Quyết định 164/2006/QĐ-UBND phê duyệt Đề cương Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 - 2010 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 164/2006/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh | Người ký: | Nguyễn Hữu Tín |
Ngày ban hành: | 10/11/2006 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | 15/11/2006 | Số công báo: | Số 42 |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 164/2006/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 11 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố giai đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 03/2006/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về Kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội thành phố năm 2006;
Xét đề nghị của Sở Công nghiệp tại Công văn số 1339/SCN-KHĐT ngày 26 tháng 10 năm 2006 về Chương trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 - 2010
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. nay phê duyệt đề cương chương trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 - 2010.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các Sở ngành, quận - huyện và các đơn vị có liên quan để triển khai các chương trình cụ thể nhằm thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp của thành phố.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các Sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 164/2006/QĐ-UBNDngày 10 tháng 11 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Trong giai đoạn vừa qua, công nghiệp trên địa bàn thành phố phát triển tương đối nhanh. Năng lực sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố phát triển đa dạng. Nhiều loại hàng hóa tiêu dùng thông thường, trước đây do hàng ngoại nhập chiếm lĩnh, nay các doanh nghiệp thành phố gần như chiếm ưu thế. Nhiều sản phẩm công nghiệp của thành phố chiếm tỷ trọng cao so với cả nước. Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu tăng cao… Tuy nhiên, qua quá trình phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn vẫn thể hiện một số tồn tại chưa được giải quyết, ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng công nghiệp nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung, cụ thể:
- Chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn là những ngành thâm dụng lao động, thu hút nhiều lao động nhập cư, áp lực tăng dân số ngày càng cao, gây ra sức ép nặng nề trong quản lý đô thị.
- Đa số doanh nghiệp công nghiệp có trình độ công nghệ trung bình và dưới trung bình (trung bình 32%, 43% dưới trung bình, chỉ có 25% hiện đại).
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thành phố còn yếu: năng suất lao động, trình độ quản lý, trình độ khoa học công nghệ, giá trị gia tăng, năng lực tiếp thị còn rất hạn chế.
- Ngành cơ khí chế tạo chưa làm được vai trò chủ đạo trong đổi mới thiết bị, do vậy hầu hết thiết bị mới đều phải nhập khẩu.
- Công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển nên phần lớn nguyên phụ liệu của nhiều ngành sản xuất vẫn phải nhập khẩu. Hậu quả là thời gian thực hiện đơn hàng kéo dài, chi phí cao, giá trị gia tăng tạo ra thấp…
Với những lý do trên, công nghiệp trên địa bàn tuy có tăng trưởng về mặt số lượng, nhưng chưa có sự cải thiện đáng kể về chất lượng, thiếu tính bền vững và ổn định.
1. Công nghiệp trên địa bàn phải chuyển dịch theo hướng tăng nhanh các ngành công nghệ kỹ thuật, có hàm lượng tri thức và giá trị tăng thêm cao, chú trọng đầu tư theo chiều sâu; đồng thời phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh và công nghiệp hỗ trợ. Tăng giá trị xuất khẩu, tăng năng suất lao động và tăng giá trị gia tăng, nâng cao trình độ quản lý, trình độ khoa học công nghệ là biện pháp cơ bản và lâu dài để phát triển công nghiệp bền vững.
2. Xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển có hiệu quả.
II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006 - 2010:
1. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân: 13%/năm.
2. Ưu tiên chuyển dịch cơ cấu kinh tế 4 ngành công nghiệp sau:
- Công nghiệp cơ khí: ưu tiên đầu tư phát triển các sản phẩm cơ khí chính xác, sản xuất và nội địa hóa lắp ráp ô tô, thiết bị gia dụng, các sản phẩm phục vụ xây dựng: máy móc phục vụ công nghiệp chế biến, nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2010 công nghiệp cơ khí đạt 20% giá trị sản xuất công nghiệp thành phố (năm 2005 tỷ lệ này là 15%).
