Quyết định 15/2008/QĐ-UBND về Quy định việc thực hiện chính sách kéo điện vào nhà cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ theo Quyết định 168/2001/QĐ-TTg do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
Số hiệu: 15/2008/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk Người ký: Lữ Ngọc Cư
Ngày ban hành: 02/04/2008 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Công nghiệp, Dân tộc, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/2008/QĐ-UBND

Buôn Ma Thuột, ngày 02 tháng 04 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KÉO ĐIỆN VÀO NHÀ CHO CÁC HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 168/2001/QĐ-TTG NGÀY 30 THÁNG 10 NĂM 2001 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 03/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Quyết định số 34/2006/QĐ-BCN ngày 13 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành Quy định về kỹ thuật an toàn lưới điện hạ áp nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 44/2006/QĐ-BCN ngày 08 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành Quy định kỹ thuật điện nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25 tháng 01 năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;

Căn cứ Quyết định số 285/QĐ-NLDK ngày 23 tháng 2 năm 2004 của Bộ Công nghiệp về việc ban hành Đơn giá XDCB chuyên ngành Xây lắp đường dây tải điện;

Căn cứ Quyết định số 37/2006/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành bộ đơn giá xây dựng công trình - Phần xây dựng, lắp đặt khu vực thành phố Buôn Ma Thuột;

Xét đề nghị của liên ngành: Sở Công nghiệp - Sở Tài chính - Điện lực Đắk Lắk tại Tờ trình số 128/TTr-LN: CN, TC, ĐLĐL ngày 12 tháng 3 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc thực hiện chính sách kéo điện vào nhà cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ theo Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Các quy định trước đây tại các văn bản khác trái với Quyết định này đều bãi bỏ. Các Sở, ngành có trách nhiệm rà soát các văn bản do mình ban hành trái với quy định của Quyết định này để sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc: Sở Công nghiệp, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Điện lực Đắk Lắk; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Lữ Ngọc Cư

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KÉO ĐIỆN VÀO NHÀ CHO CÁC HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 168/2001/QĐ-TTG NGÀY 30 THÁNG 10 NĂM 2001 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2008/QĐ-UBND ngày 02 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Quy định này quy định việc thực hiện chính sách kéo điện vào nhà cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chưa có điện trên địa bàn tỉnh. Mỗi hộ chỉ được kéo điện cho một nhà ở tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Khoảng cách từ đường trục hoặc nhánh rẽ hạ áp đến hộ được kéo điện trong phạm vi 150 mét.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Đường trục hạ áp là đường dây hạ áp xuất tuyến của máy biến áp hoặc máy phát điện độc lập.

2. Nhánh rẽ hạ áp là đường dây hạ áp nối vào đường trục hạ áp đến dây nối vào công tơ.

3. Phần từ đường trục hoặc nhánh rẽ hạ áp đến hộ sử dụng điện là phần khối lượng vật tư, vật liệu và thiết bị điện đưa vào lắp đặt tính từ đường trục hoặc nhánh rẽ hạ áp đến đầu bộ phận đóng, cắt tại bảng điện tổng của hộ sử dụng điện.

4 Phần lắp đặt điện trong nhà là phần từ bộ phận đóng, cắt tại bảng điện tổng và các vật tư, vật liệu, thiết bị điện lắp đặt trong nhà của hộ sử dụng điện.

5. Máy phát điện độc lập là máy phát điện không được đấu nối với hệ thống điện quốc gia và có điện áp đầu ra đến 400V.

6. Dân tộc thiểu số tại chỗ là đồng bào dân tộc thiểu số có nguồn gốc, tổ tiên sinh sống lâu đời trên địa bàn.

Chương 2.

TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT

Điều 3. Dây dẫn

1. Đối với trường hợp các hộ được kéo điện có khoảng cách từ đường trục hoặc nhánh rẽ hạ áp đến hộ sử dụng điện đến 50 mét sử dụng dây DupLex 2x5mm2 ruột đồng; trường hợp có khoảng cách lớn hơn 50 mét thì sử dụng dây DupLex 2x7mm2 ruột đồng.

