Quyết định 1722/QĐ-UBND năm 2018 về phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Số hiệu: | 1722/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hưng Yên | Người ký: | Bùi Thế Cử |
Ngày ban hành: | 30/07/2018 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1722/QĐ-UBND |
Hưng Yên, ngày 30 tháng 7 năm 2018 |
BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Khoáng sản năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 540/TTr-STNMT ngày 13/7/2018 về việc ban hành phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Hưng Yên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1722/QĐ-UBND ngày 30/7/2018 của UBND tỉnh Hưng Yên)
Nhằm đảm bảo quản lý, bảo vệ có hiệu quả tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; ngăn chặn, xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, bảo vệ môi trường, sinh thái, đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản; cụ thể hóa công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; thực hiện quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 Luật Khoáng sản năm 2010, Điều 13 Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ, quy định về phương pháp thu, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; Điều 17, Điều 18 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh, như sau:
I - Tiềm năng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Hưng Yên là tỉnh có khoáng sản hạn chế về chủng loại, khoáng sản chủ yếu là nguồn cát trên sông Hồng, sông Luộc với trữ lượng khoảng 83.469.460 m3 đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng của tỉnh. Đất sét sản xuất gạch ngói nung phân bố trên diện rộng của tỉnh trữ lượng khoảng 138.265.500 m3. Nước khoáng thiên nhiên tại trị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm đang được khai thác sử dụng. Nước nóng tại Tống Trân, huyện Phù Cừ đang được điều tra đánh giá. Than nâu thuộc bể than đồng bằng sông Hồng có trữ lượng lớn (khoảng trên 30 tỷ tấn), đang được điều tra đánh giá tiềm năng trữ lượng. Tiềm năng khoáng sản tỉnh Hưng Yên được điều tra đánh giá và đưa vào Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản để chế biến làm vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Hưng Yên đến năm 2020.
1- Về ban hành văn bản và công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản.
Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hưng Yên đã có những chủ trương, chính sách và các biện pháp cụ thể chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương tăng cường công tác quản lý về khoáng sản đặc biệt là cát lòng sông. UBND tỉnh Hưng Yên đã có nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khoáng sản, giao các Sở, ngành chức năng liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi trái phép trên địa bàn tỉnh.
Hàng năm, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức công tác tập huấn và phối hợp với cơ quan báo, đài của tỉnh tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về Luật Khoáng sản cho cán bộ cấp huyện, cấp xã và các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Chỉ đạo các cơ quan Báo, Đài của tỉnh thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản.
Tổng hợp, công khai số điện thoại đường dây nóng của lãnh đạo các phòng chuyên môn Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh; lãnh đạo UBND, Trưởng Công an các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường để nhân dân kịp thời phản ánh.
2 - Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản
Đến thời điểm 01/7/2018, tình hình cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hưng Yên như sau:
2.1 - Cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản:
- UBND tỉnh đã cấp 23 Giấy phép (11 Giấy phép thăm dò cát và 12 Giấy phép thăm dò đất sét sản xuất gạch ngói); trong đó khu vực khoáng sản đang còn hiệu lực thăm dò: 01 (khu vực, đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch tuynel tại xã Tống Trân, huyện Phù Cừ); cấp phép thăm dò, đã phê duyệt trữ lượng đang làm thủ tục cấp phép khai thác, gồm 04 khu vực (Phụ lục 3)
- Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp 01 Giấy phép (Than nâu).
2.2 - Cấp Giấy phép khai thác khoáng sản:
- UBND tỉnh đã cấp 19 Giấy phép (12 Giấy phép khai thác cát và 07 Giấy phép khai thác đất sét sản xuất gạch ngói); trong đó đang còn hiệu lực, gồm 18 khu vực (Phụ lục 2).
- Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp 01 Giấy phép (Nước khoáng LaVie).
2.3 - Các nguồn khoáng sản đã phát hiện: Nước nóng tại Tống Trân, huyện Phù Cừ, đang được điều tra, đánh giá.