- Điện tử - công nghệ thông tin: ưu tiên đầu tư phát triển các linh kiện, phụ tùng, các sản phẩm điện tử gia dụng và công nghiệp, điện tử - viễn thông, máy tính, các phần mềm xuất khẩu, các dịch vụ điện tử - tin học, dịch vụ trực tuyến và đa truyền thông. Phấn đấu đến năm 2010, ngành điện tử - viễn thông đạt 7% giá trị sản xuất công nghiệp thành phố (năm 2005 tỷ lệ này là 3,2%).
- Hóa chất: ưu tiên đầu tư phát triển các sản phẩm hóa dược, thảo dược, thuốc y tế, các sản phẩm hóa chất kỹ thuật cao, các sản phẩm nhựa cao su (săm, lốp, bao bì, vật liệu xây dựng, sản phẩm gia dụng, nhựa kỹ thuật). Phấn đấu đến năm 2010 ngành hóa chất đạt 20% giá trị sản xuất công nghiệp thành phố (năm 2005 tỷ lệ này là 18,2%).
- Chế biến tinh lương thực, thực phẩm: Phấn đấu đến năm 2010 ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống duy trì ở mức 17% giá trị sản xuất công nghiệp thành phố (năm 2005 tỷ lệ này là 17%).
3. Cùng với việc ưu tiên phát triển 4 ngành công nghiệp trên, thành phố chú trọng hỗ trợ một số ngành công nghiệp có tỷ trọng lớn, có thị trường xuất khẩu sau:
- Ngành công nghiệp dệt may - da giày: tập trung phát triển khâu thiết kế - tạo mẫu, xây dựng thương hiệu.
- Ngành sản xuất đồ gỗ, thủ công - mỹ nghệ: tập trung phát triển các sản phẩm gỗ xuất khẩu chế biến từ gỗ nhân tạo, gỗ rừng, chế biến các sản phẩm gỗ tinh chế có giá trị cao và đồ thủ công mỹ nghệ…
4. Năng suất lao động (tính theo giá trị gia tăng/lao động/năm): phấn đấu đạt năng suất 40 triệu đồng/lao động/năm vào năm 2010 (giá cố định năm 1994), tăng 17% so với năm 2005.
III. CÁC BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
1. Giải pháp về quy hoạch:
1.1. Triển khai quy hoạch và chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng:
- Xây dựng quy hoạch chi tiết 04 ngành: cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, hóa chất, chế biến tinh lương thực - thực phẩm.
- Triển khai quy hoạch chi tiết về hạ tầng cho các ngành cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, hóa chất, chế biến tinh lương thực, thực phẩm, dệt may, da giày, chế biến gỗ và các ngành khác.
- Hoàn chỉnh hạ tầng Khu công nghệ cao và Công viên phần mềm Quang Trung thành mũi đột phá góp phần chuyển dịch cơ cấu công nghiệp thành phố.
- Xây dựng các cụm công nghiệp chuyên ngành.
- Hoàn chỉnh hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn để đảm bảo sẵn sàng về hạ tầng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp.
1.2. Hợp tác các tỉnh:
- Phối hợp với các tỉnh phát triển nguồn nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến trên địa bàn.
- Tham gia chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long có tính đến an ninh - quốc phòng.
2. Giải pháp về đầu tư:
2.1. Chương trình cung cấp thông tin:
Xây dựng chương trình cung cấp thông tin cho doanh nghiệp công nghiệp, cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp. Các thông tin bao gồm:
- Thực trạng công nghiệp trên địa bàn;
- Hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các ngành công nghiệp;
- Tình hình đầu tư và hiệu quả đầu tư của từng ngành công nghiệp;
- Tình hình lao động, nơi cung cấp, đào tạo lao động;
- Thông tin về nguồn nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất;
- Các điều kiện, tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu,…
2.2. Chương trình xúc tiến đầu tư:
- Xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước trong lĩnh vực công nghiệp.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ đầu tư, hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố.
- Tổ chức và phối hợp tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị trong và ngoài nước về xúc tiến đầu tư.
- Xây dựng danh mục dự án thuộc các ngành được khuyến khích kêu gọi đầu tư; cung cấp các chính sách ưu đãi đầu tư.
