Quyết định 1535/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2019–2020
Số hiệu: 1535/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh An Giang Người ký: Trần Anh Thư
Ngày ban hành: 25/06/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Môi trường, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1535/QĐ-UBND

An Giang, ngày 25 tháng 6 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ BAO GÓI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT SAU SỬ DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2019 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

Căn cứ Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng;

Căn cứ Thông báo số 132/TB-VPUBND ngày 27 tháng 03 năm 2019 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh về ý kiến kết luận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Trần Anh Thư tại buổi họp xử lý đề nghị phê duyệt Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2019 – 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 193/TTr-STNMT ngày 27 tháng 05 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2019 – 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh: CT và các PCT;
- Hội Nông dân tỉnh, Hội LH Phụ nữ tỉnh;
- Tỉnh Đoàn;
- Các Sở: TNMT, NNPTNT, TC;
- Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố;
- VPUBND tỉnh: LĐVP, P.KTN;
- Công ty CP MT Đô thị An Giang;
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Anh Thư

 

KẾ HOẠCH

THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ BAO GÓI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT SAU SỬ DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2019 – 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1535/QĐ-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

Để triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT- BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật (gọi tắt là BVTV) sau sử dụng, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành Kế hoạch số 383/KH-UBND ngày 28/6/2018 về việc nhân rộng mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2018.

Mô hình thực hiện trên địa bàn của 10 xã: Tà Đảnh, Vĩnh Gia - huyện Tri Tôn; Vĩnh Chánh, Tây Phú - huyện Thoại Sơn; Mỹ Hiệp, Tấn Mỹ - huyện Chợ Mới; Mỹ Hòa Hưng, Mỹ Khánh - thành phố Long Xuyên; Vĩnh Tế, Vĩnh Châu - thành phố Châu Đốc. Qua 07 tháng triển khai thực hiện mô hình đã đạt được một số kết quả như sau:(1) Đã bố trí được 459 thùng chuyên dụng; Tổng lượng bao gói thuốc BVTV sau sử dụng được thu gom đến ngày 26/4/2019 là 11.971,2 kg (Công ty Cổ phần Môi trường đô thị An Giang là: 7.218,2 kg; Mô hình do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Cục Bảo vệ thực vật thực hiện và Công ty TNHH INSEE Việt Nam là đơn vị thu gom, xử lý: 4.753 kg);(2) Công tác tuyên truyền, tập huấn: Hội Nông dân tỉnh phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức 20 cuộc tập huấn cho trên 450 nông dân và cán bộ chi hội, hội viên nông dân tại các huyện, thành phố; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức 103 lớp tập huấn với 4.130 nông dân tham dự, cấp phát 4.900 tờ bướm tuyên truyền. Uỷ ban nhân dân của 10 xã tham gia mô hình tổ chức trên 30 cuộc tuyên truyền thông qua các cuộc họp lệ, sinh hoạt tổ, khóm, ấp, họp dân và trên 200 cuộc trên loa phóng thanh của xã.

Nhằm tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được, đồng thời góp phần giúp các xã đạt chuẩn xã nông thôn mới và hạn chế ô nhiễm do bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch Thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2019 – 2020, với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU

1. Mục tiêu:

- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân trong việc sử dụng và tác hại của việc thải bỏ bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên đồng ruộng và những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

- Thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng tại Các Vùng chuyên canh rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; Vùng chuyên canh xoài, cây ăn trái theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; Vùng sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP và GAP và trên địa bàn các xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

- Tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững, cải thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, góp phần xây dựng và thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

2. Yêu cầu:

- Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, đơn vị liên quan và cộng đồng phải xác định được tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng của việc quản lý không tốt bao gói thuốc BVTV sau sử dụng, từ đó quan tâm triển khai các hoạt động một cách cụ thể, thiết thực và phù hợp với tình hình thực tế tại địa bàn quản lý.

- Huy động các nguồn lực; các sở, ngành, địa phương và các tổ chức xã hội, cá nhân, hộ gia đình thực hiện công tác quản lý, sử dụng, thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng đảm bảo kịp thời, có hiệu quả.

- Thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý tại các Vùng chuyên canh rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; Vùng chuyên canh xoài, cây ăn trái theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; Vùng sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP và GAP; Các xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

- Duy trì mô hình đã triển khai trong năm 2018 tại 10 xã của 05 huyện, thành phố: Long Xuyên, Châu Đốc, Chợ Mới, Thoại Sơn và Tri Tôn.