3 - Công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh
UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu văn bản chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh, gắn trách nhiệm cho người đứng đầu các sở, ngành và địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
UBND tỉnh giao Công an tỉnh chỉ đạo các phòng chức năng thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát tàu thuyền khai thác cát trên sông, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương của Hà Nam, Thái Bình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi khai thác cát trái phép tại các địa bàn giáp ranh, kết quả: Từ năm 2014 đến nay Công an các đơn vị, địa phương đã xử phạt trên 2.300 trường hợp vi phạm các quy định trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, phạt tiền trên 4,1 tỷ đồng và bắt giữ 64 trường hợp khai thác cát trái phép, xử phạt trên 1,5 tỷ đồng; kiểm tra, xử phạt trên 30 bến bãi vi phạm các quy định về giao thông đường thủy nội địa, phạt tiền trên 110 triệu đồng;
Riêng năm 2017 đến nay Công an các đơn vị địa phương đã phát hiện bắt giữ 26 trường hợp khai thác cát trái phép, xử phạt tiền 924.000.000 đồng, tịch thu 11 đầu máy nổ, 6 sên hút và hàng chục mét ống cao su; bàn giao Công an tỉnh Hà Nam 2 trường hợp để xử lý theo quy định; đang xác minh, đề xuất xử lý 2 trường hợp. Sở Tài nguyên và Môi trường đã kiểm tra tất cả 10 doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát, xử phạt 02 doanh nghiệp số tiền 200 triệu, tước quyền sử dụng giấy phép 02 tháng và 01 doanh nghiệp khai thác đất số tiền 47,5 triệu, tước quyền sử dụng giấy phép 04 tháng.
4- Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân
4.1- Tồn tại, hạn chế
Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn diễn ra ở một vài nơi trên địa bàn tỉnh nhất là đối với khoáng sản đất làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói, san lấp, cát làm vật liệu xây dựng. Trong khi chính quyền địa phương chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương chưa đồng bộ; công tác thanh, kiểm tra xử lý những hành vi vi phạm pháp luật chưa nghiêm.
4.2. Nguyên nhân
- Nhận thức pháp luật về khoáng sản của các tổ chức, cá nhân, kể cả cán bộ quản lý và một bộ phận người dân chưa được cao, chưa ý thức được trách nhiệm trong công tác bảo vệ, sử dụng khoáng sản.
- Các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực khoáng sản còn nhiều bất cập, thường xuyên điều chỉnh, bổ sung gây khó khăn cho tổ chức thực hiện. Nhiệm vụ quản lý khoáng sản (cát sông) có ở nhiều ngành, cơ chế chính sách chưa rõ ràng.
- Lực lượng cán bộ quản lý về khoáng sản trên địa bàn tỉnh còn rất thiếu so với yêu cầu, nhiệm vụ. Lực lượng cán bộ tại cấp huyện và cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cả về số lượng và chuyên môn, do kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực (đất đai, môi trường và khoáng sản).
- Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi (chủ yếu thực hiện vào giờ cao điểm, vào ban đêm, ở những khu vực giáp ranh giữa các địa phương).
- Phương tiện thiết bị phục vụ việc kiểm tra, thanh tra, giám sát còn thiếu. Các đối tượng khai thác cát thường xuyên di động trên sông không theo thời gian và địa điểm nhất định, các đối tượng thường lợi dụng thời điểm đêm tối để hoạt động, nhằm cố tình né tránh sự kiểm soát của đoàn kiểm tra nên cũng gây nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, ngăn chặn xử lý tình trạng này.
- Chế tài truy cứu trách nhiệm hình sự trong khai thác khoáng sản trái phép còn gặp khó khăn.
- Công tác bảo vệ khoáng sản ở cấp huyện, cấp xã đôi lúc có nơi còn buông lỏng, không kịp thời, xử lý kéo dài tạo thành điểm nóng phức tạp.
- Sự vào cuộc của chính quyền cơ sở một số nơi chưa quyết liệt đối với việc kiểm tra, xử lý các hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng không phép; phát hiện nhưng chưa ngăn chặn, xử lý hoặc xử lý chưa triệt để.
III - Trách nhiệm của các sở, ngành, UBND các cấp trong công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác
1- Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền, văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản; tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản sau khi được phê duyệt, ban hành.
- Công khai quy hoạch khoáng sản, các khu vực hoạt động khoáng sản, cấm hoạt động khoáng sản; thông tin chi tiết về các loại khoáng sản, trữ lượng, chất lượng của từng khu vực khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan truyền thông trong việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản.
- Chủ trì việc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản, môi trường của các doanh nghiệp được UBND tỉnh cấp phép hoạt động khoáng sản. Phối hợp với Sở Công thương, Công an tỉnh, các ngành liên quan và chính quyền địa phương trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các trường hợp mua, bán, vận chuyển và sử dụng khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp; quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn hoạt động khoáng sản trái phép.
