Kế hoạch 383/KH-UBND về nhân rộng mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2018
Số hiệu: | 383/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh An Giang | Người ký: | Lâm Quang Thi |
Ngày ban hành: | 28/06/2018 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Môi trường, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 383/KH-UBND |
An Giang, ngày 28 tháng 6 năm 2018 |
Nhằm triển khai thực hiện nội dung quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016, đồng thời hạn chế ô nhiễm do bao gói thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau sử dụng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh An Giang ban hành “Kế hoạch nhân rộng mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2018” với các nội dung sau:
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 26/3/2014.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.
- Chương trình hành động số 04-CTr/TU ngày 18/7/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020.
2.1. Mục tiêu:
Tiếp tục nhân rộng mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng tại một số xã nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Duy trì thực hiện mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng tại 09 xã của 08 huyện do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai thực hiện từ năm 2012 đến nay.
2.2. Chỉ tiêu:
- Có 10 xã được thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng (Phụ lục 1 đính kèm).
- Duy trì thực hiện mô hình do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai tại 09 xã của 08 huyện (Phụ lục 2 đính kèm).
III. NỘI DUNG VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Quy cách xây dựng bể chứa, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu chứa tập trung và yêu cầu bể chứa trên diện tích đất
1.1. Bể chứa: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 quy định phải xây dựng các bể chứa để thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay tỉnh đang thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi mô hình giống vật nuôi, cây trồng, do đó việc thay thế bể chứa bằng các thùng chứa hoặc thiết bị lưu chứa (gọi tắt là thùng thu gom) sẽ thuận lợi và đáp ứng điều kiện hiện nay của tỉnh. Tuy nhiên, các thùng thu gom phải được làm bằng vật liệu bền chắc, có khả năng chống ăn mòn, không bị rò rỉ.
1.2. Thiết bị lưu chứa tập trung: Việc bố trí thiết bị lưu chứa tập trung tùy điều kiện của từng xã bố trí số lượng và vị trí phù hợp; các thiết bị lưu chứa tập trung phải được làm bằng vật liệu bền chắc, kín, không bị khuếch tán mùi ra bên ngoài; nền đặt thiết bị lưu chứa tập trung phải bảo đảm không ngập lụt, tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào. Đồng thời phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015.
1.3. Yêu cầu thùng thu gom và thiết bị lưu chứa tập trung trên diện tích đất: Tùy vào điều kiện tại từng địa phương mà bố trí số lượng thùng thu gom và thiết bị lưu chứa tập trung phù hợp thực tế, tuy nhiên phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu theo kế hoạch đề ra.
2. Phương thức thực hiện
2.1. Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị An Giang (gọi tắt là Công ty) bố trí thùng thu gom và thiết bị lưu chứa tập trung đảm bảo quy cách theo quy định. Đồng thời bố trí nhân lực thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.
2.2. UBND huyện, thị xã, thành phố ký hợp đồng với Công ty thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý; thực hiện thanh quyết toán cho Công ty theo quy định.
UBND huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND cấp xã: (1) Lựa chọn vị trí đặt thùng thu gom và thiết bị lưu chứa tập trung trên cơ sở vừa thuận tiện cho người dân vừa thuận lợi cho Công ty thu gom; (2) Có trách nhiệm bảo quản thùng thu gom và thiết bị lưu chứa tập trung trong quá trình sử dụng, đồng thời quy trách nhiệm bồi thường cho các tổ chức, cá nhân trong trường hợp bị mất.
2.3. Đối với các mô hình do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý: Tiếp tục duy trì thực hiện theo phương thức và kế hoạch đã triển khai.
3. Nội dung và kinh phí thực hiện
3.1. Số xã tham gia thực hiện mô hình trong năm 2018:
- Tiếp tục duy trì thực hiện mô hình tại 04 xã của huyện Tri Tôn (Tà Đảnh và Vĩnh Gia) và huyện Thoại Sơn (Vĩnh Chánh và Tây Phú).
- Mở rộng thêm 06 xã gồm: Mỹ Khánh, Mỹ Hòa Hưng - Tp. Long Xuyên; Vĩnh Tế, Vĩnh Châu – Tp. Châu Đốc; Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp – huyện Chợ Mới.
- Kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện:
+ Tổng diện tích đất trồng cây hàng năm và lâu năm của 10 xã là: 23.433,88 ha.
