra các cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện tiếp nhận cũng nh­ư thẩm định hồ sơ giải quyết các thủ tục hành chính.

IV. Ý NGHĨA THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA

Thực hiện cơ chế một cửa là nâng cao hiệu quả đẩy nhanh tiến trình cải cách thủ tục hành chính phục vụ đời sống xã hội, có ý nghĩa tích cực trong công tác giáo dục xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước có phẩm chất đạo đức, có ý thức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm với công việc được giao.

Thực hiện cơ chế một cửa là góp phần vào việc cải tiến lề lối, phong cách làm việc của cán bộ, công chức, tinh gọn bộ máy, tăng cường hiệu quả hoạt động và hiệu lực quản lý của nhà n­ước.

Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa nhằm khắc phục các khuyết tật trong nền hành chính của n­ước ta hiện nay để xây dựng một nền hành chính phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước.

Phần II

NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH VẬN HÀNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

I. QUY TRÌNH VẬN HÀNH GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Căn cứ vào đặc điểm chuyên môn của ngành, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa trên các lĩnh vực như sau:

1. Lĩnh vực trồng trọt:

1.1. Thủ tục công nhận nguồn giống (Đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm).

- Trình tự thực hiện: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định thì viết giấy tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho phòng chức năng giải quyết, nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bổ sung, hoặc hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.

- Thành phần hồ sơ gồm:

+ Đơn đăng ký nguồn giống (theo mẫu quy định).

+ Lý lịch giống, biên bản kiểm tra, nghiệm thu đánh giá của hội đồng khoa học.

+ Các tài liệu liên quan khác: Sơ đồ vườn cây, báo cáo tóm tắt lịch sử nguồn giống; năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh, điều kiện ngoại cảnh bất thuận của nguồn giống; kết quả nghiên cứu hoặc hội thi trước đó (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: (2) hai bộ.

- Thời hạn giải quyết: (7) bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Mức lệ phí: 2.000.000 đồng.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp Lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004.

+ Quyết định 64/2008-QĐ-BNN ngày 23/05/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định về quản lý, sản xuất kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.

+ Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày 19/02/2008 về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giống cây trồng.

1.2. Thủ tục công nhận lại nguồn giống (Đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm).

- Trình tự thực hiện: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định thì viết giấy tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho phòng chức năng giải quyết, nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bổ sung, hoặc hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.

- Thành phần hồ sơ gồm:

+ Đơn đăng ký lại nguồn giống (theo mẫu quy định).

+ Lý lịch giống, biên bản kiểm tra, nghiệm thu đánh giá của hội đồng khoa học.

+ Các tài liệu liên quan khác: Sơ đồ vườn cây, báo cáo tóm tắt lịch sử nguồn giống; năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh, điều kiện ngoại cảnh bất thuận của nguồn giống; kết quả nghiên cứu hoặc hội thi trước đó (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: (2) hai bộ.

- Thời hạn giải quyết: (7) bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Mức lệ phí: 2.000.000 đồng.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp Lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004.

+ Quyết định 64/2008-QĐ-BNN ngày 23/05/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định về quản lý, sản xuất kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.

+ Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày 19/02/2008 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giống cây trồng.

1.3. Thủ tục chỉ định, chỉ định lại, mở rộng phạm vi chỉ định Tổ chức chứng nhận sản phẩm cây trồng an toàn, lĩnh vực giống cây trồng an toàn, lĩnh vực giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm (Áp dụng đối với Tổ chức đăng ký hoạt động trên địa bàn 1 tỉnh).

- Trình tự thực hiện: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định thì viết giấy tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho phòng chức năng giải quyết, nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bổ sung, hoặc hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.

- Thành phần hồ sơ gồm:

+ Đơn đăng ký được chỉ định là Tổ chức chứng nhận (theo mẫu quy định);

+ Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc có chức năng về chứng nhận chất lượng;

+ Bản kê khai các điều kiện của Tổ chức chứng nhận (theo mẫu quy định).

- Số lượng hồ sơ: (3) ba bộ.

- Thời hạn giải quyết: (15) mười năm ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Lệ phí: 100.000 đồng/lần.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp Lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004.

