Quyết định 162/2003/QĐ-UB quy định vấn đề về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm (%) các khoản thu phân chia và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương trong thời kỳ ổn định ngân sách 2004-2006
Số hiệu: 162/2003/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Huỳnh Năm
Ngày ban hành: 15/12/2003 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 162/2003/QĐ-UB

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 12 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI, TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) CÁC KHOẢN THU PHÂN CHIA VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TRONG THỜI KỲ ỔN ĐỊNH NGÂN SÁCH 2004-2006

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) đã được Quốc hội Khóa XI thông qua ngày 16/12/2002 và Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

- Căn cứ Quyết định số 191/2003/QĐ-BTC ngày 17/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước 2004;

- Căn cứ Nghị quyết số 34/2003/HĐND ngày 23/7/2003 và Nghị quyết số 38/2003/NQ-HĐND ngày 12/12/2003 của HĐND thành phố về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, thời kỳ ổn định ngân sách, tỷ lệ phần trăm (%) các khoản thu phân chia và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương;

- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và Chánh Văn phòng HĐND và UBND thành phố.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số vấn đề về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm (%) các khoản thu phân chia và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương trong thời kỳ ổn định ngân sách 2004 - 2006

Điều 2. Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch và định mức phân bổ thời kỳ ổn định ngân sách giao cho:

- Giám đốc các Sở, Ban, Ngành tiến hành phân bổ và giao cho các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện.

- Chủ tịch UBND các cấp tiến hành phân bổ và trình HĐND cùng cấp quyết định và tổ chức thực hiện.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2004.

Điều 4: Chánh Văn phòng HĐND và UBND thành phố, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4
- VP Chính phủ (để b/c)

- Bộ Tài chính (để b/c)
- TV Thành ủy, TT HĐND tp

- CT và các PCT UBND tp
- Lưu: VT, KTTH (3 bản), TH

TM ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CHỦ TỊCH




Huỳnh Năm

 

QUY ĐỊNH

PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI, TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) CÁC KHOẢN THU PHÂN CHIA VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG TRONG THỜI KỲ ỔN ĐỊNH NGÂN SÁCH 2004-2006
(Ban hành kèm theo Quyết định số 162/2003/QĐ-UB ngày 15/11/2003 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Mục đích, yêu cầu:

- Nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước.

- Tăng thêm nguồn lực cho ngân sách cấp dưới nhằm nâng cao hơn nữa khả năng tự cân đối ngân sách của các cấp ngân sách; đảm bảo nguồn thu đủ đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chi để phát triển kinh tế-xã hội và giữ gìn an ninh trật tự của các cấp chính quyền địa phương.

- Thực hiện ổn định ngân sách trong một thời kỳ nhất định theo quy định của Luật NSNN.

- Đảm bảo hoạt động cho các ngành, địa phương, hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng theo Nghị quyết HĐND.

Điều 2: Nguyên tắc

- Ngân sách thành phố giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ quan trọng trên địa bàn thành phố, hỗ trợ những địa phương chưa thể cân đối được thu, chi ngân sách.

- Cấp nào có điều kiện thuận lợi về thu khoản thu nào thì phân cấp cho cấp đó quản lý thu.

- Đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các địa phương trên địa bàn

- Phân cấp nguồn thu phải đảm bảo cho các cấp chính quyền chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao; tăng cường nguồn lực cho ngân sách xã.

- Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền phải phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp.

- Dựa trên cơ sở dự toán ngân sách trung ương giao và khả năng nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng.

Chương II

PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI, TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) CÁC KHOẢN THU PHÂN CHIA

Điều 3: Phân cấp các nguồn thu:

1- Phân cấp các nguồn thu ngân sách cấp thành phố được hưởng 100%:

1.1 Các khoản thu ngân sách cấp thành phố được hưởng:

- Thuế tài nguyên của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động dầu khí; thuế tài nguyên rừng của các hộ kinh doanh cá thể, các HTX, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh;

- Thuế môn bài của các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

- Thuế chuyển quyền sử dụng đất thu trên địa bàn các quận (trừ phần phân cấp cho huyện Hòa Vang);

- Tiền sử dụng đất thu trên địa bàn các quận, huyện (trừ phần phân cấp cho huyện Hòa Vang);

- Tiền đền bù thiệt hại đất, tiền cho thuê đất, thuê mặt nước, không kể tiền thuê mặt nước thu từ hoạt động dầu khí;

- Tiền cho thuê nhà và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước do thành phố quản lý;

- Lphí trước bạ (trừ lệ phí trước bạ nhà, đất phân cấp cho huyện Hòa Vang);

- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;

- Thu nhập từ vốn góp của ngân sách địa phương, tiền thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các cơ sở kinh tế, thu thanh lý tài sản và các khoản thu khác của doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật, thu từ Quỹ dự trữ tài chính của thành phố;

- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho các cơ quan, đơn vị do thành phố quản lý;

- Các khoản phí, lệ phí phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật do các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố tổ chức thu, không kể phí xăng dầu và lệ phí trước bạ, phí tham quan di tích Ngũ Hành Sơn;

- Thu sự nghiệp phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật của các đơn vị do thành phố quản lý;

- Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho ngân sách thành phố;

- Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN;

- Thu kết dư ngân sách thành phố;

- Các khoản phạt, tịch thu và thu khác của ngân sách thành phố theo quy định của pháp luật;

- Thu bổ sung từ ngân sách trung ương;

- Thu chuyển nguồn từ ngân sách thành phố năm trước sang năm sau.

1.2. Các khoản thu ngân sách quận, huyện được hưởng:

- Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên rừng của các hô kinh doanh cá thể, các HTX, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh;

- Thuế môn bài của các HTX, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh;

- Các khoản phí, lệ phí phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật của các cơ quan, đơn vị thuộc quận, huyện tổ chức thu, không kể phí tham quan di tích Ngũ Hành Sơn;

- Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật của các đơn vị do quận, huyện quản lý;

- Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật để đầu tư xây dựng các công trình do quận, huyện làm chủ dự án. Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho ngân sách quận, huyện;

- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho các cơ quan, đơn vị do quận, huyện quản lý;

- Các khoản phạt, tịch thu, thanh lý tài sản, thu hồi khoản chi năm trước, thu khác từ các hộ kinh doanh cá thể, các HTX, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và thu khác của ngân sách quận, huyện theo quy định của pháp luật;

- Thu kết dư ngân sách quận, huyện;

- Thu bổ sung từ ngân sách thành phố;

- Thu chuyển nguồn từ nguồn ngân sách quận, huyện năm trước sang năm sau.

Riêng ngân sách huyện Hòa Vang được phân cấp thêm nguồn thu tiền sử dụng đất đối với các dự án do huyện lầm chủ đầu tư để tạo nguồn vốn đầu tư xảy dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện.