2. Dây từ đường trục hoặc nhánh rẽ hạ áp đến công tơ và từ cọc sắt lắp tại đầu nhà đến bảng điện tổng của hộ được kéo điện sử dụng cáp Muler 2x5mm2 ruột đồng với trường hợp khoảng cách từ đường trục hoặc nhánh rẽ hạ áp tới hộ được kéo điện đến 50 mét; trường hợp có khoảng cách lớn hơn 50 mét thì sử dụng cáp Muler 2x7mm2 ruột đồng.

3. Dây dẫn điện trong nhà dùng dây đồng bọc cách điện 2x1,5mm2.

4. Nối dây dẫn: Dây dẫn được nối bằng cách vặn xoắn sau đó dùng băng cách điện bọc kín mối nối.

5. Dây dẫn được đỡ hoặc néo trên cột bằng các khóa néo hoặc khóa đỡ.

Điều 4. Khóa néo, khóa đỡ

Khóa néo, khóa đỡ làm bằng thép, có bề mặt được mạ kẽm nhúng nóng để bảo vệ chống ăn mòn.

Điều 5. Cột và móng cột

1. Cột:

- Trường hợp nhà của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ được kéo điện có khoảng cách đến đường trục hoặc nhánh rẽ hạ áp lớn hơn 50 mét, việc kéo điện phải dựng cột đỡ trung gian để dỡ dây dẫn vào nhà. Tùy vào điều kiện thực tế mà đơn vị tư vấn thiết kế bố trí số lượng cột sao cho đảm bảo về kỹ thuật và tiết kiệm nguồn vốn.

- Sử dụng cột bê tông ly tâm hoặc bê tông vuông có chiều cao từ 6,5 mét đến 7,3 mét; hệ số an toàn của cột không được nhỏ hơn 1,2.

- Cột phải bố trí tránh khu vực bị xói lở; không gây cản trở việc qua lại của người và phương tiện giao thông.

2. Móng cột: Tùy vào điều kiện địa hình, địa chất của từng khu vực mà đơn vị tư vấn thiết kế lập sao cho đảm bảo về kinh tế và kỹ thuật; hệ số an toàn của móng cột không được nhỏ hơn 1,2. Độ sâu chôn cột từ 10% đến 14% chiều cao cột.

Điều 6. Cọc sắt lắp tại đầu nhà

1. Cọc sắt lắp tại đầu nhà làm bằng thép hình V50x50x5, có bề mặt được sơn chống rỉ để bảo vệ chống ăn mòn.

2. Khoảng cách theo phương thẳng đứng từ khóa néo mắc trên cọc sắt lắp tại đầu nhà đến mặt đất không nhỏ hơn 3,5 mét.

Điều 7. Công tơ, thùng công tơ và xà lắp thùng công tơ

1. Sử dụng công tơ điện 1 pha - 5(20)A.

2. Công tơ được treo trên cột và phải đặt trong thùng công tơ. Cách mặt đất từ 2 mét đến 2,5 mét.

3. Thùng công tơ phải đảm bảo độ bền cơ học, tránh nước mưa dột hoặc hắt vào công tơ; khuyến khích dùng theo mẫu của Ngành điện.

4 Xà lắp thùng công tơ được làm bằng thép hình V50x50x5, có bề mặt được mạ kẽm hoặc sơn chống rỉ để bảo vệ chống ăn mòn.

Điều 8. Thiết bị đóng cắt, bảo vệ

1. Các thiết bị đóng cắt, bảo vệ phải lắp đặt trên dây pha; khuyến khích lắp đặt thiết bị bảo vệ, đóng cắt đồng thời cả dây pha và dây trung tính.