- Tiến hành xây dựng bản đồ kỹ thuật số giúp nhà đầu tư thuận lợi trong việc xác định vị trí.
2.3. Chương trình hỗ trợ đầu tư:
Các doanh nghiệp thực hiện đầu tư theo đúng định hướng của chương trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp được thành phố xem xét hỗ trợ về đầu tư thông qua chương trình kích cầu của thành phố.
3. Hỗ trợ trong quản lý:
3.1. Đào tạo nguồn nhân lực:
Lao động là nhân tố quyết định ảnh hưởng đến việc chuyển dịch thành công cơ cấu công nghiệp. Để có nguồn lao động chất lượng cao, thành phố sẽ thực hiện các biện pháp sau:
3.1.1. Quy hoạch mạng lưới các trường dạy nghề, đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ phát triển các ngành nghề mới phù hợp với định hướng phát triển như công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí,… Phối hợp với các Hội doanh nghiệp để thành lập các trường chuyên sâu hoặc mở rộng ngành nghề, nâng cao chất lượng đào tạo, dạy nghề của các trường, trung tâm thuộc thành phố quản lý.
3.1.2. Phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm dạy nghề, trường trung học công nghiệp để tổ chức các khóa đào tạo mới và đào tạo nâng cao trình độ và tay nghề của cán bộ quản lý, kỹ sư, công nhân kỹ thuật. Trên cơ sở đó xây dựng cơ chế liên kết giữa các trường đào tạo và các hội doanh nghiệp.
3.1.3. Xây dựng và triển khai Chương trình phát triển nguồn nhân lực cho các ngành cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, hóa chất, chế biến tinh lương thực - thực phẩm, dệt may, da giày, chế biến gỗ,…
3.1.4. Phấn đấu đến năm 2010, thành phố cử ít nhất 40 nhà quản lý, khoa học, giảng viên liên quan đến các ngành cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, hóa chất, chế biến tinh lương thực, thực phẩm, dệt may, da giày đi đào tạo tại các nước có trình độ công nghiệp phát triển (theo chương trình đào tạo 300 thạc sĩ, tiến sĩ của Thành ủy giai đoạn 2006 - 2010).
3.2. Hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế:
3.2.1. Nâng cao kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế cho các doanh nghiệp.
3.2.2. Bước đầu hỗ trợ một số doanh nghiệp có sản phẩm công nghiệp chủ lực xây dựng xong lộ trình gia nhập WTO. Trên cơ sở đó, tiến hành phổ biến kinh nghiệm xây dựng lộ trình hội nhập kinh tế cho các ngành cơ khí, điện tử, nhựa - cao su, thực phẩm, gỗ, dệt may, da giày.
3.2.3. Thông qua Hội doanh nghiệp xây dựng chương trình hội nhập kinh tế quốc tế cho các Hội.
3.2.4. Nghiên cứu các hàng rào kỹ thuật tại các nước phát triển để phổ biến cho doanh nghiệp và để kiến nghị với Trung ương các hàng rào kỹ thuật thích ứng nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.
3.3. Hỗ trợ phát triển sản xuất công nghiệp gắn với đổi mới công nghệ và hoạt động quản lý Nhà nước:
Mục tiêu: phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, viện, trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh.
3.3.1. Xây dựng doanh nghiệp có sản phẩm công nghiệp chủ lực trở thành doanh nghiệp chủ lực.
3.3.2. Đánh giá được thực trạng công nghệ của các ngành công nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp thấy được sự cần thiết phải đổi mới công nghệ.
3.3.3. Tiếp tục triển khai chương trình thiết kế, chế tạo thiết bị có trình độ công nghệ tiên tiến với chi phí thấp so với nhập khẩu: thành phố hỗ trợ đầu tư và chuyển giao các loại máy móc thiết bị theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp.