II. NỘI DUNG VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng kinh phí thực hiện: Kế hoạch Thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2019 – 2020 là: 3.943.415.485 đồng (Bằng chữ: Ba tỷ chín trăm bốn mươi ba triệu bốn trăm mười lăm ngàn bốn trăm tám mươi lăm đồng), chi tiết theo Phụ lục 1 đính kèm Kế hoạch, trong đó:

- Kinh phí thực hiện năm 2019 là: 2.851.539.992 đồng.

- Kinh phí thực hiện năm 2020 là: 1.091.875.493 đồng.

2. Công tác tuyên truyền: Tổ chức thực hiện tuyên truyền bằng nhiều hình thức, như: In ấn, tài liệu về cách thức sử dụng, phương thức thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV cho người sử dụng thuốc BVTV; Lắp đặt pano tuyên truyền; Tổ chức các lớp tập huấn về công tác quản lý, thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng (đính kèm Phụ lục 2).

2.1. Tổ chức các lớp tập huấn về công tác quản lý, thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng

- Khối lượng công việc: 04 lớp (02 lớp/năm).

- Đối tượng tập huấn: Cán bộ quản lý môi trường, nông nghiệp của xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, thành phố.

- Kinh phí thực hiện: 88.000.000 đồng.

- Đơn vị thực hiện:

+ Sở Tài nguyên và Môi trường: Tổ chức 01 lớp/năm;

+ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn: Tổ chức 01 lớp/năm;

- Thời gian thực hiện: Năm 2019 và năm 2020.

- Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách tỉnh phân bổ cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2.2. In ấn, tài liệu về cách thức sử dụng, phương thức thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV cho người sử dụng thuốc BVTV

- Khối lượng: 1.000 cuốn sổ tay; 15.000 tờ rơi.

- Đối tượng: Cán bộ quản lý môi trường, nông nghiệp của xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, thành phố; người dân; doanh nghiệp kinh doanh thuốc BVTV.

- Kinh phí thực hiện: 220.000.000 đồng.

- Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách tỉnh phân bổ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Thời gian thực hiện: Năm 2019.

2.3. Lắp đặt pano tuyên truyền

- Khối lượng: 106 cái, bao gồm: Lắp tại các xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao: 4 cái/xã; Vùng chuyên canh: Từ 01 đến 03 cái/vùng.

- Vị trí lắp đặt: Tại các xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và Vùng chuyên canh rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; Vùng chuyên canh xoài, cây ăn trái theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; Vùng sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP và GAP.

- Kinh phí thực hiện: 318.000.000 đồng.

- Thời gian thực hiện: Năm 2019.

- Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách tỉnh phân bổ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.

3. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý

3.1. Triển khai thu gom, vận chuyển và xử lý tại các vùng chuyên canh rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; Vùng chuyên canh xoài, cây ăn trái theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; Vùng sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP và GAP (đính kèm Phụ lục 3).

- Tổng diện tích đất của 15 vùng chuyên canh là: 4.355,5 ha.

- Tổng khối lượng bao gói thuốc BVTV sau sử dụng phát sinh: 4.375,24 kg/năm.

- Tổng kinh phí thực hiện là: 840.635.105 đồng. Trong đó:

+ Năm 2019 là: 746.567.553 đồng, gồm chi phí: Thu gom, vận chuyển: 21.876.175 đồng; Xử lý: 72.191.378 đồng; Trang bị thùng: 652.500.000 đồng.

+ Năm 2020 là: 94.067.553 đồng, gồm chi phí: Thu gom, vận chuyển: 21.876.175 đồng; Xử lý: 72.191.378 đồng; Không đầu tư thùng, do đã được đầu tư năm 2019.

- Thời gian thu gom, vận chuyển và xử lý: Theo số lượng thực tế phát sinh từng địa phương và do Công ty Cổ phần Môi trường đô thị An Giang tổ chức thực hiện.

- Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách của cấp huyện.

3.2. Duy trì thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý tại 10 xã đã triển khai theo Kế hoạch số 383/KH-UBND ngày 28/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh (đính kèm Phụ lục 4)

- Tổng diện tích đất trồng cây hàng năm và lâu năm của 10 xã (trong đó có 05 xã xây dựng đạt nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2019 – 2020) là: 23.433,88 ha.

- Tổng khối lượng bao gói thuốc BVTV sau sử dụng phát sinh: 26.860,7 kg/năm.