+ Quyết định 64/2008/QĐ-BNN ngày 23/05/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định về quản lý, sản xuất kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm.

+ Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày 19/02/2008 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giống cây trồng.

1.4. Thủ tục tiếp nhận công bố sản phẩm rau, quả chè an toàn (Trường hợp công bố dựa trên kết quả đánh giá của Tổ chức chứng nhận).

- Trình tự thực hiện: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định thì viết giấy tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho phòng chức năng giải quyết, nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bổ sung, hoặc hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Bản công bố rau, quả, chè an toàn theo mẫu;

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận VietGAP (hoặc Giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn GAP khác);

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận phù hợp với quy trình chế biến chè an toàn (trường hợp công bố sản phẩm chè chế biến an toàn) do tổ chức chứng nhận cấp;

+ Bản sao hợp lệ Phiếu kết quả kiểm nghiệm các mẫu điển hình.

- Số lượng hồ sơ: (3) ba bộ.

- Thời hạn giải quyết: (7) bảy ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn.

+ Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/07/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả và chè an toàn đến 2015.

1.5. Thủ tục tiếp nhận công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP.

- Trình tự thực hiện: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định thì viết giấy tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho phòng chức năng giải quyết, nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bổ sung, hoặc hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Bản công bố sản phẩm được sản xuất theo VietGAP (theo mẫu quy định)

+ Bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận VietGAP.

- Số lượng hồ sơ: (3) ba bộ.

- Thời hạn giải quyết: (7) bảy ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Lệ phí: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28/07/2008 của Bộ Nông ngiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn.

1.6. Thủ tục đăng ký công nhận tiến bộ kỹ thuật.

- Trình tự thực hiện: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định thì viết giấy tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho phòng chức năng giải quyết, nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bổ sung, hoặc hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.

- Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật

+ Báo cáo kết quả nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm của tổ chức, cá nhân có tiến bộ kỹ thuật đề nghị công nhận.

+ Ý kiến nhận xét bằng văn bản của các tổ chức, cá nhân áp dụng tiến bộ kỹ thuật (văn bản có dấu xác nhận của tổ chức, đối với cá nhân thì có dấu của chính quyền địa phương xác nhận).

+ Biên bản họp và đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật của Hội đồng Khoa học và Công nghệ quy định tại khoản 2 Điều 4 của Quyết định số 86/2008/QĐ-BNN ngày 11/8/2008 về ban hành Quy chế công nhận tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Số l­ượng hồ sơ: (2) hai bộ.

- Thời hạn giải quyết: (15) mười năm ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Lệ phí: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 86/2008/QĐ-BNN ngày 11/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Quy chế công nhận tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

1.7. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả, an toàn.

- Trình tự thực hiện: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định thì viết giấy tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho phòng chức năng giải quyết, nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bổ sung, hoặc hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn đăng ký (theo mẫu quy định).

+ Bản kê khai điều kiện sản xuất, sơ chế, chế biến rau, quả, chè an toàn.

+ Bản công bố sản phẩm rau, quả, chè an toàn.

- Số lượng hồ sơ: (3) ba bộ.

- Thời hạn giải quyết: (15) mười năm ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Lệ phí: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/07/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quyết định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả chè an toàn đến 2015.

+ Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn.

+ Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn.

1.8. Thủ tục chỉ định Tổ chức chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả, chè an toàn trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

- Trình tự thực hiện: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định thì viết giấy tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho phòng chức năng giải quyết, nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bổ sung, hoặc hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Giấy đăng ký chứng nhận VietGAP theo mẫu quy định.

+ Bản sao hợp pháp Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư.

+ Các tài liệu chứng minh hệ thống quản lý và năng lực hoạt động chứng nhận phù hợp với các quy định tại điều 13 của Quyết định 84/2008/QĐ-BNN ngày 28/7/2008.

+ Các kết quả hoạt động chứng nhận đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: (3) ba bộ.

- Thời hạn giải quyết: (15) mười năm ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Lệ phí: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28/07/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn.