1.3 Các khoản thu ngân sách phường, xã được hưởng:

- Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân sách phường, xã theo quy định;

- Thu sự nghiệp phần nộp vào ngân sách phường, xã theo quy định;

- Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác theo quy định do phường, xã quản lý;

- Các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản huy động đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do HĐND phường, xã quyết định đưa vào ngân sách phường, xã quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác;

- Thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước trực tiếp cho ngân sách phường, xã theo quy định;

- Các khoản thu khác của ngân sách phường, xã theo quy định của pháp luật;

- Thu kết dư ngân sách phường, xã;

- Thu bổ sung từ ngân sách quận, huyện;

- Thu chuyển nguồn từ ngân sách phường, xã năm trước sang năm sau.

2. Phân cấp các nguồn thu phân chia và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách địa phương:

2.1 Tỷ lệ. phần trăm (%) và các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương với ngân sách đa phương:

a) Tỷ lệ phần trăm các khoản thu phân chia cho ngân sách thành phố là 95% (ngân sách trung ương 5%)

b) Các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách thành phố, gồm:

- Thuế giá trị gia tăng, không kể thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu;

- Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành;

- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;

- Thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài của các tổ chức, cá nhân nước ngoài có vốn đầu tư tại Việt Nam;

- Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước;

- Phí xăng dầu;

2.2 Tỷ lệ phần trăm (%) và các khoản thu phân chia giữa ngân sách thành phố với ngân sách quận, huyện:

a) Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể, các hợp tác xã, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phân chia cho các cấp ngân sách theo tỷ lệ phần trăm (%) như sau:

Quận, huyện

Tổng số (%)

NSTW (%)

NS thành phố (%)

NS quận, huyện (%)

1. Hải Châu

100

5

53

42

2. Thanh Khê

100

5

39

56

3. Các quận, huyện còn li

100

5

0

95

b) Thuế nhà đất phân chia 100% cho ngân sách các quận, huyện;

c) Thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ nhà đất thu trên địa bàn huyện Hòa Vang phân chia 100% cho ngân sách huyện;

d) Phí tham quan di tích Ngũ Hành Sơn phân chia cho ngân sách quận 40%; ngân sách thành phố 60%

2.3 Tỷ lệ phần trăm (%) và các khoản thu phân chia giữa ngân sách quận, huyện với ngân sách phường, xã:

a) Tỷ lệ phần trăm các khoản thu phân chia giữa ngân sách quận, huyện với ngân sách phường, xã theo Phụ lục đính kèm.

b) Các khoản thu phân chia giữa ngân sách quận, huyện với ngân sách phường, xã gồm:

- Thuế giá trị gia tăng, của các hộ kinh doanh cá thể;

- Thuế thu nhập doanh nghiệp của các hộ kinh doanh cá thể;

- Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa, dịch vụ trong nước của các hộ kinh doanh cá thể;

- Thuế môn bài các hộ kinh doanh cá thể;

- Thuế nhà, đất;

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp;

Riêng ngân sách xã thuộc huyện Hòa Vang được phân cấp thêm các khoản thu thuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ nhà, đất trên địa bàn xã.

Điều 4: Phân cấp nhiệm vụ chi:

1- Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp thành phố:

1.1- Chi đầu tư phát triển:

- Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội do cấp thành phố quản lý;

- Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật;

- Chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan thành phố thực hiện;

- Các khoản chi đầu tư khác theo quy định của pháp luật.

1.2- Chi thường xuyên:

- Sự nghiệp giáo dục- đào tạo: Giáo dục phổ thông trung học, phổ thông cơ sở, phổ thông dân tộc nội trú, giáo dục thường xuyên; đào tạo trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn và các hình thức giáo dục đào tạo khác.

- Sự nghiệp y tế: Chi công tác phòng bệnh, chữa bệnh của các Bệnh viện và các hoạt động y tế khác thuộc cấp thành phố quản lý.

- Sự nghiệp đảm bảo xã hội: Các trung tâm xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, xóa đói giảm nghèo, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác.

- Sự nghiệp văn hóa thông tin: Bảo tồn, bảo tàng, thư viện, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động văn hóa khác.

- Sự nghiệp phát thanh truyền hình: Chi hoạt động của Đài Phát thanh-Truyền hình thành phố.

- Sự nghiệp thể dục thể thao: Bồi dưỡng, huấn luyện vận động viên các đội cấp thành phố; các giải thi đấu cấp thành phố; quản lý các cơ sở thi đấu thể dục thể thao và các hoạt động thể dục thể thao khác.

- Sự nghiệp khoa học và công nghệ: Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật, phát triển công nghệ.

- Các sự nghiệp văn xã khác do thành phố quản lý: Chi hoạt động của Ủy ban Dân số gia đình và trẻ em, Nhà thiếu nhi, Đội quản lý và cứu hộ bãi biển, Lực lượng thanh niên xung kích, Quỹ khám chữa bệnh người nghèo.

- Chỉ sự nghiệp kinh tế: Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp: duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi, các trạm trại nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư; chi khoanh nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng; bảo vệ nguồn lợi thủy sản; sự nghiệp giao thông, kiến thiết thị chính: duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường, hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, giao thông nội thị, công viên và các sự nghiệp thị chính khác; lập biển báo và các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường; sự nghiệp tài nguyên môi trường: Đo đạc, lập bản đồ lưu trữ hồ sơ địa chính, các hoạt động địa chính nhà đất, điều tra cơ bản và hoạt động quản lý, bảo vệ tài nguyên môi trường và các sự nghiệp kinh tế khác.

- Chi quản lý hành chính: Chi hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước; hoạt động của các cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam; hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội cấp thành phố và chi hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp cấp thành phố theo quy định của pháp luật.

- Chi quốc phòng, an ninh: Các nhiệm vụ về quốc phòng do ngân sách thành phố thực hiện theo quy định của Chính phủ; các nhiệm vụ về an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách thành phố thực hiện theo quy định của Chính phủ.

- Chi thường xuyên từ chương trình quốc gia do Chính phủ giao thành phố quản lý.

- Chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước

- Cúc khoản chi khác theo quy định của pháp luật

1.3 - Chi trả nợ gốc, lãi tiền huy động đầu tư theo quy định tại

Khoản 3 Điều 8, Luật NSNN

1.4 - Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính của cấp thành phố.

1.5 - Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới

1.6 - Chi chuyển nguồn ngân sách thành phố năm trước sang năm sau

2. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp quận, huyện gồm:

2.1- Chi đầu tư phát triển:

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản do thành phố bố trí trong cân đối ngân sách quận, huyện (ngoài các công trình nhà nước-nhân dân cùng làm và công trình đầu tư từ ngân sách thành phố trên địa bàn giao cho quận, huyện làm chủ đầu tư);

- Vốn sự nghiệp có tính chất XDCB.

