Quyết định 1593/QĐ-UBND năm 2014 về chính sách hỗ trợ thực hiện cơ chế đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của đơn vị sử dụng lao động
Số hiệu: 1593/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh An Giang Người ký: Hồ Việt Hiệp
Ngày ban hành: 18/09/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1593/QĐ-UBND

An Giang, ngày 18 tháng 9 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ THỰC HIỆN CƠ CHẾ ĐÀO TẠO NGHỀ THEO ĐƠN ĐẶT HÀNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 2442/QĐ-UBND ngày 28/12/2010 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2020”;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09/8/2012 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Lao động - TBXH;

Căn cứ Chương trình công tác số 01/Ctr-UBND ngày 09/01/2014 của UBND tỉnh An Giang;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành chính sách hỗ trợ thực hiện cơ chế đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của các đơn vị sử dụng lao động như sau:

1. Đối tượng áp dụng:

a) Đơn vị sử dụng lao động gồm Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trang trại, Hợp tác xã v.v..(gọi chung là doanh nghiệp), đang hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang, có nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề.

b) Cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về dạy nghề lao động nông thôn (các ngành nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp: Cấp tỉnh là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cấp huyện là Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội; các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp: Cấp tỉnh là Sở Nông nghiệp và PTNT, cấp huyện là Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế đối với thị xã, thành phố).

c) Các trường, trung tâm dạy nghề, các cơ sở có tham gia dạy nghề (gọi chung là cơ sở dạy nghề).

d) Người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp nhưng chưa qua đào tạo, chưa có văn bằng, chứng chỉ hoặc người lao động trong độ tuổi lao động (nam từ đủ 15 đến 60 tuổi, nữ từ đủ 15 đến 55 tuổi) chưa qua đào tạo, chưa có việc làm, nay đăng ký học nghề để được đơn vị sử dụng lao động tiếp nhận vào làm việc tại đơn vị sau khi kết thúc khóa học.

2. Điều kiện và quy trình thực hiện:

2.1. Điều kiện:

a) Đối với doanh nghiệp:

- Số lượng lao động tối thiểu cần đào tạo trước khi tuyển dụng đối với mỗi ngành nghề là 30 lao động.

- Đảm bảo tuyển dụng tối thiểu 90% số lao động được đào tạo theo hợp đồng. Trong trường hợp, không thực hiện đúng cam kết, doanh nghiệp có trách nhiệm bồi hoàn 100% chi phí đào tạo theo hợp đồng đã ký kết.

- Đối với lao động đang làm việc tại doanh nghiệp nhưng chưa qua đào tạo, doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo lại, yêu cầu mỗi ngành nghề phải có tối thiểu 60 lao động.

b) Đối với cơ sở dạy nghề:

- Khi được cơ quan chức năng chọn ký kết hợp đồng đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp phải bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị; giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý lớp; chương trình, tài liệu học tập…và tổ chức dạy nghề đúng chương trình đào tạo đã được đặt hàng/phê duyệt.

- Tổ chức kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp chứng chỉ nghề theo đúng quy định.

- Lập các biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học đối với các lớp nghề đúng hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý trong đào tạo nghề theo quy định.

- Thực hiện đầy đủ các cam kết đã ký trong hợp đồng đào tạo nghề theo đơn đặt hàng với cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề và đơn vị sử dụng lao động; quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành; thống kê, tổng hợp báo cáo kết quả tổ chức dạy nghề theo quy định.

c) Người lao động: Phải có hộ khẩu tại tỉnh An Giang; có Đơn đăng ký học nghề (theo mẫu quy định) và được UBND xã xác nhận vào đơn đăng ký học nghề.