1.9. Thủ tục tiếp nhận công bố sản phẩm rau, quả chè an toàn (Dựa trên kết quả đánh giá nội bộ).

- Trình tự thực hiện: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định thì viết giấy tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho phòng chức năng giải quyết, nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bổ sung, hoặc hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Bản công bố rau, quả, chè an toàn (theo mẫu quy định).

+ Kế hoạch, chỉ tiêu đánh giá và giám sát nội bộ.

+ Báo cáo tự đánh giá quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến.

+ Bản sao hợp lệ Quyết định chỉ định phòng Kiểm nghiệm của nhà sản xuất hoặc hợp đồng thuê.

+ Bản sao hợp lệ Quyết định chỉ định hoặc chứng chỉ đào tạo của người lấy mẫu.

+ Bản sao hợp lệ Chứng chỉ chuyên môn của nhân viên đánh giá, giám sát nội bộ.

+ Bản sao hợp lệ Phiếu kết quả kiểm nghiệm của các mẫu điển hình.

- Số lượng hồ sơ: (3) ba bộ.

- Thời hạn giải quyết: (7) bảy ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Lệ phí: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/07/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả và chè an toàn đến năm 2015.

+ Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, và chè an toàn.

1.10. Thủ tục cấp chứng chỉ vườn ươm bầu giống cây công nghiệp lâu năm đủ tiêu chuẩn xuất vườn.

- Trình tự thực hiện: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định thì viết giấy tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho phòng chức năng giải quyết, nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bổ sung, hoặc hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn đăng ký (theo mẫu quy định).

+ Bản sao công chứng giấy chứng nhận nguồn giống gốc đối với vườn lấy hom giống trong và ngoài tỉnh.

+ Biển bản kiểm tra lần 1, lần 2, lần 3 của tổ kiểm định kiểm nghiện giống cây trồng.

+ Biên bản nhận xét đánh giá của hội đồng khoa học cơ sở.

- Số lượng hồ sơ: (3) ba bộ.

- Thời hạn giải quyết: (7) bảy ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Lệ phí: 400.000 đồng/1000 cây.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp Lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004.

+ Quyết định số 41/2007/QĐ-BNN ngày 15/05/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành chứng nhận giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn.

+ Quyết định số 11/2008/QĐ-BTC ngày 19/02/2008 của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giống cây trồng.

1.11. Thủ tục tiếp nhận công bố hợp quy chất lượng phân bón của các tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công phân bón.

- Trình tự thực hiện: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định thì viết giấy tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho phòng chức năng giải quyết, nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bổ sung, hoặc hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Có bản sao hợp lệ giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư sản xuất, kinh doanh mặt hàng phân bón do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

+ Có biên bản kiểm tra (hoặc giấy chứng nhận) trang thiết bị máy móc, hệ thống xử lý chất thải và trang thiết bị khác phù hợp để sản xuất phân bón đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của đơn vị chuyên môn.

+ Có hợp đồng với cán bộ có trình độ đại học về lĩnh vực phân bón đơn vị sản xuất hoặc gia công.

+ Bản sao hợp lệ tiêu chuẩn chất lượng công bố.

+ Có các kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng đăng ký của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Cam kết của đơn vị

- Số lượng hồ sơ: (3) ba bộ.

- Thời hạn giải quyết: (10) mười ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Lệ phí: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính.

+ Nghị định số 113/NĐ-CP ngày 07/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón.

+ Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón.

2. Lĩnh vực chăn nuôi:

2.1. Thủ tục cấp chứng chỉ chất lượng giống cho cơ sở chăn nuôi lợn đực giống trên địa bàn của tỉnh, thành phố trừ các cơ sở do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý.

- Trình tự thực hiện: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định thì viết giấy tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho phòng chức năng giải quyết, nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bổ sung, hoặc hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ chất lượng cho cơ sở chăn nuôi lợn đực giống;

+ Bản kê khai cơ sở vật chất kỹ thuật;

+ Quy trình kỹ thuật sử dụng và khai thác lợn đực giống;

+ Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng lợn đực giống;

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật lợn đực giống;

+ Hồ sơ chứng từ thể hiện nguồn gốc giống sản xuất, kinh doanh;

+ Bằng chứng nhận chuyên môn.

- Số lượng hồ sơ: (1) một bộ.