2- Công an tỉnh
- Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan tăng cường đấu tranh và thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công ngăn chặn các loại tội phạm liên quan đến việc khai thác khoáng sản trái phép, vận chuyển khoáng sản không rõ nguồn gốc, khai thác khoáng sản không đúng nội dung giấy phép. Xử lý các trường hợp, phương tiện vận chuyển khoáng sản quá khổ, quá tải, gây hư hỏng hạ tầng giao thông và gây ô nhiễm môi trường.
- Chỉ đạo công an các huyện, thành phố kiểm tra địa bàn có hoạt động khoáng sản, nhất là những nơi thường xảy ra hiện tượng khai thác, mua bán, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép, bảo đảm an ninh, trật tự, xử lý nghiêm hoặc kiến nghị xử lý đối với các trường hợp vi phạm. Điều tra xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân theo quy định của Bộ Luật Hình sự liên quan đến hoạt động khoáng sản.
3- Sở Xây dựng
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các ngành liên quan và chính quyền địa phương trong công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động khai thác cát xây dựng, đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói trên địa bàn tỉnh và xử lý nghiêm những vi phạm về sử dụng nguyên vật liệu trong lĩnh vực xây dựng.
4 - Sở Giao thông Vận tải
Thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác nằm trong hành lang giao thông; phối hợp với Công an tỉnh có biện pháp quản lý các phương tiện khai thác, vận chuyển khoáng sản quá tải trên địa bàn tỉnh.
5 - Sở Công Thương
Thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác nằm trong hành lang lưới điện cao áp; các công trình đường ống xăng dầu và các công trình thuộc lĩnh vực quản lý; chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, xử lý kịp thời việc tàng trữ, vận chuyển, mua bán khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
6 - Sở Thông tin và Truyền thông
Thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại khu vực thuộc hành lang bảo vệ các công trình thông tin liên lạc, viễn thông; thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản.
7 - Sở Tài chính
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh điều tiết khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cơ sở nơi có khoáng sản được khai thác; phân bổ kinh phí cho công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong dự toán ngân sách hàng năm.
- Quản lý chặt chẽ các hồ sơ quyết toán các công trình có sử dụng cát xây dựng và san lấp, xác định nguồn gốc các loại khoáng sản.
8 - Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện thẩm định hồ sơ, thẩm tra năng lực của tổ chức, cá nhân xin cấp phép đầu tư các dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo nội dung tại quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với tổ chức, cá nhân.
9. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Thực hiện bảo vệ khoáng sản chưa khai thác tại các khu vực thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
10 - Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh
Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác thuộc đất quốc phòng và các khu vực thuộc quy hoạch đất quốc phòng.
11- Cục thuế tỉnh
Có biện pháp quản lý chặt chẽ hóa đơn thuế đối với việc mua bán cát xây dựng, san lấp; ngăn chặn tình trạng mua bán hóa đơn, hợp thức hóa chứng từ đối với cát xây dựng, san lấp, đất làm gạch ngói. Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành thực hiện nghĩa vụ kê khai nộp thuế và quản lý sử dụng hóa đơn của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra việc thanh quyết toán thuế liên quan đến mua bán cát xây dựng, san lấp, đất làm gạch ngói. Truy thu các nghĩa vụ tài chính đối với sản lượng khoáng sản khai thác trái phép; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật Thuế.
12 - Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chỉ đạo UBND cấp xã và các phòng ban chức năng của huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; giám sát việc hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân theo đúng nội dung giấy phép được cấp và các quy định của pháp luật.
- Thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn quản lý, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý ngay từ đầu các hành vi thăm dò, khai thác, mua bán, vận chuyển khoáng sản trái phép. Những trường hợp vi phạm phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; Trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo kịp thời và đề xuất với UBND tỉnh biện pháp xử lý theo quy định;
- Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản đối với UBND cấp xã. Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm đối với Chủ tịch UBND cấp xã và tổ chức, cá nhân có trách nhiệm không hoàn thành nhiệm vụ được giao, để xảy ra hoạt động khoáng sản trái phép kéo dài.