2.2. Quy trình thực hiện:

a) Doanh nghiệp có Đơn đăng ký nhu cầu đào tạo nghề gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề theo mẫu phụ lục 1 đính kèm.

b) Sau khi nhận được Đơn đăng ký của doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước về dạy nghề có trách nhiệm thẩm tra nhu cầu đào tạo lao động của doanh nghiệp, cơ sở vật chất, yêu cầu đào tạo v.v...trong thời gian 09 ngày làm việc.

c) Sau khi thẩm định xong Đơn đăng ký của doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước về dạy nghề sẽ chọn lọc và đề cử cơ sở dạy nghề có đủ điều kiện và đảm bảo chất lượng dạy nghề (trên cơ sở có thỏa thuận với doanh nghiệp) để tiến hành ký kết hợp đồng đào tạo nghề theo hình thức 03 bên (cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về dạy nghề, cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp) theo mẫu phụ lục 2 đính kèm.

d) Nếu Doanh nghiệp có tham gia, phối hợp với cơ sở dạy nghề trong việc đào tạo nghề, thì được hỗ trợ phần kinh phí tương ứng với việc phối hợp, tham gia đó. Kinh phí hỗ trợ do 02 bên thỏa thuận (có hợp đồng thỏa thuận riêng) nhưng phải được sự thống nhất của cơ quan chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề. Doanh nghiệp được phép tham gia vào quá trình đánh giá kết quả học tập cuối khóa làm cơ sở để cấp chứng chỉ nghề cho học viên của cơ sở dạy nghề.

3. Chính sách hỗ trợ:

- Doanh nghiệp được nhà nước hỗ trợ một phần chi phí đào tạo nghề cho lao động theo danh mục các nhóm nghề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đính kèm phụ lục 3). Trong trường hợp, kinh phí đào tạo nghề cho lao động theo đơn đặt hàng vượt quá định mức qui định, cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề sẽ làm việc thống nhất với doanh nghiệp về khoản chênh lệch sẽ do doanh nghiệp tự chi trả cho cơ sở đào tạo nghề.

- Trên cơ sở hợp đồng dạy nghề đã ký kết, cơ sở dạy nghề được tạm ứng kinh phí dạy nghề bằng 70% kinh phí theo hợp đồng đã ký.

- Phần kinh phí còn lại (30%) sẽ được thanh toán cho cơ sở dạy nghề sau khi khóa học kết thúc (lao động phải được cấp chứng chỉ nghề theo qui định).

4. Kinh phí thực hiện: Từ nguồn kinh phí hỗ trợ lao động nông thôn học nghề theo Quyết định số 1956 thuộc Dự án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Chi phí quản lý được trích lại 5% từ chi phí đào tạo cho từng nghề theo Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Điều 2. Quyết định này được áp dụng đối với hình thức đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của các đơn vị sử dụng lao động. Đối với các nghề đào tạo chưa có tên trong danh mục, giao cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan căn cứ tình hình thực tế để tính toán định mức chi đào tạo phù hợp với các quy định hiện hành.

Giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Giám đốc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ LĐ-TB&XH (để b/c),
- TT.TU, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- VP.TU, VP. UBND tỉnh;
- Sở LĐTBXH, NN&PTNT, TC, KHĐT,CT, TT-TT;
- Các Hội, Đoàn thể tỉnh;
- Các cơ sở dạy nghề;
- UBND các huyện, thị, thành phố;
- Lưu: VX, TH, VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Hồ Việt Hiệp

 

Phụ lục 1

Tên đơn vị:……
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ NHU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ

Kính gửi:..................................................................................................

Tên đơn vị sử dụng lao động: ..................................................................................

Địa chỉ:.......................................................................................................................

Số điện thoại:........................................... số fax:.....................................................

Có nhu cầu đào tạo lao động như sau:

1. Lao động cần đào tạo để doanh nghiệp tuyển dụng:

- Nghề đào tạo:.................................................................................................

- Số lượng:.........................lao động (trong đó: nam:...........; nữ:.................)

- Trình độ đào tạo:......................................................................................................

Yêu cầu về kỹ năng, kỹ thuật thực hành nghề (yêu cầu cơ bản):...............................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

- Thời gian đào tạo:.................giờ (trong đó: lý thuyết.........giờ, thực hành..........giờ).

