Quyết định 1439/QĐ-UBND năm 2011 quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về đổi mới, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Số hiệu: | 1439/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Trị | Người ký: | Nguyễn Đức Cường |
Ngày ban hành: | 20/07/2011 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, hợp tác xã, Khoa học, công nghệ, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1439/QĐ-UBND |
Quảng Trị, ngày 20 tháng 7 năm 2011 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 214/2005/QĐ-TTg ngày 30 ngày 8 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển thị trường công nghệ; Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”; Quyết định số 2204/QĐ-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 20 tháng 4 năm 2010 của HĐND tỉnh về việc phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về đổi mới, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Điều 2. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các ngành có liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VỀ ĐỔI MỚI, ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DỊCH VỤ VÀ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1439/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2011 của UBND tỉnh Quảng Trị)
Bản Quy định này quy định về đối tượng, nội dung, định mức, hình thức, thủ tục xét duyệt về cơ chế tài chính hỗ trợ các hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
1. Các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) hoạt động theo pháp luật Việt Nam, có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị;
2. Không áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Trong Quy định này các thuật ngữ được hiểu như sau:
1. Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
2. Chuyển giao công nghệ là hình thức mua bán công nghệ trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Đổi mới công nghệ là sự chủ động thay thế một phần đáng kể (cốt lõi, cơ bản) hay toàn bộ công nghệ bằng công nghệ khác hiện đại hơn.
4. Cải tiến công nghệ là thay đổi (thêm, bớt) một công đoạn, một bộ phận, một chi tiết, một phương pháp của thiết bị công nghệ so với hiện trạng ban đầu để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
5. Hoàn thiện công nghệ là hình thức đầu tư công nghệ vì lý do thiếu kinh phí hoặc lý do khác nên dây chuyền công nghệ trước đó chưa hoàn chỉnh mà vẫn tạo ra sản phẩm.
6. Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH và CN) là tiếp nhận các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, các phương pháp quản lý mới đã được công bố vào công nghệ hiện có của đơn vị nhằm tạo ra năng suất, chất lượng hoặc tạo ra sản phẩm mới hay nhằm thay đổi quy trình sản xuất, phương pháp quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
7. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
8. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
9. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải thành viên của tổ chức đó.
10. Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
11. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
12. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên;
13. Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý.
14. Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến là xây dựng và triển khai các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế như: ISO 9000, ISO 14000, HACCP, GMP, ISO/IEC 17020, ISO/IEC 17025...
15. Chứng nhận là một thủ tục mà bên thứ ba áp dụng để đảm bảo rằng một đối tượng nào đó phù hợp với các yêu cầu quy định. Bên thứ ba là một tổ chức độc lập với người cung cấp và khách hàng được gọi là tổ chức chứng nhận.
Chứng nhận hợp chuẩn là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
1. Ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến;
2. Đổi mới công nghệ, hoàn thiện công nghệ hoặc cải tiến công nghệ đã có;
3. Xác lập quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp ở trong và ngoài nước: Thiết kế, đăng ký bảo hộ, khai thác và phát triển giá trị nhãn hiệu, thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế.
4. Hoạt động nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa: Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, tham gia các giải thưởng chất lượng.
5. Tư vấn mua công nghệ, giám định công nghệ; tư vấn đổi mới thiết bị, công nghệ; tư vấn kiểm toán năng lượng; tư vấn nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới.
1. Các tổ chức được xét hỗ trợ tài chính phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có ít nhất một trong các hoạt động được khuyến khích hỗ trợ theo bản Quy định này.
b) Hoạt động đúng ngành nghề đã đăng ký sản xuất kinh doanh và thực hiện chế độ hạch toán, kế toán theo quy định của pháp luật.
c) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước và chính sách đối với người lao động.
d) Không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận tình hình tài chính không lành mạnh, đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ đọng không có khả năng chi trả, đang trong tình trạng giải thể.
đ) Có trụ sở chính đặt tại tỉnh Quảng Trị.
2. Các cá nhân được xét hỗ trợ tài chính phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
b) Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
c) Có hộ khẩu thường trú tại Quảng Trị.
