Quyết định 16/2000/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sông Việt Nam đến năm 2020
Số hiệu: 16/2000/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 03/02/2000 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 08/03/2000 Số công báo: Số 9
Lĩnh vực: Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 16/2000/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 03 tháng 2 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 16/2000/QĐ-TTG NGÀY 03 THÁNG 02 NĂM 2000 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG SÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải (tờ trình số 2856/GTVT-KHĐT ngày 21 tháng 8 năm 1999) và ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 8098/BKH-VPTĐ ngày 13 tháng 12 năm 1999),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sông Việt Nam đến năm 2020" với những nội dung chủ yếu sau :

1. Mục tiêu quy hoạch

a) Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sông đến năm 2020 là cơ sở để đầu tư xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông đường sông hợp lý và thống nhất trong cả nước, có quy mô phù hợp với từng vùng lãnh thổ, hình thành những trung tâm nối kết cơ sở hạ tầng, dịch vụ vận tải đường sông, tạo điều kiện khai thác tiềm năng hiện có và phát triển năng lực của ngành giao thông vận tải đường sông.

Từng bước xây dựng ngành giao thông vận tải đường sông Việt Nam phát triển đồng bộ và hiện đại cả về luồng tuyến, bến cảng, phương tiện vận tải và bốc xếp nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý, nhanh chóng và an toàn.

b) Đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành giao thông vận tải đường sông trên cơ sở phát huy nội lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm bằng mọi nguồn vốn nhằm phát triển bền vững, tăng cường năng lực của hệ thống quản lý, mở rộng hoạt động cung cấp các dịch vụ, bảo đảm an toàn giao thông, phát huy và nâng cao ưu thế sẵn có về kinh tế kỹ thuật của ngành.

2. Nội dung và quy mô các yếu tố chính của quy hoạch

a) Giao thông vận tải đường sông chiếm tỷ trọng 25 - 30% về tấn và Tkm, 10 - 15% về hành khách và hành khách-Km trong tổng khối lượng vận tải của toàn ngành giao thông vận tải.

b) Phát triển mạnh đội tàu sông theo hướng đa dạng có cơ cấu hợp lý, nhưng chú trọng phát triển tàu tự hành, tàu chở container, tàu khách nhanh, ... áp dụng các công nghệ tiên tiến trong vận tải và đóng mới tàu sông nhằm tăng tốc độ vận chuyển của phương tiện lên 10 - 12 Km/giờ đối với đoàn kéo đẩy, và 20 Km/giờ đối với tàu tự hành.

c) Xây dựng các cảng đầu mối khu vực, các cụm cảng sau : cụm cảng Ninh Bình - Ninh Phúc, cụm cảng Hà Nội - Khuyến Lương, cụm cảng thành phố Hồ Chí Minh, cảng Việt Trì, cảng Hòa Bình, cảng Đa Phúc, cảng Cao Lãnh, cảng Long Xuyên, cảng Vĩnh Long, cảng Cà Mau. Từng bước trang bị cho các cảng thiết bị xếp dỡ hiện đại để các cảng đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ tiếp chuyển hàng hóa cho khu vực và liên hiệp vận chuyển giữa đường sông với đường bộ và đường sắt. Dự kiến công suất các cụm cảng và các cảng đầu mối khu vực ghi tại phụ lục 1 kèm theo Quyết định này.

d) Xây dựng ở mỗi tỉnh (chủ yếu ở phía Nam) một cảng hoặc bến có trang bị thiết bị bốc xếp phù hợp phục vụ thu gom hàng hóa.

đ) Tập trung nâng cấp, cải tạo các luồng tuyến chính, trọng tâm là đưa vào cấp các tuyến sau:

+ Các tuyến đạt tiêu chuẩn cấp 1 : Cửa Đáy - Ninh Bình, Lạch Giàng - Hà Nội, sông Tiền, sông Hậu;

+ Các tuyến đạt tiêu chuẩn cấp 2 : từ Việt Trì, Hà Nội, Ninh Bình đi Hải Phòng, Quảng Ninh qua sông Đuống và sông Luộc;

+ Các tuyến đạt tiêu chuẩn cấp 3 : từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cà Mau (qua kênh Xà No), đi Kiên Lương (qua kênh Rạch Giá và qua kênh Tháp Mười Tứ giác Long Xuyên);

+ Các tuyến khác tận dụng điều kiện thiên nhiên kết hợp với cải tạo luồng để đạt tiêu chuẩn tuyến sông cấp 3 hoặc cấp 4.

e) Hiện đại hóa hệ thống báo hiệu đường thủy phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

g) Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở cho đóng mới, sửa chữa tàu sông, hoa tiêu, cảng vụ, trục vớt cứu hộ đường sông ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.