- UBND cấp huyện nếu để hoạt động khoáng sản trái phép kéo dài trên địa bàn quản lý; gây bức xúc trong dư luận, tác động xấu đến cảnh quan môi trường, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống của người dân địa phương phải nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm đối với cán bộ, người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Trường hợp phát hiện cán bộ, công chức bao che, tiếp tay cho hoạt động khoáng sản trái phép; thỏa thuận, cho phép các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản trái pháp luật phải xử lý, kỷ luật.
- Trừ điểm thi đua đối với các tổ chức, cá nhân là người đứng đầu ở các địa phương để xảy ra hoạt động khoáng sản trái phép. Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không xử lý hoặc để diễn ra kéo dài theo quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ.
13. Ủy ban nhân dân cấp xã
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản, các quy định của tỉnh đến từng thôn, tổ dân phố và yêu cầu các hộ gia đình, cá nhân thực hiện cam kết không tham gia khai thác, mua, bán, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép. Vận động nhân dân cùng tham gia giám sát, kịp thời phản ánh những hành vi vi phạm trong việc quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn.
- Phát hiện và thực hiện các giải pháp ngăn chặn kịp thời hoạt động khoáng sản trái phép; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để chỉ đạo xử lý kịp thời hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không có các biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời hoặc để tái diễn.
14- Báo Hưng Yên, Đài truyền hình tỉnh Hưng Yên
- Thường xuyên thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về tài nguyên khoáng sản; phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác;
- Đăng tải thông tin về công tác quản lý nhà nước đối với tài nguyên, khoáng sản; hoạt động khai thác khoáng sản trái phép và chịu trách nhiệm về thông tin đã đăng tải theo quy định của pháp luật.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; kịp thời tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp tình hình thực tế./.
CÁC KHU VỰC ĐƯỢC QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1722/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2018 của UBND tỉnh Hưng Yên)
A. Quy hoạch khai thác, trữ lượng các mỏ đất sét
TT |
Tên mỏ |
Tọa độ VN 2000- 105°30’ múi chiếu 3° |
Diện tích mỏ (m2) |
Dày (m) |
Trữ lượng dự báo (m3) |
|
X |
Y |
|||||
I |
Huyện Văn Lâm |
|
|
331.000 |
|
1.324.000 |
1 |
Việt Hưng |
2.319.620 ÷ 2.320.208 |
561.202 ÷ 561.828 |
128.000 |
4 |
512.000 |
2 |
Lương Tài |
2.319.620 ÷ 2.320.208 |
562.901 ÷ 563.523 |
203.000 |
4 |
812.000 |
II |
Huyện Văn Giang |
|
|
0 |
|
0 |
III |
Huyện Khoái Châu |
|
|
1.192.200 |
|
4.768.800 |
1 |
Đông Kết- Liên Khê |
2.300.491 ÷ 2.302.651 |
545.682 ÷ 547.201 |
799.200 |
4 |
3.196.800 |
2 |
Đại Tập |
2.299.354 ÷ 2.299.612 |
