Quyết định 15/2017/QĐ-UBND Quy định về xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2020
Số hiệu: 15/2017/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng Người ký: Hoàng Xuân Ánh
Ngày ban hành: 19/06/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Chính sách xã hội, Dân số, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/2017/QĐ-UBND

Cao Bằng, ngày 19 tháng 06 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ XÃ HỘI HÓA CUNG CẤP PHƯƠNG TIỆN TRÁNH THAI, HÀNG HÓA SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH, DỊCH VỤ SÀNG LỌC, CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH VÀ SƠ SINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Thông tư số 156/2014/TT-BTC ngày 23 tháng 10 năm 2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;

Căn cứ Nghị quyết số 86/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bng Ban hành một số cơ chế, chính sách xã hội hóa cung cp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Y tế;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Thường trực UBMTTQ tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Kho bạc Nhà nước tỉnh;
- Cục Thuế tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Trung tâm Thông tin - VP UBND tỉnh;
- CV: TH, TM;
- Lưu: VT, VX (Tr 58b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Hoàng Xuân Ánh

 

QUY ĐỊNH

VỀ XÃ HỘI HÓA CUNG CẤP PHƯƠNG TIỆN TRÁNH THAI, HÀNG HÓA SC KHỎE SINH SẢN VÀ DCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH, DỊCH VỤ SÀNG LỌC, CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH VÀ SƠ SINH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)

Chương I

PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định đối với hoạt động xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản (SKSS) và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh trên phạm vi toàn tỉnh đến năm 2020.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Mọi công dân Việt Nam cư trú trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; các cơ quan, đơn vị trong hệ thống Dân số - KHHGĐ các cấp; cơ sở y tế công lập và ngoài công lập tham gia cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ; dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh; cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan trong lĩnh vực phân phối, cung ứng phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS, cung ứng dịch vụ KHHGĐ, dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh.

Chương II

MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XÃ HỘI HÓA CUNG CẤP PHƯƠNG TIỆN TRÁNH THAI, DỊCH VỤ KHHGĐ, HÀNG HÓA SKSS, DỊCH VỤ SÀNG LỌC, CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH VÀ SƠ SINH

Điều 3. Hình thức cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS, dịch vụ KHHGĐ, dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh

1. Đối tượng được cấp miễn phí phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS, dịch vụ KHHGĐ, dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh là người có đăng ký sử dụng biện pháp tránh thai thuộc diện hộ nghèo theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

2. Đối tượng không được cấp miễn phí phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS, dịch vụ KHHGĐ, dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh: là người có đăng ký sử dụng biện pháp tránh thai không thuộc khoản 1 nêu trên.

Điều 4. Quy định về giá phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS, dịch vụ KHHGĐ, dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh trong hoạt động xã hội hóa

1. Đối với phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS, dịch vụ KHHGĐ, dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh có giá theo quy định của Bộ Y tế, Tổng cục Dân số - KHHGĐ: Thực hiện áp dụng theo giá quy định của Bộ Y tế, Tổng cục Dân số - KHHGĐ.

2. Đối với phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS, dịch vụ KHHGĐ, dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh chưa có giá của Bộ Y tế, Tổng cục Dân số - KHHGĐ: Sở Y tế tham mưu xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giá theo quy định hiện hành. Trong trường hợp cần thiết, Sở Y tế tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành giá tạm thời để thực hiện.

Điều 5. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS và dịch vụ KHHGĐ; dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh theo hình thức xã hội hóa

1. Các đơn vị, cá nhân tham gia cung cấp kỹ thuật dịch vụ KHHGĐ, dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh

a) Các đơn vị sự nghiệp công lập được Bộ Y tế, Sở Y tế phê duyệt danh mục kỹ thuật:

- Tuyến tỉnh gồm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Tuyến huyện gồm: Bệnh viện đa khoa; Phòng khám đa khoa khu vực; Trung tâm Y tế; Trung tâm Dân số - KHHGĐ.

- Tuyến xã: Trạm Y tế.

- Các đơn vị sự nghiệp công lập khác được giao chức năng nhiệm vụ cung cấp dịch vụ KHHGĐ, dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh.

b) Khuyến khích các cơ sở y tế ngoài công lập, đơn vị trực thuộc Hội KHHGĐ đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tham gia cung cấp dịch vụ KHHGĐ, dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh theo hình thức xã hội hóa.