Điều 2. Về đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển theo quy hoạch được duyệt.

a) Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ từng dự án trung hạn và dài hạn cụ thể kèm theo các kiến nghị về tạo nguồn đầu tư, các chính sách huy động và sử dụng vốn của từng dự án, các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm cho tăng trưởng và phát triển bền vững ngành đường sông Việt Nam.

b) Nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án ưu tiên đến năm 2005 là 2.239 tỷ đồng (vốn trong nước : 830 tỷ đồng, vốn nước ngoài : 1.409 tỷ đồng). Chi tiết ghi tại phụ lục 2 kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch.

a) Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về quản lý và tổ chức thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sông Việt Nam đến năm 2020, và thực hiện những nhiệm vụ sau :

- Phê duyệt các quy hoạch phát triển đường sông từng khu vực phù hợp với Quy hoạch tổng thể đã duyệt;

- Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các điều chỉnh hoặc bổ sung Quy hoạch tổng thể sau khi đã thống nhất với các Bộ, ngành và các địa phương;

- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc quyết định đầu tư các dự án cụ thể phù hợp với Quy hoạch tổng thể đã duyệt theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng;

- Chủ trì việc nghiên cứu và xây dựng cơ chế, chính sách tạo nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đội tàu vận tải, trang thiết bị bốc xếp, tăng cường năng lực quản lý ngành đường sông trình Chính phủ phê duyệt;

- Phối hợp với các cơ quan chức năng và các địa phương liên quan đề xuất phương án sử dụng và quản lý chặt chẽ qũy đất, vùng mặt nước theo quy định hiện hành của pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống cảng, cơ sở hạ tầng và nâng cao năng lực vận tải của ngành đường sông theo Quy hoạch được duyệt.

b) Cục Đường sông Việt Nam có trách nhiệm quản lý, khai thác các công trình cơ sở hạ tầng, các dịch vụ khai thác đường sông theo quy hoạch được duyệt và các quy định hiện hành.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành.

Điều 5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

PHỤ LỤC 1

DỰ KIẾN CÔNG SUẤT CÁC CỤM CẢNG VÀ CÁC CẢNG ĐẦU MỐI KHU VỰC THEO QUY HOẠCH
(Kèm theo Quyết định số : 16/2000/QĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ)

Số TT

Tên cảng

Đơn vị tính

Dự kiến công suất cảng

Loại cảng

 

 

 

Đến 2010

Đến 2020

 

1

Cụm cảng Hà Nội - Khuyến Lương

103 tấn

1.900

2.500

Cảng tổng hợp

2

Cụm cảng Ninh Bình - Ninh Phúc

"

1.900

2.500

"

3

Cụm cảng thành phố Hồ Chí Minh

"

2.000

3.000

"

4

Cảng Việt Trì

"

735

1.230

"

5

Cảng Hòa Bình

"

450

550

"

6

Cảng Đa Phúc

"

200

200

"

7

Cảng Vĩnh Long

"

700

950

"

8

Cảng Long Xuyên

"

850

1.400

"

9

Cảng Cao Lãnh

"

700

1.150

"

10

Cảng Cà Mau

"

390

470

"

11

Cảng Hà Nội

103 khách

320

550

Cảng khách

12

Cảng thành phố Hồ Chí Minh

"

1.500

2.400

"

13

Cảng Cần Thơ

"

1.200

1.700

"

 

PHỤ LỤC 2

NỘI DUNG ĐẦU TƯ VÀ NHU CẦU ĐẦU TƯ THEO QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2005
(Kèm theo Quyết định số : 16/2000/QĐ-TTg ngày 03 tháng 02 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ)

TT

Nội dung đầu tư theo giai đoạn

Tỷ đồng

I

Giai đoạn cấp bách (1999 - 2000)

57

1

Bổ sung báo hiệu trên các tuyến chờ dự án

34,5

2

Xây dựng phao tiêu, báo hiệu, PTQL các tuyến mới bổ sung đưa về trung ương quản lý

22,5

II

Giai đoạn 2000 - 2005 :

2.182

1

Hai tuyến đường thủy phía Nam và cảng Cần Thơ

984

2

Tuyến vận tải thủy qua Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên

75

3

Tuyến sông Đuống (Hải Phòng - Hà Nội)

25

4

Tuyến Cửa Đáy - Ninh Bình và cảng Ninh Bình

15

5

Tuyến Lạch Giang - Hà Nội

55

6

Tuyến ra các đảo Cô Tô và cảng Cát Bà

35

7

Cảng khách Hà Nội

5

8

Cảng khách thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

15

9

Thanh thải chướng ngại vật

48

10

Xây dựng cơ sở vật chất Cảng vụ

19

11

Kè bờ sông Hồng đoạn Hà Nội

740

12

Tuyến Quảng Ninh - Phả Lại

16

13

Điều tra quản lý của các địa phương và xây dựng một số cảng tại một số tỉnh trọng điểm

150