2. Lao động đang làm việc tại doanh nghiệp chưa qua đào tạo có nhu cầu dạy nghề, kèm nghề, truyền nghề:

- Nghề đào tạo:..........................................................................................................

- Số lượng:.........................lao động (trong đó: nam:...........; nữ:.................)

- Trình độ đào tạo:

Yêu cầu về kỹ năng, kỹ thuật thực hành nghề (yêu cầu cơ bản):...............................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

- Thời gian đào tạo:.................giờ (trong đó, lý thuyết.........giờ, thực hành..........giờ).

Doanh nghiệp cam kết tạo việc làm, thu nhập ổn định cho lao động sau khi được dạy nghề, kèm nghề, truyền nghề.

 

 

Lãnh đạo đơn vị sử dụng lao động
(Ký tên, đóng dấu)

 

* Ghi chú: Doanh nghiệp phải cam kết tuyển dụng trên 90% lao động qua đào tạo nghề theo đơn đặt hàng. Trong trường hợp, không thực hiện đúng cam kết, doanh nghiệp sẽ không nhận kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định.

 

Phụ lục 2

UBND HUYỆN …………
PHÒNG LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO NGHỀ

Số:.............../HĐĐTN-LĐTBXH

Căn cứ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 được Quốc Hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/06/2005;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số /QĐ-UBND ngày ……tháng …. năm 20 14 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành chính sách hỗ trợ thực hiện cơ chế đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của các đơn vị sử dụng lao động.

Hôm nay, ngày tháng ..... năm .....tại ………………………………………. chúng tôi gồm:

BÊN A: (CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DẠY NGHỀ NÔNG THÔN)………………

....…………………………………………………………………………………………..

- Địa chỉ: ……………………………………………………………….

- Điện thoại: ………..…          Fax: …………….

- Do ông (bà):......................................................Chức vụ:..........................làm đại diện.

BÊN B: CƠ SỞ DẠY NGHỀ ..............................................................................................

- Địa chỉ: .............................................................................................................................

- Điện thoại: .....................................................Fax: ...........................................................

- Do ông (bà): .....................................................Chức vụ:.............................làm đại diện.

- Số tài khoản:.......................................................tại Ngân hàng........................................

BÊN C: ĐƠN VỊ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG…………………………………………………..

- Địa chỉ: ……………………………………………………………….

- Điện thoại: ………..…               Fax: …………….

- Do ông (bà):......................................................Chức vụ:..........................làm đại diện.

Ba bên cùng thỏa thuận ký kết hợp đồng với các điều khoản sau:

Điều 1: Nội dung công việc của hợp đồng.

Bên A, Bên B và Bên C thỏa thuận hợp tác thực hiện đào tạo các lớp dạy nghề cụ thể như sau:

- Đối tượng học nghề: Là người trong độ tuổi lao động, chưa có việc làm, chưa qua đào tạo nghề, nay đăng ký học nghề theo địa chỉ để được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp.

Hoặc

- Đối tượng học nghề: Là người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp nhưng chưa qua đào tạo, chưa có văn bằng chứng chỉ.

Số TT

Tên nghề đào tạo

Số lớp

Số giờ/ lớp

Số học viên /lớp

Thời gian mở lớp

Địa điểm

Thành tiền
(đồng)

1

Ví dụ 1: May công nghiệp

1

280

30

15/3/2014 đến 15/4/2014

- Dạy lý thuyết ở Trung tâm DN-GDTX Châu Phú

- Dạy thực hành ở Xưởng may công ty……………, xã Bình Long, Châu Phú.

36.000.000

2

Ví dụ 2: Kỹ thuật chế biến thủy sản đông lạnh

2

280

60

10/3/2014 đến 10/5/2014

- Địa điểm tổ chức lớp: Công ty Chế biến Thủy sản đông lạnh .…

72.000.000

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

Điều 2: Giá trị hợp đồng.

Tổng giá trị hợp đồng là ........................ đồng

(Số tiền bằng chữ: ………………………………………….đồng).

Điều 3: Thanh toán hợp đồng.