- Vốn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Đóng góp của nhân dân theo Nghị quyết HĐND quận, huyện.

- Nguồn tăng thu, thưởng vượt thu, tiết kiệm chi...

- Tiền sử dụng đất để lại cho huyện Hòa Vang

2.2- Chi thường xuyên:

- Sự nghiệp giáo dục: Giáo dục phổ thông tiểu học, mẫu giáo, mầm non.

- Sự nghiệp đào tạo: Chi hoạt động của Trung tâm bồi dưỡng chính trị.

- Sự nghiệp y tế: Chi công tác phòng bệnh, chữa bệnh của Trung tâm Y tế quận, huyện, kể cả chi lương cho cán bộ y tế phường, xã theo quy định.

- Sự nghiệp văn hóa thông tin: Chi hoạt động Trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, thư viện và các hoạt động văn hóa thông tin cấp quận, huyện quản lý.

- Sự nghiệp thể dục-thể thao: Chi tổ chức các hoạt động thể dục thể thao cấp quận, huyện quản lý.

- Sự nghiệp đảm bảo xã hội: Hỗ trợ sửa chữa nhà cho các đối tượng chính sách, mai táng phí, chi cứu tế thường xuyên, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác do cấp quận, huyện thực hiện. Chi trợ cấp hàng tháng cho cán bộ phường, xã nghỉ việc theo chế độ hiện hành, không kể trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc một lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức BHXH chi.

- Sự nghiệp truyền thanh: Chi hoạt động của Đài Truyền thanh quận huyện.

- Các sự nghiệp văn hóa xã khác do cơ quan cấp quận, huyện quản lý.

- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cơ quan cấp quận huyện quản lý:

Sự nghiệp nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi: Chi cho công tác chống hạn cục bộ, sửa chữa kênh mương nội đồng (chưa bê tông hóa), xây dựng các mô hình sản xuất nh(nuôi tôm, cá, vùng rau chuyên canh, vùng hoa...), tập huấn nghiệp vụ khuyến nông, lâm, ngư; hỗ trợ giống cây trồng, con vật nuôi; phối hợp trong công tác truy quét, bảo vệ và phòng chống cháy rừng và một số công việc khác thuộc cấp quận, huyện quản lý; duy tu, bảo dưỡng hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng và đường giao thông trong các kiệt, hẻm, liên thôn, liên xã, các công trình phúc lợi công cộng và thực hiện các sự nghiệp thị chính khác do cấp quận, huyện quản lý; sự nghiệp tài nguyên, môi trường và các sự nghiệp kinh tế khác.

- Chi quản lý hành chính: Chi hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước; hoạt động của các cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam; hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội cấp quận, huyện và chi hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp quận, huyện theo quy định của pháp luật.

- Chi quốc phòng, an ninh: Các nhiệm vụ về quốc phòng do ngân sách quận, huyện thực hiện theo quy định của Chính phủ; các nhiệm vụ về an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách quận, huyện thực hiện theo quy định của Chính phủ.

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật

- Chi bổ sung cho ngân sách phường, xã

3- Nhiệm vụ chi của ngân sách phường, xã:

3.1 - Chi đầu tư phát triển của ngân sách xã:

Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phục vụ đời sống dân sinh và phúc lợi công cộng (chỉ áp dụng đối với cấp xã, không áp dụng đối với cấp phường), từ nguồn:

- Quỹ công chuyên dùng như: Ngày công lao động nghĩa vụ công ích, Đền ơn đáp nghĩa.

- Vốn sự nghiệp có tính chất XDCB.

- Vốn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

- Đóng góp của nhân dân theo Nghị quyết HĐND phường, xã.

- Tiền sử dụng đất được trích theo tỷ lệ phần trăm (%), nguồn tăng thu, thưởng vượt thu...

- Từ các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.

3.2- Chi thường xuyên:

- Sự nghiệp giáo dục đào tạo: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hóa, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo.

- Chi hoạt động y tế: Hỗ trợ chi thường xuyên phục vụ cho khám chữa bệnh của Trạm y tế.

- Sự nghiệp đảm bảo xã hội: Mai táng phí, các hoạt động xã hội do phường, xã quản lý, chi trợ cấp cho cán bộ chuyên trách phòng chống ma túy, mại dâm.

- Sự nghiệp văn hóa thông tin: Chi tổ chức các hoạt động văn hóa thông tin, tuyên truyền giáo dục pháp luật ở cơ sở, chi trợ cấp cho cán bộ chuyên trách.

- Sự nghiệp thể dục thể thao: Chi tổ chức các hoạt động thể dục thể thao do phường, xã quản lý.

- Sự nghiệp truyền thanh: Chi hoạt động của Trạm truyền thanh cơ sở, duy tu bảo dưỡng máy móc, chi trợ cấp cho cán bộ chuyên trách.

- Chi sự nghiệp văn xã khác: Chi hỗ trợ hoạt động dân số, gia đình và trẻ em, chi trợ cấp cho cán bộ chuyên trách.

- Sự nghiệp kinh tế: Hỗ trợ phát triển khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: khuyến ngư, khuyến nông, khuyến lâm; phối hợp tổ chức truy quét lâm tặc, bảo vệ phòng chống cháy rừng; duy tu, bo dưỡng và sửa chữa các đường giao thông, cấp và thoát nước công cộng, sửa chữa vỉa hè, đèn chiếu sáng, công viên; sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi như: trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà văn hóa, thư viện, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao; chi lưu trữ hồ sơ địa chính, hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường do phường, xã quản lý; chi quản lý các chợ thuộc phường, xã.

- Chi quản lý hành chính: Chi hoạt động của các cơ quan Nhà nước; hoạt động của cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam; hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở phường, xã và chi hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp phường, xã theo quy định của pháp luật.

- Chi an ninh quốc phòng: Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn-xã hội; chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách phường, xã theo quy định của Pháp lệnh Dân quân tự vệ; chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách phường, xã theo quy định của pháp luật; chi tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn phường, xã.

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật, kể cả trợ cấp cán bộ tổ dân phố, thôn.

Chương III

ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

Điều 5: Quy định hệ số vùng đối với quận, huyện, phường, xã:

1. Phân vùng đối với cấp quận, huyện:

Vùng 1: Hải Châu, Thanh Khê

Vùng 2: Sơn Trà, Liên Chiểu

Vùng 3: Ngũ Hành Sơn, Hòa Vang

Vùng 4: Huyện đảo Hoàng Sa

2. Phân vùng đối với cấp phường, xã:

Vùng 1: Gồm 16 phường: Thanh Bình, Tân Chính, An Khê, Bình Thuận, Thanh Lộc Đán, Nam Dương, Chính Gián, Hòa Thuận, Hòa Khánh, Thạc Gián, Hòa Cường, Vĩnh Trung, Thạch Thang, Phước Ninh, Hải Châu 1 và Hải Châu 2.