+ Tổng khối lượng bao gói thuốc BVTV sau sử dụng phát sinh (kg/ha/năm): 26.860,64 kg/năm. (tính bình quân diện tích đất cây trồng hàng năm phát sinh: 3,2 kg/ha/năm và cây hàng năm: 0,9 kg/ha/năm).
+ Tổng số thùng chứa yêu cầu tối thiểu: 453 thùng; trong đó bao gồm 11 thùng/bể thu gom (Mỹ Hòa Hưng: 06 và Tà Đảnh: 05).
+ Dự toán tổng kinh phí thực hiện là: 1.466,94 triệu đồng; trong đó: chi phí xử lý: 431,54 triệu đồng; chi phí thu gom, vận chuyển: 372,4 triệu đồng; chi phí đầu tư thùng thu gom: 663 triệu đồng (chi tiết dự toán được đính kèm Phụ lục 3).
+ Nguồn kinh phí thực hiện: ngân sách tỉnh.
3.2. Tiếp tục duy trì thực hiện đối với các mô hình do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai tại 09 xã của 08 huyện theo kế hoạch đề ra.
- Kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện: sử dụng từ nguồn dự án “Cùng nông dân bảo vệ môi trường”.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện nội dung kế hoạch này.
Hướng dẫn việc vận chuyển, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định.
Hướng dẫn việc đăng ký sổ chủ nguồn thải nguy hại và báo cáo công tác quản lý chất thải nguy hại theo quy định.
Phối hợp với các Sở, ngành, Hội, đoàn thể tuyên truyền về công tác thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn tỉnh.
Báo cáo tổng kết đánh giá kế hoạch thực hiện và tham mưu UBND tỉnh kế hoạch thực hiện giai đoạn 2019 – 2020.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Ban hành hướng dẫn việc thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn; hướng dẫn, tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng thuốc BVTV và thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng theo quy định.
Thực hiện tuyên truyền về thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trong các cuộc hội thảo, hội nghị, tập huấn cho nông dân trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục duy trì và thực hiện mô hình đã triển khai tại các xã trong giai đoạn 2012 đến nay theo kế hoạch được phê duyệt; thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác triển khai mô hình.
3. Sở Tài chính:
Chủ trì phối hợp các Sở, ngành thẩm định, trình UBND tỉnh giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng so với đề xuất của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị An Giang và theo quy định của Bộ, ngành Trung ương.
Theo khả năng cân đối ngân sách phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí để thực hiện.
4. Hội Nông dân:
Vận động tuyên truyền các hội viên, hộ dân tham gia, thực hiện thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng theo quy định.
5. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố:
- Xây dựng kế hoạch, lộ trình và kinh phí thực hiện thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn quản lý và tổ chức thực hiện theo quy định.
- Kiểm tra, giám sát công tác thu gom, vận chuyển bao gói thuốc BVTV sau sử dụng của Công ty trên địa bàn. Xác nhận khối lượng bao gói thuốc BVTV sau sử dụng chuyển giao cho Công ty xử lý.
- Rà soát trên địa bàn các Doanh nghiệp đầu tư trực tiếp sản xuất cây trồng nông, lâm nghiệp có phát sinh bao gói thuốc BVTV sau sử dụng để yêu cầu thực hiện các trách nhiệm trả phí thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định theo Khoản 2 Điều 5 của Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016; hướng dẫn các Doanh nghiệp: (1) Tổ chức thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trong khu vực quản lý của doanh nghiệp; (2) Ký hợp đồng chuyển giao bao gói thuốc BVTV sau sử dụng với đơn vị có giấy phép xử lý chất thải nguy hại để xử lý theo quy định; (3) Thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT .
6. Ủy ban nhân dân cấp xã:
- Hàng năm, lập kế hoạch thực hiện công tác quản lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn. Đồng thời, tùy tình hình và ngân sách của địa phương, các dự án mô hình mẫu của Sở, ngành, địa phương có thể triển khai thực hiện ở các địa bàn khác.
- Lựa chọn vị trí đặt thùng thu gom và thiết bị lưu chứa tập trung (nếu có) trên cơ sở vừa thuận tiện cho người dân vừa thuận lợi cho Công ty thu gom; bảo quản các thùng thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn theo quy định.
- Tuyên truyền, hướng dẫn người dân thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn vào thùng thu gom.
- Kiểm tra việc thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng từ thùng thu gom về thiết bị lưu chứa tập trung.