- Thời hạn giải quyết: (15) mười năm ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Lệ phí: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp Lệnh giống vật nuôi ban hành ngày 05 tháng 4 năm 2004 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2004; Nghị định số 14/CP ngày 19/03/1996 của Chính phủ về quản lý giống vật nuôi.

+ Quyết định số 67/2005/QĐ-BNN ngày 31/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh.

+ Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN ngày 31/01/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định về quản lý và sử dụng lợn đực giống.

+ Quyết định số 66/2002/QĐ-BNN ngày 16/7/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành các chỉ tiêu KTKT đối với giống vật nuôi phải công bố tiêu chuẩn chất lượng.

2.2. Thủ tục cấp chứng chỉ chất lượng giống cho các cơ sở chăn nuôi bò đực giống do tỉnh, thành phố quản lý.

- Trình tự thực hiện: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định thì viết giấy tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho phòng chức năng giải quyết, nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bổ sung, hoặc hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ chất lượng cho cơ sở chăn nuôi bò đực giống;

+ Bản kê khai cơ sở vật chất kỹ thuật;

+ Quy trình kỹ thuật sử dụng và khai thác bò đực giống;

+ Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng bò đực giống;

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật bò đực giống;

+ Hồ sơ chứng từ thể hiện nguồn gốc giống sản xuất, kinh doanh;

+ Bằng chứng nhận chuyên môn.

- Số lượng hồ sơ: (1) một bộ.

- Thời hạn giải quyết: (15) mười năm ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Lệ phí: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Pháp Lệnh giống vật nuôi ban hành ngày 05 tháng 4 năm 2004 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2004.

+ Nghị định số 14/CP ngày 19/03/1996 của Chính phủ về Quản lý giống vật nuôi.

+ Quyết định số 67/2005/QĐ-BNN ngày 31/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh.

+ Quyết định Số 66/2005/QĐ-BNN ngày 31/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về quản lý và sử dụng bò đực giống.

2.3. Thủ tục cấp chứng chỉ chất lượng giống cho cơ sở chăn nuôi trâu đực giống.

- Trình tự thực hiện: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định thì viết giấy tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho phòng chức năng giải quyết, nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bổ sung, hoặc hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ chất lượng cho cơ sở chăn nuôi trâu đực giống;

+ Bản kê khai cơ sở vật chất kỹ thuật;

+ Quy trình kỹ thuật sử dụng và khai thác trâu đực giống;

+ Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng trâu đực giống;

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật trâu đực giống;

+ Hồ sơ chứng từ thể hiện nguồn gốc giống sản xuất, kinh doanh;

+ Bằng chứng nhận chuyên môn.

- Số lượng hồ sơ : (1) một bộ.

- Thời hạn giải quyết: (15) mười năm ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Lệ phí: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số 14/CP ngày 19/03/1996 của Chính phủ về Quản lý giống vật nuôi.

+ Pháp Lệnh giống vật nuôi ban hành ngày 05/4/2004 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2004.

+ Quyết định số 67/2005/QĐ-BNN ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh.

+ Quyết định số: 13/2007/QĐ-BNN ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về quản lý và sử dụng trâu đực giống.

2.4. Thủ tục cấp chứng chỉ chất lượng giống cho các cơ sở chăn nuôi dê đực giống thuộc tỉnh quản lý.

- Trình tự thực hiện: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đã đầy đủ theo quy định thì viết giấy tiếp nhận và chuyển hồ sơ cho phòng chức năng giải quyết, nếu hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bổ sung, hoặc hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ chất lượng cho cơ sở chăn nuôi dê đực giống;

+ Bản kê khai cơ sở vật chất kỹ thuật;

+ Quy trình kỹ thuật sử dụng và khai thác dê đực giống;

+ Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng dê đực giống;

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật dê đực giống;

+ Hồ sơ chứng từ thể hiện nguồn gốc giống sản xuất, kinh doanh;

+ Bằng chứng nhận chuyên môn.

- Số lượng hồ sơ: (1) một bộ.

- Thời hạn giải quyết: (15) mười năm ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Lệ phí: Không.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

+ Nghị định số: 14/CP ngày 19/03/1996 của Chính phủ về Quản lý giống vật nuôi.