- Tổng kinh phí thực hiện là: 1.155.008.896 đồng. Trong đó:

+ Năm 2019 là: 577.504.448 đồng, gồm chi phí: Thu gom, vận chuyển: 34.303.360 đồng; Xử lý: 443.201.088 đồng; Không đầu tư thùng, do đã được đầu tư năm 2018.

+ Năm 2020 là: 577.504.448 đồng, gồm chi phí: Thu gom, vận chuyển: 34.303.360 đồng; Xử lý: 443.201.088 đồng; Không đầu tư thùng, do đã được đầu tư năm 2018;

- Thời gian thu gom, vận chuyển và xử lý: Theo số lượng thực tế phát sinh từng địa phương và do Công ty Cổ phần Môi trường đô thị An Giang tổ chức thực hiện.

- Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách của cấp huyện.

3.3. Triển khai thu gom, vận chuyển và xử lý tại các xã nông thôn mới nâng cao (đính kèm Phụ lục 5 và phụ lục 6)

- Tổng diện tích đất trồng cây hàng năm và lâu năm của 09 xã nông thôn mới nâng cao là: 11.824,56 ha.

- Tổng khối lượng bao gói thuốc BVTV sau sử dụng phát sinh cần xử lý năm 2019 là 18.905,5 kg. Trong đó, năm 2019 phát sinh là 17.502,5 kg và khối lượng tồn đọng tại địa phương những năm trước là 1.043 kg.

- Tổng kinh phí thực hiện là: 1.319.771.484 đồng, trong đó:

+ Năm 2019: 943.467.992 đồng, gồm chi phí: Thu gom, vận chuyển: 94.527.440 đồng; Xử lý: 311.940.552 đồng; Trang bị thùng: 537.000.000 đồng.

+ Năm 2020: 376.303.492 đồng, gồm chi phí: Thu gom, vận chuyển: 87.512.440 đồng; Chi phí xử lý: 288.791.052 đồng; Không đầu tư thùng, do đã được đầu tư năm 2019.

- Thời gian thu gom, vận chuyển và xử lý: Theo số lượng thực tế phát sinh từng địa phương và do Công ty Cổ phần Môi trường đô thị An Giang tổ chức thực hiện.

- Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách của cấp huyện.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch này.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền và phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền về công tác thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng; Xây dựng và cung cấp nội dung tuyên truyền.

- Theo dõi, kiểm tra, giám sát công tác thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn tỉnh; Hướng dẫn vận chuyển, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; Hướng dẫn đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại và báo cáo công tác quản lý chất thải nguy hại theo quy định.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Xây dựng kế hoạch hướng dẫn, tuyên truyền và lồng ghép trong các cuộc hội thảo, hội nghị, tập huấn cho các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng thuốc BVTV và thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng theo quy định.

- Lồng ghép các chương trình, đề tài, dự án, tập huấn mùa vụ của khuyến nông để tập huấn cho nông dân về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả và hướng dẫn thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát công tác thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục duy trì và chủ trì thực hiện mô hình do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp đã và đang triển khai tại các xã.

3. Sở Tài chính

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập hội đồng xác định về đơn giá và khối lượng thanh toán cho dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối ngân sách, phân bổ kinh phí để tổ chức thực hiện kế hoạch.

- Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị có liên quan thực hiện quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ đảm bảo đúng quy định.

4. Hội Nông dân tỉnh; Tỉnh Đoàn; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

Lồng ghép vào các kế hoạch của Hội để tuyên truyền, phổ biến đến hội viên về tác hại của việc bỏ bao gói thuốc BVTV sau sử dụng không đúng nơi quy định; Vận động hội viên thực hiện thu gom, bỏ bao gói thuốc BVTV sau sử dụng đúng nơi quy định thông qua các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất của hội; Kiểm tra, giám sát việc chấp hành của hội viên.

5. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trong năm 2019 và 2020; Duy trì mô hình đã triển khai thực hiện tại các xã trên địa bàn quản lý; Kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch thu gom, quản lý vỏ bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng; Cân đối ngân sách huyện, thị xã, thành phố để chi trả chi phí thu gom xử lý bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng, nếu trường hợp gặp khó khăn về ngân sách báo cáo gửi Sở Tài chính để xem xét tham mưu Ủy ban nhân tỉnh xử lý.