544.686 ÷ 545.054 |
53.000 |
4 |
212.000 |
3 |
Ninh Tập |
2.299.235 ÷ 2.299.423 |
545.014 ÷ 545.775 |
100.000 |
4 |
400.000 |
4 |
Chi Lăng |
2.299.022 ÷ 2.299.238 |
546.186 ÷ 546.694 |
70.000 |
4 |
280.000 |
5 |
Chí Tân |
2.298.887 ÷ 2.298.998 |
547.661 ÷ 547.975 |
20.000 |
4 |
80.000 |
6 |
Vân Trì* (xã Việt Hòa) |
2.303.066 ÷ 2.303.276 |
551.926 ÷ 552.055 |
50.000 |
4 |
200.000 |
7 |
Lôi Cầu* (xã Việt Hòa) |
2.300.236 ÷ 2.300.236 |
553.215 ÷ 553.732 |
100.000 |
4 |
400.000 |
IV |
Huyện Kim Động |
|
|
1.470.000 |
|
5.880.000 |
1 |
Vân Nghệ (xã Đức Hợp) |
2.289.831 ÷ 2.290.778 |
549.416 ÷ 550.307 |
80.000 |
4 |
320.000 |
2 |
Bãi Chim* (xã Đức Hợp) |
2.289.773 ÷ 2.290.151 |
549.463 ÷ 549.905 |
122.000 |
4 |
488.000 |
3 |
Văn Nghệ 2* (Mai Động) |
2.292.328 ÷ 2.293.087 |
548.149 ÷ 548.648 |
150.000 |
4 |
600.000 |
4 |
Ngọc Đồng 1 |
2.290.736 ÷ 2.291.438 |
553.109 ÷ 553.927 |
387.000 |
4 |
1.548.000 |
5 |
Ngọc Đồng 2* |
2.290.986 ÷ 2.291.213 |
554.701 ÷ 555.099 |
50.000 |
4 |
200.000 |
6 |
Phú Mỹ* (xã Đức Hợp) |
2.291.097 ÷ 2.291.484 |
550.328 ÷ 550.717 |
70.000 |
4 |
280.000 |
7 |
Tả Hà* (xã Hùng An) |
2.290.743 ÷ 2.291.259 |
551.877 ÷ 552.363 |
338.000 |
4 |
1.352.000 |
8 |
Ngọc Đồng 3* |
2.291.033 ÷ 2.291.473 |
553.791 ÷ 554.669 |
273.000 |
4 |
1.092.000 |
V |
Huyện Ân Thi |
|
|
250.000 |
|
1.000.000 |
1 |
Tiên Kiều* (xã Bãi Sậy) |
2.306.861 ÷ 2.307.401 |
565.946 ÷ 566.373 |
150.000 |
4 |
600.000 |
2 |
Vệ Dương* (xã Tân Phúc) |
2.304.705 ÷ 2.305.149 |
564.664 ÷ 565.135 |
100.000 |
4 |
400.000 |
VI |
Huyện Mỹ Hào |
|
|
614.700 |
|
2.458.800 |
1 |
Cẩm Xá |
2.318.770 ÷ 2.319.118 |
561.985 ÷ 562.402 |
138.700 |
4 |
554.800 |
2 |
Dương Quang (thôn Mụa) |
2.318.169 ÷ 2.318.598 |
564.514 ÷ 565.201 |
257.000 |
4 |
1.028.000 |
3 |
Phan Đình Phùng |
2.319.672 ÷ 2.320.115 |
561.147 ÷ 561.614 |
89.000 |
4 |
356.000 |
4 |
Ngọc Trì |
2.318.988 ÷ 2.319.297 |
559.823 - 560.776 |
130.000 |
4 |
520.000 |
VII |
Huyện Yên Mỹ |
|
|
193.000 |
|
772.000 |
1 |
Kênh Cầu (xã Đồng Than) |
2.313.161 ÷ 2.313.796 |
552.498 ÷ 553.018 |
193.000 |
4 |
772.000 |
VIII |
Tp Hưng Yên |
|
|
810.000 |
|
3.240.000 |
1 |
Lam Sơn* |
2.285.425 ÷ 2.286.674 |
556.141 ÷ 556.493 |
250.000 |
4 |
1.000.000 |
2 |
Lê Lợi (xã Tân Hưng) |
2.280.881 ÷ 2.282.484 |
561.899 ÷ 563.709 |
330.000 |
4 |
1.320.000 |
3 |
Hoàng Hanh* |
2.279.337 ÷ 2.279.649 |
559.309 ÷ 560.326 |
230.000 |
4 |
920.000 |
IX |
Huyện Tiên Lữ |
|
|
471.500 |
|
1.886.000 |
1 |
Thiện Phiến (Nam Sơn) |
2.283.979 ÷ 2.284.420 |
564.376 ÷ 565.111 |
136.000 |
4 |
544.000 |
2 |
Triều Dương (xã Hải Triều) |
2.284.601 ÷ 2.284.928 |
565.257 ÷ 565.553 |
50.500 |
4 |
202.000 |
3 |
Thụy Lôi (Th.Thụy Dương) |
2.284.616 ÷ 2.285.080 |
568.480 ÷ 569.439 |
285.000 |
4 |
1.140.000 |
X |
Huyện Phù Cừ |
|
|
296.300 |
|
1.185.200 |
1 |
Hạ Đồng* (Nguyên Hòa) |
2.287.367 ÷ 2.287.639 |
578.422 ÷ 578.885 |
40.000 |
4 |
160.000 |
2 |
Tống Trân |