Vùng 2: Gồm 11 phường: Hòa Minh, An Hải Đông, Tam Thuận, Thọ Quang, Khuê Trung, Bình Hiên, An Hải Bắc, An Hải Tây, Thuận Phước, Xuân Hà và Bắc Mỹ An.

Vùng 3: Gồm 15 xã, phường: Hòa Xuân, Hòa Tiến, Hòa Phước, Mân Thái, Hòa Phong, Hòa Châu, Hòa Thọ, Hòa Khương, Hòa Nhơn, Nại Hiên Đông, Phước Mỹ, Hòa Phát, Hòa Hiệp, Hòa Hải và Phường Hòa Quý.

Vùng 4: Gồm 5 xã: Hòa Bắc, Hòa Ninh, Hòa Phú, Hòa Liên và Hòa Sơn.

Điều 6: Định mức phân bổ cho từng lĩnh vực chi

1. Các đơn vị sự nghiệp đã được UBND thành phố giao quyền tự chủ tài chính ổn định 3 năm và các đơn vị, địa phương đã thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính được ổn định mức khoán thu, khoán chi thì sẽ bổ sung thêm chênh lệch tiền lương và các khoản đóng góp khi Chính phủ điều chỉnh mức tiền lương tối thiu.

2. Định mức chi quản lý hành chính của các đơn vị sự nghiệp do thành phố quản lý mức phân bổ là 16,5 triệu/biên chế/năm; hợp đồng dài hạn và sinh viên khá giỏi 13,5 triệu đồng/người/năm. Ngoài ra, tùy theo chức năng nhiệm vụ của các đơn vị để bố trí kinh phí hoạt động theo mục tiêu cụ thể được cấp có thẩm quyền giao.

3. Định mức chi sự nghiệp kinh tế: Tối thiểu 15% tổng chi thường xuyên.

a) Ngân sách cấp thành phố: Căn cứ Nghị quyết HĐND thành phố về nhiệm vụ phát triển kinh tế của từng ngành, từng lĩnh vực và khả năng ngân sách để phân bổ dự toán chi hằng năm.

b) Ngân sách cấp quận, huyện:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Vùng

Thủy sản nông lâm

Tài nguyên môi trường

GTCC và kiến thiết thchính

1

50

182

960

2

100

130

800

3

200

143

1.120

Ngoài ra, bổ sung thêm kinh phí để phối hợp trong công tác truy quét, công tác quản lý, phòng chống cháy rừng, xử lý các sự cố đột xuất xảy ra đối với rừng bằng dự toán năm 2003 cho huyện Hòa Vang là 20 triệu đồng, quận Liên Chiểu là 10 triệu đồng và quận Sơn Trà là 15 triệu đồng/năm.

c) Ngân sách cấp phường, xã:

- Sự nghiệp thủy sản nông lâm:

+ Các xã miền núi của huyện Hòa Vang: mức phân bổ 10 triệu đồng/năm.

+ Các phường Hòa Quý, Hòa Hải, Hòa Hiệp, Hòa Minh và các xã còn lại của Huyện Hòa Vang: 12 triệu đồng/năm.

Ngoài ra, bổ sung thêm kinh phí để phối hợp trong công tác truy quét, công tác quản , phòng chống cháy rừng, xử lý các sự cố đột xuất xảy ra đối với rừng cho các xã miền núi của huyện Hòa Vang 150 triệu đồng.

- Sự nghiệp tài nguyên & môi trường: Bình quân 5 triệu đồng/phường, xã/năm.

- Sự nghiệp giao thông - công chính & kiến thiết thị chính: Bình quân 10 triệu đồng/phường, xã/năm.

Riêng sự nghiệp quản lý chợ: Các chợ do quận, phường quản lý được để lại 70% số thu lệ phí chợ để chi, 30% nộp ngân sách; các chợ do huyện, xã quản lý được để lại 100% số thu lệ phí chợ.

4. Định mức chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo:

4.1. Sự nghiệp giáo dục: Định mức phân bổ là 563.000 đồng/người dân trong độ tuổi đến trường từ 1 đến 18 tuổi. Sau khi phân bổ cho ngân sách phường, xã 600 triệu đồng theo các mức:

- Các phường, xã vùng 1: 9,7 triệu đồng

- Các phường, xã vùng 2: 12,2 triệu đồng

- Các phường, xã vùng 3: 14,6 triệu đồng

-Các xã vùng 4: 17,1 triệu đồng

Số còn lại coi như 100% phân bổ cho:

a) Ngân sách cấp thành phố (kể cả kinh phí mua sắm, sửa chữa) là 49% (gồm phân bổ cho bậc Trung học cơ sở là 35%; bậc Trung học phổ thông là 11,7% và Trung tâm giáo dục thường xuyên là 2,3%). Riêng kinh phí hoạt động của Trường PTTH chuyên Lê Quý Đôn sẽ bổ sung theo khả năng ngân sách để đảm bảo đủ điu kiện nâng cao chất lượng dạy và học; phân bổ kinh phí để tham gia Hội khỏe Phù Đồng (nếu trung ương tổ chức).

b) Ngân sách cấp quận, huyện (kể cả kinh phí mua sắm, sửa chữa) là 51 % và phân bổ chi tiết:

Số TT

Quận, huyện

10% cho bc hc Mầm non (coi như 100%)

41% cho bc Tiu hc (coi như 100%)

Tỷ lệ phân bổ (%)

Mức phân bổ (triệu đồng)

Tỷ lệ phân bổ (%)

Mức phân bổ (triệu đồng)

01

Hải Châu

41

6.070

24,80

15.145

02

Thanh Khê

20

2.960

19,20

11.685

03

Sơn Trà

14

2.072

14,00

8.534

04

Ngũ Hành Sơn

03

444

6,50

3.958

05

Liên Chiu

03

444

8,70

5.336

06

Hòa Vang

9

2.813

26,80

16.339

 

Tổng cộng

100%

14.803

100%

60.997

4.2. Sự nghiệp đào tạo: 21.770 đồng/người dân.

a) Ngân sách cấp thành ph: Định mức phân bổ là 20.355 đồng/người dân và được phân bổ theo loại hình đào tạo như sau:

+ Đào tạo VĐV TDTT: 6,5 triệu đồng/VĐV/năm

+ Văn hóa nghệ thuật: 8,5 triệu đồng/học sinh/năm

+ Văn hóa quần chúng: 5,2 triệu đồng/học sinh/năm

+ Trường chính trị: 4,85 triệu đồng/học viên/năm

Ngoài ra, đối với ngành thể dục thể thao bổ sung tiền ăn cho vận động viên, tiền phụ cấp thêm cho vận động viên và huấn luyện viên trong thời gian tập huấn và thi đấu theo mức do cấp có thẩm quyền quyết định. Bổ sung kinh phí để thực hiện các đề án, dự án đào tạo theo chủ trương của cấp có thẩm quyền; bổ sung chênh lệch tiền lương cho cán bộ, công chức và huấn luyện viên, trang bị quần áo thi đấu cho Trung tâm Đào tạo vận động viên.