Điều 6. Thủ tục và thời gian đăng ký hỗ trợ
1. Doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ tài chính phải gửi 01 bộ hồ sơ (theo mẫu) cho Sở Khoa học và Công nghệ, thời gian đăng ký trước ngày 15 tháng 10 hàng năm để Sở tổng hợp, lập Hội đồng thẩm định đối với dự án đổi mới, cải tiến công nghệ và xem xét các nội dung hỗ trợ khác đưa vào năm kế hoạch tiếp theo.
2. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổng hợp đưa vào kế hoạch hỗ trợ kinh phí trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt cho kế hoạch của năm tiếp theo.
NỘI DUNG, ĐỊNH MỨC VÀ QUY TRÌNH HỖ TRỢ
Mục 1. NỘI DUNG VÀ ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ
Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật ở các doanh nghiệp các kiến thức quản lý công nghệ cụ thể:
1. Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công nghệ và chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Kỹ năng lựa chọn công nghệ, đàm phán, xây dựng và ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ, năng suất, chất lượng và các vấn đề có liên quan.
3. Quản lý sản xuất, các phương pháp quản lý hiện đại, tiên tiến, các công cụ phục vụ quản lý, phương pháp triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu ở cơ sở sản xuất.
4. Phương pháp đánh giá công nghệ.
5. Hướng dẫn xây dựng bộ phận nghiên cứu và triển khai khi các doanh nghiệp có yêu cầu.
Điều 8. Đổi mới, cải tiến công nghệ
1. Các dự án được hỗ trợ
a) Chuyển giao công nghệ cho các lĩnh vực và loại hình công nghệ cần đổi mới.
b) Nghiên cứu, thiết kế mô phỏng các thiết bị công nghệ theo công nghệ nhận chuyển giao phục vụ đổi mới công nghệ, thiết kế các thiết bị phục vụ cho các lĩnh vực và loại hình công nghệ ưu tiên đổi mới.
c) Các dự án đổi mới, hoàn thiện công nghệ, ứng dụng và cải tiến đáng kể công nghệ đã có.
2. Mức hỗ trợ thực hiện dự án
Hỗ trợ tối đa 30% chi phí thực hiện dự án nhưng không quá:
a) 150.000.000 đồng đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ cho các lĩnh vực và loại hình công nghệ cần đổi mới.
b) 200.000.000 đồng đối với hoạt động nghiên cứu, thiết kế mô phỏng các thiết bị công nghệ theo công nghệ nhận chuyển giao phục vụ đổi mới công nghệ, thiết kế các thiết bị phục vụ cho các lĩnh vực và loại hình công nghệ ưu tiên đổi mới.
c) 200.000.000 đồng đối với các dự án đổi mới, hoàn thiện công nghệ, ứng dụng và cải tiến công nghệ đã có.
1. Nội dung hỗ trợ
Hỗ trợ tư vấn: tư vấn mua công nghệ, giám định công nghệ; tư vấn đổi mới thiết bị, công nghệ; tư vấn kiểm toán năng lượng; tư vấn nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới.
2. Mức hỗ trợ
Mức hỗ trợ tối đa 30% chi phí thực hiện nhưng không quá:
a) 30.000.000 đồng/doanh nghiệp đối với hoạt động đào tạo, tư vấn và kiểm toán năng lượng.
b) 100.000.000 đồng đối với hoạt động tư vấn nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới; tư vấn đổi mới thiết bị, công nghệ; tư vấn chuyển giao công nghệ; tư vấn đánh giá công nghệ.
Điều 10. Nâng cao chất lượng sản phẩm và sở hữu công nghiệp
1. Nội dung hỗ trợ
Hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn tiên tiến; đánh giá chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn. Hỗ trợ đánh giá chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm xuất khẩu; hỗ trợ đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích của doanh nghiệp; hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, kiểu dáng công nghiệp; tham gia giải thưởng chất lượng trong nước và quốc tế.