- Lồng ghép các chương trình, đề tài, dự án, tập huấn mùa vụ của khuyến nông để tập huấn cho nông dân về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả và hướng dẫn thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

- Đôn đốc Công ty Cổ phần Môi trường đô thị An Giang bố trí thùng thu gom theo đúng số lượng và thời gian quy định; Ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Môi trường đô thị An Giang thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý; Thực hiện thanh quyết toán cho Công ty Cổ phần Môi trường đô thị An Giang theo quy định từ nguồn ngân sách tỉnh phân bổ; Kiểm tra, giám sát công tác thu gom, vận chuyển bao gói thuốc BVTV sau sử dụng của Công ty Cổ phần Môi trường đô thị An Giang trên địa bàn. Xác nhận khối lượng bao gói thuốc BVTV sau sử dụng chuyển giao cho Công ty Cổ phần Môi trường đô thị An Giang xử lý.

- Rà soát trên địa bàn các Doanh nghiệp đầu tư trực tiếp sản xuất cây trồng nông, lâm nghiệp có phát sinh bao gói thuốc BVTV sau sử dụng để yêu cầu thực hiện các trách nhiệm trả phí thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định theo Khoản 2 Điều 5 của Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016; Hướng dẫn các Doanh nghiệp:(1) Tổ chức thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trong khu vực quản lý của Doanh nghiệp;(2) Ký hợp đồng chuyển giao bao gói thuốc BVTV sau sử dụng với đơn vị có giấy phép xử lý chất thải nguy hại để xử lý theo quy định;(3) Thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT .

- Kêu gọi xã hội hóa trong việc trang bị thùng, thiết bị chưa, thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn để phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương.

6. Ủy ban nhân dân cấp xã

- Lựa chọn vị trí đặt thùng thu gom và thiết bị lưu chứa tập trung (nếu có) để vừa thuận tiện cho người dân vừa thuận lợi cho Công ty Cổ phần Môi trường đô thị An Giang thu gom; Bảo quản các thùng thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng theo quy định.

- Tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người dân thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn vào thùng thu gom.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, xử lý các trường hợp còn để phát sinh bao gói thuốc BVTV sau sử dụng và rác vệ sinh đồng ruộng; Kiểm tra việc thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn xã.

- Hướng dẫn trách nhiệm người sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn: (1) Bao gói thuốc BVTV sau sử dụng phải được bỏ vào thùng thu gom; (2) Để riêng bao gói thuốc BVTV sau sử dụng với rác thải sinh hoạt và rác vệ sinh đồng ruộng; (3) Không sử dụng bao gói thuốc BVTV sau sử dụng vào các mục đích khác; (4) Không tự ý đốt hoặc đem chôn bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.

- Kêu gọi xã hội hóa trong việc trang bị thùng, thiết bị chưa, thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn để phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương.

7. Công ty Cổ phần Môi trường đô thị An Giang

- Xây dựng phương án thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn tỉnh để làm cơ sở ký hợp đồng đúng theo quy định. Thống nhất phương án thu gom, điểm tập kết với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để triển khai thực hiện.

- Ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý vỏ, bao bì thuốc BVTV sau sử dụng với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố theo lộ trình Kế hoạch này.

- Bố trí nhân lực và phương tiện chuyên dụng để thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn tỉnh; Trang bị phương tiện bảo hộ lao động, tập huấn kiến thức và kỹ năng cho cán bộ quản lý và thực hiện thu gom từ thùng thu gom về điểm tập kết.

- Nghiên cứu, cải tiến trong quá trình thu gom, vận chuyển bao bì thuốc BVTV sau sử dụng (có thể sử dụng các ống nhựa thay thế cho thùng thu gom,…).

8. Chế độ báo cáo

Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan báo cáo định kỳ 06 tháng (trước ngày 15/5) và hàng năm (trước ngày 30/11 hàng năm) về kết quả triển khai thực hiện nội dung kế hoạch về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch “Thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2019 - 2020”, đề nghị các Sở, ngành, đơn vị quan tâm thực hiện./.