+ Quyết định số: 67/2005/QĐ-BNN ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh.

+ Quyết định số: 108/2007/QĐ-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định về quản lý và sử dụng dê đực giống.

II. QUY TRÌNH TIẾP NHẬN XỬ LÝ

1. Tiếp nhận hồ sơ:

- Khi tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, công dân, cán bộ, công chức của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm kiểm tra các loại giấy tờ cần thiết của từng hồ sơ, h­ướng dẫn cho tổ chức, công dân kê khai, bổ sung (nếu thiếu).

- Sau khi kiểm tra, nếu hồ sơ đã đúng nội dung và đủ số lượng các loại giấy tờ theo quy đinh thì cán bộ, công chức viết phiếu nhận hồ sơ.

- Bộ phận tiếp nhận và trả lời kết quả chuyển hồ sơ đã nhận đến các phòng chuyên môn ngay trong ngày; cuối ngày báo cáo kết quả số lượng nhận và giao hồ sơ trong ngày cho Chánh Văn phòng Sở.

2. Việc giải quyết hồ sơ của các phòng chuyên môn:

- Trưởng các phòng chuyên môn chịu trách nhiệm giải quyết khi nhận hồ sơ của tổ chức, công dân do bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển đến.

- Trong trường hợp giải quyết hồ sơ của tổ chức, công dân liên quan đến nhiều phòng thì phòng chuyên môn nào chịu trách nhiệm chính phải trực tiếp liên hệ với các phòng khác để giải quyết và hoàn thành các thủ tục cần thiết. Các phòng chuyên môn được tham gia ý kiến có trách nhiệm với nội dung có liên quan trong hồ sơ và thời gian xem xét không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đ­ược hồ sơ.

- Nếu quá thời hạn trên mà các phòng có liên quan không có ý kiến thì phòng chuyên môn đó phải chịu trách nhiệm về những vấn đề có liên quan đến nội dung công việc của phòng.

3. Thẩm quyền ký và giải quyết công việc:

- Đối với những loại công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở, phòng chuyên môn nghiên cứu, xử lý, báo cáo Giám đốc Sở xem xét, quyết định giải quyết, sau đó chuyển lại Văn phòng Sở đóng dấu vào sổ lưu công văn và chuyển cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Đối với những loại công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở, theo các văn bản quy định của nhà n­ước, Giám đốc Sở uỷ quyền cho các Trưởng phòng chuyên môn; phòng chuyên môn nghiên cứu, xử lý, giải quyết, đồng thời báo cáo Giám đốc Sở xem xét trước khi chuyển cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Đối với những loại công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp trên, Sở có trách nhiệm thẩm định báo cáo; phòng chuyên môn thực hiện việc thẩm định, lập tờ trình, báo cáo Giám đốc Sở xem xét và ký tờ trình, đồng thời có trách nhiệm chuyển tờ trình, hồ sơ đến cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết theo đúng quy định, nhận kết quả giải quyết từ cấp có thẩm quyền, báo cáo Giám đốc Sở. Sau 2 hoặc 3 ngày khi có kết quả của cấp có thẩm quyền, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thông báo cho tổ chức, công dân biết.

5. Giao trả hồ sơ:

- Sau khi nhận hồ sơ đã giải quyết của cấp có thẩm quyền, Giám đốc Sở giao Trưởng phòng chuyên môn, cán bộ, công chức của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trực tiếp đến bộ phận văn thư­ thuộc Văn phòng Sở đóng dấu, vào sổ lưu công văn.

- Trả hồ sơ đã giải quyết cho tổ chức, công dân theo phiếu hẹn, thu phí, lệ phí theo quy định và vào sổ theo dõi.

- Tr­ường hợp không thể giải quyết hồ sơ theo đúng thời gian quy định như­ đã hẹn thì công chức của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm giải thích cho tổ chức, công dân biết lý do và hẹn thời gian trả kết quả.

III. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA

1. Nguyên tắc giao tiếp của Bộ phận một cửa:

- Văn minh, lịch sự, nhã nhặn, thân thiện;

- Tiếp nhận, chỉ dẫn, tận tình, cụ thể, rõ ràng;

- Không giải thích, trả lời những vấn đề liên quan đến lĩnh vực thụ lý, xử lý công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của chuyên môn.