Sau khi hợp đồng được 3 bên ký kết, bên A tạm ứng cho bên B số tiền bằng 70% tổng giá trị hợp đồng (bằng hình thức chuyển khoản) để làm chi phí triển khai thực hiện ngay việc đào tạo nghề theo đơn đặt hàng.

Phần kinh phí còn lại 30%, bên A sẽ thanh toán cho bên B (bằng hình thức chuyển khoản)

sau khi khóa học kết thúc, trong thời gian 15 ngày làm việc.

Chứng từ thanh, quyết toán theo quy định của Nhà nước.

Theo Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt, trong chi phí dạy nghề cho lao động nông thôn có chi phí quản lý được trích lại 5% từ chi phí đào tạo cho từng nghề và được trích lại như sau:

- 2% chi phí quản lý cho cơ quan quản lý trực tiếp và ký hợp đồng (bên A)

- 3% chi phí quản lý cho đơn vị dạy nghề để làm chi phí quản lý lớp theo quy định.

Điều 4: Trách nhiệm các bên. Bên A:

- Có trách nhiệm cùng với bên B theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh trong suốt quá trình đào tạo, nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

- Thanh toán hợp đồng cho bên B như qui định tại Điều 3 của Hợp đồng.

Bên B:

- Có trách nhiệm mở lớp dạy nghề theo hợp đồng đã ký kết; trường hợp không mở được lớp, trong khoảng thời gian 10 ngày (tính từ ngày ký kết hợp đồng dạy nghề) Bên B phải thông báo và hoàn trả ngay số tiền đã ứng cho Bên A; trường hợp thay đổi nội dung hợp đồng đã ký kết, thì Bên B phải có văn bản gửi Bên A và giải thích rõ lý do vì sau phải thay đổi nội dung hợp đồng đã ký kết.

Mọi trường hợp chiếm dụng kinh phí hay vi phạm các nội dung khác đã thỏa thuận, Bên B hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trường hợp thay đổi tên lớp nghề, thì phải hủy hợp đồng đã ký và thay thế bằng hợp đồng ký mới.

- Chương trình, giáo trình dạy nghề phải được Bên A thẩm định trước khi mở lớp.

- Sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, không để thất thoát, tập hợp và lưu trữ các chứng từ thu, chi, thanh toán theo chế độ kế toán hiện hành, chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ đó.

- Học viên hoàn thành khoá học phải được kiểm tra và đánh giá, nếu đạt yêu cầu, được cơ sở dạy nghề cấp chứng chỉ nghề theo quy định.

- Quản lý tốt việc giảng dạy của giáo viên, học tập của học viên, đánh giá kết quả của lớp học, đảm bảo đào tạo đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất.

Bên C:

- Tham gia, phối hợp với Bên B xây dựng chương trình, giáo trình hoặc tài liệu dạy nghề phù hợp với quy trình sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và hiệu quả sản xuất.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi phục vụ cho việc giảng dạy và thực hành cho học viên tham gia khóa học theo Đơn đặt hàng.

- Có kế hoạch tuyển dụng tối thiểu 90% lao động qua đào tạo nghề theo đơn đặt hàng sau khi được kiểm tra đạt yêu cầu.

Trong trường hợp, bên C thực hiện không đúng cam kết, Bên C có trách nhiệm bồi hoàn 100% giá trị hợp đồng đào tạo cho bên B.

- Đảm bảo lao động có việc làm, thu nhập ổn định sau khi được tuyển dụng.

Điều 5: Điều khoản thi hành

- Hợp đồng này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và kết thúc khi hợp đồng được thanh lý .

- Các bên có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ các Điều khoản đã nêu trong hợp đồng.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề khó khăn, phát sinh thì phải được các bên thỏa thuận bằng văn bản do đại diện có thẩm quyền của các bên ký.

- Hợp đồng được lập thành 04 bản, có giá trị pháp lý như nhau, bên A và bên C mỗi bên giữ 01 bản, bên B giữ 02 bản.