- Hướng dẫn trách nhiệm người sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn: (1) Sau khi pha chế, phun rải thuốc BVTV phải thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng để vào thùng thu gom; (2) Để riêng bao gói thuốc BVTV sau sử dụng với rác thải sinh hoạt và rác vệ sinh đồng ruộng; (3) Không sử dụng bao gói thuốc BVTV sau sử dụng vào các mục đích khác; (4) Không tự ý đốt hoặc đem chôn bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.
7. Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị An Giang
- Phối hợp và ký hợp đồng với UBND các huyện, thành phố tham gia mô hình trong năm 2018 về công tác thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn.
- Thống nhất phương án thu gom, điểm tập kết với UBND cấp xã theo đúng quy định.
- Bố trí bao bì hoặc thùng thu gom, lưu chứa đảm bảo quy cách theo quy định; Cải tiến các thùng thu gom theo góp ý của địa phương để đảm bảo phù hợp và thuận lợi cho người dân bỏ vào. Đối với các khu vực đã được người dân và địa phương thống nhất, nghiên cứu thực hiện xây dựng bể thu gom theo đúng quy định.
- Bố trí nhân lực thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn tỉnh; Trang bị phương tiện bảo hộ lao động, tập huấn kiến thức và kỹ năng cho cán bộ quản lý và thực hiện thu gom từ thùng thu gom về điểm tập kết.
8. Chế độ báo cáo
Đề nghị các Sở, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan trước ngày 30 tháng 11 báo cáo công tác triển khai thực hiện nội dung kế hoạch về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch nhân rộng mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2018./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
DANH SÁCH XÃ THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ BAO GÓI THUỐC BVTV SAU SỬ DỤNG NĂM 2018
(Đính kèm Kế hoạch số 383/KH-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2018 của UBND tỉnh)
TT |
Tên xã |
Huyện, |
DT cây (ha) |
DT cây (ha) |
Tổng (ha) |
Lượng bao gói thuốc BVTV phát sinh (kg/năm) |
Số thùng thu gom tối thiểu (thùng) |
Lượng bao gói thuốc BVTV được xử lý từ mô hình khác (kg/năm) |
Lượng bao gói thuốc BVTV cần xử lý trong năm 2018 (kg/năm) |
Kinh phí đầu tư thùng thu gom (triệu đồng) |
Kinh phí vận chuyển (triệu đồng) |
Kinh phí xử lý (triệu đồng) |
Tổng kinh phí |
1 |
Mỹ Khánh |
Tp. Long Xuyên |
679,59 |
61,86 |
741,45 |
809,58 |
20 |
- |
809,58 |
30 |
11,53 |
13,36 |
54,89 |
2 |
Mỹ Hòa Hưng |
616,03 |
268,81 |
884,84 |
1.414,62 |
26 (*) |
395 |
1.019,62 |
30 |
14,52 |
16,82 |
61,34 |
|
3 |
Vĩnh Tế |
Tp Châu Đốc |
2.814,60 |
57,14 |
2.871,74 |
2.715,99 |
21 |
- |
2.715,99 |
31,5 |
38,67 |
44,81 |
114,99 |
4 |
Vĩnh Châu |
1.876,42 |
46,41 |
1.922,83 |
1.837,29 |
20 |
- |
1.837,29 |
30 |
26,16 |
30,32 |
86,48 |
|
5 |
Vĩnh Chánh |
Thoại Sơn |
3.253,98 |
93,17 |
3.347,15 |
3.226,73 |
63 |
- |
3.226,73 |
94,5 |
45,95 |
53,24 |
193,69 |
6 |
Tây Phú |
3.141,68 |
34,87 |
3.176,55 |
2.939,10 |
93 |
- |
2.939,10 |
139,5 |
41,85 |
48,50 |
229,84 |
|
7 |
Tấn Mỹ |
Chợ Mới |
738,21 |
896,43 |
1.634,64 |
3.532,97 |
70 |
- |
3.532,97 |
105 |
50,31 |
58,29 |
213,60 |
8 |
Mỹ Hiệp |
595,60 |
1.031,29 |
1.626,89 |
3.836,17 |
72 |
- |
3.836,17 |
108 |
54,62 |
63,30 |
225,92 |
|
9 |
Vĩnh Gia |
Tri Tôn |
3.446,31 |
9,30 |
3.455,61 |
3.131,44 |
41 |
- |
3.131,44 |
61,5 |
44,59 |
51,67 |
157,76 |
10 |
Tà Đảnh |
3.762,70 |
9,48 |
3.772,18 |
3.416,77 |
27(*) |
312 |
3.104,77 |
33 |
44,21 |
51,23 |
128,44 |
|
Tổng cộng |
23.433,88 |
26.860,64 |
453 |
707 |
26.153,64 |
663 |
372.4 |
431,54 |
1.466,94 |
Ghi chú: - Giá thu gom, vận chuyển và xử lý do Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị An Giang đề xuất (đã bao gồm thuế VAT) cụ thể: (1) Chi phí xử lý: 16.500 đồng/kg; (2) chi phí thu gom, vận chuyển từ thùng thu gom và thùng lưu chứa tập trung về đến nhà máy xử lý: 14.239 đồng/kg; (3) chi phí đầu tư thùng chứa: 1.500.000 đồng/thùng bao gồm công lấp đặt và bao thu gom).