- Kinh phí của Ban Tuyên giáo Thành ủy thực hiện theo chủ trương đào tạo hàng năm của Thành ủy Đà Nẵng.

- Kinh phí đào tạo nghề và đào tạo lại phân bổ theo khả năng ngân sách và nhu cầu đào tạo của thành phố.

b) Ngân sách cấp quận, huyện: Định mức phân bổ là 1.415 đồng/người dân được phân bổ cho Trung tâm Bồi dưỡng chính trị theo nội dung sau:

- Chi hành chính của Trung tâm: 16,5 triệu đồng/biên chế

- Kinh phí mở lớp: Bình quân 220.000 đồng/chi bộ, thôn, tổ dân phố. Riêng huyện Hòa Vang do địa bàn rộng nên hệ số phân bổ bằng 1,5.

5. Định mức chi sự nghiệp y tế: 63.720 đồng/người dân/năm, phân bổ cho các cấp ngân sách như sau:

Đơn vtính: đồng/nời dân/năm

Số TT

Nội dung

Tổng số

Chia ra các cấp ngân sách

Thành phố

Quận, huyện

Phường, xã

01

Chữa bnh

46.840

31.600

15.240

 

02

Phòng bệnh

16.095

10.455

5.640

 

03

Phòng bệnh, chữa bnh

785

 

 

785

 

Tổng cộng

63.720

42.055

20.880

785

Ngoài ra bổ sung thêm mức phụ cấp đặc thù theo quyết định của trung ương.

a) Ngân sách cấp thành phố:

- Công tác khám, chữa bệnh: Phân bổ cho các Bệnh viện theo chỉ tiêu giường bệnh được giao và hệ số như sau:

+ Hệ số 1,0 gồm: Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Mắt và Trung tâm Răng hàm mặt.

+ Hệ số 1,1 gồm: Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Đà Nẵng (thực hiện NĐ 10/2002/NĐ-CP)

Ngoài ra bổ sung thêm kinh phí mua sắm, sửa chữa trang thiết bị để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh theo khả năng ngân sách thành phố hàng năm.

- Chi cho công tác phòng bệnh: Trên cơ sở dự toán được giao, Sở Y tế phân bổ dự toán chi hoạt động thường xuyên cho các đơn vị làm công tác dự phòng tuyến tỉnh, chi hoạt động nghiệp vụ chuyên môn, chi cho các hoạt động cụ thể của công tác y tế dự phòng và chi khác tại Sờ.

b) Ngân sách cấp quận, huyện:

- Chi cho công tác khám, chữa bệnh: Phân bổ cho các Trung tâm Y tế theo chỉ tiêu giường bệnh được giao và hệ số như sau:

+ Hệ số 1,0 gồm: Trung tâm Y tế quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà và huyện Hòa Vang (thực hiện NĐ 10/2002/NĐ-CP).

+ Hệ số 1,1 gồm: Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu và Ngũ Hành Sơn.

+ Kinh phí mua sắm, sửa chữa trang thiết bị: Hải Châu 440 triệu đồng/năm; Thanh Khê 380 triệu đồng/năm; Sơn trà 380 triệu đồng/năm; Liên Chiểu 225 triệu đồng/năm; Ngũ Hành Sơn 165 triệu đồng/năm; Hòa Vang 410 triệu đồng/năm.

- Chi cho công tác phòng bệnh và chi trả lương cho cán bộ y tế xã: Trên cơ sở dự toán được phân bổ, UBND các quận, huyện giao cho Trung tâm Y tế nhiệm vụ chi hoạt động thường xuyên của đội vệ sinh phòng dịch, chi hoạt động nghiệp vụ chuyên môn, chi cho các hoạt động cụ thể của công tác y tế dự phòng và chi trả lương cho cán bộ y tế xã.

c) Ngân sách cấp phường, xã: Bình quân 13 triệu đồng/phường, xã, phân bổ theo hệ số vùng như sau:

- Vùng 1:

10,0 triệu đồng/năm

- Vùng 2:

12,5 triệu đồng/năm

- Vùng 3:

15,0 triệu đồng/năm

- Vùng 4:

17,5 triệu đồng/năm

6. Định mc chi sự nghiệp văn hóa - thông tin: 9.725 đồng/người dân/năm:

a) Ngân sách cấp thành phố: 6.365 đồng/người dân/năm. Ngoài ra, bổ sung thêm kinh phí hoạt động của Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng; Nhà hát Trưng Vương và chế độ tiền công (phần chênh lệch) của các diễn viên; kinh phí cho Ban Chỉ đạo toàn dân đoàn kết xây dựng đi sống văn hóa; tổ chức thi sáng tác ca khúc; hoạt động của Đội Kiểm tra liên ngành theo Chỉ thị 814/TTg từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính.

b) Ngân sách cấp quận, huyện: 2.100 đồng/người dân/năm:

- Vùng 1:

1.920 đồng/người/năm

- Vùng 2:

2.135 đồng/người/năm

- Vùng 3:

2.350 đồng/người/năm

Riêng đối với chi phí quản lý danh thắng Ngũ Hành Sơn phân bổ mức chi bằng 40% số thu phí tham quan danh thắng.

c) Ngân sách cấp phường, xã: Định mức phân bổ 1.260 đồng/người dân/năm

- Chi trợ cấp định suất cho cán bộ làm công tác văn hóa trên địa bàn phường, xã với mức trợ cấp theo quy định hiện hành.

- Số tiền còn lại chi cho hoạt động văn hóa thông tin, mức phân bổ theo người dân bình quân 950 đồng/người dân/năm theo hệ số vùng như sau:

+ Vùng 1:

855 đồng/người/năm

+ Vùng 2:

950 đồng/người/năm

+ Vùng 3:

1.045 đồng/người/năm

+ Vùng 4:

1.140 đồng/người/năm

7. Định mức chỉ sự nghiệp thể dục thể thao: 10.700 đồng/người dân/năm.

a) Ngân sách cấp thành phố: 2.760 đồng/người dân/năm. Ngoài ra, bổ sung thêm kinh phí hoạt động của các đơn vị sự nghiệp; bổ sung thêm tiền ăn, ngủ; tiền thuê huấn luyện viên, vận động viên trong thời gian tập huấn và thi đấu.

b) Ngân sách cấp quận, huyện: Bình quân 1.150 đồng/người/năm, phân bổ cho các vùng như sau:

- Vùng 1:

1.055 đồng/người/năm

- Vùng 2:

1.170 đồng/người/năm

- Vùng 3:

1.290 đồng/người/năm

c) Ngân sách cấp phường, xã: Bình quân là 690 đồng/người dân, phân bổ cho các vùng như sau:

- Vùng 1:

600 đồng/người/năm

- Vùng 2:

670 đồng/người/năm

- Vùng 3:

735 đồng/người/năm

- Vùng 4:

800 đồng/người/năm

8. Định mức chi sự nghiệp khoa học công nghệ: Phân bổ bằng dự toán trung ương giao.