2. Mức hỗ trợ
Hỗ trợ tối đa 30% chi phí thực hiện nhưng không quá:
a) 30.000.000 đồng/doanh nghiệp đối với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn tiên tiến.
b) 10.000.000 đồng/doanh nghiệp đối với hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy và đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích.
c) 3.000.000 đồng/nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp đăng ký trong nước.
d) 20.000.000 đồng/nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp đăng ký ở nước ngoài.
đ) 50.000.000 đồng/nhãn hiệu tập thể.
e) 15.000.000 đồng đối với Giải thưởng Chất lượng Quốc gia.
f) 30.000.000 đồng đối với Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương.
Mục 2. QUY TRÌNH HỖ TRỢ ĐỔI MỚI, CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ
1. Đơn đề nghị hỗ trợ.
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư (luận chứng kinh tế - kỹ thuật hoặc phương án sản xuất kinh doanh).
3. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có chứng thực).
4. Giấy chứng nhận đăng ký và nộp thuế.
5. Giấy xác nhận thực hiện các chính sách đối với người lao động.
Điều 12. Thẩm định, xét duyệt hỗ trợ
1. Doanh nghiệp có hồ sơ đăng ký hỗ trợ được UBND tỉnh phê duyệt đưa vào kế hoạch thực hiện chuẩn bị hồ sơ gửi Sở Khoa học và Công nghệ để thẩm định. Số lượng hồ sơ gồm 01 bản gốc và 10 bản sao. Trong thời gian 20 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định hỗ trợ đổi mới công nghệ (sau đây gọi tắt là Hội đồng).
2. Thành phần, số lượng và trách nhiệm của Hội đồng
a) Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
- Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ;
- Phó Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Sở Tài chính và 01 đại diện Lãnh đạo ngành chuyên môn;
- Ủy viên Hội đồng là những người đại diện lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và cán bộ khoa học kỹ thuật có uy tín, có trình độ chuyên môn phù hợp;
- Ủy viên Thư ký Hội đồng là Trưởng phòng Phòng Quản lý Công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ);
b) Số lượng thành viên Hội đồng từ 07 - 09 thành viên;
c) Hội đồng có trách nhiệm xem xét, đánh giá giá trị khoa học, khả năng áp dụng của dự án vào thực tế sản xuất của doanh nghiệp; giá trị hiệu quả kinh tế - xã hội do dự án mang lại và xác định nội dung, mức hỗ trợ cho doanh nghiệp.
3. Phê duyệt hỗ trợ
Căn cứ vào kết quả xét duyệt của Hội đồng thẩm định, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ quyết định mức hỗ trợ và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
4. Tiến độ giải ngân
a) Tiến độ giải ngân được thực hiện theo Hợp đồng.
b) Trong quá trình thực hiện dự án, căn cứ vào tiến độ giải ngân, bên nhận hỗ trợ có trách nhiệm báo cáo khối lượng công việc hoàn thành theo tiến độ. Nếu hoàn thành khối lượng đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng giải ngân 100% phù hợp với bảng phân khai chi tiết kế hoạch sử dụng vốn; nếu không hoàn thành khối lượng công việc chỉ giải ngân theo tỷ lệ khối lượng thực tế hoàn thành.
c) Việc giải ngân đợt cuối được căn cứ vào kết luận của Hội đồng nghiệm thu dự án.
d) Đối với trường hợp Bên nhận hỗ trợ đã dùng vốn tự có hoặc nguồn vốn khác để thực hiện dự án và hoàn thành trước khi ký Hợp đồng nhận hỗ trợ, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ tiến hành lập Hội đồng nghiệm thu và thanh lý hợp đồng một lần khi Hội đồng nghiệm thu đánh giá dự án đạt yêu cầu trở lên và bên nhận hỗ trợ cung cấp chứng từ hợp pháp, hợp lệ phù hợp với quy định giải ngân.
Điều 13. Kinh phí đảm bảo cho hoạt động của Hội đồng
Kinh phí cho hoạt động của Hội đồng thẩm định và nghiệm thu được bố trí từ nguồn sự nghiệp khoa học theo quy định pháp luật hiện hành.