 

PHỤ LỤC 1:

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2019 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1535/QĐ-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2019 của UBND tỉnh An Giang)

TT
(1)

Nội dung thực hiện
(2)

Tổng diện tích đất (ha)
(3)

Lượng bao gói thuốc BVTV phát sinh cần xử lý (kg/năm)
(4)

Tổng số thùng (cái)
(5)

Kinh phí đầu tư thùng (đồng)
(6)

Thu gom vận chuyển (đồng)
(7)

Xử lý (đồng)
(8)

Kinh phí thực hiện năm 2019 (đồng)
(9)

Kinh phí thực hiện năm 2020 (đồng)
(10)

Tổng kinh phí thực hiện (đồng)
(9)+ (10)

1

Công tác tuyên truyền

 

 

 

 

 

 

584.000.000

44.000.000

628.000.000

2

Tổ chức thu gom tại các Vùng chuyên canh

4.355,50

4.375,24

435

652.500.000

21.876.175

72.191.378

746.567.553

94.067.553

840.635.105

3

Duy trì công tác thu gom tại các xã theo Kế hoạch 383 (đã có các xã nông thôn mới nâng cao)

23.433,88

26.860,67

459

0

134.303.360

443.201.088

577.504.448

577.504.448

1.155.008.896

4

Các xã nông thôn mới nâng cao

13.968,43

17.502,5

358

537.000.000

87.512.440

288.791.052

943.467.992

376.303.492

1.319.771.484

Tổng cộng

41.757,81

48.738,40

1.252

1.189.500.000

243.691.975

804.183.518

2.851.539.993

1.091.875.493

 

Tổng kinh phí thực hiện năm 2019 và năm 2020

3.943.415.485

Ghi chú:

- Khối lượng bao gói thuốc BVTV sau sử dụng phát sinh được tính trung bình: đối với cây hàng năm là 0,9 kg/ha/năm và cây lâu năm là 3,2 kg/ha/năm

- Khối lượng thu gom được xác định bằng hình thức cân tại hố khi chuyển giao đơn vị xử lý.

- Theo đơn giá do Công ty CP Môi trường đô thị An Giang dự toán (tháng 12/2018). Đã bao gồm 10% thuế VAT. Trong đó, đầu tư thùng thu gom (mua thùng, bọc nylon, xe vận chuyển, nhân công): 1.500.000 đ/thùng; chi phí vận chuyển từ nơi phát sinh về khu xử lý: 5.000 đ/kg; chi phí xử lý: 16.500 đ/kg.

 

PHỤ LỤC 2:

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ TUYÊN TRUYỀN GIAI ĐOẠN 2019 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1535/QĐ-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2019 của UBND tỉnh An Giang)

TT

Nội dung thực hiện

Đvi tính

Số lượng

Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

Năm 2019

Năm 2020

1

Tổ chức các lớp tập huấn về công tác quản lý, thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV đã qua sử dụng

lớp

2

22.000.000

44.000.000

44.000.000

2

In ấn, tài liệu về cách thức sử dụng, phương thức thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV cho người sử dụng thuốc BVTV

cuốn

1.000

42.000

42.000.000

 

3

In tờ rơi hướng dẫn quản lý và tác hại của vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật

tờ

15.000

12.000

180.000.000

 

4

Lắp đặt pano tuyên truyền

cái

106

3.000.000

318.000.000

 

Kinh phí thực hiện

584.000.000

44.000.000

Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2019 - 2020

628.000.000

 

PHỤ LỤC 3:

THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ TẠI CÁC VÙNG CHUYÊN CANH RAU AN TOÀN THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP, GLOBALGAP; VÙNG CHUYÊN CANH XOÀI, CÂY ĂN TRÁI THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP, GLOBALGAP; VÙNG SẢN XUẤT LÚA THEO TIÊU CHUẨN SRP VÀ GAP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1535/QĐ-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2019 của UBND tỉnh An Giang)

TT (1)

Vùng chuyên canh (2)

Địa phương (3)

Tổng diện tích đất (ha) (4)

Lượng bao gói thuốc BVTV phát sinh (kg) (5)

Số thùng thu gom tối thiểu (cái) (6)

Đầu tư thùng (đồng) (7)

Thu gom vận chuyển (đồng) (8)

Xử lý (đồng) (9)

Năm 2019 (đồng) (7)+(8)+(9)

Năm 2020 (đồng) (8)+(9)