2. Áp tô mát, cầu chì, công tắc, ổ cắm trong gia đình phải đặt ở những nơi khô ráo và thuận tiện cho việc sử dụng. Riêng các hộ sử dụng điện có trẻ nhỏ hoặc nằm trong vùng có thể bị ngập nước, các thiết bị trên còn phải đặt cách mặt đất ít nhất 1,4 mét.

Điều 9. Các loại vật tư, vật liệu phụ

Ngoài các loại vật tư, vật liệu và thiết bị điện chính như trên, tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng hộ gia đình mà đơn vị tư vấn thiết kế trong quá trình lập thiết kế có thể đưa vào các loại vật tư, vật liệu phụ để đảm bảo kỹ thuật và an toàn.

Chương 3.

TÍNH TOÁN CHI PHÍ XÂY LẮP

Điều 10. Tính toán chi phí xây lắp Phần đường trục, nhánh rẽ hạ áp phát sinh trước khi lắp đặt vào từng hộ dân

Thực hiện theo quy định đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành.

Điều 11. tính toán Phần từ đường trục hoặc nhánh rẽ hạ áp đến hộ sử dụng điện và lắp đặt điện trong nhà

1. Vật tư, vật liệu, thiết bị điện và đơn giá nhân công Phần từ đường trục hoặc nhánh rẽ hạ áp đến hộ sử dụng điện:

a) Vật tư, vật liệu, thiết bị điện (VL1):

Số TT

KHOẢN MỤC

ĐVT

SỐ LƯỢNG

01

Cáp Muler 2x5mm2

mét

Theo thực tế

02

Cáp Muler 2x7mm2

mét

Theo thực tế

03

Cáp Duplex 2x5mm2

mét

Theo thực tế

04

Cáp Duplex 2x7mm2

mét

Theo thực tế

05

Khóa néo, khóa đỡ cáp Duplex

cái

Theo thực tế

06

Băng cách điện

cuộn

01

07

Dây đai bó cáp

dây

Theo thực tế

08

Kẹp quai 5 bulông

cái

Theo thực tế

09

Áp tô mát 1 pha 20A

cái

01

10

Đầu cốt ép SC35

cái

02

11

Ốc vít, các loại

bộ

01

12

Cột bê tông ly tâm hoặc bê tông vuông 6,5-7,3m

cột

Theo thực tế

13

Móng cột

móng

Theo thực tế

14

Cọc sắt lắp tại đầu nhà V50x50x5

bộ

01

15

Công tơ điện 1 pha 5(20)A

cái

01

16

Thùng lắp công tơ

cái

Theo thực tế

17

Xà lắp thùng công tơ

bộ

Theo thực tế

b) Nhân công (NC1):

Số TT

MÃ HIỆU

NỘI DUNG LẮP ĐẶT

ĐVT

ĐƠN GIÁ (đồng)

01

06.6141

Lắp đặt Cáp Muler 2x5mm2 hoặc Muler 2x7mm2

mét

543

02

06.7001

Rải kéo dây Duplex

mét

629

03

BA.19202

Lắp đặt Áptômát 1 pha 20A

cái

11.145

04

BA.19501

Lắp đặt công tơ 1 pha 5(20)A

cái

10.253

05

BA.19503

Lắp đặt thùng công tơ

cái

14.265

06

05.6101

Lắp đặt xà thùng công tơ

bộ

56.456

07

05.6101

Lắp đặt cọc sắt đầu nhà V50x50x5

bộ

56.456

08

05.5211

Dựng cột bê tông có chiều cao cột ≤ 8 mét

trụ

321.366

09

06.2141

Lắp đặt khóa néo, khóa đỡ dây dẫn vào nhà

bộ

7.668

10

 

Đào, đắp đất và đổ bê tông móng cột

móng

Theo thiết kế

(Chi phí nhân công của các công tác xây lắp áp dụng theo Đơn giá XDCB chuyên ngành xây lắp đường dây tải điện kèm theo Quyết định số 285/QĐ-NLDK ngày 23 tháng 02 năm 2004 của Bộ Công nghiệp đã được điều chỉnh theo Công văn số 6780/CV-NLDK ngày 08 tháng 12 năm 2006 của Bộ Công nghiệp để tương ứng với mức lương tối thiểu là 450.000 đồng/tháng)