2.283.933 ÷ 2.284.652 |
573.649 ÷ 574.396 |
256.300 |
4 |
1.025.200 |
32 |
Cộng |
5.628.700 |
|
22.514.800 |
B. Quy hoạch khai thác và trữ lượng cát bãi bồi
TT |
Ký hiệu |
Tọa độ VN 2000- 105°30’ múi chiếu 3° |
Địa danh |
Diện tích (m2) |
Trữ lượng dự báo (m3) |
|
X |
Y |
|||||
I |
|
|
|
H. Văn Giang |
0 |
0 |
II |
|
|
|
H. Khoái Châu |
421.500 |
1.960.570 |
1 |
BB2 |
2.303.413÷ 2.305.164 |
542.685÷ 543.258 |
Năm Mẫu- Tứ Dân |
211.600 |
1.058.000 |
2 |
BB3 |
2.299.108÷ 2.300.153 |
542.685÷ 543.258 |
Đông Ninh, Đại Tập |
209.900 |
902.570 |
III |
|
|
|
H. Kim Động |
1.632.000 |
9.792.000 |
1 |
BB5 |
2.291.536÷ 2.291.745 |
548.259÷ 550.367 |
Bãi Vân Nghệ |
1.632.000 |
9.792.000 |
IV |
|
|
|
Tp. Hưng Yên |
8.049.400 |
23.287.600 |
1 |
BB9 |
2.280.889÷ 2.282.702 |
555.897÷ 557.717 |
xã Quảng Châu (1) |
1.481.000 |
4.146.800 |
2 |
BB10 |
2.279.606÷ 2.281.619 |
557.069÷ 559.361 |
xã Quảng Châu (2) |
2.895.000 |
8.106.000 |
3 |
BB11 |
2.279.417÷ 2.281.104 |
559.301÷ 561.938 |
xã Hoàng Hanh |
2.372.000 |
6.404.400 |
4 |
BB12 |
2.280.95÷ 2.281.655 |
563.671÷ 565.328 |
Bãi Nổi Tân Hưng |
519.200 |
2.440.240 |
5 |
BB13 |
2.280.875÷ 2.282.109 |
561.905÷ 564.964 |
Bãi bồi xã Tân Hưng |
782.200 |
2.190.160 |
V |
|
|
|
H. Tiên Lữ |
84.400 |
236.320 |
1 |
BB14 |
2.287.364÷ 2.288.357 |
578.422÷ 579.874 |
xã Thiện Phiến |
84.400 |
236.320 |
VI |
|
|
|
H. Phù Cừ |
1.155.900 |
3.299.120 |
1 |
BB15 |
2.284.104÷ 2.284.688 |
564.511÷ 565.228 |
xã Nguyên Hòa (1) |
550.900 |
1.542.520 |
2 |
BB16 |
2.286.689÷ 2.287.637 |
577.072÷ 578.243 |
xã Nguyên Hòa (2) |
313.000 |
939.000 |
3 |
BB24 |
2.285.188÷ 2.285.745 |
574.775÷ 576.230 |
xã Tống Trân (1) |
132.000 |
369.600 |
4 |
BB25 |
2.283.698÷ 2.284.221 |
572.430÷ 573.618 |
xã Tống Trân (2) |
160.000 |
448.000 |
13 |
Cộng |
11.343.200 |
38.575.610 |
C. Quy hoạch khai thác, trữ lượng cát lòng sông
TT |
Ký hiệu |
Tọa độ VN 2000- 105°30’ múi chiếu 3° |
Địa danh |
Quy mô (m) |
Trữ lượng dự báo (m3) |
|||
X |
Y |
Rộng |
Sâu |
Dài |
||||
I |
|
|
|
Văn Giang |
|
|
1.100 |
302.500 |
1 |
LS2 |
2.311.379÷ 2.312.347 |
540.943÷ 541.440 |
Sâm Hồng |
250 |
-8 |
1.100 |
302.500 |
II |
|
|
|
Khoái Châu |
|
|
5.925 |
2.085.000 |
1 |
LS5 |
2.303.432÷ 2.305.234 |
542.599÷ 543.222 |
Năm Mẫu |
65 |
-8 |
2.000 |
410.000 |
2 |
LS7 |
2.300.095÷ 2.301.309 |
543.211÷ 544.001 |
Nội Doanh |
170 |
-8 |
1.300 |
780.000 |
3 |
LS8 |
2.299.408÷ 2.300.130 |
543.866÷ 544.658 |
Tử Lý |
170 |
-8 |
1.025 |
615.000 |
4 |
LS9 |
2.298.978÷ 2.299.528 |
544.655÷ 546.166 |
Ninh Tập |
80 |
-8 |
1.600 |
280.000 |
III |
|
|
|
Kim Động |
|
|
3.400 |
1.876.000 |
1 |
LS11 |
2.291.635÷ 2.293.432 |
548.511÷ 549.690 |
Vân Nghệ |
400 |
-8 |
1.800 |
1.620.000 |
2 |
LS12 |
2.290.255÷ 2.291.645 |
549.483÷ 550.533 |
Bãi Chim |
100 |
-8 |
1.600 |
256.000 |
IV |
|
|
|
Tp. H. Yên |
|
|
6.200 |
1.129.000 |
1 |
LS13 |
2.281.567÷ 2.283.052 |
555.378÷ 556.309 |
Hồng Châu |
110 |