Hội đồng nghiệm thu do Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập. Hội đồng có trách nhiệm đánh giá và nghiệm thu kết quả các hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ, hoàn thiện công nghệ và chuyển giao công nghệ theo mục đích, yêu cầu, nội dung, kết quả, tiến độ ghi trong hợp đồng đã được ký kết và chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền trong việc đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Hội đồng gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch (nếu cần), thư ký và các thành viên khác. Số lượng thành viên Hội đồng từ 07 - 09 người, gồm:
a) 1/3 đại diện cho các cơ quan quản lý nhà nước và đại diện tổ chức sản xuất - kinh doanh, các tổ chức khác có liên quan;
b) 2/3 là nhà khoa học và công nghệ hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ được giao đánh giá.
Thành viên Hội đồng là các chuyên gia, cán bộ khoa học kỹ thuật có uy tín, khách quan, có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Chỉ nghiệm thu, quyết toán số kinh phí đã cấp cho các hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ, hoàn thiện công nghệ và chuyển giao công nghệ khi đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá nghiệm thu đạt yêu cầu trở lên.
Trường hợp Hội đồng đánh giá, nghiệm thu không đạt yêu cầu trong hoạt động nghiên cứu triển khai, đổi mới, cải tiến công nghệ thì doanh nghiệp phải hoàn trả toàn bộ kinh phí đã cấp. Nếu trường hợp do yếu tố khách quan hoặc rủi ro cần có Hội đồng đánh giá mức độ thiệt hại do Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành lập, bao gồm Sở Tài chính và các Sở, Ngành liên quan để xem xét miễn giảm kinh phí tùy theo mức độ thiệt hại gây ra.
1. Đối với tư vấn công nghệ
a) Đơn đề nghị hỗ trợ.
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực).
c) Hợp đồng, thanh lý hợp đồng tư vấn nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới; tư vấn đổi mới thiết bị, công nghệ; tư vấn chuyển giao công nghệ; tư vấn đánh giá công nghệ; tư vấn kiểm toán năng lượng (bản chính); hóa đơn tài chính (bản sao có chứng thực).
d) Báo cáo kiểm toán năng lượng đối với lĩnh vực tư vấn kiểm toán năng lượng.
đ) Báo cáo về kết quả thực hiện tư vấn.
2. Đối với hoạt động nâng cao năng suất chất lượng
a) Đơn đề nghị hỗ trợ.
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có chứng thực).
c) Hợp đồng, thanh lý (bản chính) và bản phô tô hóa đơn (có chứng thực) các chi phí;
c. Bản sao Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn đối với hoạt động áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (có chứng thực).
d) Bản sao Giấy chứng nhận đạt Giải thưởng Chất lượng đối với hoạt động tham gia giải thưởng chất lượng (có chứng thực).
đ) Bản sao các chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy đối với chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy (có chứng thực).
3. Đối với xác lập sở hữu công nghiệp
a) Đơn đề nghị hỗ trợ (trong đó xác định rõ đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp Văn bằng bảo hộ).
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có chứng thực).
c) Bản sao Văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp đề nghị được hỗ trợ (có chứng thực).
d) Hợp đồng, thanh lý hợp đồng (bản chính) và hóa đơn tài chính (bản sao có chứng thực) thể hiện chi phí cấp Văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp đề nghị được hỗ trợ.
Điều 16. Thẩm định, xét duyệt hỗ trợ
1. Sau khi UBND tỉnh phê duyệt Danh mục hỗ trợ, Sở Khoa học và Công nghệ thông báo cho doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ. Trong thời hạn 15 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, xác minh thực tế, quyết định mức hỗ trợ và làm thủ tục chuyển cấp kinh phí và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
2. Mức kinh phí hỗ trợ sẽ được chuyển trả 01 lần vào tài khoản của doanh nghiệp xin hỗ trợ.
1. Kinh phí thực hiện chính sách bao gồm các nguồn sau:
a) Kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ hàng năm cấp cho Sở Khoa học và Công nghệ.
b) Huy động các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý và doanh nghiệp
1. Chủ tịch UBND tỉnh giao Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định hồ sơ và quyết định mức hỗ trợ theo Quy định này.