9. Định mức chi phí sự nghiệp phát thanh truyền hình: 5.430 đồng/người dân.

a) Ngân sách cấp thành phố: 2.700 triệu đồng/năm

b) Ngân sách cấp quận, huyện: Bình quân 150 triệu đồng/đài/năm, phân bổ theo vùng như sau:

- Vùng 1:

120 triệu đồng/đài/năm

- Vùng 2:

150 triệu đồng/đài/năm

- Vùng 3:

210 triệu đồng/đài/năm

c) Ngân sách cấp phường, xã: Bình quân là 12 triệu đồng/trạm truyền thanh/năm, phân bổ cho các vùng như sau:

- Vùng 1:

9,0 triệu đồng/năm

- Vùng 2:

11,5 triệu đồng/năm

- Vùng 3:

13,8 triệu đồng/năm

- Vùng 4:

16,0 triệu đồng/năm

Ngoài ra, bổ sung thêm trợ cấp cho cán bộ làm công tác truyền thanh ở phường, xã theo quy định.

10. Định mức chi sự nghiệp đảm bảo xã hội: 25.257 đồng/người dân/năm (bao gồm các khoản kinh phí thực hiện một số chính sách xã hội như kinh phí để thành lập Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo theo Quyết định 139/2002/QĐ-TTg ; kinh phí để thực hiện chế độ đối với nạn nhân bị nhiễm chất độc màu da cam; kinh phí trợ cấp cho cán bộ xã nghỉ việc hưởng trợ cấp hàng tháng; kinh phí để thăm đối tượng chính sách 100.000 đồng/đối tượng).

a) Ngân sách cấp thành phố: Định mức là 17.135 đồng/người dân/năm và phân bổ theo các nội dung sau:

- Kinh phí chi hành chính: 16,5 triệu đồng/biên chế/năm; hợp đồng lao động dài hạn và sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi 13,5 triệu đồng/người/năm. Riêng đối với các đơn vị có nuôi dưỡng đối tượng xã hội tập trung thì được cộng thêm các chế độ phụ cấp đặc thù theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Kinh phí chi trực tiếp phục vụ cho đối tượng tập trung:

+ Trung tâm nuôi dưỡng người tâm thần: 2,3 triệu/đối tượng/năm

+ Trung tâm bảo trợ xã hội: 2,1 triệu/đối tượng/năm

+ Trung tâm 05,06: 2,8 triệu/đối tượng/năm

+ Trung tâm Phụng dưỡng NCCCM: 1,5 triệu/đối tượng/năm

(chưa kể tiền ăn của đối tượng)

- Kinh phí sự nghiệp đảm bảo xã hội không tập trung và các khoản chi nghiệp vụ khác của ngành: 2.590 đồng/người dân/năm.

- Kinh phí chi cho các đối tượng chính sách không tập trung:

+ Đối tượng bị nhiễm chất độc màu da cam thực hiện theo chế độ quy định hiện hành.

+ Đối tượng trợ cấp theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 11/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng thực hiện chế độ quy định là: 1.200.000đ/đối tượng/năm.

+ Thăm các đối tượng chính sách (thăm tết và ngày thương binh liệt sỹ): mức bình quân 100.000đ/đối tượng/năm.

+ Đối tượng nghỉ dưỡng cán bộ trung cao cấp, cán bộ lão thành cách mạng: 770.000đ/người/năm.

+ Chi tham quan cho các đối tượng chính sách theo quy định 1.100.000 đồng/đối tượng/năm.

b) Ngân sách cấp quận, huyện: 6.722 đồng/người dân, phân bổ theo vùng. Ngoài ra, các đối tượng khác phân bổ như sau:

- Trợ cấp cho cán bộ xã nghỉ việc, chi cứu tế thường xuyên: Theo chế độ quy định hiện hành.

- Thăm đối tượng chính sách: Bình quân 10.000 đồng/đối tượng/năm.

- Hỗ trợ sửa chữa nhà cho đối tượng chính sách: Phân bổ theo thực tế số đối tượng chính sách có nhiều khó khăn cần sửa chữa lại nhà và khả năng ngân sách hằng năm.

- Đối với thôn Hòa Vân tính mức tiền ăn theo quy định hiện hành 120.000 đồng/người; các khoản chi khác 65 triệu đồng/năm.

c) Nn sách cấp phường, xã: Bình quân 23 triệu đồng/phường, xã/năm:

- Vùng 1:

25,3 triệu đồng/năm

- Vùng 2:

23,0 triệu đồng/năm

- Vùng 3:

20,7 triệu đồng/năm

- Vùng 4:

18,4 triệu đng/năm

11. Định mức chi sự nghiệp văn xã khác:

a) Ngân sách cấp thành phố:

- y ban Dân số gia đình và trẻ em: Chi hành chính 20 triệu/biên chế/năm; kinh phí hoạt động chuyên môn phân bổ theo nhiệm vụ được giao.

- Đội Quản lý và cứu hộ tại các bãi biển: Chi hoạt động thường xuyên theo chỉ tiêu lao động được duyệt là 12 triệu/người/năm.

- Lực lượng Thanh niên xung kích: Chi hoạt động thường xuyên theo chỉ tiêu lao động được duyệt: 16,5 triệu đồng/người/năm.

- Quỹ Khám chữa bệnh cho người nghèo: Kinh phí lập Quỹ được phân bổ theo Quyết định 139/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư Liên bộ 14/2002/TTLT/BYT-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2002.

b) Ngân sách cấp quận, huyện:

- Chi cho lao động hợp đồng được cơ quan có thẩm quyền của thành phố phê duyệt tính theo định mức chi hành chính cấp quận, huyện 13,5 triệu đồng/người/năm.

- Chi hoạt động sự nghiệp văn xã khác (kể cả hoạt động của UBDS gia đình và trẻ em) bình quân là 190 đồng/người dân/năm.

c) Ngân sách cấp phường, xã: Trợ cấp cho cán bộ chuyên trách theo quy định hiện hành; kinh phí hoạt động bình quân 2 triệu đồng/phường, xã.