3.3.4. Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
3.4. Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp từng bước làm chủ ba khâu của quá trình sản xuất (Thiết kế - sản xuất - phân phối sản phẩm):
Mục tiêu: giúp doanh nghiệp nâng cao tỷ trọng giá trị gia tăng được tạo ra từ ba khâu thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm. Nội dung của chương trình bao gồm:
3.4.1. Thiết kế sản phẩm:
- Xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức về vai trò và sự cần thiết của hoạt động thiết kế đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
- Xây dựng các trung tâm thiết kế sản phẩm cho các ngành cơ khí, điện tử, nhựa - cao su, gỗ, dệt may, da giày từ ngân sách thành phố. Cơ quan chủ trì thực hiện:
+ Trung tâm thiết kế chế tạo thiết bị mới (NEPTECH): thiết kế sản phẩm cơ khí.
+ Trung tâm đào tạo và thiết kế vi mạch (CADENCE): thiết kế vi mạch.
+ Nâng cấp Trung tâm kỹ thuật chất dẻo và cao su: thiết kế sản phẩm nhựa - cao su.
+ Trường Trung học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh: hỗ trợ mở thêm ngành đào tạo công nhân cho ngành chế biến gỗ (có thiết kế sản phẩm gỗ).
+ Hội doanh nghiệp Dệt may thêu đan thành phố: Trung tâm thiết kế sản phẩm dệt may.
+ Hội doanh nghiệp Da giày thành phố: Trung tâm thiết kế sản phẩm da giày.
3.4.2. Quản lý sản xuất:
- Đầu tư chiều sâu và mở rộng Trung tâm tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh để đáp ứng yêu cầu hỗ trợ doanh nghiệp.
- Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chương trình xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng (ISO, SA8000, HACCP, GMP,…).
- Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo hộ đối tượng sở hữu trí tuệ: hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ.
- Tư vấn hệ thống thông tin điện tử, phần mềm quản lý doanh nghiệp, tư vấn đổi mới công nghệ…
- Xây dựng các biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng tại doanh nghiệp.
3.4.3. Phân phối sản phẩm:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp công nghiệp xuất khẩu.
- Xây dựng thông tin thị trường cho các ngành công nghiệp.
- Xây dựng thị trường giao dịch điện tử cho các ngành cơ khí, điện tử, nhựa - cao su, thực phẩm, gỗ, dệt may, da giày.
- Giới thiệu doanh nghiệp tham gia chương trình hỗ trợ xuất khẩu của thành phố thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại của Chính phủ, của thành phố (tham quan, khảo sát thị trường, hội chợ, triển lãm).
- Nghiên cứu xây dựng chương trình nâng cao năng lực tiếp thị của các doanh nghiệp thuộc các ngành cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, hóa chất, dệt may, da giày, chế biến gỗ.
4. Tổ chức thực hiện:
Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo “Chương trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 - 2010”.
Ban Chỉ đạo Chương trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp có nhiệm vụ:
- Xây dựng đề án thực hiện Chương trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 - 2010 để trình Ủy ban nhân dân thành phố thông qua trong tháng 12 năm 2006.
- Theo dõi, đôn đốc việc tổ chức, triển khai thực hiện đề án, chương trình liên quan đến Chương trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của thành phố đã được Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố thông qua và chỉ đạo thực hiện.