2. Vật tư, vật liệu, thiết bị điện và đơn giá nhân công Phần lắp đặt điện trong nhà:

a) Vật tư, vật liệu, thiết bị điện (VL2):

Số TT

NỘI DUNG LẮP ĐẶT

ĐVT

SỐ LƯỢNG

01

Đèn Compact 20W

bộ

02

02

Đèn ống dài 1,2 mét

bộ

01

03

Công tắc điện

cái

03

04

Ổ cắm điện loại 3 phích

02

05

Áptômát 1 pha 20A

cái

01

06

Táp lô điện 16cmx25cm

cái

01

07

Táp lô điện 11cmx18cm

cái

01

08

Dây đồng bọc 2x1,5mm2

mét

30

09

Cuộn băng keo

cuộn

01

10

Cầu chì

cái

02

11

Ốc vít các loại

bộ

Theo thực tế

(Tùy theo không gian thực tế của hộ được lắp điện, đơn vị tư vấn thiết kế tính chọn số lượng vật tư, vật liệu, thiết bị điện cho phù hợp nhưng không được vượt quá số lượng nêu trên bảng VL2)

b) Nhân công (NC2):

Số TT

MÃ HIỆU

KHOẢN MỤC

ĐVT

ĐƠN GIÁ (đồng)

01

BA.13101

Lắp đèn Compact 20W

bộ

5.795

02

BA.13301

Đèn ống dài 1,2 mét

bộ

15.157

03

BA.18101

Lắp công tắc điện

cái

4.458

04

BA.18202

Lắp ổ cắm điện loại 3 phích

5.350

05

BA.19202

Lắp đặt Áptômát 1pha 20A

cái

11.145

06

BA.17101

Lắp táp lô điện

cái

5.350

07

BA.16204

Kéo dây đồng bọc 2x1,5mm2

mét

1.427

08

BA.18101

Lắp cầu chì

cái

4.458

3. Bảng tổng hợp dự toán xây lắp công trình:

KÝ HIỆU

KHOẢN MỤC

DIỄN GIẢI TÍNH TOÁN

G

Giá trị xây dựng trước thuế

VL + NC + T + C + TL

VL

Chi phí vật liệu

VL1 + VL2

NC

Chi phí nhân công

(NC1 + NC2)x 1,2 x 0,95

T

Trực tiếp phí khác

1,5% x (VL + NC) x 70%

C

Chi phí chung

5,5% x (VL + NC + T) x 70%

TL

Thu nhập trước thuế

6% x (VL + NC + T + C) x 70%

QLDA

Chi phí quản lý dự án

2,426% x G x 50%

TVĐT

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

1 - 5

1

Chi phí khảo sát

10.000 đồng/ hộ dân

2

Chi phí lập thiết kế + Dự toán

3,04% x G x 0,65 x 70%

3

Chi phí thẩm định thiết kế

0,225% x G x 0,36 x 70%

4

Chi phí thẩm định Dự toán

0,219% x G x 0,36 x 70%

5

Chi phí giám sát thi công

2,431% x G x 70%

K

Chi phí khác

TT, PDQT

TT, PDQT

Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán

0,32% x G

D

Giá trị dự toán trước thuế

G+QLDA+TVĐT+K

VAT

Thuế giá trị gia tăng

10% x D

E

Giá trị dự toán sau thuế

D + VAT

(Chi phí nhân công đã được điều chỉnh theo Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ Xây dựng để tương ứng với mức lương tối thiểu là 540.000 đồng/tháng).