I

Vùng chuyên canh rau an toàn

1

Vùng chuyên canh bắp lai

An Phú

250

225

25

37.500.000

1.125.000

3.712.500

42.337.500

4.837.500

2

Vùng chuyên canh đậu nành

An Phú

250

225

25

37.500.000

1.125.000

3.712.500

42.337.500

4.837.500

3

Vùng chuyên canh bắp non

Chợ Mới

1200

1080

120

180.000.000

5.400.000

17.820.000

203.220.000

23.220.000

4

Vùng chuyên canh rau dưa

CT, MHH, LX, CM, CP

1000

900

100

150.000.000

4.500.000

14.850.000

169.350.000

19.350.000

5

Vùng chuyên canh rau an toàn

xã Vĩnh Chánh, Thoại Sơn

100

90

10

15.000.000

450.000

1.485.000

16.935.000

1.935.000

6

Vùng chuyên canh Bắc Kinh Đình

xã Bình Thủy, Châu Phú

900

810

90

135.000.000

4.050.000

13.365.000

152.415.000

17.415.000

7

Tổ sản sản xuất rau an toàn phường Vĩnh Mỹ

phường Vĩnh Mỹ, TP CĐ

14,77

13,3

1

1.500.000

66.465

219.335

1.785.800

285.800

8

Tổ sản xuất rau an toàn Tuấn Phong

phường Châu Phú B, TP CĐ

5,5

4,9

1

1.500.000

24.660

81.378

1.606.038

106.038

II

Vùng chuyên canh xoài, cây ăn trái theo tiêu chuẩn VietGAP/GlobalGAP

1

HTX SX GAP Bình Phước Xuân

Xã Bình Phước Xuân

70

224

7

10.500.000

1.120.000

3.696.000

15.316.000

4.816.000

2

HTX trái cây GAP Chợ Mới

TM, MH, BPX - Chợ Mới

57,3

183,36

6

9.000.000

916.800

3.025.440

12.942.240

3.942.240

3

Tổ hợp tác làm vườn Bến Bà Chi

xã Lê Trì, Tri Tôn

20

64

2

3.000.000

320.000

1.056.000

4.376.000

1.376.000

4

Vùng sản xuất xoài VietGAP Vĩnh Xương

xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu

12,65

40,48

1

1.500.000

202.400

667.920

2.370.320

870.320

5

Tổ hợp tác trồng vườn Thuận An

xã Vĩnh Châu, Châu Đốc

38

121,6

3

4.500.000

608.000

2.006.400

7.114.400

2.614.400

III

Vùng sản xuất lúa theo tiêu chuẩn SRP và GAP

1

Hợp tác xã Thạnh Giang

xã Thoại Giang, Thoại Sơn

400

360

40

60.000.000

1.800.000

5.940.000

67.740.000

7.740.000

2

Tổ hợp tác Bình Chơn xã Bình Chánh

xã Bình Chánh, Châu Phú

37,3

33,57

4

6.000.000

167.850

553.905

6.721.755

721.755

Tổng

4.355,5

4.375,24

435

652.500.000

21.876.175

72.191.378

746.567.553

94.067.553

Tổng kinh phí thực hiện năm 2019 và 2020

840.635.105

Ghi chú:

- Khối lượng bao gói thuốc BVTV sau sử dụng phát sinh được tính trung bình: đối với cây hàng năm là 0,9 kg/ha/năm và cây lâu năm là 3,2 kg/ha/năm

- Khối lượng thu gom được xác định bằng hình thức cân tại hố khi chuyển giao đơn vị xử lý.

- Theo đơn giá do Công ty CP Môi trường đô thị An Giang dự toán (tháng 12/2018). Đã bao gồm 10% thuế VAT. Trong đó, đầu tư thùng thu gom (mua thùng, bọc nylon, xe vận chuyển, nhân công): 1.500.000 đ/thùng; chi phí vận chuyển từ nơi phát sinh về khu xử lý: 5.000 đ/kg; chi phí xử lý: 16.500 đ/kg.

 

PHỤ LỤC 4:

DANH SÁCH CÁC XÃ TIẾP TỤC THỰC HIỆN THEO KẾ HOẠCH SỐ 383/KH-UBND
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1535/QĐ-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2019 của UBND tỉnh An Giang)

TT (1)

Địa phương
(2)

Cây hàng năm (ha)
(3)

Cây lâu năm (ha)
(4)

Tổng diện tích đất (ha)
(5)

Lượng bao gói thuốc BVTV phát sinh (kg)
(6)

Lượng bao gói thuốc BVTV tồn tại địa phương (kg)
 (7)

Số thùng thu gom tối thiểu (cái)
(8)

Đầu tư thùng (đồng)
(9)

Thu gom vận chuyển (đồng)
(10)

Xử lý (đồng) (11)

Năm 2019 (đồng) (10)+(11)

Năm 2020 (đồng) (10)+(11)