2. Các đơn vị, cá nhân tham gia cung cấp phương tiện tránh thai và hàng hóa SKSS theo hình thức xã hội hóa

a) Tuyến tỉnh: Ban quản lý hoạt động xã hội hóa cấp tỉnh.

b) Tuyến huyện: Trung tâm Dân số - KHHGĐ là đơn vị sự nghiệp có chức năng làm đơn vị đầu mối chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện các hoạt động xã hội hóa trên địa bàn huyện, thành phố.

c) Tuyến xã: cán bộ Dân số xã là đầu mối tham mưu, giúp việc cho Trạm Y tế tổ chức thực hiện các hoạt động xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và hàng hóa SKSS trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

d) Các cơ sở y tế ngoài công lập, đơn vị trực thuộc Hội KHHGĐ, Công ty tư nhân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Cơ chế quản lý và điều hành hoạt động xã hội hóa

Sở Y tế thành lập Ban quản lý hoạt động xã hội hóa. Trưởng ban là lãnh đạo Sở Y tế, Phó Trưởng ban Thường trực là lãnh đạo Chi cục Dân số - KHHGĐ, thành viên Ban quản lý do Chi cục Dân số - KHHGĐ tham mưu trình Sở Y tế trên cơ sở đủ cơ cấu, thành phần đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ.

Ban quản lý hoạt động xã hội hóa có trách nhiệm ký kết hợp đồng với các đơn vị; tổ chức; doanh nghiệp; các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, ngoài công lập; đơn vị trực thuộc Hội KHHGĐ, Công ty tư nhân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để mua bán, cung ứng phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS trên địa bàn toàn tỉnh.

Ban quản lý sử dụng con dấu của Sở Y tế.

Điều 7. Kinh phí thực hiện hot đng xã hội hóa

1. Ngân sách nhà nước trung ương cung ứng miễn phí phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh cho đối tượng thuộc diện hộ nghèo theo hướng dẫn của Tổng cục Dân số - KHHGĐ, Bộ Y tế.

2. Kinh phí hoạt động của Ban quản lý hoạt động xã hội hóa và kinh phí tổ chức thực hiện các hoạt động xã hội hóa tự đảm bảo từ nguồn chi phí phân phối sản phẩm (nếu có) và các nguồn kinh phí hp pháp khác (ngân sách của tổ chức, doanh nghiệp, tư nhân tham gia hoạt động xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS, dịch vụ KHHGĐ, dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh tại tỉnh).

3. Chi phí phân phối, thúc đẩy phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS (nếu có) thực hiện theo quy định của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm.

Cơ cấu chi phí phân phối, thúc đẩy đối với tng loại sản phẩm (nếu có) theo tỷ lệ: Tuyến tỉnh: 25% ; tuyến huyện: 25%; Tuyến xã: 50% (bao gồm Trạm Y tế, Cộng tác viên Dân số).

Chi phí phân phối, thúc đẩy sản phẩm được dùng để tổ chức thực hiện các hoạt động: khảo sát, đánh giá thị trường; các hoạt động truyền thông; tư vấn; giới thiệu, thúc đẩy, quảng cáo, vận chuyển, bảo quản sản phẩm; chi phí quản lý, giám sát, đánh giá và nâng cao năng lực cho cán bộ,...

4. Khuyến khích lồng ghép các hoạt động xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS, dịch vụ KHHGĐ, dịch vụ sàng lọc, chn đoán trước sinh và sơ sinh với các hoạt động chuyên môn y tế, dân số để nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Trách nhiệm của các ngành, các cấp, cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc tổ chức thực hiện xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS, dịch vụ KHHGĐ, dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh trên địa bàn tỉnh

1. SY tế

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn cụ thể việc thực hiện; thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc và Ban quản lý hoạt động xã hội hóa tổ chức thực hiện các hoạt động xã hội hóa theo quy định.

Hàng năm tổ chức sơ, tổng kết và báo cáo Tổng cục Dân số - KHHGĐ, Bộ Y tế và UBND tỉnh.

2. Ban quản lý hoạt động xã hội hóa tỉnh

Tham mưu cho Sở Y tế quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động: dự báo, xây dựng kế hoạch, tham mưu và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện, truyền thông, quảng cáo sản phẩm và dịch vụ; hợp đồng cung ứng, phân phối phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS, dịch vụ KHHGĐ, dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh trên địa bàn tỉnh.

Hàng năm tổ chức sơ, tổng kết, báo cáo Sở Y tế và Ban chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ tỉnh.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Chỉ đạo tổ chức, thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS và dịch vụ KHHGĐ; dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh trên địa bàn quản lý.

Chỉ đạo phối hợp, lồng ghép hoạt động xã hội hóa với hoạt động của các cơ quan, đơn vị theo hướng dẫn của Ban quản lý hoạt động xã hội hóa.

Chỉ đạo Trung tâm Dân số - KHHGĐ hàng năm sơ, tổng kết, đánh giá và báo cáo Chi cục Dân số - KHHGĐ, Sở Y tế và Ban chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ huyện, thành phố.

4. Các cơ quan, đơn vị có liên quan

Theo phạm vi quản lý và chức năng nhiệm vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Công thương; Cục thuế tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động phối hợp với Sở Y tế, Ban quản lý hoạt động xã hội hóa tỉnh hướng dẫn, triển khai, thực hiện có hiệu quả hoạt động xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa SKSS, dịch vụ KHHGĐ; dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh trên địa bàn tỉnh.

Điều 9. Điều khoản thi hành

Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Y tế tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.