12. Định mức chi quản lý hành chính:

12.1. Chi quản lý Nhà nước:

a) Ngân sách cấp thành phố:

- Cán bộ, công chức trong chỉ tiêu biên chế: 20 triệu/người/năm

- Đối với hợp đồng lao động dài hạn và sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi: 14,5 triệu/người/năm.

b) Ngân sách cấp quận, huyện:

- Cán bộ, công chức trong chỉ tiêu biên chế: 16,5 triệu đồng/năm.

- Ngoài ra bổ sung thêm 10% định mức với số tiền là 1,65 triệu đồng/biên chế 7 năm và được phân bổ theo địa bàn và số lượng phường, xã của từng quận, huyện theo hệ số như sau:

+ Vùng 1:

1,75 triệu đồng/biên chế

+ Vùng 2:

1,45 triệu đồng/biên chế

+ Vùng 3:

2,00 triệu đồng/biên chế

- Cán bộ hợp đồng lao động dài hạn và kinh phí cho sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi: 13,5 triệu đồng/người.

- Kinh phí thực hiện công tác tôn giáo cho các quận Hải Châu 30 triệu đồng, Thanh Khê 30 triệu đồng, Sơn Trà 10 triệu đồng, Ngũ Hành Sơn 20 triệu đồng, Liên Chiểu 40 triệu đồng, huyện Hòa Vang 40 triệu đồng/năm.

- Đối với HĐND các cấp, huyện: Định mức 19,8 triệu đồng/biên chế. Ngoài ra, bổ sung thêm kinh phí đặc thù cho hoạt động của HĐND như:

+ Phụ cấp, sinh hoạt phí đại biểu HĐND tính theo quy định

+ Kinh phí tổ chức các kỳ họp và các hội nghị, chi hoạt động của các Ban, mua báo người Đại biểu nhân dân cho các đại biểu, chi phí kiểm tra, tiếp xúc cử tri bình quân 40 triệu đồng/năm, phân bổ theo hệ số vùng như sau:

- Vùng 1:

46 triệu đồng/năm

- Vùng 2:

33 triệu đồng/năm

- Vùng 3:

50 triệu đồng/năm

c) Ngân sách cấp phường, xã:

- Chi lương, sinh hoạt phí, trợ cấp, BHYT, BHXH: Theo quyết định hiện hành trên cơ sở định biên được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Kinh phí hoạt động: Mức chi 6 triệu/định biên/năm.

- Đối với HĐND cấp phường, xã bổ sung thêm các khoản chi đặc thù bình quân 3 triệu đồng phường, xã/năm

12.2. Chi hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam: Chỉ tính định mức chi hoạt động của bộ máy (các khoản chi đặc thù, mua sắm sửa chữa tài sản do Thường trực Thành ủy quyết định).

a) Ngân sách cấp thành phố: 33 triệu đồng/biên chế/năm

b) Ngân sách cấp quận, huyện: 22,6 triệu đồng/biên chế/năm

c) Ngân sách cấp phường, xã:

- Chi lương, sinh hoạt phí, trợ cấp, BHYT, BHXH: Tính theo quy định hiện hành trên cơ sở định biên được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chi hoạt động: 7,2 triệu đồng/định biên/năm.

12.3. Chi hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ cho tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghnghiệp:

a) Ngân sách cấp thành phố:

- Đối với biên chế: 20 triệu đồng/biên chế/năm

- Đối với hợp đồng lao động dài hạn và sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi: 14,50 triệu đồng/người/năm

- Chi trợ cấp định suất: Thực hiện theo mức quy định của UBND thành phố

- Chi hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội: Thực hiện theo mục tiêu cụ thể do cấp có thẩm quyền giao và khả năng cân đối ngân sách hàng năm.

b) Ngân sách cấp quận, huyện:

- Chi hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội: 16,5 triệu đồng/biên chế/năm.

- Kinh phí tổ chức các hoạt động phong trào: Bằng 30% tổng chi hành chính, phân bổ theo vùng với các mức như sau:

+ Vùng 1:

132 triệu đng/năm

+ Vùng 2:

110 triệu đồng/năm

+ Vùng 3:

154 triệu đồng/năm

- Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp:

+ Trợ cấp định suất cho cán bộ Hội (nếu có) tính theo quy định của UBND thành phố.

+ Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp: 21 triệu đồng/quận, huyện/năm. Giao HĐND & UBND cấp quận, huyện quyết định mức hỗ trợ phù hợp với khả năng ngân sách và tính chất hoạt động của từng tổ chức.

c) Ngân sách cấp phường, xã:

- UBMT Tổ quốc, Hội LH Phụ nữ và Đoàn Thanh niên: 10 triệu đồng/năm

- Hội Cựu chiến binh và Hội Nông dân: 9 triệu đồng/năm

Ngoài ra, bổ sung kinh phí hoạt động hè cho Đoàn Thanh niên 2 triệu đồng/năm; Ban vị sự tiến bộ của phụ nữ 2 triệu đồng/năm; kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo toàn dân xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư 5 triệu đồng/phường, xã; kinh phí toàn dân thực hiện nếp sống văn hóa khu dân cư tính bình quân 200.000 đồng/tổ.

- Hỗ trợ cho các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp: Bình quân 16 triệu đồng/phường, xã.

13. Định mức chi an ninh quốc phòng: Bình quân 15.400 đồng/người dân/năm phân bổ theo từng cấp ngân sách: Thành phố 7.700 đồng/người dân; quận, huyện 3.400 đồng/người dân; phường, xã: 4.300 đồng/người dân. Chi tiết phân bổ cụ thể như sau:

- Phân bổ chi trợ cấp cho Công an viên xã; hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Công an thôn với mức bình quân 600.000 đồng/năm. Tổng số tiền phân bổ cho các nhiệm vụ chi này là 850 triệu đồng, bình quân 1.100 đồng/người dân.

- Số tiền còn lại 14.300 đồng phân bổ: Chi giữ gìn an ninh trật tự 4.500 đồng/người dân; chi công tác quân sự địa phương 8.800 đồng/người dân; chi cho công tác biên phòng 1.000 đồng/người dân.