2. Trách nhiệm và quyền hạn của Sở Khoa học và Công nghệ
a) Xây dựng kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho từng năm phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, dự tính kinh phí để đưa vào kế hoạch thực hiện.
b) Chịu trách nhiệm quản lý, hướng dẫn cụ thể các doanh nghiệp đăng ký tham gia đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo kế hoạch hàng năm.
c) Chủ trì và phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức Hội đồng thẩm định hoặc xét duyệt, kiểm tra, đánh giá nghiệm thu nội dung thực hiện và việc sử dụng kinh phí đảm bảo đúng mục đích và có hiệu quả, kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi lợi dụng để hưởng chính sách khuyến khích ưu đãi của Nhà nước.
d) Trong trường hợp phát hiện doanh nghiệp sử dụng kinh phí sai mục đích, Sở Khoa học và Công nghệ có quyền dừng cấp phát kinh phí, thu hồi kinh phí đã cấp từ tài khoản của tổ chức, cá nhân và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
đ) Trong trường hợp không đủ điều kiện hỗ trợ, Sở Khoa học và Công nghệ phải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho đơn vị được biết.
3. Trách nhiệm của Sở Tài chính
Sở Tài chính phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc phân bổ dự toán, xét duyệt kiểm tra, đánh giá nội dung thực hiện và sử dụng kinh phí đảm bảo đúng mục đích và có hiệu quả theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
4. UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.
5. Trách nhiệm và quyền hạn của doanh nghiệp
a) Doanh nghiệp tự chủ trong việc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ, hoàn thiện công nghệ hoặc chuyển giao công nghệ tại doanh nghiệp; nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm; xác lập quyền sở hữu trí tuệ.
b) Doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí có trách nhiệm sử dụng kinh phí đúng mục đích, thực hiện chế độ chi tiêu đối với kinh phí được hỗ trợ theo đúng quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với lĩnh vực đầu tư khoa học và công nghệ;
c) Hàng quý, doanh nghiệp được hỗ trợ kinh phí phải làm báo cáo định kỳ về tiến độ thực hiện gửi Sở Khoa học và Công nghệ.
1. Cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ quyền hạn cố ý làm trái nội dung quy định tại Quyết định này gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp có hành vi gian dối để được hưởng hỗ trợ ưu đãi theo Quy định này hoặc khi thay đổi điều kiện đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ cố ý không khai báo thì phải hoàn trả toàn bộ kinh phí đã được cấp và tùy theo mức độ vi phạm mà doanh nghiệp phải bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ để kịp thời tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Quyết định 712/QĐ-TTg năm 2018 về Chương trình hành động Quốc gia "Không còn nạn đói" ở Việt Nam đến năm 2025 Ban hành: 12/06/2018 | Cập nhật: 14/06/2018
Quyết định 712/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án thí điểm hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo theo hướng xã hội hóa, giai đoạn 2017 - 2020 Ban hành: 26/05/2017 | Cập nhật: 29/05/2017
Quyết định 2204/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015 Ban hành: 06/12/2010 | Cập nhật: 09/12/2010
Nghị quyết 03/2010/NQ-HĐND quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trong tỉnh Trà Vinh Ban hành: 15/09/2010 | Cập nhật: 26/08/2013
Nghị quyết 03/2010/NQ-HĐND về Quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ, công, viên chức được luân chuyển, điều động, biệt phái trên địa bàn tỉnh Bình Phước Ban hành: 23/07/2010 | Cập nhật: 07/12/2012
Nghị quyết 03/2010/NQ-HĐND ban hành mới và sửa đổi phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Bình Định do Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định khóa X, kỳ họp thứ 17 ban hành Ban hành: 28/07/2010 | Cập nhật: 01/09/2010
Nghị quyết 03/2010/NQ-HĐND bổ sung một số biện pháp tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong 6 tháng cuối năm 2010 Ban hành: 27/07/2010 | Cập nhật: 08/07/2013