2. Nguyên tắc trực tiếp nhận hồ sơ:

- Nơi tiếp nhận hồ sơ phải có người trực thường xuyên trong giờ hành chính (Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần) để tiếp nhận hồ sơ đối với tổ chức, cá nhân. Trường hợp vắng mặt thời gian lâu, cần báo cáo Lãnh đạo có thẩm quyền cử cán bộ khác trực thay, nếu vì lý do đột xuất phải có thông báo thời gian có mặt tiếp tục làm việc để khách chủ động thời gian;

- Tiếp nhận, ra phiếu hẹn và trả kết quả đúng thời gian quy định đối với từng loại công việc đã niêm yết (Có ghi sổ nhật ký hồ sơ đầy đủ);

- Trường hợp nhận hồ sơ vào ngày cuối tuần (Thứ sáu hàng tuần) thì phiếu hẹn được tính bằng thời gian quy định cộng thêm (2) hai ngày làm việc;

- Tr­ường hợp ch­ưa đủ hồ sơ thủ tục thì h­ướng dẫn cụ thể, rõ ràng và thực hiện nguyên tắc “hướng dẫn đầy đủ một lần”, có xác nhận đã hướng dẫn.

3. Nguyên tắc chuyển giao hồ sơ xử lý:

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thực hiện chuyển giao hồ sơ cho Tr­ưởng các phòng chuyên môn sau khi có ý kiến của Giám đốc Sở theo đúng thời gian quy định; trường hợp Trưởng phòng đi vắng thì giao cho Phó Trưởng phòng. Chỉ khi Lãnh đạo phòng đều vắng mặt mới chuyển giao cho công chức thừa hành để thụ lý giải quyết. Công chức thừa hành khi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm báo cáo lại cho Lãnh đạo phòng ngay sau khi Trưởng phòng có mặt.

Phần III

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:

Quyết định thành lập Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Quyết định bố trí cán bộ, công chức về làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bố trí (3) ba cán bộ về làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, trong đó:

- Một cán bộ thuộc biên chế của Văn phòng Sở đã có thời gian công tác lâu năm trong ngành, có kinh nghiệm tiếp nhận hồ sơ giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông về các lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Hai cán bộ thuộc biên chế của các Phòng Trồng trọt, Phòng Chăn nuôi thuộc sở tiếp nhận hồ sơ giải quyết các thủ tục hành chính thực hiện các quyền của người sử dụng, thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo phân cấp.

2. Trách nhiệm của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:

a) Tiếp nhận hồ sơ, h­ướng dẫn và giải quyết những yêu cầu của tổ chức và công dân về những công việc thuộc thẩm quyền tham m­ưu, giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trả kết quả theo đúng hẹn tại nơi làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

b) H­ướng dẫn, tổ chức công dân đến các cơ quan có trách nhiệm để đ­ược giải quyết đối với những yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, công dân không thuộc thẩm quyền của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Tiếp nhận và trả kết quả đ­ược thực hiện theo trình tự.

- H­ướng dẫn lập hồ sơ (đối với những hồ sơ còn thiếu hoặc lập ch­ưa đúng theo quy định);

- Tiếp nhận hồ sơ, vào sổ theo dõi, viết phiếu nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả;

- Chuyển hồ sơ đến Giám đốc Sở hoặc ng­ười đ­ược Giám đốc Sở uỷ quyền xử lý.

- Chuyển hồ sơ tới các phòng chuyên môn thuộc Sở để nghiên cứu, tham mưu giải quyết sau khi có ý kiến của Giám đốc Sở hoặc người được Giám đốc uỷ quyền, ghi phiếu chuyển hồ sơ.

- Nhận kết quả đ­ược giải quyết từ Giám đốc Sở, người được uỷ quyền hoặc các phòng chuyên môn, trả kết quả đã giải quyết cho các tổ chức, cá nhân thu phí và lệ phí theo đúng quy định của pháp luật (nếu có).