1

Mỹ Khánh

679,59

61,86

741,45

809,6

0

19

0

4.047.915

13.358.120

17.406.035

17.406.035

2

Mỹ Hòa Hưng

616,03

268,81

884,84

1414,6

0

20

0

7.073.095

23.341.214

30.414.309

30.414.309

3

Vĩnh Tế

2.814,60

57,14

2.871,74

2716,0

0

21

0

13.579.940

44.813.802

58.393.742

58.393.742

4

Vĩnh Châu

1.876,42

46,41

1.922,83

1837,3

0

20

0

9.186.450

30.315.285

39.501.735

39.501.735

5

Vĩnh Chánh

3.253,98

93,17

3.347,15

3226,7

0

111

0

16.133.630

53.240.979

69.374.609

69.374.609

6

Tây Phú

3.141,68

34,87

3.176,55

2939,1

0

63

0

14.695.480

48.495.084

63.190.564

63.190.564

7

Tấn Mỹ

738,21

896,43

1.634,64

3533,0

0

79

0

17.664.825

58.293.923

75.958.748

75.958.748

8

Mỹ Hiệp

595,6

1.031,30

1.626,89

3836,2

0

63

0

19.181.000

63.297.300

82.478.300

82.478.300

9

Vĩnh Gia

3.446,31

9,3

3.455,61

3131,4

0

41

0

15.657.195

51.668.744

67.325.939

67.325.939

10

Tà Đảnh

3.762,70

9,48

3.772,18

3416,8

0

22

0

17.083.830

56.376.639

73.460.469

73.460.469

Tổng

20.925,12

2.508,77

23.433,88

26.860,7

0

459

0

34.303.360

443.201.088

577.504.448

577.504.448

Tổng kinh phí thực hiện năm 2019 và năm 2020

1.155.008.896

Ghi chú:

- Khối lượng bao gói thuốc BVTV sau sử dụng phát sinh được tính trung bình: đối với cây hàng năm là 0,9 kg/ha/năm và cây lâu năm là 3,2 kg/ha/năm

- Khối lượng thu gom được xác định bằng hình thức cân tại hố khi chuyển giao đơn vị xử lý.

- Theo đơn giá do Công ty CP Môi trường đô thị An Giang dự toán (tháng 12/2018). Đã bao gồm 10% thuế VAT. Trong đó, đầu tư thùng thu gom (mua thùng, bọc nylon, xe vận chuyển, nhân công): 1.500.000 đ/thùng; chi phí vận chuyển từ nơi phát sinh về khu xử lý: 5.000 đ/kg; chi phí xử lý: 16.500 đ/kg.

 

PHỤ LỤC 5:

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ THU GOM, XỬ LÝ VỎ BAO BÌ THUỐC BVTV TRONG NĂM 2019, ĐỐI VỚI CÁC XÃ ĐIỂM ĐĂNG KÝ ĐẠT CHUẨN NTM NÂNG CAO GIAI ĐOẠN NĂM 2019 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1535/QĐ-UBND 25 tháng 6 năm 2019 của UBND tỉnh An Giang)

TT (1)

Địa phương
(2)

Cây hàng năm (ha)
(3)

Cây lâu năm (ha)
(4)

Tổng diện tích đất (ha)
(5)

Lượng bao gói thuốc BVTV phát sinh
(6)

Lượng bao gói thuốc BVTV tồn tại địa phương (kg)
(7)

Lượng bao gói thuốc BVTV cần xử lý trong năm 2019
8=(6)+(7)

Số thùng thu gom tối thiểu (cái)
(9)

Đầu tư thùng (đồng) (10)

Thu gom vận chuyển (đồng)
(11)

Xử lý (đồng)
(12)

Tổng chi phí (đồng)
(10)+(11)+(12)

1

Vĩnh Trạch

1.595,57

122,94

1.718,51

1.829,4

350

2.179,4

30

45.000.000

10.897.105

35.960.447

91.857.552

2

Phú Bình

1.720,94

43,06

1.764,00

1.686,6

0

1.686,6

27

40.500.000

8.433.190

27.829.527

76.762.717

3

Thoại Giang

2.560,21

69,36

2.629,57

2.526,1

0

2.526,1

40

60.000.000

12.630.705

41.681.327

114.312.032

4

Bình Thủy

696,74

111,67

808,41

984,4

400

1.384,4

24

36.000.000

6.922.050

22.842.765

65.764.815

5

Thới Sơn

1.584,18

493,27

2.077,45

3.004,2

0

3.004,2

60

90.000.000

15.021.130

49.569.729

154.590.859

6

Long An

915,61

38,25

953,86

946,4

160

1.106,4

45

67.500.000

5.532.245

18.256.409

91.288.654

7

Bình Hòa

1.515,92

131,29

1.647,21

1.784,5

0

1.784,5

50

75.000.000

8.922.280

29.443.524

113.365.804

8

Đa Phước

1.104,39

44,03

1.148,42

1.134,8

493

1.627,8

32

48.000.000

8.139.235

26.859.476

82.998.711

9

Bình Phước Xuân

131,00

1.090,00

1.221,00

3.605,9

0

3.605,9

50

75.000.000

18.029.500

59.497.350

152.526.850

Tổng

11.824,56

2.143,87

13.968,43

17.502,5

1.403

18.905,5

358

537.000.000

94.527.440

311.940.552

943.467.992

Ghi chú:

- Khối lượng bao gói thuốc BVTV sau sử dụng phát sinh được tính trung bình: đối với cây hàng năm là 0,9 kg/ha/năm và cây lâu năm là 3,2 kg/ha/năm

- Khối lượng thu gom được xác định bằng hình thức cân tại hố khi chuyển giao đơn vị xử lý.

- Theo đơn giá do Công ty CP Môi trường đô thị An Giang dự toán (tháng 12/2018). Đã bao gồm 10% thuế VAT. Trong đó, đầu tư thùng thu gom (mua thùng, bọc nylon, xe vận chuyển, nhân công): 1.500.000 đ/thùng; chi phí vận chuyển từ nơi phát sinh về khu xử lý: 5.000 đ/kg; chi phí xử lý: 16.500 đ/kg.

 

PHỤ LỤC 6:

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ THU GOM, XỬ LÝ VỎ BAO BÌ THUỐC BVTV TRONG NĂM 2020, ĐỐI VỚI CÁC XÃ ĐIỂM ĐĂNG KÝ ĐẠT CHUẨN NTM NÂNG CAO GIAI ĐOẠN NĂM 2019 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1535/QĐ-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2019 của UBND tỉnh An Giang)

TT (1)

Địa phương
(2)

Cây hàng năm (ha)
(3)

Cây lâu năm (ha)
(4)

Tổng diện tích đất (ha)
(5)

Lượng bao gói thuốc BVTV phát sinh (kg)
(6)

Số thùng thu gom tối thiểu (cái)
(7)

Đầu tư thùng (đồng)
(8)

Thu gom vận chuyển (đồng)
(9)

Xử lý (đồng)
(10)

Tổng chi phí (đồng)
(9)+(10)

1

Vĩnh Trạch

1.595,57

122,94

1.718,51

1.829,4

30

0

9.147.105

30.185.447

39.332.552

2

Phú Bình

1.720,94

43,06

1.764,00

1.686,6

27

0

8.433.190

27.829.527

36.262.717

3

Thoại Giang

2.560,21

69,36

2.629,57

2.526,1

40

0

12.630.705

41.681.327

54.312.032

4

Bình Thủy

696,74

111,67

808,41

984,4

24

0

4.922.050

16.242.765

21.164.815

5

Thới Sơn

1.584,18

493,27

2.077,45

3.004,2

60

0

15.021.130

49.569.729

64.590.859

6

Long An

915,61

38,25

953,86

946,4

45

0

4.732.245

15.616.409

20.348.654

7

Bình Hòa

1.515,92

131,29

1.647,21

1.784,5

50

0

8.922.280

29.443.524

38.365.804

8

Đa Phước

1.104,39

44,03

1.148,42

1.134,8

32

0

5.674.235

18.724.976

24.399.211

9

Bình Phước Xuân

131

1.090,00

1.221,00

3.605,9

50

0

18.029.500

59.497.350

77.526.850

Tổng

11.824,56

2.143,87

13.968,43

17.502,5

358

0

87.512.440

288.791.052

376.303.492

Ghi chú:

- Khối lượng bao gói thuốc BVTV sau sử dụng phát sinh được tính trung bình: đối với cây hàng năm là 0,9 kg/ha/năm và cây lâu năm là 3,2 kg/ha/năm

- Khối lượng thu gom được xác định bằng hình thức cân tại hố khi chuyển giao đơn vị xử lý.

- Theo đơn giá do Công ty CP Môi trường đô thị An Giang dự toán (tháng 12/2018). Đã bao gồm 10% thuế VAT. Trong đó, đầu tư thùng thu gom (mua thùng, bọc nylon, xe vận chuyển, nhân công): 1.500.000 đ/thùng; chi phí vận chuyển từ nơi phát sinh về khu xử lý: 5.000 đ/kg; chi phí xử lý: 16.500 đ/kg.