Nghị quyết 03/2010/NQ-HĐND quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản do Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ khóa VII, kỳ họp thứ 18 ban hành Ban hành: 25/06/2010 | Cập nhật: 27/07/2012
Nghị quyết 03/2010/NQ/HĐND về mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan khu di tích lịch sử - văn hoá Tháp Bà Ponagar và danh lam thắng cảnh Hòn Chồng do Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa IX, kỳ họp thứ 14 ban hành Ban hành: 20/07/2010 | Cập nhật: 16/07/2012
Nghị quyết 03/2010/NQ-HĐND về Quy định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng do Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng khóa VII, kỳ họp thứ 18 ban hành Ban hành: 09/07/2010 | Cập nhật: 30/07/2011
Nghị quyết 03/2010/NQ-HĐND về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận - huyện do Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khóa VII, kỳ họp thứ 18 ban hành Ban hành: 07/07/2010 | Cập nhật: 16/07/2010
Nghị quyết 03/2010/NQ-HĐND về dạy tiếng Êđê trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở giai đoạn 2010 - 2015 Ban hành: 09/07/2010 | Cập nhật: 14/09/2015
Nghị quyết 03/2010/NQ-HĐND ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011 Ban hành: 14/07/2010 | Cập nhật: 14/09/2015
Nghị Quyết 03/2010/NQ-HĐND đặt tên một số đường trên địa bàn tỉnh Cà Mau Ban hành: 24/06/2010 | Cập nhật: 18/07/2013
Nghị quyết 03/2010/NQ-HĐND về phân cấp nhiệm vụ chi sự nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XI, kỳ họp chuyên đề lần thứ 3 ban hành Ban hành: 28/04/2010 | Cập nhật: 20/09/2010
Nghị quyết 03/2010/NQ-HĐND về phát triển Khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010- 2015, định hướng đến năm 2020 Ban hành: 20/04/2010 | Cập nhật: 18/07/2013
Quyết định 712/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” Ban hành: 21/05/2010 | Cập nhật: 26/05/2010
Nghị quyết 03/2010/NQ-HĐND về chức danh, số lượng, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã do Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum khóa IX, kỳ họp chuyên đề ban hành Ban hành: 05/04/2010 | Cập nhật: 16/06/2010
Nghị quyết 03/2010/NQ-HĐND thông qua danh mục các dự án đầu tư có sử dụng đất cần lựa chọn nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Ban hành: 06/05/2010 | Cập nhật: 10/07/2013
Nghị quyết 03/2010/NQ-HĐND phê duyệt Đề án phát triển giáo dục và đào tạo các xã đặc biệt khó khăn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2010 - 2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận khóa VIII, kỳ họp thứ 20 (bất thường) ban hành Ban hành: 22/04/2010 | Cập nhật: 30/06/2010
Nghị quyết 03/2010/NQ-HĐND về chức danh, số lượng, mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã và ở thôn, bản, tổ dân phố do Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái khóa XVI, kỳ họp thứ 17 ban hành Ban hành: 09/04/2010 | Cập nhật: 21/06/2010
Nghị quyết 03/2010/NQ-HĐND chuyển đổi các trường mầm non bán công trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi sang loại hình trường công lập Ban hành: 16/04/2010 | Cập nhật: 19/07/2013
Nghị quyết 03/2010/NQ-HĐND về xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020, định hướng 2030 do Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIII, kỳ họp thứ 20 ban hành Ban hành: 21/04/2010 | Cập nhật: 30/06/2010
Quyết định 2204/QĐ-TTg năm 2009 về Ông Trần Chí Liêm, Thứ trưởng Bộ Y tế nghỉ hưu Ban hành: 29/12/2009 | Cập nhật: 09/05/2017
Quyết định 712/QĐ-TTg năm 2008 về việc tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Ban hành: 04/06/2008 | Cập nhật: 10/06/2008
quyết định 214/2005/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển thị trường công nghệ Ban hành: 30/08/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Nghị định 119/1999/NĐ-CP về chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ Ban hành: 18/09/1999 | Cập nhật: 07/12/2012