13.1. Chi cho công tác an ninh trật tự:

a) Ngân sách cấp thành phố: 1.900 đồng/người dân/năm

b) Ngân sách cấp quận, huyện: 1.300 đng/người dân/năm

c) Ngân sách cấp phường, xã: Bình quân 1.300 đồng/người dân theo vùng như sau:

- Vùng 1:

1.145 đồng/người/năm

-Vùng 2:

1.270 đồng/người/năm

- Vùng 3:

1.400 đồng/người/năm

- Vùng 4:

1.525 đồng/người/năm

13.2. Chi cho công tác quân sự địa phương:

a) Ngân sách cấp thành phố: 4.800 đồng/người dân/năm

Ngoài ra, bổ sung thêm kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu phòng chống tội phạm hằng năm; bổ sung chênh lệch tiền ăn và phụ cấp cho lực lượng dự bị động viên trong thời gian triệu tập huấn luyện (nếu trung ương điều chỉnh tăng mức tiền lương tối thiểu)

b) Ngân sách cấp quận, huyện: 2.100 đồng/người dân/năm

c) Ngân sách cấp phường, xã: Bình quân 1.900 đồng/người dân theo vùng như sau:

- Vùng 1:

1.640 đồng/người/năm

- Vùng 2:

1.820 đồng/người/năm

- Vùng 3:

2.000 đồng/người/năm

- Vùng 4:

2.185 đồng/người/năm

13.3. Chi cho công tác biên phòng: 1.000 đồng/người dân.

14. Định mức phân bổ chi khác ngân sách: Bằng 3% trên tổng chi thường xuyên.

a) Ngân sách cấp thành phố: Tỷ trọng 0,5% tổng các khoản chi thường xuyên. Trong đó:

- Quỹ khen thưởng tập trung: 0,5% tổng chi thường xuyên

- Các khoản chi khác: Phân bổ theo khả năng ngân sách hằng năm

b) Ngân sách cấp quận, huyện: Tỷ trọng 2% tổng các khoản chi thường xuyên. Trong đó:

- Quỹ khen thưởng: 1% trên tổng chi thường xuyên

- Quản lý Quỹ ngày công nghĩa vụ lao động công ích: Phân bổ bằng 2% kế hoạch huy động ngày công nghĩa vụ lao động công ích.

- Các khoản chi khác: Phân bổ bằng mức thu khác của ngân sách quận, huyện (các khoản thu phạt, tịch thu và các khoản khác).

c) Ngân sách cấp phường, xã: Tỷ trọng 18,5% tổng các khoản chi thường xuyên. Trong đó:

- Kinh phí trợ cấp cho cán bộ thôn, tổ dân phố, Trường ban

Công tác Mặt trận khu dân cư tính theo mức trợ cấp hiện hành.

- Quỹ khen thưởng: 1 % tổng chi thường xuyên

- Chi phục vụ công tác thu Quỹ ngày công nghĩa vụ lao động công ích: Phân bổ bằng 12% kế hoạch huy động ngày công nghĩa vụ lao động công ích.

- Các khoản chi khác: Bình quân 15 triệu đồng/phường, xã phân bổ theo hệ số vừng như sau:

+ Vùng 1:

16,7 triệu đồng/năm

+ Vùng 2:

15,2 triệu đồng/năm

+ Vùng 3:

13,7 triệu đồng/năm

+ Vùng 4:

12,2 triệu đồng/năm

15. Dự phòng ngân sách: Bố trí từ 2% đến 5% tổng chi cân đối ngân sách

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 7: Tổ chức thực hiện

Giao Văn phòng HĐND và UBND thành phố, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, UBND các địa phương và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi kiểm tra thi hành quy định này.

Điều 8: Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2004.

 

PHỤ LỤC SỐ 1

TỶ LỆ PHẦN TRĂM (%) PHÂN CHIA CÁC KHOẢN THU CHO NGÂN SÁCH TỪNG PHƯỜNG, XÃ NĂM 2004
(Ban hành kèm theo Quyết định 162/2003/QĐ-UB, ngày 15/12/2003 của UBND TP)

Đơn vị tính: %

STT

Phường, xã

Thuế giá trị gia tăng

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế môn bài

Thuế nhà đất

Thuế chuyển quyền sử dụng đất

Lệ phí trước bạ, nhà đất

A

B

1

2

3

4

5

6

7

 

Quận Hải Châu

 

 

 

 

 

 

 

1

Khuê Trung

42

42

42

42

42

-

-

2

Hòa Cường

34

34

34

34

34

-

-

3

Hòa Thuận

34

34

34

34

34

-

-

4

Bình Thuận

34

34

34

34

34

-

-

5

Bình Hiên

42

42

42

42

42

-

-

6

Nam Dương

16

16

16

16

16

-

-

7

Phước Ninh

16

16

16

16

16

-

-

8

Hải Châu

1

10

10

10

10

10

-

9

Hải Châu

2

8

8

8

8

8

-

10

Thạch Thang

16

16

16

16

16

-

-

11

Thanh Bình

42

42

42

42

42

-

-

12

Thuận Phước

42

42

42

42

42

-

-

 

Quận Thanh Khê

 

 

 

 

 

 

 

13

An Khê

21

21

56

100

100

-

-

14

Thanh Lộc Đán

18

18

56

100

100

-

-

15

Xuân Hà

56

56

56

100

100

-

-

16

Tam Thuận

56

56

56

100

100

-

-

17

Chính Gián

17

17

56

100

100

-

-

18

Thạc Gián

9

9

56

100

100

-

-

19

Vĩnh Trung

6

6

56

100

100

-

-

20

Tân Chính

36

36

56

100

100

-

-

 

Quận Sơn Trà

 

 

 

 

 

 

 

21

An Hải Đông

70

70

70

70

70

-

 

22

An Hải Tây

60

60

60

60

60

-

 

23

An Hải Bắc

60

60

60

60

60

-

-

24

Phước

Mỹ

70

70

70

70

70

-

25

Nại Hiên Đông

95

95

95

100

100

-

-

26

Mân Thái

95

95

95

100

100

-

-

27

Thọ Quang

70

70

95

70

70

-

-

 

Quận Ngũ Hành Sơn

 

 

 

 

 

 

 

28

Hòa Quý

70

70

70

100

100

-

-

29

Hòa Hải

30

30

30

100

100

-

-

30

Bắc Mỹ An

30

30

30

30

30

-

-

 

Quận Liên Chiểu

 

 

 

 

 

 

 

31

Hòa Hiệp

30

30

30

100

100

-

-

32

Hòa Khánh

20

20

20

100

20

-

 

33

Hòa Minh

30

30

30

100

30

 

-

 

Huyện Hòa Vang

 

 

 

 

 

 

 

34

Hòa Tiến

70

70

70

70

70

70

70

35

Hòa Sơn

95

95

95

100

100

100

100

36

Hòa Phát

0

0

0

70

70

70

70

37

Hòa Thọ

0

0

0

70

70

70

70

38

Hòa Châu

70

70

70

70

70

70

70

39

Hòa Phước

50

50

50

70

70

70

70

40

Hòa Liên

95

95

95

100

100

100

100

41

Hòa Ninh

95

95

95

100

100

100

100

42

Hòa Xuân

70

70

70

70

70

70

70

43

Hòa Nhơn

50

50

50

70

70

70

70

44

Hòa Phong

70

70

70

70

70

70

70

45

Hòa Khương

70

70

70

70

70

70

70

46

Hòa Bắc

95

95

95

100

100

100

100

47

Hòa Phú

95

95

95

100

100

100

100

Ghi chú: Thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, tiêu thụ đặc biệt và thuế môn bài áp dụng đối với các hộ kinh doanh cá thể