- Hàng tuần phải báo cáo Giám đốc Sở về kết quả tiếp nhận và giải quyết công việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Nội dung báo cáo phải làm rõ hồ sơ đã nhận, hồ sơ đã chuyển, hồ sơ trả về (trong quá trình thẩm định của phòng chuyên môn còn có những vấn đề cần phải bổ sung hoặc làm rõ) và đ­ược phân loại theo lĩnh vực công tác thuộc ngành quản lý.

3. Trách nhiệm của Chánh Văn phòng Sở:

- Giao nhiệm vụ cho mỗi công chức của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về kết quả công tác của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Theo dõi, nắm tình hình tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, công dân; bàn giao hồ sơ cho các phòng chuyên môn; tiếp nhận hồ sơ đã giải quyết từ các phòng chuyên môn và giao kết quả đã xử lý cho tổ chức, công dân theo hẹn của cán bộ, công chức thuộc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Quản lý thời gian làm việc của công chức thuộc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Xác nhận kết quả công tác đối với công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh những sai sót trong quá trình làm việc của cán bộ, công chức khi giao tiếp với tổ chức, công dân.

- Định kỳ tháng, quý, năm báo cáo Giám đốc Sở về tình hình thực hiện công tác của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Đề xuất chỉnh sửa, bổ sung quy định hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ đ­ược giao.

4. Trách nhiệm của các phòng chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp:

- Nhận hồ sơ từ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa vào 16h00 hàng ngày. Nghiên cứu hồ sơ, bố trí cán bộ có đủ năng lực chuyên môn thẩm định, tham m­ưu giải quyết, đảm bảo chất l­ượng tham m­ưu chính xác, đúng luật, đúng hẹn.

- Phối hợp chặt chẽ với các phòng, các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở và các đơn vị có liên quan để tham m­ưu giải quyết những nội dung công việc được giao thuộc thẩm quyền. Những v­ướng mắc về hồ sơ phải thẩm định tại thực địa, hoặc phải tổ chức hội đồng thẩm định để tham m­ưu giải quyết đối với những tr­ường hợp phải thành lập hội đồng theo quy định của pháp luật, phải có phiếu chuyển cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để thông báo cho tổ chức, công dân biết và bố trí lịch thực hiện.

- Bàn giao hồ sơ đã giải quyết cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của sở để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân đúng hẹn.

5. Trách nhiệm của toàn thể cán bộ, công chức Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn:

Toàn thể cán bộ, công chức thuộc sở có trách nhiệm tham gia thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế một cửa theo vai trò, vị trí công tác, theo chức trách nhiệm vụ chuyên môn của mình, sự phân công của phòng và Lãnh đạo Sở giao.

6 . Trang bị cơ sở vật chất cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:

Để bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, điều kiện cần thiết tối thiểu phải có diện tích 40m2 và các trang thiết bị khác bao gồm:

- Bảng niêm yết công khai thủ tục hành chính với các nội dung sau:

+ Ngày nhận, trả hồ sơ trong tuần.

+ Các loại giấy tờ cần thiết, cấp xác nhận của từng loại giấy tờ.

+ Bản h­ướng dẫn các văn bản pháp luật liên quan đến việc giải quyết các vấn đề cụ thể thuộc chức năng, thẩm quyền của cơ quan.

+ Các mức thu phí, lệ phí theo quy định của nhà nước

+ Thời gian thẩm định và giải quyết từng loại hồ sơ.

- Bàn ghế công chức tiếp nhận hồ sơ, bàn ghế tiếp khách, máy tính, máy phô tô, sổ sách ghi chép nhật ký tiếp nhận, chuyển giao và trả kết quả, tủ đựng hồ sơ.

7. Thời gian khai tr­ương Bộ phận một cửa:

Dự định đi vào hoạt động từ tháng 01 năm 2011.

8. Triển khai thực hiện:

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Đề án đ­ược phê duyệt, tổ chức quán triệt cho toàn thể cán bộ, công chức thuộc Sở và thông báo rộng rãi việc thực hiện cơ chế một cửa của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên phạm vi toàn tỉnh./.

 

 

GIÁM ĐỐC




Phạm Văn Lái

 





Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004 Ban hành: 24/03/2004 | Cập nhật: 12/04/2007