-8 |
1.700 |
280.500 |
2 |
LS14 |
2.279.236÷ 2.280.190 |
557.635÷ 559.250 |
Quảng Châu* |
55 |
-8 |
1.900 |
275.500 |
3 |
LS15 |
2.279.170÷ 2.279.613 |
559.316÷ 560.699 |
Hoàng Hanh* |
55 |
-8 |
1.500 |
210.000 |
4 |
LS16 |
2.280.718÷ 2.280.867 |
562.800÷ 563.801 |
Tân Hưng * |
150 |
-8 |
1.100 |
363.000 |
11 |
Cộng |
|
|
16.625 |
5.392.500 |
CÁC KHU VỰC ĐÃ ĐƯỢC CẤP PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1722/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2018 của UBND tỉnh Hưng Yên)
TT |
Loại khoáng sản- tên mỏ |
Tên DN |
Số Quyết định hoặc giấy phép |
Ngày cấp giấy phép |
Thời hạn giấy phép (năm) |
Diện tích (ha) |
Trữ lượng KT (m3) |
Đất sét sản xuất gạch ngói |
|
|
|
|
|
||
1 |
Mỏ đất sét xã Đức Hợp, Kim Động |
Cty Vân Đức |
1820/GP-UBND |
24/8/2016 |
5 |
5,87 |
275.890 |
2 |
Mỏ đất sét xã Lương Tài, Văn Lâm |
Cty Đại Phát Lợi |
1463/GP-UBND |
10/8/2012 |
6,1 |
3 |
90.000 |
3 |
Mỏ đất sét xã Đức Hợp, Kim Động |
Cty Thành Phát HY |
1509/GP-UBND |
17/8/2012 |
7,5 |
5,539 |
166.176 |
4 |
Mỏ đất sét xã Ngọc Thanh, Kim Động |
Cty Cầu Đuống |
2400/GP-UBND |
08/12/2015 |
5 |
2,4 |
96.000 |
5 |
Mỏ đất sét xã Ngọc Thanh, Kim Động |
Cty Minh Hải |
2401/GP-UBND |
08/12/2015 |
5 |
2,0 |
80.000 |
6 |
Mỏ đất sét xã Đông Kết, Khoái Châu |
Cty Đại Nam |
1098/GP-UBND |
02/7/2013 |
5 |
2,46 |
63.017 |
7 |
Mỏ đất sét xã Cẩm Xá, Mỹ Hào |
Cty cổ phần gạch Cẩm Xá |
451/GP-UBND |
01/2/2018 |
10 |
2,8 |
77.145 |
Cát sông |
|
|
|
|
|
|
|
7 |
Mỏ cát xã Tân Hưng, TP Hưng Yên |
Cty CP ĐT&XD Hà Thành-UDIC |
1251/GP- UBND |
19/7/2013 |
5 |
50 |
2.300.000 |
8 |
Mỏ cát Tứ Dân- Tân Châu |
Cty CP ĐT Phố Hiến |
1140/QĐ-UBND |
09/7/2013 |
5 |
34,1 |
400.000 |
9 |
Mỏ cát xã Đại Tập, Khoái Châu, HY |
Công ty TNHH XD&SX VLXD Sông Hồng |
1568/QĐ-UBND |
12/8/2013 |
5 |
15 |
500.000 |
10 |
Mỏ cát xã Tân Hưng, TP Hưng Yên |
Cty CP ĐT Việt Linh HN |
1763/GP-UBND |
13/9/2013 |
5 |
9,23 |
450.000 |
11 |
Mỏ cát xã Đức Hợp, Kim Động |
Cty cổ phần Vân Đức |
1793/GP-UBND |
19/9/2013 |
5 |
50 |
680.000 |
12 |
Mỏ Cát xã Mai Động, huyện Kim Động |
Cty TNHH TM Phúc Lộc Thịnh |
1960/GP-UBND |
18/10/2013 |
5 |
10 |
240.000 |
13 |
Mỏ cát xã Thắng Lợi, Văn Giang |
Cty CP ĐT KT Khoáng sản Hưng Yên |
2769/GP-UBND |
31/12/2013 |
5 |
13,5 |
485.000 |
14 |
Mỏ cát xã Mai Động, Kim Động |
DN Xây dựng Xuân Trường |
174/GP-UBND |
24/01/2014 |
3 |
27,8 |
1.350.000 |
15 |
Mỏ cát xã Mai Động, Kim Động |
Cty CP Hưng Phú INVEST |
2391/GP-UBND |
08/12/2015 |
5 |
11,5 |
225.000 |
16 |
Mỏ cát xã Mai Động, Kim Động |
Cty CP ĐT XD Sơn Nam |
2398/GP-UBND |
08/12/2015 |
5 |
11 |
425.000 |
17 |
Mỏ cát xã Tân Hưng, TP Hưng Yên |
Cty CP ĐT Công nghệ Phúc An |
1823/GP-UBND |
27/6/2017 |
2 |
9,35 |
454.318 |
18 |
Mỏ cát xã Mai Động, huyện Kim Động |
Cty TNHH TM&DV Việt Phúc Đức |
3347/GP-UBND |
29/12/2017 |
2 |
7,5 |
225.000 |