 

ĐẠI DIỆN BÊN C
(Đơn vị sử dụng lao động)

ĐẠI DIỆN BÊN B
(Cơ sở dạy nghề)

ĐẠI DIỆN BÊN A
(Cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề)

 

Phụ lục 3

DANH MỤC

Các nhóm nghề và định mức kinh phí hỗ trợ dạy nghề theo đơn đặt hàng của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh An Giang
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1593/QĐ-UBND ngày 18/9/2014 của UBND tỉnh An Giang)

TT

Nhóm nghề

Thời gian tối thiểu thực học (tháng) hoặc tổng số giờ dạy tối thiểu/khóa học

Mức hỗ trợ dạy nghề
(đồng/người/khóa)

1

Nông nghiệp - Ngư nghiệp - Thủy sản

2 tháng (280 giờ)

1.200.000

2

Thủ công, mỹ nghệ

3 tháng (420 giờ)

1.300.000

3

Sản xuất đồ nhựa, cao su

3 tháng (420 giờ)

1.200.000

4

Sản xuất đồ gỗ, nhôm

3 tháng (420 giờ)

1.500.000

5

Công nghiệp: Dệt, May

2 tháng (280 giờ)

1.200.000

6

Cơ khí, điện, xây dựng

3 tháng (420 giờ)

1.500.000

7

Thương mại, dịch vụ

2 tháng (280 giờ)

1.200.000

* Ghi chú:

1. Quy định thời gian dạy: Thời gian dạy lý thuyết tối đa bằng 30% tổng số giờ thực học, thời gian còn lại dạy thực hành và hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo. Nếu dạy tích hợp (lý thuyết kết hợp thực hành), thì hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo chiếm khoảng 5 - 6 % tổng số giờ của khóa học.

2. Quy định lớp học:

- Số học viên không vượt quá 35 người/lớp;

- Học viên của 01 lớp được căn cứ vào Quyết định cấp chứng chỉ nghề (học viên hoàn thành khóa học được kiểm tra, đánh giá đạt yêu cầu, thì được cơ sở dạy nghề cấp chứng chỉ nghề).

3. Quy định khung định mức chi cho lớp dạy nghề:

- Tổng chi phí hỗ trợ cho một lớp dạy nghề được xác định trên cơ sở: Số lượng học viên của lớp x (nhân) với định mức hỗ trợ theo nhóm nghề (đồng/người/khóa).

- Chi phí cho giáo viên dạy lý thuyết (kể cả dạy các nội dung về pháp luật lao động, vệ sinh an toàn lao động hoặc an toàn thực phẩm) không vượt quá 10% so với tổng chi phí của một lớp đào tạo.

- Chi phí dạy thực hành, bao gồm: Lương giáo viên, phôi liệu, nguyên vật liệu, thiết bị, khấu hao tài sản cố định lớp học, thuê vận chuyển thiết bị đối với những nghề dạy lưu động, chỉnh sửa biên soạn chương trình, giáo trình (nếu có) không dưới 75% tổng chi cho 01 lớp đào tạo.

- Chi quản lý, tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, tài liệu học viên, cấp chứng chỉ nghề, thuê địa điểm học (nếu có).... Không vượt quá 15% so với tổng chi phí của 01 lớp đào tạo.

- Định mức trên chưa tính tiền ăn, tiền đi lại đối với học viên thuộc các đối tượng được hỗ trợ của “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn”.

4. Chính sách hỗ trợ đối với người học nghề (học viên):

Chính sách hỗ trợ đối với người học nghề được thực hiện theo quy định hiện hành: Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công đối với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác (Tiền ăn mỗi ngày thực học 15.000/học viên, từ nơi cư trú đến địa điểm học từ 15km trở lên được hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé phương tiện giao thông công cộng với mức hỗ trợ tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học). Căn cứ vào quyết định tốt nghiệp, Nhà nước sẽ chuyển cấp kinh phí hỗ trợ thông qua cơ sở dạy nghề và cơ sở dạy nghề có nhiệm vụ chi trả trực tiếp cho từng học viên.