- Giá thu gom, vận chuyển và xử lý thực tế được áp dụng theo đơn giá do UBND tỉnh phê duyệt.
(*): Bao gồm các thùng thu gom hoặc bể gom do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai.
DANH SÁCH XÃ ĐÃ THỰC HIỆN THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ BAO GÓI THUỐC BVTV SAU SỬ DỤNG DO SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRIỂN KHAI
(Đính kèm Kế hoạch số 383/KH-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2018 của UBND tỉnh)
TT |
Tên xã |
Năm |
Số lượng bể/thùng thu gom (cái) |
Khối lượng thu gom, xử lý (kg/năm) |
1 |
Vĩnh Nhuận, Châu Thành |
2012 |
32 |
420 |
2 |
Phú Thành, Phú Tân |
2013 |
01 |
480 |
3 |
Mỹ Hòa Hưng, Tp. Long Xuyên |
2014 |
06 |
395 |
4 |
Bình Thủy, Châu Phú |
2015 |
03 |
416 |
5 |
Vĩnh Bình, Châu Thành |
2016 |
03 |
459 |
6 |
Vĩnh Trạch, Thoại Sơn |
2017 |
03 |
410 |
7 |
Tà Đảnh, Tri Tôn |
2018 |
05 |
312 |
8 |
Bình Phước Xuân, Chợ Mới |
2018 |
05 |
350 |
9 |
Đa Phước, An Phú |
2018 |
04 |
274 |
Ghi chú:
- Khối lượng thu gom được xác định bằng hình thức cân tại hố khi chuyển giao đơn vị xử lý.
- Công ty xi măng Holcim – Kiên Giang là đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý; thực hiện 01 lần/năm.
- Chi phí xử lý được sử dụng từ nguồn dự án “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” do Trung tâm Bảo vệ thực vật Phía Nam - Cục Bảo vệ thực vật kết hợp Tập đoàn Lộc Trời thực hiện.
DỰ TOÁN CHI PHÍ THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ
(Đính kèm Kế hoạch số 383/KH-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2018 của UBND tỉnh)
TT |
Nội dung |
Kinh phí |
1 |
Chi phí xử lý (đồng/kg): |
16.500 |
2 |
Chi phí thu gom, vận chuyển (đồng/kg) - Chi phí thu gom, vận chuyển từ các thùng thu gom, điểm tập kết về nhà máy xử lý: 5.000 (đồng/kg) - Chi phí quản lý thùng thu gom và thu gom từ thùng thu gom về điểm tập kết, lưu chứa: 9.239 (đồng/kg) |
14.239 |
3 |
Chi phí đầu tư thùng thu gom, bao chứa và bố trí: - Đầu tư thùng: 1.400.000 (đồng/thùng). - Bao để trong thùng (09 bao/thùng/năm): 7.700 (đồng/bao). - Chi phí thuê phương tiện chuyên chở, bố trí: 76.900 (đồng/thùng). |
1.500.000 |
Ghi chú:
- Theo đơn giá do Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị An Giang dự toán (tháng 4/2018). Đã bao gồm 10% thuế VAT.
- Giá thu gom, vận chuyển và xử lý thực tế được áp dụng theo đơn giá do UBND tỉnh phê duyệt.
Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng Ban hành: 16/05/2016 | Cập nhật: 06/06/2016
Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại Ban hành: 30/06/2015 | Cập nhật: 15/07/2015
Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu Ban hành: 24/04/2015 | Cập nhật: 04/05/2015