CÁC KHU VỰC ĐÃ ĐƯỢC UBND TỈNH PHÊ DUYỆT TRỮ LƯỢNG KHOÁNG SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1722/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2018 của UBND tỉnh Hưng Yên)
TT |
Loại khoáng sản-tên mỏ |
Tên Doanh nghiệp |
Số Quyết định |
Ngày phê duyệt |
Trữ lượng (m3) |
1 |
Mỏ cát xã Tân Hưng, TP Hưng Yên |
Cty TNHH ĐT Quang Trung |
1993/QĐ-UBND |
09/11/2012 |
459879 |
2 |
Mỏ cát xã Đông Ninh, Khoái Châu |
Cty TNHH Thương mại Quảng Bình |
29/QĐ-UBND |
13/1/2014 |
557360 |
3 |
Mỏ đất sét xã Cẩm Xá, Mỹ Hào |
Cty CP gạch Cẩm Xá |
2771/QĐ-UBND |
23/10/2017 |
77.145 |
4 |
Mỏ cát phường Hồng Châu, TP Hưng Yên |
Cty TNHH Hà Tùng Lâm |
2602/QĐ-UBND |
27/9/2017 |
408.915 |
Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2021 về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí Ban hành: 18/01/2021 | Cập nhật: 19/01/2021
Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2020 về tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt Ban hành: 16/01/2020 | Cập nhật: 18/01/2020
Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2019 thực hiện Nghị quyết 582/NQ-UBTVQH14 về nhiệm vụ giải pháp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài Ban hành: 30/01/2019 | Cập nhật: 31/01/2019
Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2018 về tăng cường công tác giải quyết việc nuôi con nuôi trong tình hình mới Ban hành: 19/01/2018 | Cập nhật: 20/01/2018
Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2017 về đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội Ban hành: 25/01/2017 | Cập nhật: 06/02/2017
Quyết định 2427/QĐ-TTg năm 2016 về xuất cấp hóa chất sát trùng dự trữ quốc gia cho tỉnh Đắk Lắk do Thủ tướng Chính phủ điện Ban hành: 13/12/2016 | Cập nhật: 15/12/2016
Nghị định 158/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật khoáng sản Ban hành: 29/11/2016 | Cập nhật: 01/12/2016
Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2016 về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016-2020 Ban hành: 03/02/2016 | Cập nhật: 05/02/2016
Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2015 tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản Ban hành: 30/03/2015 | Cập nhật: 01/04/2015
Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2014 tăng cường chỉ đạo và thực hiện biện pháp kiểm soát, bảo tồn loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm Ban hành: 20/02/2014 | Cập nhật: 21/02/2014
Nghị định 203/2013/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản Ban hành: 28/11/2013 | Cập nhật: 02/12/2013
Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2013 tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc hại Ban hành: 05/03/2013 | Cập nhật: 08/03/2013
Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2012 về đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước Ban hành: 17/01/2012 | Cập nhật: 30/01/2012
Quyết định 2427/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Ban hành: 22/12/2011 | Cập nhật: 23/12/2011