Điều 12. Đơn giá áp dụng để tính toán

Đơn giá của vật liệu áp dụng theo các thông báo giá của liên Sở Tài chính - Xây dựng tại thời điểm lập dự toán. Nếu các loại vật liệu không có trong các thông báo giá của liên Sở Tài chính - Xây dựng thì lấy theo báo giá của các nhà sản xuất nhưng phải có sự tham khảo, điều tra giá cả trên thị trường để tránh gây thất thoát trong đầu tư xây dựng.

Chương 4.

NGUỒN KINH PHÍ VÀ THANH QUYẾT TOÁN

Điều 13. Nguồn kinh phí

Nguồn kinh phí thực hiện: Kinh phí để thực hiện chính sách kéo điện vào nhà cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sử dụng từ nguồn kinh phí được bố trí trong cân đối ngân sách hàng năm của các huyện, Thành phố.

Điều 14. Thanh, quyết toán

1. Hồ sơ thanh quyết toán: Theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Các đơn vị: Tư vấn thiết kế, giám sát thi công và thi công tập hợp đủ hồ sơ và thanh, quyết toán với Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Thành phố theo chế độ quy định. Định kỳ Phòng Tài chính - Kế hoạch tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kinh phí kéo điện về Sở Tài chính và Sở Công nghiệp.

Chương 5.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Trách nhiệm của các Sở: Công nghiệp, Tài chính

1. Đối với Sở Công nghiệp:

- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện chính sách kéo điện vào nhà cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn các huyện và thành phố, kịp thời chấn chỉnh các sai phạm để tránh xảy ra tình trạng thất thoát trong đầu tư.

- Hằng quý tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tiến độ thực hiện chính sách kéo điện vào nhà cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

- Trên cơ sở báo cáo của Ủy ban nhân dân các huyện và thành phố, tổng hợp, tham mưu và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết.

2. Đối với Sở Tài chính:

Theo dõi tình hình thực hiện chính sách kéo điện vào nhà cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn các huyện và thành phố, phối hợp với Sở Công nghiệp và các ban, ngành có liên quan xử lý những phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về các nội dung có liên quan khi vượt thẩm quyền giải quyết của mình.

Điều 16. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện là chủ đầu tư của các công trình, có trách nhiệm triển khai thực hiện đúng theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về sự quan tâm đến đời sống của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng.

3. Hằng tháng tổng hợp, báo cáo Sở Công nghiệp và Sở Tài chính về tiến độ thực hiện công tác kéo điện vào nhà cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn quản lý của mình.

Điều 17. Trách nhiệm của Điện lực Đắk Lắk

Đối với các công trình tại khu vực Điện lực quản lý, bán điện thì Điện lực có trách nhiệm cung cấp và lắp đặt kịp thời phần vật tư, vật liệu, thiết bị điện phần từ đường trục hoặc nhánh rẽ hạ áp xuống đến công tơ (cáp Muler 2x5 hoặc cáp Muler 2x7, công tơ, xà lắp thùng công tơ, và thùng công tơ) sau khi có hồ sơ thiết kế và văn bản đề nghị của chủ đầu tư.

Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các xã, phường và thị trấn

Có trách nhiệm xác định đúng đối tượng được kéo điện và lập danh sách trình Ủy ban nhân dân huyện, Thành phố phê duyệt. Sau đó thông báo công khai danh sách các hộ được lắp điện và niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để nhân dân được biết.

Điều 19. Trách nhiệm của đơn vị thi công

1. Vật tư, vật liệu và thiết bị điện đưa vào xây dựng công trình phải có xuất xứ sản xuất và đảm bảo theo các Quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước.

2. Khi các công trình đã hoàn thành, đơn vị thi công báo cho chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng; thành phần tham gia nghiệm thu gồm: Đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị giám sát thi công công trình, đơn vị thi công, đơn vị tư vấn thiết kế và hộ gia đình được lắp điện./.





Quyết định 44/2006/QĐ-BCN về kỹ thuật điện nông thôn Ban hành: 08/12/2006 | Cập nhật: 31/01/2007