- Định kỳ hàng tháng báo cáo cho Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố về nội dung tiến độ thực hiện các công tác liên quan đến Chương trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của thành phố./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 03/2006/QĐ-UBND thống nhất sử dụng bộ mã các ký tự chữ Việt theo tiêu chuẩn TCVN 6909:2001 trong trao đổi thông tin điện tử giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh Điện Biên Ban hành: 15/05/2006 | Cập nhật: 20/08/2013
Quyết định 03/2006/QĐ-UBND phân cấp thẩm quyền phê duyệt dự án xin vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm Ban hành: 14/03/2006 | Cập nhật: 23/07/2013
Quyết định 03/2006/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo tỉnh Hà Nam Ban hành: 06/04/2006 | Cập nhật: 21/08/2013
Quyết định 03/2006/QĐ-UBND Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Quảng Bình Ban hành: 09/02/2006 | Cập nhật: 24/07/2013
Quyết định 03/2006/QĐ-UBND về Chương trình hành động đẩy mạnh phát triển Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 Ban hành: 13/01/2006 | Cập nhật: 13/07/2015
Quyết định 03/2006/QĐ-UBND sửa đổi Quy định một số định mức tiền lương, phụ cấp và kinh phí hỗ trợ áp dụng đối với Dự án đa dạng hóa thu nhập nông thôn tỉnh Tuyên Quang kèm theo Quyết định 99/2003/QĐ-UB Ban hành: 24/02/2006 | Cập nhật: 30/07/2013
Quyết định 03/2006/QĐ-UBND về kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2006 do tỉnh Bình Dương ban hành Ban hành: 04/01/2006 | Cập nhật: 29/07/2013
Quyết định 03/2006/QĐ-UBND bổ sung một số quy định về chính sách bồi thường di dân, tái định cư Dự án thủy điện Sơn La trên địa bàn tỉnh Lai Châu Ban hành: 20/01/2006 | Cập nhật: 30/03/2015
Quyết định 03/2006/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam Ban hành: 12/01/2006 | Cập nhật: 20/07/2013
Quyết định 03/2006/QĐ-UBND về Bảng đơn giá xây dựng mới nhà ở và công trình, vật kiến trúc trên địa bàn tỉnh Cà Mau Ban hành: 19/01/2006 | Cập nhật: 13/12/2012
Quyết định 03/2006/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tỉnh Hậu Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Ban hành: 11/01/2006 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 03/2006/QĐ-UBND phê duyệt Đề án "Xây dựng, nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý Trường Đại học An Giang giai đoạn 2006-2010" do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Ban hành: 19/01/2006 | Cập nhật: 29/09/2009
Quyết định 03/2006/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý và Khai thác Yến sào Bình Định Ban hành: 03/01/2006 | Cập nhật: 02/04/2015
Quyết định 03/2006/QĐ-UBND hủy bỏ quyết định 2613/2004/QĐ-UB do tỉnh Long An ban hành Ban hành: 22/02/2006 | Cập nhật: 05/08/2013
Quyết định 03/2006/QĐ-UBND quy định mức thu cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Ban hành: 11/01/2006 | Cập nhật: 09/07/2010
Quyết định 03/2006/QĐ-UBND về tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn, thay thế và xếp phụ cấp kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Ban hành: 18/01/2006 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 03/2006/QĐ-UBND về kế hoạch chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội thành phố năm 2006 Ban hành: 10/01/2006 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 03/2006/QĐ-UBND qui định giá trị ngày công lao động và mức chi trả trợ cấp cho cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ trong thời gian làm nhiệm vụ và luân phiên thường trực tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Ban hành: 26/01/2006 | Cập nhật: 15/04/2015
Quyết định 03/2006/QĐ-UBND chia tách thôn thuộc xã Cư An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai Ban hành: 18/01/2006 | Cập nhật: 17/09/2013
Quyết định 03/2006/QĐ-UBND đặt lại số hiệu đường tỉnh Bắc Giang Ban hành: 10/01/2006 | Cập nhật: 25/02/2014
Quyết định 03/2006/QĐ-UBND thành lập Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Trà Vinh Ban hành: 17/01/2006 | Cập nhật: 19/12/2014
Quyết định 03/2006/QĐ-UBND về Quy chế tạm thời sử dụng Phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc trên Mạng thông tin Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai Ban hành: 24/01/2006 | Cập nhật: 13/12/2012
Quyết định 03/2006/QĐ-UBND về chế độ khen thưởng đối với học sinh, sinh viên giỏi và giáo viên dạy giỏi Ban hành: 09/01/2006 | Cập nhật: 21/07/2014
Quyết định 03/2006/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum Ban hành: 13/01/2006 | Cập nhật: 15/12/2012
Quyết định 03/2006/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2006 đến năm 2010, có xét đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Ban hành: 05/01/2006 | Cập nhật: 07/07/2010
Quyết định 03/2006/QĐ-UBND ban hành Quy chế tuyển dụng, tập sự, điều động, miễn nhiệm, cho thôi việc đối với cán bộ, công chức phường, xã thuộc thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Ban hành: 13/01/2006 | Cập nhật: 20/05/2006